• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1971)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1971)

    Thần tướng Nguyễn Viết Thanh (1930 - 1971)



    Thần tướng Nguyễn Viết Thanh

    Ông sinh năm 1930 tại Đà Lạt. Nhập ngũ khóa 5 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1952. Thăng cấp Chuẩn tướng năm 1966 giữ chức Tư lịnh Sư đoàn 7 bộ binh thuộc Quân đoàn IV Quân khu IV.

    Trong trận Mậu Thân 1968, ông và đơn vị thuộc quyền đã giữ vững an ninh trong toàn khu vực trách nhiệm, và năm sau 1969 được vinh thăng Thiếu tướng. Đồng thời được đề cử giữ trách nhiệm Tư lịnh quân đoàn IV quân khu IV. Đức tính bình dị, thân ái của ông đã lan tỏa đến các quân nhân thuộc quyền cũng như đối với dân chúng, đã khiến cho mọi người kính trọng và ngưỡng mộ một vị tướng lãnh tài ba, đức độ như ông. Sự ngưỡng mộ và kính trọng đã cũng đã thể hiện nơi vị Tướng cố vấn trưởng quân đoàn IV.

    Tháng 5/1970, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa chia làm hai nhánh tấn công vào bộ chỉ huy trung ương cục miền Nam của Việt cộng. Phía Bắc cánh quân của quân đoàn III do Trung tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy tấn công vùng Lưỡi câu; phía Nam cánh quân của quân đoàn IV do Trung tướng Nguyễn Viết Thanh làm tư lịnh tấn công vùng Mõ Vẹt. Nhưng ngay ngày đầu tiên của chiến dịch, chiếc trực thăng chỉ huy của ông lúc đang bay theo các đơn vị thuộc quyền đã chạm vào chiếc Cobra (trực thăng võ trang) và nổ tung trên không trung cách biên giới Việt Nam khoảng 10 cây số. Tướng Nguyễn Viết Thanh và phi hành đoàn 10 người đều tử nạn. Cái chết của ông đã khích lệ đoàn quân Tây tiến và đã tạo nên những chiến thắng hào hùng của QLVNCH trong cuộc hành quân Cao Miên.

    Trung Tướng Nguyễn Viết Thanh


    Vào giữa năm 1968, Thiếu Tướng Nguyễn Viết Thanh được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV, Quân Khu IV. Lúc đó tôi làm Tổng Thư Ký Hội Đồng Tái Thiết Phát Triển kiêm Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tỉnh Kiên Giang.

    Hàng tháng tôi thường về họp tại Trung Tâm Điều Hợp Quân Khu do Đại Tá Phạm Văn Út làm Trung Tâm Trưởng và thỉnh thoảng có ghé qua thăm Thiếu Tướng Thanh.
    Nhân một buổi họp cuối năm, tôi có chở theo vài món đặc sản Rạch Giá như nước mắm nhĩ Phú Quốc, khô cá thiều và một ít bánh ú lá dừa biếu gia đình ông. Vì biết tôi có quà cho Tướng Thanh nên Trung Tá Tỉnh Trưởng Kiên Giang cũng nhờ tôi chở theo một số quà biếu Tư Lệnh. Ông nghe tiếng Thiếu Tướng Thanh rất thanh liêm, không ưa vụ biếu xén quà cáp, nên ông không dám đích thân đi biếu mà nhờ tôi là chỗ thày trò cũ, may ra được nhận chăng?
    Hôm đó sau buổi họp ở văn phòng Đại Tá Út, tôi qua thăm Tư Lệnh. Thiếu Tướng Thanh niềm nở tiếp tôi, hỏi thăm chuyện vợ con, hỏi thăm Thiếu Tướng Khuyên, rồi ông nói: "Bây giờ cũng trưa rồi, Quý qua bên nhà ăn cơm với vợ chồng tôi nhé, ăn chay đó." Tôi thưa: "Cám ơn Thiếu Tướng, hôm nay đàn em không xin được trực thăng, phải đi đường bộ, về trễ sợ nguy hiểm, lần sau sẽ xin ghé tư dinh thăm chị luôn."
    Tôi tranh thủ trình bày vụ biếu quà, ông bảo: "Thôi được, món nào của anh thì tôi nhận, nhưng chỉ lần này thôi nhé. Còn của anh Tỉnh Trưởng thì anh đem về nói là tôi rất cám ơn, nên đem mấy món quà đó tặng cho anh em thương bệnh binh nhân dịp Tết cho họ mừng. Đó là điều mà cấp chỉ huy nên làm." Bất giác tôi chợt nhớ đến cái Tết 10 năm trước ở Vĩnh Bình. Sáng mồng một Tết, ông cùng Thiếu Tá Khuyên vào bệnh viện tỉnh thăm thương bệnh binh. Rồi suốt ngày mồng hai Tết, ông hết đứng lại ngồi đăm chiêu trước bản đồ hành quân để nghiên cứu địa hình và tình hình địch. Hình như ông nóng lòng trông cho mau đến ngày mồng 3, hết hạn hưu chiến để tổ chức hành quân Bình Định. Cuộc đời của ông chỉ biết phục vụ, phục vụ và phục vụ, chí công vô tư, xả thân vì nước.

    Một năm sau trong bữa cơm chiều tôi được tin Thiếu Tướng QĐIV tử nạn máy bay trên vùng trời Kiến Tường. Tôi bàng hoàng sửng sốt. Thế là hết ! Một ngôi sao sáng vừa lịm tắt. Quân Lực mất đi một vị tướng tài ba, công minh chính trực và một cấp chỉ huy hết lòng thương yêu lính.

    Sau khi mất ông Thanh được truy thăng Trung Tướng
    (tác giả Quế Sơn Nguyễn Mậu Quý).


    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2


    Đạo Đức với chính bản thân
    Nhân Nghĩa với người ngoài
    Thao lược trên chiến trường
    Chân thành ghi ơn, những bậc tiền nhân, những anh hùng anh thư, chiến sĩ tiền bối đã hy sinh để bảo vệ cho sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam từ hơn 5000 năm qua !
    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 19-03-2011, 04:21 AM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom