• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

    Các bạn thân mến,
    Tình trạng công an lạm quyền, lộng hành, đánh người và giết người đã và đang làm nhân dân cả nước cực kỳ bức xúc. Một số bạn đọc đã đề nghị mở ra một mục đóng góp tin tức để các bạn khắp nơi cung cấp dữ kiện về những sai trái của công an mà mỗi người chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một đề nghị hợp lý, đúng lúc và cần thiết và mong mỏi các bạn cùng hưởng ứng.

    Hậu Giang: Phó phòng CSGT đánh tài xế

    Công an TP Cần Thơ cũng đang làm rõ việc người này dọa lấy súng “xử” một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22-3 đưa tin: Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái (tài xế taxi Mai Linh - Chi nhánh Cần Thơ) bị một hành khách tên Thắng đánh bằng dây thắt lưng vào đầu, tay và lưng làm chảy máu phải nhập viện.
    Nguyên nhân là do anh Thái không chịu vượt đèn đỏ theo yêu cầu của vị khách này.
    Ngay sau đó, ban giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã tiến hành xác minh, xác định người hành hung tài xế Thái là Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang.
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết sáng 22-3, Phòng Tổ chức và Thanh tra Công an tỉnh đến tận nơi xác minh vụ việc để ban giám đốc nắm và báo cáo lại Bộ Công an.

    Vết đầu dây thắt lưng đánh vào lưng và vết đánh vào mặt anh Thái vẫn còn hằn rõ. Ảnh: GIA TUỆ
    Theo Đại tá Bào, trước mắt Chi bộ Phòng CSGT yêu cầu Thiếu tá Thắng làm tường trình kiểm điểm. Sau khi có kết quả làm việc của Thanh tra và Phòng Tổ chức sẽ đối chiếu với tường trình của Thiếu tá Thắng để có hướng xử lý.
    Theo dư luận thắc mắc Thiếu tá Thắng là con của giám đốc công an tỉnh, liệu có nể tình trong xử lý? Đại tá Bùi Hoàng Bào khẳng định: “Ở gia đình là tình cha con, về mặt cơ quan tôi là thủ trưởng. Quan điểm của tôi nếu đã sai thì phải trị tương ứng với vi phạm, không có chuyện dung túng, bao che. Vụ này, ban giám đốc thống nhất giao cho phó giám đốc công an tỉnh kiêm phó bí thư Đảng bộ trực tiếp xử lý”.
    Trong ngày 22-3, Công an quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cung cấp thông tin bước đầu với Công an tỉnh Hậu Giang liên quan đến sai phạm của Thiếu tá Thắng.
    Ngoài ra, Phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ cũng đang đề nghị cán bộ, chiến sĩ CSGT trạm cửa ô Hưng Phú tường trình về việc Thiếu tá Thắng có lời lẽ hăm dọa tổ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Cụ thể, khi thấy anh Thái bị ông Thắng đánh, lực lượng CSGt trạm cửa ô Hưng Phú (TP Cần Thơ) đã can thiệp. Ông Thắng đã dọa một chiến sĩ ở trạm: “Mày phải quỳ lạy tao, nếu không tao sẽ dùng súng bắn”. Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đang nắm lại vụ việc để có văn bản kiến nghị lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang kiểm điểm Thiếu tá Thắng”.
    Tài xế Đỗ Quốc Thái cho biết anh bị ông Thắng dùng dây thắt lưng đánh vào đầu, tay và lưng. Đầu khuy gài của thắt lưng làm anh chảy máu đầu, bị thương ở ngón trỏ tay trái, trầy xước cánh tay phải và nhiều vết thương ở lưng. Cũng theo anh Thái, ngày 21-3, vợ của Thiếu tá Thắng có gặp anh thăm hỏi, thương lượng bồi thường chi phí thuốc men, thu nhập cho những ngày nghỉ không chạy xe. Anh Thái cho biết đến nay cơ quan công an chưa làm việc với anh, chỉ có lãnh đạo công ty thăm hỏi về sự việc.
    GIA TUỆ
    Vụ thiếu tá CSGT đánh tài xế taxi Mai Linh ở Cần Thơ:
    Chửi bới, hăm doạ đồng nghiệp
    Sáng 23.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.Cần Thơ cho biết, vào đêm xảy ra vụ việc thiếu tá Bùi Minh Thắng - Phó phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang - đánh anh Đỗ Quốc Thái - tài xế taxi Mai Linh - anh Thắng còn có thái độ không tốt và đe doạ dùng súng bắn một chiến sĩ CSGT thuộc trạm CSGT đóng tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
    Theo tường trình, anh Nguyễn Quốc Doanh - người bị thiếu tá Thắng đe dọa dùng súng bắn - cho biết: Lúc 20h20 ngày 20.3, tôi và đồng chí Nguyễn Triều Đông (thượng úy, công tác cùng trạm - PV) đang xem tivi trong trạm thì có mấy người dân vào báo có vụ đánh nhau giữa khách đi xe taxi và tài xế lái xe taxi. Lúc đó tôi và đồng chí Đông đi ra ngoài. Đồng chí Đông ra trước lại chỗ người đi xe taxi nói vào trong trạm rửa tay chân, mặt mũi đi vì bị dính nhiều máu trên người. Lúc vào gần đến cổng trạm tôi mới đi ra.
    Đồng chí Đông nói anh này là anh Thắng con chú Sáu Bào (Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang - PV). Lúc đó anh Thắng đang quay lưng lại phía tôi nhìn tìm người tài xế taxi. Tôi mới nói: Anh vào trạm rửa mặt mũi đi, dính đầy máu trên mặt kìa. Anh Thắng quay lại thấy tôi nói: Nãy giờ mày với tao vật lộn ngoài đống cát, mày đánh tao quá trời. Tôi mới nói: Anh xỉn quá trời rồi, vô trạm rửa mặt đi. Nãy giờ em ở trong trạm mới ra tới ngoài này có biết anh với ai đánh lộn đâu mà anh nói em đánh anh.
    Anh Thắng mới nói: (văng tục - PV), tao không biết, nãy giờ mày đạp vô mặt tao, đánh tao tùm lum hết. Tôi nói: Anh nói cho đàng hoàng đi, tôi mới ra tới cửa trạm thì anh Đông dẫn anh vô tới nơi rồi làm sao tôi đánh anh được. Anh Thắng quay lại đòi đánh tôi, rồi nói: Tao không biết mày là ai. Mày quỳ gối xuống đây xin lỗi tao liền, không thôi mai mày có xin lỗi, tao cũng bắn chết mẹ mày. Sau đó tôi bỏ vào trong trạm. Anh Thắng đi vô thấy tôi liền nói: Không xin lỗi thì tao bắn chết mẹ mày luôn. Anh còn lấy điện thoại ra điện cho ai đó nói: Mày mang súng lại chốt giao thông đi tao bắn chết mẹ nó. Sau đó tôi bỏ vào trong phòng thì vợ anh lại chở anh về.
    Liên quan đến sự việc này, thượng úy Nguyễn Triều Đông xác nhận rằng: Lúc tôi và đồng chí Doanh mới ra trước cửa nhìn thì thấy hai bên đánh nhau xong rồi. Lúc đó tôi đi lại chỗ hai bên đánh nhau thì được biết người đang đánh nhau là anh Thắng và tôi yêu cầu anh Thắng vào trạm để rửa tay chân và kêu tài xế taxi lại công an phường trình báo. Lúc tôi và anh Thắng đi vào trạm thì đồng chí Doanh đi ra và tôi nói cho đồng chí Doanh biết đó là anh Thắng con chú Sáu Bào.
    Khi anh Thắng gặp đồng chí Doanh thì anh Thắng chửi đồng chí Doanh và nói là đồng chí Doanh đánh và vật lộn với anh nãy giờ ngoài đống cát. Lúc đó tôi can hai người ra và thấy anh Thắng điện thoại cho ai đó. Anh Thắng không chỉ chửi, muốn đánh mà còn đòi lấy súng bắn đồng chí Doanh và còn bắt đồng chí Doanh quỳ xuống xin lỗi.
    Liên quan đến vụ việc này, chiều ngày 22.3, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu thiếu tá Thắng viết bản tường trình lại sự việc. Còn anh Đỗ Quốc Thái cho biết, có một phụ nữ tự xưng là vợ anh Thắng gọi điện thoại và trực tiếp đến gặp anh xin lỗi. Đối với các khoản tiền đã chi ra để điều trị vết thương, mất thu nhập phía anh Thắng sẽ chịu toàn bộ. Lãnh đạo chi nhánh taxi Mai Linh tại Cần Thơ cũng có thăm hỏi động viên anh và khuyên anh nên giải quyết một cách ổn thỏa trên tinh thần hòa giải.
    Link

    Thật không thể tin nổi hành động vô văn hóa của một cán bộ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo CAGT lại gây ra mất trật tự an ninh giao thông và có hành vi của một kẻ côn đồ. Thiết nghĩ nếu còn những người này trong bộ phận lãnh đạo chắc không biết trật tự giao thông ở Hậu Giang thế nào? và rồi sẽ bao nhiêu vụ việc mà từ trước đến giờ cán bộ này đã dùng chức vụ quyền hạn của chính mình để xử lý vụ việc. Hành động này đã làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông của người Việt Nam. Không biết cán bộ này sau khi xảy ra vụ việc có cảm thấy xấu hổ và tự mình rời khỏi cương vị đó làm phó thường dân cho xong hay vẫn được trọng dụng để thay một tay che trời hành đạo. Thật đáng xấu hổ!
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-03-2011, 01:17 AM.
    Similar Threads
  • #2

    VỤ THIẾU TÁ CSGT ĐÁNH TÀI XẾ TAXI

    Thiếu tá Thắng có dọa dùng súng “xử” đồng đội
    (PL)- Liên quan đến vụ Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Phòng CSGT đường bộ-đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang, đánh anh Đỗ Quốc Thái - tài xế taxi Mai Linh, anh Nguyễn Quốc Doanh, chiến sĩ CSGT Trạm CSGT cửa ô Hưng Phú (TP Cần Thơ) đã có tường trình vụ việc.
    Theo anh Doanh, khi nghe tin báo có vụ đánh nhau giữa khách và tài xế xe taxi, anh và Thượng úy Nguyễn Triều Đông liền ra ngoài giải quyết. Thượng úy Đông nhận diện Thiếu tá Thắng nên nói: “Anh vào trạm rửa mặt mũi đi, dính đầy máu trên mặt kìa”. Tuy nhiên, ông Thắng lại nhìn nhầm anh Doanh là người đánh mình và nói: “Nãy giờ mày với tao vật lộn ngoài đống cát, mày đánh tao quá trời”. Mặc dù anh Doanh nhiều lần giải thích nhưng ông Thắng cứ đòi đánh rồi dọa: “Tao không biết mày là ai. Mày quỳ gối xuống đây xin lỗi tao liền không thôi mai mày có xin lỗi tao cũng bắn chết mẹ mày”.
    Thượng úy Đông xác nhận anh Doanh bị Thiếu tá Thắng mắng chửi, dọa đánh và đòi lấy súng bắn, bắt anh Doanh quỳ xuống xin lỗi.
    24/03/2011 - 12:58 AM
    Thiếu tá Thắng từng "quậy" nhiều lần?

    (NLĐO)- Thiếu tá Bùi Minh Thắng, người ra tay đánh tài xế taxi Mai Linh vì không chịu vượt đèn đỏ là con trai của Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang.
    Ban Giám đốc Công an TP Cần Thơ đã có công văn chuyển lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang điều tra giải quyết vụ Thiếu tá Bùi Minh Thắng (Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Hậu Giang) đánh tài xế taxi Mai Linh do tài xế này không chịu… vượt đèn đỏ. Đó là tin từ Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP Cần Thơ cho biết hôm 23-3.
    Cùng ngày, Trưởng phòng công tác cán bộ và Chánh thanh tra Công an tỉnh Hậu Giang cũng đã đến Công an TP Cần Thơ xác minh vụ việc.
    Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái, tài xế hãng taxi Mai Linh (Chi nhánh Cần Thơ) chở ông Thắng từ đường Lê Lợi (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) về Khu dân cư 586 (thuộc quận Cái Răng).
    Trên đường đi, ông Thắng yêu cầu anh Thái điều khiển xe vượt đèn đỏ nhiều lần nhưng anh Thái không đồng ý. Vì vậy, ông Thắng đã dùng dây thắt lưng đánh vào đầu, tay, lưng của anh Thái khiến anh phải nhập viện.
    Sau đó, lực lượng CGST tuần tra tại vòng xoay cầu Cần Thơ can thiệp và đưa 2 người vào Trạm CSGT Cửa Ô - Hưng Phú (thuộc Phòng CSGT Công an TP Cần Thơ).
    Tại đây, ông Thắng đã dùng những lời lẽ khiếm nhã để chửi bới tài xế và các cán bộ CSGT. Thậm chí, ông Thắng còn buộc một chiến sĩ CSGT phải… quỳ gối trước mặt mình nếu không sẽ bị ông ta bắn.
    Một cán bộ CSGT Trạm Cửa Ô, bức xúc: “Vì biết ông Thắng là đồng nghiệp nên chúng tôi mời về trạm thay áo (áo dính máu) và chờ người nhà đến đưa về. Thế nhưng ông ấy lại tỏ thái độ thiếu tôn trọng đối với chính đồng nghiệp của mình”.
    Được biết, Thiếu tá Thắng là con trai của Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang. Ông Thắng vừa mới nhận chức vụ phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang cách nay không lâu.
    Khi còn là cán bộ CSGT, ông Thắng đã nhiều lần “quậy” ở những nơi ăn nhậu. Trong đó có vụ ông Thắng dùng súng đe dọa người khác tại vũ trường X.O (TP Cần Thơ) cách nay không lâu khiến dư luận bất bình, tuy nhiên vụ việc nhanh chóng rơi vào im lặng

    Rồi thì cũng sẽ chìm xuồng nữa thôi. Cao lắm là ra quyết định khiển trách, xin lỗi thế là xong
    Ông Trời con này cũng thật quá đáng. Cha là công an, con cũng là công an, phải hiểu luật chứ? Đằng này là CSGT mà vi phạm luật giao thông, còn đánh người nữa ... vậy Thiếu tá Bùi Minh Thắng phải được Đại tá Bùi Hoàng Bào dạy lại thôi
    Tôi hy vọng vụ này không tiếp tục chìm xuồng. Phải xử cho đến nơi đến chốn. Mà không biết ai có khả năng xử vụ này
    Viên thiếu tá này có tính cách khá giống quý tử con trai vị lãnh đạo ở một huyện Bình Dương trong vụ “cảnh sát múa kiếm” không lâu ở sân bay Đà Nẵng. Đã quậy nhiều lần với tầm cỡ quậy như thế ấy vậy mà mới đây lại được cất nhắc lên làm phó trưởng Phòng CSGT đường bộ, đường sắt thì tức cười quá. Dưới cái ô của thân phụ là Giám đốc Sở CA có khác. Chuyện như vầy không biết lãnh đạo Bộ Công an có biết không? Theo tôi, lãnh đạo Bộ CA cần có ý kiến với lãnh đạo CA Hậu Giang dù vị Giám đốc là cha đẻ viên thiếu tá này. Đừng để vụ này “đâu vào đấy”, nhân dân cười chê cho
    Nội dung không tìm thấy hoặc không tồn tại.
    (Ông kẹ Đỗ Hoài Phương Minh của tỉnh Bình Dương vừa qua "nổi tiếng" khắp các báo vì vụ "múa kiếm" ở sân bay Đà Nẵng, sắp tới sẽ được đưa vào vở kịch Nhân danh công lý của sân khấu Phú Nhuận TP.HCM.)

    Ngày 11.8.2007, thiếu uý Đỗ Hoàng Phương Minh (trái, Công an Bình Dương) sau khi rút kiếm tấn công các nhân viên an ninh sân bay Đà Nẵng, đã có thái độ bất hợp tác tại cơ quan công an khiến dư luận bức xúc. Ảnh: VNN
    "Con quan thì lại làm quan, Dân đen vẫn mãi là dân đen mà thôi"

    "Một tay không che nổi bầu trời"
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 29-03-2011, 06:20 PM.

    Comment

    • #3

      Cái thằng công an hai lúa đó mà nhằm nhò gì, tội của nó là nhậu nhẹt rồi gây mất trật tự thôi, nói thiệt nha tội của nó so với cái thằng đồng nghiệp của nó ở Hà Nội thì chẳng thấm vào đâu, bộ bà con hổng biết sao? nè đọc kỹ thông tin này đi:

      Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đã dùng dùi cui đánh gẫy cổ ông Trịnh Xuân Tùng khi ông đang ngồi sau xe ôm đã dừng lại bên đường, cởi mũ bảo hiểm để gọi điện thoại.
      Cái chết oan ức của ông Trịnh Xuân Tùng là một trong muôn vàn cái chết đang diễn ra hàng ngày dưới chế độ độc tài Công an trị của Việt Nam.
      Sau một thời gian nằm chờ kết quả Giám định pháp y, nay đã có kết quá xác định rõ ràng: Cái chết do ngoại lực tác động làm gẫy đốt sống cổ dẫn đến liệt toàn thân và gây nên cái chết đau đớn của ông Trịnh Xuân Tùng.
      Gia đình xin thông báo:
      Tang lễ sẽ được cử hành vào hồi 12h ngày 23/3/2011 tại Nhà tang lễ bệnh viện Thanh Nhàn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 26-03-2011, 07:18 PM.

      Comment

      • #4

        Công an bắt nhầm 3 chị em khi truy quét mại dâm

        Đang đón cháu gái đi chơi về, 3 chị em anh Tài bất ngờ bị nhóm người khóa tay còng lại đánh rồi đưa về công an xã lấy lời khai về một đường dây tổ chức bán dâm. Đến nửa đêm, họ được thả ra vì công an phát hiện bắt nhầm người.

        Chiều 27/12, đại tá Bùi Hoàng Bào - Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang - cho biết đã làm rõ vụ một số cán bộ công an bị tố cáo còng tay đánh 3 chị em trong một gia đình ở xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang).
        Nạn nhân là bà Trương Thị Thu Vân ở xã Đông Phước A (ngụ huyện Châu Thành, Hậu Giang) và hai người em ruột Trương Tấn Tài - Trương Tấn Phước (huyện Phụng Hiệp)

        Anh Tài cho biết vẫn chưa hết bàng hoàng vì bị một nhóm người xưng là công an đánh túi bụi. Ảnh: Thiên Phước.

        Qua xác minh của Công an tỉnh Hậu Giang, đêm 23/12 anh Tài được chị Vân bảo đi đón cháu gái đi chơi về xuống xe trước cửa trạm xăng dầu Hòa Hà gần chợ Long Thạnh. Khi anh vừa xách vali của cháu để lên xe máy thì có hai người mặc thường phục đến nói rằng anh lừa gạt con gái chở đi bán dâm nên khóa tay còng lại đánh đập. Em anh Tài là anh Phước chở bà Vân từ huyện Châu Thành sang đón con gái cũng bị nhóm người còng tay đưa về trụ sở Công an xã Long Thạnh lấy lời khai.
        Theo anh Tài, khi bị giải đến công an xã, 3 chị em anh vẫn tiếp tục bị nhóm người đánh. “Họ lập biên bản ghi lời khai đến gần nửa đêm thì có người gọi điện cho ai đó nói “chú ơi bắt lầm người rồi”. Một lúc sau có một người đàn ông chừng trên 50 tuổi đến nhìn tôi nói là bắt nhầm thì thôi, thả về rồi cả nhóm lên xe 4 chỗ chạy đi mất”, anh Tài kể.
        Ông Trang Trung Hiếu - Trưởng Công an xã Long Thạnh cũng cho hay, đêm 23/12 có cho một nhóm công an mượn chỗ làm việc với anh Tài, anh Phước và bà Vân. Tuy nhiên, ông Hiếu không tiết lộ nhóm người trên là công an thuộc đơn vị nào và nội dung làm việc với chị em anh Tài là gì.
        3 chị em ông Tài bị đánh ngay trước trạm xăng. Ảnh: Thiên Phước. Trao đổi với phóng viên về vụ việc trên, đại tá Bùi Hoàng Bào cho biết, quá trình điều tra đã xác định sai phạm trên là do Công an huyện Châu Thành. Vì nghiệp vụ của lực lượng trinh sát ở đơn vị này còn quá non kém nên đã bắt nhầm người, làm xúc phạm đến danh dự của công dân.
        Cũng theo đại tá Bào, công an tỉnh đã chỉ đạo thanh tra ngành kết hợp với lãnh đạo Công an huyện Châu Thành tiến hành kiểm điểm, kỷ luật những cán bộ liên quan đến vụ bắt nhầm chị em anh Tài đồng thời tổ chức họp dân xin lỗi công khai cả 3 người.

        Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang

        Trả lời câu hỏi vì sao Công an huyện Châu Thành đánh chị em ông Tài, đại tá Bào nói: “Anh em công an tưởng là tội phạm thật nên dùng võ thuật nghiệp vụ đánh để… tự vệ khi thấy chị em ông Tài phản ứng vì bị bắt oan”.
        Link
        Dưỡng tử bất giáo, phụ chi quá,
        Huấn đạo bất nghiêm, sư chi đọa (nọa).
        Phụ giáo, sư nghiêm, lưỡng vô ngại,
        Học vấn vô thành, tử chi tội.
        Nuôi con không dạy là lỗi của cha,
        Dạy dỗ không nghiêm là lỗi của thầy (bê trễ).
        Cha dạy, thầy nghiêm, cả hai không trở ngại,
        Học vấn mà không thành đạt là tội của con.
        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 24-03-2011, 03:55 AM.

        Comment

        • #5

          Hình ảnh lễ tang nạn nhân Trịnh Xuân Tùng

          Đám tang chỉ khá đông khi truy điệu. Nhiều người không quen biết với gia đình cũng đến dự lễ tang. Số tham dự tạm tính như sau: Gia đình và người thân của nạn nhân khoảng 1/3, giáo dân Công giáo 1/3, Công an chiếm 1/3 số người đưa tang. Gia đình bị khống chế nên điếu văn lễ tang đọc là “tai nạn”.
          Trong lễ tang, có vòng hoa của Dân oan Vũng Tàu, một số vòng hoa khác của những người không quen biết nạn nhân. Đoàn Giáo dân Công giáo đến viếng do linh mục Nguyễn Văn Phượng dẫn đầu với trướng và vòng hoa mang dòng chữ Giáo dân Công giáo Thành kính phân ưu. Đoàn đã thắp hương trước linh cửu của oan hồn, đọc kinh, cầu nguyện cho linh hồn oan khuất. Sau đó đến đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra TPHN, do Phó Giám đốc, Đại tá Nguyễn Đức Chung dẫn đầu, vòng hoa ghi “Chia buồn cùng toàn thể gia quyến”.
          Những an ninh mặc thường phục sau đó đã ngấm ngầm lấy đi những dòng chữ trên băng rôn cài tại các vòng hoa.
          Chuyện bên lề:
          Chiếc xe chở giáo dân bị chiếc xe biển số xanh của công an chạy chữ chi chèn liên tục nhằm cắt đội hình, giáo dân vẫn đi thì nó lệnh cho cảnh sát giao thông chặn lại. Khi đến nơi, giáo dân hỏi tên lái xe chạy thế gây tai nạn thì sao, nó bảo cứ chạy thế đấy, giỏi thì đâm. Thấy nó chạy xe vi phạm luật giao thông lại còn cãi bướng rất ngang ngược, ông J.B Nguyễn Hữu Vinh rút máy ảnh ra định chụp hình thì một tên chỉ huy xông lại cướp máy ảnh với lý do là không được chụp hình mà phải xin phép. Khi nó giật cái máy chụp hình của ông J.B Nguyễn Hữu Vinh, một giáo dân nữ xông đến kéo tay nó lại, nó mới bỏ ra. Ông Vinh bảo nó chạy bất chấp luật lệ lại còn thách thức ngang ngược, ghi lại để làm bằng chứng, các ông đi xe biển số xanh, chứng tỏ là người nhà nước mà vi phạm pháp luật như thế có được không, tên mặt rỗ này trả lời: Được đấy, làm gì được” đồng thời bỏ ra ngoài, thì tên kia bảo: Ông Vinh ơi tôi không lạ gì ông, lập tức, ông Vinh cũng trả lời, tôi cũng đâu có lạ gì ông rồi đi vào đám tang, thằng này với bọn lâu la đứng vây quanh, gườm gườm nhìn vào mặt ông Vinh, ông gườm gườm nhìn lại. Tên mặt rỗ sau khi đi vào đám tang, bọn ở ngoài gọi là “Xếp Hải” là người đã đứng chỉ huy đám lâu la và điều khiển người lái xe tang.


          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-03-2011, 01:58 AM.

          Comment

          • #6

            Đám tang ông Trịnh Xuân Tùng, tiếng kêu xé lòng và chuyện người đưa đám


            Ông Trịnh Xuân Tùng, người bị viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh đánh gãy cổ và chết trong bệnh viện, đã được chôn cất xong ngày 23/3/2011. Chúng tôi đã đến viếng và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ.
            Cuối cùng, thì một con người cũng đã ra đi, nói như điếu văn trong tang lễ của ông tại nhà tang lễ Thanh Nhàn “thì sinh có hạn, tử bất kỳ”, chuyện sống chết là quy luật của cuộc sống.
            Đành rằng có những cái chết bất kỳ, nhưng cái chết của ông xem ra không nằm trong quy luật này. Cái chết đến với ông không do bệnh tật tự thân ông mang, không phải ở chiến trường, không phải nơi biển cả, động đất, cũng không phải là một tai nạn giao thông thường thấy ở Việt Nam… mà chính từ một nhân viên công lực mang danh “vì nhân dân”.
            Tôi đã định sẽ không viết gì thêm nữa về cái chết của ông. Nói nhiều mà làm gì về một nỗi đau của con người, của con cháu ông, gia đình ông… Hãy để ông được nghỉ ngơi nơi chín suối và con cháu ông được thanh thản. Vì dù sao sự việc cũng đã xảy ra, có làm gì thì ông cũng không thể sống lại.
            Hôm nay, tôi lại đi đám tang của một người khác, cụ cố của một linh mục. Đám tang cũng có những tiếng khóc, những tiếc than đau đớn của con cháu… Nhưng, ở đám tang này không có những cảnh tôi đã nhìn thấy chiều qua.
            Đám tang chiều qua
            Chiều qua có một đám tang, một đám tang khá đặc biệt của ông Trịnh Xuân Tùng.
            Tiếng kêu gào của cô Kim Tiến, con gái ông Tùng trước đám tang, dù tôi cố quên đi cũng không thể nào quên được: “Bố ơi, bố có nghe tiếng con gọi bố không? Bố ơi bố, bố chết oan lắm bố ơi…”. Tiếng gọi vang xa làm cả đoàn người đứng lặng.
            Sáng nay, anh bạn tôi nói: “Tôi chảy nước mắt khi nhớ lại tiếng kêu đó, nó cứ văng vẳng bên tai cả đêm qua, ngay cả trong giấc ngủ”.
            Và, tôi sẽ phải viết lại điều này, một tội ác mà không mổ xẻ nguồn gốc tận căn, còn được nuông chiều thì sẽ còn có nhiều nguy cơ tồn tại và phát triển.
            Chúng tôi đến Nhà tang lễ bệnh viên Thanh Nhàn cùng với đoàn giáo dân Hà Nội đến viếng xác kẻ chết. Khi đến nơi, đập vào mắt chúng tôi dọc đường đi và ngoài cổng cũng như trong sân nhà tang lễ là lực lượng công an, cảnh sát chìm, nổi hết sức đông đúc.


            Trước cửa nhà tang lễ Thanh Nhàn
            Những người bạn cùng đi với chúng tôi chỉ rõ cho tôi biết ai là công an, ai không phải là công an rất rành rẽ trong khi tôi cũng chẳng chú ý lắm đến điều này. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao anh biết ai là công an, ai không phải, họ đều mặc quần áo bình thường cả cơ mà?”. Anh bạn tôi trả lời: “Chỉ nhìn qua nét mặt, tôi chỉ chính xác cho ông đến 99%”. Thì ra là vậy, anh đoán rằng số công an có mặt vì đám tang này, chắc hẳn không phải là con số hàng chục.
            Sau đoàn chúng tôi vào viếng là đoàn của Cơ quan Cảnh sát điều tra Hà Nội do một Phó Giám đốc Công an dẫn đầu.
            Tôi bảo anh bạn: “Họ đến nhiều cũng tốt thôi, ít nhất họ đến để chia sẻ với gia đình, với nạn nhân, vì dù sao gây nên cái chết này cũng chính là đồng đội của họ và khi họ chứng kiến nỗi đau của gia đình nạn nhân, chắc họ sẽ phải suy nghĩ để những hành động tương tự không lặp lại”.
            Anh bạn tôi không nói gì, chỉ nhìn tôi cười rất mai mỉa sau câu nói của tôi.

            Đoàn đại biểu giáo dân Hà Nội kính viếng



            Chúng tôi xếp hàng, vào thắp hương kính viếng hương hồn ông trước khi vĩnh biệt cõi đời, đọc mấy lời kinh cầu cho linh hồn ông dù ông không cùng tôn giáo thì ông cũng được mát mẻ hơn với sự chia sẻ của mọi người.
            Di ảnh ông nhìn thẳng, trước linh cữu ông, tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đời một con người đã vất vả với những năm tháng cống hiến cho đất nước trong quân ngũ, những năm tháng vất vả gây dựng gia đình sinh con và nuôi con ăn học, phải từ giã cõi đời khi mới tuổi 54 để lại chiếc lá vàng là mẹ già hơn 90 tuổi thiếu người nuôi dưỡng.
            Những người đến dự đám tang, ngoài lực lượng công an đông đúc, số giáo dân đến từ các giáo xứ, giáo họ khá đông, khi chúng tôi viếng xong, một đoàn giáo dân khác lại tiếp tục đến viếng. Chúng tôi thấy ấm lòng hơn về tinh thần yêu thương đúng với giáo lý thương người của Chúa răn dạy.
            Cách đây mấy hôm, một cán bộ an ninh sau nhiều lần điện thoại để gặp gỡ nhưng tôi bận bịu vì đi vắng, hai cán bộ đã đến nhà và khuyên tôi không đi đám tang và không viết về ông Tùng. Tôi có nói rằng: “Việc đi viếng xác kẻ chết thuộc về yêu cầu tôn giáo chúng tôi, không thể không đến khi có điều kiện. Còn viết, tôi chỉ viết sự thật mà thôi”. Và đến đây, tôi lại gặp những gương mặt này.
            Cũng như những đám tang khác tại nhà tang lễ mà tôi đã nhiều lần đến tham dự tại đây, chỉ có điều trong điếu văn truy điệu do một người của nhà tang lễ đọc, thì cái chết được nêu lên là do tai nạn. Đúng là với ông Tùng, đó là một tai nạn, một điều ông không lường trước, nhưng có lẽ nguồn gốc cái tai nạn này, người ta muốn bỏ qua.
            Cô Kim Tiến, con gái ông Tùng sau đám tang cho tôi biết qua điện thoại rằng: “Khi tổ chức, nhà tang lễ đề nghị để họ làm ban tổ chức và đọc điếu văn cho luôn, lẽ ra gia đình cháu phải duyệt điếu văn, nhưng tang gia bối rối nên không quản lý hết được. Đến khi đọc là tai nạn, cháu đã định phản ứng, nhưng trước giờ phút tiễn biệt bố cháu, cháu muốn để bố cháu được yên”.
            Rồi đám tang bắt đầu đi, qua các phố Hà Nội, lượng công an dày đặc hiếm có, họ phân đường, hướng dẫn giao thông giải thoát cho đám tang hết sức tích cực và nhanh chóng làm những người đi đường ngơ ngác. Chắc hẳn chưa có đám tang nào được sự ưu tiên như đám này.
            Đưa linh cữu về qua nhà ông ở 525 Trần Khát Chân, lượng người đông đúc đứng tham dự, đứng xem tràn ra vỉa hè, trên cầu vượt. Chiếc xe chầm chậm lăn và đến một đoạn ngắn thì một người (sau này tôi mới biết là công an), bảo người lái xe dừng lại.




            Hầu như, việc dẫn đường, di chuyển đám tang, chỉ đạo những người mặc thường phục đến đây, đều do người này điều động.
            Chuyện trên đường đưa đám
            Đám tang di chuyển theo đường Đại Cồ Việt – Giải phóng và nhằm thẳng hướng Thường Tín. Dọc đường, bất cứ ngã ba, ngã tư nào đều có dày đặc cảnh sát giao thông, công an các loại và dân phòng nhiều vô kể. Họ chặn đường, giữ cho đám tang đi nhanh chóng. Nhiều người dân thấy lạ đứng nhìn theo và hỏi nhau mới biết là đám tang nạn nhân của viên công an.
            Cảnh sát xếp hàng dẹp đường cho đám tang đi thật nhanh

            Chiếc xe tang dẫn đầu, xe chở gia đình đi theo và sau đó là một đoàn xe con gồm 5 chiếc mà mọi người bảo là xe của công an, trong đó có chiếc xe nhìn mới tinh biển số 29A-000.67mà mọi người nói với tôi là đang chở Phó Giám đốc Công an đi cùng đến tận đường Giáp Bát. Bên cạnh là hàng loạt xe máy, thậm chí có nhiều xe chở nhau chẳng cần mũ bảo hiểm vẫn chạy song song. Xe chúng tôi đi sau cùng, chỉ trước một chiếc xe của cảnh sát giao thông.
            Chúng tôi định tiễn chân ông một đoạn và đi về, nhưng những sự việc xảy ra sau đó đã không như tôi nghĩ buộc chúng tôi đi đến tận nơi.
            Chúng tôi đang đi theo đoàn xe tang, bỗng nhiên những chiếc xe biển xanh số 33A-4789 , 31A-7592, 31C-6688 và chiếc xe biển trắng 29X-6969 chuyển vị trí.
            Từ chỗ đi trước các xe đó chuyển sang đi sau và đi bên cạnh, riêng chiếc xe biển xanh mang biển số 33A-4789 đi phía trước liên tục chèn xe chúng tôi. Người bạn lái xe của chúng tôi đã hết sức bình tĩnh, nhưng dù đi nhanh, đi chậm, sang trái hay sang phải, chiếc xe biển xanh vẫn cứ lượn hình chữ chi để chặn đường, bất kể đó là đường vạch liền hay vạch đứt.
            Lúc đầu chúng tôi hơi ngạc nhiên, nhưng qua mấy đoạn đường liên tục như vậy, chúng tôi hiểu rằng họ cố tình chèn chúng tôi bất chấp tai nạn và dòng người đi đường đông đúc.

            Những chiếc xe biển xanh bắt đầu biểu diễn trên đường


            Liên tục lượn chữ chi chèn che chúng tôi

            Điều rất lạ, là những người ngồi trong những chiếc xe này là cán bộ công an hẳn hoi sao lại có những hành động như vậy trong khi đưa đám tang? Đến đây, chúng tôi hiểu rằng họ đến không phải để đưa tiễn người đã chết oan uổng vì chính đồng đội của họ.
            Thậm chí, trên đường, họ là những người hoàn toàn gương mẫu trong việc vi phạm luật giao thông đường bộ. Chắc họ cho rằng mình là công an, nên bất chấp luật lệ đi đường, dù đường hẹp, vạch liền, họ vẫn cứ đè vạch không thương tiếc.





            Chiếc xe biển xanh này của công an Hà Nội liên tục đè vạch liền và vi phạm luật trên quãng đường dài
            Một người bạn tôi nói đùa: “May hôm nay, Trung tá Nguyễn Văn Ninh đã bị bắt, nếu không thì tay lái xe này không khéo lại bị đánh gẫy cổ lần nữa”. Nhưng không phải thế, qua những đoạn đường có cảnh sát giao thông đứng dẫn đường, tất cả đều giơ tay chào rất trịnh trọng khi những chiếc xe này đi qua.
            Khi không thể chèn được chúng tôi hơn nữa, đến ngã tư Văn Điển thì chiếc xe biển xanh ép hẳn xe chúng tôi vào lề đường và một cảnh sát xuất hiện ngay trước mũi xe chúng tôi, bên cạnh đó chiếc xe biển xanh 31C-6688 đã dừng lại đó từ trước, đằng sau, chiếc xe cảnh sát giao thông với còi hụ đã kịp tiến lên gần.


            Nhận chỉ thị



            Cảnh sát dừng xe, yêu cầu đưa giấy tờ mà không có lý do gì

            Chúng tôi dừng xe, viên cảnh sát giao thông nói: “Đề nghị đưa giấy tờ xe”. Chúng tôi hỏi: “Xe chúng tôi đang đi đám tang, không vi phạm luật lệ, lý do gì phải dừng lại?”. Anh ta không trả lời được, chỉ yêu cầu đưa giấy tờ xe mà không đưa ra bất cứ lý do gì.
            Một cảnh sát khác đi đến bên cạnh bảo: “Nếu các bác đi đám tang thì các bác cứ đi”, lập tức viên cảnh sát giao thông này dùng cùi tay hất hất vào mạng sường người này làm anh chàng này ngơ ngác. Chúng tôi bảo: “Anh không cần phải huých anh kia làm gì. Anh vô cớ dừng xe chúng tôi mà không có lý do gì, trong khi chiếc xe biển xanh kia lượn vòng chữ chi cả chục cây số, chạy hoàn toàn vi phạm luật, anh không giữ, nghĩa là tại sao?”.
            Anh ta không thể giải thích được, lúc đó, chiếc xe cảnh sát giao thông đến gần, chúng tôi yêu cầu nêu rõ lý do dừng xe chúng tôi đang đi đám tang khi chúng tôi không vi phạm bất cứ lý do nào. Chừng như đã đủ thời gian cho đoàn xe tang chạy được khá xa, anh cảnh sát này bảo chúng tôi cứ đi.
            Chuyện nơi nghĩa trang
            Chúng tôi đến nơi, thì xe tang đã dừng lại, gia đình đã chuẩn bị đưa người xấu số vào nghĩa trang bên đường. Những chiếc xe biển xanh, biển trắng nói trên đã đỗ lại bên đường.
            Chúng tôi xuống xe để vào dự đám, một người trong chúng tôi gặp thanh niên lái chiếc xe biển xanh 33A-4789 đã chặn đầu chúng tôi và lượn chữ chi giữa đường bảo: “Này cháu, xe đi đám tang, tại sao lại lượn chặn xe chúng tôi như thế? Như vậy là vi phạm luật vừa nguy hiểm. Nhỡ xảy ra va quệt thì sao”. Người thanh niên này lúng túng và nói càn: “Cứ đi thế đấy, làm gì nhau, đâm được thì cứ đâm”.
            Tôi thấy tên thanh niên này thật hỗn láo, có phải nó ỷ vào nó là lái xe cho công an nên dám ngang nhiên thách thức và cậy thế như vậy không? Tôi hỏi: “Ai dạy cậu lái xe vi phạm luật lệ trắng trợn như thế? Cậu học lái xe ở đâu?” và đưa máy ảnh lên định ghi lại bằng chứng cụ thể.

            Người thanh niên không đội mũ lái chiếc xe đánh võng trên đường

            Bất thình lình, một khuôn mặt rỗ đeo kính thò tay giật máy ảnh của tôi và nói: “Ai cho anh chụp ảnh cá nhân nó mà không xin phép?”. Tôi thoáng nghĩ vậy khi ông Cù Huy Hà Vũ bị bắt tại khách sạn, báo chí đưa tin và chưng ảnh ông ấy lên mặt báo, lại còn ghi: Ảnh do cơ quan công an cung cấp, chắc cơ quan công an này khi chụp ảnh đã xin phép ông Cù Huy Hà Vũ chăng? Thì ra luật của ta là thế?
            Khi anh ta giật máy ảnh, một nữ giáo dân đứng bên cạnh tôi ngay lập tức đã giằng tay anh ta lại, anh ta nhảy sang bên đường tàu nhìn lại.
            Tôi hỏi: “Anh là ai”? Người này trả lời: “Tôi là anh của bọn nó”. Tôi nói: “Đây là người lái xe đã vi phạm pháp luật, chạy trên đường cố tình đánh võng chữ chi chặn xe chúng tôi rất dài suýt gây tai nạn, tôi ghi lại để làm bằng chứng. Anh là công an, anh ngồi trên xe đó mà để anh ta vi phạm như thế có được không?”
            Thật bất ngờ, anh ta nhơn nhơn bảo rằng: “Được, được đấy anh làm được gì?”.
            Tất cả mọi người đứng đó từ giáo dân đến những người bà con đưa tang cũng như người qua đường đều chưng hửng trước câu trả lời mà không ai có thể ngờ từ miệng một người công an như thế. Đến nước này thì Chí Phèo cũng phải gọi bằng cụ.
            Anh ta bỏ đi, còn quay lại dằn thêm một câu: “Tôi nói với anh Vinh nhé, tôi chẳng lạ gì anh đâu”. Tôi cũng trả lời: “Thì tôi cũng có lạ gì anh đâu, dù anh mặc như thế tôi vẫn biết là công an, nhưng công an càng phải chấp hành luật pháp nghiêm túc”. Rồi chúng tôi đi vào đám tang.
            Ra khỏi đám tang, chúng tôi được nghe một người kể lại rằng tay lái xe và một số công an đứng đó kể với nhau câu chuyện vừa qua và gọi anh kia là Hải và toan tính những trò gây tai nạn khác.

            Người đã giật chiếc máy ảnh tự xưng là đàn anh của người lái xe


            Và anh ta là người chỉ đạo đám lâu la và người lái xe tang

            Nếu những hành vi vi phạm pháp luật như thế này, thói lộng hành, cậy quyền cậy chức để chà đạp lên pháp luật và coi rẻ sinh mạng con người còn tiếp tục được nuôi dưỡng, thì chắc sẽ còn nhiều trường hợp như ông Trịnh Xuân Tùng đã gặp phải.
            Chúng tôi ra về, cứ nghĩ mãi về đám tang này.
            Người chết đã chết, đã yên dưới ba tấc đất. Nhưng cái chết này hình như không để lại cho những người thừa hành công vụ mà chúng tôi đã gặp ở đây một chút suy nghĩ, một sự lay động lương tâm nào từ cái chết oan nghiệt đó.
            Họ có còn lương tâm để dằn vặt nữa hay không?
            Hà Nội, ngày 24/3/2011.
            J.B Nguyễn Hữu Vinh
            25/03/2011
            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 27-03-2011, 02:07 AM.

            Comment

            • #7

              Tiếng kêu trong sa mạc

              Càng ngày, những chuyện công an đánh dân xảy ra càng nhiều, càng trầm trọng và nghiêm trọng. Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng lực lượng “công an nhân dân” nhưng quay lại tấn công người dân ngày càng hung bạo, có một nguyên nhân ai cũng thấy, đó là sự bao che đến mức lộ liễu của hệ thống báo chí, ngành công an cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật ở VN.
              Tính mạng người dân bị coi rẻ như cỏ rác, những hành động ăn chặn, hối lộ, hạch sách, cửa quyền, vi phạm pháp luật của cán bộ chiến sĩ ngành công an được bao che một cách có hệ thống trong “nhà nước pháp quyền”(!) là những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cách hành động ngông cuồng, bạo lực của nhiều công an viên.
              Nhìn lại những vụ án gần đây như vụ mua dâm học sinh ở Hà Giang, vụ án thiếu úy cảnh sát đánh chết người tại Bắc Giang… đã được xử xét thế nào, ai cũng hiểu tại sao vụ án gây sự chú ý và việc bất chấp những nguyên tắc pháp luật, bỏ sót tội phạm và cách xét xử của hệ thống tòa án Việt Nam hiện nay đang nhằm mục đích gì. Phải chăng chỉ vì ở Hà Giang, không chỉ có Chủ tịch Tỉnh mà còn cả Giám đốc Công an tỉnh có tên trong danh sách đen mua dâm vị thành niên… Phải chăng chỉ vì ở Bắc Giang, người gây cái chết đối với thanh niên Nguyễn Văn Khương là một thiếu úy công an?
              Người ta có quyền đặt câu hỏi rằng: Nếu như, những tội ác này được thực hiện bởi một công dân bình thường, báo chí và hệ thống luật pháp sẽ xử lý thế nào, có giống cách xử lý đã có hay không
              Không thể nói gì hơn là sự bao che, khỏa lấp các tội trạng của các nhân viên ngành công an đã trực tiếp tạo nên một tình trạng xã hội “công an trị” hết sức bất công và bất chấp luật pháp ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với tôn chỉ của ngành công an được tuyên xưng rất cụ thể là “chỉ biết còn đảng, còn mình” dù mang danh “công an nhân dân”.
              Vấn đề các nhân viên công an luôn lộng hành, chỉ vì mình là “công an của đảng” mà đảng thì đang là lực lượng cai trị độc tài tại VN, không ai có thể đụng chạm đến lực lượng được cưng chiều này vì khi cần, cả hệ thống được chỉ đạo tạo dựng, bóp méo, xuyên tạc cũng như thông tin sai lệch bản chất vụ việc hết sức trắng trợn và nhẫn tâm, miễn sao bảo vệ được lực lượng này luôn trung thành với đảng.
              Bởi vì, tất cả hệ thống công an, báo chí, tòa án, viện kiểm sát… đều nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
              Vụ Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng gây nhiều phản ứng bức xúc trong lòng người dân Hà Nội và cộng đồng dân chúng cả nước.
              Điều mà mọi người bức xúc nhất ở vụ án này, là sự nhẫn tâm, tàn bạo của viên Trung tá công an khi đánh đập nạn nhân đến gãy đốt sống cổ rồi hô hào cái lực lượng gọi là dân phòng cùng tấn công và dùng còng số 8 khóa ông vào gốc cây sau đó bắt lên xe chở về phường. Nhẫn tâm hơn là kể từ khi bị đánh dập đốt sống cổ từ 3 giờ chiều và nạn nhân đương nhiên đã có dấu hiệu nguy hiểm, gia đình đến xin đưa đi khám, nhưng mãi cho đến 9 giờ 30 đêm, đến khi nạn nhân trở nặng thì mới cho đi bệnh viện khám và cái chết oan khuất đã đến với một con người hiền lành, vô tội.
              Nếu là con người bình thường, khi thấy một người đã bị thương tích, dù chưa biết nặng nhẹ, vẫn phải có trách nhiệm cứu chữa cho người đó kịp thời. Nhưng ở đây, một trung tá công an đã gây thương tích cho nạn nhân trầm trọng, gia đình năn nỉ, yêu cầu ba lần mà vẫn khóa nạn nhân lại đến tận 9 giờ 30 mới cho đi bệnh viện dẫn đến cái chết oan uổng của nạn nhân thì cái gọi là “đạo đức cách mạng” “đạo đức Hồ Chí Minh” được dạy dỗ qua bao năm để ở đâu? Nó là cái gì vậy?.

              Trong vụ việc này không chỉ có viên Trung tá công an Nguyễn Văn Ninh nhẫn tâm, mà cả hệ thống công an nhân dân, Ủy ban nhân dân Phường Thịnh Liệt gồm mấy chục mạng đang ăn cơm của dân, uống nước của dân ở đây chứng kiến sự việc này nhưng vẫn không có động tác nào để ngăn chặn tội ác đã diễn ra trước mắt một thời gian dài và công khai như thế.
              Những tội ác đó có diễn ra nữa hay không? Tôi nghĩ rằng sẽ còn diễn ra nhiều và ngày càng nhiều hơn. Căn cứ vào thái độ, cách nghĩ, cách hành động của cơ quan pháp luật đối với những tội ác này thì chúng ta sẽ thấy rõ điều khẳng định này không phải là không có cơ sở. Điển hình là cách bao che của chính tờ báo Công an nhân dân khi đưa tin vụ việc khá rõ ràng.
              Dù những bài tường thuật về cái chết của anh Tùng được chính con nạn nhân là những người trong cuộc nói rõ ràng diễn tiến sự việc, thời gian và cách hành xử của công an đối với nạn nhân như thế nào khá chi tiết. Nhưng tờ Công an Nhân dân đã thông tin đến bạn đọc những gì? Trong bài viết “Khởi tố bị can nguyên Trung tá Nguyễn Văn Ninh, liên quan đến cái chết của anh Trịnh Xuân Tùng” thì cách đưa tin đã cố tình làm cho người đọc hiểu rõ rằng Nguyễn Văn Ninh chẳng có tội trạng gì, cái chết của ông Tùng chỉ là chuyện nhỏ.
              Bài viết trên báo Công an nhân dân viết như sau: “Do xin không được nên nhóm anh Hùng đã có lời nói thóa mạ Tổ công tác; hai bên giằng co nhau dẫn đến anh Tùng bị thương tích”.
              Bài báo thông tin đến bạn đọc điều gì? Nếu đọc những dòng này, ai cũng hiểu rằng đây chỉ là “hai bên giằng co nhau”“do không xin được nên nhóm anh Hùng đã có lời nói thóa mạ tổ công tác” (sic). Bất cứ người dân Hà Nội nào cũng hiểu rằng khi đã vi phạm luật, công an đã cầm giấy tờ xe, thì chẳng ai dám thóa mạ công an, đó là lẽ thường tình. Chỉ có trường hợp công an không bắt đúng lỗi, không có chứng cứ vi phạm, người bị bắt mới có thể tranh cãi mà thôi.
              Về việc này, con gái ông Tùng, chị Kim Tiến đã trả lời đài RFA như sau: “Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại”.
              Ở đây, ông Tùng chỉ là người đi xe ôm, việc công an giữ giấy tờ xe không liên quan gì đến ông mà chỉ liên quan người lái xe ôm mà thôi. Nhưng ông Tùng đã cùng người xe ôm quay lại để làm việc với tổ công tác vì việc này, chứng tỏ ông Tùng là người rất tử tế, đàng hoàng khi thấy sự việc bất bình đã không bỏ qua dù không liên quan đến quyền lợi của mình.
              Chi tiết vụ việc sau đó được thuật lại như sau: “Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: “Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?”, rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.
              Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường”.
              Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…
              Bố em lúc đấy vẫn bị còng. Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là “Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi”. Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
              Cô em và em có nói là: “Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi”.
              Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8”.
              Diễn tiến sự việc là thế, nhưng tờ Công an nhân dân đưa tin như sau: “Thấy anh Tùng bị thương, Công an phường Thịnh Liệt và gia đình đã đưa anh Tùng đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, rồi chuyển tới Bệnh viện Việt – Đức. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán anh Tùng bị gẫy đốt sống cổ nên đã mổ cấp cứu và tiếp tục điều trị. Cho đến sáng 8/3, anh Tùng tử vong”.
              Quả thật là cách đưa tin tuyệt vời, chỉ vì “hai bên giằng co nhau” mà anh Tùng bị thương. Khi một người đã bị đánh gãy cổ đển chết, thì không thể là sự “giằng co nhau” mà là hành động tấn công hung đồ, dã man.
              Bài báo còn viết: “khi thấy anh Tùng bị thương” thì “công an Phường Thịnh Liệt đã cùng gia đình đưa anh Tùng đi cấp cứu”… Như vậy thì công an đã tử tế quá còn gì? Bài báo đã không nói rằng việc đưa đi cấp cứu ông Tùng đã diễn ra sau khi xích nạn nhân vào gốc cây và đưa về phường còng đến tận 9 giờ 30 tối mặc cho nạn nhân đau đớn, tứ chi bị liệt, gia đình đã ba lần van xin… nhưng cán bộ của dân đã không mảy may động lòng. Thậm chí khi đưa đến bệnh viện, ông Tùng vẫn còn mang nguyên còng số 8 trên tay như báo với các bác sỹ rằng đây là một tội phạm nguy hiểm.
              Có thể nói, đây là những hành động quyết tâm thực hiện tội ác đến cùng của tên trung tá Nguyễn Văn Ninh và những người gọi là “tự quản viên” khi đã không cứu chữa nạn nhân bị tấn công, mặt khác còn ngăn cản gia đình nạn nhân xin đưa đi cấp cứu.
              Với những người bị tấn công gãy đốt sống cổ, thời gian 6 tiếng đồng hồ bị xích tại gốc cây và còng tại Phường, là thời gian dẫn nạn nhân đến cái chết từ từ, đau đớn và là một hành động man rợ.
              Nhưng, tờ công an nhân dân đã bỏ qua tất cả, đọc bản tin của tờ báo này, người ta chỉ biết tên Nguyễn Văn Ninh không có tội gì mà chỉ là thi hành công vụ, còn nạn nhân chết là vì đã “thóa mạ tổ công tác” lại còn “xô xát giằng co” với công an nên mới xảy ra nông nỗi đó, vì vậy mà có chết cũng đáng đời?
              Nhưng, sự đời không điều gì vượt qua được sự thật, nếu Nguyễn Văn Ninh chỉ vì thi hành công vụ, bị nạn nhân thóa mạ lại còn dám xô xát giằng co với công an và sau đó công an đã đưa nạn nhân đi bệnh viện… thì cớ gì phải bắt giam tên này, thậm chí còn “đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng”?
              Qua cách thông tin trên tờ Công an nhân dân về vụ việc này, người dân hiểu rõ rằng, lại vẫn là con bài bao che cho sự lộng hành và tội ác của những nhân viên công an trong vụ việc này như bao vụ việc khác đã từng xảy ra trên đất nước này. Điều này chính là sự bảo kê cho tội ác tồn tại và phát triển.
              Và điều đó, sẽ khuyến khích việc sử dụng bạo lực với nhân dân từ lực lượng công an.
              Vì thế việc công an hành hung, tàn sát dân chúng sẽ không thể dừng lại.

              Hà Nội, ngày 13/3/2011
              (Tiếng kêu trong sa mạc)
              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 28-03-2011, 02:22 AM.

              Comment

              • #8

                Vụ thiếu tá CSGT xô xát với tài xế taxi: phạt hành chính 2,2 triệu đồng
                TTO - Chiều 29-3, trung tá Võ Quốc Việt, phó trưởng Công an phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, đã công bố hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với thiếu tá Bùi Minh Thắng, phó trưởng Phòng CSGT đường bộ tỉnh Hậu Giang.
                Đối với vụ xô xát với tài xế taxi Đỗ Quốc Thái, trung tá Việt ký quyết định số 13, xử phạt thiếu tá Thắng mức tiền 2 triệu đồng theo điểm k, khoản 3, điều 7 của nghị định 73 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.
                Điểm k, khoản 3 của điều 7 nêu rõ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp xâm hại hoặc thuê người xâm hại sức khỏe, tính mạng người khác.
                Còn đối với việc hăm dọa dùng súng bắn, bắt cảnh sát giao thông quỳ gối xin lỗi, trung tá Việt ký quyết định số 14 cùng ngày xử phạt thiếu tá Thắng 200.000 đồng về hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác theo cùng điều 7 của nghị định trên.
                Trung tá Việt cho biết đã mời thiếu tá Thắng đến nhận hai quyết định trong ngày 29-3 và thiếu tá Thắng có nghĩa vụ phải đến kho bạc địa phương để nộp tiền phạt. Hồ sơ vụ việc sau khi được giải quyết kết thúc tại phường sẽ được chuyển lên Công an quận Cái Răng.
                Theo quy định, hai quyết định trên sẽ được gửi về nơi cư trú của thiếu tá Thắng để địa phương quản lý. Tuy nhiên, do thiếu tá Thắng đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn phường Hưng Thạnh nên hai quyết định xử phạt sẽ được giữ lại tại công an phường.
                Trung tá Việt cũng cho biết thêm, trước đó vào ngày 28-3, tại Công an phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, đã diễn ra buổi hòa giải giữa thiếu tá Bùi Minh Thắng, phó trưởng Phòng CSGT đường bộ tỉnh Hậu Giang và tài xế lái taxi Mai Linh Đỗ Quốc Thái.
                Tại công an phường, dựa trên tường trình của hai bên, anh Thái và thiếu tá Thắng thống nhất không kiện cáo, khiếu nại hay đòi bồi thường gì về sau. Hai bên xem vụ việc như một sự rủi ro.
                Thứ Ba, 29/03/2011
                PHƯƠNG NGUYÊN

                Thiếu tá đánh tài xế: Xử phạt hành chính
                $2.200 USVN

                Le Phuong Tôi là một công dân đang công tác trong quân đội , thật sự thấy bức xúc trước những hành vi của một số cán bộ công chức nhất là cán bộ sĩ quan công an coi thường đạo đức coi thường pháp luật . họ cho mình cái quyền đứng trên tất cả , chà đạp lên luân thường đạo lí . hành vi đó phải được nghiêm trị nghiêm minh theo pháp luật , dù họ là ai , những hành vi đó phải bị xã hội lên án .Đọc một số bài báo tôi thấy việc xử lí một số đối tượng này có vẻ còn nhẹ nhàng qua loa cho xong , làm như thế thì mất đi lòng tin của người dân vào những người thực thi pháp luật . mất cùa cải vật chất chúng ta có thể cố gắng và làm lại được nhưmg mất lòng tin ở dân thì đó là một hiểm họa khôn lường . tôi mong sao tất cả chúng ta điều phải bình đẳng trươc pháp luật kể cả công lẫn tội , chỉ có thế đất nước ta mới thật sự là một đất nước công bằng , dân chủ văn minh , theo đúng tinh thần mà đảng ta đã lựa chọn .
                XERADIỄM
                PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đúng là người dám nói lên điều này. Rất tốt.
                Ý kiến của tôi như sau:
                Đây là đạo đức xã hội phải không? Mà đã nói đến đạo đức thì các bậc lãnh đạo có quyền có chức phải là nhất chứ. Con cái của các vị đó phải là nhì chứ nhỉ? Vì con họ được họ giáo dục mà, hơn thế nữa, MÀ CON PHẢI GIỐNG CHA. Đấy là tôi chưa nói HƠN CHA đâu nhé.
                Vậy CON GIỐNG CHA thì CHA phải GIỐNG CON có đúng không nào?
                Do đó theo tôi, con cái họ như thế thì họ cũng chả ra sao, chỉ có điều được che phủ bằng lớp sơn gì đó mà mọi người không nhìn thấy được. Vậy câu hỏi đặt ra cho chúng ta là gì? Và chúng ta có đáng tin tưởng vào các vị đó hay không nhỉ? Thật là đau mà không làm gì được!!! Trong đó không biết bao người đã không tiếc mồ hôi, xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước chúng ta ngày một tốt đẹp hơn.
                Vậy cần phải làm gì bây giờ hả các vị?
                Theo tôi, muốn cho đất nước mạnh giàu, xã hội tốt công bằng, văn minh, tốt đẹp thì tại sao lại không bóc bỏ cái lớp sơn ấy đi chứ nhỉ. Xem thực chất bên trong nó là cái gì. Đừng ngại nó bị xước sơn. Mà ai sợ nó bị xước sơn thì hãy mang nó về mà LÀM ĐỒ THỜ CÚNG TẠI NHÀ CỦA MÌNH ấy nhé. Đừng để mọi người cứ phải khấn vái, báo chí tốn mực, rồi ai ai cũng bức xúc mà nguy hiểm hơn là: An ninh xã hội không được đảm bảo, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, kích động, bêu xấu XÃ HỘI TỐT ĐẸP CỦA VIỆT NAM chúng ta.
                Hãy làm như thế đi nhé. Chắc chắn là ý thức xã hội mình sẽ tốt hơn các nước phát triển ngày nay. Kể cả nước Nhật, Anh, Mỹ, Pháp, ....
                Vũ Thuận
                tôi cũng là CA TP.HCM tôi rất bức xúc khi nghe tin phó phòng CSGT tỉnh Hậu Giang lệnh taixe vượt đèn đỏ mà taixe k chấp hành thì bị tên CSGT cố ý đánh người gây thương tích và chỉa súng vào đầu 1 CSGT CA TP Cần Thơ đòi bắn và hăm dọa nếu mày k quì xuống xl tao thì tao bắn chết mẹ mày,1 phó phòng CGST và là con của 1 GĐ CA Tỉnh mà hành xử như kiểu XHĐ như vậy la k thể nào chấp nhận,nếu taixe mà thương tật vĩnh viễn trên 11/% phải truy tố trước pháp luật đúng ng đúng tội nặng thì tước quân tịch nhẹ thì hạ bậc thiếu tá xuống đại úy và vĩnh viễn k bộ nhiệm chức vụ,như vậy ng dan mới tôn trọng nghành
                Lê Tự Cường
                Câu chuyện này của tôi không biết có nhận được sự đồng tình???Tôi chỉ là sinh viên tỉnh lẻ ra Hà Nội học, cũng do chủ quan không đội mũ bảo hiểm và đi ngược chiều trong đường xe Bus.Bị mấy anh CSTT 113 Hà Đông bắt lại, lôi xe tôi về đồn, tôi đi theo để nộp phạt.Các anh ấy lập biên bản với các lỗi" không mũ,không giấy tờ,đi ngược chiều" và tôi ký tên để ra kho bạc nộp.Nhưng mọi chuyện ngoặt vào một cái.Các anh đòi tôi 1 triệu 5 nộp cho các anh ấy.Tôi hổi lỗi em vi phạm làm gì đến thế.Các anh ấy dọa nạt, ăn vạ tôi và ghi thêm vào biên bản tôi đã ký trước đó dòng" cản trở người thi hành công vụ".Như vậy, liệu đó là cậy quyền, hay vì tôi không có tiền nên tôi làm cản trở các anh ấy.và chính Đội phó CSTT Nguyễn Trung Thành đã lừa tôi ký không vào đơn
                LILIPHOC
                Tôi không lấy làm ngạc nhiên về điều này một chúc nào trong cái xã hội hiện giờ!!!
                Các bạn nghỉ thử xem ở quê nhà tôi ( không thuộc vùng sâu nằm tại một trung tâm xã gần huyện và sát bên là một thành phố lớn) vậy mà ông nguyên chủ tịch xã của chúng tôi đứng trước công chúng chỉ vào mặt một người dân đáng tuổi cha mà nói rằng:"cái đám nhà lá tụi bây cũng như là đám lục bình tại người ta không cần chứ cần đạp đi giờ nào mà không được( người ta ở đây là chính quyền đia phương)", trời sao mà giống như cái thời phong kiến, địa chủ mà tôi được xem kịch vậy. Nhưng dù sao đi nữa thì dưới sự cai trị của ông ta dân vẫn sống được còn đối với ông chủ tịch mới ghê hơn nhiều, đến nỗi dân còn không dám nói tới tên ông ta.......Nói thật lòng tôi cũng không biết nói sao cho hết nữa, nhiều lúc tôi tự hỏi không biết ai là người bầu ông ta lên nữa nhưng mà thật sự có bầu hây không không hề quan trọng nữa rồi.
                - Cái câu nói cán bộ là cha mẹ phải lo cho dân đâu mất rồi?
                - Nhưng còn câu nhà dột từ nốc thì rất đúng
                - Bạn biết không gia đình tôi đang sống rất yên ổn nhưng vì cái gọi là sơ xuất hây một chút sai sót của mấy ông cán bộ địa phương trong lúc giải tỏa di dời mà nhà tôi không còn được yên ổn chút nào mùa nắng thì sống như trong hang cùng với lủ chuột còn mùa mưa thì sống trong nước cùng với lủ ếch nhái nhưng không phải có một mình nhà tôi đâu nhé còn rất nhiều đó nhưng thật sự chúng tôi chỉ biết có cầu trời thôi ah chứ có có thấy cấp trên, luật pháp gì đâu?
                - Vậy lo cho đân ở chổ nào? trong khi đó bạn biết không ông ngoại tôi các cậu tôi là liệt sĩ bà ngoại tôi là mẹ VNAH dì tôi là thương binh còn mẹ tôi trong lúc vô nam đi giao liên bị thất lạc khi mới 10t và được người dân nhận về nuôi vậy chúng tôi được hưởng những gì từ chính sách....... không hề có nhưng chúng tôi không cần vì có thể tự lo được cuộc sống của mình chúng tôi chỉ yêu cầu là chính quyền địa phương công bằng hơn đối với chúng tôi, l;àm việc đúng theo luật pháp VN, MÔT LUẬT PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC MÀ THEO TÔI NGHĨ NẾU ĐƯỢC LÀM ĐÚNG TỪ CẤP CƠ SỞ THÌ TÔI NGHĨ NÓ SẼ ĐẸP HƠN NHỮNG GÌ MÀ NGƯỜI DÂN NHẬT ĐÃ THỄ HIỆN VỪA RỒI !!!!
                Huyentrang
                "Con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa thì quét lá đa" chúng ta vẫn biết được điều này trong mọi thời đại mọi đất nước, Nhưng là người con đất Việt có bản sắc dân tộc rất độc đáo và có nền văn hóa truyền thống vì vậy mọi CBCC phải là tấm gương tốt để mọi người noi theo. Phải có ý thức, phẩm chất đạo đức dù sống ở bất cứ đâu cũng không lạm dụng quyền hành, ỷ lại.....
                Luật pháp nghiêm minh thì đất nước mới giàu mạnh!
                duyquy
                Tôi nghĩ bản chất, tác phong của người Công an cách mạng nếu hiểu theo đúng nghĩa là người được nhân dân tin tưởng để bảo vệ an ninh cho nước cho dân, có chuẩn mực về đạo đức, lối sống và ứng xử trong xã hội và là niềm tin, chỗ dựa cho dân. Nhưng thực tế dù không ai nói ra nhưng mọi người đều hiểu và đã thành nếp suy nghĩ không tốt đối với lực lượng Công an nói chung và Cảnh sát giao thông nói riêng bởi những gì họ để lại trong mắt nhân dân còn nhiều điều phải suy nghĩ và gây bất bình: Họ tự cho mình được nhận tiền của nhân dân giữa ban ngày, họ tự cho mình quyền được mắng chửi nhân dân, họ tự cho mình được ăn chơi thậm chí xa vào những tệ nạn xã hội…Tất nhiên đâu có phải ai cũng vậy, nhưng thực tế hiện nay không ít. Nên có những điều tra lấy ý kiến đóng góp từ nhân dân để tự thấy rõ và nhìn nhận vấn đề đúng thực tế.
                Xuan Thu
                Trong những ngày qua cái tên Bùi Minh Thắng ở TP Cần Thơ chắc ai cũng biết và khi nghe đến hai từ CA chắc nhiều người lắc đầu ngao ngán. Thiết nghĩ nếu không xây dựng được lòng tin cho nhân dân thì thực sự là một thảm họa. Hãy xây dựng hình ảnh của người CA cho đẹp hơn, thân thiện hơn, chứ như thời gian qua tôi thấy không chỉ tôi mà có lẽ mọi người dân khi thấy CA thì tất cả đều sợ chứ chẳng nể nang gì. Sợ là vì sợ bị trù dập thôi, còn khi người đó không còn là CA nữa chắc lỡ có chuyện gì va chạm với người khác thì thế nào cũng bị no đòn.
                MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN
                Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 29-03-2011, 05:54 AM.

                Comment

                • #9

                  Trung tá công an “quậy tưng" ở tiệm uốn tóc
                  TTO - Lúc 20g30 ngày 29-3, người dân ở đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Mỹ Tho (Tiền Giang) phải gọi cảnh sát 113 cầu cứu vì thấy một người đàn ông say rượu vừa chửi, vừa đuổi đánh chị O. - chủ tiệm uốn tóc Y.O.
                  Cảnh sát 113 nhận tin và báo cho công an phường 6 đến giải quyết.
                  Bốn cảnh sát của công an phường tới nơi cũng bị người đàn ông này chửi xối xả.
                  Nhiều người hiếu kỳ đã vây quanh để xem, làm mất an ninh trật tự và gián tiếp gây ra một vụ tai nạn giao thông.
                  Đến 21g30, xe cảnh sát 113 tới thì người đàn ông này nhanh chân đi khỏi hiện trường.
                  Một cán bộ công an phường 6 xác nhận người đàn ông nói trên là trung tá H.C.D (nguyên phó công an phường 6, hiện công tác tại Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang).
                  Theo tường trình ban đầu của chị O. chủ tiệm uốn tóc Y.O, ông Dũng sau khi đã uống rượu đã tới gây sự, chửi và đánh chị túi bụi.
                  V.TR.
                  Xử lý trung tá cảnh sát “quậy”
                  TT - Liên quan đến vụ trung tá Huỳnh Chí Dũng say rượu đánh người tối 29-3, thiếu tướng Nguyễn Chí Phi - giám đốc Công an Tiền Giang - cho biết đã yêu cầu văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra (nơi ông Dũng công tác) giải trình, báo cáo ban giám đốc để xử lý.
                  Theo tường trình của chị Y.O. (chủ tiệm cắt tóc nữ trên đường Lý Thường Kiệt, P.6, TP Mỹ Tho), ngày 29-3 ông Dũng đến tiệm của chị, đánh nhiều cái vào mặt, ngực chị. Người dân đã gọi cảnh sát 113. Bốn cảnh sát của Công an P.6 có mặt ngay sau đó nhưng cũng bị ông Dũng chửi bới thô tục.
                  Theo Công an TP Mỹ Tho, đây là lần thứ ba trung tá Dũng gây gổ với người dân.
                  V.TR.
                  Lại thêm thông tin một trung tá công an quậy sau vụ thiếu tá công an, phó phòng CSGT đường bộ tỉnh Hậu Giang đánh tài xế taxi và xúc phạm danh dự nhân phẩm đồng nghiệp mình. Hai vụ việc liền kề nhau đối với sỹ quan công an. Tôi hy vọng chỉ là số ít, nhưng nếu thiếu tu dưỡng, ngành công an không thường xuyên giáo dục cán bộ chiến sỹ mình, coi chừng sẽ ngày càng nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác, người dân sẽ thiếu tin tưởng vào lực lượng bảo vệ sự bình yên cho xã hội

                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 31-03-2011, 02:50 AM.

                  Comment

                  • #10




                    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                    Comment

                    • #11

                      Vụ CSGT xô xát với tài xế taxi: Giáng chức thiếu tá Thắng

                      TTO - Ngày 3-4, đại tá Nguyễn Hoàng Diệu - phó giám đốc công an tỉnh Hậu Giang - cho biết sáng cùng ngày Ban thường vụ Đảng ủy, Ban giám đốc công an tỉnh đã họp thống nhất giáng chức phó trưởng phòng cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (PC67) của thiếu tá Bùi Minh Thắng do những hành vi sai phạm.
                      Ông Diệu cũng cho biết thiếu tá Thắng bị điều chuyển về phòng Tổ chức - cán bộ công an tỉnh làm cán bộ, phòng này sẽ quản lý và xem xét bố trí ông Thắng làm nhiệm vụ khác. Đồng thời Đảng ủy công an cũng quyết định cắt chức chi ủy viên chi bộ PC67 của thiếu tá Thắng.
                      Theo ông Diệu, hình thức xử lý thiếu tá Thắng theo đúng quy định ngành và điều lệ Đảng, sai tới đâu xử tới đó nhưng hợp tình, hợp lý. Ban thường vụ Đảng ủy, Ban giám đốc công an tỉnh xử lý dựa vào căn cứ quyết định xử phạt hành chính của công an TP Cần Thơ đối với thiếu tá Thắng về hành vi gây rối trật tự công cộng và xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đe dọa đồng đội đang thi hành nhiệm vụ. Còn lời khai không thống nhất giữa thiếu tá Thắng và tài xế taxi về nguyên nhân dẫn đến xô xát không có cơ sở nên lãnh đạo công an tỉnh không xử lý.
                      Ông Diệu cho biết đầu tuần tới sẽ triển khai quyết định xử lý, bản thân ông Thắng cũng chấp thuận hình thức kỷ luật và nhìn nhận sai sót, hứa khắc phục, rèn luyện tác phong, đạo đức trong thời gian tới.
                      Trao đổi với Tuổi Trẻ về thông tin trước đây thiếu tá Thắng đã từng rút súng dọa bắn người ở vũ trường X.O, TP Cần Thơ, ông Diệu cho biết chưa nghe thông tin này và chưa có cơ sở nên không đưa ra họp bàn, xử lý.
                      Được biết, qua vụ việc trên công an tỉnh Hậu Giang đang có kế hoạch tập trung củng cố, nâng chất cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh về nghi lễ, tác phong, phẩm chất đạo đức. Trong đó PC 67 là một trong những trọng điểm cần chấn chỉnh.
                      TRUNG CƯỜNG - PHƯƠNG NGUYÊN
                      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 02-04-2011, 11:54 PM.

                      Comment

                      • #12


                        THƯỢNG ĐỘI HẠ ĐẠP

                        Khôn trong tàn bạo là khôn dại
                        Dại biết ôn hòa ấy dại khôn
                        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 06-04-2011, 12:50 AM.

                        Comment

                        • #13

                          Từ Biến Cố Trần Trường Đến Cách Mạng Hoa Lài, Hoa Sen - Vũ Linh Châu

                          Từ Biến Cố Trần Trường Đến Cách Mạng Hoa Lài, Hoa Sen - Vũ Linh Châu


                          Nhận xét/góp ý

                          Đôi lời phi lộ: Biến cố Trần Trường không những chỉ là một sự kiện chính trị mấu chốt, một bước ngoặc quyết định trong lịch sử Cộng Đồng tỵ nạn Việt Nam . Mà nó còn tạo nên một niềm tin sắt đá rằng chẳng có gì là quá xa vời, là không tưởng, là impossible cả.
                          Biến cố này không những chỉ là một chiến thắng căn bản cho các công tác chống Cộng sau này, mà nó còn liên quan tới thanh danh của Cộng Đồng Tỵ Nạn Việt Nam trước nhân dân Hoa kỳ và thế giới. Ngoài ra còn nhìều hậu qủa to lớn và lâu dài khác nữa. Một sự thành công bất ngờ giống như là đã có bàn tay của Trời của Phật!
                          Vì tính cách lịch sử của biến cố, nên tác gỉa, tự nhận đang là người viết sử, sẽ phải hết sức trung thực khách quan. Cũng vì tính cách lịch sử đó mà tên tuổi của một vài cá nhân và đoàn thể cũng phải được nêu ra. Xin vui lòng chấp nhận.

                          Vào thời gian các năm cuối của thập niên 90, lòng căm thù Cộng Sản còn rất sâu đậm trong Cộng đồng tỵ nạn Việt Nam . Các tội ác của chúng gây ra cho nhân dân Miền Nam còn quá gần kề mới mẻ, những vết thương chiến tranh, những cảnh tan cửa nát nhà, đau thương mất mát cho từng cá nhân, từng gia đình vẫn còn chưa được nguôi ngoai. Các vết thương vẫn còn đang âm thầm rướm máu. Nợ nước thù nhà vẫn còn chồng chất. Nhất là các đợt di dân của các cựu Tù nhân chính trị qua chương trình HO đang dồn dập đổ vào Hoa Kỳ... Do vậy, khí thế chống Cộng trong giai đoạn này đã tràn dâng lên đến tột đỉnh. Một số người vì ý chí chống Cộng còn quá hăng say quyết liệt, họ không chấp nhận bất cứ một hành động, một lời nói, một cử chỉ nào có dính dáng xa gần tới bọn Cộng Sản Việt Nam . Thí dụ, bất cứ một chương trình văn nghệ nào mà có mặt, dù chỉ là một nghệ sĩ hay một ca sĩ đến từ trong nước là sẽ bị biểu tình chống đối rất dữ dội quyết liệt...

                          TRẦN TRƯỜNG, HÌNH HỒ CHÍ MINH VÀ LÁ CỜ MÁU.
                          Trong khi đó, một vài người có đầu óc chủ hòa dễ dãi, lại không hoàn toàn đồng ý với những hành động và thái độ mà họ cho là quá khích cực đoan đó. Trần Trường là một trong những người này. Anh ta thường có những lời lẽ công khai chống lại những hành động chống Cộng tích cực của Cộng Đồng. Trong các cuộc biểu tình chống nghệ sĩ trong nước chẳng hạn, Trần Trường thường công khai dẫn vợ con đi giữa hai hàng người biểu tình để vào trong rạp.
                          Trần Trường có một tiệm sang băng nhạc trên đường Bolsa, thuộc thành phố Westminster , tiểu bang California . Chắc là đã được ai đó bầy biểu, cho nên Trần Trường đã treo trong tiệm sang băng của anh ta hình Hồ Chí Minh và một lá cờ đỏ sao vàng của Cộng sản Việt Nam để thách thức Cộng Đồng, nhất là nhóm người mà anh ta cho là “quá khích” kia.
                          Anh ta đã biết sẽ không có ai dám hạ hai biểu tượng đó xuống hay dám hành hung, đập phá cửa tiệm của anh ta. Họ sẽ bị Cảnh Sát bắt giữ ngay vì đã xâm phạm vào quyền Tự Do Ngôn Luận của người khác.
                          Phải chăng sự việc chỉ đơn giản như vậy, chỉ do tính tình ngông nghênh của cá nhân Trần Trường, chỉ vì thích chơi nổi, chỉ vì muốn thách thức người khác cho bõ ghét, chứ không có một âm mưu gì ghê gớm hay một thế lực chính trị tầm cỡ quốc gia quốc tế nào đứng đàng sau Trần Trường cả. Với thời gian, hình như sự việc đã sáng tỏ như vậy.

                          TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN .
                          Tuy nhiên vào lúc đó, nhất là vào những tuần lễ đầu tiên của biến cố, Cộng đồng chúng ta đã rơi vào tình trạng hoang mang cực độ. Càng là người trí thức, càng thông hiểu luật pháp Hoa Kỳ, càng ý thức được tính cách bất khả xâm phạm của tấm hình và lá cờ mà Trần Trường đã treo lên, người ta càng phân vân dè dặt hơn. Chính vì vậy mà trong những tuần lễ đầu, rất nhiều người, kể cả hầu hết các cơ quan truyền thông lớn tại Quận Cam, hầu hết các đài phát thanh các nhật báo, tuần báo…, tất cả đều đã giữ thái độ “wait and see”, chờ xem sự việc sẽ diễn tiến ra sao. Riêng một đài phát thanh tiếng Việt lớn nhất lúc ấy tại Miền Nam Cali, thì vì qúa dè dặt, nên đã im lặng chờ đợi, quan sát... và chờ mãi cho tới phút chót, nghĩa là chẳng đóng góp, chẳng đề cập gì tới cái biến cố đã và đang làm rung rinh thủ đô tỵ nạn ngay chung quanh họ. Đây là một bài học đắt giá mà những người làm truyền thông trong Cộng Đồng nên học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm cho mai sau.
                          Tuy vậy, một số khá đông những người sẵn có tinh thần chống Cộng quyết liệt, được sự yểm trợ của một số cơ quan truyền thông, nhất là đài Radio Bolsa của Việt Dzũng-Minh Phượng, được lãnh đạo bởi các vị có trách nhiệm trong Cộng Đồng lúc bấy giờ như qúi ông Bùi Bỉnh Bân, Trần Ngọc Thăng, Hồ Anh Tuấn… những chiến sỹ tiên phong can trường này đã không hề nản chí, đã không hề run sợ, họ đã rất quyết liệt, rất kiên cường bất khuất, đã bất kể mọi gian nan nguy hiểm, mọi rụt rè đắn đo…, họ đã liên tục tổ chức những cuộc biểu tình trước cửa tiệm của Trần Trường, suốt ngày suốt đêm.
                          Một đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn mở đầu này, đó là các người có trách nhiệm lãnh đạo đã rất thông hiểu luật pháp của xứ tạm dung, qúi vị này đã điều khiển và hướng dẫn cho các người tham dự tuyệt đối tôn trọng luật pháp, tuyệt đối bất bạo động.
                          Đây là một yếu tố chiến lược hết sức quan trọng cho sự thành công vẻ vang sau này.
                          Tinh thần bất bạo động và thượng tôn luật pháp đã được tiếp tục trải dài trong suốt thời gian tranh đấu, khiến cho nhân viên công lực không thể sử dụng võ lực để can thiệp giải tán, nhất là nhờ đó mà dân chúng Hoa Kỳ đã thấy rõ sự trưởng thành về ý thức chính trị và tinh thần thượng tôn luật pháp của Cộng Đồng Tỵ nạn Việt Nam. Cũng phải công tâm mà nói ngay rằng, tuy ít mưu lược, nhưng những con người qủa cảm nói trên đã có những đóng góp rất lớn, rất quan trọng trong vụ Trần Trường. Với ý chí chống Cộng kiên cường mãnh liệt, chính họ đã phát khởi và nuôi dưỡng ngọn lửa đấu tranh lúc ban đầu để rồi sau đó đã lôi cuốn được sự tham gia của cả Cộng Đồng và sau cùng thì đã đi đến thành công vô cùng vẻ vang rực rỡ.

                          ÁC Ý CỦA TRUYỀN THÔNG MỸ.
                          Riêng đối với các kí giả của Báo chí và Truyền thanh, Truyền hình Hoa kì. Ngay từ khi cuộc chiến còn đang tiếp diễn, hầu hết giới truyền thông và bọn phản chiến Mỹ đã cố ý trút bỏ tất cả trách nhiệm về sự thất trận của Mỹ tại Việt Nam lên đầu Quân dân Miền Nam Việt Nam, khiến rất nhiều người Hoa Kỳ đã bị đầu độc tai hại, kể cả cưụ Tổng Thống George Bush, khi so sánh Việt Nam với Iraq, Ông đã phát biểu: “Vì Miền Nam Việt Nam không chịu chiến đấu, nên họ đã mất Tự Do”. Sau ngày 30/4/1975, truyền thông Mỹ càng không tiếc lời phỉ báng bôi nhọ người tỵ nạn Việt Nam , công khai gọi chúng ta là bọn lưu manh đĩ điếm. Họ cũng cố ý liên tiếp thổi phồng những sơ sót, bêu rếu những sai lỗi nhỏ nhặt liên quan tới Cộng đồng tỵ nạn Việt nam trên báo trên đài.
                          Đối với Cộng đồng Việt Nam, khi vụ Trần Trường treo cờ Việt Cộng và hình Hồ Chí Minh nổ ra, không phải chỉ có những người lâu nay vẫn tích cực tham gia quyết liệt vào các cuộc biểu tình chống Cộng, mà cả Cộng Đồng đã bị dồn vào ngõ cụt tưởng như không còn lối thoát.
                          Về mặt tình cảm, chúng ta không thể cho phép lá cờ và tấm hình đó hiện diện ngay giữa thủ đô tỵ nạn được.
                          Nhưng về mặt pháp lý, chúng ta, và ngay cả mọi cơ quan quyền lực tối cao tại Hoa Kỳ, mọi nhân vật quyền uy nhất nước Mỹ như Tổng Thống, Chủ tịch Quốc Hội, Chánh án Tối cao Pháp viện... cũng không ai có thể ra lệnh hạ lá cờ và tấm hình đó xuống, vì làm như vậy là vi phạm vào Tu chính án số một của Hiến Pháp Hoa Kỳ, xâm phạm vào quyền Tự do Phát biểu, Tự do Ngôn luận của cá nhân Trần Trường, một quyền tự do cao cả của mọi công dân Hoa Kỳ, đã được Hiến pháp long trong bảo vệ gần như tuyệt đối. Nếu bất cứ cá nhân hay tập thể nào, dù to lớn, giầu có hay dù ngang tàng quyết tử đến đâu... mà dám cả gan vi phạm — trong trường hợp này, là việc hạ tấm hình HCM và lá cờ máu đó xuống — mà không đươc Trần Trường đồng ý, thì các cơ quan quyền lực của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ — gần kề và trực tiếp nhất là Lực lượng Cảnh Sát Westminster — có nhiệm vụ phải bảo vệ việc treo tấm hình và lá cờ đó bằng mọi giá.
                          Đó là luật pháp và truyền thống của quốc gia Hoa Kỳ, không thể làm khác đi được.
                          Chỉ có một người duy nhất có thể hạ được chúng xuống một cách hợp pháp, đó là Trần Trường. Nếu muốn cưỡng bức Trần Trường phải hạ chúng xuống, thì chỉ còn một phương cách hợp pháp duy nhất là... sửa đổi Hiếp Pháp Hoa kì. Một ý nghĩ điên rồ không thể thực thi.

                          TRUYỀN THÔNG MỸ NHẬP CUỘC.
                          Dĩ nhiên giới truyền thông Mỹ biết rất rõ điều đó, họ hiểu tường tận thế kẹt này của cộng đồng Việt Nam . Hơn nữa họ cũng bị tự kỷ ám thị bởi những điều xấu xa mà chính họ đã tạo ra và gán ghép cho cộng đồng Việt Nam . Một vài lời nói và hành động quá khích hời hợt của một số người năng động ồn ào tại Little Saigon lúc bấy giờ, càng khiến họ tin rằng trình độ và thái độ của tất cả cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đều giống như vậy. Chắc chắn bọn cao bồi, du đãng, đĩ điếm... mà họ cho rằng đang đầy dẫy tại Little Saigon, sẽ nhân cơ hội này để cướp bóc, hôi của, đốt nhà... Nhiều tờ báo Mỹ còn công khai tiên đoán Little Saigon sẽ bị thiêu rụi trong nay mai.
                          Thế là tất cả các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã rầm rộ đổ dồn về khu phố Bolsa, cần ăng ten, xe phát sóng của các đài TV tua tủa khắp nơi, máy quay phim, máy chụp ảnh, ký giả của các tờ báo, các hãng thông tấn, các phóng viên truyền thanh truyền hình... chen chúc trước khu biểu tình chật hẹp. Nhiếp ảnh gia danh tiếng của hãng AP là Nick Út cũng được gửi tới, sẵn sàng thu vào ống kính những hình ảnh tồi tệ nhất của người Việt Nam . Trần Trường, được các luật sư Mỹ trong hội ACLU tình nguyện cãi thí, được tòa án xử cho thắng kiện, dương dương tự đắc, được cảnh sát Mỹ hộ tống, vợ chồng anh ta mở toang cửa tiệm, nhang khói nghi ngút, quì gối lạy lục trước ảnh già Hồ và lá cờ máu. Bên ngoài, đồng bào sôi sục căm hờn, giận muốn phát điên, nhưng đành uất ức đứng nhìn. Đám đông càng ngày càng vĩ đại thêm, họ chỉ biết điên cuồng hò hét, hoan hô đà đảo suốt ngày suốt đêm, nhưng vẫn trong vòng trật tư, nên cảnh sát cũng không thể can thiệp giải tán.
                          Tại quốc nội, việc quyên góp cho Quĩ pháp lý yểm trợ Trần Trường cũng được phát động rầm rộ trên toàn quốc, tất cả Công Nhân Viên đều bị trừ lương để góp vào quĩ này, chả biết số tiền đó đã đi về đâu, có đồng nào đến tay Trần Trường không?

                          CỘNG ĐỒNG TỴ NẠN BẤT KHUẤT.
                          Tinh thần chống Cộng của đồng hương tỵ nạn vẫn hừng hực cháy, suốt ngày suốt đêm, như một lò lửa căm hờn, mỗi ngày một thêm mãnh liệt gay gắt hơn. Nhiều ý kiến đã dần dần được đóng góp vào. Như là:
                          - “Nếu treo hình Hitler giữa một cộng đồng Do Thái thì sẽ ra sao”
                          - “Vì Hồ Chí Minh mà 58 ngàn lính Mỹ đã chết”
                          - Ngoài cờ Việt Nam , còn phải treo nhiều cờ Mỹ và cả cờ MIA (Lính Mỹ mất tích) nữa...
                          Nên cuộc biểu tình càng ngày càng đông, nhiều cựu quân nhân Mỹ cũng đã bắt dầu tham gia, rất nhiều đồng bào túc trực 24/24, đồ ăn, tiền bạc ào ạt gửi tới.
                          Do sự góp ý của một số thính giả ở xa gọi về các đài phát thanh, phần lớn là ý của các bà các cô, một Buổi trình diễn Văn nghệ Tự phát qui mô đã được tổ chức vào đêm 22 tháng 2, 1999.
                          Số người tham dự đã lên tới mức kỷ lục.
                          Hầu hết giới truyền thông Mỹ đều tin rằng bạo loạn sẽ bùng ra trong đêm này. Cảnh sát Westminster và các thành phố lân cận đã sẵn sàng ứng chiến, mỗi người được trang bị cả bó giây trói bằng nhựa cứng. Những tiếng lóng chửi bới nhục mạ người Việt Nam vang vang trong hệ thống truyền tin nội bộ của cảnh sát Mỹ. Họ công khai tuyên bố, nếu cần sẽ huy động, sẽ back up tất cả lực lượng của toàn miền nam California để bắt hết số người làm loạn. Chỉ cần một vi phạm giao thông rất nhỏ của một vài cá nhân, như bước xuống lòng đường chẳng hạn, hay một vụ gây gỗ ẩu đả của một vài người — chống đối và ủng hộ treo cờ và hình chẳng hạn — cảnh sát sẽ bắt giữ những người này ngay. Đám đông man rợ và vô kỷ luật, theo họ tưởng tượng, sẽ ào vô không cho cảnh sát bắt người. Lực lượng cảnh sát đang túc trực sẵn sẽ can thiệp ngay, hỗn chiến sẽ bùng lên. Bọn côn đồ sẽ thừa cơ cướp phá các tiệm buôn, thiêu hủy nhà cửa, Little Saigon sẽ biến thành một biển lửa...
                          Tưởng tượng ra như vậy, nên khi cuộc biểu tình đến mức cao điểm, trên bầu trời Little Saigon, trực thăng của các đài truyền hình vần vũ dầy đặc, giống như bầu trời Saigon trong dịp Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968. Tất cả mọi phương tiện truyền thông đều đã sẵn sàng, mọi người, nhất là khán giả của các hệ thống truyền hình Hoa Kỳ, nóng lòng chờ Breaking News...
                          Đám người biểu tình mỗi lúc một đông, tràn ngập cả sang phía bên kia lề đường Bolsa, có lẽ lên tới cả bốn năm chục ngàn.
                          Rừng người sôi sục, điên cuồng hò hét, hoan hô đà đảo vang vọng cả một góc trời, như triều dâng sóng dậy, như muốn xé nát không gian. Tất cả mọi nỗi căn hờn uất hận, nợ nước thù nhà, bom đạn chết chóc, tù đầy nhục nhã, tan cửa nát nhà, sóng dữ biển đông, giặc cướp hải tặc... và cả như những tiếng thét Xung Phong oai hùng trên trân địa ngày xưa nữa... Tất cả đang ầm ầm bùng cháy, đang cuồn cuộn dâng cao.
                          Đoàn người tị nạn Việt Nam , một nhóm di dân bé nhỏ mới tới, đang bắt bí toàn quốc Hoa Kỳ, đang thách thức cả Hiến Pháp Mỹ, đang dồn cả Ba cơ quan Hành Pháp, Lập Pháp, Tư Pháp của nước tạm dung vào một ngõ bí.
                          Về phương diện pháp lý, đúng, hoàn toàn đúng, không có bất cứ một ai, không một nhóm người nào được đứng trên Luật Pháp và trên Hiến Pháp. Cũng như mọi công dân Hoa Kỳ khác, quyền Tự do phát biểu của Trần Trường phải được luật pháp tuyệt đối bảo vệ.
                          Nhưng mà, nhưng mà, về phương diện... tình cảm, cộng đồng tỵ nạn Việt Nam chúng tôi cũng không thể chấp nhận cho tấm hình và lá cờ đó ngang nhiên phơi bày ở giữa khu phố Bolsa này được.
                          – Đả đảo Cộng Sản. Đả đảo Hồ Chí Minh.
                          Cả rừng nắm tay vẫn liên tiếp vung lên, cả biển Cờ Vàng vẫn cuồn cuộn như triều dâng sóng dậy, như bão táp cuồng phong, hàng vạn tiếng hô vẫn ào ạt vang dội, long trời lở đất, bằng cả hai ngôn ngữ Việt-Anh, như muốn xé nát bầu trời thủ đô tỵ nạn, như muốn vang vọng tới tận Hà Nội và Washington, như muốn lan ra trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ. Những tiếng thét xuất phát từ trong đáy lòng, từ tận trái tim, bất khuất, gan góc, lì lợm, 52 ngày, 52 tuần, hay 52 tháng... cho đến khi nào tất cả chúng tôi gục chết tại đây, cho đến khi nào tấm hình và lá cờ đó biến mất mới thôi.
                          Điên cuồng hò hét, say sưa đà đảo hoan hô, quyết liệt đấu tranh, diễn văn nẩy lửa... nhưng tất cả đều hoàn toàn trong vòng kỷ luật trật tự, tuyệt đối không hề có một vi phạm luật lệ nào, dù chỉ là một sai lỗi về giao thông rất nhỏ.
                          Và rồi, gần đến nửa đêm, cuộc biểu tình chấm dứt, biển người yên lặng ra về trong vòng kỷ luật và trật tự tuyệt đối, giống hệt như vừa tan một đại lễ ở nhà thờ ra. Đã vậy, hai bên lề đường Bolsa lại hoàn toàn sạch sẽ, mọi người đã tự động thu dọn không còn sót lại một cọng rác nhỏ. Tờ mờ sáng ngày hôm sau, từng toán cụ ông cụ bà và nhiều nhóm thanh niên trai trẻ, tay cầm theo túi ni lông, lại dàn hàng ngang, lượm cho bằng hết mọi rơi rớt còn sót lại trong các lùm cây bụi cỏ.
                          Tất cả các hình ảnh này, cùng với không khí sôi sục căm hờn của buổi tối ngày hôm trước, đã được các phương tiện truyền thông, nhất là vô tuyến truyền hình, chuyển đi khắp nơi, đến tận phòng khách của rất nhiều gia đình người Hoa Kỳ.
                          “DIỆN HAY ĐIỂM”, BIẾN CỐ BẤT NGỜ ĐƯA TỚI THÀNH CÔNG?
                          Cũng trong cuộc mít tinh quan trọng này, Việt Dzũng, một xướng ngôn viên quen thuộc của đài Radio Bolsa tại Litlle Saigon đã lớn tiếng hô hào:
                          “Chống hình Hồ Chí Minh và cờ Cộng Sản chỉ là Diện. Chống Thương Ước Việt - Mỹ mới là Điểm. Phải nhân lúc lòng người đang sôi sục này để vùng lên, phá cho bằng được cái Thương ước đó”.
                          Phải chăng chưởng lực này đã vô tình giáng trúng tử huyệt của cả Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn?
                          Vào thời gian đó, Hiệp Ước Thương Mại sắp được ký kết giữa Hoa Kỳ và Hà Nội. Đây là một biến cố vô cùng quan trọng cho cả hai bên. Không những nó là một lối thoát sống còn cho Cộng Sản Việt Nam , mà nó cũng là một bước ngoặc quyết định cho đường hướng ngoại giao hoàn toàn mới của Mỹ tại Á Châu nữa. Chính phủ Mỹ đang cố gắng dùng Hiệp Ước Thương Mại Việt - Mỹ này để biến kẻ tử thù cũ thành một Đồng minh Chiến lược mới. Road Map về Việt Nam đã ghi rõ ràng như vậy.
                          Bằng mọi giá, Hiệp ước này phải được thông qua.
                          Phải chăng chính vì chưởng lực này mà chỉ vài ngày sau đó, cảnh sát trưởng Westminster đã họp báo, tuyên bố rằng việc cờ và hình này không còn thuộc trách nhiệm của thành phố nữa mà sẽ do chính quyền Trung ương tại Washington giải quyết.
                          Nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ vẫn liên tục tiếp diễn suốt ngày suốt đêm, nhưng sự hiện diện của giới truyền thông Mỹ thì mỗi ngày mỗi thưa dần. Cho đến cuộc tập họp đêm 26 tháng 2, tuy chỉ cách cuộc tập họp lớn nói trên một tuần lễ, lại do giới trẻ tổ chức, không những số người tham gia đã đông đảo hơn cả các lần trước mà lại là một đêm đốt nến, nên nếu bị phá hoại bằng bom xăng, thì với một rừng người như vậy, rất có thể sẽ gây nên những hậu quả tai hại khó lường...
                          Tuy vậy, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ thì đã gần như hoàn toàn vắng bóng, bầu trời chỉ còn đơn độc một vài chiếc trực thăng của cảnh sát, dưới đất lác đác vài đài truyền hình địa phương... Bụng dạ hẹp hòi của giới truyền thông Mỹ đã được phơi bày quá sức trơ trẽn lộ liễu.

                          AI ĐÃ RA LỆNH HẠ CHÚNG XUỐNG?
                          Trước cửa tiệm của Trần Trường vẫn dầy đặc người, suốt ngày suốt đêm. Không biết vì lý do gì, vì ngứa mắt, vì vô tình hay cố ý, tất cả cửa kiếng trước tiệm Trần Trường đã được dán kín mít bằng nhiều lớp giấy báo cũ, không thể nhìn thấy bên trong. Biểu tình vẫn sôi sục bên ngoài vì mọi người tưởng rằng hình và cờ vẫn còn trong đó.
                          Cho tới một hôm, một người da trắng đến xé một mảng giấy che và la to lên là hình và cờ đã biến mất rồi!
                          Ai đã hạ chúng xuống? Chắc chắn chủ phố và cả cảnh sát địa phương, cả chính quyền sở tại, không ai đã dám dại dột mà tự ý phạm vào cái tội tầy đình đó. Giới chức nào ở Washington đã dám vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ, đã coi thường Tu chính án số I, đã bất kể tới Lập pháp, Tư pháp, đã khinh thường tập đòan luật sư ACLU của Trần Trường... để ngấm ngầm ban ra cái lệnh ghê gớm này?
                          Một bí mật lịch sử, phải chờ cho thế hệ này qua đi, mới dám tiết lộ. Cựu Tổng Thống Clinton đã viết hồi ký, nhưng dĩ nhiên Ông không dại gì mà đề cập tới trọng tội này.
                          Nhất lý, nhì lỳ. Ý chí chống Cộng kiên cường sắt đá, lòng căm thù Cộng Sản tận xương tận tủy của cộng đồng tỵ nạn Việt Nam đã oanh liệt chiến thắng. Lá cờ máu, hình bóng của tên đồ tể bán nước hại dân đã vĩnh viễn bị quét sạch khỏi khu phố Bolsa.

                          NHỮNG HẬU QỦA TO LỚN BẤT NGỜ.
                          Đây là một chiến thắng có tính chiến lược cho công cuộc chống Cộng, nhất là tại hải ngoại.
                          Những suy luận trên đây có được tán đồng hay không, điều đó không quan trọng. Tất cả chỉ là Diện, Trời đã trả công cho ta qua vụ Trần Trường thế nào, các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ đã quảng cáo miễn phí cho cộng đồng tỵ nạn Việt Nam ra sao, đó mới là Điểm.
                          - Trước hết, về Hồ Chí Minh, mọi người trên thế giới, nhất là công chúng Mỹ đã phải tự hỏi, chắc chắn là Hồ Chí Minh và Cộng Sản Việt Nam phải độc ác và tàn bạo khủng khiếp lắm nên dân chúng Việt Nam mới căm thù và ghê tởm đến như vậy.
                          Kể từ sau biến cố Trần Trường này, tất cả các cuộc vinh danh, suy tôn, ca tụng Hồ Chí Minh, kể cả của UNESCO, đều đột nhiên hoàn toàn chấm dứt trên toàn thế giới. Cuộc triển lãm sau cùng về Hồ Chí Minh diễn ra tại San Francisco trong thời gian vụ Trần Trường gần kết thúc đã phải âm thầm dẹp bỏ vì số người tới xem quá lèo tèo. Những năm trước đó, tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều đoàn thể, tổ chức, hiệp hội... đã liên tục tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo, triển lãm... để ca tụng, để thần thánh hóa, để suy tôn tên đồ tể sát nhân này. Thậm chí, chính cơ quan Unesco của Liên Hiệp Quốc cũng đã phạm phải lỗi lầm đáng trách này... Nhưng từ sau vụ Trần Trường, cho tới ngày hôm nay, đã hơn 10 năm, trên khắp thế giới, không có bất cứ một cá nhân hay tập thể nào còn công khai tái diễn cái trò hề ngây ngô đó nữa.
                          - Hà Nội cũng chợt nhận ra rằng, hận thù còn lâu mới có thể xóa sạch, tội ác của họ còn lâu mới đi vào quên lãng được. Nợ nước đã vậy, còn thù nhà thì sao. Nợ nước, đối với nhiếu người thì nó xa vời và hơi hơi trừu tượng. Nhưng THÙ NHÀ thì nó dính liền với da với thịt, nó day dứt ngày đêm...Biết bao nhiêu người đã táng gia, bại sản, gia đình tan nát, mất vợ mất con... (năm mười năm tù chỉ là chuyện nhỏ). Vật chất càng dư gỉa sung túc, thì càng thêm thương vợ nhớ con, căm thù oán hận càng thêm nung nấu ngày đêm... Càng được ăn ngon mặc đẹp, lại càng nghĩ tới những ngày nheo nhóc đói khổ cuả thân nhân cha mẹ… Ấy là chưa kể sóng dữ Biển Đông, hải tặc hiếp vợ giết con…Chính vì vậy, mà mãi cho đến ngày hôm nay, Việt Cộng vẫn chưa dám công khai ra một tờ báo hay mở một đài phát thanh, một cơ sở truyền hình.
                          Nếu không có biến cố Trần Trường này, thì từ cả chục năm nay, hình ảnh của khu phố Bolsa đã như thế này:
                          Tôi đi không thấy phố thấy nhà
                          Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ.
                          Trước đây, người ta thường mỉa mai người Việt Nam là rời rạc, chia rẽ, thiếu đoàn kết, ba người Việt Nam không bằng một người Nhật.... Nhưng hình như, cũng thấy vậy mà không phải vậy. Hình như khi hữu sự, thì các cá nhân rời rạc này, sẽ tự động dính kết lại với nhau thành một khối tảng kiên cố vô cùng, kẻ thù nào cũng bị đánh bại, chướng ngại nào cũng bị vượt qua. (Xong việc thì lại tiếp tục đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở, báo ai nấy viết, đài ai nấy nói, hội ai nấy họp... tiếp tục rời rạc, chia rẽ, mất đoàn kết.)
                          Nhưng mà coi chừng đấy nhá, đừng có chọc, khôn hồn thì để cho chúng tôi yên.

                          Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là thành quả quan trọng nhất của vụ Trần Trường.
                          - Hậu quả to lớn hơn cả của biến cố này là uy tín và danh dự của người tỵ nạn Việt Nam đã được phục hồi. Trước biến cố này, như đã nói ở trên, cộng đồng chúng ta đã bị giới truyền thông Mỹ bôi đen hoàn toàn. Thí dụ, chính các con tôi cho biết, nhiều em sinh viên Việt Nam tại trường Đại học UCI, thèm đồ ăn Việt Nam, nhưng không dám ghé Little Saigon, vì nghe đồn ở đó toàn là lưu manh du đãng, mời được một người bạn Mỹ đến đó lại càng khó hơn.
                          Ngay cả nhiều người lớn tuổi, để dễ dàng cho công việc làm ăn, cũng phải thay tên đổi họ hầu che đậy gốc gác Việt Nam của mình. Họ Nguyễn thì đổi là Win hay Yen, Lê thì thành ra Lee, Vương thành Vern, Vũ thành Wu ... Rất nhiều người đã cố cải trang thành …người Hoa.
                          Nhưng sau biến cố này, nhờ giới truyền thông Hoa Kỳ, mọi người, nhất là dân chúng Mỹ, đã thấy rõ ràng Việt Nam là một cộng đồng văn minh, có trình độ giáo dục cao, biết thượng tôn luật pháp, biết tranh đấu ôn hòa bất bạo động trong khuôn khổ luật pháp. Và hình như...không có cả cao bồi du đãng trong cộng đồng nữa.
                          - Nhưng quan trọng nhất là giới trẻ, từ sau biến cố Trần Trường, họ đã gột rưả hết được các điều ngộ nhận, đã xóa sạch được các mặc cảm tự ti, hãnh diện ngước mặt lên cao, hiên ngang vỗ ngực xưng tên mình là người Việt Nam, rồi tích cực tham gia vào các sinh hoạt làm vẻ vang cho cộng đồng, cho quê hương đất nước.

                          TRỜI PHẬT TRẢ CÔNG?
                          Nghe nói mỗi phút quảng cáo trên TV Mỹ giá tới cả ngàn dollars, trên báo chí Mỹ cũng vậy. Như thế, nếu mà thuê họ, có lẽ cả chục triệu bạc cũng không trang trải cho đủ.
                          Thế mà cộng đồng chúng ta lại không tốn mất một đồng xu teng. Xin gửi tới giới truyền thông Mỹ một lời cám ơn vì đã giúp nhân dân Hoa Kỳ hiểu biết chính xác rõ ràng về trình độ dân trí, nếp sống văn minh và nhận thức chính trị của người Tỵ nạn Việt Nam .
                          Phải chăng vì những hậu qủa to lớn và vô cùng quan trọng như vậy, cho nên “thùng tiền chính nghĩa” tuy đã bị Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghiã Quốc Gia của ông Hồ Anh Tuấn dành quyền quản lý, nhưng sự việc này cũng đã trở thành “ba cái lẻ lẻ”, Cộng Đồng chẳng có mấy người quan tâm.
                          Sau đó cửa tiệm của Trần Trường bị Cảnh sát lục xét và Trần trường đã bị bắt về tội…sang băng lậu. Nhưng đó cũng lại là một chuyện nhỏ nữa, chẳng có mấy ai lưu tâm để ý hay là ngay cả vui mừng sung sướng.
                          Dĩ nhiên, phải thành thật mà nói, không phải tất cả mọi thành phần trong Cộng Đồng tỵ nạn Việt Nam chúng ta đều đã có được một trình độ nhận thức chính tri và một tinh thần thượng tôn luật pháp toàn hảo như vậy. Cho nên thành qủa vô cùng to lớn vĩ đại của biến cố lịch sử này, trước những chướng ngại tưởng như vô phương giải quyết, trước những khó khăn pháp lý tưởng như không thể vượt qua, trước con đường cùng tưởng như không còn lối thoát… Thành công to lớn bất ngờ này chỉ có thể giải nghĩa được bằng sự trợ giúp của Trời Phật, bằng sức Hộ Trì của Hồn Thiêng Sông Núi và của Anh Linh biết bao Anh Hùng Tử Sĩ, nhất là các Anh Hùng Tử Sĩ thuộc Quân Lực Viêt Nam Cộng Hoà…
                          Với những thủ đoạn vô cùng gian manh tàn ác, với những mưu mô qủi quyệt của “đỉnh cao trí tuệ loài người”… nhưng Bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam đã phải bó tay, đã đành ngơ ngác đứng nhìn Lá cờ máu và hình ảnh già Hồ biến mất đi khỏi khu phố Bolsa cùng với biết bao hậu qủa tại hại kéo dài cho tới tận ngày hôm nay.
                          Một ngày không xa, phép lạ bất ngờ như vậy cũng sẽ lại tái diễn ngay chính trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta.
                          Trời Phật đã và sẽ trả công cho chúng ta.
                          Quân Dân Miền Nam , đã hoàn thành nhiệm vụ “Tiền Đồn Chống Cộng” của Thế Giới Tự Do. Chúng ta đã không giữ được Miền Nam, nhưng chúng ta đã ngăn được Làn Sóng Đỏ tràn xuống Miền Nam Châu Á. Nhờ những hy sinh gian khổ vô cùng to lớn của Quân Dân Miền Nam Việt Nam mà Vùng Nam Châu Á, mà các nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Indonesia, Philippines, Miến Điện, Ấn Độ, Tích Lan… đã không bị nhuộm đỏ và vẫn còn được tự do thờ Trời cúng Phật như hiện nay. Nếu không có Quân Dân Miền Nam kiên cường chống đỡ, thì trong thời gian cực thịnh của phong trào Cộng Sản quốc tế, toàn thể Miền Nam Châu Á đã bị nhuộm đỏ, đã biến thành cộng sản và chắc chắn cục diện thế giới đã khác hẳn với ngày hôm nay.
                          Không có một ai, kể cả người dân các nước nêu trên, đã biết nghĩ đến điều đó, họ đã không có ngay cả một lời cám ơn xã giao thông thường cho chúng ta. Nhưng Trời Phật có mắt. Công của chúng ta với Trời với Phật to lớn như vậy, nên Các Ngài đã trả công cho Cộng đồng Tỵ nạn Việt Nam hải ngoại qua biến cố Trần Trường.
                          Và Các Ngài cũng sẽ trả công cho đồng bào và tổ quốc của chúng ta. Một Vụ Trần Trường thứ hai cũng sẽ tái diễn tại quê hương Viết Nam trong một ngày không xa.

                          Vũ linh Châu
                          Thể loại: Giới Thiệu Tác Phẩm
                          Đã chỉnh sửa bởi Bbcode; 08-04-2011, 09:01 AM.
                          Bb

                          Comment

                          • #14

                            Thà đốt một que diêm còn hơn nguyền rủa bóng tối.

                            Comment

                            • #15

                              G.S - Ngô Bảo Châu --- Về sự sợ hãi



                              Về sự sợ hãi -- G.S Ngô Bảo Châu

                              Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.

                              Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
                              Đã chỉnh sửa bởi Bbcode; 08-04-2011, 08:29 AM.
                              Bb

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom