• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

    Các bạn thân mến,
    Tình trạng công an lạm quyền, lộng hành, đánh người và giết người đã và đang làm nhân dân cả nước cực kỳ bức xúc. Một số bạn đọc đã đề nghị mở ra một mục đóng góp tin tức để các bạn khắp nơi cung cấp dữ kiện về những sai trái của công an mà mỗi người chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một đề nghị hợp lý, đúng lúc và cần thiết và mong mỏi các bạn cùng hưởng ứng.

    Hậu Giang: Phó phòng CSGT đánh tài xế

    Công an TP Cần Thơ cũng đang làm rõ việc người này dọa lấy súng “xử” một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22-3 đưa tin: Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái (tài xế taxi Mai Linh - Chi nhánh Cần Thơ) bị một hành khách tên Thắng đánh bằng dây thắt lưng vào đầu, tay và lưng làm chảy máu phải nhập viện.
    Nguyên nhân là do anh Thái không chịu vượt đèn đỏ theo yêu cầu của vị khách này.
    Ngay sau đó, ban giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã tiến hành xác minh, xác định người hành hung tài xế Thái là Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang.
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết sáng 22-3, Phòng Tổ chức và Thanh tra Công an tỉnh đến tận nơi xác minh vụ việc để ban giám đốc nắm và báo cáo lại Bộ Công an.

    Vết đầu dây thắt lưng đánh vào lưng và vết đánh vào mặt anh Thái vẫn còn hằn rõ. Ảnh: GIA TUỆ
    Theo Đại tá Bào, trước mắt Chi bộ Phòng CSGT yêu cầu Thiếu tá Thắng làm tường trình kiểm điểm. Sau khi có kết quả làm việc của Thanh tra và Phòng Tổ chức sẽ đối chiếu với tường trình của Thiếu tá Thắng để có hướng xử lý.
    Theo dư luận thắc mắc Thiếu tá Thắng là con của giám đốc công an tỉnh, liệu có nể tình trong xử lý? Đại tá Bùi Hoàng Bào khẳng định: “Ở gia đình là tình cha con, về mặt cơ quan tôi là thủ trưởng. Quan điểm của tôi nếu đã sai thì phải trị tương ứng với vi phạm, không có chuyện dung túng, bao che. Vụ này, ban giám đốc thống nhất giao cho phó giám đốc công an tỉnh kiêm phó bí thư Đảng bộ trực tiếp xử lý”.
    Trong ngày 22-3, Công an quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cung cấp thông tin bước đầu với Công an tỉnh Hậu Giang liên quan đến sai phạm của Thiếu tá Thắng.
    Ngoài ra, Phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ cũng đang đề nghị cán bộ, chiến sĩ CSGT trạm cửa ô Hưng Phú tường trình về việc Thiếu tá Thắng có lời lẽ hăm dọa tổ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Cụ thể, khi thấy anh Thái bị ông Thắng đánh, lực lượng CSGt trạm cửa ô Hưng Phú (TP Cần Thơ) đã can thiệp. Ông Thắng đã dọa một chiến sĩ ở trạm: “Mày phải quỳ lạy tao, nếu không tao sẽ dùng súng bắn”. Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đang nắm lại vụ việc để có văn bản kiến nghị lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang kiểm điểm Thiếu tá Thắng”.
    Tài xế Đỗ Quốc Thái cho biết anh bị ông Thắng dùng dây thắt lưng đánh vào đầu, tay và lưng. Đầu khuy gài của thắt lưng làm anh chảy máu đầu, bị thương ở ngón trỏ tay trái, trầy xước cánh tay phải và nhiều vết thương ở lưng. Cũng theo anh Thái, ngày 21-3, vợ của Thiếu tá Thắng có gặp anh thăm hỏi, thương lượng bồi thường chi phí thuốc men, thu nhập cho những ngày nghỉ không chạy xe. Anh Thái cho biết đến nay cơ quan công an chưa làm việc với anh, chỉ có lãnh đạo công ty thăm hỏi về sự việc.
    GIA TUỆ
    Vụ thiếu tá CSGT đánh tài xế taxi Mai Linh ở Cần Thơ:
    Chửi bới, hăm doạ đồng nghiệp
    Sáng 23.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.Cần Thơ cho biết, vào đêm xảy ra vụ việc thiếu tá Bùi Minh Thắng - Phó phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang - đánh anh Đỗ Quốc Thái - tài xế taxi Mai Linh - anh Thắng còn có thái độ không tốt và đe doạ dùng súng bắn một chiến sĩ CSGT thuộc trạm CSGT đóng tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
    Theo tường trình, anh Nguyễn Quốc Doanh - người bị thiếu tá Thắng đe dọa dùng súng bắn - cho biết: Lúc 20h20 ngày 20.3, tôi và đồng chí Nguyễn Triều Đông (thượng úy, công tác cùng trạm - PV) đang xem tivi trong trạm thì có mấy người dân vào báo có vụ đánh nhau giữa khách đi xe taxi và tài xế lái xe taxi. Lúc đó tôi và đồng chí Đông đi ra ngoài. Đồng chí Đông ra trước lại chỗ người đi xe taxi nói vào trong trạm rửa tay chân, mặt mũi đi vì bị dính nhiều máu trên người. Lúc vào gần đến cổng trạm tôi mới đi ra.
    Đồng chí Đông nói anh này là anh Thắng con chú Sáu Bào (Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang - PV). Lúc đó anh Thắng đang quay lưng lại phía tôi nhìn tìm người tài xế taxi. Tôi mới nói: Anh vào trạm rửa mặt mũi đi, dính đầy máu trên mặt kìa. Anh Thắng quay lại thấy tôi nói: Nãy giờ mày với tao vật lộn ngoài đống cát, mày đánh tao quá trời. Tôi mới nói: Anh xỉn quá trời rồi, vô trạm rửa mặt đi. Nãy giờ em ở trong trạm mới ra tới ngoài này có biết anh với ai đánh lộn đâu mà anh nói em đánh anh.
    Anh Thắng mới nói: (văng tục - PV), tao không biết, nãy giờ mày đạp vô mặt tao, đánh tao tùm lum hết. Tôi nói: Anh nói cho đàng hoàng đi, tôi mới ra tới cửa trạm thì anh Đông dẫn anh vô tới nơi rồi làm sao tôi đánh anh được. Anh Thắng quay lại đòi đánh tôi, rồi nói: Tao không biết mày là ai. Mày quỳ gối xuống đây xin lỗi tao liền, không thôi mai mày có xin lỗi, tao cũng bắn chết mẹ mày. Sau đó tôi bỏ vào trong trạm. Anh Thắng đi vô thấy tôi liền nói: Không xin lỗi thì tao bắn chết mẹ mày luôn. Anh còn lấy điện thoại ra điện cho ai đó nói: Mày mang súng lại chốt giao thông đi tao bắn chết mẹ nó. Sau đó tôi bỏ vào trong phòng thì vợ anh lại chở anh về.
    Liên quan đến sự việc này, thượng úy Nguyễn Triều Đông xác nhận rằng: Lúc tôi và đồng chí Doanh mới ra trước cửa nhìn thì thấy hai bên đánh nhau xong rồi. Lúc đó tôi đi lại chỗ hai bên đánh nhau thì được biết người đang đánh nhau là anh Thắng và tôi yêu cầu anh Thắng vào trạm để rửa tay chân và kêu tài xế taxi lại công an phường trình báo. Lúc tôi và anh Thắng đi vào trạm thì đồng chí Doanh đi ra và tôi nói cho đồng chí Doanh biết đó là anh Thắng con chú Sáu Bào.
    Khi anh Thắng gặp đồng chí Doanh thì anh Thắng chửi đồng chí Doanh và nói là đồng chí Doanh đánh và vật lộn với anh nãy giờ ngoài đống cát. Lúc đó tôi can hai người ra và thấy anh Thắng điện thoại cho ai đó. Anh Thắng không chỉ chửi, muốn đánh mà còn đòi lấy súng bắn đồng chí Doanh và còn bắt đồng chí Doanh quỳ xuống xin lỗi.
    Liên quan đến vụ việc này, chiều ngày 22.3, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu thiếu tá Thắng viết bản tường trình lại sự việc. Còn anh Đỗ Quốc Thái cho biết, có một phụ nữ tự xưng là vợ anh Thắng gọi điện thoại và trực tiếp đến gặp anh xin lỗi. Đối với các khoản tiền đã chi ra để điều trị vết thương, mất thu nhập phía anh Thắng sẽ chịu toàn bộ. Lãnh đạo chi nhánh taxi Mai Linh tại Cần Thơ cũng có thăm hỏi động viên anh và khuyên anh nên giải quyết một cách ổn thỏa trên tinh thần hòa giải.
    Link

    Thật không thể tin nổi hành động vô văn hóa của một cán bộ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo CAGT lại gây ra mất trật tự an ninh giao thông và có hành vi của một kẻ côn đồ. Thiết nghĩ nếu còn những người này trong bộ phận lãnh đạo chắc không biết trật tự giao thông ở Hậu Giang thế nào? và rồi sẽ bao nhiêu vụ việc mà từ trước đến giờ cán bộ này đã dùng chức vụ quyền hạn của chính mình để xử lý vụ việc. Hành động này đã làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông của người Việt Nam. Không biết cán bộ này sau khi xảy ra vụ việc có cảm thấy xấu hổ và tự mình rời khỏi cương vị đó làm phó thường dân cho xong hay vẫn được trọng dụng để thay một tay che trời hành đạo. Thật đáng xấu hổ!
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-03-2011, 01:17 AM.
    Similar Threads
  • #16

    Đình chỉ 3 công an vì đương sự chết sau buổi ghi lời khai


    Khu vực cạnh cổng Công an thị trấn Ngã Năm (góc trái) nằm trong khuôn viên khu hành chính thị trấn Ngã Năm là nơi ông Dữ nằm chết sau khi được công an thả về. Ảnh: Thiên Phước

    Bị công an thị trấn mời lên làm việc, sau khi được cho về vài giờ, người đàn ông 44 tuổi nằm chết gần cổng trụ sở công an với nhiều vết thương trên mình.

    Ngày 9/4, ông Nguyễn Thanh Tâm - Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Ngã Năm (Ngã Năm, Sóc Trăng) - cho biết Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Ngã Năm đã triển khai quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với thượng úy Võ Văn Út Đèo (Phó Công an thị trấn Ngã Năm) và thượng sĩ Danh Nhãn (cán bộ công an thị trấn).
    Theo ông Tâm, những công an này bị đình chỉ sinh hoạt Đảng là do liên quan đến cái chết của ông Trần Văn Dữ (44 tuổi) ngụ tại ấp 3, thị trấn Ngã Năm vào khuya ngày 30/3.
    Trưa hôm đó­, ông Dữ bị công an thị trấn đưa về trụ sở làm việc vì nhậu say đánh mẹ. Đến chiều công an thả về thì khoảng 23h đêm, người dân phát hiện ông Dữ nằm chết gần cổng trụ sở công an trong khuôn viên khu hành chính thị trấn Ngã Năm.
    Ông Tâm cho hay, kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ông Dữ bị vỡ gan và lách gây tụ máu bầm trong ổ bụng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, ông Dữ còn bị thương nặng ở phía sau đầu.
    Chiều 9/4, trao đổi với VnExpress.net, thượng tá Trần Văn Dưỡng - Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Sóc Trăng - cho biết liên quan đến cái chết của ông Dữ, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” và đang xem xét khởi tố một số bị can có liên quan.
    Theo thượng tá Dưỡng, chiều 9/4, thượng úy Đèo, thượng sĩ Nhãn và trung sĩ Trần Văn Khải đã bị tạm đình chỉ công tác để phục vụ cho việc điều tra.
    Thiên Phước
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 10-04-2011, 04:06 AM.

    Comment

    • #17

      Sóc Trăng khởi tố vụ án công an gây chết người tại Ngã Năm

      (VOV) - Đình chỉ chức vụ, sinh hoạt đảng của 3 cán bộ công an có liên quan đến cái chết của ông Trần Văn Dữ

      Liên quan đến vụ công an đánh người dẫn đến tử vong ở thị trấn Ngã Năm, sáng 10/4, trao đổi với phóng viên Đài TNVN, Thượng tá Trần Văn Dưỡng, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết: Công an tỉnh đã chính thức khởi tố vụ án “Cố ý gây thương tích dẫn đến chết người” xảy ra tại Công an thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, đồng thời chuẩn bị khởi tố một số bị can. Riêng Công an huyện Ngã Năm cũng đã đình chỉ chức vụ, sinh hoạt đảng của 3 cán bộ công an có liên quan đến cái chết của ông Trần Văn Dữ. Đó là thượng úy Võ Văn Út Đèo, Phó Công an thị trấn và hai công an khác là Trần Văn Khải và Danh Nhãn, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ lên Công an tỉnh giải quyết.

      Chiều ngày 30/3, ông Trần Văn Dữ bị Công an thị trấn Ngã Năm mà trực tiếp là Thượng úy Võ Văn Út Đèo, Phó công an thị trấn và hai công an Trần Văn Khải và Danh Nhãn đưa về trụ sở làm việc vì tội uống rượu say đánh mẹ. Sau khi bị tạm giữ, đến chiều tối cùng ngày ông Dữ được thả về, song ra khỏi cổng công an thị trấn không xa, ông Dữ đã nằm gục xuống. Đến khoảng 21h cùng ngày, có một nhóm thanh niên đá bóng ở khu vực gọi dậy thì phát hiện ông Dữ đã chết.
      Điều đáng nói là trước đó mặc dù 3 cán bộ công an này đã phát hiện ông Dữ nằm gục ngoài cổng rào, song đã không có hành động đưa đi cấp cứu, mà để mặc ông Dữ nằm tại đó dẫn đến chết người.


      Nơi nạn nhân nằm chết sau khi được công an thả về

      Ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Ngã Năm cho biết: kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ông Dữ bị vỡ gan và lách gây tụ máu bầm trong ổ bụng dẫn đến tử vong. Ngoài ra, ông Dữ còn bị thương nặng ở phía sau đầu.
      Ông Nguyễn Thanh Tâm, Phó Bí thư Đảng ủy thị trấn Ngã Năm cho biết: “Đối với gia đình không đòi hỏi gì, nhưng đối với cơ quan cũng hỗ trợ một phần kinh phí để gia đình làm lễ tang. Chúng tôi hiện đang vận động gia đình chờ kết quả điều tra của công an. Gia đình chỉ yêu cầu cung cấp nguyên nhân gây ra cái chết của ông Dữ. Nguyên nhân cái chết đang được cơ quan pháp ý khám nghiệm để có kết luận chính thức là bệnh hay bị đánh”
      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 13-04-2011, 10:34 PM.

      Comment

      • #18

        Cảnh sát giao thông đứng vị trí hiểm, đeo kính đen

        Khi làm nhiệm vụ, các cán bộ chiến sĩ không được đút tay vào túi, đeo kính đen, hút thuốc lá, trang phục không sạch sẽ, xưng hô thiếu văn minh...

        Đứng sau hàng rào công trình, khá xa đèn tín hiệu ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám (Hà Nội), sáng 12/4, tổ CSGT đã bắt được nhiều phương tiện vi phạm. Khi xử phạt, viên cảnh sát đeo kính đen, rít thuốc lá.> Cấm cảnh sát giao thông rình nấp, lôi kéo phương tiện/ Cấm cảnh sát đeo kính đen khi làm nhiệm vụ*Clip: CSGT chặn nhiều xe vi phạm ở vị trí khuất tầm nhìn Mặc dù là ngày nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương nhưng các tuyến đường quanh khu vực Trung Hoà - Nhân Chính vẫn khá đông xe đi lại. Tổ cảnh sát giao thông gồm 3 người đứng trên đường Hoàng Minh Giám, cách xa khu vực đèn tín hiệu ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám gần 100 m, phía sau là hàng rào công trình xây dựng bằng tôn.
        Ở vị trí này, chủ phương tiện khi đến gần ngã tư Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám sẽ không thể quan sát được lối rẽ phải phía trước có cảnh sát giao thông. Chỉ khoảng một tiếng, từ 9h sáng, khá nhiều ôtô, xe máy bị xử phạt, phần lớn do vượt đèn đỏ, rẽ không xi nhan.
        Khi dừng xe người vi phạm, hai cảnh sát giao thông trẻ hầu như không thực hiện quy định giơ tay chào chủ phương tiện, thậm chí còn dùng tay níu kéo tay lái xe máy của người vi phạm dắt lên vỉa hè… Trên vỉa hè viên cảnh sát còn lại đeo kính râm, vừa rít thuốc vừa kiểm tra giấy tờ của người vi phạm.
        Trước đó nhằm thực hiện cuộc vận động “Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ”, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Hà Nội đã có hướng dẫn yêu cầu cảnh sát giao thông không được rình nấp sau gốc cây, phải chào chủ phương tiện trước khi xử lý; tuyệt đối không được giằng, lôi kéo phương tiện, người vi phạm...
        Theo quy định, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lý từ nhắc nhở tới chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành.
        Khôi Ngô
        Cảnh sát giao thông chặn xe vi phạm ở vị trí khuất tầm nhìn
        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 13-04-2011, 10:06 PM.

        Comment

        • #19

          Vừa mới đọc được thông báo của B. Mây là blog của Ngô Bảo Châu đóng cửa xong. Mình đang viết bài, trở lại thì B. Mây rinh đi đâu mất tiu rùi? Đây là những nhận định của mình về sự kiện này. Nếu mai rảnh mình sẽ viết thêm nữa.

          Đây là chuyện không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Có 3 nghi vấn được đặt ra cho trường hợp này
          1) Là ông ta bị mua chuộc và bị mờ mắt bằng những hứa hẹn vật chất, chức vụ…. trước mắt
          2) Là ông ta còn kẹt gia đình dòng họ bên Việt Nam, nếu tiếp tục nói dù chỉ một câu móc họng chế độ là có nguy cơ hại cho gia đình
          3) Là ông ta lợi dụng sự nổi tiếng của mình để làm lợi cho chính mình. Ban đầu thì giả bộ “em chả”, nhưng….sau đó thì “có gì thì đưa đây” em nhận hết và sẽ im miệng.

          Người thông minh, hay ngu dốt, hay ngơ ngơ ngác ngác cũng cần phải ăn uống và sống. Càng thông minh thì sẽ biết mình sẽ làm gì và chỉ khi thực sự thoát khỏi 3 chữ “tham, sân, si” thì mới thoát khỏi vòng tục lụy. Nghe nói ông này khi yêu cũng đòi một, đòi 2 cưới cho bằng được. Có nghĩa là yêu chết bỏ! Có nghĩa là có thể ông ta rất xem nặng 3 chữ “tham, sân, si”

          Hy vọng rằng mình suy nghĩ sai! Ôi thói đời không ai thoát khỏi
          “Cái vòng danh lợi cong cong
          Kẻ hòng thoát khỏi, người mong chui vào!”

          Comment

          • #20

            Lại chết vì công an. Phóng viên bị CA câu lưu và tịch thu đồ nghề

            "Theo Thượng tá Trần Văn Dưỡng, khi thấy ông Dữ nằm gục ngoài cổng rào, những công an viên này đã không quan tâm kiểm tra sức khỏe, đưa đương sự đi cấp cứu. " Thấy người dân bị thương nằm ở gần đó mà không đến kiểm tra xem thế nào ! Ngoài đường nhiều người đang đi mà trúng gió, người dân còn cạo gió giúp, cho nghĩ ngơi khỏe rồi đi tiếp, đằng này lại vô tâm đến thế!
            Lại một cái chết do công an, nhưng lần này thì công an của tỉnh Sóc Trăng. Như vậy tình hình công an giết người nó phủ khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Hễ cứ vào trụ sở của công an trở ra thì không chết cũng lê lết. Cái chết của người đàn ông xấu số thuộc huyện Ngã Năm tỉnh Sóc Trăng thật thê thảm.
            Liên quan đến cái chết này nhiều phóng viên bị cản trở tác nghiệp. Phóng viên X của Đài Truyền Hình tỉnh Sóc Trăng đến tác nghiệp thì bị câu lưu về công an huyện Ngã Năm hết một buổi và yêu cầu xóa sạch hết những đọan phim vừa quay được ở hiện trường. Phóng viên Y của một tờ báo lề phải thì bị tịch thu hết "bộ đồ nghề" vì đến nhà nạn nhận lấy tin mà không xin phép công an.
            Sau đó thì công an huyện Ngã Năm có trả lại máy ghi âm, máy chụp hình nhưng phần ghi chép tại nhà nạn nhân buộc phải bị công an tịch thu và hủy bỏ. Sau đó các PV kéo về UBND tỉnh Sóc Trăng khiếu nại vụ việc thì được ở đây hứa là sẽ xem xét và giải quyết. Khi các PV đến trụ sở UBND tỉnh thì gặp một đoàn dân oan kéo đến khiếu kiện vì bị thu hồi đất đền bù với giá rẻ mạt.
            Cũng tin từ tỉnh Sóc Trăng thì vụ tranh chấp đất của tu viện MTG ở phường 8 Tp Sóc Trăng cũng chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Phần đất của các nữ tu bị chiếm giữ là nơi nuôi nấng cho cậu bé mồ côi nổi tiếng hiện nay đang làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Đức. Hiện nay ông ta đang là Phó Thủ Tướng của Đức. Chính là ông Philipp Roesloe, 38 tuổi. Khi ông Philipp vừa đắc cử chức Bộ Trưởng Bộ Y tế của Đức thì phóng viên của tờ báo Tấm Gương đã dựa vào giấy khai sinh của ông ghi là KHANH HUNG và tìm ra nơi này. Khi các phóng viên đến gặp nữ tu Mathia hỏi về cậu bé mồ côi ngày xưa với câu hỏi trở thành cái tít lớn ở ngay trang đầu tiên của tờ báo: "Thưa bà, bà có nhận ra người đàn ông trong tấm hình này không?". Bài báo gây nên một chấn động ở Đức thời điểm bấy giờ. Nhưng hành trình để các phóng viên tìm ra nơi này là một kỳ công. Từ SG ra Nha Trang ( Khánh Hòa) rồi ngược trở về Sóc Trăng tìm ra nơi này.
            Dĩ nhiên, nữ tu sĩ không nhìn ra cậu bé mồ côi năm xưa, nhưng miếng đấ cậu bé từng trải qua thời thơ ấu có nguy cơ bị cướp. Và hôm nay trên mảnh đất đau thương ấy vừa có một người lại chết vì bị công an giết.

            Comment

            • #21

              Giai cấp cầm quyền và đám nhà giàu là những ông chủ còn đám dân đen nghèo khổ là tôi tớ.
              Vì thế người trí thức chỉ có một chọn lựa: hoặc là anh đứng về phía dân đen để đấu tranh cho các quyền cơ bản của họ, cho miếng cơm manh áo của họ.
              Tức là họ có thể đấu tranh với bất cứ hình thức nào tùy hoàn cảnh, thậm chí im lặng, chỉ đấu tranh trong suy nghĩ, trong nhận thức, nhưng đừng nước đôi, đừng hai mặt.
              Nếu anh quay lưng lại với dân nghèo, phủ nhận cuộc đấu tranh của nhân dân thì có nghĩa là anh đồng lõa, thậm chí đứng hẳn về phía quyền lực để hưởng vinh hoa phú quý.
              Đó là một vị trí không có thật, lập lờ, không sòng phẳng, thiếu minh bạch ... và thái độ đứng giữa, thái độ “phi chính trị” là ảo tưởng.
              Đào Hiếu

              Comment

              • #22

                Là giáo sư thỉnh giảng ở một trường đại học lương 1 năm khoảng $100K, tương đương với một SW engineer với hơn 5 năm kinh nghiệm. Với mức lương này và với mức sống cao như ở Mỹ, nhà xe, một gia đình 5 người và nếu người vợ không đi làm thì rất chật vật, không dư nhiều. Và trong trường thì cũng có nhiều giáo sư lắm, chỉ có học trò nào học thầy nào thì mới hay lui tới hỏi bài mà thôi. Truyền thống Mỹ là học xong phủi tay luôn lớp đó và không còn ngó ngàng gì đến ông thầy, họa hoằn lắm ngộ nhỡ có gặp nhau ngoài đường chỉ “say hi” là cùng. Thế thì câu hỏi đặt ra là ông Châu đã được đãi ngộ như thế nào nếu trở về VN.

                Ông ta được đón tiếp rất là long trọng, được cả nước đón mừng, được hứa hẹn lung tung, nào là biệt thự nghỉ mát, nào là được làm trưởng…gì gì đó…Giả sử ông ấy từ chối hết tất cả nhưng còn bà vợ? Thường đa số đàn ông “anh hùng nan quá mỹ nhân quan” khó thoát khỏi ỉ ôi, eo sèo của bà vợ. Mình cũng xin lỗi tất cả đàn bà trên thế gian này rằng “đàn bà đ. không qua ngọn cỏ!”, đôi khi cũng ngoại lệ nhưng hiếm lắm. Hầu hết đàn bà tầm nhìn không quá lỗ kim. Đó là cản trở đầu tiên của người đàn ông.

                Ông ta đã nhận lời hợp tác với CS. Và một khi đã nhận lời có nghĩa là đã nhận một hợp đồng không béo thì bở. Có thể ông ta giỏi toán thiệt. Có thể ông ta biết suy luận về tình hình kinh tế chính trị thiệt, nhưng mà ông ấy không đủ kinh nghiệm để đối phó với đời. Theo kinh nghiệm mình biết thì những "con mọt sách" khi bị thảy ra đời thì chỉ có một là chết, hai là ngất ngư. Và thường thì phải dựa vào một thứ gì đó để tồn tại. Cuộc đời không đơn giản như bài toán cộng trừ nhân chia, tích phân, lượng giác….Mà đời là những hố, những hầm, những chông gai…

                Và kinh nghiệm cho thấy thằng khôn thường hay lãnh đạo thằng giỏi. Không cần phải có bằng cấp cao, chỉ cần nó khôn lõi, kinh nghiệm đời nhiều là nó có thể lái thằng giỏi đi theo nó và làm việc cho nó.

                Ông Ngô Bảo Châu đã lỡ há miệng mắc quai rồi, bây giờ tốt nhất là nên ngậm miệng lại cho chặt nếu không muốn bị tụi CS vạch trần đã nhận những gì. Như hồi đầu lúc ông ấy mới nhận giải Fields, ông ấy từ chối nhận biệt thự ở Tuần Châu nếu mình nhớ không lầm là mình có nói “Có thể GS Ngô Bảo Châu cũng khôn hơn mọi người nghĩ. Thà làm quỷ xứ...người, còn hơn làm Vương nước Nam...”
                Và để làm được quỷ ở xứ người, để được nói lên tiếng nói tự do dân chủ thì không bao giờ nên về nước với trống, với kèn, với “võng anh đi trước võng nàng theo sau” được, một khi còn chế độ CS.


                Blog của GS Ngô Bảo Châu: "Hòa thượng”…Thích học toán! - Chút lưu lại


                Thật là đáng tiếc cho một nhân tài, một ngôi sao vừa mọc nhưng đã chuẩn bị rơi. Cụ Nguyễn Công Trứ có nói

                “Làm trai đứng ở trong trời đất,
                Phải có danh gì với núi sông”

                Phải chăng ông Châu đã thực sự hiểu đúng ý nghĩa của câu này? Hay là ông ta chỉ hiểu đúng cái nghĩa đen của từ “danh”, là danh vọng, là tiền tài, là được tung hô, là được vạn tuế….Đó là “danh” của người trai sao? Thà không danh, không phận chứ không thể đặt danh của mình vào thế bị chiếu bí như thế được. Buồn thay!


                Hãy để ông ta im lặng một thời gian rồi xem ông ấy sẽ trả lời như thế nào. Hy vọng ông ta không là con cừu như chính định nghĩa của ông ấy. Ai cũng có quyền nói hay, nhưng làm có hay hay không hãy để thời gian trả lời.


                Ai tai! Ô hô!
                Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 14-04-2011, 10:32 PM.

                Comment

                • #23

                  Cũng tin từ tỉnh Sóc Trăng thì vụ tranh chấp đất của tu viện MTG ở phường 8 Tp Sóc Trăng cũng chưa giải quyết đến nơi đến chốn. Phần đất của các nữ tu bị chiếm giữ là nơi nuôi nấng cho cậu bé mồ côi nổi tiếng hiện nay đang làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Đức. Hiện nay ông ta đang là Phó Thủ Tướng của Đức. Chính là ông Philipp Roesloe, 38 tuổi. Khi ông Philipp vừa đắc cử chức Bộ Trưởng Bộ Y tế của Đức thì phóng viên của tờ báo Tấm Gương đã dựa vào giấy khai sinh của ông ghi là KHANH HUNG và tìm ra nơi này. Khi các phóng viên đến gặp nữ tu Mathia hỏi về cậu bé mồ côi ngày xưa với câu hỏi trở thành cái tít lớn ở ngay trang đầu tiên của tờ báo: "Thưa bà, bà có nhận ra người đàn ông trong tấm hình này không?". Bài báo gây nên một chấn động ở Đức thời điểm bấy giờ. Nhưng hành trình để các phóng viên tìm ra nơi này là một kỳ công. Từ SG ra Nha Trang ( Khánh Hòa) rồi ngược trở về Sóc Trăng tìm ra nơi này.
                  Dĩ nhiên, nữ tu sĩ không nhìn ra cậu bé mồ côi năm xưa, nhưng miếng đấ cậu bé từng trải qua thời thơ ấu có nguy cơ bị cướp. Và hôm nay trên mảnh đất đau thương ấy vừa có một người lại chết vì bị công an giết.


                  VẺ VANG NÒI GIỐNG VIỆT
                  Philipp Rösler, nhà chính trị gốc Việt, sẽ trở thành Phó Thủ tướng Đức
                  Đồng niên với GS Ngô Bảo Châu, chàng tiến sỹ ngành giải phẫu Phillipp Roesler 38 tuổi đã sớm thành đạt trên con đường chính trị ngay tại một xứ sở không mấy mặn mà với những chính trị gia khác dòng máu German chính hiệu trong người.
                  Nhiều người Việt đã từng đặt câu hỏi: Nếu cậu bé mồ côi Phờ Rờ Lờ (Philipp Roesler) nổi tiếng này mà vẫn còn sống tại Việt Nam thì hôm nay sẽ ra sao? Xin đừng dùng chữ nếu ở xử sở của mình làm gì cho tội nghiệp. Với cái gốc mồ côi tứ cố vô thân cậu PH R L đó giỏi lắm cũng làm chủ được một tiệm sửa xe gắn máy bên đường quốc lộ cũng là vinh hạnh lắm rồi chứ sao có thể so bì được với GS Châu hay mấy cậu tre trẻ con ông cháu cha vừa đắc cử vào cổng đỏ "đỉnh cao trí tuệ" như vừa rồi.
                  Xin chúc mừng anh Philipp Roesler! Anh là hiện thân của hạt giống xứ tiên rồng đất Việt được cả thế giới trầm trồ, ngưỡng mộ! Chắc chắn ở dưới suối vàng, hương linh song thân của anh (nếu đã khuất) cũng lấy làm mãn nguyện lắm thay!


                  Lần đầu tiên, một người gốc Việt, ông Philipp Rösler lên làm phó thủ tướng Đức (AFP)

                  "Đảng Tự do Dân chủ Đức bầu thủ lĩnh mới" là bài viết của Le Figaro nói về "ông Philipp Rösler, bộ trưởng trẻ tuổi của Bộ Y tế, một người gốc Việt, sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FDP, và trở thành phó thủ tướng trong chính phủ Angela Merkel ». Như vậy, lần đầu tiên một người Đức gốc Việt được chọn làm thủ lĩnh một đảng chính trị tại nước này.Ông Philipp Rösler năm nay 38 tuổi. Mới 9 tháng tuổi, ông đã được cha mẹ nuôi người Đức nhận về từ một trại trẻ mồ côi tại Việt Nam, trước khi chiến tranh Đông Dương kết thúc. Ông Philipp Rösler gia nhập đảng Tự do Dân chủ vào năm 1992. Ông hành nghề phẫu thuật tim mạch cho đến năm 2003, trước khi trở thành nghị sĩ của tiểu bang Basse-Saxe. Tiếp đó, ông trở thành bộ trưởng Kinh tế, rồi phó thống đốc cũng của bang này.
                  Trong cương vị của một bộ trưởng Y tế từ năm 2009, Philipp Rösler sống một mình tại Berlin, một cách đơn giản, ngay chính tại văn phòng làm việc của ông. Vẫn sống ở Hannover cùng hai con gái sinh đôi, vợ ông liên tục gửi ảnh và các đoạn băng video cho chồng.
                  Le Figaro chú ý đến những thách thức rất lớn mà tân chủ tịch đảng Tự do Dân chủ Đức sẽ phải đối mặt, vừa với cương vị của chủ tịch đảng chính trị này và trong vị trí người phó của thủ tướng Angela Merkel.
                  Mang biệt danh « góa phụ đen », nữ thủ tướng Đức hoàn toàn không nương tay với các đồng sự, một khi họ trở nên « nguy hiếm » với bà. Philipp Rösler sẽ là phó thủ tướng thứ tư trong chính phủ Angela Merkel. Trong khi đó, đảng Tự do Dân chủ FDP đang ở trong giai đoạn nhận được sự ủng hộ hết sức thấp, với 3% số người thiện cảm, theo các điều tra dư luận mới đây, sau chiến thắng năm 2009 tại kỳ bầu cử quốc hội, với gần 15% số phiếu. Cựu chủ tịch đảng FSD Westerwelle đã làm hỏng rất nhiều hình ảnh của đảng, trên cương vị Ngoại trưởng Đức, với « tính cách hung hăng và thiếu nhạy cảm chính trị ».


                  Nếu không có gì thay đổi, Philipp Rösler, nhà chính trị Đức gốc Việt sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FSD vào ngày 13 tháng 5 tại Rostock
                  Theo Le Figaro, ông Philipp Rösler có nhiều ưu điểm. Ông tỏ ra không phải là một người theo chủ trương « tự do » một cách giáo điều. Ông tự coi mình là một người « tự do - xã hội », có nghĩa là gần như một người chống lại trào lưu chính thống trong đảng này. Ông cũng công nhận rằng « sự đoàn kết liên đới là căn bản của chủ nghĩa tự do ». Trên cương vị bộ trưởng, Philipp Rösler đã điều hành bộ Y tế Đức với một cách thức hết sức thực tiễn, khiến cho bộ này gắn bó với xã hội hơn.
                  Nếu không có gì thay đổi, Philipp Rösler, nhà chính trị Đức gốc Việt sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FSD vào ngày 13 tháng 5 tại Rostock.

                  Trọng Thành
                  Nguồn: [URL="http://www.anonasurf.com/browse.php?u=Oi8vd3d3LnBhZ2V3YXNoLmNvbS9ucGgtaW5kZ XguY2dpLzAwMDAxMEEvdWdnYzovPTJmampqLml2cmcuZXN2LnN lL2l2cmctYW56LzIwMTEwNDA3LWN1dnl2Y2MtZWJyZnlyZS1hd W4tcHV2YXUtZ2V2LXFocC10YnAtaXZyZy1nZWItZ3VuYXUtY3V iLWd1aC1naGJhdC1xaHA%3D&b=13"][B][FONT=Times New Roman][I][SIZE=3][COLOR=#0066bb]Link
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 16-04-2011, 02:25 AM.

                  Comment

                  • #24

                    NHÀ CHÍNH TRỊ GỐC VIỆT SẼ TRỞ THÀNH PHÓ THỦ TƯỚNG ĐỨC

                    “Đảng Tự do Dân chủ Đức bầu thủ lĩnh mới” là bài viết của Le Figaro nói về “ông Philipp Rösler, bộ trưởng trẻ tuổi của Bộ Y tế, một người gốc Việt, sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FDP, và trở thành phó thủ tướng trong chính phủ Angela Merkel ». Như vậy, lần đầu tiên một người Đức gốc Việt được chọn làm thủ lĩnh một đảng chính trị tại nước này.
                    Ông Philipp Rösler năm nay 38 tuổi. Mới 9 tháng tuổi, ông đã được cha mẹ nuôi người Đức nhận về từ một trại trẻ mồ côi tại Việt Nam, trước khi chiến tranh Đông Dương kết thúc. Ông Philipp Rösler gia nhập đảng Tự do Dân chủ vào năm 1992. Ông hành nghề phẫu thuật tim mạch cho đến năm 2003, trước khi trở thành nghị sĩ của tiểu bang Basse-Saxe. Tiếp đó, ông trở thành bộ trưởng Kinh tế, rồi phó thống đốc cũng của bang này.
                    Trong cương vị của một bộ trưởng Y tế từ năm 2009, Philipp Rösler sống một mình tại Berlin, một cách đơn giản, ngay chính tại văn phòng làm việc của ông. Vẫn sống ở Hanovre cùng hai con gái sinh đôi, vợ ông liên tục gửi ảnh và các đoạn băng video cho chồng.
                    Le Figaro chú ý đến những thách thức rất lớn mà tân chủ tịch đảng Tự do Dân chủ Đức sẽ phải đối mặt, vừa với cương vị của chủ tịch đảng chính trị này và trong vị trí người phó của thủ tướng Angela Merkel.
                    Mang biệt danh « góa phụ đen », nữ thủ tướng Đức hoàn toàn không nương tay với các đồng sự, một khi họ trở nên « nguy hiếm » với bà. Philipp Rösler sẽ là phó thủ tướng thứ tư trong chính phủ Angela Merkel. Trong khi đó, đảng Tự do Dân chủ FDP đang ở trong giai đoạn nhận được sự ủng hộ hết sức thấp, với 3% số người thiện cảm, theo các điều tra dư luận mới đây, sau chiến thắng năm 2009 tại kỳ bầu cử quốc hội, với gần 15% số phiếu. Cựu chủ tịch đảng FSD Westerwelle đã làm hỏng rất nhiều hình ảnh của đảng, trên cương vị Ngoại trưởng Đức, với « tính cách hung hăng và thiếu nhạy cảm chính trị ».
                    Theo Le Figaro, ông Philipp Rösler có nhiều ưu điểm. Ông tỏ ra không phải là một người theo chủ trương « tự do » một cách giáo điều. Ông tự coi mình là một người « tự do – xã hội », có nghĩa là gần như một người chống lại trào lưu chính thống trong đảng này. Ông cũng công nhận rằng « sự đoàn kết liên đới là căn bản của chủ nghĩa tự do ». Trên cương vị bộ trưởng, Philipp Rösler đã điều hành bộ Y tế Đức với một cách thức hết sức thực tiễn, khiến cho bộ này gắn bó với xã hội hơn.
                    Nếu không có gì thay đổi, Philipp Rösler, nhà chính trị Đức gốc Việt sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FSD vào ngày 13 tháng 5 tại Rostock.
                    Theo RFI

                    Bộ trưởng gốc Việt làm Phó Thủ tướng Đức?


                    Ông Philipp Roesler được coi là ‘ngôi sao lên nhanh’ trong chính trị Đức

                    Hôm 5/4 đảng Tự do Dân chủ Đức (FDP) đã đề cử ông Philipp Roesler, người gốc Việt, làm lãnh tụ đảng hiện đang trong liên minh cầm quyền.
                    Như thế, sau nhiều ngày đồn đoán, ông Roesler, 38 tuổi đã thay thế ông Guido Westerwelle ở vị trí lãnh đạo FDP.
                    Hiện làm Bộ trưởng Y tế trong chính phủ Liên bang Đức ông Philipp Roesler có cơ hội làm Phó Thủ tướng, thay ông Westerwelle ở vị trí này trong chính phủ.
                    Ông Westerwelle đã từng nói ai thay ông lãnh đạo đảng thì sẽ làm phó thủ tướng nhưng việc này còn phải được cả liên minh cầm quyền chấp nhận.
                    Và dù điều này có xảy ra ông Westerwelle sẽ vẫn nắm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao.
                    Báo Đức nói điều chắc chắn là ông Roesler sẽ tiếp tục giữ chức Ḅộ trưởng Y tế.
                    Truyền thông Đức cũng gọi ông là “niềm tự hào của người Việt” và sự kiện ông lên làm bộ trưởng y tế liên bang hồi năm 2009 được không ít người gốc di dân tại Đức thấy vui mừng.
                    Tuy thế, ông Rosler, sinh năm 1973 ở Khánh Hưng, Sóc Trăng, Nam Việt Nam và được đón về làm con nuôi ở Đức từ nhỏ, còn phải được đại hội của FDP vào tháng 5 này thông qua để chính thức làm lãnh đạo đảng.
                    Về phía chính quyền, ông đang nắm trọng trách cải tổ hệ thống y tế công của Đức vốn bị phê phán là đắt đỏ và trì trệ.
                    Còn về vai tr̀o mới trong đảng, ông phải đoàn kết các phe phái và làm mới lại thông điệp thu hút giới trẻ và các cử tri theo xu hướng tự do ở Đức trong giai đoạn kinh tế nhiều thách thức.
                    Đảng của ông hiện trong liên minh cầm quyền với Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU), đảng của Nữ Thủ tướng Angela Merkel.
                    Đảng Tự do Dân chủ (FPD), vốn nhỏ hơn Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo nhưng được tiếng là ủng hộ doanh nghiệp và cởi m̉ở hơn về văn hóa.
                    Ông Guido Westerwelle là người đồng tính nam công khai đầu tiên nắm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao của Cộng hòa Liên bang Đức.
                    Với vai trò mới của ông Roesler, người gốc Á và gốc Việt đầu tiên giữ chức vụ cao cấp trong hệ thống chính trị Đức, nước đông dân và giàu có nhất Liên hiệp châu Âu, người ta hy vọng chính sách di dân của Đức sẽ mềm mỏng hơn.
                    Ông Roesler đã ủng hộ những cựu thuyền nhân tỵ nạn cộng sản tại Đức và gặp gỡ một số hội đoàn người gốc Việt ở châu Âu đấu tranh cho dân chủ.
                    Theo BBC


                    Nếu không có gì thay đổi, Philipp Roesler, nhà chính trị Đức gốc Việt sẽ chính thức nhậm chức Chủ tịch đảng FSD và trở thành Phó Thủ tướng Đức vào ngày 13 /5 tại Rostock. Philipp Roesler và vợ

                    Ông Philipp Roesler năm nay 38 tuổi. Mới 9 tháng tuổi, ông đã được cha mẹ nuôi người Đức nhận về từ một trại trẻ mồ côi tại Việt Nam.Thời thiếu niên của Roesler chủ yếu là quanh các trại lính ở Hamburg, Buckeburg và Hannover. Khi đang được đào tạo làm lính cứu thương trong quân đội, Philipp Roesler được miễn nghĩa vụ quân sự để đi học ngành y tại đại học y ở thành phố Hannover năm 19 tuổi. Ở trường học, Philipp Roesler được đánh giá là một cậu bé thông minh xuất chúng. Ông Philipp Roesler gia nhập đảng Tự do Dân chủ vào năm 1992. Năm 2000 ông trở thành Tổng Thư ký FDP tại bang Hạ Saxony và được bầu vào nghị viện bang Hạ Saxony năm 2003. Tháng 5/2005, ông trở thành thành viên ban lãnh đạo liên bang của FDP khi giành tới 95% số phiếu - mức phiếu cao nhất tại đại hội đó, trở thành người trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức đứng đầu cấp bang của một đảng. Tháng 5/2005, ông trở thành thành viên ban lãnh đạo liên bang của FDP khi giành tới 95% số phiếu - mức phiếu cao nhất tại đại hội đó, trở thành người trẻ tuổi nhất trong lịch sử nước Đức, đứng đầu cấp bang của một đảng. Tại đại hội đảng tháng 3/2006, Roesler được bầu làm chủ tịch FDP tại bang Hạ Saxony. Tháng 6/2007, Roesler một lần nữa được bầu làm thành viên lãnh đạo liên bang của FDP. Trong cuộc đàm phán liên minh nội các của hai đảng Dân chủ Thiên chúa giáo CDU và Dân chủ Tự do FDP sau cuộc bầu cử liên bang năm 2009, tên tuổi Dr. Philipp Roesler tỏa sáng và làm cho nữ Thủ tướng Angela Merkel chú ý, đề nghị ông tham gia trực tiếp nội các với chức vụ Bộ trưởng Y tế trong chính phủ tiểu bang Hạ Saxony, trở thành một trong những bộ trưởng trẻ nhất nước (36 tuổi) và cũng là người gốc Việt đầu tiên nắm một bộ cấp bang tại Đức. Trong cương vị của một Bộ trưởng Y tế từ năm 2009, Philipp Roesler sống một mình tại Berlin, một cách đơn giản, ngay chính tại văn phòng làm việc của ông. Vẫn sống ở Hanovre cùng hai con gái sinh đôi, vợ ông liên tục gửi ảnh và các đoạn băng video cho chồng. Báo chí nhận định ông Philipp Roesler có nhiều ưu điểm. Ông tỏ ra không phải là một người theo chủ trương tự do một cách giáo điều. Ông tự coi mình là một người tự do - xã hội, có nghĩa là gần như một người chống lại trào lưu chính thống trong đảng này. Ông cũng công nhận rằng sự đoàn kết liên đới là căn bản của chủ nghĩa tự do. Trên cương vị bộ trưởng, Philipp Rusler đã điều hành Bộ Y tế Đức với một cách thức hết sức thực tiễn, khiến cho bộ này gắn bó với xã hội hơn. Việc một người không phải gốc Đức được bỏ phiếu ủng hộ cũng chưa từng xảy ra tại Đức. Như vậy, ông Roesler đang viết lên trang sử đầu tiên trong lịch sử nước Đức về việc nắm giữ chức vụ trọng yếu này trong nội các của nữ Thủ tướng Dr. Angela Merkel.
                    Với tư cách Phó Thủ tướng Đức, ông Dr. Philipp Roesler sẽ trực tiếp điều khiển nội các Đức hai lần trong năm khi nữ Thủ tướng vắng mặt. Nằm trong thành phần lãnh đạo FDP, ông liên tục đấu tranh về những vấn đề liên quan nền tảng của đảng: ông muốn FDP đưa ra cương lĩnh rộng hơn và tập trung vào những vấn đề xã hội. Ông đã viết một tiểu luận với đầu đề khá khiêu khích là “Chúng ta thiếu gì?” để kêu gọi sự đoàn kết trong đảng. Theo Spiegel, dù không phải là người ăn to nói lớn nhưng Roesler là người rất kiên định với những gì đặt ra. Trả lời câu hỏi của tạp chí Stern rằng ông có bị bắt nạt khi còn nhỏ bởi nguồn gốc của mình hay không, Roesler nói rằng ông chưa từng gặp bất kỳ phiền toái nào bởi "người ta luôn nghĩ rằng người châu Á là các chuyên gia karate".
                    Phương Hà
                    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 16-04-2011, 02:49 AM.

                    Comment

                    • #25

                      Tạm dừng xem xét kỷ luật ông Nguyễn Văn Tâm

                      Ông Trịnh Việt Hồng, bí thư Đảng ủy khối các cơ quan cấp tỉnh Long An, cho biết Đảng ủy khối quyết định tạm dừng xem xét vụ kỷ luật ông Nguyễn Văn Tâm - nguyên đội trưởng đội quản lý thị trường (QLTT) số 5 Chi cục QLTT tỉnh Long An.
                      Trước đó, Sở Công thương Long An đã đề xuất kỷ luật cách chức chi ủy tiên chi bộ Chi cục QLTT tỉnh. Lý do là Đảng ủy khối chờ kết luận kiểm tra toàn diện tại Chi cục QLTT rồi sẽ xử lý luôn.
                      Theo ông Hồng, Đảng ủy khối đã quyết định kiểm tra toàn diện dấu hiệu vi phạm của đảng viên tại cơ quan này trong thời gian 90 ngày, bắt đầu từ tuần tới.
                      Một số dấu hiệu vi phạm sẽ được kiểm tra gồm: cán bộ QLTT “mượn” tiền của doanh nghiệp, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo đội QLTT số 3 chưa đúng quy định, cán bộ QLTT sang Campuchia đánh bạc...
                      Ông Đặng Văn Lớp, giám đốc Sở Công thương tỉnh Long An, cho biết sở đã bổ nhiệm ông Võ Thiện Ngộ (nguyên trưởng phòng quản lý thương mại Sở Công thương) giữ chức vụ chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh Long An thay ông Nguyễn Văn Minh đã được điều chuyển về sở trước đó.
                      Theo Tuổi trẻ

                      Comment

                      • #26

                        Hạt giống tốt, đem ra xứ người nở hoa. Để lại xứ mình hoá...cỏ dại.
                        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi HoaiVienPhuong;50755[SIZE=3
                        ][/SIZE]

                        Nếu không có gì thay đổi, Philipp Rösler, nhà chính trị Đức gốc Việt sẽ chính thức nhậm chức chủ tịch đảng FSD vào ngày 13 tháng 5 tại Rostock
                        Nhìn thử coi mặt mũi người ta phương phi, cốt cách. Nhìn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà xem, bản mặt thủ tướng nước mình như cái bùi nhùi. Nếu có đem dát vàng cẩn hột xoàn lên mặt thủ tướng chắc càng nham nhở hơn í.


                        Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 17-04-2011, 11:19 PM.

                        Comment

                        • #27

                          Hạt giống tốt, đem ra xứ người nở hoa. Để lại xứ mình hoá...cỏ dại.

                          Nhiều người Việt đã từng đặt câu hỏi: Nếu cậu bé mồ côi Phờ Rờ Lờ (Philipp Roesler) nổi tiếng này mà vẫn còn sống tại Việt Nam thì hôm nay sẽ ra sao? Xin đừng dùng chữ nếu ở xử sở của mình làm gì cho tội nghiệp. Với cái gốc mồ côi tứ cố vô thân cậu PH R L đó giỏi lắm cũng làm chủ được một tiệm sửa xe gắn máy bên đường quốc lộ cũng là vinh hạnh lắm rồi chứ sao có thể so bì được với GS Châu hay mấy cậu tre trẻ con ông cháu cha vừa đắc cử vào cổng đỏ "đỉnh cao trí tuệ" như vừa rồi.
                          Xin chúc mừng anh Philipp Roesler! Anh là hiện thân của hạt giống xứ tiên rồng đất Việt được cả thế giới trầm trồ, ngưỡng mộ! Chắc chắn ở dưới suối vàng, hương linh song thân của anh (nếu đã khuất) cũng lấy làm mãn nguyện lắm thay!

                          Bộ trưởng y tế Đức sinh ở Sóc Trăng
                          TT - Phóng viên Jurgen Damsch và Marc - André Russau của báo Bild (Đức) đã tìm về Sóc Trăng, nơi vị tân bộ trưởng y tế Đức gốc Việt Philipp Roesler, thành viên trẻ nhất (36 tuổi) trong nội các nhiệm kỳ 2 của Thủ tướng Angela Merkel, đã chào đời. Tuổi Trẻ lược dịch bài báo vừa công bố ngày 1-11. Phóng viên Tuổi Trẻ cũng tìm đến nơi được cho là từng nuôi dưỡng vị bộ trưởng Đức.



                          Đỗ Thị Suốn với tấm hình của tân Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler (ảnh chụp chiều 2-11). Ảnh: Duy Khang

                          Con đường tìm về quá khứ của Philipp Roesler rất nhọc nhằn. Tôi hít bụi, đinh tai nhức óc vì còi xe gắn máy, trời nóng oi bức phủ khắp người tôi một lớp mồ hôi.
                          Cảm ơn trời, tôi đã tìm thấy xơ
                          Từ TP.HCM, chiếc taxi của tôi chạy gập ghềnh bảy giờ trên những con đường đầy ổ gà của miền Nam Việt Nam, qua những hàng thức ăn và những ngôi nhà được che bằng lá dừa nước. Khoảng 11g trưa, Bình (34 tuổi), người phiên dịch của tôi, và tôi đến thành phố Sóc Trăng. Ông tân bộ trưởng y tế đã sinh ra ở đây 36 năm trước. Một đứa bé trai ngày ấy còn chưa mang tên Philipp đã được một cặp vợ chồng người Đức nhận làm con nuôi lúc mới 9 tháng tuổi.
                          Chúng tôi bước vào ngôi nhà thờ Công giáo ở số 190 Tôn Đức Thắng. “Ở đây có xơ Maria Martha và xơ Sylvia không?” - người phiên dịch của tôi hỏi người trông nom nhà thờ. Ông Roesler mới chỉ về Việt Nam một lần (theo lời thúc giục của vợ ông hồi năm 2006), đã nêu tên của hai xơ trong một cuộc phỏng vấn. Ông chưa từng đến thăm các xơ.
                          Người trông nom nhà thờ chỉ cho chúng tôi đến nơi cách đấy hai căn nhà nơi các xơ ở. Một phụ nữ già đi về phía chúng tôi. “Bà có biết các xơ ngày trước bây giờ ra sao không?”. “Xơ Sylvia qua đời rồi - bà nói - Chỉ còn tôi thôi, xơ Đỗ Thị Suốn”.
                          Còn xơ Maria Martha? Người phụ nữ già cười: “Đó chính là tôi, đó là tên thánh của tôi”.
                          Cảm ơn trời, cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy bà! Tôi kể về Philipp Roesler, người được nhận làm con nuôi trong tháng 11-1973 và bây giờ là một người đầy quyền lực ở Đức. Chúng tôi cho bà cụ 78 tuổi này xem một tấm ảnh của ông bộ trưởng. Bà cầm tấm ảnh gần như âu yếm trong đôi tay. “Philipp chắc chắn phải ở tại chỗ của chúng tôi - bà nói - Thời đó, xơ Sylvia và tôi đã chăm sóc nhiều trẻ mồ côi và tìm cha mẹ cho chúng thông qua Tổ chức Terre des Hommes. Đứa bé nào rồi cũng có người nhận. Phần lớn sang Pháp hay Mỹ, nhiều nhất cũng chỉ 30 trẻ sơ sinh sang Đức”.

                          Hình ảnh trên tờ Bild (Đức): gương mặt thời niên thiếu của Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler...Đó là một thời khó khăn
                          Chúng tôi đứng trước trại mồ côi thời ấy, một căn nhà màu vàng có cửa sổ trắng. “Chúng tôi chăm sóc trẻ ở đây - xơ Maria nói và giơ cao ngón tay run rẩy - Con trai ngủ ở tầng trệt, con gái ở lầu một”. Đó là một thời khó khăn, thời chiến tranh Việt Nam.
                          “Các bà mẹ chạy trốn từ những làng đang cháy đặt vào tay chúng tôi những đứa bé đang đói ăn của họ - xơ kể lại - Hoặc là những người lính mang đến cho chúng tôi những đứa bé sơ sinh mà họ tìm thấy được ở đâu đó”.
                          Ở đây, chỉ cách vài mét sau hàng rào, các xơ đã cố công nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi vì chiến tranh - ngay cả khi họ không thể cứu sống được tất cả.
                          “Mấy đứa bé nằm đầy trong phòng, nhiều đứa đau ốm, bị tiêu chảy, có giun sán hay viêm phổi - xơ Maria kể - Tất cả những gì mà chúng tôi có thể đem đến cho các cháu là một ít thức ăn, thỉnh thoảng có một ít thuốc men và tình thương của chúng tôi”.
                          Ngôi nhà của Hội đồng Chúa Quan Phòng ngày nay là một ký túc xá và một bệnh viện. Heo ụt ịt trong một cái chuồng nhỏ trong sân, chó chạy rông. “Chúng tôi ngày ấy nuôi heo và có một vườn rau - xơ Maria kể - Cho đến nay cũng vậy”.
                          Chúng tôi bước sang ngôi trường ở cạnh bên. Trên bàn ở cạnh cửa ra vào có một bình hoa giả màu vàng, bé gái tóc thắt bím cười khúc khích. Xơ Maria ngồi xuống. Xơ đã sang Pháp vài năm vào lúc 22 tuổi để học ngôn ngữ và nay là nhân chứng duy nhất từ thời Khánh Hưng để có thể kể lại về thời gian đó: “Xơ Sylvia bao giờ cũng tháp tùng theo những đứa bé về Sài Gòn đến các đại sứ quán để làm các thủ tục nhận con nuôi”.
                          Xơ Maria ở lại khi trẻ em được đưa lên Sài Gòn. “Tôi là cô giáo, phải dạy học” - bà nói, nhưng người ta có thể cảm nhận được lần từ biệt nào cũng gây nhiều cảm xúc cho bà. Bà lại nhìn vào tấm ảnh của Philipp Roesler: “Chúng tôi biết ở nơi khác những đứa bé này sẽ có cuộc sống tốt hơn”.
                          “Thành đạt và hạnh phúc” là điều duy nhất mà xơ Maria ước mong cho những đứa bé của xơ. “Tôi không còn muốn gì cho bản thân nữa - bà nói và cười - Hay là điều này - bà sực nhớ - Có lẽ là một điều rất nhỏ nhoi thôi: tôi có được phép giữ lại tấm hình của Philipp không?”.

                          ... và gia đình Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler
                          Về nơi nuôi dưỡng vị bộ trưởng

                          TT - Thời gian gần đây các phương tiện truyền thông cho rằng tân Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler sinh ra ở tỉnh Khánh Hòa. Nhưng mới đây hai nhà báo Đức đã sang Việt Nam, mang theo những thông tin từ khai sinh của chính vị bộ trưởng này với dòng chữ Khánh Hưng - Ba Xuyên.

                          Tối 2-11, chúng tôi đã tìm đến tu viện của Hội đồng Chúa Quan Phòng ở số 190 Tôn Đức Thắng, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) để tìm lại dấu tích của 36 năm trước. Tiếp chúng tôi là một cụ bà 78 tuổi còn rất minh mẫn. Bà là Đỗ Thị Suốn, tên thánh là Maria Martha.
                          Bà Suốn cho biết vài ngày trước có hai nhà báo Đức đến với một xấp hình ảnh của tân Bộ trưởng Y tế Đức Philipp Roesler. Hai nhà báo này tìm bà Maria Martha và bà Sylvia (tu sĩ Giang Thị Hương) nhưng hiện nay chỉ bà Suốn còn sống. Theo bà Suốn, năm 1973 tu viện của Hội đồng Chúa Quan Phòng Sóc Trăng nằm cạnh một con đường nhỏ đầy đá thuộc làng Khánh Hưng, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Ba Xuyên, nay là phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
                          Bà Suốn nhớ lại 36 năm trước ngày nào làng Khánh Hưng cũng vang rền tiếng súng. Nhiều đứa trẻ còn đỏ hỏn mới sinh ra đã được gửi vào tu viện bởi nhiều lý do như: gia đình nghèo khó, ly tán vì chạy loạn hoặc người thân chết hết. Những đứa trẻ gửi vào đa số đều không có khai sinh nên tu viện không biết các bé sinh ra ở đâu.
                          Thường là ở các huyện lân cận làng Khánh Hưng nên trong lúc chạy loạn ngang qua tu viện, người thân các bé chỉ vội hôn con rồi nhanh tay gửi cho các nữ tu sĩ mà chẳng kịp dặn dò lời nào. Cũng có trẻ có khai sinh nhưng đó là những đứa trẻ đã được vài ba tuổi, khai sinh đôi khi chỉ có tên mẹ hoặc tên cha, có khi là tên của chính người bồng bé vào gửi được các tu sĩ ghi lại ở phần cha hoặc mẹ trong khai sinh.
                          Do tu viện nhỏ, chỉ bảo bọc khoảng 50-60 trẻ nên lúc có quá nhiều trẻ được gửi vào, tu viện đã liên hệ với Tổ chức Terre des Hommes để đưa trẻ đi tìm cha mẹ nuôi. Khi có nhiều trẻ bị bệnh nặng thì tu viện liên hệ Tổ chức Hồng thập tự đưa lên Sài Gòn điều trị rồi tiến hành tìm cha mẹ nuôi.
                          Bà Suốn quê ở Long Xuyên, An Giang, sau một thời gian đi tu đã được phân công về Trường Chúa Quan Phòng dạy học bởi bà rất giỏi ngoại ngữ. Chính vốn ngoại ngữ này nên bà được hiệu trưởng là bà Giang Thị Hương mời tham dự những buổi tiếp xúc với những người nước ngoài làm việc cho Tổ chức Terre des Hommes để tìm cha mẹ nuôi cho những đứa trẻ đang được bảo bọc, nuôi dưỡng tại tu viện.
                          Khi ấy, bà Suốn thường làm việc, trao đổi với một phụ nữ người Úc tên Taylor để đưa trẻ đi làm con nuôi cho một số vợ chồng người nước ngoài. Bà Suốn nói nếu khai sinh của Philipp Roesler ghi Khánh Hưng - Ba Xuyên thì chắc rằng ông ấy đã được gửi vào tu viện nơi bà sống, bởi làng Khánh Hưng của tỉnh Ba Xuyên từ trước đến nay chỉ có một tu viện của Hội đồng Chúa Quan Phòng.
                          Hiện nay tu viện đã trở thành khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng, cạnh đó là Trường Chúa Quan Phòng nay cũng đã được chính quyền địa phương chuyển đổi thành Trường tiểu học phường 8, TP Sóc Trăng nhưng kiến trúc cổ xưa ngày nào vẫn còn hiện hữu.
                          DUY KHANG
                          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 18-04-2011, 07:29 PM.

                          Comment

                          • #28

                            Thanh tra giao thông gây tai nạn rồi bỏ chạy bị phạt hành chính
                            Vị đội phó thanh tra giao thông say xỉn lái ôtô gây tai nạn làm nhiều người bị thương nhưng không đưa nạn nhân đi cấp cứu, vừa bị phạt 6 triệu đồng, tước giấy phép lái xe hai tháng.
                            Chiều 18/4, trung tá Nguyễn Minh Hoàng, Phó Công an quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Quý (50 tuổi).
                            Theo quy định sau khi ra quyết định xử phạt hành chính, đơn vị xử phạt đã gửi công văn đến Sở Giao thông Vận tải thành phố Cần Thơ thông báo vụ việc để nơi đây có hình thức xử lý cán bộ vì ông Quý hiện là một Đội phó Đội thanh tra giao thông thuộc Sở này.
                            Hơn hai tháng trước, chiều 6/2 (mùng 4 Tết Tân Mão) ông Quý chạy xe trên quốc lộ 91 (địa bàn quận Ô Môn) đã đụng vào một xe máy làm 3 người trong một gia đình bị thương trong đó có cháu bé 8 tuổi. Sau khi gây tai nạn, ông Quý không dừng xe mà bỏ mặc nạn nhân cho người dân xung quanh đưa 3 người vào Bệnh viện Quân y 121 (Cần Thơ) cấp cứu. Trong đó, người đàn ông bị gãy xương sườn, người phụ nữ và cháu bé bị chấn thương đầu.
                            Trong lúc tháo chạy, xe ông Quý tiếp tục đụng vào xe đạp hất văng một phụ nữ xuống đường. Thấy ôtô gây tai nạn bỏ chạy người dân điện báo cảnh sát giao thông và lực lượng cơ động Công an quận Ô Môn đón lập biên bản, kiểm tra nồng độ cồn. Tuy nhiên, ông Quý lại có những lời lẽ khiếm nhã, không chịu hợp tác với cảnh sát.
                            Thiên Phước

                            Theo hồ sơ vụ việc, khoảng 17g ngày 4-2-2011, ông Quí lái ô tô bốn chỗ từ hướng Cần Thơ đi An Giang, đến đoạn quận Ô Môn thì va quẹt với một xe gắn máy cùng chiều khiến ông Nguyễn Văn Nàm té gãy một xương sườn, bà Tô Thị Oanh bị gãy tay và cháu Gia Hân bị chấn thương vùng đầu phải nằm viện 121 cấp cứu. Ông Quí không dừng xe mà tiếp tục bỏ chạy.
                            Sau khi nhận được tin báo, lực lượng CSGT đã chốt chặn nhưng không chặn được xe của ông Quí. Đến 19g cùng ngày, một người chạy honda ôm đến công an quận Ô Môn báo chính chiếc xe trên lại va quẹt với một xe đạp chạy cùng chiều theo hướng từ An Giang về Cần Thơ nhưng tiếp tục bỏ mặc nạn nhân.
                            Sau khi đón lỏng, lực lượng CSGT đã chặn được chiếc xe của ông Quí đang trên đường bỏ chạy. Lực lượng CSGT yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn nhưng ông Quí không chấp hành, không ký vào biên bản, có lời lẽ khiếm nhã và dọa thưa kiện lực lượng CSGT đang làm nhiệm vụ ra tòa.
                            Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3 (Sở GTVT thành phố Cần Thơ) lái xe trong tình trạng say xỉn, gây tai nạn rồi bỏ chạy.
                            Vào lúc 19 giờ ngày 4.2 (mùng 2 tết), người dân kinh hoàng khi nhìn thấy chiếc ô tô biển số 65A- 001.78 thực hiện màn “đánh võng” trên quốc lộ 91, đoạn thuộc địa phận P.Phước Thới, Q.Ô Môn, TP Cần Thơ. Trong khi nhiều người bất bình chạy theo la hét để phản đối, thì chiếc xe bất ngờ lao vào phía trong, hất văng một phụ nữ đang đi xe đạp xuống đường rồi tăng tốc bỏ chạy. Một số người đi đường thấy vậy đã dừng lại cứu giúp người phụ nữ trên, đồng thời điện thoại cho lực lượng CSGT nhờ can thiệp.
                            Lực lượng tuần tra phải rượt đuổi một đoạn đường dài mới bắt kịp chiếc xe trên. Tuy nhiên, khi ra hiệu lệnh dừng xe thì tài xế không chấp hành, lực lượng tuần tra phải gọi điện nhờ Cảnh sát 113 hỗ trợ mới khống chế được tài xế. Điều bất ngờ là khi lực lượng công an đưa chiếc ô tô trên về Công an quận Ô Môn để xử lý thì phát hiện cách đó hơn 1 giờ, chính chiếc ô tô này đã gây ra vụ tai nạn giao thông làm 3 người trọng thương rồi bỏ chạy.
                            Người điều khiển chiếc ô tô “quậy tưng” nêu trên là ông Lê Văn Quí, Đội phó Đội Thanh tra giao thông số 3 (Sở GTVT thành phố Cần Thơ). Theo Công an quận Ô Môn và lời tường trình của nhiều người dân chứng kiến vụ việc, thì trước đó ông Quí đã nhậu xỉn rồi lái ô tô theo hướng từ TP Cần Thơ về Ô Môn. Khoảng 17 giờ 45 phút, khi đến đoạn đường thuộc khu vực Bình Hòa A (P.Phước Thới, Q.Ô Môn) thì đụng vào phía sau mô tô 68M5-5406 đang lưu thông cùng chiều, do ông Nguyễn Văn Nàm (SN 1942, ngụ P.Rạch Sỏi, TP Rạch Giá, Kiên Giang) điều khiển, phía sau chở vợ ông và đứa cháu 8 tuổi. Vụ va chạm khiến chiếc mô tô ngã xuống đường, ông Nàm bị gãy xương sườn, vợ ông bị gãy tay và đứa bé bị chấn thương đầu, hiện đang được theo dõi tại Bệnh viện 121. Sau khi gây tai nạn, ông Quí lái xe bỏ chạy
                            .
                            Ông Quí khai nhận sau khi húc vào chiếc xe mô tô của ông Nàm, ông lái xe bỏ chạy vào khu vực thuộc Viện Lúa ĐBSCL (cách chỗ gây tai nạn vài km) để “lánh” sự truy tìm của lực lượng công an. Hơn 1 giờ sau, thấy tình hình đã “êm”, nên ông lái xe chạy ngược về hướng TP Cần Thơ. Tuy nhiên, do lúc đó ông vẫn chưa hết “xỉn” nên lái xe “đánh võng” và tiếp tục gây tại nạn, rồi tiếp tục bỏ chạy cho đến khi bị lực lượng CSGT rượt theo bắt giữ…
                            Mai Trâ


                            Bằng lái xe của thanh tra giao thông Lê Văn Quí và quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công an quận Ô Môn

                            Dân lên tiếng
                            -Là thanh tra giao thông mà lại chà đạp lên luật giao thông, coi thường tính mạng người khác, chống đối lại cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ, không hiểu ông này ăn lương nhà nước, khoác áo thanh tra để làm gì? Nếu trường hợp này mà không đưa ra truy tố trước pháp luật thì lại càng lạ. Chả lẽ vi phạm như vậy cứ vác tiền ra nộp phạt là xong ư? Thế thì luật còn gì là nghiêm.
                            -Là một đội phó Đội thanh tra giao thộng của tỉnh, ông Quý hiểu và nắm vững Luật giao thông nhưng lại cố tình vi phạm, xin nhắc lại là ông "đã cố tình vi phạm" mà lại vi phạm một cách dã man là gây tai nạn không cứu chữa mà bỏ chạy, lại còn chống người thi hành công vụ. Ông đã phạm một lúc nhiều tội danh của Bộ Luật hình sự. Đề nghị phải khởi tố mới đủ mức răn đe
                            Cán bộ, công chức nhà nước và niềm tin của dân
                            Đọc bài viết "Xử phạt thanh tra giao thông gây tai nạn bỏ chạy" tôi có vài suy nghĩ muốn chia sẻ với mọi người. Trước hết, tôi hoan nghênh tinh thần làm việc của công an quận Ô Môn. Trong tình huống đó (chặn bắt và xử lí ông Lê Văn Quí, Đội phó Đội thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông vận tải Cần Thơ) không ít người bỏ qua vì đó là “đồng nghiệp”, hay vì cả nể, hoặc bao che nhưng công an quận Ô Môn đã không làm như vậy.
                            Công an quận Ô Môn đã đứng trên quyền lợi của người dân và trách nhiệm của mình để chặn bắt và xử lí ông Lê Văn Quí. Đây là điều mà người dân muốn nghe và nhìn thấy nhiều nhất. Nếu so với việc “nhát tay” không dám xử lí những xe ben “ông nội” đi vào đường cấm ở Thành phố Hồ Chí Minh (Khó xử “hung thần” xe ben, Báo Tuổi trẻ ngày 13/4/2011) thì tinh thần và việc làm của công an quận Ô Môn càng đáng trân trọng và tuyên dương gấp bội.
                            Thứ hai, tôi muốn đề cập đến sự sa sút về đạo đức của một bộ phận cán bộ. Vụ thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt thuộc công an tỉnh Hậu Giang vẫn chưa làm nguôi ngoai trong lòng công chúng thì giờ đây lại xảy ra việc Đội phó Đội thanh tra giao thông thuộc Sở GTVT Cần Thơ gây tai nạn bỏ chạy, thậm chí là có thái độ không tốt đối với người đang thi hành công vụ. Và nhiều việc khác cũng đáng báo động.
                            Những người chức cao quyền trọng, gánh trên mình trọng trách giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo sự công bằng của pháp luật và xã hội thì lại ăn hối lộ làm sai lệch sự thật, bao che cho cái ác cái xấu, … vẫn hiện hữu. Có những việc đã được phát hiện và xử lí nhưng cũng có những việc còn tiềm ẩn.
                            Tất cả đều xuất phát từ đạo đức của chính những con người ấy. Họ được người dân trao trọn niềm tin và sự tín nhiệm nhưng lại không hoàn thành nhiệm vụ mà còn gây ra những sai phạm đáng trách. Vấn đề này các cơ quan ban ngành nhà nước nên có chấn chỉnh kịp thời và triệt để. Có như thế mới tạo được niềm tin nơi người dân. Xây dựng một đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh và tiến bộ không phải một cá nhân hay một tổ chức mà là sự chung tay của toàn xã hội, đặc biệt là người dân. Nhưng nếu niềm tin bị sứt mẻ thì khó lòng đòi hỏi người dân đóng góp 100% công sức vào việc xây dựng đất nước được.
                            Thứ ba là phải có những biện pháp xử lí kịp thời, minh bạch và nghiêm minh đối với những sai phạm của cán bộ. Đảng ta luôn thực hiện phương châm “phê bình và tự phê bình” trong công tác xây dựng và phát triển. Chính vì thế nên những hành vi sai phạm của cán bộ nên xử lí một cách nhanh nhất và nghiêm minh nhất. Tất nhiên để xử lí rõ ràng, chính xác cần có quá trình điều tra nhưng không được kéo dài. Sự kéo dài trong quá trình điều tra xử lí sẽ tạo tâm lí hoài nghi cho dân chúng. Điều đó sẽ làm mất niềm tin và sự tín nhiệm của dân đối với cán bộ, lãnh đạo.
                            Trong quá trình xử lí không được để yếu tố tình cảm xen vào, không được cả nể hay bao che. Sự minh bạch, nghiêm khắc sẽ làm người dân tin tưởng vào các cơ quan, ban ngành hơn. Đồng thời đối với những đối tượng sai phạm cũng là cách để họ đối diện với chính họ mà sửa sai. Ngược lại, chẳng những mất lòng dân mà còn vô tình hại chính những đối tượng sai phạm. Nếu xử lí không đủ “cứng” sẽ tạo nên sự chủ quan và chính những con người sai phạm ấy sẽ lại tiếp tục sai phạm. Ông bà ta từ ngàn xưa đã giáo dục con cháu như thế: “Thương cho roi cho vọt, Ghét cho ngọt cho bùi”. Vấn đề sau cùng là lòng tự trọng và ý thức của con người. Ngày tôi còn ngồi trên ghế nhà trường thầy cô đã dạy: muốn người khác tôn trọng mình thì mình phải tôn trọng mình trước đã.
                            Trong mỗi con người luôn có lòng tự trọng. Mình có ý thức tôn trọng chính mình và tôn trọng người khác thì sẽ không “lầm đường lỡ bước”. Một khi lòng tự trọng bị che khuất bởi quyền lực và tiền bạc thì con người sẽ rất đáng sợ. Tôi luôn nhủ với mình rằng “đừng bao giờ có lỗi với lương tâm cũng như xã hội”. Tất nhiên, con người không sao tránh khỏi những sai phạm nhưng đã sai thì phải sửa. Chấp nhận bị xử lí cũng là cách khắc phục sai lầm. Nhưng hãy giữ mình trước đã chứ đừng để sai lầm rồi mới sửa. Vì sai lầm nào cũng phải trả giá, thậm chí có những cái giá rất đắt. Đồng tiền và quyền lực rất dễ đánh cắp lòng tự trọng và ý thức của con người nên ta phải biết cảnh giác, nhất là những cán bộ, những người có trọng trách rất lớn mà người dân đã đặt niềm tin.
                            Nguyễn Văn Bình
                            Xử phạt thanh tra giao thông gây tai nạn bỏ chạy

                            "Thượng bất chính, hạ tất loạn"

                            Công lý nào cân mà thấy lệch
                            Không tin cứ hỏi đám bàn dân
                            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 19-04-2011, 02:07 AM.

                            Comment

                            • #29

                              Một chữ ký sai, hai cái chết uất

                              Một chữ ký sai, hai cái chết uất

                              Vay vốn ngân hàng thông qua “cò” và ký nhận số tiền trong hợp đồng vay cao hơn thực tế, khoảng 50 hộ dân tại Đắk Lắk không ngờ rằng đã sụp bẫy, gánh nợ giùm “cò”. Hai trong số các nạn nhân nói trên đã tìm đến cái chết vì quá uất ức.

                              Thư tuyệt mệnh của chị Phúc và anh Hậu (trích) - Ảnh: TRUNG TÂN
                              Từ khoảng năm 2008, nhiều người cần vay tiền ngân hàng làm ăn đã đồn nhau đến gặp “cò” Nguyễn Thị Hoa (40 tuổi, trú 97 Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) để vay vốn được nhanh chóng, dễ dàng. Vì có mối quan hệ với cán bộ tín dụng chi nhánh Tân Lợi của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) nên “cò” Hoa làm các thủ tục vay rất nhanh.
                              Hai lá thư tuyệt mệnh
                              Trung tuần tháng 4, chúng tôi đã tìm đến nhà anh Nguyễn Hậu và chị Đào Thị Phúc ở buôn Sang B, xã Ea H’Đinh, Cư M’Gar (Đắk Lắk). Đôi vợ chồng trẻ này là nạn nhân của cái bẫy vay vốn, đã lần lượt tự tử chết. Hai con nhỏ của anh chị đứa lớn bảy tuổi gửi bên nội, đứa út hai tuổi phải gửi ở nhà bà ngoại.
                              Người nhà của họ kể lại khoảng giữa năm 2008, cần tiền mua rẫy để phát triển kinh tế, đôi vợ chồng trẻ tìm đến “cò” Hoa nhờ vay giúp 110 triệu đồng. Bà Hoa đồng ý với điều kiện anh Hậu - chị Phúc phải trích cho bà hoa hồng 10% và cho vay ké thêm 90 triệu đồng. Thủ tục vay số tiền 200 triệu đồng hoàn tất rất nhanh. Thế nhưng khi đến lấy tiền thì bà Hoa chỉ đưa cho họ 80 triệu đồng vì 30 triệu đồng là “chi phí hoa hồng” và tiền lãi trước ba tháng, 90 triệu là bà Hoa vay ké.
                              Cuối năm 2009, đến hẹn trả nợ bà Hoa đã khất lần không chịu trả, trong khi đó ngân hàng thúc ép anh Hậu - chị Phúc nếu không trả nợ sẽ bị phạt 150% tiền lãi. Chị Phúc đã treo cổ tự tử vào tháng 8-2010. Đau đớn vì mất vợ và gánh nặng ngân hàng còn đó mà “cò” Hoa vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, anh Hậu đã tìm đến cái chết ngày 3-4-2011.
                              Mẹ của chị Phúc, bà Trần Thị Truyền, cho biết: “Vài ngày trước khi Hậu đi, nó còn lên động viên tui cứ bình tâm sống và trả nợ lần. Rồi pháp luật người ta cũng phải bắt bà Hoa chịu trả nợ cho mình nên má đừng lo quá (bà Truyền cũng bị bà Hoa lừa vay 400 triệu đồng - NV). Riêng con phải sống để nuôi hai cháu và xem bà Hoa chịu tội ra sao. Chiều hôm trước ngày nó đi, nó lên thăm tui, thăm con và còn rất vui vẻ cơ mà, tui thật không ngờ...”.
                              Trong lá thư tuyệt mệnh để lại, anh Hậu viết: “...Nếu như sự ra đi của con mà làm lay động được, chính quyền giúp đỡ mà bà Hoa trả tiền thì hai má hãy lấy số tiền đó nuôi giùm hai cháu cho nó nên người...”.
                              Bức thư tuyệt mệnh của chị Phúc cũng viết: “... Nay em quyết định ra đi để tìm riêng cho mình một lối thoát. Trên cõi vĩnh hằng con sẽ phù hộ cho mẹ và anh cùng hai con, hai em nhỏ dại chứ em có sống làm cả đời cũng không trả nổi món nợ vay của ngân hàng về món tiền mà bà Hoa đã lừa lấy mất. Còn kiện thưa thì luật pháp mấy ai tin. Đã gửi đơn đi đủ cả các nơi. Từ tháng 12 năm 2009 (chị Phúc viết nhầm là 2000 - NV) đến bây giờ họ có xử đâu...”.

                              Con trai vợ chồng anh Hậu - chị Phúc - Ảnh: Tr.Tân
                              Bút sa... mang nợ!
                              Bà Truyền cho biết: “Do bà Hoa có quen biết em gái tôi (bà Quý, cũng là một nạn nhân của bà Hoa - NV) nên tôi có nhờ bà Hoa vay tiền bằng sổ đỏ nhà mình. Tôi chỉ định vay 100 triệu đồng nhưng bà Hoa nói cho bà Hoa vay thêm 100 triệu nữa nên tôi cũng ký nhận giùm. Bà Hoa lại nói vì đang cần tiền nên nhờ tôi mượn sổ đỏ ba tôi (đã 82 tuổi) để vay thêm 200 triệu với lời hứa sẽ trả cả gốc lẫn lãi khi đến hẹn trả nợ ngân hàng.
                              Ban đầu thấy bà Hoa thật tình nên tôi đã ngây thơ ký giấy vay nợ ngân hàng thế chấp cả hai sổ đỏ trên để cho bà Hoa mượn tiền. Chưa hết, bà Hoa còn nói vì cần tiền nên nhờ tôi và em gái giới thiệu đến nhà hàng xóm vay tiền. Hai bên giao dịch với nhau xong, ngày giao tiền bà Hoa nói đang bận nên không vào được, nhờ một người khác vào nhận thay và nhờ tôi ký nhận với hàng xóm giùm.
                              Nay bà Hoa đã bị đổ nợ, ngân hàng cứ đến đòi nợ chúng tôi suốt, khoản lãi của 400 triệu đồng gia đình tôi cũng phải gánh. Nhà hàng xóm giao tiền cho bà Hoa nhưng vì có chữ ký của tôi nên bây giờ cũng quay ra kiện tôi, đòi tôi trả nợ!”.
                              Ngoài những người vừa kể trên còn có gần 50 hộ dân ở xã Hòa Thắng (địa bàn cư trú của bà Hoa) và xã Ea H’Đinh, Cư M’Gar cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
                              Chính vì tự làm thủ tục vay từ A đến Z nên bà Hoa mới dễ dàng vay ké bằng cách điền số tiền vay vào khế ước cao hơn nhiều so với số tiền người muốn vay đã ký khống. Ví dụ bà Trần Thị Quý vay 500 triệu đồng nhưng bà Hoa ghi 800 triệu, bà Trần Thị Huệ vay 200 triệu nhưng bà Hoa ghi 300 triệu đồng...
                              Khi bị nhiều người khiếu kiện đến cơ quan chức năng, nhằm xoa dịu cơn giận dữ của các con nợ, bà Hoa viết hàng chục giấy nhận số tiền đã tự ý vay ké, từ vài chục, vài trăm triệu đến cả tỉ đồng.
                              Ngân hàng ôm nợ khó đòi
                              Theo báo cáo của giám đốc Agribank Đắk Lắk gửi cấp trên, riêng số hợp đồng do cán bộ tín dụng Nguyễn Văn Nhân cho vay có liên quan tới bà Nguyễn Thị Hoa lên tới 166 món, dư nợ 49 tỉ đồng, trong đó nợ khó đòi khoảng 23 tỉ. Hiện tổ thu nợ của ngân hàng đã thu về được khoảng 7 tỉ đồng!
                              Ông Nguyễn Khánh - trưởng phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ Agribank Đắk Lắk - cho biết: “Hiện chưa thể xác định được những người vay bị bà Hoa lừa để vay ké hay thông đồng với bà Hoa, nhưng tại nhiều hồ sơ vay vốn có chữ ký của họ nên chúng tôi phải tiếp tục đòi nợ. Riêng một giám đốc và trưởng phòng tín dụng chi nhánh Tân Lợi đã bị cách chức và kỷ luật về mặt Đảng, chuyển về tổ thu nợ của ngân hàng để khắc phục hậu quả.
                              Đối với trường hợp đau lòng của hai khách hàng là anh Hậu và chị Phúc, vừa qua ngân hàng đã cử người đến viếng và lập sổ tiết kiệm 10 triệu đồng cho hai cháu nhỏ. Giám đốc chi nhánh cũng đang lập tờ trình gửi Agribank để xin khoanh hoặc xóa nợ cho trường hợp này vì chúng tôi xét thấy hoàn cảnh gia đình này quá khó khăn và éo le. Hai con của anh chị này còn quá nhỏ”.
                              Diễn tiến vụ án...
                              * Cuối năm 2009, khoảng 50 hộ dân ở xã Hòa Thắng, ngoại thành TP Buôn Ma Thuột và xã Ea H’Đinh, huyện Cư M’Gar, tỉnh Đắk Lắk đã gửi hàng nghìn lá đơn kêu cứu, khiếu nại, tố cáo về hành vi lừa đảo của bà Nguyễn Thị Hoa.
                              * Ngày 15-12-2009, tại trụ sở công an thành phố, bà Hoa viết giấy cam kết sẽ cùng các hộ này trả đủ lãi và gốc số tiền vay ké khi đến hạn trả ngân hàng...
                              * Tháng 5-2010, cơ quan CSĐT công an tỉnh bắt đầu thụ lý đơn thư của 54 cá nhân tố cáo bà Nguyễn Thị Hoa có hành vi lừa đảo chiếm đoạt khoảng 30 tỉ đồng.
                              * Uất ức vì bị “cò” Hoa lừa tiền, khiếu kiện khắp nơi mãi không được, ngày 29-8-2010 chị Đào Thị Phúc đã bỏ nhà đi, để lại bức thư tuyệt mệnh. Hai hôm sau người nhà tìm thấy thi thể chị Phúc đang trong tư thế treo cổ.
                              * Ngày 10-11-2010, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hoa về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì bà Hoa đang có thai, cơ quan CSĐT cho phép gia đình bảo lãnh tại ngoại.
                              * Ngày 12-11-2010, Agribank Đắk Lắk miễn nhiệm chức danh giám đốc phòng giao dịch đối với ông Trần Văn Lâm và tổ trưởng tổ tín dụng với ông Nguyễn Văn Nhân, chuyển về làm nhân viên ở tổ thu hồi vốn.
                              * Ngày 3-4-2011, anh Nguyễn Hậu (chồng chị Phúc) cũng bỏ nhà đi và để lại thư tuyệt mệnh. Ngày 5-4, người nhà vớt được thi thể anh từ dưới giếng tại một chòi rẫy nhà hàng xóm.
                              10g sáng 18-4, chúng tôi đến nhà vợ chồng bà Nguyễn Thị Hoa và ông Tôn Thất Vinh tại địa chỉ 97 Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Đó là hai căn nhà liền nhau có biển “Cửa hàng thiết bị điện Hữu Lộc và Thế giới game Hữu Lộc”. Người làm ở hai quán này đều xác nhận vợ chồng ông Vinh - bà Hoa đã đi Sài Gòn mấy hôm nay để chờ sinh em bé.
                              Trả lời qua điện thoại, ông Nguyễn Hồng Kỳ, phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk, cho biết ngày 8-4 viện đã nhận kết quả siêu âm của khoa sản Bệnh viện Đa khoa Đắk Lắk xác nhận bị can Nguyễn Thị Hoa đang có thai tới tuần 34-35, sắp sinh, nên viện không phê chuẩn yêu cầu của cơ quan công an lệnh bắt tạm giam đối với bà Hoa.
                              Khi được hỏi tại sao để bà Hoa đi khỏi nơi cư trú vào ngày 1-4 thì ông Kỳ cho hay biện pháp ngăn chặn của công an là “bảo lãnh” chứ không “cấm đi khỏi nơi cứ trú”.
                              Ngày 18-4, khi chúng tôi đến Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đắk Lắk để trao đổi thêm một số vấn đề như: “Tại sao ông Tôn Thất Vinh cũng là đối tượng bị nhiều người khiếu kiện có liên quan đến việc lừa đảo lại đủ tư cách bảo lãnh bà Hoa, trái với quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, các cán bộ ngân hàng thuộc phòng giao dịch Tân Lợi liên quan đến vụ án này có được điều tra hay không...” thì ông Nguyễn Hồng Kỳ cho biết theo chỉ đạo của viện trưởng là không trả lời bất cứ câu hỏi nào của báo chí nữa.

                              Ngôi nhà của vợ chồng bà Hoa tại TP Buôn Ma Thuột - Ảnh: TR.TÂN

                              Viet Bao (Theo TTO)

                              Comment

                              • #30

                                QUAN THAM
                                Sinh ra cái nghiệp làm quan
                                Thường đi kèm với tiếng tham - thói đời
                                Quan tham quan nhũng quan tồi
                                Quan vơ quan vét quan hôi của tiền
                                Quan mà chân chính thanh liêm
                                Làm sao có được lắm tiền nhiều xe?
                                Quan thường kéo phái kéo bè
                                Dễ bề vơ vét bao che tội tình

                                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-04-2011, 12:15 AM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom