• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

    Các bạn thân mến,
    Tình trạng công an lạm quyền, lộng hành, đánh người và giết người đã và đang làm nhân dân cả nước cực kỳ bức xúc. Một số bạn đọc đã đề nghị mở ra một mục đóng góp tin tức để các bạn khắp nơi cung cấp dữ kiện về những sai trái của công an mà mỗi người chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một đề nghị hợp lý, đúng lúc và cần thiết và mong mỏi các bạn cùng hưởng ứng.

    Hậu Giang: Phó phòng CSGT đánh tài xế

    Công an TP Cần Thơ cũng đang làm rõ việc người này dọa lấy súng “xử” một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22-3 đưa tin: Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái (tài xế taxi Mai Linh - Chi nhánh Cần Thơ) bị một hành khách tên Thắng đánh bằng dây thắt lưng vào đầu, tay và lưng làm chảy máu phải nhập viện.
    Nguyên nhân là do anh Thái không chịu vượt đèn đỏ theo yêu cầu của vị khách này.
    Ngay sau đó, ban giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã tiến hành xác minh, xác định người hành hung tài xế Thái là Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang.
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết sáng 22-3, Phòng Tổ chức và Thanh tra Công an tỉnh đến tận nơi xác minh vụ việc để ban giám đốc nắm và báo cáo lại Bộ Công an.

    Vết đầu dây thắt lưng đánh vào lưng và vết đánh vào mặt anh Thái vẫn còn hằn rõ. Ảnh: GIA TUỆ
    Theo Đại tá Bào, trước mắt Chi bộ Phòng CSGT yêu cầu Thiếu tá Thắng làm tường trình kiểm điểm. Sau khi có kết quả làm việc của Thanh tra và Phòng Tổ chức sẽ đối chiếu với tường trình của Thiếu tá Thắng để có hướng xử lý.
    Theo dư luận thắc mắc Thiếu tá Thắng là con của giám đốc công an tỉnh, liệu có nể tình trong xử lý? Đại tá Bùi Hoàng Bào khẳng định: “Ở gia đình là tình cha con, về mặt cơ quan tôi là thủ trưởng. Quan điểm của tôi nếu đã sai thì phải trị tương ứng với vi phạm, không có chuyện dung túng, bao che. Vụ này, ban giám đốc thống nhất giao cho phó giám đốc công an tỉnh kiêm phó bí thư Đảng bộ trực tiếp xử lý”.
    Trong ngày 22-3, Công an quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cung cấp thông tin bước đầu với Công an tỉnh Hậu Giang liên quan đến sai phạm của Thiếu tá Thắng.
    Ngoài ra, Phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ cũng đang đề nghị cán bộ, chiến sĩ CSGT trạm cửa ô Hưng Phú tường trình về việc Thiếu tá Thắng có lời lẽ hăm dọa tổ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Cụ thể, khi thấy anh Thái bị ông Thắng đánh, lực lượng CSGt trạm cửa ô Hưng Phú (TP Cần Thơ) đã can thiệp. Ông Thắng đã dọa một chiến sĩ ở trạm: “Mày phải quỳ lạy tao, nếu không tao sẽ dùng súng bắn”. Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đang nắm lại vụ việc để có văn bản kiến nghị lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang kiểm điểm Thiếu tá Thắng”.
    Tài xế Đỗ Quốc Thái cho biết anh bị ông Thắng dùng dây thắt lưng đánh vào đầu, tay và lưng. Đầu khuy gài của thắt lưng làm anh chảy máu đầu, bị thương ở ngón trỏ tay trái, trầy xước cánh tay phải và nhiều vết thương ở lưng. Cũng theo anh Thái, ngày 21-3, vợ của Thiếu tá Thắng có gặp anh thăm hỏi, thương lượng bồi thường chi phí thuốc men, thu nhập cho những ngày nghỉ không chạy xe. Anh Thái cho biết đến nay cơ quan công an chưa làm việc với anh, chỉ có lãnh đạo công ty thăm hỏi về sự việc.
    GIA TUỆ
    Vụ thiếu tá CSGT đánh tài xế taxi Mai Linh ở Cần Thơ:
    Chửi bới, hăm doạ đồng nghiệp
    Sáng 23.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.Cần Thơ cho biết, vào đêm xảy ra vụ việc thiếu tá Bùi Minh Thắng - Phó phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang - đánh anh Đỗ Quốc Thái - tài xế taxi Mai Linh - anh Thắng còn có thái độ không tốt và đe doạ dùng súng bắn một chiến sĩ CSGT thuộc trạm CSGT đóng tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
    Theo tường trình, anh Nguyễn Quốc Doanh - người bị thiếu tá Thắng đe dọa dùng súng bắn - cho biết: Lúc 20h20 ngày 20.3, tôi và đồng chí Nguyễn Triều Đông (thượng úy, công tác cùng trạm - PV) đang xem tivi trong trạm thì có mấy người dân vào báo có vụ đánh nhau giữa khách đi xe taxi và tài xế lái xe taxi. Lúc đó tôi và đồng chí Đông đi ra ngoài. Đồng chí Đông ra trước lại chỗ người đi xe taxi nói vào trong trạm rửa tay chân, mặt mũi đi vì bị dính nhiều máu trên người. Lúc vào gần đến cổng trạm tôi mới đi ra.
    Đồng chí Đông nói anh này là anh Thắng con chú Sáu Bào (Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang - PV). Lúc đó anh Thắng đang quay lưng lại phía tôi nhìn tìm người tài xế taxi. Tôi mới nói: Anh vào trạm rửa mặt mũi đi, dính đầy máu trên mặt kìa. Anh Thắng quay lại thấy tôi nói: Nãy giờ mày với tao vật lộn ngoài đống cát, mày đánh tao quá trời. Tôi mới nói: Anh xỉn quá trời rồi, vô trạm rửa mặt đi. Nãy giờ em ở trong trạm mới ra tới ngoài này có biết anh với ai đánh lộn đâu mà anh nói em đánh anh.
    Anh Thắng mới nói: (văng tục - PV), tao không biết, nãy giờ mày đạp vô mặt tao, đánh tao tùm lum hết. Tôi nói: Anh nói cho đàng hoàng đi, tôi mới ra tới cửa trạm thì anh Đông dẫn anh vô tới nơi rồi làm sao tôi đánh anh được. Anh Thắng quay lại đòi đánh tôi, rồi nói: Tao không biết mày là ai. Mày quỳ gối xuống đây xin lỗi tao liền, không thôi mai mày có xin lỗi, tao cũng bắn chết mẹ mày. Sau đó tôi bỏ vào trong trạm. Anh Thắng đi vô thấy tôi liền nói: Không xin lỗi thì tao bắn chết mẹ mày luôn. Anh còn lấy điện thoại ra điện cho ai đó nói: Mày mang súng lại chốt giao thông đi tao bắn chết mẹ nó. Sau đó tôi bỏ vào trong phòng thì vợ anh lại chở anh về.
    Liên quan đến sự việc này, thượng úy Nguyễn Triều Đông xác nhận rằng: Lúc tôi và đồng chí Doanh mới ra trước cửa nhìn thì thấy hai bên đánh nhau xong rồi. Lúc đó tôi đi lại chỗ hai bên đánh nhau thì được biết người đang đánh nhau là anh Thắng và tôi yêu cầu anh Thắng vào trạm để rửa tay chân và kêu tài xế taxi lại công an phường trình báo. Lúc tôi và anh Thắng đi vào trạm thì đồng chí Doanh đi ra và tôi nói cho đồng chí Doanh biết đó là anh Thắng con chú Sáu Bào.
    Khi anh Thắng gặp đồng chí Doanh thì anh Thắng chửi đồng chí Doanh và nói là đồng chí Doanh đánh và vật lộn với anh nãy giờ ngoài đống cát. Lúc đó tôi can hai người ra và thấy anh Thắng điện thoại cho ai đó. Anh Thắng không chỉ chửi, muốn đánh mà còn đòi lấy súng bắn đồng chí Doanh và còn bắt đồng chí Doanh quỳ xuống xin lỗi.
    Liên quan đến vụ việc này, chiều ngày 22.3, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu thiếu tá Thắng viết bản tường trình lại sự việc. Còn anh Đỗ Quốc Thái cho biết, có một phụ nữ tự xưng là vợ anh Thắng gọi điện thoại và trực tiếp đến gặp anh xin lỗi. Đối với các khoản tiền đã chi ra để điều trị vết thương, mất thu nhập phía anh Thắng sẽ chịu toàn bộ. Lãnh đạo chi nhánh taxi Mai Linh tại Cần Thơ cũng có thăm hỏi động viên anh và khuyên anh nên giải quyết một cách ổn thỏa trên tinh thần hòa giải.
    Link

    Thật không thể tin nổi hành động vô văn hóa của một cán bộ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo CAGT lại gây ra mất trật tự an ninh giao thông và có hành vi của một kẻ côn đồ. Thiết nghĩ nếu còn những người này trong bộ phận lãnh đạo chắc không biết trật tự giao thông ở Hậu Giang thế nào? và rồi sẽ bao nhiêu vụ việc mà từ trước đến giờ cán bộ này đã dùng chức vụ quyền hạn của chính mình để xử lý vụ việc. Hành động này đã làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông của người Việt Nam. Không biết cán bộ này sau khi xảy ra vụ việc có cảm thấy xấu hổ và tự mình rời khỏi cương vị đó làm phó thường dân cho xong hay vẫn được trọng dụng để thay một tay che trời hành đạo. Thật đáng xấu hổ!
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-03-2011, 01:17 AM.
    Similar Threads
  • #61


    Cổng rào của bệnh viện bị nhiều người …


    Nhà của giám đốc BV Đa khoa khu vực Năm Căn …

    Như Thanh Niên đã thông tin, tối 29.6, cho rằng ê-kíp trực của Bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn (BV Năm Căn) tắc trách dẫn đến cái chết của Dương Thị Thu Huyền (còn gọi là Hiền, 17 tuổi, ngụ khóm Sa Pô, thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn, Cà Mau), người nhà đã đưa xác em lên xe ba gác kéo đi trên các tuyến đường chính của thị trấn, sau đó kéo đến trước cửa BV, công an huyện


    Nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tú bị đập phá - ảnh: Gia Bách

    Bệnh viện tê liệt
    Theo những người chứng kiến, có cả ngàn người dân hiếu kỳ đã kéo đến theo dõi diễn biến vụ việc trên. Sau đó, những người quá khích đã xông đến đập phá cổng rào BV, cổng rào trụ sở công an huyện, rồi tiếp tục kéo đến đập phá nhà bác sĩ (BS) Trần Thiện Thanh, Giám đốc BV Năm Căn và nhà BS Nguyễn Duy Tú, BS trực hôm đó.
    Tiếp xúc với PV Thanh Niên vào trưa 30.6, BS Trần Thiện Thanh nói: “Nhận được thông tin đám đông sẽ kéo đến nhà, gia đình gồm mẹ, vợ và 2 con tôi chỉ biết đóng cửa ở bên trong. Không ngờ, họ hung hăng quá, phá cả cửa sắt và cửa kính tràn vào nhà. Thậm chí, họ còn cạy két sắt nhà tôi lấy đi hết tất cả tài sản mà vợ chồng tôi dành dụm…”. Căn nhà của BS Tú cũng bị nhóm người này đập phá tan tành. Nhiều vật dụng trong nhà hư hỏng hoàn toàn và cả gia đình BS Tú phải lánh đi nơi khác.
    Ông Tô Văn Mứng, Phó giám đốc BV Năm Căn, nói: “Những người quá khích đã tràn vào BV, hung hăng đập phá và truy lùng bác sĩ. Quá hoảng sợ, nhân viên, bác sĩ phải mặc đồ bệnh nhân, thậm chí phải lên giường nằm giả vờ truyền dịch”. Cũng theo lời ông Mứng, lúc đó, BV Năm Căn gần như bị tê liệt, nhiều bệnh nhân đến nhập viện không vào được.
    Đình chỉ công tác ê-kíp trực
    Liên quan đến cái chết của em Hiền, ông Mứng thừa nhận ê-kíp trực đã chủ quan và có sai sót. Hiện Giám đốc Sở Y tế đã có quyết định đình chỉ công tác đối với BS Nguyễn Duy Tú (Phó trưởng khoa sản), ông Hồ Minh Cảnh và Tô Vinh Phước (điều dưỡng khoa ngoại) để xác minh làm rõ trách nhiệm và xem xét xử lý. Theo ông Mứng, ê-kíp trực hôm đó có nhiều sai sót, như: “Với bệnh nhân đa chấn thương phần mềm, BS trực cần làm cận lâm sàng để tìm chẩn đoán nguyên nhân, tối thiểu phải làm siêu âm, X-quang. Tình trạng ý thức bị rối loạn, cần phải theo dõi sát hơn đối với bệnh nhân, ít nhất là theo dõi tri giác và các dấu hiệu sinh tồn khác 1 - 2 giờ/lần hoặc 30 phút/lần. Đây là lỗi của BS trực khám chưa được toàn diện, cho y lệnh theo dõi còn thiếu, cận lâm sàng còn thiếu nên không phát hiện chấn thương sọ não. Đây là bài học chúng tôi phải rút kinh nghiệm sâu sắc”.
    Tuy nhiên, ông Mứng bác bỏ hoàn toàn lời trình bày của gia đình nạn nhân là quỳ lạy xin chuyển viện nhưng BS không cho. Đồng thời cũng bác bỏ thông tin BS Tú về nhà ngủ, chỉ có 2 điều dưỡng của khoa ở lại trực.
    Xác định nghi can xâm hại nạn nhân

    Lê Quốc Lơ
    Khởi tố 2 vụ án
    Chiều 30.6, đại tá Lê Thanh Sơn, Trưởng công an huyện Năm Căn, thông tin: “Chúng tôi đã có đủ chứng cứ và đã ra quyết định khởi tố vụ án hiếp dâm, đồng thời tạm giữ hình sự Lê Quốc Lơ.
    Liên quan đến việc xúi giục người nhà đưa xác nạn nhân đi đến một số cơ quan và nhà riêng BS để đập phá và lấy tài sản, chúng tôi cũng ra quyết định khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” và ra lệnh bắt khẩn cấp 16 đối tượng để điều tra”.
    Theo điều tra ban đầu của Công an huyện Năm Căn, khoảng 22 giờ ngày 27.6, Lê Quốc Lơ (tức Quân, ngụ xã Hàm Rồng, H.Năm Căn) nhậu cùng nhóm bạn gồm Nguyễn Thái Hiệp, Nguyễn Thị Cẩm Lụa, Nguyễn Hồng Gấm, Nguyễn Chí Linh cùng người tên Thắm, tại sân bay Năm Căn (khóm Sa Pô, thị trấn Năm Căn). Lơ có điện rủ Hiền đến chơi. Sau đó, khoảng 23 giờ, cả nhóm kéo đi hát karaoke. Sau đó Hiền đòi về nên Lơ mượn xe Thắm đưa Hiền về. Nhưng Lơ không đưa Hiền về mà đến thẳng sân bay. Hiền không đồng ý, nhảy xuống xe và bị thương. Lơ đỡ Hiền ngồi dậy và có hành vi sàm sỡ.
    Đến 0 giờ ngày 28.6, nhóm đi hát karaoke đi về tìm gặp, Lơ trả xe cho Thắm rồi kè Hiền lên xe của Hiệp để Hiệp chở Lơ, Hiền, Lụa về nhà. Đến khoảng 3 giờ sáng 28.6, người hàng xóm phát hiện Hiền nằm bất tỉnh nên đã đưa vào BV. Đến 4 giờ 20 phút ngày 29.6 thì Hiền tử vong.
    Gia Bách

    Nhà của bác sỹ Nguyễn Huy Tú bị đập phá.


    Nhà của GĐ Bệnh viện Trần Thiện Thanh bị đập phá
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 02-07-2011, 12:07 AM.

    Comment

    • #62

      LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU
      Từ trước đến nay nghề Y là nghề khó nhất và được vinh danh nhất cũng vì những người theo nghề Y thường được tuyển chọn và đào tạo rất kỹ mới được ra nghề, phải nói là có duyên mới theo được nghề Y. Đó là nói thời ngày xưa khi những ông đồ thanh bạch, những lương y cứu người... đều giành 1 vị trí rất cao trong tình cảm của người dân. Bây giờ thì sao? Tuyển chọn lương y qua các kỳ thi. Học chuyên môn trong trường là một chuyện, nhưng ai truyền Y đức cho các SV ngoài những hô hào sáo rỗng? Những tấm gương sáng trong nghề Y liệu có quá ít? Hay cứ nhắc tới BS là nhắc tới tiêu cực? Lớp đi sau cứ nhìn lớp đi trước mà noi theo thôi. Thế giới hiện đại rồi, một nghề thiêng liêng cũng thành một nghề kiếm sống mà thôi. Đòi hỏi sao được.
      Đám đông đã đập nát tài sản trong nhà bác sĩ Thanh, CA từ Cà Mau xuống bị đánh hội đồng rồi rút đi. Sau đó họ đập phá cổng rào công an huyện, kéo xác chết vào CA huyện, bây giờ đang kéo đến bác sĩ Tú

      This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x600 and weights 86KB.
      This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x600 and weights 50KB.
      This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x600 and weights 72KB.
      This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 800x600 and weights 88KB.
      Cái vụ đập phá là do người dân phản đối cách làm của bác sĩ, em không rõ thế nào, do đó họ kéo đến nhà của 2 bác sĩ để đập phá. Giám đốc sở Y tế đã xuống làm việc, còn cụ thể thế nào thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết
      Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-07-2011, 01:56 AM.

      Comment

      • #63

        KHOE KHOANG THÀNH TÍCH BÁC SĨ VNXNCN
        (BÁC SĨ VIỆT NAM XẠO HẾT CHỖ NÓI)


        Bác sĩ Trần Thiện Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chăm sóc bệnh nhân.

        Qua lời Bác sĩ Trần Thiện Thanh, Giám đốc bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn trả lời với phóng viên “Mọi thông tin về vụ việc, PV nên hỏi công an. Tôi bị lên huyết áp nên cũng không nhớ tên bác sĩ trực đêm đó. Tôi đã yêu cầu ê-kíp trực làm tường trình”.
        -Tên bác sỹ trưc cũng không nhớ nổi không biết ổng có nhớ nổi tên ổng không. Bác sỹ giám đốc bệnh viện mà thế này thì chết cả nước à.
        -Tôi đề nghị Bác sĩ Thanh nên làm đơn về hưu non vì theo lời Bác sĩ trả lời tôi thấy Bác sĩ không còn đủ sức khỏe và đồng thời cũng không còn đủ trí nhớ để làm việc tiếp tục.
        Từ vụ việc Bác sĩ Thanh nói không nhớ Bác sĩ nào trực ca có Bệnh nhân Thu Hiền nhập viện, tôi suy ra chính Bác sĩ Thanh là Bác sĩ đã trực ca đó và cũng chính Bác sĩ Thanh từ chối Bệnh nhân. Vì Bác đâu còn nhớ Bác chính là người trực. Hoặc ngược lại Bác nhớ Bác là Bác sĩ trực nên Bác đã trả lời với PV là không nhớ ai là người trực.

        Cà Mau: Cô gái chết uẩn khúc, dân náo loạn bệnh viện
        Cho rằng cái chết của chị Dương Thị Thu Huyền (17 tuổi, khóm Sa Po, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, Cà Mau) là do sự sơ suất của êkip trực, hàng trăm người đã kéo đến đập phá bệnh viện và nhà riêng của bác sĩ gây nên cảnh tượng kinh hoàng. Đến chiều 30/6, công an huyện Năm Căn cho biết, đã ra lệnh bắt khấn cấp 16 đối tượng và giải tán hơn 1.500 người.
        Cái chết tức tưởi của một thiếu nữ
        Theo điều ra bước đầu của Công an huyện Năm Căn, vào khoảng 22h ngày 27/6, Lê Quốc Lơ (ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn) tổ chức nhậu nhẹt cùng bạn bè. Sau đó Lơ gọi điện cho Dương Thị Thu Huyền (tên thường gọi là Hiền) cùng đến vui.
        Đến khoảng 23h, Lơ rủ cả nhóm đi hát karaoke. Được khoảng 10phút, Huyền đòi về. Lơ mượn xe máy bạn chở Huyền về. Nhưng Lơ không chạy về nhà mà chở Huyền ra đoạn đường vắng cuối đường băng sân bay và đòi quan hệ. Huyền không chịu và nhảy xuống xe dù xe đang chạy trên đường. Hậu quả Huyền bị xây xát khắp người. Lơ tiếp tục dìu Huyền vào bãi cỏ ven đường để thực hiện hành vi sàm sỡ.
        Khoảng 0h, đám bạn đi hát về phát hiện Lơ và Huyền nằm bên vệ đường, Lơ tỉnh táo còn Huyền lờ đờ, mệt mỏi. Thấy vậy cả nhóm quyết định đưa Huyền vào nhà bà ngoại gần đó, nhưng Huyền không chịu vào nhà mà đòi ngồi nghỉ mệt ở ngoài.
        3h sáng ngày 28/6, một số người dân quanh đó phát hiện Huyền nằm bất tỉnh cách nhà khoảng 20m, liền báo cho gia đình và đưa Huyền vào Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn cấp cứu.

        Quyết định của Sở Y tế Cà Mau về việc đình chỉ công tác đối với bác sĩ Tú và 2 điều dưỡng viên trong kíp trực.

        Ông Dương Văn Toản, cha của Huyền cho biết, Huyền nhập viện vào khoảng 8h sáng 28/6 trong tình trạng cơ thể bị trầy xước, chảy máu nhiều chỗ và hôn mê, phần da phía mông, lưng bị bong tróc. Thay vì điều trị tích cực và làm các xét nghiệm, các bác sĩ chỉ thông báo với gia đình là tình trạng bình thường, theo chẩn đoán, Huyền bị đa chấn thương phần mềm ở mặt, lưng và tay, âm đạo bình thường, màng trinh không bị rách.Đêm 28/6, thấy tình trạng Huyền nghiêm trọng, có dấu hiệu ngưng thở, gia đình đã thuyết phục bác sĩ ca trực khi đó là ông Nguyễn Duy Tú cố cứu giùm hoặc cho chuyển viện lên tuyến trên nhưng các bác sĩ đã từ chối. Sau khi khám xét qua loa, bác sĩ Tú nói rằng “không sao hết, con bé không có bệnh, chỉ giả bộ nằm vạ, tới sáng sẽ khỏe”, sau đó trở về phòng nằm ngủ tiếp.
        Ông Toản cho biết, trong đêm 28/6, gia đình ông đã cầu cứu bác sĩ Tú 6 lần, thậm chí bà ngoại và dì ruột Huyền đã phải quỳ lạy xin bác sĩ cho chuyển viện, nhưng bác sĩ Tú vẫn không đồng ý và khăng khăng: “Nếu nó có chết thì tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.Huyền tiếp tục ở lại để điều trị, đến 4h30 ngày 29/6 thì tử vong.Qua khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân cái chết của Huyền là do chấn thương sọ não kín. Công an đã tạm giữ Lê Quốc Lơ đề điều tra về hành vi nghi ngờ hiếp dâm Huyền.
        Đêm đập phá kinh hoàng
        Sau khi Huyền tử vong, người nhà không nhận xác về mai táng mà để ngay tại bệnh viện. Khoảng 18h ngày 29/6, một số phần tử đã lợi dụng tình hình, hô hào kích động, khiêng quan tài của Huyền đặt trước cửa Bệnh viện, xô đổ cổng và tràn vào đập phá cửa kính, bàn ghế, đuổi đánh bác sĩ.

        Bệnh viện đa khoa khu vực Năm Căn bị đập phá. (Ảnh: Giáo dục VN)

        Suốt đêm 29, rạng sáng ngày 30/6, Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn không cấp cứu được bệnh nhân mới nào, các y bác sĩ phải bỏ trốn hết, một số bị mắc kẹt trong phòng bệnh thì phải cải trang để lẩn trốn. Sở Y tế Cà Mau phải điều động xe cứu thương và bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Cái Nước đến để đưa 13 bệnh nhân nguy kịch đang thở ôxy về chăm sóc. Nhiều bệnh nhân khác phải thuê xe sang bệnh viện khác tiếp tục điều trị. Chưa dừng lại, nhóm người quá khích còn kéo tới trụ sở Công an huyện Năm Căn để gây rối, đập phá cửa kính của vọng gác. Kế đó xông tới nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tú (có mở phòng khám tư và bán dược phẩm) và bác sĩ Trần Thiện Thanh – Giám đốc Bệnh viện Năm Căn để đập phá.Gia đình bác sĩ Tú phải nhờ người đưa đi lánh nạn. Nhà bác sĩ Thanh bị đập bung cửa sắt, 5 chiếc xe máy trong nhà bị đập vỡ, toàn bộ bàn ghế bị nát vụn. Bản thân bác sĩ Thanh phải chạy vào huyện ủy Năm Căn tạm lánh. Trong khi đó 10 người nhà bác sĩ Thanh bao gồm mẹ, vợ con và anh em bị dồn vào 1 phòng trên tầng 3, sau đó phải quỳ lạy mới được đám người hung hãn buông tha.Đến sáng 30/6, đám người quá khích tiếp tục đưa quan tài Huyền đến trước cổng UBND huyện Năm Căn để chờ được giải thích thỏa đáng. Hàng trăm người dân hiếu kỳ cũng tụ tập lại để xem, gây ách tắc giao thông cục bộ trên quốc lộ 1A nhiều giờ liền.Chính quyền địa phương đã phải phối hợp với lực lượng công an tỉnh tuyên truyền vận động người dân giải tán và bắt giữ một số đối tượng quá khích để làm gương.

        Căn nhà nơi thi thể Huyền được gia đình đưa về mai táng (Ảnh: Người lao động)
        Sáng cùng ngày, thi thể Huyền đã được gia đình đưa về quê mai táng

        Bệnh viện nói gì?
        Trả lời trên các phương tiện truyền thông, bác sĩ Tô Văn Mứng - PGĐ Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn cho biết, ngay sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã họp khẩn để kiểm điểm trách nhiệm của êkip trực. Sở Y tế Cà Mau cũng đã ra quyết định đình chỉ công tác 3 người trong đó có bác sĩ Nguyễn Duy Tú – Phó trưởng khoa sản và 2 điều dưỡng khoa ngoại là Hồ Minh Cảnh và Tô Vĩnh Phước.Theo báo cáo nhanh trong kết luận đưa ra của bệnh viện cho thấy, trình độ năng lực của bác sĩ còn hạn chế, tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân chưa tốt. Tuy nhiên, ông Mứng cho biết, lãnh đạo bệnh viện chưa hay biết gì về việc gia đình nạn nhân nhiều lần năn nỉ bác sĩ trực đêm cho chuyển viện.BS. Mứng cho biết bác sĩ Tú là một một trong những bác sĩ Đa khoa về làm ngoại khoa, năng lực yếu, chưa có kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị dẫn đến sơ suất trong chuyên môn.BS. Mứng cũng thừa nhận: “Đây là một bài học vô cùng quý giá mà chúng tôi cần phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm để làm gương cho những trường hợp tương tự sau này”.Được biết, từ năm 12 tuổi Huyền đã về sống với bà ngoại, vì hoàn cảnh khó khăn nên bố mẹ phải đi làm thuê tận Bạc Liêu. Sau khi đưa thi thể Huyền về quê mai táng, vì không có tiền nên gia đình Huyền phải vận động người dân đóng góp, ủng hộ.
        Minh Anh (tổng hợp)
        Có vài câu ông bà ta nói giờ áp dụng khá hợp với trường hợp của vị bác sĩ này:
        1/ Gieo gió gặt bão - Gieo nhân nào gặt quả ấy: Hôm nay ông thấy người chết mà không cứu, mai sau khi ông gặp vào tình cảnh khốn cùng, không chừng sẽ gặp lại những người vô lương tâm như ông ngày xưa, giương mắt ngó ông chết. Hay cái quả nhãn tiền nhất, là ông sẽ bị bắt, bị truy tố, bị xét hỏi, và bị người đời phỉ báng.
        2/ Đời cha ăn mặn đời con khát nước: Cái này thì chắc cũng gần giống với chuyện nhân - quả ở trên thôi. Ông trồng cây xấu thì con ông hái xuống quả đắng, nuốt vào quả đắng. Trước mắt, nó sẽ phải chịu điều tiếng từ những người xung quanh là có người cha là bác sĩ vô lương tâm. Sau đó, nó (lại có thể) sẽ gặp những điều không tốt khác.
        Thêm cái nữa, người ta hay nói, con gái nhờ đức cha, con trai nhờ đức mẹ. Tôi thật sự không muốn trù ẻo gì ông, nhưng hi vọng ông còn nhớ mình có con cái (dù gái hay trai), và ráng để dành đức cho chúng. Gì chứ luật nhân quả thì đúng với mọi trường hợp, tôi luôn tin thế.
        THƯỢNG BẤT CHÁNH HẠ TẤT LOẠN
        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 01-07-2011, 05:15 PM.

        Comment

        • #64

          Hơn 20 nghi phạm đập phá bệnh viện bị bắt

          Hàng rào kiên cố của Bệnh viện Năm Căn bị xô đổ. Ảnh: Thiên Phước.

          Sau một đêm bị đập phá, Bệnh viện Đa khoa Năm Căn ở Cà Mau gần như tê liệt. 24 người liên quan đã bị bắt giữ vì gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ…
          Chiều 30/6, đại tá Nguyễn Văn Tươi - Phó Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau - cho biết liên quan đến vụ đập phá Bệnh viện Đa khoa huyện Năm Căn, công an đã bắt giữ 24 nghi phạm phục vụ điều tra về các hành vi: cưỡng đoạt tài sản, chống người thi hành công vụ, hủy hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.
          Vụ việc bắt đầu từ tối 29 đến rạng sáng 30/6 khi một số người xúi giục gia đình bệnh nhân tử vong mang xác Dương Thu Hiền đặt trước cổng Bệnh viện Đa khoa Năm Căn vì cho rằng bác sĩ tắc trách làm thiếu nữ 16 tuổi này chết oan. Một số người quá khích đã xông vào các khoa phòng để “xử” bác sĩ khiến bàn ghế xô đổ, cửa kính bị đập vỡ tung.
          Thấy đám đông manh động, các thầy thuốc phải giả dạng bệnh nhân nằm im trên giường bệnh hoặc tìm cách thoát thân. Ngay trong đêm, ông Huỳnh Trung Kiên - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau đã cho xe cứu thương chuyển 13 bệnh nặng đang thở ôxy ở đây sang điều trị ở Bệnh viện huyện Cái Nước. Hàng chục bệnh nhân khác đã hoảng loạn tìm cách chạy thoát thân, tìm đến các bệnh viện lân cận.
          Đập phá bệnh viện tan hoang, hàng chục người kéo đến nhà bác sĩ Trần Thiện Thanh (Giám đốc Bệnh viện Năm Căn) và bác sĩ Nguyễn Duy Tú (Phó Khoa sản) đập nát cửa sắt, xông vào nhà hủy hoại nhiều tài sản có giá trị. Chiếc tủ sắt của gia đình bác sĩ Thanh cũng bị cạy tung, tiền vàng bị mất sạch trong đêm. Thấy tính mạng bị uy hiếp, gia đình hai bác sĩ đã đi ngả sau bỏ trốn.
          Chưa dừng lại ở đó, hàng chục người còn đưa quan tài của thiếu nữ vào sân UBND huyện Năm Căn để la hét, bật rượu uống. Theo đại tá Tươi, sau khi công an vào cuộc vây ráp bắt giữ những kẻ manh động, sáng 30/6 gia đình cô gái xấu số đã đồng ý đưa quan tài về nhà tổ chức an táng, đám đông được giải tán. Công an huyện Năm Căn đang điều tra để làm rõ những kẻ tham gia kích động gây rối, đập phá tài sản của cá nhân, đơn vị để xử lý nghiêm theo pháp luật.
          Liên quan đến cái chết của Hiền, nam thanh niên Lê Quốc Lơ ở xã Hàm Rồng, huyện Năn Căn tiếp tục bị tạm giữ hình sự. Làm việc với cơ quan điều tra Lơ khai rằng đêm 28/6, sau khi hát karaoke Lơ đưa Hiền về ngang sân bay Năm Căn đã nảy sinh ý định giao cấu. Hiền nhảy xuống xe đang chạy nên chấn thương. Lơ kéo Hiền vào bụi rậm sờ soạng nhưng không quan hệ tình dục được.
          Đến 3h sáng 29/6 người dân ấp Sa Pô, thị trấn Năm Căn thấy Hiền nằm bất tỉnh ngoài đường nên đưa vào nhà sơ cứu nhưng nạn nhân hôn mê. Cô gái được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Năm Căn vào 8h sáng nhưng đến rạng sáng hôm sau đã tử vong vì chấn thương sọ não.
          Về trách nhiệm của bệnh viện trong cái chết của Hiền, bác sĩ Nguyễn Trung Kiên - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - cho biết, bác sĩ cùng điều dưỡng của kịp trực hôm ấy đã bị tạm đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm của từng người gồm ông Nguyễn Duy Tú và hai điều dưỡng Tô Minh Phước, Hồ Minh Cảnh.
          Còn theo bác sĩ Phan Văn Hiền - Phó Giám đốc Bệnh viện Năm Căn, trong vụ này bác sĩ trực có sơ sót là không chụp X-quang đầu, siêu âm tổng quát. Phó Giám đốc còn lại của bệnh viện là ông Tô Văn Mứng thì cho hay bác sĩ trực khám cận lâm sàng còn thiếu, chưa toàn diện nên cần phải rút kinh nghiệm, xem đây là bài học lớn trong công tác điều trị.
          Thiên Phước



          TỨC NƯỚC VỠ BỜ
          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 01-07-2011, 06:23 PM.

          Comment

          • #65


            Gia đình Huyền rất nghèo, phải vận động người dân đóng góp để mai táng


            Ngày 4-7, Công an huyện Năm Căn – Cà Mau đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Quốc Lơ (17 tuổi, ngụ huyện Năm Căn) về hành vi hiếp dâm đối với em Dương Thị Thu Huyền.
            Liên quan đến vụ nhiều người quá khích đập phá bệnh viện và nhà các bác sĩ vào đêm 29 và rạng sáng 30-6, Công an huyện Năm Căn đã chính thức tạm giữ hình sự 34 đối tượng để điều tra mở rộng.
            Các đối tượng này bị xem xét khởi tố 4 nhóm tội danh (gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ và cướp tài sản.
            Thượng tá Ngô Tấn Quốc, Phó Trưởng Công an huyện Năm Căn, cho biết: Thiệt hại từ vụ đập phá bệnh viện và nhà các bác sĩ là khoảng 800 triệu đồng. Ngoài ra, theo khai báo của người nhà bác sĩ Trần Thiện Thanh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn, sau khi đập phá nhà và nhiều tài sản giá trị, một số đối tượng đã phá két sắt lấy mất 600 triệu đồng tiền mặt và vàng, tổng cộng gần 1 tỉ đồng”.

            Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên về trách nhiệm của bác sĩ Nguyễn Duy Tú và ê kíp trực trong cái chết của em Dương Thị Thu Huyền, ông Huỳnh Trung Kiên, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau, cho biết đã chuyển toàn bộ hồ sơ kết luận của Hội đồng khoa học cho cơ quan điều tra.
            Kết luận tại buổi họp Hội đồng chuyên môn chỉ rõ bác sĩ Nguyễn Duy Tú khám bệnh không toàn diện, bỏ sót lọt những dấu chứng quan trọng trong phiên trực cấp cứu ngày 28/6; do yếu tay nghề, đánh giá bệnh không chính xác dẫn đến cái chết oan của bệnh nhân Dương Thị Thu Huyền.
            Liên quan đến vụ việc này, Bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn đã ra quyết định kỷ luật các bác sĩ và điều dưỡng trong kíp trực.Cụ thể, bác sĩ Nguyễn Duy Tú (người trực tiếp khám và điều trị cho Huyền) bị cách chức Phó trưởng khoa Phụ sản, điều động sang làm công tác hành chính, không trực tiếp làm công tác chuyên môn; BS Phạm Thành Lý và BS Huỳnh Văn Thể (bác sĩ tham gia khám hội chẩn) bị kỷ luật cảnh cáo; 2 điều dưỡng Hồ Minh Cảnh, Tô Vĩnh Phước (chăm sóc theo dõi bệnh nhân) cũng bị kỷ luật cảnh cáo; đề nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với Ban giám đốc BV Đa khoa khu vực Năm Căn.




            Nhà bác sĩ Tú (ảnh trên) và bác sĩ Thanh bị đập phá hư hại nặng
            Thiệt hại từ việc đập phá bệnh viện Đa khoa khu vực Năm Căn và nhà các bác sĩ ước tính khoảng 800 triệu đồng
            Theo ông Kiên, chức năng của Sở Y tế chỉ dừng lại ở việc kỷ luật cán bộ ngành sai phạm, còn có yếu tố hình sự hay không phụ thuộc vào kết luận của công an.
            Tuy nhiên, Đại tá Lê Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Năm Căn, cho biết: Chúng tôi không đủ cơ sở để xác định bác sĩ và ê kíp trực có yếu tố hình sự hay không, bởi đây thuộc về lĩnh vực chuyên môn của ngành y tế. Nếu Thanh tra Sở Y tế có kiến nghị thì chúng tôi mới có thể vào cuộc”.
            Theo D.Nhân
            Người Lao Động

            -Bây giờ ở VN trong nhiều ban ngành bên này đổ sang bên kia là chuyện thường tình đó chính là luật pháp VN chưa rõ ràng, còn lỏng lẻo. Trong vụ này BS Tú người chịu trách nhiệm chính phải bị xử nghiêm minh theo pháp luật và phải bị tước bằng cấp vĩnh viễn không được hành nghề y nữa để làm gương cho các đời BS sau này. Nếu chưa có luật thì ngay từ bây giờ nên tạo ra luật đó để kịp thời chỉnh đốn. Làm BS thì phải đặt cái tâm lên hàng đầu. Không nên xử lý theo kiểu "đánh trống bỏ dùi" nữa!
            -Truy tố tên Lơ này là phải rồi, nhưng còn bác sĩ vô trách nhiệm gây cái chết oan của một thiếu nữ thì hai cơ quan có trách nhiệm bảo đảm an toàn sức khỏe và bảo vệ sinh mạng con người là CA huyện Năm Căn và Sở Y tế tỉnh Cà Mau. Như vậy BS Tú bình an vô sự rồi, còn có mất đi tiền tỷ thì cái giá phải trả cho sự vô trách nhiệm đó thôi, còn rẻ lắm.

            Comment

            • #66

              Xác định kẻ cầm đầu vụ kích động dân, đập phá bệnh viện
              Cơ quan CSĐT xác định Nguyễn Hoàng Long cùng đồng bọn đã lên “kịch bản” gây rối bằng cách đem xác bệnh nhân Dương Thị Thu Hiền đến bệnh viện đa khoa Năm Căn, tổ chức “tấn công” y, bác sỹ tại đây, sau đó lần lượt “mò” đến nhà riêng, phòng mạch của một số bác sỹ để đập phá, cướp tài sản.
              Ngay sau khi bệnh nhân Dương Thị Thu Hiền tử vong vào rạng sáng 30/6, thì đối tượng Nguyễn Hoàng Long (35 tuổi, nguyên quán tỉnh Tiền Giang, tạm trú thị trấn Năm Căn) hành nghề mua bán quần áo cũ đang ngồi nhậu với một số đối tượng.
              Nghe loáng thoáng về chuyện tắc trách của một số y, bác bác sĩ dẫn đến chết người, đối tượng Long liền lên “kịch bản” gây rối bằng cách đem xác Hiền đến bệnh viện, sau đó tổ chức “tấn công” y, bác sỹ tại bệnh viện, sau đó lần lượt “mò” đến nhà riêng, phòng mạch của một số bác sỹ.
              Chẳng ngờ ý đồ chớp nhoáng của Long được một số đối tượng thuộc thành phần bất hảo ở địa phương ủng hộ. Lập tức các đối tượng mang thi thể Hiền tổ chức tràn vào Bệnh viện Năm Căn làm tê liệt hoạt động khám và chữa bệnh. Tiếp đến, các đối tượng xông vào trụ sở Công an huyện Năm Căn đập phá trụ sở.
              Chưa bằng lòng với những chuyện vừa làm, Long cùng tốp đối tượng cầm đầu tìm đến nhà bác sĩ Nguyễn Duy Tú - bác sĩ tham gia điều trị và nhà riêng bác sĩ Trần Thiện Thanh - Giám đốc Bệnh viện Năm Căn. Những người này chống đối bảo vệ, huy hiếp người dân cản ngăn, đập phá nhà cửa, lấy tài sản, phá két sắt để lấy tiền vàng… Những đối tượng quá khích kéo quan tài Hiền đến trụ sở UBND huyện Năm Căn, rồi bày rượu lên bàn uống như thách thức pháp luật.

              Một số đối tượng bị Công an khống chế, đưa về trụ sở.

              Cơ quan CSĐT Công an huyện Năm Căn cho biết, hầu hết các đối tượng gây rối đều không họ hàng thân thích với nạn nhân, mà chủ yếu là thành phần bất hảo tại địa phương. Đối tượng cầm đầu - Nguyễn Hoàng Long từng có tiền sự về hành vi gây rối trật tự công cộng. Các đối tượng khác đang bị tạm giữ hình sự cùng với Long như Trần Thanh Hải, 26 tuổi từng có tiền án giả Công an đi bắt đánh bạc; Huỳnh Thanh Hồng, 35 tuổi ba tiền án về tội trộm cắp tài sản; Nguyễn Duy Phương, 24 tuổi hai tiền án về tội trôm cắp tài sản và cố ý gây thương tích; Huỳnh Văn Nghĩa, 24 tuổi có tiền án tội trộm cắp…
              Đến chiều 4/7, Cơ quan CSĐT Công an huyện Năm Căn xác định có đến 41 đối tượng liên quan đến gây rối trật tự công cộng; hiện đã có một số đối tượng được gia đình bảo lãnh, còn lại đều bị tạm giữ hình sự hoặc hành chính.
              Ngoài hành vi gây rối trật tự công cộng, thì hành vi hủy hoại tài sản và cướp tài sản của các đối tượng cũng đang được khẩn trương xem xét, điều tra làm rõ. Theo tường trình của người nhà bác sĩ Thanh, lợi dụng đông người, một số đối tượng đã đập tủ cướp hết toàn bộ nữ trang của hai vợ chồng bác sĩ. Tổng giá trị tài sản của bác sĩ Thanh bị đám đông đập phá và cướp khoảng 850 triệu đồng. Người nhà của bác sỹ Tú kê khai cũng bị bị thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Và tài sản của Bệnh viện Đa khoa Năm căn bị đập phá hư hại hơn 100 triệu đồng.
              Trao đổi thêm với PV Báo CAND chiều cùng ngày, Đại tá Lê Thanh Sơn - Trưởng Công an huyện Năm Căn cho biết, các điều tra viên đang tập trung điều tra làm rõ hành vi hiếp dâm của bị can Nguyễn Quốc Lơ (24 tuổi, ngụ xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn). Bệnh viện Đa khoa Năm Căn đã trở lại hoạt động bình thường
              Tran Dang -Những kẻ gây rối , đập phá bệnh viện và nhà riêng các bác sỹ ở Năm căn Cà mau đương nhiên là lũ " đầu mặn" rồi ! Pháp luật cần nghiêm trị để làm gương cho những tên khác ! Tuy nhiên sự tắc trách gây ra cái chết của thiếu nữ 16 tuổi của kíp bác sỹ trực bệnh viện đêm hôm ấy cũng cần xử lý thật nghiêm . Mặt khác người dân bị kích động còn có nguyên nhân sau xa của nó . Ngày nay có một thực tế đáng buồn là : Đi đâu , làm gì mà phải tiếp xúc với các loại cán bộ (Nếu không có tiền ) Thì chắc chắn sẽ bị RÓT C.. VÀO TAI mà vẫ phải "ngậm bồ hòn làm ngọt" Mặc dù vậy nổi bức xúc vẫn đọng lại trong lòng qua mỗi lần như thế ! Bởi vậy khi có kẻ kích động người dân được dịp" Xổ tung " những bực dọc bấy lâu bất luận kẻ kích động là ai . Vì vậy muốn an dân , Chính phủ cần làm trong sạch bộ máy nhà nước - Đặc biệt với những người , cơ quan trực tiếp tiếp xúc với nhân dân - Thì mới mong cải thiện tình hình - Nếu không những vụ gây rối như ở Năm căn Cà mau sẽ còn tiếp diễn với qui mô còn có thể lớn hơn nhiều ! Cám ơn đã đăng lời bình !


              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 06-07-2011, 07:28 PM.

              Comment

              • #67

                Bác sĩ kêu oan sau cái chết thiếu nữ 16 tuổi

                Cho rằng không được phân công trực mà chỉ tham gia hội chẩn cho bệnh nhân Dương Thu Hiền - thiếu nữ chết sau một ngày đêm cấp cứu tại Bệnh viện Năm Căn, bác sĩ Phạm Thành Lý khiếu nại là bị kỷ luật cảnh cáo oan.
                Sau vụ hàng chục người gây rối, đưa thi thể cô gái trẻ đi khắp Năm Căn để "bắt đề" bệnh viện, đập phá và lấy tài sản nhà một số bác sĩ, hội đồng chuyên môn đã họp hai ngày 1-2/7 để xem xét nguyên nhân bệnh nhân tử vong. Cuối cùng hội đồng kết luận năng lực chuyên môn của kíp y bác sĩ trực ca bệnh nhân Hiền còn hạn chế, khám bệnh chưa toàn diện nên bỏ sót dấu chứng bệnh lý quan trọng.
                5 y bác sĩ trong ca trực đã bị kỷ luật. Trong đó bác sĩ phó khoa sản là Nguyễn Duy Tú bị cách chức, bác sĩ khoa nội Phạm Thành Lý nhận án kỷ luật cảnh cáo. Song bác sĩ Lý khiếu nại rằng mức cảnh cáo là quá nặng bởi ông không được phân công vào ca trực của bác sĩ Tú hôm xảy ra vụ việc, mà chỉ tham gia hội chẩn.
                Sáng 6/7, ông Huỳnh Trung Kiên - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà Mau - cho biết, mức kỷ luật trên không phải do cá nhân nào quyết định mà là sự thống nhất của cả hội đồng chuyên môn nên không thể thay đổi.
                Người đứng đầu ngành y tế Cà Mau còn nói rằng mức kỷ luật ấy không nặng "bởi bác sĩ Lý tuy không trực nhưng tham gia hội chẩn sai nên hồ sơ bệnh án mới ghi bệnh nhân Hiền có dấu hiệu thần kinh nhẹ ở dạng tress".
                Hội đồng chuyên môn đã phân tích, mô tả bệnh án thì thấy rằng đây là diễn biến của ca chấn thương sọ não. Từ việc chẩn đoán sai nên các bác sĩ không tiến hành siêu âm tổng quát, chụp X-quang đầu… cho bệnh nhân để ra y lệnh phù hợp với bệnh lý. Sau gần 18 giờ nhập viện, Hiền đã tử vong vào rạng sáng 29/6 khiến người thân bức xúc.
                Đêm 27/6 thiếu nữ này bị người thanh niên chở mình về nhà sàm sỡ. Cô chống cự, ngã xuống đường và bị bỏ mặc suốt đêm. Sáng hôm sau người dân phát hiện, đưa cô vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê. Gia đình xin chuyển viện lên tuyến trên nhưng các bác sĩ không đồng ý.
                Sáng 29/6, bệnh nhân qua đời. Gia đình bức xúc đưa thi thể đi khắp nơi ở Năm Căn để "bắt đền" bệnh viện. Lợi dụng sự việc, nhiều kẻ có tiền án tiền sự tổ chức gây rối, đập phá bệnh viện và nhà bác sĩ, lấy đi những tài sản có giá trị.
                Thiên Phước
                thứ 1: chỉ với hình phạt cách chức @#$% nguyễn duy tú là chưa đủ, ông ta có thể chuyển sang chỗ khác làm và rất có khả năng lại gây chết người (rồi lại cách chức và chuyển chỗ khác!!!) cho nên cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này, nói chung người dân đang nóng lòng muốn thấy kẻ phạm tội phải vào tù.
                thứ 2: giám đốc đốc bvien phải chịu trách nhiệm liên đới vì đã nhận người không đủ năng lực vào làm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng gây chết người. Có 1 điều khá khôi hài là sau khi đã xảy ra vụ việc @#$% gây chết người, người dân đập phá thì mới có cuộc họp thẩm định chuyên môn, nghĩa là từ trước tới giờ ko biết đã có bao nhiêu bệnh nhân tuy ko chết nhưng phải gánh chịu những hậu quả do sự chẩn đoán sai của @#$% tú, @#$% lý?
                Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 07-07-2011, 12:46 AM.

                Comment

                • #68

                  Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị cắt mất tay. Ai đã làm chuyện này?
                  Sau hơn 39 tháng giam giữ trong đó có 9 tháng "mất tích" không ai biết. Cuối cùng bà Trung Tá Đặng Hồng Điệp thông báo với chị Dương Thị Tân rằng anh Điếu Cày đã bị mất tay......???

                  Đơn khiếu nại ngày 17/7/2011 của bà Dương Thị Tân (đại diện đương nhiên hợp pháp của gia đình ông Nguyễn Văn Hải) gởi đến Cơ quan An ninh điều tra CA thành phố HCM có chi tiết mới đặc biệt:
                  Ngày 05/7/2011, “Trung tá Đặng Hồng Điệp sau khi nghe yêu cầu từ phía tôi (tức bà Tân) đã nói rằng “ông Hải bị mất tay”.
                  Bà Tân đặt câu hỏi: “Vậy thì ông Hải mất tay ở đâu và trong trường hợp nào gia đình tôi phải được thông báo cụ thể bằng văn bản”.
                  Đơn này đồng thời cũng được gởi cho Viện kiểm sát TP HCM, Bộ Công an, Viện kiểm sát tối cao.
                  Dưới đây là nguyên văn nội dung đơn khiếu nại:


                  Comment

                  • #69

                    Sự Thật Về “Xuất Khẩu Lao Động” ở JORDAN
                    Một cô gái Việt Nam tên Vũ Phương Anh, 28 tuổi, đi qua Jordan làm may theo chương trình “Xuất Khẩu Lao Động” của nhà nước Cộng Sản Việt Nam; cô Phương Anh cùng 276 người Việt khác đã bị lừa bịp, bị Cảnh Sát Jordan đánh đập tàn nhẫn, bị bỏ đói, sau đó lại bị người đại diện của nhà cầm quyền trong nước sang tiếp tục tra tấn, hành hạ dã man. Là người lãnh đạo cuộc đình công để phản đối sự bóc lột và ngược đãi của W&D Apparel tại Jordan năm 2008, sau đó đã bị nhà cầm quyền CSVN hăm dọa, cho nên trong chuyến bay hồi hương, cô đã xin Liên minh CAMSA và tổ chức BPSOS giúp đỡ để có quy chế tỵ nạn. Đáp máy bay xuống phi trường Los Angeles vào trưa ngày 7-7-2010 để quá cảnh sang định cư ở một tiểu bang khác, cô Vũ Phương Anh đã dành hầu hết thì giờ trong lúc chờ chuyển máy bay để kể cho nhóm phóng viên Viễn Đông nghe về thảm cảnh của những người đi xuất khẩu lao động.

                    Cô Vũ Phương Anh, hình chụp trong những ngày còn tị nạn tại Thái Lan. (Hình: Vũ Phương Anh cung cấp)
                    Như các cô, chú biết, ở Việt Nam có chương trình xóa đói giảm nghèo lâu rồi, em là người kém may mắn vì gia đình nghèo nên họ về tận xã em họ lừa em đi xuất khẩu lao động theo diện xóa đói giảm nghèo. Em muốn nói thẳng ra là cái sự bịp bợm của cái đảng cộng sản Việt Nam. Em cũng như 276 gia đình đi lao động Jordan đều là người trong thành phần nghèo. Người ta đến nói rằng nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ cho những người nghèo có cơ hội đi làm ăn [theo hợp đồng hứa hẹn trả 220 Mỹ kim một tháng], nhưng bắt buộc mỗi người phải nộp cho họ 2000 đô la Mỹ, mà chị nghĩ coi, không những gia đình em mà còn 276 gia đình khác, đều nghèo thì số tiền 2000 đô là một tài sản lớn, cho nên gia đình em và nhiều người phải cầm “sổ đỏ” (giấy chủ quyền nhà đất).
                    Họ nói rằng đi qua bên đó một ngày chỉ phải làm may 8 tiếng, Chủ nhật và các ngày lễ, tết đều được nghỉ có lương, điều kiện ăn ở rất đàng hoàng và được hưởng thêm các khoản trợ cấp khác như trợ cấp xa gia đình, trợ cấp việc chuyên cần.
                    Những người như em chưa đi đâu bao giờ nên nghe những lời của họ. Nhà nước mà! Nhà nước mình, chính phủ mình lo cho dân như vậy thì làm sao không tin tưởng? Thế là gia đình em cùng 276 người khác chạy [vay tiền] để đi.
                    Lúc đầu, đặc biệt họ không cho ký hợp đồng, họ giải thích rằng cái chỉ tiêu này là do nhà nước đưa về thôn xã mình giúp dân nghèo nên không cần làm hợp đồng. Chứ chúng em đâu có đi tìm các công ty tư nhân môi giới gì đâu.
                    * Lên đường đi Jordan
                    Em đi vào ngày 28 tháng 1 tức đầu tháng 2 năm 2008. Buổi tối trước khi đi, khoảng 9 giờ người quản lý mới gọi bọn em xuống bảo ký hợp đồng để mai đi làm. Khi ở trại tỵ nạn Thái Lan em ngẫm nghĩ mới biết nó chủ trương lừa mình ngay từ lúc đầu, chứ có cơ quan nào làm việc 9 giờ đêm; nhưng lúc đó mình không nghĩ ra. Họ đưa tờ giấy ra và cứ hối thúc: “Ký vào đây, ký vào đây rồi đi ngủ. Sáng mai đi sớm”. Em thấy trên tờ giấy có tiếng Trung Hoa, tiếng Anh và tiếng Việt nhưng chẳng ai đọc. Rồi họ thu lại.
                    Mỗi người được phát một hồ sơ nhưng hôm sau ra phi trường họ thu lại hết và trao cho mỗi người một phong bì dán kín, dặn không được mở, phải đem qua đưa cho ông chủ Đài Loan, và khi trao xong cái vé máy bay là họ để mặc chúng em, không chỉ cho đi hướng nào. Họ chỉ biết thu tiền và đem con bỏ chợ, hoàn toàn không lo gì hết nữa. Tụi em tự tìm đường đi, ở đây họ dùng tiếng Anh mà bên nhà lại bắt học tiếng Trung Hoa. Tụi em đâu biết tiếng Anh nên đi tìm người hỏi thăm. Họ cầm cái vé, thì ra ở thành phố Hồ Chí Minh, cái thành phố mà đảng cộng sản gọi là thành phố mang tên bác! Bây giờ các anh chị biết nó như thế nào rồi, em không tiện nói ra nhiều.
                    Tụi em bay ròng rã hai ngày trời sang đến Jordan thì trời đã tối, người ta không cho mình nghỉ ngơi chút nào, bắt làm việc ngay. Như người khác thì chắc chắn không ai chấp nhận, nhưng chúng em nghĩ thân phận mình cũng đã khổ nhiều rồi, mình đi sang đây làm nên chấp nhận xa gia đình để kiếm sống. Khoảng 7 giờ tối, họ bắt các lao động làm giấy tự nguyện gửi hộ chiếu cho họ. Tụi em hai ngày liền nhịn đói, vì chúng em người ở quê không ăn được các đồ ăn họ phát trên máy bay. Hôm đó trời rất lạnh, có tuyết rơi và tụi em phải làm đến 12 giờ đêm.
                    * Thất vọng với điều kiện làm việc
                    Sáng hôm sau 7 giờ 30 đi làm đến 11 giờ 30 nghỉ ăn cơm trưa, 12 giờ bắt đầu làm đến 5 giờ 30 chiều nghỉ ăn cơm tối; 6 giờ lại bắt đầu làm đến 12 giờ đêm. Nếu có nhiều việc, phải làm đến 1, 2 giờ sáng. Bản thân em làm được 10 ngày thì Tết Nguyên Đán Việt Nam. Chủ là người Đài Loan nên họ cũng cho nghỉ ăn Tết và 10 ngày em được trả 10 đô. Em thắc mắc đi hỏi thì họ trả lời: “Bạn phải thử việc”. Nghe vậy em cũng chấp nhận, cho dù trước khi đi họ không dặn dò, định hướng gì cho tụi em biết trước.
                    Hôm lĩnh lương, nhìn ai cũng khóc, kêu chán. Hỏi ra mới biết, những người mới sang làm 1, 2 tháng đầu thì được 80 đô một tháng, còn những người đã làm trước 4, 5 tháng thì được 120 đô một tháng, mức lương như vậy mà ăn uống kham khổ vô cùng, chỗ ngủ chật chội, thử hỏi lời hứa hẹn của nhà nước cộng sản ra sao? Nó hoàn toàn đảo ngược lại hết!
                    Em biết một ít tiếng Trung Hoa nên bàn với các chị em viết đơn trình bày cho ông chủ. Các chị viết, sau đó em lên gặp ông chủ, đọc tiếng Việt và dịch sang tiếng Hoa cho ông nghe, nội dung đơn chỉ xin “ông chủ giúp chúng tôi chỉnh lại mức lương như đã được hứa hẹn tại Việt Nam, để chúng tôi ở lại mà làm việc”. Bấy giờ ông chủ nói: “Chúng tôi đã làm đúng hợp đồng rồi còn các cô có thắc mắc thì điện về hỏi ông chủ các cô ở Việt Nam!”.
                    Tụi em ăn mỡ cừu nên đứa nào cũng bị rụng tóc hết.
                    Lúc đó em nhận được 10 đô nên gọi ngay về cho chị Khương và một ông ở công ty Da Giày nơi chúng em từ đó mà đi. Cả chị Khương lẫn ông kia đều trả lời: “Cứ đi làm đi rồi thương lượng sau”. Em nói với các bạn: “Mấy chị nào muốn đi làm thì đi, em không đi”. Chúng em sang đây đi làm, đâu muốn đình công nhưng mẹ em bên nhà phải trả tiền lãi cho em mấy tháng, bọn em sang đây làm có 80, 100 đô một tháng thì làm sao có tiền gửi về trả nợ! Mà mẹ em thì bệnh tim...
                    Thực ra, hôm nay em nghĩ em là người may mắn nhất trong các bạn em, vì em được đặt chân lên đất nước tự do này để nói lên lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cũng như Liên Minh CAMSA và BPSOS, và các cô chú bác làm việc trong đó, hai năm qua đã giúp đỡ chúng em rất nhiều.
                    Được nói lên những lời này, em hết sức xúc động, em đã cố gắng kềm chế ngay từ lúc đến đây, bởi vì em nghĩ, thứ nhất, em đã chiến thắng với chính bản thân em, và em chiến thắng được cả những lời đe dọa của các quan chức cộng sản mà nó đe dọa em suốt hơn hai năm trời tại Thái Lan. Người ta truy tìm và hành hạ mẹ em.
                    Nhân tiện đây em cũng xin nhờ các cô chú bác và các anh chị ở báo Viễn Đông cho em nhắn gửi lời cám ơn đến các cô chú bác ở Mỹ, ở tất cả khắp mọi nơi, trong thời gian em phải chạy trốn, đã quyên góp giúp mẹ em thoát khỏi cảnh khổ sở... cũng như tất cả đã động viên, an ủi, kể cả những tấm lòng vàng của cô chú bác và các anh chị, đã giúp em vượt qua hơn hai năm nay. Em không thể nói gì bây giờ. Có thể ngày mai, ngày kia em sẽ nói được rất nhiều.
                    Bước chân đến đây, cái cảm giác của em như người đã vượt thoát khỏi những bàn tay gian ác của bọn độc tài cộng sản, và em sẽ nói để lột trần bộ mặt thật của cái đảng cộng sản lừa dối, bịp bợm và tàn ác này…
                    Thực ra trong thời gian ở Thái Lan, gia đình em có rất nhiều chuyện buồn, có lúc hầu như em muốn nhảy lầu. Nhưng để có một nghị lực như ngày hôm nay, em đã phải cố nén căm thù, bởi vì đâu các bạn em phải chết? Vì đâu mà nhiều gia đình mất nhà, mất cửa, vì đâu mà nhiều người mất con cái, vì đâu mà người ta phải uống thuốc tự tử? Vì cái nghèo! Vì cái khó một phần, nhưng vì cái đảng Cộng sản này nó quá tàn ác, nó lừa trên, lừa dưới. Lừa tới mức mà người dân phải ra nông nỗi như thế! Các cô chú, bác qua đây chắc các cô chú, bác đã hiểu cộng sản từ lâu rồi. Những người tuổi trẻ ở Việt Nam hầu như đến tuổi trưởng thành, nhà nước không tạo công ăn việc làm ở trong nước, mà toàn là đẩy đi lao động nước ngoài! Biết bao nhiêu người kém may mắn như em, không được biết cái mặt thật của cái đảng Cộng sản này. Nó chỉ biết ăn trên xương trên máu của người lao động như bọn em, chứ không lo gì cho dân cả. Đó là nghị lực giúp em, mà chú Thắng và các cô chú trong BPSOS đã giúp chúng em có nghị lực vượt qua mọi khó khăn, trở ngại. Bởi vì nếu như em làm cái gì dại dột, thì trước hết mẹ em là người buồn nhất. Cái đảng cộng sản nó không thể nào để thế giới bên ngoài biết, nhưng em là nạn nhân, em mong muốn và cầu mong báo Viễn Đông cũng như các cô chú bác ở các báo khác, các tổ chức, hội đoàn, xin hãy tiếp tục giúp em phổ biến mặt thật của cái đảng CSVN trong những ngày tới...
                    Cái mong ước của em, cho đến ngày nào đó, nếu em có chết trên đất nước Mỹ này, em sẽ không ân hận, khi em đã vạch trần được bộ mặt thật của đảng CSVN, nó lừa dối nhân dân Việt Nam, lừa dối bọn em. Xin hãy ủng hộ em, giúp đỡ cho em có phương tiện, thí dụ như trên báo chí, đài phát thanh… để em đưa cái bộ mặt thật và phơi bày tội ác của chúng, bởi vì em là người trong cuộc. Em rất cám ơn báo Viễn Đông và các cô chú, bác hay các tổ chức, sẽ giúp đỡ em trong những ngày tới. Bởi vì trước đây, em không biết nên em không có tội. Bây giờ em cảm thấy có tội, nếu như em không đưa được tội ác của chúng nó ra, mà em lại may mắn hơn nhiều bạn khác, có bạn đã chết, còn em được đến đất nước tự do này. Em không kể gì bản thân em, nhưng em nghĩ đến các bạn em và hàng ngàn người đang lao động tại Malaysia và nhiều nước khác, cũng đang bị lừa bịp như bọn em.
                    Hai năm qua, em đã lên tiếng nhiều lần trên diễn đàn tự do. Bây giờ em rất vui mừng, nhưng lại rất thương cho những người kém may mắn, họ đang lưu lạc nơi xứ người với muôn vàn nỗi khổ!
                    * Trở lại chuyện đình công bên Jordan
                    Chúng em sang đây đâu có ai muốn đình công, chỉ tin theo lời hứa hẹn như bên Việt Nam nói. Năm 2008 trước khi ra đi, ông chủ Việt Nam nói như em đã trình bày ở phần trước, mỗi ngày làm 8 tiếng, Chủ nhật, ngày lễ, Tết đều được nghỉ. Nên khi sang đây, biết được mức lương như vậy, và làm theo giờ giấc như vậy, làm sao chúng em chịu nổi, nên chúng em quyết định phải đình công.
                    Hôm đó là ngày 18, 19 tháng 2, vào lúc 10 giờ sáng, em vẫn còn nhớ như in. Em đang ở phòng 34, các chị em kia ở các phòng 47, 48, 49 và không đi làm, đang nằm ngủ. Đùng một cái, Cảnh Sát Jordan đập cửa xông vào, họ xịt hơi cay và lôi gậy ra đánh. Trong lúc ở tầng trên có Ngọc, Ánh, Vang và nhiều chị em khác bị bệnh đang nằm nghỉ trên giường sắt, họ cũng xông lên đánh luôn. Lúc đó em đang mặc quần áo ngủ, em vội chạy sang và cầm cái điện thoại. Em thấy các bạn em chạy tán loạn, vừa chạy vừa kêu cứu. Chính mắt em nhìn thấy một cảnh sát túm tóc chị Vang và mấy chị khác đập đầu vô thành giường và đập xuốâng nền nhà. Chị Vang hộc máu mồm, máu mũi cả máu tai nữa và ngất xỉu luôn. Lúc đó em mới lao vào, ôm chị Vang kéo ra thì người cảnh sát đấm em chúi vào cái thành giường sắt.
                    Em không còn nghĩ gì nữa hết, em cứ lấy cái điện thoại quay loạn lên vì vừa run, vừa sợ, em chỉ nghĩ sẽ gửi những hình này về cho bên Việt Nam xem họ giải quyết ra sao thôi.
                    Mấy người cảnh sát Jordan rất hung dữ, họ đánh bọn em máu me bê bết đầy khắp nền nhà. Em la lên : “Chúng mày ơi, bọn nó đánh chết mấy chị em chúng mình rồi!”.
                    Người cảnh sát lại chỗ chị Vang, không tin chị chết, nên nắm đầu chị giở lên rồi thả cho rớt xuống. Rồi họ nắm tóc kéo chị ra ngoài, xong kéo cả bạn em là Hà Thị Ngoãn và một số bạn khác. Em đưa điện thoại cho bạn em quay và chửi họ: “Chúng mày trả người cho tao, chúng mày trả người cho tao!”.
                    Lúc đó bọn em chỉ mong làm sao cho ông chủ biết đến cứu tụi em.
                    Nhưng khi đến nhà ăn, chúng em thấy tên chủ ở đó bắt tay với những thằng cảnh sát vừa đánh đập công nhân của mình.
                    Vừa lúc đó có mười mấy chiếc xe cảnh sát chạy tới; bọn em tưởng cảnh sát đến cứu, không ngờ họ nhảy xuống xe là xông vào đàn áp tụi em, đẩy bọn em vô một cái khu riêng và bắt buộc phải đi làm.
                    Tất cả các cửa đều bị đóng kín hết, cắt điện, cắt nước và bỏ đói. Bọn em thật tuyệt vọng.
                    Em chạy vào trong cái toilet gọi điện thoại về cho bà Khương ở công ty Da Giày Việt Nam. Bà ta trả lời: “Cứ đi làm đi, đình công là bất hợp pháp, là cái gì, cái gì đó”. Em nói: “Bây giờ bà có can thiệp hay để chúng nó đánh chết bọn em sao?”. Nghe vậy bà ta tắt máy liền và từ đó trở đi không còn gọi được nữa. Hôm sau em trao máy cho Vân, Nga gọi, bên kia nó nghe Jordan là nó cúp máy ngay.
                    * Đi tìm tòa Đại sứ Việt Nam CS
                    Túng quá, em nghĩ chỉ còn cách đi tìm tòa Đại sứ Việt Nam kêu cứu, vì lúc đó em vẫn còn tin tưởng ở nhà cầm quyền CSVN. Các chị em góp tiền cho em đi taxi lên thủ đô Amman mất khoảng gần 100 đô. Em không biết tiếng Anh, nên viết ra giấy nhờ một người Trung quốc gọi hộ chiếc Taxi, em nói với tài xế chở đến tòa Đại sứ VN, họ đi tìm hoài nhưng không có. Em gặp một người Việt Nam hỏi, họ nói ở Jordan không có tòa Đại sứ VN. Em thất vọng trở về. Sau một ngày rất mệt mỏi và đói, em về phòng nằm nghỉ.
                    * Bán băng vệ sinh mua đồ ăn cầm hơi
                    Vì không còn tiền để mua đồ ăn, bọn em phải nghĩ chỉ còn cách đem băng vệ sinh đi bán (em nói đây xin các cô, chú bác thông cảm), bởi vì em phải nói sự thậït. Bọn phụ nữ chúng em đi lao động nước ngoài, chỉ mang theo nhiều băng vệ sinh và quần áo lót, nên chúng em lấy hai cái cán chổi cột lại làm cái đòn gánh, gánh mỗi bên một ít băng vệ sinh và quần áo ra phố bán. Em là người gánh đi bán, sau đến Luyến và Vân cũng gánh. Nhưng người địa phương to con, họ không dùng những cái cỡ nhỏ của người mình, thành ra phải đi gạ bán cho những phụ nữ Trung quốc đang làm tại đây. Cứ mỗi băng vệ sinh đổi được một gói mì tôm thôi. Trong khi các bạn em bị đánh đập đang nằm đau đớn, đói khát không ai cứu, bọn họ vẫn bỏ đói, không ai ngó ngàng đến. Mà các quan chức Việt Nam thì không thấy ai, không biết họ ở đâu mà tìm. Nhưng sau này khi họ sang đến nơi, họ còn đàn áp bọn em mạnh hơn nữa!
                    * Nhờ báo chí lên tiếng
                    Bây giờ bọn em nghĩ chỉ có một cách là nhờ báo chí lên tiếng, nhưng không biết có ai viết báo cho mình, may có Tuyết có người chị làm ở báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội. Sau đó Tuyết cho số điện thoại và bọn em gọi về nhờ chị đó viết bài giúp. Chị ấy lấy tựa đề là “276 Phụ Nữ Việt Nam Lao Động Tại Jordan Bị Đánh Đập, Bỏ Đói”. Bài báo đăng vào tháng 3-2008 nhưng chỉ đăng được 2 mẩu tin thì ngưng không đăng tiếp nữa. Bọn em điện về hỏi, chị ấy nói, báo đình chỉ chị không được viết nữa. Anh, chị biết báo chí cũng không được nói lên sự thật, huống gì con người Việt Nam. Bởi vì chúng nó biết làm cái điều sai trái nhưng chúng nó vẫn làm. Đây em nói “chúng nó” là vì em quá căm tức cái bọn lãnh đạo ở đảng CSVN, chúng biết sai trái mà không dám nhận, trong khi báo chí phanh phui sự thật ra thì đình chỉ và ém nhẹm luôn.
                    * Liên lạc được với Ts. Nguyễn Đình Thắng
                    Thật là may mắn cho bọn em đã đến được với chú Thắng. Em nhớ chỉ có mấy ngày sau khi bài báo lên, là chú gọi lại ngay và nói: “Tôi là người Việt Nam, sinh sống và làm việc tại Hoa Kỳ. Tôi có đọc bài báo đó. Vậy hiện giờ chị em như thế nào rồi, như thế nào rồi?”. Lúc đó chị Luyến gọi Phương Anh, Phương Anh nói với chú Thắng: “Bây giờ bọn cháu cần nhất có một ít tiền để mua thức ăn và thuốc cho chị em bị thương, bị bệnh, vì chúng cháu bị bỏ đói”. Chú Thắng không hứa nhưng khuyên hãy giữ liên lạc và bảo bọc nhau để chờ chú tìm cách. Nhưng chỉ có 3 ngày sau, chú ấy gửi sang giúp nhóm Phương Anh 3.000 đô la Mỹ. Mỗi lần nói tới đây, Phương Anh không bao giờ quên ơn chú Thắng và gửi lời cám ơn tất cả các cô, chú, bác, anh chị hảo tâm có tấm lòng vàng, đã nghe lời kêu cứu của Phương Anh và các bạn Phương Anh mà ra tay giúp đỡ.
                    Sau khi tiếp nhận 3.000 đô la đó, tối về Phương Anh chia cho tất cả 276 người, mỗi người tính ra được 8 đô, số còn lại mọi người đồng ý để dành gọi phôn và lo đi lại cầu cứu các nơi. Phương Anh cũng sợ, vì cả đời chưa bao giờ cầm số tiền lớn như vậy, nên phải chia cho các bạn ngay tối hôm đó, ai nhận đều phải ký tên và tờ giấy có chữ ký đó Phương Anh gửi sang cho Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng.
                    Sau khi được tiền rồi, Phương Anh lại kêu cứu chú Thắng tiếp, xin chú can thiệp giúp đỡ các chị em bị thương, bị bệnh được đi cứu cấp. Chú Thắng bảo: “Bây giờ muộn rồi, để mai đi”. Sáng hôm sau chú điện thoại chỉ cho bọn em tìm đường đến cơ quan IOM, tổ chức quốc tế giúp người tỵ nạn. Trụ sở IOM cũng gần chỗ bọn em làm. Phương Anh đến trình bày với họ, mấy nhân viên IOM đi theo bọn em sang công ty, nhưng đến cửa, đám bảo vệ không cho vào. Phương Anh gọi hơn 100 chị em ở trên xuống, đập cái cửa công ty cho nhân viên IOM vào cứu. Lúc đó Phương Anh không có sợ, chỉ nghĩ bằng mọi cách phải đưa được các bạn Phương Anh đi cứu cấp. Sau khi vào được, người ta đưa những người bệnh và bị thương đi cấp cứu, chữa trị. Nhờ chú Thắng và cơ quan IOM tận tình nên số người bệnh và bị thương mới được cứu như vậy.
                    * Phái đoàn đại diện CSVN sang đàn áp
                    Khi IOM can thiệp thì có tin đại diện chính phủ Việt Nam sang giải quyết. Cả đêm hôm đó Phương Anh không ngủ, lấy cái cờ đỏ sao vàng cắt ra làm băng rôn, viết trên đó câu “Xin giúp chúng tôi về nước”. Cờ đỏ sao vàng là vì lúc đó Phương Anh cũng chưa có hiểu gì cả. Bọn em lấy những cán chổi làm cán cờ căng biểu ngữ ra.
                    Khoảng 1 giờ trưa, phái đoàn chính phủ đến gồm có ông Trương Xuân Thanh làm ở Bộ Ngoại Giao, ông Trần Việt Tú làm ở Lãnh Sự Quán tại Cairo, Ai Cập, ông Tạo làm ở Bộ Lao Động, ông Trịnh Quang Trung và ông Việt làm ở Ban Giám Đốc Công Ty bên VN, có cả nhà báo và một số quan chức khác. Những người đó thấy bọn em căng cái biểu ngữ là cái cờ đỏ sao vàng thì bà Khương và ông Trương Xuân Thanh cầm lá cờ và thu cái băng rôn cuộn lại vứt vào thùng nước gạo cũng là cái thùng rác ở nhà ăn. Lúc đó em nghĩ rằng đây không phải phái đoàn đại diện chính phủ VN sang, mà chắc là phái đoàn do công ty môi giới thuê sang để gỉa danh mà đàn áp bọn em, bắt bọn em đi làm. Nghĩ thế, em bảo ông Thanh: “Cháu là Phương Anh, cháu làm ở tổ này. Đây, thẻ của cháu đây. Chú có thể cho cháu biết chú là ai? Chú cho cháu xem cái thẻ của chú được không?”. Ông ấy bảo: “Tôi thay mặt chính phủ VN sang đây để giúp giải quyết cho các cô. Cô không là cái gì cả mà tôi phải trình thẻ”. Ông ấy vỗ ngực xưng: “Tôi là Trương Xuân Thanh làm tại Bộ Ngoại Giao”, mấy ông kia cũng vỗ ngực xưng danh như vậy. Nhờ thế bọn em ghi lại được đầy đủ tên của họ.
                    Sau đó em còn cố ý cho Ngọc, Ánh và những người bị đánh nằm la liệt ra đó, nhưng mấy ông ấy bảo: “Chúng tôi đọc báo, nghe các cô nói bị bỏ đói mà sao thấy cô nào mặt cũng tươi hơn hớn?”. Đó là lời của ông Trương Xuân Thanh, một người lãnh đạo, thay mặt cho chính phủ VN mà ăn nói như vậy. Câu đó chính là do miệng ông Thanh nói ra, chứ không phải do em nói.
                    Thấy như vậy, em bảo các chị về phòng và nói với các chị: “Đây chắc là bọn do công ty thuê sang đàn áp mình, chứ nếu là đại diện chính phủ, ít ra họ cũng hỏi mình được một vài câu như: Các cháu làm sao? Tại sao các cháu đình công? Tại sao các cháu bị bỏ đói?”. Ít nhất phải có những lời đơn giản như vậy, nhưng không có, mà còn đàn áp, đe dọa bọn em, bắt bọn em phải đi làm. Một tên trong phái đoàn nói: “Các cô có biết các cô đình công là bất hợp pháp không? Các cô có biết là trước khi đình công là phải báo trước 1 tuần không?”.
                    Em hỏi lại: “Bây giờ bọn em báo với ai đây? Không nhẽ nhìn xuống bàn chân mà báo sao? Bọn em đã làm đơn trước khi đình công mà!Ông chủ bảo bọn em điện về hỏi bên VN, bọn em điện về hỏi, ông chủ VN cũng nói như vậy. Chúng em cũng đã đi tìm các quan chức VN nhưng không có thì báo cho ai đây?”.
                    Em hỏi ông Trương Xuân Thanh và ông Trần Việt Tú: “Cái luật đình công hay không thì các chú biết, nhưng cái luật đình công bất hợp pháp cũng là do các chú thôi, vì trước khi bọn cháu qua đây, cái công ty và các chú không định hướng cho bọn cháu, không nói trước cho bọn cháu biết, các chú chỉ biết thu tiền và bỏ bọn cháu ở sân bay thôi. Ông Trương Xuân Thanh bảo: “Cô không được nói như thế! Tôi có quyền hỏi cô chứ cô không có quyền hỏi tôi”.
                    Đó, cô, chú, bác thử hỏi, nó quen rồi! Nó nói cái gì là bắt buộc dân phải nghe. Dân không có quyền cất tiếng nói, như thế thì là cái xã hội công bằng, dân chủ làm sao được?
                    * Đòi đóng 2.000 đô nếu muốn về lại Việt Nam
                    Sau cái vụ em vừa nói, ông ấy bảo: “Bây giờ ai muốn về phải nộp số tiền đình công bất hợp pháp và phá hoại tài sản công ty (vụ đập bể cửa kính) mỗi người 2.000 đô la. Nó ép, nó đe dọa như vậy, nên 276 người lao động chỉ có 176 người về, còn lại 100 người ở lại. Cô chú bác cũng phải thông cảm cho số người này, vì 2.000 đô khi đi chưa trả nổi, bây giờ về thêm 2.000 đô nữa, làm trâu, làm bò cũng không trả được!
                    Sau đó tức quá, em bảo với các bạn em: “Thôi, chúng mày về phòng. Đây không phải đoàn đại diện của chính phủ Việt Nam. Đây là cái thành phần lừa đảo”. Em nói như vậy thì các bạn về phòng. Vào khoảng 5 giờ chiều, em đang ở phòng 34 thì ông Tú, ông Thanh vào phòng hỏi: “Ai là Vũ Phương Anh?”. Bởi vì cái tên thật của em là Vũ Phương Anh. Em trả lời: “Cháu đây, có gì không chú?”. Ông ấy bảo: “Chú hỏi cháu một chút được không?”. Em trả lời: “Được”.
                    * Ghép tội và vu khống
                    Ông ấy hỏi: “Tại sao cô nhận tiền của bọn phi chính phủ?”. Em nói: “Cháu không biết cái gì là phi chính phủ”.
                    Ông ấy lại nói: “Cháu nhận tiền của bọn phản động?”. Và ông ấy hỏi luôn, cháu xin lỗi chú Thắng, ông ấy hỏi cháu: “Có nhận tiền của tên Nguyễn Đình Thắng không? Cháu không biết Nguyễn Đình Thắng là tên phản động, nó lợi dụng Phương Anh, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của Phương Anh để dụ dỗ, đưa tiền cho Phương Anh”.
                    Lúc đó, em nghĩ thế nào thì nói thế ấy, em trả lời: “Cháu không có nhận tiền của bọn phi chính phủ, cháu chỉ biết những người lừa đảo bọn cháu sang bên này, khi bọn cháu bị đánh đập, bọn cháu kêu cứu thì không ai giúp đỡ; mà những người giúp đỡ bọn cháu là ân nhân của bọn cháu; còn những người lừa đảo đó mới gọi là thành phần phản động của bọn cháu”.
                    Ông ấy bảo: “Nếu cô nói như vậy thì không thể nói chuyện với cô nữa”, và ông ấy bỏ ra ngoài.
                    * Nghĩ về phi chính phủ và tổ chức của TS. Thắng
                    Phương Anh cũng nói thêm, bấy giờ Phương Anh cũng không hiểu thế nào là phi chính phủ. Sự thực ra cái tổ chức của chú Thắng là tổ chức như thế nào em cũng không rõ, chỉ biết rằng họ chỉ đi cứu vớt những người như Phương Anh thôi - những cái gọi là nạn nhân của cái chính phủ VN mà đẩy người ta đến bước đường cùng, đẩy người ta đến chỗ không có lối thoát nữa! Tổ chức của chú Thắng phải bỏ ngày đêm ra mà cứu, như thế mà nó lại gọi là phản động, là phi chính phủ? Bây giờ em hiểu những tấm lòng hảo tâm của người ta, người ta không có lừa đảo, người ta không có đàn áp các nạn nhân, mà người ta an ủi, khuyến khích tinh thần để mà giải cứu những người này, mà đảng Cộng sản lại cho người ta là phản động. Em nói như vậy thì ông ấy bỏ ra ngoài nhà ăn.
                    * Quyết định về nước
                    Khi ông ấy đi rồi, Phương Anh nói với các bạn: “Bây giờ dù sao đi nữa chị em mình cũng một thời gian dài cùng nhau đình công rồi; các chị cũng đã đình công rồi thì ai sợ những lời đe dọa đấy thì ở lại làm, các chị ở lại hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe để đi làm, còn ai mà không muốn ở lại đi làm thì hãy đăng ký, viết tên vào đây”. Lúc đó có gần 100 người ở lại, hơn 100 người về.
                    Trước ngày về, Phương Anh dùng cái điện thoại thâu lại những lời đó. Sau khi biết phái đoàn sang, thì Phương Anh có xin chú Thắng cho tiền để mua cái điện thoại nó đàng hoàng một chút, chú ấy gửi sang cho thêm 500 đô, Phương Anh mua một cái điện thoại Nokia rất là tốt. Khi mà tất cả các lời nói được thâu vào máy cùng hình ảnh chụp được trong điện thoại có được, là do chú Thắng cho tiền mua mới có.
                    * Phái đoàn chính phủ VN ra điều kiện bắt ép các nữ công nhân
                    Khoảng hai, ba ngày trước khi về nước, mấy ông ấy bắt đầu họp. Ông Thanh nói: “Bây giờ các chị xuống văn phòng để ký giấy về nước”, lúc đó vào cuối tháng 3. Ở đây có cái nhà ăn rộng, nhưng người ta không cho ở đó, người ta nhốt bọn em là những người xin về trong một cái nhà kho chứa vải. Khi tụi em sang Jordan thì tuyết rơi, lúc về bây giờ nóng trên 40 độ, thế mà nó nhốt bọn em trong cái nhà kín mít như vậy. Trong khi đó, Ánh, Vang, Ngọc là những người ốm cũng phải nhốt trong đó. Ông Trương Xuân Thanh bắc cái loa nói: “Bây giờ tôi gọi đến tên ai, người đó đứng dậy xuống văn phòng ký giấy về nước”.
                    Em bảo: “Không được. Bây giờ phải cho một người chúng tôi vào ký giấy trước xem nội dung các ông viết thế nào đã, thì chúng tôi mới vào ký. Chúng tôi không thể để ông lừa lần thứ hai được, vì cái lần đầu tiên đã ngu dốt không đọc cái bản hợp đồng mà các ông đã lừa chúng tôi được một đợt; bây giờ cho về thì về, không thì thôi, không ký! Phải cho một người vào ký trước”. Nó đồng ý.
                    Em Lương vào, em bảo Lương vào ký, phải lấy cái giấy đó mang ra xem nó viết cái gì? Lương vào và mang cái bản ấy ra, vì nó phôtô ra rất là nhiều.
                    * Tiếp tục lừa đảo
                    Trong cái giấy nó ghi nội dung là: Đơn xin về nước trước thời hạn, với lý do không đủ sức khỏe để làm việc ba năm. Nay tôi tự nguyện làm đơn này xin Chính phủ cho tôi về – nghĩa là về không có kiện cáo gì hết.
                    Em bảo: “Không phải, không được! Trước khi đi làm, chúng tôi đã phải mất 800 ngàn cho cái bệnh viện Giao Thông Vận Tải tại Hà Nội để khám sức khỏe. Bọn tôi đầy đủ sức khỏe mới đưa sang bên này. Sang đây bị đánh đập, đàn áp và bắt chúng tôi như vậy, bây giờ lại nói như vậy”. Bọn chúng em không làm theo, và câu nói cuối cùng của em là, “Không ký”.
                    * Phái đoàn chính phủ lúng túng
                    Hôm đó em có quay được cái đoạn mà họ nhốn nháo lên, mấy ông đó nói với nhau: “Chết, bây giờ chúng nó không ký làm sao được”.
                    Khi bọn em nhất định không ký, thì Ngọc, Ánh, Luyến và những người bị đánh nặng nhất, đánh hộc máu mồm, máu mũi ra cũng ra đó. Ngọc đã chết rồi! Ngọc chết khi về Việt Nam. Trời hôm đó rất nóng mà em Luyến, Phương Anh nói ở đây cũng muốn nhắn nhủ cô chú bác, Luyến ở Phú Thọ. Luyến bây giờ cũng đang bị chấn thương sọ não và bị bọn Công An nó đánh gãy 4 cái răng, chỉ vì cái tội là khi về nước, trên đường đi đến Bộ Lao Động để mà đòi lại những cái gì gọi là công bằng cho mình, thì đã bị chúng nó đàn áp như vậy, và phải sống cuộc đời đau khổ như vậy!
                    Sau lúc đó, bây giờ không còn chú cháu gì hết, em bảo: “Bây giờ các ông thả bọn tôi ra, đưa các bạn tôi ra, sau đó ở phòng ăn, các ông muốn hỏi gì chúng tôi trả lời và ký cái gì thì ký”. Mấy ông gọi là thay mặt chính phủ Việt Nam, cầm cái giấy và cái bút nói: “Muốn lên thì ký vào đây!”. Lúc đó em bảo: “Bây giờ có cho chúng tôi lên không thì bảo?”. Đến bây giờ cái cảm xúc của em vẫn còn, bởi vì mình không ký, mình tôn trọng những người bảo vệ mình, thương mình thì mình tôn trọng, còn những người lừa đảo mình, đe dọa mình thì những người đó là ai em cũng không tôn trọng, và em nói: “Bây giờ các ông có cho tôi lên không thì bảo?”. Em nói đúng câu đó. Ông ấy lại nói: “Muốn lên thì cứ ký vào đây”. Em trả lời: “Tôi hỏi ông câu cuối cùng: ‘Ông có thả tôi để tôi đưa các bạn tôi lên không?’”. Ông ấy lập lại: “Muốn lên thì ký vào đây đã”.
                    Em hô 1, 2, 3, mọi người đập cái cửa, xô bọn gác ra. Bọn gác nó né qua một bên cho bọn em đi, còn những người đại diện chính phủ Việt Nam đứng dang tay ra ở cái cửa, ngăn không cho bọn em đi. Có cả ông Nguyễn Xuân Thanh. Mấy người báo chí họ chụp ảnh trong cái cảnh hỗn loạn ấy. Khi mà cái cổng bị đẩy ra như vậy, vì bọn em hơn 100 người cơ mà, bọn em đẩy mấy ông ấy ra, nhưng có Vang và một vài người kẹt lại, thì cái thằng Phương, có hình ảnh nó đi theo phái đoàn. Nó là trợ lý của Giám Đốc công ty; thằng Phương cầm tóc của Ánh giật lại, và nó thúc khủy tay vào ngực Vang nữa. Lúc đó em mới nắm cái cổ áo của nó như thế này; lúc đó nó thắt cà vạt. Em hỏi nó: “Mày là ai? Tại sao mày dám đánh những người phụ nữ lao động Việt Nam của tao? Mày có đáng là cái thằng đàn ông Việt Nam không? Tại sao mày dám đánh phụ nữ Việt Nam chúng tao?” và em chụp hình. Sau đó, mấy người kia kết tội em là đánh quan chức nhà nước!
                    * Bị đánh ngất xỉu
                    Khi thấy các bạn em Ngọc, Ánh bị đánh nặng quá, em thả cổ áo nó ra và đưa hai người lên phòng cứu cấp. Ngọc và Ánh ói ra máu, không thở được, mắt trợn lên! Em nghĩ hai người sẽ chết vì lúc đó nóng ngột ngạt, lại bị đàn áp như vậy, thì các anh, chị thử nghĩ xem, có cái nỗi nhục nhã nào hơn không? Bị cảnh sát Jordan nó đánh đã đành, vì nó là bọn Tàu, bọn Phỉ nó khác, còn đây là bọn quan chức Việt Nam sang, không có một lời an ủi giúp đỡ gì hết, mà lại còn tiếp tay, đánh chính các người phụ nữ VN của mình.
                    * Phun máu vào người quan chức Việt Nam
                    Sau khi Ánh và Vang bị đánh, lúc đó đầu óc em rối bời, em toàn đi chân đất thôi. Em bảo mấy bạn đi xuống và nhìn thấy mấy người đó thản nhiên nói chuyện trong phòng, bắt tay, bắt chân nhau. Sau khi bọn em gõ cửa hai, ba lần không mở, em mới đập tung cái cửa văn phòng và đi vào. Em lôi mấy người bị thương vào theo. Trong phòng có bà Khương, nếu coi hình sẽ thấy bà ta mặc áo xanh, quần trắng. Bà Khương ngồi cạnh Ánh. Một lúc, Ánh ho một tiếng, máu nó phun đầy vào người bà Khương, bà mặc quần trắng, máu đỏ hết dưới quần luôn. Em bảo: “Thấy chưa? Các ông các bà nhìn thấy chưa? Các ông các bà đang hút máu những người lao động chúng tôi. Các ông các bà ăn trên xương máu của những người phụ nữ chúng tôi”. Em nói đúng như vậy.
                    Mấy người kia tản ra và bà Khương cũng lo đi thay quần áo luôn, và cũng từ hôm đó, bọn em được chú Thắng giúp đỡ về nước.
                    Về nước
                    Thật sự đến bây giờ em cũng không biết vé máy bay ai lo cho bọn em, em không biết chú Thắng, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng có liên lạc với Bộ Lao Động để lo vé máy bay cho bọn em không, em không rõ. Đến giờ phút này em cũng không biết vé ở đâu ra, nhưng em chắc chắn là có sự lên tiếng của Tiến sĩ Thắng và BPSOS, thì bọn em mới được về nước.
                    Ngày 24, 25 là chuyến bay đầu tiên, thì Ngọc, Ánh và mấy người ốm về trước. Về đến phi trường bị Công an giữ lại làm khó dễ, người nhà chờ ở ngoài la lối om sòm họ mới thả. Còn em, em đi chuyến gần như sau cùng. Em về vào ngày 27-3 nhưng không về nước.
                    * Phương Anh tìm cách trốn
                    Ông Trương Xuân Thanh nói với tất cả các bạn của em tại nhà ăn trước khi về nước: Vũ Phương Anh về đến phi trường Hà Nội sẽ bị bắt, vì Phương Anh đứng ra tổ chức đình công; Phương Anh nhận tiền của bọn phi chính phủ, rồi Phương Anh phá hoại tài sản; nghĩa là họ vu cho em đủ thứ tội.
                    * Kêu cứu
                    Ngay tối hôm đó, em kêu cứu chú Thắng luôn, em nói là bây giờ chú làm cách nào giúp Phương Anh không phải về VN. Lúc đó chú Thắng không có hứa hẹn gì hết, nhưng sau đó chú Thắng đã gửi sang giúp Phương Anh một khoản tiền. Đáng lẽ Phương Anh và một bạn nữa cũng gặp nguy hiểm tính cùng trốn ở lại, nhưng lý do là hai người không về cùng chuyến. Nếu như người đó mà cùng trốn thoát, thì chưa chắc Phương Anh đã trốn được, vì bọn đó sẽ để ý.
                    * Trốn chạy
                    Cầm được số tiền chú Thắng cho, em nhét vào cạp quần cùng với cái hộ chiếu. Hôm đó nhóm về không đông lắm, bọn nó kèm ra phi trường Jordan. Đáng lẽ em trốn ở phi trường Jordan, nhưng sân bay này nó làm như cái nhà giam ở giữa sân bay luôn, em nghĩ không trốn được. Em lén đi qua một chỗ khác. Em lại điện cho chú Thắng, vì lúc đó đi đâu em cũng có chút tiền rồi. Chú Thắng là người chỉ dẫn cho em từng li từng tí. Chú bảo em xem lại vé máy bay coi vé về Việt Nam ghé đâu. Em dò tìm thì thấy ghi về Bangkok. Chú Thắng nói, vậy là tốt rồi!
                    Khi về tới phi trường Bangkok, các bạn Phương Anh ngồi đó. Phương Anh rất buồn, không biết các bạn mình cũng như mình từ nay cuộc sống sẽ ra sao! Nhưng lúc đó ý chí rất mạnh, Phương Anh không nghĩ đến ai nữa. Vì ngay từ trước, Phương Anh đã nghĩ, nếu như mình không may bị bắt, bị chúng nó đánh đập, bỏ tù, thì mình chỉ có một thân một mình thì OK, mình hy sinh được; nhưng em không muốn để cho các bạn của em còn con, còn cái, còn hàng trăm lao động, như vậy em không muốn; đó là cái điều em đã xác định ngay từ đầu.
                    Em đi vào một cái toilet nam, em đứng ở đó. Rất may có một anh Trung quốc và một chị Việt Nam đi bên ngoài, nhưng em lại không dám nhờ chị Việt Nam, vì em sợ. Cứ nhìn thấy người Việt là sợ rồi! Em mới nói với anh Trung quốc bằng tiếng Hoa: “Tôi đang gặp nguy hiểm, anh có thể đưa tôi ra được không?”. Anh nói “Được”. Lúc đó em mặc 2 quần jean, 2 cái áo thì tháo một quần, một áo bỏ đi, sau đó anh ấy khoác vai em cùng đi với một chị Việt Nam nữa. Đi qua cái chỗ để mà ghi Bangkok, thì anh đó ghi ở lại Bangkok một tuần.
                    * Gặp người của BPSOS ra đón
                    Em đi ra thì gặp một người (do Ts. Thắng cử đến), thấy cầm cái bảng đưa tên em lên. Lúc đó em rất là mừng và chạy ra, anh ấy đưa em lên taxi chạy thẳng vào khách sạn ở luôn. Ở 20 ngày trong khách sạn, hết rất nhiều tiền. Sau đó chú Thắng đã nói với anh đó để giúp đỡ cho em mua quần áo, rồi ăn uống, bởi vì em không có một cái gì, chỉ có mỗi 1 bộ quần áo mặc, một cái hộ chiếu và ít tiền chú Thắng cho. Sau khi mua quần áo và thuê nhà ở bên ngoài xong, lúc đó anh lại đưa em vào văn phòng Liên Hiệp Quốc, bắt đầu làm xin giấy tỵ nạn.
                    Nhưng mà nó long đong lật đật lắm! Người thông dịch cho em cứ cầm cuốn tự điển mà vừa nói vừa tra như thế này này, thì em thấy là đã không xong rồi, em không muốn như vậy, và hôm đó em trượt tỵ nạn lần đầu tiên. Em nói luôn với ông phỏng vấn rằng: “Tôi không thể trượt được, tôi không thể trượt tỵ nạn được”. Lúc đó em khóc và ra ngoài kêu chú Thắng, chú tìm Luật sư, sau đó mới đậu.
                    Trong suốt hai năm liền, chú Thắng và tổ chức BPSOS giúp đỡ cho em về cái khoản tiền nhà, tiền ăn, tiền ở, rồi tiền học Anh văn; nói chung, đủ các thứ tiền hết đều do BPSOS giúp đỡ cho em, nhưng mà em học Anh văn có 3 tháng thôi, vì có người không tốt, nghĩa là người ta tung hình của em lên, em không học nữa, và em chỉ học có đúng 3 tháng thôi.
                    * Mong Cộng đồng giúp đưa nạn buôn lao động ra ánh sáng
                    Em luôn luôn phải đổi chỗ ở, đổi không biết bao nhiêu lần, và cứ hễ có việc gì em lại gọi chú Thắng, bởi vì em không có một người thân nào nên cái gì cũng chỉ biết kêu chú Thắng; chú là ân nhân của em, cũng như các cô chú bác. Em được như ngày hôm nay, em không biết nói gì hơn, chỉ mong rằng chú Thắng và các cô, chú, bác đã giúp đỡ em trong thời gian qua, mong tiếp tục giúp đỡ em đưa vụ lao động Jordan này ra ánh sáng. Em không muốn để cái chính phủ Việt Nam ém nhẹm như thế được!
                    * Theo dõi, dụ dỗ và hăm dọa
                    Có một người xưng là Nguyễn Xuân Việt, ông ấy gọi điện cho em, xưng tên và nói ông làm ở tòa Đại sứ Việt Nam. Em không biết ông ấy làm ở tòa Đại sứ VN tại Bangkok hay ở đâu, mà khi em gọi lại thì không được, điện thoại không hiện số lên. Ông ấy cứ bảo em là phải về Việt Nam, đất nước VN mình thế này thế kia, mình là người Việt Nam, không nên thế này, thế nọ, không nên nhẹ dạ cả tin đi theo cái bọn phi chính phủ!
                    Anh, chị hỏi em tại sao họ biết số phôn của em ấy à? Là thế này:
                    Trong thời gian ở Bangkok, em vẫn liên lạc thường xuyên cho các bạn em ở Việt Nam, chỉ họ làm đơn gửi Ban Thanh Tra, gửi Bộ Lao Động, gửi báo Phụ Nữ Hà Nội và gửi Tòa án Nhân Dân thành phố Hà Nội, báo Công An Nhân Dân Hà Nội, gửi đủ thứ, nhưng hai năm xoay vòng nhau, cứ chỗ này đổ cho chỗ kia, em cũng nhờ chú Thắng và lên diễn đàn Paltalk để xin tiền.
                    Trong thời gian đó em lấy những hình ảnh quay được và các bài chú Thắng đưa lên nữa, em copy vào một cái đĩa gốc, em nhờ một anh (em không muốn nêu tên), anh này lấy quần áo ở Bangkok mang về VN bán, em nhờ anh đó cầm cái đĩa mang về VN, và em đã xin tiền trên diễn đàn Paltalk được hơn 600 đô la Mỹ, em gửi về cho các chị em sao chép ra, sao ra thành nhiều đĩa gửi ở các tỉnh Ninh Bình, Bắc Giang, Nam Định là những tỉnh mà đi lao động xuất khẩu nhiều, là cứ đưa free, không lấy tiền, em còn chụp những cái hình đó ra làm thành tờ truyền đơn và đi ném những tờ rơi đó ở Bộ Lao Động. Em nói mấy chị thuê mấy đứa đi xe ôm tới ném ở những nơi đó.
                    Khi chuyển đĩa thì có một chị ở Ninh Bình bị bắt, nó thu lại mấy chục đĩa và công an nó bắt, nó thu cái điện thoại của chị ta, thì ở trong cái điện thoại lưu lại số điện thoại của em Vũ Phương Anh. Đó, thì em nghĩ như vậy.
                    Ngoài ra có một người ở Bangkok biết số điện thoại của em, em không muốn nói ra làm gì, người ấy chưa có diện tỵ nạn, tính người đó không được tốt cho lắm.
                    Trong hai cái đó thì em không biết ai là người đưa số điện thoại của em ra.
                    Người ta còn biết cả nơi em ở luôn, nên em cứ phải chuyển phòng suốt!
                    Cho tới một hôm em đang ngồi nói chuyện trên “diễn đàn dân chủ”, em nói về vấn đề lao động xuất khẩu thì ông Việt này lại gọi đến và đe dọa. Khi em biết số đó, em gọi cho chú Thắng và hỏi bây giờ mình không có bằng chứng nó đe dọa, làm sao nói được?
                    Bấy giờ em cứ alô, alô. Em tắt đi, chạy qua phòng bên cạnh là A Hảo người Trung quốc. Em bảo nó: “Mày cho tao mượn cái điện thoại nhanh lên” (em nói tiếng Hoa). Nó cho em mượn, em tháo cái thẻ “sim” của em ra, cho vào cái điện thoại của nó, xong rồi lấy cái thẻ “sim” của nó cho vào cái điện thoại của em, vì điện thoại của em thâu tốt hơn. Em gọi và ngay lập tức nó (Nguyễn Xuân Việt) gọi lại liền. Đầu tiên em nói rất nhẹ nhàng, sau đó em cố ý nói sao cho nó bộc lộ cái bản chất của nó ra. Nó xưng mày tao với em, và nói bắt được em sẽ băm ra từng mảnh.
                    Sau khi thâu được, em gửi tràn lan trên net và em bảo: Hôm nay tao cho biết tiếng nói của người xưng danh là người của tòa Đại sứ xem là như thế nào.
                    Nói chung em gặp rất nhiều gian nan!
                    Mỗi lần đổi nhà, cái anh mà chú Thắng nhờ lo cho em, anh ấy rất vất vả với em. Thực ra em mang ơn nhiều người, tất cả cô chú bác nhưng em không trả được. Em chỉ muốn, thứ nhất là để cho các bạn mình ở Việt Nam đừng đi lao động nữa; thứ hai cũng để đáp lại cái ơn của những người có lòng tốt, các cô chú bác đã giúp đỡ cho em, và em không có thể trả ơn được. Em không dám hứa gì hết, nhưng em sẽ làm hết sức mình, nếu như có các người như các anh, chị ở báo Viễn Đông và các báo khác thì tiếng nói của em sẽ không bao giờ ngừng được. Khi nào không còn cái vụ đi lao động xuất khẩu nữa mới thôi.
                    * Điều mong ước cuối cùng
                    Cái điều em mong muốn nhất là làm thế nào nhờ Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và giới truyền thông tung cái vụ lao động xuất khẩu của bọn em ra ánh sáng, chứ em không muốn để bị ém nhẹm, em không chấp nhận được. Em xin tất cả các cô chú bác, các anh chị ở các báo khác cũng ủng hộ em, em mới làm được, chứ bây giờ em cố gắng hết sức mà bên cạnh em không có ai thì em cũng không làm gì được, cho nên em xin kêu gọi các anh chị, các cô chú bác các báo, đài hãy cùng em đứng lên để mà tố cáo cái bọn lừa đảo lao động, và em cũng muốn thay mặt tất cả các nạn nhân mà kêu gọi cô chú bác đưa cái bọn đó ra ánh sáng mới được. Em không mong ước gì ở nước Mỹ này, ngoài cái em đã đến được đất nước tự do, em được quyền nói và tố cáo tội ác chúng nó và em được tiếp xúc với các cô chú bác, anh chị, những người đã từng là nạn nhân của chế độ Cộng sản. Xin cô chú bác, anh chị ủng hộ tinh thần cho lời nói của em được mạnh mẽ và mãi mãi em vẫn không quên ơn. Sau này em muốn được đi học. Đó là điều em mong, còn đạt đến bao nhiêu còn nhờ vào các cô chú bác cùng các anh chị rất là nhiều.
                    Vietnamese workers in Jordan rescued



                    Cô Vũ Phương Anh, tại một nhà thương ở Jordan

                    Vũ Phương Anh: Lễ Lao Động Đầu Tiên Trên Nước Mỹ
                    Tại Hoa Kỳ, Thứ Hai đầu tiên của tháng 9 là ngày Lễ để vinh danh giới Lao Động. Với dân chúng Mỹ, Lễ Lao Động là ngày nhàn hạ, một dịp để tụ họp gia đình, bạn hữu hay đi du ngoạn xa.
                    Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ lễ Lao Động đầu tiên tại Hoa Kỳ, Cô Vũ Phương Anh là một nạn nhân của chương trình Lao Động nước ngoài lại có những trăn trở về cuộc sống và thân phận của phụ nữ Việt đi lao động ngoại quốc.
                    Vũ Phương Anh là một thiếu nữ quê ở Lào Cai, miền Bắc Việt Nam, kể lại là vào tháng 2 năm 2008, theo chỉ tiêu của làng xã trong chương trình Xóa Đói Giảm Nghèo của nhà nước Việt Nam, cô cùng với 276 phụ nữ khác đi xuất khẩu lao động tại Jordan, qua trung gian của 3 cơ quan là Công Ty Than Âu Việt, Trường Đại Học Công Nghiệp số 1 Hà Nội và Tổng Công Ty Da Giày Việt Nam. Các cơ quan này hứa là công nhân thợ may sẽ được trả lương khoảng 300 đô la mỗi tháng, một ngày làm việc 8 giờ và làm trong 3 năm . Mỗi công nhân phải trả trước lệ phí môi giới khoảng 2000 Mỹ Kim trước khi lên đường. Vài giờ trước khi lên máy bay, các công nhân này đã được yêu cầu ký vào một tờ giấy mà sau này họ mới biết là hợp đồng và hợp đồng này đã không giống như những lời hứa hẹn của các công ty.
                    "Ba công ty này liên kết để đưa nhóm người lao động của Phương Anh đi. Trước khi đi phải nộp cho công ty 2 ngàn đô la. Trước khi lên máy bay thì người ta bảo ký giấy tờ để đi ..."
                    Vẫn theo lời cô Phương Anh, thì khi đến Jordan, công nhân Việt phải làm việc từ sáng đến nửa đêm và lương không được trả như đã được hứa hẹn mà các cơ quan môi giới cũng không can thiệp giúp đỡ. Trước hoàn cảnh tuyệt vọng các công nhân đã đình công và nhiều người bị bỏ đói, đánh đập trọng thương và một người đã bị chết:
                    "... khi tôi chạy vào phòng đó thì có nhiều cảnh sát ở trong đó rồi, nhiều người khóc và chạy ra. Tôi thấy cảnh sát cầm tóc của Ánh, Ngọc,... đập xuống thành giường..."
                    Cô kể thêm là sau cuộc đình công, Cô và một số công nhân khác bị cho là đã bị các tổ chức phi chính phủ, và các nhóm phản động xúi dục. Vụ việc này làm cô hoảng sợ và tìm cách trốn. Theo cô thì tổ chức cứu người vượt biển BPSOS, Liên Minh Bài Trừ Nạn Nô Lệ Tân Thời Tại Á Châu (gọi tắt là CAMSA) và tổ chức Di Dân Quốc Tế (IOM) đã giúp Cô đến Thái Lan lánh nạn trong 2 năm và họ vận động để cô được định cư tại Hoa Kỳ. Cuối cùng cô được đến tị nạn tại Houston, tiểu bang Texas vào ngày 9 tháng 7 năm 2010.
                    "... chú Nguyễn Đình Thắng vẫn tiếp tục hướng dẫn cho PA tìm đến Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc. Trong suốt hơn 2 năm ở Thái Lan, PA hàng tháng đều nhận được sự trợ giúp của CAMSA..."
                    Từ gần 2 tháng nay, với sự bảo trợ của hội từ thiện Liên-Tôn-Giáo (Interfaith Ministry) và sự giúp đỡ của đồng hương Houston, cô Phương Anh đang đi học Anh Ngữ và làm quen với đời sống tại Hoa Kỳ. Cô xúc động nhắc đến tình đồng hương của cộng đồng người Việt và sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện giúp Cô trong cuộc sống mới:
                    "Hiện tại PA đang học ESL, hằng ngày đi học... PA không thể nào nói hết được tấm lòng của cộng đồng hải ngoại dành cho PA, nhất là các cô chú ở quanh nơi PA đang ở. Các cô chú coi PA như là một người con..."
                    Đề cập đến chương trình đưa công nhân ra nước ngoài làm viêc, cô nói rằng người dân tại làng quê Việt Nam có thể bị các tổ chức môi giới thương mại lợi dụng, do đó họ cần phải hết sức cẩn thận, không nên tin vào lời hứa của môi giới, để tránh những hậu quả không tốt:
                    "Không nên tin vào cái gì mà những công ty đưa ra nữa. Những gia đình mà đang có con em muốn đi lao động thì phải xem xét, tìm hiểu rất là kỹ..."
                    Mặc dù đang sống trong không khí tự do tại Hoa Kỳ, cô Phương Anh luôn nghĩ đến những công nhân Việt Nam đang lao động ở xứ người và cô mong muốn nhiều người biết đến những tệ nạn trong việc xuất cảng lao động, hầu giúp những người Việt Nam muốn đi làm nước ngoài tránh được những hậu quả mà cô đã phải gánh chịu.
                    "Phương Anh muốn nói lên hoàn cảnh của những người lao động bị lừa đảo như PA. Trong thời gian qua, điều mong ước của tôi là đưa được tiếng nói ra ngoài để giúp đỡ những người có hoàn cảnh như tôi, cũng như những người tị nạn hiện đang sống rất khó khăn..."
                    Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas
                    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-07-2011, 09:20 PM.

                    Comment

                    • #70

                      Câu chuyện đời một nạn nhân ‘xuất khẩu lao động’
                      WESTMINSTER (NV) - “Cảm nghĩ của em cũng như của những người đã vượt thoát khỏi Việt Nam. Ðó là một cảm giác rất khó tả, vừa vui mừng, vừa hồi hộp, vừa lo lắng.”
                      Ðó là cảm nhận của cô Vũ Phương Anh khi đặt những bước chân tị nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ dưới sự giúp đỡ của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển (BP.SOS).

                      Cô Vũ Phương Anh, hình chụp trong những ngày còn tị nạn tại Thái Lan. (Hình: Vũ Phương Anh cung cấp)
                      Những suy nghĩ đầu tiên
                      Khoảng 10 ngày sau khi làm quen với cuộc sống ở Mỹ, Phương Anh, nạn nhân của chương trình “xuất khẩu lao động” vẫn còn cảm thấy “ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vô cùng” với những tình cảm mà cô nhận được trên mảnh đất tự do này.
                      “Ðầu tiên em chỉ nghĩ Hoa Kỳ là một nơi cho mình tự do, chứ không nghĩ chính phủ Hoa Kỳ, những người Việt hải ngoại, những tổ chức đã bảo trợ, giúp đỡ cho em rất tận tình, đến em không ngờ nổi luôn. Họ lo cho đủ mọi thứ.”
                      Phương Anh kể, sau một chặng đường bay dài hơn 30 tiếng, khi xuống sân bay Mỹ, các anh chị ở tổ chức SOS và tổ chức IOM ra đón cô, và cho cô cảm giác “cứ như bước chân về nhà, vừa đến nhà đã có hàng xóm nghe thấy có người Việt đã ra đón ngoài cổng.”
                      Tình cảm của những người xa xứ dành cho đồng hương mới đến đã khiến Phương Anh “không nói được câu nào hết, em nhớ em chỉ nói được câu ‘cám ơn’ và khóc không thôi.”
                      Theo Phương Anh, phần đông hàng xóm nơi Phương Anh ở là “các bác H.O.”
                      “Lúc đầu họ không biết em là ai, nhưng khi thấy các anh chị bên tổ chức SOS quay phim, nên họ hỏi. Ðến lúc biết em là nạn nhân Cộng Sản, các bác H.O. ở đó coi em như con gái luôn.”
                      Những điều đó đã khiến Phương Anh nghĩ rằng có lẽ cô sẽ chẳng còn mong muốn dọn đi đâu nữa, bởi “bước chân đầu tiên của em đến đất nước Hoa Kỳ mà em đã nhận được những tình cảm như vậy thì làm sao mà quên được. Em chỉ biết nói cám ơn và sẽ cố gắng sống sao cho tốt với những tình cảm mà mọi người đã dành cho em.”
                      Hành trình “lao động xuất khẩu”
                      Phương Anh cho biết, cô xuất thân trong gia đình “không có được may mắn như mọi người.”
                      Nhà ở Lào Cai, bố mất sớm, mẹ bị tim, chị gái sang Trung Quốc tìm việc rồi mất tích, bản thân Phương Anh cũng chỉ được học hết lớp 5, và bắt đầu lao vào cuộc bươn chải mưu sinh kiếm tiền phụ mẹ từ năm 12 tuổi.
                      “Do nhà ở mạn Lào Cai nên em theo chủ hàng đi lấy bia, vải rồi xách hàng thuê cho người ta bỏ xuống thuyền và đẩy qua sông cho họ. Xong, họ cho tiền, khi 10 ngàn, khi 15 ngàn, nhiều nhất là 20 ngàn.” Phương Anh nhớ lại những năm tháng tuổi thơ lăn lộn kiếm tiền.
                      Theo người ta buôn gỗ, buôn gạo, buôn hàng may, rồi đi may giày, rồi đi bán quần áo... “Bao nhiêu các tỉnh miền Bắc em đã đi qua gần hết rồi, đi làm hết để kiếm thêm tiền thuốc trị bệnh tim cho mẹ.” Cô kể tiếp.
                      Ðến năm 2008, ở xã cho biết có chương trình đi “xuất khẩu lao động” sang may giày ở Jordan dành cho người thuộc diện “xóa đói giảm nghèo,” Phương Anh cũng như nhiều cô gái khác ở quê mình cũng cầm cố nhà cửa, ruộng vườn để vay ngân hàng số tiền gần 30 triệu đồng đóng thế chân để mong kiếm được một công việc sáng sủa hơn.
                      Lời hứa hẹn “mức lương $220/tháng, nếu không nghỉ ngày nào thì sẽ nhận thêm $20 tiền chuyên cần, $20 tiền trợ cấp xa nhà, thêm tiền này tiền kia cũng sẽ vào khoảng $280 đến $300/tháng, với thời gian 8 tiếng/ngày” quả là một số tiền mơ ước cho những người nghèo như Phương Anh.
                      Thế nhưng khi đặt chân lên xứ người, thì mọi việc đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều so với tất cả những gì được vẽ lên trong đầu cô, từ chuyện tiếp đón đến nơi ăn chốn ở, thiếu thốn tất cả mọi thứ. “Họ thu hết tất cả hộ chiếu, giấy tờ, và yêu cầu mọi người bắt tay vào làm việc ngay.”
                      Có điều, Phương Anh cũng như tất cả những công nhân khác không phải làm 8 tiếng mỗi ngày như lời nói lúc còn ở Việt Nam, mà mọi người phải làm việc mười mấy tiếng. Tuy nhiên, ai cũng cảm thấy rất vui, vì nghĩ rằng mình sẽ kiếm thêm nhiều tiền.
                      Cô kể, “Không ngờ sau 10 làm việc, em chỉ lãnh được $10 với lý do em mới sang, và trong thời gian thử việc. Ðiều này, trước đó không ai nói cả.”
                      Hỏi ra, những bạn bè khác cũng đều lãnh những mức lương vô lý như Phương Anh.
                      Cô nhớ lại, “Sau buổi tối hôm đó, tụi em cảm thấy bực tức, buồn bã, chán nản, và thất vọng vô cùng.”
                      Sau khi gọi về Việt Nam hỏi cơ quan chủ quản đưa người đi lao động và nhận được những lời giải thích không thỏa đáng, “tụi em, hơn 270 công nhân, quyết định đình công yêu cầu điều chỉnh mức lương.”
                      Ðỉnh điểm của cuộc đình công đó, các nữ công nhân Việt Nam đã bị cảnh sát Jordan đàn áp một cách dã man bằng dùi cui, Phương Anh đã dùng điện thoại di động của mình để quay lại hình ảnh đẫm máu đó.
                      Phương Anh lại gọi về Việt Nam cầu cứu với nơi đã đưa những người như Phương Anh đi lao động, những họ chỉ bảo “hãy cứ đi làm và tắt máy.”
                      Thế nhưng khi phái đoàn đại diện phía Việt Nam sang Jordan, các công nhân cũng không nhận được bất kỳ sự trợ giúp gì.
                      Cuối cùng, theo yêu cầu, các nữ công nhân trở về nước.
                      Riêng Phương Anh đã trốn ở lại với sự giúp đỡ của tổ chức SOS bởi những lời hăm dọa: “Phương Anh sẽ bị bắt khi đặt chân xuống sân bay Việt Nam vì Phương Anh đã đứng lên vận động cuộc đình công này; tiếp tay cho bọn phi chính phủ, phá hoại tài sản công ty, đình công bất hợp pháp...”
                      Hành trình đến bến tự do
                      Trong thời gian ở lại Thái Lan, từ ngày 28 tháng 3 năm 1008, Phương Anh đã nhiều lần nhận được những cú điện thoại hăm dọa của những người xưng là đại diện cho phía nhà nước Việt Nam. “Họ mang cả gia đình, nhất là mẹ Phương Anh ra làm áp lực buộc Phương Anh trở về.”
                      Phương Anh tâm sự, “Khi sang đến đây em cảm thấy mình rất may mắn, và cảm thấy đau lòng khi nghĩ đến cảnh mẹ và những người thân còn kẹt lại. Em ước gì có phép màu nào để cả gia đình em được đoàn tụ ở đây thì em không còn ước mong gì hơn. Nhưng đó chỉ là ước mơ.”
                      Có lẽ, nhiều người Việt hải ngoại biết đến Phương Anh là biết đến một cô gái, nạn nhân của cái gọi là “xuất khẩu lao động” của nhà nước Việt Nam, người đã mạnh dạn lên tiếng tố cáo sự vô trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của mình, như một kiểu “mang con bỏ chợ.” Nhưng, ít ai biết đến những nỗi riêng tư mà cô gái ấy phải đánh đổi cho sự lên tiếng của mình.
                      Ngày Phương Anh đi “xuất khẩu lao động,” cô để lại nhà người mẹ mang bệnh tim, đứa con gái lên 3 và 2 đứa con nuôi do chị cô mất tích, để lại.
                      Trong thời gian trốn lại ở Thái Lan chờ tổ chức BPSOS giúp sang Mỹ định cư, Phương Anh nhận được tin con gái 3 tuổi của mình “bị điện giật chết.”
                      “Ðó là ngày 1 tháng 8 năm 2008.” Người mẹ trẻ nghẹn ngào.
                      “Khi nghe tin, em không còn biết gì nữa hết. Em đã định chạy đường bộ trở về, nhưng bị mọi người chặn lại, sợ nguy hiểm cho chính em.”
                      Trong cơn tuyệt vọng, Phương Anh đã dùng đến thuốc ngủ để mong tìm cái chết. Tuy nhiên, người hàng xóm đã kịp thời cứu cô.
                      “Cảm xúc Phương Anh như thế nào trong khoảng thời gian đó?” Tôi hỏi.
                      Cô nhỏ giọng, “Là người theo đạo Công Giáo, em chỉ tin vào Chúa. Khi đó em chỉ biết cầu nguyện và nghĩ Chúa cho điều gì thì mình nhận, Chúa lấy đi cái gì mình cũng xin vâng. Chỉ biết như vậy thôi.”
                      Sau hơn một tuần vật vã, lúc tỉnh lại, cô lại nghĩ đến mẹ, đến hai đứa con nuôi, “nếu bây giờ mình chết đi thì mẹ mình sao đây, rồi 2 đứa con còn lại sao đây, mà mình chết đi thì coi như mình đầu hàng bọn Cộng Sản rồi. Do đó em lại nghĩ mình cần phải sống để cất lên tiếng nói tố cáo.”
                      Nghĩ vậy, và Phương Anh gắng gượng khuyên mình cần phải sống.
                      “Ðau lắm chị, điều đó sẽ ray rứt em cả cuộc đời. Chuyện tình cảm đã gãy đổ. Mình chỉ còn lại có đứa con. Nhưng vì cái khó, cái nghèo, mình mới phải để con lại đi làm kiếm tiền, để rồi con phải chết tức tưởi như vậy. Cả đời em sẽ không quên.” Người mẹ mất con thổn thức.
                      Tôi hỏi tiếp, “Biết Phương Anh sang Mỹ, mẹ có vui không?”
                      Giọng cô gái chùng xuống, “Mẹ em là người dân tộc, nên chẳng vui gì khi em xa quê. Suy nghĩ của một người phụ nữ dân tộc không giống đa số người Kinh đâu. Lại thêm mẹ em được người ta nói cho biết rằng, ‘Con bà là người theo bọn phi chính phủ, phản động’ thì sao mà vui được hả chị?”
                      Ôm ấp nỗi niềm làm “đứa con bất hiếu, mẹ ốm đau bệnh tật mà con không có bên cạnh để chăm sóc, lại để lại tất cả mọi công việc nhà cho mẹ gánh vác,” Phương Anh, sau giọng nói mạnh mẽ tố cáo những gì mà “bọn Cộng Sản đã gây ra” đã bật khóc khi nói về gia đình.
                      Có điều, cô gái đang được nhiều người biết đến trên các diễn đàn đấu tranh vì quyền lợi của người công nhân làm việc trên xứ người đó, lại đang mang nặng thêm nỗi đau của người mẹ không được con cái cảm thông.
                      “Em còn hai đứa con nuôi, một đứa 18 tuổi, một đứa 16 tuổi. Có người nói với nó là mẹ nó là ‘phản động,’ nên nó rất giận em. Em nói mãi nhưng nó vẫn không chịu hiểu, nó chuyển vào trường ở vùng sâu vùng xa đi học. Nó giận em nhiều lắm. Nó nói, “Con không muốn nói chuyện với mẹ nữa, mẹ đừng gọi cho con. Mẹ đã làm cho con xấu hổ, con thất vọng về mẹ.”
                      Phương Anh nói bằng giọng thảng thốt: “Em có tội gì để con mình nói với mình như thế chứ?”
                      Sau những khoảnh khắc bộc bạch nỗi lòng, Phương Anh cho biết, “Ai cũng bảo em đang ở thiên đường, nhưng thực lòng em vẫn chưa bao giờ vui, khi nghĩ về cảnh nhà của mình. Với Phương Anh, khi nào mẹ mình còn bên đó, khi nào con mình còn bên đó, và bao nhiêu bạn bè mình còn bên đó, sống dưới sự kềm kẹp đó thì lòng Phương Anh vẫn mãi không thanh thản.”

                      Vũ Phương Anh - sao vẫn nặng những niềm riêng
                      Tác Giả: Ngọc Lan

                      Comment

                      • #71

                        - Cháu chưa đày 28 tuổi, và cũng chưa học hết cấp 1, thế mà chúng gọi cháu "bán nước" ư ??? Cháu bán nước trà đá thì có.

                        Vũ Phương Anh, một cô gái trẻ khoảng 26-28, được Hà Nội và các tổ chức môi giới đưa sang Jordan làm việc tại hãng W & D Apparel. Theo những bản hợp đồng mà cô ta đã ký tên, nhưng không được phép có bản sao, mỗi ngày làm việc 8 tiếng với lương bỗng $220 trở lên. Cho đến khi qua Jordan làm việc, họ bị đẩy vào những chỗ ở rất tồi tệ, ăn uống thiếu thốn, làm việc 16 đến 18 tiếng mỗi ngày. Thế là trên 200 công nhân đã cùng nhau đứng dậy đình công vào ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngoái. Đây cũng là một đêm kinh hoàng của các chị em phụ nữ Việt Nam làm việc tại Jordan. Vì cảnh sát Jordan đã được điều động tới, có luôn sự tham dự của một số người làm việc trong sứ quán Hà Nội như:
                        1) Trương Xuân Thanh, Phó Cục Lãnh Sự, thuộc Bộ Ngoại Giao.
                        2) Trần Việt Tú, Phó Tổng Lãnh Sự tại Tòa Đại Sứ Ai Cập.
                        3) Ông Trang, đại diện Bộ Lao Động.
                        4) Ông Tạo, đại diện Bộ Lao Động.
                        5) Ông Trịnh Quang Trung, giám đốc công ty da giày.
                        6) Bà La Thanh Khương, giám đốc môi giới, xuất khẩu lao động.
                        7) Phan Ông Việt, giám đốc công tý dạ
                        8) Ông Phương, trợ lý giám đốc cho ông Việt.
                        8 tên này chẳng khác như những con chó săn hùa theo bọn cảnh sát Jordan, họ dùng hơi cay, dùi cui đánh đập các chị em đang đình công, kể cả việc nắm tóc các nữ công nhân như ông Phương đã nắm tóc cô Trần Thị Ánh. Rất may mắn, tin tức này lọt đến tai tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc của BPSOS (Boat People SOS, Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển). TS Thắng gọi ngay cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và được giới thiệu với tổ chức International Organization for Migration. IOM là một tổ chức liên quốc gia, lo về di dân, có trang nhà tại <<Page not found>>, đã lên tiếng với chính quyền Jordan, và chính quyền Jordan cử người của Bộ Lao Động đến giám sát và giải quyết sự việc. Nhờ sự lên tiếng này, một số chị em đang bị thương tích vì cảnh sát đánh đập, được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Trong số chị em công nhân bị đánh đập và nằm nhà thương có cô Vũ Phương Anh, và cũng là người đã giao toàn bộ cuộn băng video đàn áp biểu tình thô bạo của cảnh sát Jordan cho TS Nguyễn Đình Thắng. Thế là TS Thắng đưa lên mạng Youtube.com với 2 cuộn, với sự đàn áp kinh hoàng như sau:
                        - Cuộn 1, < >
                        - Cuộn 2, < >

                        Vì lý do những cuộn băng video này cộng với những bài viết của Linh, được tung lên những mạng YahooGroups, Social.Culture.Vietnamese, và các báo điện tử, nên trong suốt 2-3 tuần qua, bọn tình báo gián điệp quyết truy tầm cho bằng được chỗ ở của cô Vũ Phương Anh. Không biết có phải vì lý do những người bạn bên Việt Nam của cô đã nhận được 100 đô từ một người có nick Hominh3 gởi cho Trần Trường (người bị đồng bào ta biểu tình 53 ngày đêm tại Nam Cali), và chính TT đa mang đến 100 đô cho 2 người bạn của VPA. Sau đó thì nơi ở của Phương Anh đã bị lộ, cùng số điện thoại (theo cô Phương Anh kể, bọn công an Hà Nội đã áp đảo bạn của PA để có số phone của cô ta), kể cả cái nick trên Paltalk.

                        Một người đàn ông tự nhận là Nguyễn Xuân Việt đã gọi điện thoại cho cô ta hăm dọa đủ điều và buộc cô ta phải ra trình diện vào đúng 9PM ngày 17 tháng 4 năm 2009. Nếu không giữ đúng lời, chúng sẽ giết luôn cả mẹ cô ta ở Việt Nam, vì biết cô ta rất có hiếu. Chúng cũng tìm được nick trong Paltalk của cô và cũng hăm dọa tương tự.
                        Linh liền Post lên các diễn đàn ngay thời điểm đó, tức vào khoảng 8PM giờ địa phương chỗ ở của VPA, để cứu cô ta và mẹ cô ta. Vì Linh nghĩ rằng đưa tin ra trước 9PM, thì chắc chắn chúng không dám đụng đến sinh mạng của cô ta và mẹ cô ta.
                        Khi nghe xong lời hăm dọa, cô VPA ra khỏi phòng thì thấy ngay 5 nam 1 nữa phía dưới, cô biết ngay là bọn xấu, đóng cửa lên diễn đàn kêu cứu. Sau này cô được biết không phải chỉ có 6 tên, mà tổng cộng 20 tên cộng với 10 tên công an sở tại tìm bắt cô. Nơi cô ở có 180 hộ, và chúng đã xin được lệnh của tòa án để vào khám xét toàn bộ 180 hộ, với lý do là tìm bắt một người Việt Nam mang tội phạm bán nước. Điều kiện được đặt ra: Nếu bọn VC không tìm ra được Phương Anh, bọn VC sẽ trả cho mỗi hộ một số tiền 100 đô. Vị chi, họ đã ăn cướp tiền dân 18.000 đô để tìm bắt cho được một người con nít như cộ:
                        Nghe Vũ Phuơng Anh kể lại rằng còn lục cả toillet, phòng quần áo, bất cứ chỗ nào họ có nghi ngờ, nhưng thật may mắn, Vũ Phương Anh được che chở bởi nhóm bảo về ở đó trốn ra trước mặt một số bọn công an đang vui chơi trong 1 quán bia ôm gần đó.

                        Nhục nhã thấy cho lũ.. này.

                        Câu chuyện khủng bố đòi băm xác một cô gái Vũ Phương An này không phải là chuyện nhỏ, mà nó là chuyện chung của các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Nó liên quan đến việc vi phạm trắng trợn vào những nguyên tắc, nền tảng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Liên Hiệp Quốc đã công bố vào tháng 12 năm 1948, và nước CHXHCNVN là một thành viên sau đó, gia nhập vào năm 1977.
                        Chúng ta đòi hỏi nhà nước CHXHCNVN phải điều tra làm sáng tỏ việc khủng bố trắng trợn này, đòi hỏi phải triệu hồi tên khủng bố Nguyễn Xuân Việt, cũng như đòi hỏi phải bảo vệ sinh mạng cho cô Vũ Phương Anh, nạn nhân trực tiếp dưới sự khủng bố thô bạo này. Mong rằng, qúy vị nào có quyền lực hãy giúp đỡ cô Vũ Phương Anh được tị nạn chính trị tại bất cứ quốc gia nào.
                        [- A lô
                        -A lô Phương Anh hả,
                        -Vâng, ai đấy
                        -Tôi đã nói với em bao nhiêu lần rồi, tất cả các việc mà em làm, tất cả anh đã biết rồi, bây giờ anh chỉ nói với em một điều như thế này thôi. Là bây giờ em không cần nghe ai hết, những người mà là thành phần phản động ấy.
                        -Ai là những người thành phần phản động ??? Anh nói ai là những người thành phần phản động ???
                        -Phản động như thế nào là em đã biết rồi, như cái bọn nước ngoài thì em đã biết, mà em đã biết những cái chuyện mà trước giờ em đã làm ấy. Và bây giờ anh chỉ khuyên em một điều như thế này, em không nên làm nữa. Ấy, bởi vì em biết mình là người ở Việt Nam và em biết xã hội Việt Nam như thế nào rồi. Bây giờ anh chỉ khuyên em có một điều như thế này, em nghe anh, không còn nghe cái bọn phản động ấy nữa. Tốt nhất là bây giờ em nghe theo lời khuyên của anh thì em sẽ còn có nhiều cơ hội để em có thể quay về, em có thể gặp gỡ gia đình, quay về với Việt Nam.
                        -Bây giờ, bây giờ ông phải nghe tôi nói nè, bây giờ tôi chẳng bao giờ tin những cái lời của ông nói, tôi biết bây giờ ông dụ dỗ tôi về để mà ông thủ tiêu tôi đúng không ??? Ông quá lầm, ông quá lầm, bây giờ ông phải biết tôi là ai và những công việc mà tôi đã làm. Ông đừng bao giờ mà đem những lời đe dọa ra để mà đe dọa tôi nhé. Tôi nói cho ông để ông hiểu.
                        -Này, này, Phương Anh này, từ từ để anh nói này. Nếu tất cả các việc em làm, mọi người đều biết hết rồi, em không thể từ chối... Em làm như thế nào những chuyện như thế nào thì em phải biết. Đấy, chỉ có điều cần em không liên lạc với bọn người ấy thì em sẽ còn rất nhiều cơ hội.Còn nếu, mà anh nói với em một điều như thế này, nếu mà em không nghe ấy thì anh sẽ sau này tìm đến nhà em, anh đã biết nhà em ở đâu, rồi em sẽ biết thân phận của em như thế nào và em sẽ không còn cơ hội quay về VN nữa.
                        -Tôi bây giờ tôi bây giờ nói để cho ông hiểu thêm nè. Bây giờ, tất cả những việc tôi làm có cái gì sai trái không ??? Hay là tự các ông đã đẩy tôi đến đường cùng.Bây giờ tôi không làm những cái gì sai trái, tôi chỉ vì là thương lao động để mà cứu được một số người như thế thôi, mà các ông gây ra cho tôi bao nhiêu những cái mà như thế. Các ông nên biết đừng bao giờ mà lôi mẹ tôi ra mà làm một con tin, nhá. Đừng bao giờ, tôi không bao giờ nghe những cái lời của ông nói.
                        -Nói như thế, tất cả những việc mày làm, tao điều biết hết rồi, còn bây giờ tao chỉ nói với mày một điều thôi, mày mà không nghe thì mày biết như thế nào rồi ấy, tao sẽ đến tận nơi của mầy ở.Đến lúc ấy mầy biết thân phận của mày.Nếu tao mà không tìm được mày ấy, thì tao phải chết, còn nếu tao tìm được mày, lúc đó mày phải biết như thế nào ??? Tao sẽ băm mày ra từng mảnh, mày biết chưa ???
                        -Bây giờ những lời tôi nói cho ông biết này, những lời đe dọa của ông đối với tôi bây giờ nó chẳng là một cái gì hết á, nó chỉ là những thành phần rác rưởi thôi.Nhá, khi mà mình làm được những gì thì mình hãy nói, còn đừng có đem những lời đe dọa. Mà tôi nói thật với các ông, nếu như mà ông giỏi thì ông bắt những thành phần đó lớn hơn tôi đi, sao ông lại đi truy lùng một đứa con nít như tôi. Tôi chỉ ngoài 20 tuổi, tôi chẳng có những gì sai trái đối với đất nước Việt Nam. Tại sao các ông đã gây ra cho tôi bao nhiêu như thế. Chính các ông đã dụ dỗ chúng tôi về nước VN, về đủ kiểu. Tôi nói thật tôi không quay về khi nào, khi nào nhá, mà trả lại cái công bằng tự do cho tôi và đất nước của tôi thì tôi mới quay trở về. Thế thì tại sao mà ông lại đe dọa tôi ??? Tất cả những lời nói của ông, thì là rồi ông sẽ biết, rồi sau này sẽ như thế nào không ???
                        -Mày không thể nói nhiều như thế nữa. Những công việc ấy tao sẽ làm ấy và tao sẽ đến tận nơi, tao nói thật đấy.
                        -Ơ, bây giờ ông làm được cái gì thì ông cứ làm đi, ông muốn làm gì thì ông làm đi.
                        -Mày không nghe tao nói, thế là tất cả những gì hậu qủa mày đừng có trách tao.
                        -Tôi không bao giờ tôi nghe cái lời của bọn cộng sản nó nói. Tôi nói cho ông biết như thế, ông đừng có nên đe dọa tôi. Dù tôi chỉ là một cái đứa con nít nhá, nhưng mà nếu tôi có cái chuyện gì sai trái...
                        -Tao sẽ làm đấy, tao sẽ làm đến tận cùng đấy, lúc đó mày đừng trách ai cả...
                        -Thế thì ông làm cái gì tôi ??? Bây giờ tôi nói là ông muốn làm cái gì tôi ???
                        -Tao cho mày cơ hội, nếu mày không làm, không quay lại, nếu mày không suy nghĩ lại, thì những cái cơ hội này mày sẽ không bao giờ còn nữa mày hiểu không ??? Tao chỉ nói với mày một điều này thôi.
                        -Bây giờ ông nói cơ hội gì ??? Bây giờ ông nói cơ hội gì ??? Bây giờ các ông đã làm cho cái cuộc sống của tôi, sống không bằng chết...
                        -Tao nói với mày không theo cái bọn phản động ấy, cái bọn phản động là cái bọn nào mày đã thừa hiểu rồi.
                        -Cái bọn nào gọi là bọn phản động, tôi nói cho ông biết, những cái người mà đang là truy lùng,Thí dụ như ông chẳng hạn, đấy gọi là những thành phần phản động, những thành phần gọi là rác rưởi, đấy nhá.Còn những thành phần thế nào tôi không biết, cộng sản hòa với cộng sản hòa như thế nào hết. Nhưng bây giờ nè, dù cho rằng tôi chỉ vì là cứu các bạn của tôi. Bây giờ làm cho cuộc sống của tôi, sống không bằng chết. Ông đừng có lên đây mà đe dọa, ông đừng có đưa những cái lời gọi là của cộng sản ra mà đe dọa tôi, tôi nói cho ông biết như thế, bây giờ tôi chẳng cần nói gì đến ông nhiều, nếu như mà ông có thể làm được gì tôi thì ông cứ làm đi.
                        -Tao không đe dọa mày đâu, mà tất cả các việc ấy tao sẽ làm là tất cả tao đã nói những việc ấy từ trước với mày rồi mày từ trước rồi, không phải nói nhiều nữa. Bây giờ tao chỉ nói thế thôi để mà mày hiểu.
                        -Tôi cũng không cần gì để nói với ông hết, tôi chẳng cần nói nữa.
                        -Bây giờ tất cả các cơ hội tao cho mày, tao nói cho mày để mày rõ, và bây giờ tất cả tao đã nói như thế rồi, và nếu mày làm được những việc ấy thì tao cho mày cơ hội, còn nếu không thì một là mày chết hai là tao chết. Đấy, tao sẽ tìm đến tận nơi, và tao sẽ bămmày ra từng mảnh. Đấy tao chỉ còn nói thế cho mày hiểu.
                        -Được rồi, được rồi, bây giờ nếu ông làm được cái gì thì ông cứ làm đi, tôi nghĩ ông nên đừng bao giờ ông nên gọi điện thoại đe dọa tôi nữa, nhá, và tôi cũng muốn nói, tôi đã nói là tôi sẽ không bao giờ sợ ông đâu.
                        -Tao sẽ không bao giờ gọi điện cho mày một lần nào nữa, mà bây giờ tất cả những việc làm của mày thì tự mày biết. Còn bây giờ nếu mà mày không thực hiện theo những lời đề nghị của tao nói ấy, thì mày sẽ biết số phận của mày, tao chỉ nói thế thôi...]


                        Vũ Phương Anh trong bệnh viện (Jordan)..
                        Tiếng nói của Vũ Phương Anh
                        Phương Anh Audio 1
                        Phương Anh Audio 2
                        "Nghèo cho sạch, rách cho thơm." Dù mình không biết chữ, nhưng mình phải biết nghĩ, mình phải biết sống cho có một cái tâm: "Mình nên sống vì mọi người, đừng nên sống bằng bản thân."
                        Nghe lời mẹ dặn, cháu quên bản thân mình, cháu cứu hơn 100 lao động về nước
                        Cháu có mộng ước nhà cao cửa rộng gì đâu ???Chỉ mong làm sao đi làm 3 năm lấy tiền về lo cho mẹ để sửa lại cái nhà cho mưa nó khỏi dột nát
                        Phương Anh chỉ muốn là, mọi người làm thế nào để cho đất nước Việt Nam mình không còn những giọt nước mắt phẫn hận như cháu nữa. Không còn một người nào nhớ mẹ...
                        [...Mẹ cháu ở bên cạnh cũng không có. Vì đâu mà có cái bức tường nào đã ngăn cách mẹ cháu với cháu như thế này. Bây giờ mẹ cháu chẳng có ở nhà.Cái bọn công an đó, nó đi lùng cháu không được bây giờ nó lùng mẹ cháu. Mẹ cháu bây giờ sống chui sống lủi, nhưng mà vẫn phải sống ở Việt Nam, không có về nhà. Càng như thế này, cháu càng cố gắng phấn đấu. Làm thế nào cháu biết, cháu có lỗi với mẹ nhiều lắm. Mẹ đã sinh ra cháu mà không gặp một bàn tay của một người đàn ông. Mẹ cháu 18 tuổi lấy chồng, 20 tuổi sinh ra cháu, 22 tuổi thì bố cháu mất. Cũng vì nghèo qúa không có tiền chữa bịnh nên bố cháu ra đi để lại 2 mẹ con. Mẹ cháu cố gắng lắm để cho cháu ăn học nhưng chưa hết lớp 5. Cháu lại không được mẹ dạy cho học, vì mẹ cháu có biết chữ đâu mà dạy. Nhưng cái lòng của mẹ cháu dạy mà cháu đã ghi mãi ở trong lòng, không bao giờ quên cho được: "Nghèo cho sạch, rách cho thơm." Dù mình không biết chữ, nhưng mình phải biết nghĩ, mình phải biết sống cho có một cái tâm: "Mình nên sống vì mọi người, đừng nên sống bằng bản thân." Mẹ đã dạy cháu được từng đấy điều. Nghe lời mẹ dặn, cháu quên bản thân mình, cháu cứu hơn 100 lao động về nước. Bây giờ, tiền thì mất, con thì chẳng thấy về. Mẹ sống mà bị công an lùng sục. Cháu lên đây cháu hỏi các cô các chú, cháu lên đây cháu có nói cái gì mà không đúng sự thật đâu, cháu nói đúng sự thật. Tại sao bọn người ấy lại làm bức tường ngăn cản mẹ con cháu như thế này. Mẹ cháu năm nay chỉ có 48 tuổi, là một người phụ nữ không có học, sự hiểu biết rất là chậm, nhưng với lòng sống chân thành. Đến bây giờ mẹ con cách xa nhau, mẹ trốn chui trốn nhủi ở Việt Nam, con thì sống trốn chui trốn nhủi ở xứ người.Nói đến đây, thật làm cho cháu càng uất ức và căm phẫn. Căm phẫn những người đã chia cách mẹ con cháu. Để bây giờ cháu ốm, nằm một chỗ, ói ra máu, ước mong làm sao mẹ mình ở bên cạnh mình, chỉ nhìn thấy mẹ thôi, nhưng lại không có.Trong lòng chỉ mong làm sao mình nhắm mắt vào, khi mở mắt ra thì có mẹ bên cạnh. Cứ nhắm cứ mở, cứ nhắm cứ mở một năm nay rồi mà chẳng thấy mẹ đâu. Thử hỏi vì ai ??? Vì sao ??? Tại vì sao mà cháu phải như thế này ??? Hỏi các cô các chú tại vì sao mà cháu phải khổ như thế này ??? Cháu có mộng ước nhà cao cửa rộng gì đâu ??? Nhà cháu bị dột nát, mỗi lần mưa nó dột, mà mẹ thì yếu chẳng làm được, bố mất sớm. Cháu là con gái không có học, không giúp gì cho bố mẹ, nên làm thuê làm mướn chỉ đủ ăn. Cái nhà thì dột nát, cho nên nghe theo xóa đói giảm nghèo đi lao động mỗi tháng làm thêm được 300 đô. Chỉ mong làm sao đi làm 3 năm lấy tiền về lo cho mẹ để sửa lại cái nhà cho mưa nó khỏi dột.Thế mà bây giờ lại như thế này ngồi đây.Chúa ơi sao con lại khổ qúa ??? Mẹ ơi, con nhớ mẹ, con không biết còn có cơ hội mà gặp lại mẹ không ??? Cuộc sống như thế này, Mỗi lúc như thế này, cháu chỉ mong bom bô cái mặt các tên quan chức chính phủ Việt Nam. Tại sao những người khổ như thế này mà lại không che chở cho người ta mà còn đàn áp dọa nạt người ta. Cháu đã bị bịnh, sống chui sống nhủi, cũng hè công an đi mà tìm. Đi tìm một người vô tội, một người mà là nạn nhân mà chúng nó đi tìm. Đau đầu lắm, cháu đau đầu lắm, nhưng không sao, cháu đã hứa với bản thân mình. Trong lòng cháu cầu Chúa, cháu xin lỗi mẹ rồi,dù cháu cũng mất mẹ, không bao giờ nhìn thấy mẹ. Cháu hy sinh bản thân cháu, hy sinh bản thân mẹ. Hai mẹ con cháu sẽ hy sinh. Làm thế nào để làm một cái bằng chứng sống để cho cái bọn quan chức ở Việt Nam nó trắng mắt ra. Làm thế nào cho tất cả các bạn trẻ trên thế giới nghe thấy cái lời của Phương Anh, cùng các cô các chú làm thế nào để vạch trần cái bộ mặt Jordan. Và Phương Anh hy vọng một ngày rất gần, một ngày không xa nữa, chúng ta không phải nghe tới một Phương Anh thứ hai. Nhớ mẹ mà phải lên đây khóc, Phương Anh không muốn như thế. Phương Anh chỉ muốn là, mọi người làm thế nào để cho đất nước Việt Nam mình không còn những giọt nước mắt phẫn hận như cháu nữa. Không còn một người nào nhớ mẹ. Nhớ mẹ đây không phải là mẹ bị bệnh, không phải mẹ chết, vẫn còn mẹ, nhưng mà bây giờ là có một bức tường chắn cao lớn không còn nhìn thấy mẹ nữa, không thể nào nhìn thấy. Cháu lúc khỏe lúc yếu, cháu sẽ cố gắng, cháu sẽ vượt qua được, cháu sẽ làm thế nào. Dù mẹ không còn nằm bên cạnh, nhưng dầu sao cháu cũng tự hào, cháu rất tự hào, vì ở trong này có rất nhiều bố nhiều mẹ, nhiều các cô các chú che chở cho Phương Anh. Cháu chỉ có một người mẹ sinh ra cháu, nhưng rất có nhiều các cô các chú ở trong này cũng là cha là mẹ tinh thần của cháu, che chở, giúp đỡ cháu, động viên cháu trong lúc cháu như thế này, làm cháu không biết nói gì hơn, chỉ mong cháu có lời khuyên nho nhỏ đối với các bạn trẻ trên toàn thế giới: "Các bạn còn mẹ thì sống thế nào đừng để cho mẹ buồn.Mình làm thế nào để mang lại niềm vui cho mẹ." Không như Phương Anh bây giờ, Phương Anh từ ngày xưa là người con rất có hiếu với mẹ. Và bây giờ chỉ cần, nếu có một phép nhiệm mầu nào, chỉ cần đưa mẹ hiện diện trước mặt Phương Anh,để Phương Anh nói lời xin lỗi mẹ, chỉ thế thôi. Khó lắm, có chăng chỉ ở trong giấc mơ. Phương Anh mơ thấy mẹ, cùng mẹ đi làm, cùng mẹ ở nhà, cùng mẹ ăn cơm. Tất cả chỉ ở trong giấc mơ, mẹ chỉ hiện diện lên như thế thôi, còn không có, không có. Bây giờ ốm đau như thế, chỉ mong mẹ làm sao mẹ cầm tay Phương Anh như mẹ yêu cô Trang Giấy Trắng thì có lẽ sức khỏe của Phương Anh, cũng sẽ bớt đi phần nào, nhưng không có. Cháu chỉ mong mẹ lấy cho cháu cốc nước lọc thôi "uống đi", chỉ nói: "uống đi con", chỉ cần nghe mẹ nói thế thì Phương Anh cũng có thể nguôi ngoai phần nào. Nhưng bây giờ, vì ai ??? vì ai mà Phương Anh phải bịnh như thế này ??? Vì ai mà Phương Anh phải giam mình trong bốn bức tường, không bước ra ngoài. Bây giờ Phương Anh ở trong này nếu có mẹ, thì Phương Anh cũng sẽ ở nhà nguyên ngày với mẹ. Khi còn mẹ, Phương Anh chưa bao giờ làm cho mẹ buồn, chưa bao giờ để cho mẹ phải thất vọng. Nhưng mà đến bây giờ, Phương Anh nghĩ mình là một người con bất hiếu. Bất hiếu ở đây cũng chỉ vì Phương Anh muốn hy sinh bản thân mình để cho không còn ai mà bị như Phương Anh nữa, rơi vào cái bẫy xe đổ này. Mệt quá, cháu xin trả lại mic ạ, cháu nhớ mẹ cháu vô cùng...]
                        Tin Đặc Biệt Về Cô Phương Anh
                        Vũ Phương Anh, một cô gái trẻ khoảng 26-28, được Hà Nội và các tổ chức môi giới đưa sang Jordan làm việc tại hãng W & D Apparel. Theo những bản hợp đồng mà cô ta đã ký tên, nhưng không được phép có bản sao, mỗi ngày làm việc 8 tiếng với lương bỗng $220 trở lên. Cho đến khi qua Jordan làm việc, họ bị đẩy vào những chỗ ở rất tồi tệ, ăn uống thiếu thốn, làm việc 16 đến 18 tiếng mỗi ngày. Thế là trên 200 công nhân đã cùng nhau đứng dậy đình công vào ngày 19 tháng 2 năm 2008, năm ngoái. Đây cũng là một đêm kinh hoàng của các chị em phụ nữ Việt Nam làm việc tại Jordan
                        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-07-2011, 08:44 PM.

                        Comment

                        • #72

                          Toàn cảnh vụ CSGT dùng súng &quot;xử&quot; dân

                          Toàn cảnh vụ CSGT dùng súng "xử" dân
                          (Tin tuc) - Liên quan đến vụ việc Nguyễn Văn Kiên (công tác tại phòng CSGT Công an tỉnh Nam Định) gọi côn đồ, mang súng "xử" anh Trần Quốc Chiến (trú tại TP Nam Định), trong quá trình về địa phương tìm hiểu về vụ án, phóng viên còn được bạn đọc cung cấp về một đoạn video được cho là quay lại toàn cảnh vụ việc.
                          Đoạn video mà bạn đọc cung cấp cho phóng viên có độ dài khoảng dài khoảng một tiếng đồng hồ (từ 22 giờ - 23 giờ ngày 28-6-2011), quay lại khá nét cảnh nghi can Kiên cùng đồng bọn dùng súng, kiếm lao vào trong nhà anh Chiến ẩu đả. Khi Kiên dùng súng bắn vào khu vực nhà mà anh Chiến đang trốn bên trong, khói bốc lên mù mịt...
                          Nín thở… bóp cò!
                          Theo nội dung đoạn video này ghi được, cảnh xô xát xảy ra trong khoảng 8 phút. Quãng thời gian còn lại trong đoạn video chủ yếu quay lại cảnh người dân hiếu kỳ đứng xem và cơ quan công an đưa nạn nhân đi cấp cứu.
                          Đoạn video cho thấy, ở phút thứ 16, 25, khi anh Chiến từ ngoài vỉa hè bước vào nhà thì nghi can Kiên mặc quần soóc, áo phông tay cầm súng từ ngoài đường lao đến cửa, hướng nòng súng vào trong nhà bóp cò rồi quay người bỏ chạy.

                          Nghi can cầm súng chĩa vào nhà anh Chiến
                          Sau tiếng súng, khói bốc mù mịt từ cửa nhà anh Chiến lan ra phía bên ngoài. Khoảng một phút sau, Kiên quay lại, tay vẫn lăm lăm khẩu súng đi thẳng về phía cửa nhà Chiến. Đi đằng sau Kiên, một số đối tượng trên tay cầm theo các loại dao, kiếm tự tạo hùng hổ định tiến vào trong nhà. Lúc này, Kiên vẫn cầm khẩu súng vung vẩy với một thái độ rất hung hăng.
                          Đoạn video chỉ ghi lại được hình ảnh xô xát bên ngoài, không tiếp cận được phía trong ngôi nhà nên cảnh ẩu đả, xô xát và bắn nhau ra sao sau đó không rõ.
                          Trong clip video, cuộc xô xát đã diễn ra rất khốc liệt khi liên tục các vật cứng bị ném từ phía trong ra ngoài. Lúc thì Kiên chạy ra, lúc lại chạy vào ngôi nhà với một tay cầm súng, một tay cầm con dao nhọn.
                          Ở phút thứ 17,4, Kiên cầm súng từ bên trong chạy ra ven đường, nhặt một thanh sắt dài lao thẳng vào trong nhà với thái độ hung hăng. Cùng lúc này, một số đối tượng đứng bên ngoài cầm gạch, ngói ném vào bên trong nhà anh Chiến. Lúc này, có một thanh niên đứng ra can ngăn và đẩy được nhóm của Kiên ra ngoài đường và kéo cánh cửa chính lại.

                          Các đối tượng côn đồ tay lăm lăm dao kiếm, súng ở ngoài nhà anh Chiến
                          Ở phút thứ 19,2, Kiên hùng hổ từ ngoài đường, súng dắt cạp quần, hai tay cầm thanh sắt nhọn dài ném thẳng vào trong nhà anh Chiến rồi quay ra ô tô 4 chỗ đậu gần đấy.
                          Chỉ vài giây sau, Kiên lững thững một mình tiến lại phía nhà anh Chiến, rút khẩu súng từ trong cạp quần ra chỉ trỏ, hướng nòng súng vào trong nhà. Lúc này, đồng bọn Kiên tay dao, tay kiếm tỏ ra rất hiếu chiến, dùng nhiều vật cứng sẵn có ném vào trong nhà nạn nhân.
                          Đoạn video cũng cho thấy, một trong những đối tượng tích cực nhất chính là Kiên khi nghi can này tay cầm súng, luôn đứng án ngữ trước nhà anh Chiến
                          "Xử" ngay trước mặt công an…
                          Ở phút thứ 21, 43, đoạn video quay khá rõ nét cảnh Kiên cùng đồng bọn lao về phía anh Chiến khi thấy nạn nhân này đi ra bên ngoài. Khi đó, 3 đối tượng dễ dàng đánh bật nạn nhân vào trong nhà. Vụ xô xát bên trong đã không được camera quay lại.
                          Ở phút thứ 22, khi "cuộc chiến" vẫn diễn ra trong nhà thì một cán bộ Công an phường Phan Đình Phùng có mặt ra hiệu lệnh cho các đối tượng ra khỏi nhà anh Chiến rồi kéo cảnh cửa ra vào lại. Lúc này, mặc dù có mặt của lực lượng Công an nhưng Kiên và đồng bọn vẫn bất chấp, đẩy cửa, cầm theo dao, kiếm lao vào phía trong nhà anh Chiến với thái độ hung hăng.
                          Trước hành vi quá khích của nhóm Kiên, vị cán bộ này đành bất lực, tay cầm điện thoại đi ra phía ngoài đường.
                          Vài giây sau, vị cán bộ Công an phường Phan Đình Phùng quay lại đẩy các đối tượng từ trong nhà ra ngoài. Tuy nhiên, do chỉ có một mình nên cán bộ này đẩy được đối tượng này thì đối tượng khác lại hùng hổ tay cầm dao ập vào bên trong nhà nạn nhân.

                          Những vết thương trên người anh Chiến sau cuộc hỗn chiến với đám côn đồ
                          Đến phút thứ 24,14, vụ xô xát dừng lại, Kiên cùng đồng bọn lên chiếc xe ô tô 4 chỗ gần đấy phóng đi.
                          Được biết nghi can Kiên là con trai thứ của nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nam Định. Kiên còn có một anh trai cũng đang công tác tại một đơn vị thuộc phòng CSGT Công an tỉnh.
                          Dư luận địa phương cho rằng, vụ án này bị kéo dài bởi CQĐT đang rất khó xử lý khi nghi đối tượng cầm đầu lại là "quý tử" của người tiền nhiệm.
                          Trước đó, trong cuộc trao đổi với cơ quan báo giới, Thượng tá Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng Công an TP Nam Định cho biết đã nắm rõ vụ việc Kiên cùng đồng bọn kéo đến nhà anh Chiến
                          Cơ quan CSĐT Công an TP Nam Định đang thụ lý, xác minh nhằm làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật. Thượng tá Toàn khẳng định sẽ xử lý nghiêm minh vụ việc.
                          "Việc điều tra kéo dài là để CQĐT làm rõ thêm một số hành vi của các đối tượng…Bằng chứng về hành vi phạm tội của các đối tượng liên quan đã rõ. Hiện CQĐT đang tập trung làm rõ 2 hành vi "Cố ý gây thương tích" và "huỷ hoại tài sản" của các đối tượng liên quan. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh vụ việc theo đúng quy định của pháp luật, bất kể đối tượng đó là ai", Thượng tá Toàn nói.
                          Theo Nhóm PV điều tra (VTC News)
                          Đã một tháng rồi chưa thấy cơ quan chức năng kết luận vụ án.
                          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 28-07-2011, 02:35 AM.

                          Comment

                          • #73

                            CSGT gọi côn đồ mang súng bắn dân thường

                            CSGT gọi côn đồ mang súng bắn dân thường

                            (Tin tuc) - Do mâu thuẫn trong cuộc sống, Nguyễn Văn Kiên (trú tại TP Nam Định) đã kéo theo một nhóm giang hồ, mang theo súng, dao, kiếm đến nhà anh Trần Quốc Chiến (SN 1972, trú tại Phan Đình Phùng, TP Nam Định) bắn và chém nạn nhân trọng thương.
                            Điều đáng nói, Kiên hiện đang công tác tại Phòng CSGT - Công an tỉnh Nam Định. Nghi can này cũng chính là con trai thứ của nguyên Giám đốc Công an tỉnh Nam Định.

                            Hành xử kiểu côn đồ
                            Theo phản ánh của anh Chiến với cơ quan báo chí, khoảng 21 giờ ngày 28-6-2011, khi anh Chiến đang lưu thông đến chân cầu Đò Quan (TP Nam Định) thì bị Kiên và nhóm bạn chặn xe lao vào hành hung.
                            Tại đây, do có nhiều người can ngăn nên nhóm Kiên bỏ đi. Sau đó, anh Chiến nhận được điện thoại của một đối tượng trong nhóm của Kiên tên là Đức đe dọa sẽ đến phá nhà.
                            Trước sự việc trên, anh Chiến đã báo Công an phường Phan Đình Phùng và quay xe về gia đình.

                            Anh Chiến với vết thương bị chém
                            Anh Chiến cho biết, khi anh về đến nhà thì thấy một xe taxi và có khoảng 5-6 xe máy chở Kiên cùng nhóm bạn đến đậu trước nhà. Khi đó, Kiên cầm khẩu súng hướng thẳng vào phía anh Chiến bóp cò. Cùng lúc đó, nhóm bạn của Kiên gồm Đức, Thái, Tuấn, Lam, Quang cầm dao lao vào chém anh Chiến tới tấp.
                            Trước sự manh động của Kiên và nhóm bạn, anh Chiến cùng vợ và con hoảng sợ, bỏ chạy vào phòng trong cài cửa lại. Trước sự cố thủ của gia đình anh Chiến, nhóm Kiên dùng kiếm chém liên tiếp vào cửa và đe dọa phá nát ngôi nhà nếu nạn nhân không chịu ra ngoài.
                            Không gọi anh Chiến ra ngoài được, chúng quay ra phòng khách đập phá tủ quần áo, cửa kính, ti vi, loa đài, các đồ gốm sứ cùng nhiều tài sản khác. Thậm chí, khi Công an phường Phan Đình Phùng có mặt, Kiên và đồng bọn vẫn tỏ ra hung hãn, không hề sợ hãi mà tiếp tục đập phá tài sản của gia đình anh Chiến.
                            Theo đánh giá của anh Chiến, tổng thiệt hại mà bọn Kiên gây ra đối với gia đình khoảng 150 triệu đồng. Trước khi rút đi, các đối tượng còn lấy đi của gia đình anh Chiến 20 triệu đồng và một dây chuyền vàng trắng được để tại phòng khách. Sau đó, gia đình vội đưa anh Chiến đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương, mất nhiều máu.
                            Ngay trong đêm, Công an TP Nam Định đã vào cuộc và tiến hành ghi lời khai của nạn nhân tại bệnh viện.
                            Anh Chiến bức xúc: "Bọn chúng quá côn đồ, coi thường tính mạng của người khác. Sau khi Kiên nổ súng, các đối tượng còn lại cầm theo dao, kiếm lao về phía tôi chém tới tấp. Tôi bị Kiên và đồng bọn đâm hai cái vào vùng kín, một vào mạng sườn, một vết chém gần đứt lìa ngón tay út bên trái. Nhiều người dân địa phương chứng kiến, nhưng trước sự hung hãn của các đối tượng nên họ không dám vào can ngăn mà chỉ dám đứng bên ngoài quan sát hoặc gọi điện báo cho cơ quan Công an đến can thiệp".
                            Một người dân (xin được giấu tên) cho biết, nghe tiếng la hét phía nhà anh Chiến, bà và nhiều người dân khu phố đến xem nhưng cũng chỉ đứng bên ngoài nhìn mà không dám vào can thiệp.
                            "Họ quá hung hãn, tay súng, tay kiếm, đập phá tài sản của gia đình anh Chiến không thương tiếc. Ai cũng sợ nên chẳng dám vào can ngăn nên để mặc bọn chúng thích làm gì thì làm. Khi công an đến, chúng vẫn còn táo tợn cầm kiếm chém vào cửa nhà anh Chiến đe dọa" - nhân chứng này nhớ lại.
                            Coi thường pháp luật
                            Là một trong những người chứng kiến sự việc từ đầu đến cuối, anh T.T. Đ (SN 1984, trú phường Ngô Quyền, TP Nam Định) vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại sự việc. Theo lời kể của anh Đ, thời điểm vụ việc xảy ra anh đang ở nhà anh Chiến thì thấy Kiên từ ngoài đường vào, hướng nòng súng về phía anh Chiến bóp cò.
                            Lúc đó, anh Đ tưởng anh Chiến bị trúng đạn nên định vào đỡ thì thấy một số đối tượng khác cầm kiếm lao đến. Do bị nhiều đối tượng bao vây nên anh Chiến vừa đỡ, vừa hứng chịu những nhát kiếm chém khắp thân thể.
                            Phần lớn những đối tượng kéo đến nhà anh Chiến, anh Đ đều biết mặt. Bọn chúng đều là dân xã hội đen, nhiều kẻ có tiền án, tiền sự, sinh sống tại địa phương.

                            Nhà cửa anh Chiến cũng bị đập phá tan tành
                            Anh Đ cho biết: "Vừa can ngăn, tôi vừa đẩy anh Chiến chạy vào nhà trong, để thoát nạn. Trong quá trình ngăn cản, bản thân tôi khi vào can ngăn cũng bị chúng chém bị thương ở tay. Sau khi anh Chiến cố thủ ở buồng trong, bọn chúng bực tức phá nát phòng khách. Trước khi rút đi, tôi thấy có đối tượng cầm một số tài sản để trong tủ của anh Chiến bỏ vào túi tuần. Vụ việc xảy ra, nhiều người dân chứng kiến lắm, nhưng chẳng có ai dám vào ngăn cản cả. Sau khi chúng bỏ đi, tôi và gia đình đưa anh Chiến đi cấp cứu rồi về nhà băng bó với thương của mình".
                            Trao đổi về việc này với các cơ quan báo chí, Thượng tá Nguyễn Văn Đông - Chánh Thanh tra Công an tỉnh Nam Định cho hay, về việc của anh Kiên, lãnh đạo Công an tỉnh Nam Định đã biết.
                            Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn vào cuộc xác minh, làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan để có căn cứ xử lý.
                            Cũng theo Thượng tá Đông, hiện vụ việc đang thuộc thẩm quyền điều tra của Công an TP Nam Định và đến nay CQĐT vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
                            Thượng tá Đông nói: "Hiện tại, Cơ quan CSĐT Công an TP Nam Định đã khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan. Quan điểm của lãnh đạo Công an tỉnh là xử lý nghiêm minh vụ việc, sai đến đâu, xử lý đến đó, bất kể đối tượng đó là ai".
                            Thượng tá Nguyễn Ngọc Toàn, Trưởng Công an TP Nam Định cho biết, vụ việc Kiên cùng đồng bọn kéo đến nhà anh Chiến đã rõ. Cơ quan CSĐT Công an TP đang thụ lý, xác minh nhằm làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan.
                            "Không có chuyện vụ việc bị ‘chìm xuồng’ như gia đình nạn nhân đã tố cáo, chúng tôi vẫn đang tiến hành điều tra trong thời gian luật định cho phép. Hành vi phạm tội của các đối tượng liên quan đã rõ gồm hai tội danh cố ý gây thương tích và huỷ hoại tài sản. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh vụ việc theo đúng quy định của pháp luật" - Thượng tá Toàn cho biết.
                            Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tịn về vụ việc này khi có thêm tình tiết mới.
                            Theo Nhóm PV điều tra (VTC News)

                            Comment

                            • #74

                              MỀM NẮN RẮN BUÔNG

                              Comment

                              • #75

                                Người không có nhân thì lễ mà làm gì?
                                Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác!
                                Muốn người ta không biết thì đừng nên làm
                                "Ne faites pas à autrui ce que vous ne voudriez pas qu'on vous fit."
                                Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân
                                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 01-08-2011, 05:04 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom