Nhà máy điện nguyên tử thường được xây dựng rất gần bờ biển để khi cần có thể dùng khối nước biển có sẵn để làm nguội máy. Bên cạnh việc chọn địa điểm gần biển phải chọn nơi ít dân cư và giá thành chuyển tải điện đến người tiêu dùng rẻ nữa.
Tình hình thiếu điện như Việt Nam hiện nay, chọn xây thêm nhà máy điện ở Ninh Thuận là hợp lý. Còn nhà máy điện ở Đà Lạt là không hợp lý chút nào. Đà Lạt ở trên cao nguyên, lỡ có chuyện gì, đường lên khó khăn, chỉ có một con đường duy nhất để lên tiếp cứu, lại quá xa biển. Để di tản người cũng mất nhiều thời gian….
Ở Mỹ, đặc biệt chỗ mình học ngày xưa, rất gần một nhà máy điện nguyên tử. Trong trường họ có xây chỗ để sinh viên trú ẩn khi có báo động. Giấy báo dán hướng dẫn khắp nơi để cho mọi người biết chỗ mà mò tới, phòng khi có biến. Nếu Việt Nam có xây dựng nhà máy kiểu này thì nên nghĩ đến dân cư một chút. Vì kinh tế phát triển thì cũng nên nghĩ đến người dân sống gần đó. Và một điều cần nhớ là phải đào tạo một đội ngũ “Samurai không bỏ của chạy lấy người” cần thiết để phòng khi bất trắc mà cố thủ.
Những điều kiện cần thì Việt nam có đủ hết nhưng điều kiện đủ là đội ngũ “Samurai” hỏng biết kiếm ở đâu ra nhỉ? Mình từ nhỏ đã được học những gương Samurai nước Việt như Lê Văn Tám, Kim Đồng…chỉ toàn là lũ con nít. Mà con nít thì ngu thấy nị, dụ cho ổ bánh mì là làm bất kể hậu họa…Mà nghe đâu vì lý do tuyên truyền nên cũng chả có cu cậu nào tên là Lê Văn Tám thiệt cả, toàn là láo phét cả. Trên nói láo, thì dưới cũng tào lao. “thượng bất chính thì hạ tắc loạn.” Cha chạy, con chạy, kiếm đâu ra người ở lại chịu hy sinh? Điều này lich sử cận đại chứng minh, khỏi cần dẫn chứng.
Còn những gương anh hùng người lớn như Phan Đình Giót lấy thân hình lấp lỗ châu mai, nghi chắc cũng là bịa nốt. Khi xung phong, nhắm mắt chạy bừa lên phía trước, bị bắn gục ngay tại lỗ châu mai thì tự lấp thôi. Bởi dị khi thời bình đến, những anh hùng còn sót lại của thời chiến như mấy lão gì hiệu trưởng, thứ trưởng, toàn là đi kiếm lỗ châu mai của mấy …em mà lấp. Thật là xấu hổ!
Từ những lý do nêu trên ta có thể đi đến kết luận. Điều kiện cần thì có nhưng điều kiện đủ thì chưa có để Việt Nam có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Xây nhà máy điện …tự tử thì được chứ nhà máy điện nguyên tử thì không nên
Việt Nam vẫn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Cập nhật lúc 18/03/2011 11:01:14 AM (GMT+7)
p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } Sau hàng loạt sự cố liên tiếp xảy ra tại nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, Việt Nam vẫn sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như dự kiến.
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định tại buổi họp báo công bố chương trình Kỳ họp thứ 9 vào chiều 17/3.
Ông Đàn cho biết, sự cố tại nhà máy hạt nhân của Nhật Bản chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ việc quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua do vậy sẽ không đem ra bàn lại và chắc chắn sẽ chưa có thay đổi gì. Mọi công tác chuẩn bị vẫn sẽ được xúc tiến.
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Trước đó vào ngày 16/3, trong buổi họp báo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cục Năng lượng nguyên tử cho rằng, sự cố hạt nhân ở Nhật Bản nêu lên bài học mới cho Việt Nam, đó là vấn đề chọn địa điểm xây dựng, cần phải xem xét lại. Bên cạnh đó, các thiết bị ngoại vi như thiết bị dẫn điện cũng cần được tính toán kỹ hơn.
TS. Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và nhật nhân (Bộ KHCN) cũng nhấn mạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tở Việt Nam, công tác chọn địa điểm xây dựng nhà máy là tối quan trọng. Khu vực này sẽ phải thỏa mãn được 3 tiêu chí là tự nhiên, con người và ảnh hưởng của nhà máy đối với cộng đồng dân cư.
Địa điểm dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam được đặt tại xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận”. Đây là khu vực được xác định nằm trong vùng động đất cấp 5-6. Do vậy nhà máy sẽ phải được thiết kế có mức độ chống chịu động đất thấp nhất là cấp 6 hoặc cấp 7.
Dự kiến công trình nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ khởi công trong năm 2014 và có thể hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020. Nga được chọn làm đối tác xây dựng nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ lựa chọn lò phản ứng thế hệ thứ 3, có đặc tính an toàn thụ động thay vì nguyên lý an toàn chủ động như nhà máy Fukushima đang sử dụng. Khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tưởng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên trong vòng 72 giờ mà không cần tác động của con người.
Đức Tâm (tổng hợp)
Tình hình thiếu điện như Việt Nam hiện nay, chọn xây thêm nhà máy điện ở Ninh Thuận là hợp lý. Còn nhà máy điện ở Đà Lạt là không hợp lý chút nào. Đà Lạt ở trên cao nguyên, lỡ có chuyện gì, đường lên khó khăn, chỉ có một con đường duy nhất để lên tiếp cứu, lại quá xa biển. Để di tản người cũng mất nhiều thời gian….
Ở Mỹ, đặc biệt chỗ mình học ngày xưa, rất gần một nhà máy điện nguyên tử. Trong trường họ có xây chỗ để sinh viên trú ẩn khi có báo động. Giấy báo dán hướng dẫn khắp nơi để cho mọi người biết chỗ mà mò tới, phòng khi có biến. Nếu Việt Nam có xây dựng nhà máy kiểu này thì nên nghĩ đến dân cư một chút. Vì kinh tế phát triển thì cũng nên nghĩ đến người dân sống gần đó. Và một điều cần nhớ là phải đào tạo một đội ngũ “Samurai không bỏ của chạy lấy người” cần thiết để phòng khi bất trắc mà cố thủ.
Những điều kiện cần thì Việt nam có đủ hết nhưng điều kiện đủ là đội ngũ “Samurai” hỏng biết kiếm ở đâu ra nhỉ? Mình từ nhỏ đã được học những gương Samurai nước Việt như Lê Văn Tám, Kim Đồng…chỉ toàn là lũ con nít. Mà con nít thì ngu thấy nị, dụ cho ổ bánh mì là làm bất kể hậu họa…Mà nghe đâu vì lý do tuyên truyền nên cũng chả có cu cậu nào tên là Lê Văn Tám thiệt cả, toàn là láo phét cả. Trên nói láo, thì dưới cũng tào lao. “thượng bất chính thì hạ tắc loạn.” Cha chạy, con chạy, kiếm đâu ra người ở lại chịu hy sinh? Điều này lich sử cận đại chứng minh, khỏi cần dẫn chứng.
Còn những gương anh hùng người lớn như Phan Đình Giót lấy thân hình lấp lỗ châu mai, nghi chắc cũng là bịa nốt. Khi xung phong, nhắm mắt chạy bừa lên phía trước, bị bắn gục ngay tại lỗ châu mai thì tự lấp thôi. Bởi dị khi thời bình đến, những anh hùng còn sót lại của thời chiến như mấy lão gì hiệu trưởng, thứ trưởng, toàn là đi kiếm lỗ châu mai của mấy …em mà lấp. Thật là xấu hổ!
Từ những lý do nêu trên ta có thể đi đến kết luận. Điều kiện cần thì có nhưng điều kiện đủ thì chưa có để Việt Nam có thể xây dựng nhà máy điện nguyên tử. Xây nhà máy điện …tự tử thì được chứ nhà máy điện nguyên tử thì không nên
Việt Nam vẫn xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Cập nhật lúc 18/03/2011 11:01:14 AM (GMT+7)
p.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; } Sau hàng loạt sự cố liên tiếp xảy ra tại nhà máy hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản, Việt Nam vẫn sẽ tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như dự kiến.
Đây là thông tin được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn khẳng định tại buổi họp báo công bố chương trình Kỳ họp thứ 9 vào chiều 17/3.
Ông Đàn cho biết, sự cố tại nhà máy hạt nhân của Nhật Bản chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ việc quy hoạch tổng thể về điện hạt nhân thế giới và là bài học kinh nghiệm cho nhiều nước trong đó có Việt Nam.
Chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận đã được Quốc hội thông qua do vậy sẽ không đem ra bàn lại và chắc chắn sẽ chưa có thay đổi gì. Mọi công tác chuẩn bị vẫn sẽ được xúc tiến.
Phối cảnh nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận
Trước đó vào ngày 16/3, trong buổi họp báo do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Cục trưởng cục Năng lượng nguyên tử cho rằng, sự cố hạt nhân ở Nhật Bản nêu lên bài học mới cho Việt Nam, đó là vấn đề chọn địa điểm xây dựng, cần phải xem xét lại. Bên cạnh đó, các thiết bị ngoại vi như thiết bị dẫn điện cũng cần được tính toán kỹ hơn.
TS. Ngô Đặng Nhân, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và nhật nhân (Bộ KHCN) cũng nhấn mạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân tở Việt Nam, công tác chọn địa điểm xây dựng nhà máy là tối quan trọng. Khu vực này sẽ phải thỏa mãn được 3 tiêu chí là tự nhiên, con người và ảnh hưởng của nhà máy đối với cộng đồng dân cư.
Địa điểm dự kiến xây nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam được đặt tại xã Phước Dinh (Thuận Nam, Ninh Thuận”. Đây là khu vực được xác định nằm trong vùng động đất cấp 5-6. Do vậy nhà máy sẽ phải được thiết kế có mức độ chống chịu động đất thấp nhất là cấp 6 hoặc cấp 7.
Dự kiến công trình nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sẽ khởi công trong năm 2014 và có thể hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020. Nga được chọn làm đối tác xây dựng nhà máy.
Nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam sẽ lựa chọn lò phản ứng thế hệ thứ 3, có đặc tính an toàn thụ động thay vì nguyên lý an toàn chủ động như nhà máy Fukushima đang sử dụng. Khi xảy ra sự cố, nhà máy sẽ tự động xử lý hiện tưởng giải nhiệt bằng các cơ chế tự nhiên trong vòng 72 giờ mà không cần tác động của con người.
Đức Tâm (tổng hợp)