• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MIỆNG DÂN SÓNG BIỂN

    Các bạn thân mến,
    Tình trạng công an lạm quyền, lộng hành, đánh người và giết người đã và đang làm nhân dân cả nước cực kỳ bức xúc. Một số bạn đọc đã đề nghị mở ra một mục đóng góp tin tức để các bạn khắp nơi cung cấp dữ kiện về những sai trái của công an mà mỗi người chứng kiến trong cuộc sống hàng ngày. Đây là một đề nghị hợp lý, đúng lúc và cần thiết và mong mỏi các bạn cùng hưởng ứng.

    Hậu Giang: Phó phòng CSGT đánh tài xế

    Công an TP Cần Thơ cũng đang làm rõ việc người này dọa lấy súng “xử” một chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.

    Báo Pháp Luật TP.HCM ngày 22-3 đưa tin: Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái (tài xế taxi Mai Linh - Chi nhánh Cần Thơ) bị một hành khách tên Thắng đánh bằng dây thắt lưng vào đầu, tay và lưng làm chảy máu phải nhập viện.
    Nguyên nhân là do anh Thái không chịu vượt đèn đỏ theo yêu cầu của vị khách này.
    Ngay sau đó, ban giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang đã tiến hành xác minh, xác định người hành hung tài xế Thái là Thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang.
    Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Đại tá Bùi Hoàng Bào, Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, cho biết sáng 22-3, Phòng Tổ chức và Thanh tra Công an tỉnh đến tận nơi xác minh vụ việc để ban giám đốc nắm và báo cáo lại Bộ Công an.

    Vết đầu dây thắt lưng đánh vào lưng và vết đánh vào mặt anh Thái vẫn còn hằn rõ. Ảnh: GIA TUỆ
    Theo Đại tá Bào, trước mắt Chi bộ Phòng CSGT yêu cầu Thiếu tá Thắng làm tường trình kiểm điểm. Sau khi có kết quả làm việc của Thanh tra và Phòng Tổ chức sẽ đối chiếu với tường trình của Thiếu tá Thắng để có hướng xử lý.
    Theo dư luận thắc mắc Thiếu tá Thắng là con của giám đốc công an tỉnh, liệu có nể tình trong xử lý? Đại tá Bùi Hoàng Bào khẳng định: “Ở gia đình là tình cha con, về mặt cơ quan tôi là thủ trưởng. Quan điểm của tôi nếu đã sai thì phải trị tương ứng với vi phạm, không có chuyện dung túng, bao che. Vụ này, ban giám đốc thống nhất giao cho phó giám đốc công an tỉnh kiêm phó bí thư Đảng bộ trực tiếp xử lý”.
    Trong ngày 22-3, Công an quận Cái Răng (TP Cần Thơ) cung cấp thông tin bước đầu với Công an tỉnh Hậu Giang liên quan đến sai phạm của Thiếu tá Thắng.
    Ngoài ra, Phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ cũng đang đề nghị cán bộ, chiến sĩ CSGT trạm cửa ô Hưng Phú tường trình về việc Thiếu tá Thắng có lời lẽ hăm dọa tổ CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây. Cụ thể, khi thấy anh Thái bị ông Thắng đánh, lực lượng CSGt trạm cửa ô Hưng Phú (TP Cần Thơ) đã can thiệp. Ông Thắng đã dọa một chiến sĩ ở trạm: “Mày phải quỳ lạy tao, nếu không tao sẽ dùng súng bắn”. Đại tá Huỳnh Đấu Tranh, Trưởng phòng CSGT đường bộ và đường sắt - Công an TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đang nắm lại vụ việc để có văn bản kiến nghị lãnh đạo Công an tỉnh Hậu Giang kiểm điểm Thiếu tá Thắng”.
    Tài xế Đỗ Quốc Thái cho biết anh bị ông Thắng dùng dây thắt lưng đánh vào đầu, tay và lưng. Đầu khuy gài của thắt lưng làm anh chảy máu đầu, bị thương ở ngón trỏ tay trái, trầy xước cánh tay phải và nhiều vết thương ở lưng. Cũng theo anh Thái, ngày 21-3, vợ của Thiếu tá Thắng có gặp anh thăm hỏi, thương lượng bồi thường chi phí thuốc men, thu nhập cho những ngày nghỉ không chạy xe. Anh Thái cho biết đến nay cơ quan công an chưa làm việc với anh, chỉ có lãnh đạo công ty thăm hỏi về sự việc.
    GIA TUỆ
    Vụ thiếu tá CSGT đánh tài xế taxi Mai Linh ở Cần Thơ:
    Chửi bới, hăm doạ đồng nghiệp
    Sáng 23.3, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, một lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an TP.Cần Thơ cho biết, vào đêm xảy ra vụ việc thiếu tá Bùi Minh Thắng - Phó phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang - đánh anh Đỗ Quốc Thái - tài xế taxi Mai Linh - anh Thắng còn có thái độ không tốt và đe doạ dùng súng bắn một chiến sĩ CSGT thuộc trạm CSGT đóng tại khu vực 1, phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng.
    Theo tường trình, anh Nguyễn Quốc Doanh - người bị thiếu tá Thắng đe dọa dùng súng bắn - cho biết: Lúc 20h20 ngày 20.3, tôi và đồng chí Nguyễn Triều Đông (thượng úy, công tác cùng trạm - PV) đang xem tivi trong trạm thì có mấy người dân vào báo có vụ đánh nhau giữa khách đi xe taxi và tài xế lái xe taxi. Lúc đó tôi và đồng chí Đông đi ra ngoài. Đồng chí Đông ra trước lại chỗ người đi xe taxi nói vào trong trạm rửa tay chân, mặt mũi đi vì bị dính nhiều máu trên người. Lúc vào gần đến cổng trạm tôi mới đi ra.
    Đồng chí Đông nói anh này là anh Thắng con chú Sáu Bào (Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang - PV). Lúc đó anh Thắng đang quay lưng lại phía tôi nhìn tìm người tài xế taxi. Tôi mới nói: Anh vào trạm rửa mặt mũi đi, dính đầy máu trên mặt kìa. Anh Thắng quay lại thấy tôi nói: Nãy giờ mày với tao vật lộn ngoài đống cát, mày đánh tao quá trời. Tôi mới nói: Anh xỉn quá trời rồi, vô trạm rửa mặt đi. Nãy giờ em ở trong trạm mới ra tới ngoài này có biết anh với ai đánh lộn đâu mà anh nói em đánh anh.
    Anh Thắng mới nói: (văng tục - PV), tao không biết, nãy giờ mày đạp vô mặt tao, đánh tao tùm lum hết. Tôi nói: Anh nói cho đàng hoàng đi, tôi mới ra tới cửa trạm thì anh Đông dẫn anh vô tới nơi rồi làm sao tôi đánh anh được. Anh Thắng quay lại đòi đánh tôi, rồi nói: Tao không biết mày là ai. Mày quỳ gối xuống đây xin lỗi tao liền, không thôi mai mày có xin lỗi, tao cũng bắn chết mẹ mày. Sau đó tôi bỏ vào trong trạm. Anh Thắng đi vô thấy tôi liền nói: Không xin lỗi thì tao bắn chết mẹ mày luôn. Anh còn lấy điện thoại ra điện cho ai đó nói: Mày mang súng lại chốt giao thông đi tao bắn chết mẹ nó. Sau đó tôi bỏ vào trong phòng thì vợ anh lại chở anh về.
    Liên quan đến sự việc này, thượng úy Nguyễn Triều Đông xác nhận rằng: Lúc tôi và đồng chí Doanh mới ra trước cửa nhìn thì thấy hai bên đánh nhau xong rồi. Lúc đó tôi đi lại chỗ hai bên đánh nhau thì được biết người đang đánh nhau là anh Thắng và tôi yêu cầu anh Thắng vào trạm để rửa tay chân và kêu tài xế taxi lại công an phường trình báo. Lúc tôi và anh Thắng đi vào trạm thì đồng chí Doanh đi ra và tôi nói cho đồng chí Doanh biết đó là anh Thắng con chú Sáu Bào.
    Khi anh Thắng gặp đồng chí Doanh thì anh Thắng chửi đồng chí Doanh và nói là đồng chí Doanh đánh và vật lộn với anh nãy giờ ngoài đống cát. Lúc đó tôi can hai người ra và thấy anh Thắng điện thoại cho ai đó. Anh Thắng không chỉ chửi, muốn đánh mà còn đòi lấy súng bắn đồng chí Doanh và còn bắt đồng chí Doanh quỳ xuống xin lỗi.
    Liên quan đến vụ việc này, chiều ngày 22.3, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang đã yêu cầu thiếu tá Thắng viết bản tường trình lại sự việc. Còn anh Đỗ Quốc Thái cho biết, có một phụ nữ tự xưng là vợ anh Thắng gọi điện thoại và trực tiếp đến gặp anh xin lỗi. Đối với các khoản tiền đã chi ra để điều trị vết thương, mất thu nhập phía anh Thắng sẽ chịu toàn bộ. Lãnh đạo chi nhánh taxi Mai Linh tại Cần Thơ cũng có thăm hỏi động viên anh và khuyên anh nên giải quyết một cách ổn thỏa trên tinh thần hòa giải.
    Link

    Thật không thể tin nổi hành động vô văn hóa của một cán bộ nằm trong hàng ngũ lãnh đạo CAGT lại gây ra mất trật tự an ninh giao thông và có hành vi của một kẻ côn đồ. Thiết nghĩ nếu còn những người này trong bộ phận lãnh đạo chắc không biết trật tự giao thông ở Hậu Giang thế nào? và rồi sẽ bao nhiêu vụ việc mà từ trước đến giờ cán bộ này đã dùng chức vụ quyền hạn của chính mình để xử lý vụ việc. Hành động này đã làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông của người Việt Nam. Không biết cán bộ này sau khi xảy ra vụ việc có cảm thấy xấu hổ và tự mình rời khỏi cương vị đó làm phó thường dân cho xong hay vẫn được trọng dụng để thay một tay che trời hành đạo. Thật đáng xấu hổ!
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-03-2011, 01:17 AM.
    Similar Threads

  • Lê Văn Luyện khai phù hợp với hiện trường


    TTO - Ngày 4-9, đại tá Phạm Văn Minh, giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, cho biết đến thời điểm hiện tại Lê Văn Luyện vẫn khai nhận một mình thực hiện vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích tại phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang.
    >> Vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích: Sớm chuyển Viện kiểm sát để truy tố
    >> Vụ cướp tiệm vàng ở Bắc Giang: Tình huống pháp lý đặc biệt


    Theo đại tá Minh, những lời khai của Luyện tại cơ quan điều tra khá sát với hiện trường vụ án. "Qua nhiều lần kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ, tài liệu khoa học đối chứng với lời khai của Lê Văn Luyện, cơ quan điều tra nhận định Luyện khai nhận rất phù hợp với hiện trường vụ án", đại tá Minh nhận định.
    Tại cơ quan điều tra, Lê Văn Luyện khai có bị thương trong quá trình vật lộn với vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích. Theo Công an tỉnh Bắc Giang, khi bị bắt vết thương ở mặt và tay của Luyện vẫn chưa lành.
    Lê Văn Luyện khai nhận sau khi đột nhập tiệm vàng Ngọc Bích, chờ đến khoảng 5g30 sáng, lúc anh Trịnh Thành Ngọc (chủ tiệm vàng Ngọc Bích) lên tầng 3 phơi quần áo thì Luyện dùng dao bấm đâm anh Ngọc một nhát vào ngực. Do vết đâm chưa đủ mạnh nên anh Ngọc và Luyện đã giằng co với nhau trong vài phút gây ra nhiều tiếng động mạnh. Chị Đinh Thị Chín, vợ anh Ngọc, phát hiện nên đã chạy lên tri hô và lao vào cứu chồng.
    Trong khi giằng co, Luyện đã đánh anh Ngọc ngất xỉu và dùng dao đâm một nhát vào bụng chị Chín, đẩy chị Chín ngã ra nền nhà.
    Trong lúc vật lộn anh Ngọc cướp được dao và gây thương tích cho Lê Văn Luyện nhưng do sức anh Ngọc đã yếu nên vết thương không nặng. Tiếp đó, khi chị Chín không còn sức chống cự, Lê Văn Luyện mở balô lấy dao chém nạn nhân. Thấy anh Ngọc nằm ngất xỉu, Luyện tiếp tục dùng dao chém mạnh vào gáy nạn nhân.
    Sau khi hai nạn nhân gục ngã, Luyện phát hiện dưới nhà còn có người nên đi xuống tầng 2 nhằm thủ tiêu nốt. Đến tầng 2, Luyện thấy cháu Trịnh Ngọc Bích (8 tuổi), con gái lớn của anh Ngọc và chị Chín, đang gọi điện bằng điện thoại không dây nên dùng dao chém đứt lìa bàn tay cháu Bích, rồi chém liên tục vào người, đầu cháu Bích.
    Luyện khai nhận sau khi chém xong hoàn toàn không biết cháu Bích như thế nào, nghĩ là đã chết nên tiến hành lấy cắp vàng. Tuy nhiên, cùng lúc Luyện nghe thấy tiếng trẻ con khóc trong phòng ngủ tầng 2 nên vào phòng, thấy cháu Trịnh Thị Thảo (18 tháng tuổi) đang khóc nên dỗ cháu Thảo nín. Được một lúc cháu Thảo lại khóc nên Luyện dùng dao chém vào cổ, giết chết cháu Thảo.
    Sau khi sát hại các nạn nhân, Lê Văn Luyện còn bình tĩnh thu dọn toàn bộ hung khí, sau đó xuống tầng 1 cạy tủ kính lấy vàng.
    Liên quan đến vụ án, trước đó ngày 29-8, bốn người gồm Lê Văn Miên (sinh năm 1969), Trương Thị Thơm (sinh năm 1973) là bố mẹ đẻ của Luyện, Trương Thanh Hồng (sinh năm 1992) là anh họ của Luyện đã bị tạm giữ để điều tra về tội “che giấu tội phạm” và Trương Văn Hợp (sinh năm 1964) là bố đẻ của Hồng cùng bị tạm giữ về tội “không tố giác tội phạm”.
    Theo giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, hiện cơ quan điều tra đang bàn với Viện Kiểm sát đánh giá lại các chứng cứ, hoàn tất thủ tục và sẽ có quyết định khởi tố các nghi phạm theo đúng tội danh.
    Chiều cùng ngày, trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ về kết quả giám định mẫu máu thu được tại hiện trường để xác định Lê Văn Luyện là hung thủ chính thực hiện vụ án, giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vấn đề này thuộc về chuyên môn nên chưa thể cung cấp cho báo chí.
    Hiện cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục thu thập chứng cứ, điều tra mở rộng vụ án.
    THÂN HOÀN

    Comment







    • SÁT THỦ MÁU LẠNH
      Giết người không có tổ chức, nhưng giết người hàng loạt, giết trẻ em, phụ nữ, giết người mang tính chất côn đồ, có tính toán trước, hơn 3 mạng người...

      Comment









      • Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 05-09-2011, 11:16 PM.
        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

        Comment


        • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi quynh dao View Post





          VN bây giờ không xử bắn mà bị tiêm thuốc độc
          Tiêm thuốc độc - Một biện pháp thi hành án tử hình mới ở Việt Nam

          Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình bằng tiêm thuốc độc vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân gào thét vì đau đớn. Các chuyên gia y học thế giới thường nhận xét về biện pháp tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết.
          LGT: Ngày 17-6-2010 với đa số phiếu tán thành, Quốc hội nước ta đã nhất trí từ 1-7-2011 ở nước ta sẽ áp dụng hình thức thi hành án tử hình mới: Tiêm thuốc độc. Đây là một vấn đề mới đối với nước ta và kể cả đối với nhiều nước trên thế giới. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, Chuyên đề ANTG đăng bài viết của Thiếu tướng GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an: "Tiêm thuốc độc - Một biện pháp thi hành án tử hình mới ở Việt Nam".
          Một biện pháp thi hành án tử hình mới
          Chữ "tử hình" có nguồn gốc Hán Việt có nghĩa là "hình phạt chết". Để làm phạm nhân chết có nhiều cách. Trong loạt bài viết về án tử hình và các phương thức tử hình trên thế giới đăng trên Chuyên đề An ninh thế giới cách đây không lâu, chúng tôi đã thống kê và mô tả nhiều hình thức thi hành án tử hình trên thế giới từ xưa đến nay như: xử bắn, đóng đinh, đốt, đun sôi, chặt đầu, chôn sống, làm ngạt thở, ghế điện, ném đá, phanh thây, phòng hơi ngạt, tiêm thuốc độc, treo cổ, thả trôi sông, tùng xẻo, voi giày, ngũ mã phanh thây, xẻ đôi người, lột da, hổ và báo ăn thịt. Với mỗi phương thức tử hình đã và đang được áp dụng trong lịch sử loài người đều có những ưu và nhược điểm của nó.
          Trên thế giới, trong số gần 80 nước đang áp dụng án tử hình, có hơn 30 nước áp dụng hình thức tiêm thuốc độc để thi hành hình phạt tử hình. Một số nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, tiêm thuốc độc là một trong những biện pháp được áp dụng để thi hành hình phạt tử hình. Năm 1888 tại tiểu bang New York, Hoa Kỳ, các bác sĩ đã áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc để thi hành hình phạt tử hình phạm nhân Julius Mount Bleyer vì cho rằng chi phí rẻ hơn cách treo cổ tử tội.
          Tuy nhiên mãi đến những năm 1949-1953, Hội đồng Hoàng gia Anh về án tử hình (The British Royal Commission on Capital Punishment) mới quyết định áp dụng rộng rãi biện pháp này.
          Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chính quyền phát xít Đức đã sử dụng "Chương trình chết không đau đớn" mang tên T-4 để xử tử tất cả những người chống đối và đặc biệt để xử tử tù binh chiến tranh. Trong số những người nổi tiếng bị tiêm thuốc độc chết là Chủ tịch Đảng Cộng sản Đức KPD Ernst Thaelmann.
          Theo thống kê của Tổ chức Ân xá thế giới, năm 2009 có ít nhất 2.500 tử tội trên thế giới bị tiêm thuốc độc ở 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này năm 2008 là 2.148. Ở Trung Quốc, Bộ luật tố tụng hình sự quy định 2 biện pháp thi hành hình phạt tử hình đối với tử tội là xử bắn và tiêm thuốc độc. Hình thức xử bắn được áp dụng đối với các vụ tội phạm đặc biệt nguy hiểm, cần răn đe phòng ngừa mạnh mẽ.
          Các trường hợp khác áp dụng hình phạt tiêm thuốc độc. Còn tại Hoa Kỳ áp dụng khá nhiều biện pháp tùy theo các tiểu bang như xử bắn, phòng hơi ngạt, ghế điện, tiêm thuốc độc, treo cổ. Cho đến nay đã có 38/51 tiểu bang của Hoa Kỳ đã áp dụng tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình thay cho các biện pháp ghế điện, phòng hơi ngạt và một số biện pháp khác.
          Chính vì vậy năm 2007, trong số 53 tử tội bị xử tử ở Hoa Kỳ có 53 phạm nhân bị tiêm thuốc độc, chỉ có 1 phạm nhân bị xử bắn.
          Vấn đề sử dụng biện pháp tiêm thuốc độc ở Hoa Kỳ cho đến nay vẫn đang gây ra nhiều tranh cãi và có 11 tiểu bang đã quyết định tạm ngừng phương thức thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc sau khi trong xã hội dấy lên những làn sóng chống đối cho rằng phương thức này vẫn là tàn ác và không có tác dụng răn đe phòng ngừa tội phạm cao.
          Năm 2009 khi một thẩm phán Liên bang Hoa Kỳ ra lệnh cho các bác sĩ tiêm thuốc độc cho tử tội Michael Morales vì phạm tội hiếp dâm và giết chết một bé gái thì các bác sĩ đã từ chối không thi hành lệnh này.
          Còn ở Trung Quốc, mặc dù Quốc hội đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự phương pháp thi hành hình phạt tử hình tiêm thuốc độc từ năm 1997, nhưng cho đến nay chỉ có khoảng 1/3 số tử tội của Trung Quốc được thi hành án bằng phương thức này, còn 2/3 số tử tội vẫn được xử bắn, trong đó rất phổ biến hình thức xử bắn tập thể cả băng nhóm tội phạm để có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm cao hơn trong xã hội.
          Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đã áp dụng biện pháp tiêm thuốc độc như Guatemala năm 1998, Philippines năm 1999 (tuy nhiên gần đây Philippines đã bãi bỏ án tử hình nên dĩ nhiên biện pháp này cũng bị hủy bỏ), Thái Lan năm 2003, Đài Loan năm 2005, v.v...

          Phòng thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc tại Texas - Mỹ.
          Tiêm thuốc độc là gì?
          Có rất nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng có thể hiểu bản chất của biện pháp thi hành hình phạt tử hình này là tiêm vào người tử tội một liều thuốc độc (thường gồm 3 loại: một để gây mê, một để cơ bắp thịt và thần kinh ngưng hoạt động và một để làm cho tim ngừng đập) để kết thúc sự sống của tử tội. Về cơ chế chết trong phương thức thi hành hình phạt tử tội này là: làm cho tử tội ngủ, sau đó làm ngừng thở và làm tim ngừng đập. Thường các tử tội chết trong vòng từ 10 đến 15 phút sau khi bị tiêm thuốc độc.
          Sở dĩ nhiều nước lựa chọn cách tử hình này vì không tạo ra những cảnh man rợ như đầu rơi, máu chảy, phạm nhân gào thét vì đau đớn. Các chuyên gia y học thế giới thường nhận xét về biện pháp tử hình này là cách "chết nhẹ nhàng", "chết không đau đớn". Một số chuyên gia y học còn so sánh cách thi hành hình phạt tử tội này giống như người tự sát, uống thuốc ngủ hoặc uống thuốc độc chết.
          Để thi hành hình phạt tử hình theo biện pháp này, trước hết cần phải lựa chọn các loại thuốc độc để tiêm cho tử tội.
          Phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng 3 loại thuốc chính
          Trước hết là thuốc Sodium thiopental (tên thương mại ở Hoa Kỳ là Sodium Pentothal) với liều lượng từ 2-5 grams. Thuốc này sau khi tiêm một vài giây sẽ làm cho phạm nhân mê man, bất tỉnh, ngủ từ từ.
          Tiếp đó là thuốc Pancuronium bromide (tên thương mại ở Hoa Kỳ là Pavulon) với liều lượng 100 milligrams, với tác dụng làm ngừng hoạt động cơ bắp và thần kinh ngừng hoạt động.
          Liều thuốc thứ ba là Potassium chloride với liều lượng 100 mEq (milliequivalents), có tác dụng làm tim ngừng đập.
          Sau khi tiêm 3 loại thuốc này, tử tội sẽ chết trong vòng 10-15 phút
          Để thực hiện biện pháp này, trước hết tại các Trại giam hoặc các Tòa án phải xây dựng các Phòng tiêm thuốc độc. Đây là một căn phòng được thiết kế gồm 3 phần: một phần dành cho các cán bộ tư pháp như Thẩm phán, cán bộ trại giam, kiểm sát viên, ủy viên Hội đồng thi hành án, bác sĩ pháp y, v.v.... ngồi theo dõi việc tiêm thuốc độc; một phần để dành cho các bác sĩ chuẩn bị thuốc và các công việc cần thiết để thi hành án; phần chính để một giường dạng ghế nằm. Đây là một giường đặc biệt. Tử tội được đặt nằm trên một giường nằm có các hệ thống dây chằng buộc chặt thân và cánh tay, chân tử tội với giường. Các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc độc trực tiếp cho tử tội vào cánh tay.
          Một số tiểu bang của Hoa Kỳ và ở các nước có điều kiện kinh tế, cơ quan thi hành án thiết kế các bàn tiêm thuốc độc tự động. Các bác sĩ không phải tiêm trực tiếp thuốc độc vào tay tử tội mà chỉ bấm nút tại các bàn điều khiển. Kim sẽ tự động tiêm vào tay tử tội. Với phương thức này các bác sĩ sẽ ít bị tác động -tâm lý hơn so với việc trực tiếp tiêm thuốc độc vào tay tử tội. Vào ngày 8-12-2009, tử tội Kenneth Biros là phạm nhân đầu tiên ở tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ được áp dụng tiêm thuốc độc. Sau 10 phút tiêm thuốc vào người, tử tội đã chết.
          Phương thức tiêm thuốc độc cho tử tội có nhiều ưu điểm so với nhiều phương thức tử hình khác và vấn đề này không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên ngay cả ở Hoa kỳ và nhiều nước tiên tiến cũng xuất hiện nhiều vấn đề sau khi áp dụng phương thức này. Trước hết là nhiều nhà hoạt động xã hội và y tế đã lên tiếng phê bình Quốc hội và Chính phủ đã đi ngược lại Lời thề Hypocrate của ngành y khi các tiến bộ y học được đem vào việc giết người. Hơn nữa với các nước nghèo, không có điều kiện xây các phòng tiêm thuốc độc hiện đại, các bác sĩ phải tiêm thuốc độc trực tiếp vào tay phạm nhân vẫn xuất hiện các tâm lý nặng nề về việc trực tiếp giết người. Vì vậy các bác sĩ làm việc ở đây thường chỉ sau một thời gian ngắn đều phải chuyển làm các việc khác để tránh mắc bệnh thần kinh.
          Tại một số nước, do trong một số ít trường hợp các bác sĩ và dược sĩ pha chế thuốc độc không đủ liều lượng làm chết người, tử tội sau thời gian quy định vẫn không chết và vì thế xuất hiện nhiều việc phải tiến hành nằm ngoài chương trình thi hành án tử hình. Điển hình là vụ tiểu bang Florida, Hoa Kỳ thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cho phạm nhân Angel Nieves Diaz ngày 13/12/2006. Phạm nhân Diaz 55 tuổi, phạm tội giết người. Sau 35 phút tiêm thuốc độc, phạm nhân vẫn chưa chết và vì vậy phải tiêm thuốc độc lần thứ hai. Vụ án này rất nổi tiếng. Thống đốc tiểu bang Jeb Bush đã phải xin lỗi nhân dân tiểu bang.
          Và sau đó ngày 15-9-2009 tại tiểu bang Ohio, tử tội Romell Broom sau 2 giờ tiêm thuốc độc tử tội vẫn chưa chết. Và dĩ nhiên các cán bộ thi hành án tử hình phải tiếp tục tiêm thuốc độc lần thứ 2.

          Tử tù được ăn uống, viết thư, ghi âm lời nói trước giờ ra pháp trường.


          Để thực hiện tốt phương thức tử hình mới ở Việt Nam
          Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ 1-7-2011 Việt Nam sẽ áp dụng duy nhất một phương thức thi hành án tử hình là tiêm thuốc độc.
          Để thực hiện tốt quy định pháp luật mới này của Nhà nước, có rất nhiều việc phải làm
          Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Công an và các bộ, ngành cần ban hành các văn bản pháp quy dưới luật để quy định rõ cách thức, phương thức, trình tự tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình. Cần quy định rõ chủ thể tiến hành tiêm thuốc độc, các loại thuốc độc dùng để tiêm, trình tự tiêm, cách thức xác định cái chết của tử tội, v.v... Để có thể đề ra các quy định phù hợp với thực tế Việt Nam, cần tổ chức nghiên cứu, khảo sát kỹ kinh nghiệm thực tiễn tiêm thuốc độc trong thi hành án tử hình ở các nước bạn như Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, v.v... để thấy rõ các thành công, thất bại trong thực tiễn áp dụng quy định pháp luật này ở các nước bạn. Từ đó đề ra các quy định pháp luật phù hợp với Việt Nam.
          Thứ hai, cần tổ chức tập huấn kỹ về cách thức áp dụng hình thức tiêm thuốc độc cho các bác sĩ pháp y, cán bộ kỹ thuật hình sự, cán bộ trại giam, thẩm phán, kiểm sát viên của các ngành Công an, Kiểm sát, Tòa án. Trong các khóa tập huấn này cần thiết phải bổ trợ các kiến thức y học, độc học cho các chức danh tư pháp để có thể thực thi nhiệm vụ thành công.
          Thứ ba, tổ chức thiết kế các buồng, phòng thi hành án tử hình tiêm thuốc độc ở các tỉnh, thành phố. Đối với các tỉnh, thành phố lớn, trọng điểm cần thiết xây dựng các phòng tiêm thuốc độc hiện đại, trong đó có áp dụng tiêm tự động, điều khiển bằng điện tử. Thông thường một phòng tiêm thuốc độc gồm 3 khu vực: khu vực chuẩn bị tiêm, khu vực dành cho những người chứng kiến tiêm và khu vực đặt giường nằm dành cho tử tội.
          Thứ tư, đối với tử tội đầu tiên ở nước ta sẽ áp dụng hình thức tử hình này, cần tổ chức chuẩn bị kỹ các khâu cần thiết để tiến hành tiêm thuốc độc và tuyên truyền trong nhân dân để thấy rõ các ưu việt của biện pháp tiêm thuốc độc so với các biện pháp tử hình khác. Có thể mời đại diện các phương tiện thông tin đại chúng, đại diện các tổ chức quốc tế đến dự chứng kiến.
          Tiêm thuốc độc để thi hành án tử hình là một vấn đề mới ở nước ta. Hy vọng việc áp dụng thành công biện pháp tử hình mới này sẽ góp phần thể hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh, trật tự đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

          Theo GS-TS N.X.Y.(Công An Nhân Dân)
          -theo tôi nghĩ luật xử bắn là cách tốt nhất, bởi vì để răn đe những tội phạm sau này, chứ tiêm thuốc độc tội phạm sẽ ngày càng nhiều. Chẳng hạn như tên tử tù Nguyễn Đức Nghĩa giết người còn cắt đầu và mười ngón tay của nạn nhân, nếu mà luật tiêm thuốc độc cho tử tù như tên Nguyễn Đức Nghĩa này là còn quá nhẹ

          Comment


          • Hi hi cần gì nhà lước , Hvp và qd

            hay là liệng nó cho cá mập đi há
            Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 06-09-2011, 02:59 AM.
            <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

            Comment


            • Hvp và qd
              BANG BANG
              Khi xưa đôi ta bé ta chơi
              Đôi ta chơi bắn súng khơi khơi
              Chơi công an đi bắt quân gian
              Hiên ngang anh giơ súng ngay tim: Bang! bang!

              Anh bắn ngay em: bang! bang!
              Em ngã trên sân: bang! bang!
              Ta sẽ không quên bao giờ ....

              Đôi ta theo nhau lớn lên mau
              Đôi ta luôn thân thiết bên nhau
              Ta yêu nhau như lũ bé con
              Nhưng anh ham chơi bắt nhau luôn: bang! bang!

              Anh thích lăng quăng: bang! bang!
              Em cũng theo anh: bang! bang!
              Tiếng súng khi xưa: bang! bang!
              Ta sẽ không quên bao giờ

              Bao năm qua ta đã hai mươi
              Câu yêu thương đã đến cho đôi
              Môi hôn thay câu nói ngây thơ
              Chơi yêu thay chơi bắt nhau vui ...

              Anh xa em, em mất anh yêu
              Không ai coi xem lỗi nơi ai
              Anh ra đi anh đã ra đi
              Anh đi theo duyên mới xa xôi: bang! bang!...

              Anh đã ra đi: bang! bang!
              Welcome to Yeucahat.com
              Em sẽ bơ vơ: bang! bang!
              Tiếng súng khi xưa: bang! bang!
              Ta sẽ không quên bao giờ...

              Nay khi ta ra chốn công viên
              Trông bao nhiêu em bé hân hoan
              Chơi công an đi bắt quân gian
              Chơi đi theo đi trốn kang xăng: bang! bang!

              Ta nhớ nam xưa: Bang! Bang!
              Trong trái tim ta: bang! bang!
              Tiếng súng khi xưa: bang! bang!
              Ta sẽ không quên bao giờ...

              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 06-09-2011, 03:05 AM.

              Comment


              • Bài này Thanh lan cũng có hát nè

                Anh bắn ngay em: bang! bang!
                Em ngã trên sân: bang! bang!
                Ta sẽ không quên bao giờ ....

                QD bắn ngay HVP bang bang !
                Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 06-09-2011, 03:10 AM.
                <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

                Comment


                • Khởi tố thêm 5 bị can vụ cướp tiệm vàng Ngọc Bích
                  Sáng 7/9, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn Quyết định số 02 (7/9/2011) khởi tố bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang về các hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm trong vụ án giết người, cướp tài sản ở tiệm vàng Ngọc Bích, xã Phương sơn, huyện Lục Nam ( Bắc Giang ) do Lê Văn Luyện gây ra ngày 24/8/2011; đồng thời, phê chuẩn các Quyết định khởi tố bị can đối với 5 bị can khác có liên quan đến vụ án này.
                  Theo các quyết định khởi tố bị can về tội che giấu tội phạm, theo Điều 313, Bộ luật hình sự gồm: Lê Thị Định (cô ruột Luyện ), Lê Văn Miên (bố đẻ Luyện) và Trương Thanh Hồng (anh họ Luyện).
                  Khởi tố bị can về tội không tố giác tội phạm, theo Điều 314, Bộ Luật hình sự gồm: Dương Thị Lược (mẹ đẻ Hồng), sinh năm 1963 và Trương Văn Hợp (bố đẻ Hồng), sinh năm 1964.
                  Cũng vào sáng 7/9, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Giang đã phê chuẩn các văn bản ra của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Bắc Giang trả tự do cho Trương Thị Thơm (mẹ đẻ Luyện) sau thời gian tạm giam vừa qua do chưa có đủ căn cứ xử lý hình sự về hành vi không tố giác tội phạm, Lệnh tạm giam đối với Lê Văn Miên và Trương Thanh Hồng (thời hạn 2 tháng 21 ngày kể từ ngày 7/9), các Quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Lê Thị Định, Trương Văn Hợp và Dương Thị Lược./.
                  Như Kính (TTXVN/Vietnam+)

                  Comment


                  • Từ vụ thảm sát ở tiệm vàng, nghĩ về thực trạng XH

                    Mấy ngày nay, cộng đồng mạng và dư luận ai cũng lên tiếng phán xét hành vi của Lê Văn Luyện - hung thủ đã giết chết 3 mạng người trong vụ thảm sát ở tiệm vàng Ngọc Bích. Tất nhiên, điều đó là đúng, bởi con người ta phải biết chống lại cái ác. Nhưng liệu tử hình Luyện có phải là ngọn nguồn của vấn đề?
                    1. Tên Luyện giết người và hành động đó sẽ bị trừng phạt trước pháp luật và tất nhiên pháp luật sẽ có những quy định rõ ràng, cụ thể trong những trường hợp cụ thể. Có thể cách xử lí đó chưa đúng với nguyện vọng chung của mỗi người nhưng nó đã là quy định và chúng ta phải tuân theo. Cũng vì vậy, theo khung pháp luật thì tên Luyện (nếu chưa đủ 18 tuổi) cũng chỉ bị mức án cao nhất là 18 năm tù. Điều đó có thể khiến chúng ta bất bình nếu so với mức độ nghiêm trọng của vụ án. Nhưng chúng ta phải chấp nhận như thế. Đừng đem cái cảm tính của mình ra mà đánh giá mọi vấn đề. Hơn nữa, báo chí cũng có nhắc đến một vụ án tương tự. Đó là vụ án của Lê Ngọc Chung (sinh ngày 31/5/1991), trú tại Thanh Văn, Thanh Oai, Hà Nội.


                    Lê Văn Luyện, kẻ thủ ác giết 3 mạng người ở tiệm vàng Ngọc Bích (ảnh internet)

                    Kẻ giết người đã bị bắt ngay khi sát hại 5 người trong gia đình. Hai nạn nhân đã tử vong ngay sau khi bị đâm là bà Đặng Thị Nữ, 68 tuổi và cháu nội là Đỗ Trung Nghĩa, 16 tuổi. Anh Đỗ Quốc Hùng, 42 tuổi sau đó tử vong. Còn vợ anh Hùng là chị Trần Thị Nguyệt Nga, 39 tuổi cùng con gái 7 tuổi là Đỗ Thùy Anh cũng bị chém dã man nhưng sau đó được cứu sống.
                    Bản kết luận cuối cùng khẳng định, khi gây án, Lê Ngọc Chung mới 15 tuổi 11 tháng 2 ngày. Theo Luật, Chung bị tuyên mức án cao nhất là 12 năm tù giam. (Nhật Mai)
                    Nếu so với vụ thảm sát tiệm vàng Ngọc Bích thì vụ án này cũng tương tự nhau, và khả năng bị tử hình của Luyện rất thấp. Và chúng ta cũng đừng quá trông mong vào một bản án tử hình dành cho Luyện. Bởi tử hình Luyện này vẫn còn một Luyện khác, và đó cũng là cách giết bọn tội phạm từ cái phần nổi bên trên mà thôi.
                    Còn chúng ta, bản thân những người tạo nên công đồng cũng đừng la hét, phản đối bằng hành động vô nghĩa như thế. Chúng ta cũng tự nên xem lại bản thân mình, xem mình đã biết lên án cái ác, biết chống lại cái ác chưa? Chúng ta có phải là những con người thờ ơ với nỗi đau của người khác? Làm ngơ với cái ác cũng là một tội ác. Hãy một lần đối diện với chính mình để xem mình có làm hết trách nhiệm chưa?
                    2. Tử hình Luyện, đó không phải là gốc rễ của vấn đề. Mà vấn đề nằm ở chỗ tại sao xã hội ngày nay lại có nhiều tội ác man rợ đến như vậy? Tại sao tội phạm ngày càng trẻ hoá
                    Vụ án của Luyện lại thêm một hồi chuông nữa cảnh báo rằng xã hội chúng ta đang có gì đó bất ổn. Cách giáo dục cũng như quản lí và đào tạo một con người đang có vấn đề. Phải chăng sự rạn nứt của những mối quan hệ trong gia đình và trong xã hội khiến giới trẻ ngày nay đang tự mình bơi trong một vòng xoáy đen tội lỗi để định vị chính bản thân mình? Ai có bản lĩnh, họ sẽ vượt qua, và ai không có thì bị nó cuốn vào và dẫn đến hàng loạt vụ án mạng rùng mình xảy ra?
                    Phải chăng nền giáo dục của chúng ta đang có vấn đề? Phải chăng cách nuôi dưỡng và đào tạo một con người cũng có vấn đề. Và cuối cùng, chính bản thân những người giáo dục, những người dưỡng nuôi cũng có vấn đề. Bởi họ là những người đầu tàu cho con trẻ noi theo, nhưng họ đã không làm tốt vai trò của dẫn dắt của mình khiến cho những người trẻ tự đánh mất mình trước khi kịp trưởng thành?
                    Tôi vẫn cứ suy nghĩ về câu hỏi giữa một người bị hại và kẻ sát nhân, chúng ta nên cứu ai? Cứu người bị hại, tất nhiên rồi, nhưng họ chỉ là một nạn nhân. Còn nếu cứu rỗi linh hồn của kẻ ác thì há chăng chúng ta cứu được nhiều người hơn?
                    Tội ác ngày càng man rợ hơn, trẻ hóa hơn và nếu chúng ta không kiềm hãm nó không biết xã hội sẽ đi về đâu?



                    Trần gian lỡ đọa thì không tiếc
                    Chỉ tiếc trên đời thiếu chữ TÂM
                    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 07-09-2011, 04:53 PM.

                    Comment


                    • QD bắn ngay HVP bang bang !
                      HVP trốn trong hang bang bang
                      HVP gọi 113 bắt trói QD bang bang

                      Comment


                      • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi HoaiVienPhuong View Post
                        QD bắn ngay HVP bang bang !
                        HVP trốn trong hang bang bang
                        HVP gọi 113 bắt trói QD bang bang
                        qd sẽ không quên bao giờ ...
                        <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

                        Comment


                        • ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi quynh dao View Post
                          qd sẽ không quên bao giờ ...

                          CƯỜI LÀ TIẾNG KHÓC KHÔ KHÔNG LỆ
                          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 08-09-2011, 02:46 AM.

                          Comment


                          • Giám định số vàng bị cướp trong vụ thảm sát tại Bắc Giang

                            Giám định số vàng bị cướp trong vụ thảm sát tại Bắc Giang

                            Ngày 13/9, cảnh sát xác định Lê Văn Luyện sau khi sát hại gia đình chủ tiệm kim hoàn Ngọc Bích đã cướp đi hàng trăm nhẫn vàng, đồ trang sức quý... Tổng số tang vật ước tính khoảng 20 lượng vàng ta, còn lại là vàng tây.
                            >> Gia đình nạn nhân vụ thảm sát tiệm vàng mời luật sư
                            >> Tiết lộ về chi số tiền thưởng vụ bắt Lê Văn Luyện
                            Ngày 13/9, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cùng với các quan chức năng đã mở niêm phong, định giá số tang vật Lê Văn Luyện cướp được tại tiệm vàng Ngọc Bích. Ông Trịnh Quốc Sinh (anh trai của nạn nhân Trịnh Thành Ngọc - chủ tiệm vàng) và luật sư Trần Chí Thanh tham gia chứng kiến vụ việc.
                            Kiểm đếm số tài sản được mở niêm phong, Hội đồng định giá xác định có 231 nhẫn, 67 dây chuyền, 13 vòng tay, 4 kiềng cổ, 5 mặt đá có viền bọc kim loại màu vàng... cùng một chiếc điện thoại Nokia 3110C đã cũ.
                            "Hội đồng định giá xác định trong số này chỉ có khoảng 20 cây vàng ta, còn tại là vàng tây", luật sư Thanh cho biết. Do vậy, tổng số tang vật (thu giữ tại nhà Luyện và nhà người cô của hắn) được định giá gần 1,3 tỷ đồng - thấp hơn so với ước tính ban đầu (hơn 2 tỷ đồng).
                            Luật sư Thanh cho biết, cơ quan điều tra đang chờ cháu Bích (con gái lớn của chủ tiệm vàng, nhân chứng duy nhất của vụ án) bình phục sức khỏe để hoàn thiện một số thủ tục cần thiết trước khi kết thúc điều tra vụ giết người, cướp của nghiêm trọng này.
                            Sau khi nghi can Lê Văn Luyện bị bắt, thừa nhận là thủ phạm sát hại vợ chồng ông chủ tiệm vàng Ngọc Bích cùng con gái 18 tháng tuổi và chém trọng thương bé Bích để cướp đi số vàng bày trong tủ kính, luật sư Trần Chí Thanh và Phạm Văn Huỳnh (Văn phòng luật sư Tâm Đức, Hà Nội) đã nhận lời bảo vệ quyền và lợi ích miễn phí cho phía gia đình bị hại.
                            Hiện, hai ông đã được Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bắc Giang cấp giấy chứng nhận bào chữa.
                            Nam Anh
                            --------------------------------------------------
                            Diễn biến vụ án cướp tiệm vàng ở Bắc Giang
                            Khoảng 9h sáng ngày 24/8, vợ chồng chủ tiệm vàng Ngọc Bích (phố Sàn, Lục Nam, Bắc Giang) cùng bé gái 18 tháng tuổi được phát hiện nằm chết trong nhà với nhiều vết chém. Con gái lớn 8 tuổi bị chém đứt lìa bàn tay, được cấp cứu. Tại tầng 1, tủ trưng bày vàng của tiệm bị gỡ mặt kính, toàn bộ vàng ta biến mất.
                            Cùng thời điểm này, Lê Văn Luyện (18 tuổi, người sống cách tiệm Ngọc Bích 4 km) được anh họ đưa đến trạm xá băng bó vết thương ở tay.
                            24/8, Công an Bắc Giang khởi tố điều tra vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.
                            Ngày 26/8, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ cùng lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm đến kiểm tra hiện trường. Ban chuyên án với sự vào cuộc của hàng trăm điều tra viên Bộ Công an và Công an Bắc Giang được thành lập.
                            Ngày 29/8, nhà của Luyện bị khám xét, cảnh sát tìm thấy một túi nilon đựng hàng trăm nhẫn, dây chuyền vàng (chừng 50 cây) chôn ở sau vườn. Ông Lê Văn Miên thừa nhận đã cất giấu hộ con trai túi vàng.
                            Ngày 30/8, Luyện bị khởi tố, truy nã đặc biệt. Cha mẹ Luyện cùng hai người khác bị điều tra về hành vi che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.
                            Chiều 31/8, sau 6 ngày lẩn trốn và chỉ sau một ngày cơ quan điều tra phát lệnh truy nã đặc biệt, Lê Văn Luyện đã bị bắt tại Lạng Sơn. Hắn thừa nhận là hung thủ gây ra vụ thảm sát.
                            Tôi
                            Hài thật, một tiệm vàng k có lấy một đồng tiền, điện thoại tiệm vàng chỉ có 3110c đã cũ, đây là diễn biến sự việc nè, sau khi bị cướp sáng ra công an khám nghiệm hiện trường đóng cửa lại dùng biện pháp nghệp vụ mở két lấy hết tiền vàng, tiêm vàng ít nhất phải có 500-1ty tiền mặt để giao dịch, vây mà tên luyện phải đi bán vàng đê chuộc xe chứng tỏ tên luyện k mở được két, điều đó cũng hợp lý vì tên luyện chỉ là tên cướp cạn ngu ngốc( ngu vì 3 sơ hở 1 là dùng đt bàn gọi người đó, 2 là băng bó vết thương ở tram xá, 3 là để lại dấu tay) không đủ trình độ để mở két sắt, với số vàng 20 cây thì tiệm vàng hoạt động thế nào đc vậy nên sau khi thu lại đc vàng các chú vi dân đã lấy đi ố vàng lớn còn những cái nhỏ thì để lại, đứa bé 8 tuổi thì sao biết nhà có bao nhiêu vàng để thẩm định, mấy chú biết từ lúc vào nhà là đã có kế hoach rồi

                            Comment


                            • Bệnh nhân tử vong, người nhà đuổi đánh bác sĩ

                              Bệnh nhân tử vong, người nhà đuổi đánh bác sĩ
                              Lại một hình ảnh của ngành y nữa không đẹp.

                              Bệnh nhân cấp cứu bị bỏ nằm ở hành lang!
                              Sáng 23.9, ông Lê Minh Đức (67 tuổi, ngụ ấp Bàu Sen, xã Châu Thới, H.Vĩnh Lợi) được gia đình đưa đến Bệnh viện (BV) đa khoa Bạc Liêu cấp cứu. Đến trưa cùng ngày, ông Đức tử vong.
                              Cho rằng BV tắc trách, để bệnh nhân nằm dưới đất, không cho nằm khoa Cấp cứu… nên nhiều người trong gia đình ông Đức chửi bới, rượt đánh bác sĩ (BS) gây náo loạn BV.
                              Chị Trương Thị Mỹ Dung, con dâu ông Đức, cho biết gia đình đưa ông Đức nhập viện lúc 7 giờ ngày 23.9, nhưng sau khi làm thủ tục, ông Đức không được nằm ở khoa Cấp cứu mà chuyển sang khoa Nội tim mạch.
                              Khoảng gần 12 giờ, ông Đức bị mệt, gia đình chạy tìm BS thì không gặp. Chị Dung và chồng phải bồng ông Đức chạy đi tìm BS. Đến khi gặp BS thì ông Đức đã tắt thở.
                              Trong khi đó, BS Hồ Văn Thất, khoa Nội tim mạch - người cùng kíp trực ngày 23.9, kể: “Ông Đức nhập viện trong tình trạng bị ngất xỉu, người nhà đòi cho nằm khoa Cấp cứu nhưng BS trực khoa này không đồng ý mà yêu cầu chuyển qua khoa Nội tim mạch.
                              Do khoa Nội tim mạch có người bệnh nằm kín hết các giường bệnh nên phải để bệnh nhân nằm ngoài hành lang chờ có bệnh nhân xuất viện sẽ đưa ông Đức vào trong khoa có giường để nằm.
                              Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày ông Đức mới có giường nằm. Lúc này BS chẩn đoán ông Đức vẫn còn tỉnh táo, tiếp xúc được với người ngoài, ăn uống được; đồng thời kê toa cho ông Đức uống thuốc, đo điện tim và theo kế hoạch đầu giờ chiều sẽ tiếp tục siêu âm tim mạch.
                              Tuy nhiên, đến 12 giờ 30 phút bệnh nhân phát lên co giật, tim ngừng đập. Kíp trực đưa vào khu cấp cứu, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, đặt nội khí quản, sốc điện… 30 phút sau thì bệnh nhân tử vong”.
                              BS Thất nói, theo chẩn đoán nguyên nhân ban đầu xác định ông Đức tử vong là do đột tử, có tiền sử nhồi máu cơ tim cũ.
                              Chiều 24.9, BS Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, cho biết đã chỉ đạo phòng nghiệp vụ của đơn vị khẩn trương xác minh làm rõ trách nhiệm của kíp trực.
                              Trần Thanh Phong
                              SỐNG CHẾT MẶC BÂY, TIỀN THẦY BỎ TÚI
                              -Thời buổi này thì đừng nhắc đến câu" lương y như từ mẫu" chỉ có một số ít trong số BS là làm được chuyện đó còn ngoài ra thì nên gọi là "lương y như dì ghẻ" họ xem mình chẳng ra gì cả,chỉ làm theo tiền lương họ nhận được từ nhà nước chi trả, trả nhiều thì làm nhiều trả ít thì làm ít,hết giờ trách nhiệm thì mặt ai !
                              -Lương y như từ mẫu, không nhờ bs thì bao người đã chết. Đáng trọng như thế mà lại bị nguyền rủa, đánh đuổi như quân trộm cướp. Không phải tự nhiên mà người dân xử bs như xử bọn trộm cướp.-
                              -bây giờ "lương y là ông nội" rồi lấy đâu ra từ mẫu nữa. làm bác sĩ mà không cứu người thì gọi là gì ???? báo đài phản ánh bao nhiêu vụ bác sĩ tắc trách làm chết bệnh nhân, nếu bác sĩ làm đúng chuyên môn và ý nghĩa của một bác sĩ thì đâu có chuyện người dân đuổi đánh bác sĩ ???
                              -Chắc có lẽ BS tiếp xúc với nhiều bệnh nhận chết nên đã mất cảm giác ruj` , nên dù cho chết thêm 1 người hay bớt đi 1 người thì cũng không có ảnh hưởng j hết, BS bjo nói chính xác hơn là nhìn tiền chứ không nhìn người có tiền thì tiếp đãi ân cần không tiền thì xem như rác rưởi. đúng là đạo đức bây giờ ngày càng suy thối còn dạy dỗ cái nội j nữa chứ. Đó là những người được ăn học tử tế mà lại đối nhân xử thế như thế thì còn j gọi là "đạo đức" còn j gọi là "lương y như từ mậu nữa"
                              -ngày trước bệnh viện được gọi là NHÀ THƯƠNG còn bây giờ có bệnh thì phải nhập viện mới được đổi tên là bệnh viện đó.Có lần mình chứng kiến cảnh 4 thằng bác sĩ ngồi ăn mà 1 ông bán vé số vào trả tiền đó bà
                              con.khốn khổ cho thường dân bị bệnh

                              -Mình được dịp tiếp xúc với các bác sĩ ở khoa cấp cứu, và nhận thấy họ cũng chỉ là nạn nhân thôi. Công việc quá tải, cơ sở vật chất thiếu thốn, trang thiết bị y tế cũng thiếu, bệnh nhân đông mà số giường bệnh thì ít không đáp ứng được yêu cầu. Các bác sĩ phải làm việc vô cùng vất vả, vì ngay cả nguồn nhân lực y bác sĩ ở đa số các bệnh viện cũng không được đầy đủ.
                              Nhiều bác sĩ ở các bệnh viện đa khoa lớn trong thành phố còn phải cấp cứu các trường hợp bị đâm chém, nạn nhân máu me bê bết, mấy người đi theo bệnh nhân (chắc thuộc dạng xã hội thâm) thì lăm lăm dao mác ép buộc các bác sĩ phải cấp cứu người nhà của họ nhanh nhanh không họ sẽ chém. Nói thật bác sĩ nào yếu tim chắc xỉu ngay tại chỗ chứ còn tâm trí đâu mà làm việc, cấp cứu bệnh nhân mà bị dao kề hông, ai không yêu nghề là bỏ việc luôn, nguy hiểm quá. Mình nhận thấy các bác sĩ ở VN mình chạy xuôi chạy ngược (không rõ lương bổng thế nào) chứ không được thảnh thơi nhàn nhã lương cao như mấy bác sĩ ở nước ngoài.
                              Có trách là trách bộ máy quản lý điều hành quá yếu kém, nên từ bệnh nhân tới bác sĩ đều vất vả khổ sở không kém gì nhau. Nếu bệnh viện nào cũng có phòng ốc sang trọng hiện đại, trang thiết bị y tế tối tân và đầy đủ, lực lượng y bác sĩ dồi dào...và đặc biệt đời sống xã hội tốt đẹp ít người phải nhập viện hay đi thăm khám bác sĩ theo dạng khẩn cấp thì nhà nhà, người người đều vui vẻ thoải mái.
                              Ưu việt XHCN

                              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-09-2011, 05:06 PM.

                              Comment


                              • Ưu việt XHCN
                                Làm rõ trách nhiệm của ê-kíp trực trong vụ cháu bé tử vong
                                Liên quan đến cái chết của cháu bé 11 tháng tuổi tên Nguyễn Thị Tường Vy tại Bệnh viện đa khoa huyện U Minh, Cà Mau (Thanh Niên đã thông tin ngày 24.9); chiều 24.9, ông Huỳnh Quốc Việt, Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau, cho biết sẽ yêu cầu Ban giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện U Minh giải trình về thông tin người nhà bệnh nhân gọi tìm gần 1 giờ đồng hồ mới có người ra tiếp nhận bệnh nhân, để làm rõ dư luận có hay không về sự tắc trách của ê-kíp trực. Theo lời ông Việt, báo cáo nhanh của Bệnh viện đa khoa huyện U Minh về nguyên nhân cái chết của cháu Vy là “viêm phổi nặng và suy hô hấp”.
                                Gia Bách

                                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-09-2011, 05:03 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom