• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời

    Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời



    Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước đã ghi lại nhiều tấm gương lẫm liệt, những lời nói can trường, những thái độ hào hùng của những anh hùng hào kiệt, những anh thư cao quý làm rạng danh người Việt Nam. Nếu không có những tấm gương can đảm, hy sinh, đất nước Việt Nam không có hy vọng đứng vững mà đã bị ngoại bang và các thế lực đen tối vùi dập, đô hộ. Những tấm gương bất khuất có thể là một lời nói uy dũng, một thái độ uy nghi, hào sảng, một hành vi vô uý không biết sợ. Tất cả đã làm nên cá tính và bản chất bất khuất, hào hùng cuả con người Việt Nam mà những giống dân khác trên địa cầu không dễ gì có được.

    Sông núi Việt Nam sẽ bền vững, con người Việt Nam sẽ trường tồn mãi mãi với thời gian bởi cách ứng xử khôn ngoan, quả cảm, anh hùng của người Việt Nam. Chúng ta có bổn phận ôn lại những chuyện cao đẹp, bất khuất này để cho con cháu noi theo và làm rạng rỡ hơn nữa giống nòi cao quý Việt Nam.

    Sách “Việt Nam sử lược” của Sử gia Trần trọng Kim kể rằng:

    “Năm Giáp Ngọ (34) là năm Kiến Võ thứ 10, vua Quang Vũ sai Tô Định sang làm thái thú quận Giao chỉ.

    Tô Định là người bạo ngược, chính trị tàn ác, người Giao Chỉ đã có lòng oán hận lắm. Năm Canh Tý ( 40) người ấy lại giết Thi Sách, ngưòi ở quận Châu Diên, (phủ Vĩnh Tường, trước thuộc về Sơn Tây, nay thuộc tỉnh Vĩnh Yên)

    Vợ Thi Sách là Trưng Trắc, con gái quan lạc tướng ở huyện Mê Linh (làng Hạ Lôi, huyện Yên Lãng, tỉnh Phúc yên) cùng với em gái là Trưng Nhị, nổi lên đem quân về đánh Tô Định. Bọn Tô Định phải chạy trốn về quận Nam Hải.

    Lúc bấy giờ những quận Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cũng nổi lên theo về với hai bà Trưng – thị.. Chẳng bao lâu quân hai bà hạ được 65 thành trì. Hai bà bèn tự xưng làm vua, đóng đô ở Mê Linh là chỗ quê nhà.

    Năm Tân Sửu (41) vua Quang Vũ sai Mã Viện làm Phục Ba tướng quân, Lưu Long làm phó tướng cùng với quan lâu thuyền tướng quân là Đoàn Chi sang đánh Trưng vương.

    Mã Viện là một danh tướng nhà Đông Hán, lúc bấy giờ đã ngoài 70 tuổi nhưng vẫn còn mạnh, đem quân đi men bờ bể phá rừng đào núi làm đường sang đến Lãng bạc gặp quân Trưng vương. Hai bên đánh nhau mấy trận. Quân của Trưng Vương là quân ô hợp, không đương nổi quân của Mã Viện, đã từng đánh giặc nhiều phen. Hai bà rút quân về đóng ở Cẩm khê (phủ Vĩnh tường, tinh Vĩnh Yên). Mã Viện tiến quân lên đánh, quân hai bà vỡ tan cả. Hai bà chạy về đến xã Hát môn, thuộc huyện Phúc lộc, nay là huyện Phúc thọ, tỉnh Sơn tây), thế bức quá, bèn gieo mình xuống sông Hát giang (chỗ sông Đáy tiếp vào sông Hồng Hà mà tự vận. Bấy giờ là ngày mồng 6 tháng 2 năm Quí Mão (43).


    …Hai bà họ Trưng làm vua được 3 năm, nhưng lấy cái tài trí người đàn bà mà dấy được nghĩa lớn như thế, khiến cho vua tôi nhà Hán phải lo sợ, ấy cũng là đủ để cái tiếng thơm về muôn đời. Đến ngày nay có nhiều nơi lập đền thờ hai bà để ghi tạc cái danh tiếng hai người nữ anh hùng nước Việt Nam ta”
    (Trích “Việt Nam sử lược” tập 1 cuả Trần trọng Kim trang 39, 40)

    Chuyện Hai bà Trưng tuẫn tiết trên dòng sông Hát giang sau khi thua quân Tàu Mã Viện như đoạn văn trích dẫn trên của Sử gia Trần trọng Kim là một chuyện mà người Việt Nam ai cũng biết. Có một số người Việt Nam vọng ngoại lúc nào cũng ca tụng nhân quyền của Tây phương, ngưỡng mộ chuyện nữ quyền được pháp luật Tây phương đề cao, và từ đó tỏ vẻ dẻ bĩu về thành kiến trọng nam khinh nữ cuả người Việt Nam nói riêng và Á châu nói chung. Có bao giờ họ nhìn thấy chuyện Hai bà Trưng đã lên làm vua ngay từ thời kỳ đầu của nước Việt Nam, trong khi ở những nước Tây Phương giờ này còn lẹt đẹt tranh đấu cho nữ quyền được bình đẳng với nam giới !




    Phạm Hồng Thái (1896-1924). Nguồn: wikimedia.org


    Lịch sử là một chuyện thường được lặp lại. Gần 2000 năm sau, một người Việt Nam yêu nước khác cũng dùng dòng nuớc sông để tuẫn tiết đền nợ nước. Người đó chính là liệt sĩ Phạm hồng Thái. Chuyện kể rằng người tráng sĩ Phạm hồng Thái một mình ôm bom vào tận trong bàn tiệc của khách sạn Victoria, thành phố Sa điện thuộc tô giới Pháp. Ông quyết giết tên thực dân Pháp Martial Merlin là toàn quyền Đông Dương thời bấy giờ, lúc đó hắn đang trên đường từ Nhật Bản ghé Hồng Kông trước khi về Hà nội. Phạm hồng Thái phải ra tay trừ gian diệt bạo giải cứu quê hương Việt Nam đang đau khổ khốn cùng trong bàn tay cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp.

    Hôm đó là ngày 19-6-1925. Phạm hồng Thái đã ném trái bom vào trong bàn tiệc cuả tên Merlin nhưng tiếc thay không giết được tên thực dân Pháp gian ác này. Sau đó, ông bị truy đuổi và cuối cùng đã nhảy xuống dòng sông Châu giang tự vẫn. Sông Châu giang là con sông ngăn cách giưã Hồng Kông và thành phố Quảng Châu. Ông hành xử như thế để quyết không dể xác thân lọt vào tay giặc.

    Hai con sông Hát giang và Châu giang là nơi tuẫn tiết cuả hai nữ lưu Trưng Trắc và Trưng Nhị và chàng tráng sĩ dũng cảm Phạm hồng Thái. Đã là người Việt Nam nếu có dịp đi trên hai con sông này thì cũng nên nhớ dến tấm gương trung liệt khí phách của người xưa.



    Lịch sử Việt Nam oanh liệt nhất ở thời nhà Trần với 3 lần đánh thắng quân Nguyên xâm lược. Không phải ngẫu nhiên mà quân dân ta hồi ấy hùng mạnh như thế. Trong những yếu tố thành công đuổi giặc, có yếu tố những vua quan chỉ huy hồi ấy là những người dũng cảm, anh hùng.
    Khi đất nước đang bị nguy biến vì xâm lăng. Vua Thái Tông đến hỏi ý kiến Thái sư Trần thủ Độ. Thủ Độ nói rằng, “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, thì xin bệ hạ đừng lo!”

    Rồi đến danh tướng Trần hưng Đạo thì sách Việt Nam sử lược cuả Trần trọng Kim kể lại rằng:

    “Vua Nhân Tông nghe Hưng – đạo- vương thua chạy về Vạn kiếp, liền ngự một chiếc thuyền nhỏ xuống Hải đông (tức là Hải dương) rồi cho vời Hưng – đạo- vương đến bàn tiệc, nhân thấy quân mình thua, trong bụng lo sợ, mới bảo Hưng- đạo – vương rằng, “Thế giặc to như vậy, mà chống với nó thì dân sự tàn hại, hay là trẫm hãy chịu đầu hàng đi để cứu muôn dân.”

    Hưng – đạo -vương tâu rằng, “Bệ hạ nói câu ấy thì thật là lời nhân đức, nhưng mà Tôn miếu, Xã tắc thì sao? Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!” Vua nghe lời nói trung liệt như vậy, trong bụng mới yên.
    (Trích “Việt Nam sử lược” tập 1 cuả Trần trọng Kim trang 139)

    Người cầm đầu là Hưng – đạo – vương can đảm khí khái như vậy mà những tướng dưới tay cũng không kém anh hùng. Trần quốc Toản, Phạm ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng đều là những dũng tướng tài ba cả. Riêng tướng Trần bình Trọng thì đã lưu lại trong sử sách một tấm gương trung liệt bất khuất còn lưu đến ngàn năm sau.

    Sách “Việt Nam sử lược” cuả Trần trọng Kim kể :

    “Ở Thiên trường, Trần bình Trọng thấy quân nhà Nguyên đã đến bãi Đà mạc (ở khúc sông Thiên mạc, huyện Đông an, Hưng yên) liền đem binh ra đánh, nhưng chẳng may bị vây, phải bắt. Quân Nguyên đưa Bình Trọng về nộp cho Thoát Hoan, Thoát Hoan biết Bình Trọng là tướng khỏe mạnh, muốn khuyên dỗ về hàng, thết đãi cho ăn uống, nhưng Bình Trọng không ăn, dỗ dành hỏi dò việc nước, Bình Trọng cũng không nói. Sau Thoát Hoan hỏi rằng, “Có muốn làm vương đất Bắc không?” Bình Trọng quát lên rằng, “Ta thà rằng làm quỉ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì chỉ có một chết mà thôi, can gì phải hỏi lôi thôi!” Thoát Hoan thấy dỗ không được, sai quân đem chém.
    (Trích “Việt Nam sử lược” tập 1 cuả Trần trọng Kim trang 144)

    Lời quát khí tiết bất khuất của Trần bình Trọng còn vang vọng mãi đến ngàn sau mà mỗi người Việt Nam mỗi khi nhớ đến không ai lại không cảm phục, kính trọng. Nhà Trần hồi ấy có những tướng tài giỏi dũng cảm như Trần thủ Độ, Trần hưng Đạo, Trần bình Trọng nên đã huy động được sức lực cuả toàn dân Đại Việt và đã đánh bại quân Nguyên xâm lược không phải chỉ có một lần mà cả thảy 3 lần. Chính nhà Trần đã tổ chức ra Hội Nghị Diên Hồng tập hợp sức mạnh toàn dân cùng đánh giặc và hào khí Diên Hồng mãi mãi là một bài học mà dân tộc Việt Nam cần phải học hỏi để đối phó với nạn ngoại xâm sau nầy.


    Tổng đốc Thành Hà Nội - Nguyễn Tri Phương (1800 - 1873) Giáo sư họa sỹ Trần Văn Phú họa lại từ bức tranh của người pháp vẽ năm 1873. Ảnh: tư liệu


    Sau 1000 năm đô hộ giặc Tàu rồi đến 100 năm đô hộ giặc Tây. Dân Việt một lần nữa xả thân tranh đấu cho nền độc lập nước nhà và những tấm gương đấu tranh dũng liệt lại được phơi bày ra ánh sáng. Một trong những tấm gương dũng liệt là gương tuẫn tiết cuả quan Nguyễn tri Phương.

    Sách “Việt Nam sử lược” của Trần trọng Kim kể rằng :

    “Đến sáng hôm rằm tháng 10 năm Quí dậu (1873) thì quân Pháp phát súng bắn vào thành Hà nội. Ông Nguyễn tri Phương cùng với con là Phò mã Nguyễn Lâm hoảng hốt lên thành giữ cửa Đông và cửa Nam. Được non một giờ thì thành vỡ, Phò mã Lâm trúng đạn chết, ông Nguyễn tri Phương thì bị thương nặng. Quân Pháp vào thành bắt được ông Nguyễn tri Phương và quan khâm phái Phan đình Bình đem xuống tàu.

    Ông Nguyễn tri Phương nghĩ mình là một bậc lão thần thờ vua đã trải ba triều, đánh nam dẹp bắc đã qua mấy phen, nay chẳng nay vì việc nước mà bị thương, đến nỗi phải bắt, ông quyết chí không chịu buộc thuốc và nhịn ăn mà chết.


    Ông Nguyễn tri Phương là người ở Thừa Thiên, làm quan từ đời vua Thánh tổ, trải qua ba triều mà nhà vẫn thanh bạch, chỉ đem trí lự mà lo việc nước, chứ không thiết của cải. Nhưng chẳng may phải khi quốc bộ gian nan, ông phải đem thân hiến cho nước, thành ra cả nhà cha con, anh em đều mất vì việc nước. Thật là một nhà trung liệt xưa nay ít có vậy.”

    (Trích sách “Việt Nam sử lược” tập 2 của Trần trọng Kim trang 282, 283)
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]

    Những lời nói, thái độ và hành vi can đảm để đời [2]

    Hoàng Tiến viết:
    “… Chân dung Tố Hữu được nhà thơ Xuân Sách khắc họa bằng mấy câu thần tình:
    ‘Từ ấy…trong tim ngừng tiếng hát
    Trông về…Việt Bắc…tít mù mây
    Nhà càng…lộng gió…thơ càng nhạt
    Máu ở chiến trường hoa ở đây…
    Vân vân …và … vân vân


    Nhà thơ Hữu Loan. Nguồn: wikipedia


    Nhà thơ Hữu Loan về quê làm ruộng, thồ mía, thồ đá nung vôi, sau 30 năm mới trở ra Hà nội đã thành một ông già râu tóc bạc trắng. Hỏi ông đánh giá về thơ Tố Hữu như thế nào? Ông suy nghĩ một lát, rồi trả lời “Một nhà thơ trung bình”.

    Tôi cho đánh giá cuả nhà thơ Hữu Loan là đúng mực.

    Vì đã là một thần tượng thi ca, thì ngoài nội dung tư tưởng, còn phải có đóng góp về phương thức biểu cảm. Thơ Tố Hữu được phần nội dung tư tưởng cách mạng, nhưng phần hình thức biểu hiện không có đóng góp mới. Ông sử dụng những hình thức biểu hiện sẵn có như thể lục bát, hoặc thất ngôn trường thiên hay ngũ ngôn trường thiên cuả thể cổ phong. Mà lục bát thì ông không thể hơn được Nguyễn Du, cũng chưa hơn được Nguyễn Bính. Các cách thức biểu hiện khác (gọi là thể tự do), thì đã có cả trong phong trào thơ mới giai đoạn 1930- 1945. Họ (những nhà thơ lãng mạn) là những người đóng góp, chứ ông Tố Hữu là người lặp lại:
    Câu thơ cuả Phạm huy Thông

    Sở bá vương ngồi yên trên mình ngựa
    Đưa mắt buồn lặng ngắm chân trời xa
    Trong sương thu nhẹ đượm ánh dương tà
    Quân Lưu Bang đang tưng bừng hạ trại

    (Tiếng địch sông Lô – 1935)

    Âm cuối câu thứ nhất Phạm huy Thông gieo vần trắc, gợi hình một võ tướng gắn chặt với chiến mã, còn chiến mã bám chắc xuống mặt đất, giống như một khối tượng.
    Âm cuối câu hai và câu ba gieo vần bằng, làm câu thơ thoát ra, ngân dài, như không gian bát ngát bao la trước mặt Hạng Võ.
    Âm cuối câu thứ tư hai vần trắc liền nhau (hạ trại), nghe như thây tiếng đóng cọc dựng lều của quân sĩ Lưu Bang đang bao vây Hạng Võ ở vùng Cai Hạ, dẫn đến tiêu diệt đối thủ dũng mãnh này.

    Câu thơ của Tố Hữu:

    Mã Chiêm Sơn buông cương và ngẫm nghĩ
    Ngựa rung đầu hý mạnh giữa tàn quân
    Đồi non xa thấp thoáng đỉnh non gần
    Đã khuất phục dưới lá cờ binh Nhật

    (Mã Chiêm Sơn – In trong tập “Từ Ấy” xuất bản năm 1946)

    Âm cuối câu 1 và câu 4, Tố Hữu cũng gieo vần trắc; âm cuối câu 2 câu 3 cũng gieo vần bằng, y hệt Phạm huy Thông. Nhưng câu thơ của Phạm huy Thông ăn nhập chặt chẽ giữa nội dung và hình thức biết bao! Một thành công trong nghệ thuật biểu cảm của lối thơ 8 âm tiết được sáng tạo trong phong trào thơ mới. Còn hình tượng Mã Chiêm Sơn của Tố Hữu chỉ là một phiên bản vụng về. Ngay câu đầu, hai từ “buông cương” và “ngẫm nghĩ” làm cấu trúc câu thơ lỏng lẻo hẳn đi, rã rời hình ảnh một chiến tướng , đâu còn có thể “đánh tan xương quân Nhật một sư đoàn”. Bạn hãy đọc to lên, ngâm lên nữa càng hay, sẽ nhận ra rất rõ sự hơn kém về tứ, về âm của cả khổ thơ, của từng câu thơ, của từng lời thơ.

    Các nhà phê bình thường lớn tiếng khen ngợi cái nhạc điệu vui vẻ, lách chách của chú bé liên lạc Lượm như một sáng tạo nhạc điệu trong thơ Tố Hữu:

    Chú bé loắt choắt
    Cái xắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh
    Ca – lô đội lệch
    Mồm huýt sáo vang
    Như con chim chích
    Nhảy trên đưòng vàng


    Cũng nên biết trước đó, thơ mới đã miêu tả đối tượng bằng nhạc điệu, như bài “Sương rơi” của Nguyễn Vỹ có trước bài “Lượm” gần 15 năm:

    Rơi sương
    Cành dương
    Liễu ngả
    Gió mưa
    Tơi tả
    Từng giọt
    Thánh thót
    Từng giọt
    Tơi bời
    Mưa rơi
    Gió rơi
    Lá rơi
    Em ơi..

    (Sương rơi – 1935)

    Hơn nữa thơ Tố Hữu có khá nhiều hạt sạn. Lấy như bài “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” (1954), ông viết :

    Chúng bay chỉ một đường ra
    Một là tử điạ hai là tù binh

    Có lời bình rằng:
    Đã một mà lại hoá hai
    Một hai, hai một, khổ tai bực mình

    Trong bài “Ta đi tới” (1954), ông cũng viết :
    Đường ta rộng thêng thang tám thước

    Nghe buồn cười. Thênh thang mà lại có 8 thước. Vả lại thơ không nên bám sát lấy con số thực tế quá. Thơ cần khái quát bản chất để có thể bốc lên, bay lên. Vì câu thơ trên nên thành một giai thoại văn học. Giai thoại kể rằng nhà thơ Trần đăng Khoa hồi còn là một chú thiếu nhi đã xin phép bác Tố Hữu cho cháu được chữa :

    Đường ta rộng thênh thang ta bước
    Như thế câu thơ mới thơ hơn

    Thơ Tố Hữu có nhiều câu sáo ngữ. Khi nghe Xít -ta- lin mất , Tố Hữu viết:

    Thương cha thương mẹ thương chồng
    Thương mình thương một thương ông thương mười

    (Đời đời nhớ ông – 1953)

    Lại nữa:

    Yêu biết mấy, nghe con tập nói
    Tiếng đầu lòng, con gọi Xít – ta – lin

    (Đời đời nhớ ông – 1953)

    Hỡi ôi! con mình dứt ruột đẻ ra, tiếng đầu lòng phải là gọi mẹ, gọi bố, gọi bà, vừa dễ phát âm vừa biết bao tình cảm thiêng liêng huyết thống. Đằng này nó lại gọi tên một con ngườ xa lạ nước ngoài, vả lại rất khó phát âm với con trẻ Việt Nam. Câu thơ chỉ có thể là giả dối, nếu không tác giả là người đã để mất linh hồn dân tộc.

    Lại câu :
    Chân dép lốp mà bay vào vũ trụ

    Mới nghe tưởng rất tự hào. Suy nghĩ một chút thì thấy lố. Xét nghĩa đen, vào vũ trụ không đi dép lốp được, phải có một loại giày đặc biệt. Xét nghĩa bóng, nó giống chuyện một anh ngố, đi nhờ xe người ta lại nghĩ mình cũng oai như người ta.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom