• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chứng mất ngủ khi về già

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chứng mất ngủ khi về già

    Chứng mất ngủ khi về già


    Sau nhiều năm mỗi ngày phải dậy sớm đi làm, nay tới tuổi về hưu bạn cảm thấy sung sướng khi nghĩ tới khỏi còn phải nghe tiếng reo đồng hồ báo thức và có thể tha hồ ngủ trễ vào mỗi buổi sáng. Nhưng than ôi! Khi về hưu rồi bạn vẫn tiếp tục thức giấc vào lúc mặt trời mọc, và đêm bạn ngủ chẳng được yên giấc.

    Thật ra khó ngủ và mất ngủ là những điều thông thường xẩy ra khi con người về già. Nhưng không phải vì thế mà bạn không tránh được mất ngủ. Bạn hãy tìm hiểu xem tại sao bạn mất ngủ. Một khi đã biết lý do rồi bạn sẽ có nhiều cách để có được những đêm ngủ yên lành.

    Giấc ngủ bình thường vào tuổi già

    Chúng ta càng lớn tuổi thì cơ thể càng ít tiết tra những chất then chốt để giúp cơ thể quyết định khi nào đi ngủ và khi nào thức giấc. Mức hoóc-môn tăng trưởng giúp cho ngủ say cũng như mức melatonin điều chỉnh chu trình ngủ và thức giấc đều giảm dần khi chúng ta già đi. Hậu quả là nhịp thời gian 24 tiếng (circadian cycle) -- tức là đồng hồ nội thể ra lệnh chúng ta đi ngủ vào tối và thức dậy vào sáng -- thay đổi. Điều này có thể làm cho chúng ta đi ngủ sớm hơn hoặc thức giấc sớm hơn.

    Càng về già, chúng ta có thể càng thấy khó ngủ ngon vào ban đêm: chúng ta khó dỗ giấc ngủ, chúng ta ngủ không say, chúng ta thức giấc ba bốn lần mỗi đêm.
    Nhưng mặc dầu có những rối loạn khó chịu như vậy, chúng ta vẫn cần ngủ từ bảy tới tám tiếng mỗi đêm như là khi còn trẻ. Bởi vì ban đêm chúng ta thức giấc nhiều hơn và ngủ không được say nên chúng ta sẽ phải nằm trên giường nhiều hơn vào ban đêm hoặc chúng ta sẽ phải chợp mắt vào ban ngày để bù cho đủ số tám tiếng ngủ ngon mỗi ngày.

    Tự bản thân nó, các thay đổi liên quan tới tuổi già nói trên thường ra không phải là chứng rối loạn về giấc ngủ. Bệnh mất ngủ (insomnia) thông thường không phải do tuổi già mà ra.

    Các nguyên nhân của bệnh mất ngủ nơi người lớn tuổi

    Có tới phân nửa số cao niên than phiền khó dỗ giấc ngủ và khó ngủ yên giấc. Nhiều yếu tố có thể gây nên tình trạng này:

    1- Các điều kiện sức khoẻ có thể gây ra bệnh mất ngủ

    Khi lớn tuổi, bạn có thể có những vấn đề về sức khoẻ làm thay đối giấc ngủ của bạn, chẳng hạn như:
    • viêm khớp
    • loãng xương
    • ợ nóng (heart burn)
    • ung thư
    • tiểu đường
    • cao huyết áp
    • bệnh Parkinson
    • bênh Alzheimer
    • bệnh mất chủ động tiêu tiểu (incontinence)
    • hồi lưu dạ dày-thựcquản ( GERD=gastroesophageal reflux)
    • đột quỵ
    • bệnh tắc phổi mạn tính (COPO=chronic obstructive pulmonary disease)
    • hen suyễn
    • bệnh tim
    • tiền liệt tuyến lớn ra

    Một vài căn bệnh, như viêm khớp, gây đau đớn làm bạn khó ngủ. Ngoài ra, nếu bạn bị đau kinh niên thì bạn sẽ thức giấc mỗi khi trở mình.

    Nếu bạn bị tiểu đường, phù chân, có tiền liệt tuyến lớn ra hay không chủ động đươc tiêu tiểu thì bạn có thể có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn. Hơn nữa với tuổi già bàng quang sẽ nhỏ lại, nên người lớn tuổi lại càng phải đi tiểu nhiều hơn vào đêm. Mà một khi phải dậy đi tiểu quá nhiều lần, bạn sẽ khó mà ngủ lại.
    Những bệnh khác như bệnh tim và COPO có thể làm bạn khó ngủ. Nếu hơi thở của bạn không đều và không theo nhịp trong khi ngủ thỉ bạn có thể thức giấc nhiều lần vào nửa đêm, và như vậy làm sao bạn ngủ ngon giấc đươc!

    Bạn hãy để ý xem điều gì làm bạn thức giấc vào ban đêm hoặc làm bạn không ngủ được, rồi nói chuyện với bác sĩ của bạn. Có thể thay đổi chương trình trị liệu sẽ giảm bớt những rối loạn về giấc ngủ của bạn

    2- Ưu tư và trầm cảm

    Ưu tư, trầm cảm và những vấn đề về cảm xúc khác có thể làm cho bạn khó ngủ vào đêm và đồng thời làm bệnh của bạn nặng thêm. Bạn nên biết là ưu tư và trầm cảm có thể gây hậu quả nghiêm trọng, vì vậy bạn cần phải cho bác sĩ của bạn biết ngay khi bạn cảm thấy đêm khó ngủ vì buồn chán hay bồn chồn lo lắng.

    3- Thuốc men

    Một số dược phẩm thông thường có thể làm bạn khó ngủ hay ngủ không yên giấc như:
    thuốc chống trầm cảm, thuốc beta blockers, thuốc dãn phế quản (bronchodilators), calcium channel blockers, thuốc corticosteroids, thuốc tim mạch, thuốc làm tản máu (decongestants), thuốc dạ dày-ruột.
    Khi về già, chúng ta ai cũng phải uống một vài loại thuốc nào đó. Nếu đêm bạn mất ngủ thì bạn cẩn cho bác sĩ hay để đổi thuốc hoặc đổi thởi điểm uống thuốc trong ngày.

    Những chất như rươu, caffeine và nicotine cũng có thể làm khó ngủ. Bạn nên bớt dùng hay bỏ hẳn. Bạn nên biết là các triệu chứng thiếu nicotine và ngay cả các keo dán nicotine cũng có thể làm bạn mất ngủ nhưng chỉ tạm thời mà thôi.

    4- Thay đổi nếp sống

    Khi mà trách nhiệm hay hoạt động hàng ngày của bạn thay đổi thì cơ thể cũng thích ứng theo. Bạn có thể không tập thể dục nhiều như trước nữa, và như vậy cơ thể sẽ không đòi hỏi bạn phải ngủ nhiều như trước vì được nghỉ ngơi hơn trong ngày. Nếu bác sĩ của bạn cho phép, bạn có thể vận động thêm trong ngày như đi bộ hay làm vườn chẳng hạn.

    Bạn chỉ nên tập thể dục vào ban ngày, hay ít nhất hai tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ. Thể dục làm tăng thân nhiệt khiến bạn khó ngủ hơn.

    Bạn có thể không có đủ thì giờ ra ngoài trời những khi trời lạnh, thế mà ánh nắng mặt trời lại rất cần thiết để giữ cho nhịp thời gian 24 tiếng (circadian rhythm) của cơ thể của bạn hoạt động điều hòa. Nói chung, mỗi ngày chúng ta cần phải ra ngoài ánh sáng khoảng hai tiếng đồng hồ để giúp cho cơ thể xác định lúc nào chúng ta cần ngủ, lúc nào chúng ta phải thức giấc. Nếu bạn không thể ra ngoài hưởng ánh nắng mặt trời thì bạn có thể yêu cầu bác sĩ cấp cho bạn một cái “hộp ánh sáng” phát ra ánh sáng giống như của mặt trời.

    Bạn có thể sẽ buồn ngủ vào ban ngày nếu bạn cứ ở ru rú trong nhà, chẳng hoạt động gì. Nhưng nếu bạn mà chợp mắt ngủ quá 20 phút thì ban đêm bạn sẽ khó ngủ.

    5- Các rối loạn về giấc ngủ

    Một số rối loạn về giấc ngủ như nghẹt thở khi ngủ và hội chứng đau cẳng chân khi bất động rất thường xẩy ra cho người lớn tuổi. Cả hai chứng bệnh này có thể làm bạn thức giấc vào nửa đêm. Nếu người ngủ chung giường với bạn than phiền bạn ngáy to hoặc cựa quậy nhiều thì bạn cần phải đi gặp bác sĩ.
    Bạn có thể làm gì?

    Điều then chốt là phải chữa trị căn nguyên làm cho bạn mất ngủ. Nếu tình trạng mất ngủ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bạn thì bạn phải đi gặp bác sĩ. Ngoài ra bạn cũng cần gặp bác sĩ trong những trường hợp sau đây:

    • ngáy to hay thở không đều
    • mất ngủ vì trầm cảm hay ưu tư
    • uống thuốc mới ngủ được
    • khó ngủ hay ngủ không yên giấc cả một tháng hay hơn
    • lo lắng bồn chồn làm cho mất ngủ
    • buồn ngủ lúc đang cần phải tỉnh táo, như khi đang lái xe chẳng hạn.

    Uống thuốc ngủ: chỉ là giải pháp tạm thời

    Thuốc ngủ -- dù là bán tự do hay cần toa bác sĩ -- không phải là giải pháp lâu dài. Thuốc ngủ chỉ nên uống trong một thời gian ngắn dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thuốc ngủ có toa bác sĩ không đúng cách bạn có thể bị nghiền hay lệ thuộc vào thuốc. Thuốc ngủ làm người uống thuốc mơ màng nửa thức nửa ngủ, có thể gây rủi ro té ngã gãy xương.

    Nếu bạn gặp khó khăn về giấc ngủ thì hãy hỏi bác sĩ xem thuốc ngủ có giúp gì cho bạn được không. Nhưng đừng nên vội uống thuốc ngủ, trước khi tìm cách giải quyết nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.

    Khi một người ngáy làm bạn không ngủ được

    Tiếng ngáy to của người ngủ cùng giường có thể làm bạn tỉnh giấc và không ngủ tiếp đươc nữa. Ngáy là một hiện tượng thông thường, đôi khi chúng ta khi ngủ đều có thể ngáy, và ngáy lại trở thành thông thường hơn nữa khi chúng ta về già.

    Đôi khi ngáy báo hiệu một cái gì nghiêm trọng hơn, như chứng nghẹt thở khi ngủ (sleep apnea) chẳng hạn. Nhưng thường ra ngáy chỉ gây khó chiụ mà thôi. Ngáy có thể là do các lý do sau đây:

    • uống rượu trước khi đi ngủ
    • uống thuốc an thần (sedatives) như thuốc ngủ hay thuốc kháng histamine trước khi đi ngủ
    • nghẹt mũi vì cảm lạnh hay dị ứng
    • amiđan và dạng hạch (adenoids) to ra
    • quá mập
    Nếu người ngủ cùng giường với bạn vẫn ngáy sau khi đã thử bỏ rượu hay giảm cân thì bạn nên khuyên họ đi gặp bác sĩ. Trong khi đó, để khỏi bị phiền hà vì tiếng ngáy bạn có thể
    • nút lỗ tai
    • vặn quạt máy
    • vặn nhạc

    Đừng chấp nhận sự mất ngủ

    Bạn đừng bao giờ khuất phục trước sự mất ngủ vì cho đó là một hiện tương tự nhiên của tiến trỉnh lão hóa. Khi bị mất ngủ, bạn hãy nên đi gặp bác sĩ để cùng tìm ra một giải pháp tốt đẹp cho vần đề. Tôi tin chắc bạn sẽ tìm lại đươc những giấc ngủ êm đẹp!


    Sức khỏe & đời sống
    Similar Threads
Working...
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom