Học văn, học lịch sử
Những nhầm lẫn “chết người”TCPT số 44Lộng giả thành chân, đổi trắng thay đen cũng vì chính sách ngu dân và bần cùng hóa để trị...
LTCG (27.03.2011) – Môn văn, môn sử vinh dự được xã hội xem là môn học giáo dục tâm hồn cho học sinh. Nhưng đôi khi chúng ta vô tình lắng nghe học sinh bày tỏ chính kiến của mình về thế hệ cha ông, bỗng ta bất ngờ nhận ra: tư tưởng của các em vô tình bị nhiễm độc từ chính những môn mà xã hội tin tưởng rằng nó có thể dạy các em làm người.
Môn lịch sử dạy học sinh biết rằng một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng dân tộc dân chủ là đánh đổ phong kiến. Qua các bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Thương vợ của Trần Tế Xương học sinh hiểu được phần nào thân phận tủi nhục, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội thời xưa…
Kết quả là học sinh đinh ninh rằng xã hội phong kiến là đồng nghĩa với lỗi thời, xấu xa, bất công, thối nát, là nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ ở người phụ nữ cần phải phủi sạch tận gốc rễ.
Nhưng nếu học sinh nào kết luận như vậy thì quả thực vô tình em đã trở thành kẻ quay lưng với đất nước mà chính bản thân các em cũng không biết. Đó là một sự nhầm lẫn gây ra nhiều hệ lụy tai hại.
Phong kiến chưa hẳn đã xấu
Chương trình Ngữ Văn lớp 11 thường hay có dạng đề kiểm tra sau: phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương để nhìn thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ta sẽ bắt gặp rất phổ biến những giọng văn đại loại kiểu này của học sinh hoặc của các loại sách tham khảo giúp học tốt Ngữ văn: “Qua hai bài thơ Tự tình và Thương vợ cho ta thấy được tâm trạng cô đơn, và thân phận tủi nhục, hẩm hiu, cam chịu của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính xã hội phong kiến bất công thối nát, với những lề lối Nho giáo khắt khe nào là tam tòng, nào là tứ đức…đã chà đạp người phụ nữ, bóp chết khát vọng sống đẩy họ đến sự bế tắc, tuyệt vọng”.
Rồi các em lại trích ra các câu ca dao nhằm tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy thân phận người phụ nữ vào tình trạng: Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non…
Dĩ nhiên chế độ phong kiến có những hạn chế của nó không thể chối cãi. Nhưng đường lối của cách mạng của Đảng chưa hẳn là hoàn toàn đúng đắn. Người học không thể nào từ đó mà đi đến kết luận thẳng thừng một cách hẹp hòi như vậy.
Nhưng còn một vế thứ hai không được diễn đạt ra câu chữ trong bất kì bài học nào, song nếu không nói thì học sinh cũng sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới. Đó là không phải cái gì của xã hội phong kiến cũng đều xấu xa, thối nát đáng bài trừ, vẫn còn những chuẩn mực đạo lý của thời xưa rất tốt đẹp còn giữ nguyên giá trị của nó trong thời đại ngày nay.
Lịch sử chế độ phong kiến nước ta kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán đến cuối nhà Nguyễn đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Đâu phải giai đoạn nào của xã hội phong kiến suốt cả ngàn năm cũng đều thối nát, suy tàn. Chỉ đến thế kỉ XVI, tình trạng cát cứ đàng trong, đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh và cuối nhà Nguyễn sự suy tàn, khủng hoảng mới thật sự bộc lộ mạnh mẽ. Chính những lúc đó Nguyễn Du mới viết ra Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương mới cất lên tiếng nói tố cáo xã hội và bên vực người phụ nữ. Thời Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông là thối nát chăng?
Cái xã hội phong kiến mà các em quơ đũa cả nắm đó có cha ông, tổ tiên chúng ta mấy ngàn đời. Cái xã hội phong kiến mà các em chửi là thối nát, suy tàn đó đã sinh ra những con người mẫu mực như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…Cái mà chúng ta vẫn tự hào là bản sắc văn hóa truyền thống, đạo đức và luân lí dân tộc mấy ngàn đời chẳng phải xuất phát từ tổ tiên, cha ông xa xưa sống trong thời phong kiến hay sao?
Chính tư tưởng của Khổng giáo đã sinh ra bậc đại Nho hết lòng vì dân vì nước như Nguyễn Trãi. Truyền thống yêu nước, thương người, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo cha mẹ, nề nếp gia phong, nhân nghĩa hòa hiếu…tất cả đều nằm trong những trang sử bắt mạch sâu xa từ thời phong kiến.
Học sinh viết những dòng văn như trên, khác nào các em phủi sạch hết toàn bộ những gì liên quan đến thời phong kiến vào chung một rọ tiêu cực. Chính vì trong tư duy các em tồn tại một định kiến nặng nề nên mới có lối viết như vậy.
Những ngộ nhận thường gặp…
Những ai có đọc qua sách vở thánh hiền Khổng – Mạnh, lật lại lịch sử dân tộc thì sẽ không có cái nhìn phiến diện theo chiều hướng đó. Nhưng ở lứa tuổi học đường, thì khó mà hi vọng các em lật lại sách vở Hán tự, đọc một cách kiên trì.
Thời nào đất nước cũng có lúc suy, lúc thịnh. Chế độ phong kiến về cơ bản chỉ đối lập với thời đại của chúng ta ở tính chất quân chủ của nó. Coi thiên hạ là của vua, không tôn trọng người phụ nữ, quyền lực tập trung vào giai cấp quan quyền – đó là hạn chế cơ bản của xã hội phong kiến so với thời đại dân chủ, bình đẳng ngày nay.
Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra cho cách mạng là đánh đổ tàn dư mục ruỗng của chế độ phong kiến, cụ thể là lúc nhà Nguyễn đã đến cùng kiệt suy tàn, bất lực, nhiễu nhương, chế độ quân chủ tập trung ruộng đất vào tay quan quyền, địa chủ áp bức người lao động. Họ cho rằng đánh đổ phong kiến là đánh đổ bọn địa chủ trước Cách mạng tháng Tám hèn nhược, bán nước bắt tay với kẻ thù đẩy người dân vào tình thế một cổ hai tròng. Nhưng liệu điều này có đúng? Xã hội Việt Nam ngày nay có khá hơn thời phong kiến? Điều này đáng để các học sinh, sinh viên suy nghĩ.
Đó lại chính là điểm dễ gây cho học sinh ngộ nhận nhất nếu các em không được kịp thời giải thích thỏa đáng. Học sinh thường cục bộ hiểu đánh đổ phong kiến là phủi sạch toàn bộ những gì liên quan tới nó. Trong tâm thức của các em sẽ mặc định rằng xã hội phong kiến là nguyên nhân của mọi bất công, là đối nghịch với cuộc sống tiến bộ ngày nay. Và cũng sẽ không xa lắm để các em đi đến suy nghĩ coi thường phủ nhận hết những giá trị luân lý truyền thống dân tộc, bởi vì chúng cũng xuất phát từ thời phong kiến. Ví dụ như các em cho rằng tam tòng, tứ đức là lề luật vô lý bức ép người phụ nữ.
Nho giáo gò bó người phụ nữ, làm cho bà Tú khổ, Hồ Xuân Hương uất ức, nhưng các em đâu bao giờ nghĩ rằng chính những cái gọi là tam tòng tứ đức đã góp phần làm nên diện mạo mẫu mực, những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay. Dù Nguyễn Du cho Kiều táo bạo xăm xăm băng lối vườn khuya một mình, nhưng khi Kim Trọng có chiều lả lơi, Kiều rất nghiêm túc từ chối: Đã cho vào bậc bố kinh – phận tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Chính Nho giáo chứ không ai khác đã dạy cho con phải kính sợ, hiếu thảo với cha mẹ, trò phải tôn thờ thầy, phụ nữ trở nên đoan chính, tiết hạnh. Điều đó là lỗi thời sao? Học sinh thời nay có bao nhiêu em lật lại kinh điển Nho giáo để biết rằng tất cả những đạo lý cao quí đó đều nằm trong Luận Ngữ?
Học sinh thường ít khi chịu khó phân biệt để nhận ra sự khác biệt của các khái niệm giữa chế độ phong kiến, xã hội phong kiến. Và thường đánh đồng hai khái niệm đó cùng chung một bản chất với Nho giáo. Chúng ta cứ mãi tự hào về cái gọi là đạo đức dân tộc, nhưng chúng ta chưa sòng phẳng thừa nhận những điều đó có mối quan hệ máu thịt không thể tách rời với tư tưởng Nho gia. Gần nửa thế kỉ trước, các chàng trai cô gái Trung Quốc được gọi là lực lượng Hồng vệ binh đã để lại vết xe đỗ đó.
Cần nhận thức đúng đắn
Bản thân môn văn, môn sử không có lỗi lầm trong chuyện này. Càng không thể đỗ lỗi cho những người thầy dạy văn, sử. Nhưng rõ ràng hai môn học này có liên quan trực tiếp đến nhận thức sống của học sinh. Lỗi không phải tại ai cả. Thực tiễn cuộc sống luôn phát sinh ra những vấn đề nằm ngoài ý muốn của chúng ta. Song, trước thực trạng giáo dục – mà giáo viên có thể thử cho học sinh mình viết bài để kiểm chứng – đã diễn ra những ngộ nhận nghiêm trọng. Biết đâu đó sẽ là một trong những nguyên nhân sâu xa của những câu chuyện đau lòng vẫn được phản ảnh hàng ngày trên các phương tiện truyền thông như cháu giết ông, trò đánh thầy, con khinh cha…
Ở Trung Quốc, cũng một phần vì cái định kiến nghiệt ngã kì thị xem thường Nho giáo và phong kiến mà sinh ra cuộc đại cách mạng văn hóa kéo dài 10 năm từ 1966 – 1976. Hậu quả là gần như toàn bộ những giá trị tinh thần thời phong kiến của Trung Hoa đều bị hư hại, sứt mẻ nghiêm trọng. Chuyện đó có khác gì thời Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết học trò. Rất may là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiêm túc thừa nhận sai lầm và khắc phục hậu quả. Bước sang thế kỉ XXI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu khôi phục lại vai trò của Khổng giáo sau gần một thế kỉ hắt hủi. Họ tuyên bố Tây học vi dụng, Trung học vi thể, nghĩa là xã hội chủ nghĩa mang sắc màu Trung Quốc, không gì khác chính là bản sắc văn hóa chính trị Nho giáo.
Những em học sinh ngày nay sẽ là những chủ nhân đất nước trong tương lai, nhìn nhận về văn hóa, truyền thống, lịch sử, quá khứ dân tộc một cách phiến diện như vậy thì nền văn hóa dân tộc mai này sẽ ra sao? Phải chăng các em sẽ chối bỏ, phủ nhận hết truyền thống, cội nguồn vì nó liên quan đến phong kiến, Nho giáo?
Ở lứa tuổi của học sinh vẫn chưa có khả năng để nhận thức những vấn đề sâu xa thuộc về văn hóa lịch sử một cách sòng phẳng. Có thể trong ý thức các em, không tồn tại cụ thể những suy nghĩ nghiêm trọng như thế. Đó gần như là một tất yếu bởi chính ngay những trí thức tân tiến Trung Quốc vào những năm 60, 70 còn mắc phải sai lầm trong nhận thức. Từ một nội dung chính đáng của bài học, nhưng vì suy nghĩ nông cạn, nóng vội, học sinh dễ đi đến ngộ nhận là điều khó tránh khỏi. Từ ngộ nhận này sẽ dẫn đến hàng loạt hiểu lầm khác.
Ngộ nhận đó không thuộc về ý thức. Nó tiềm tàng trong tâm thức khó phát hiện – một phương diện khác của nhân cách con người mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nếu không kịp thời loại trừ, nó có thể sẽ là nguyên nhân thúc đẩy, định hướng rất nhiều hành động tai hại khi các em trưởng thành. Thực trạng này rất bức thiết cần sự quan tâm, phát hiện của những người thầy và kịp thời đính chính, điều chỉnh nhận thức của các em cho đúng đắn. Làm được điều đó chính là chúng ta góp phần làm trong sáng hơn tâm hồn của học trò mình, đúng nghĩa là dạy các em làm người.
Khải Hoàng
© 2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
Những nhầm lẫn “chết người”TCPT số 44
LTCG (27.03.2011) – Môn văn, môn sử vinh dự được xã hội xem là môn học giáo dục tâm hồn cho học sinh. Nhưng đôi khi chúng ta vô tình lắng nghe học sinh bày tỏ chính kiến của mình về thế hệ cha ông, bỗng ta bất ngờ nhận ra: tư tưởng của các em vô tình bị nhiễm độc từ chính những môn mà xã hội tin tưởng rằng nó có thể dạy các em làm người.
Môn lịch sử dạy học sinh biết rằng một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng dân tộc dân chủ là đánh đổ phong kiến. Qua các bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương, Thương vợ của Trần Tế Xương học sinh hiểu được phần nào thân phận tủi nhục, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội thời xưa…
Kết quả là học sinh đinh ninh rằng xã hội phong kiến là đồng nghĩa với lỗi thời, xấu xa, bất công, thối nát, là nguyên nhân của mọi nỗi đau khổ ở người phụ nữ cần phải phủi sạch tận gốc rễ.
Nhưng nếu học sinh nào kết luận như vậy thì quả thực vô tình em đã trở thành kẻ quay lưng với đất nước mà chính bản thân các em cũng không biết. Đó là một sự nhầm lẫn gây ra nhiều hệ lụy tai hại.
Phong kiến chưa hẳn đã xấu
Chương trình Ngữ Văn lớp 11 thường hay có dạng đề kiểm tra sau: phân tích bài thơ Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương để nhìn thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ta sẽ bắt gặp rất phổ biến những giọng văn đại loại kiểu này của học sinh hoặc của các loại sách tham khảo giúp học tốt Ngữ văn: “Qua hai bài thơ Tự tình và Thương vợ cho ta thấy được tâm trạng cô đơn, và thân phận tủi nhục, hẩm hiu, cam chịu của người phụ nữ trong xã hội xưa. Chính xã hội phong kiến bất công thối nát, với những lề lối Nho giáo khắt khe nào là tam tòng, nào là tứ đức…đã chà đạp người phụ nữ, bóp chết khát vọng sống đẩy họ đến sự bế tắc, tuyệt vọng”.
Rồi các em lại trích ra các câu ca dao nhằm tố cáo xã hội phong kiến đã đẩy thân phận người phụ nữ vào tình trạng: Thân em như tấm lụa đào, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai; cái cò lặn lội bờ sông, gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non…
Dĩ nhiên chế độ phong kiến có những hạn chế của nó không thể chối cãi. Nhưng đường lối của cách mạng của Đảng chưa hẳn là hoàn toàn đúng đắn. Người học không thể nào từ đó mà đi đến kết luận thẳng thừng một cách hẹp hòi như vậy.
Nhưng còn một vế thứ hai không được diễn đạt ra câu chữ trong bất kì bài học nào, song nếu không nói thì học sinh cũng sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới. Đó là không phải cái gì của xã hội phong kiến cũng đều xấu xa, thối nát đáng bài trừ, vẫn còn những chuẩn mực đạo lý của thời xưa rất tốt đẹp còn giữ nguyên giá trị của nó trong thời đại ngày nay.
Lịch sử chế độ phong kiến nước ta kể từ khi Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán đến cuối nhà Nguyễn đã trải qua nhiều thăng trầm biến đổi. Đâu phải giai đoạn nào của xã hội phong kiến suốt cả ngàn năm cũng đều thối nát, suy tàn. Chỉ đến thế kỉ XVI, tình trạng cát cứ đàng trong, đàng ngoài, vua Lê chúa Trịnh và cuối nhà Nguyễn sự suy tàn, khủng hoảng mới thật sự bộc lộ mạnh mẽ. Chính những lúc đó Nguyễn Du mới viết ra Truyện Kiều, Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương mới cất lên tiếng nói tố cáo xã hội và bên vực người phụ nữ. Thời Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tông là thối nát chăng?
Cái xã hội phong kiến mà các em quơ đũa cả nắm đó có cha ông, tổ tiên chúng ta mấy ngàn đời. Cái xã hội phong kiến mà các em chửi là thối nát, suy tàn đó đã sinh ra những con người mẫu mực như Trần Quốc Tuấn, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Huệ, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh…Cái mà chúng ta vẫn tự hào là bản sắc văn hóa truyền thống, đạo đức và luân lí dân tộc mấy ngàn đời chẳng phải xuất phát từ tổ tiên, cha ông xa xưa sống trong thời phong kiến hay sao?
Chính tư tưởng của Khổng giáo đã sinh ra bậc đại Nho hết lòng vì dân vì nước như Nguyễn Trãi. Truyền thống yêu nước, thương người, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo cha mẹ, nề nếp gia phong, nhân nghĩa hòa hiếu…tất cả đều nằm trong những trang sử bắt mạch sâu xa từ thời phong kiến.
Học sinh viết những dòng văn như trên, khác nào các em phủi sạch hết toàn bộ những gì liên quan đến thời phong kiến vào chung một rọ tiêu cực. Chính vì trong tư duy các em tồn tại một định kiến nặng nề nên mới có lối viết như vậy.
Những ngộ nhận thường gặp…
Những ai có đọc qua sách vở thánh hiền Khổng – Mạnh, lật lại lịch sử dân tộc thì sẽ không có cái nhìn phiến diện theo chiều hướng đó. Nhưng ở lứa tuổi học đường, thì khó mà hi vọng các em lật lại sách vở Hán tự, đọc một cách kiên trì.
Thời nào đất nước cũng có lúc suy, lúc thịnh. Chế độ phong kiến về cơ bản chỉ đối lập với thời đại của chúng ta ở tính chất quân chủ của nó. Coi thiên hạ là của vua, không tôn trọng người phụ nữ, quyền lực tập trung vào giai cấp quan quyền – đó là hạn chế cơ bản của xã hội phong kiến so với thời đại dân chủ, bình đẳng ngày nay.
Cương lĩnh Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra cho cách mạng là đánh đổ tàn dư mục ruỗng của chế độ phong kiến, cụ thể là lúc nhà Nguyễn đã đến cùng kiệt suy tàn, bất lực, nhiễu nhương, chế độ quân chủ tập trung ruộng đất vào tay quan quyền, địa chủ áp bức người lao động. Họ cho rằng đánh đổ phong kiến là đánh đổ bọn địa chủ trước Cách mạng tháng Tám hèn nhược, bán nước bắt tay với kẻ thù đẩy người dân vào tình thế một cổ hai tròng. Nhưng liệu điều này có đúng? Xã hội Việt Nam ngày nay có khá hơn thời phong kiến? Điều này đáng để các học sinh, sinh viên suy nghĩ.
Đó lại chính là điểm dễ gây cho học sinh ngộ nhận nhất nếu các em không được kịp thời giải thích thỏa đáng. Học sinh thường cục bộ hiểu đánh đổ phong kiến là phủi sạch toàn bộ những gì liên quan tới nó. Trong tâm thức của các em sẽ mặc định rằng xã hội phong kiến là nguyên nhân của mọi bất công, là đối nghịch với cuộc sống tiến bộ ngày nay. Và cũng sẽ không xa lắm để các em đi đến suy nghĩ coi thường phủ nhận hết những giá trị luân lý truyền thống dân tộc, bởi vì chúng cũng xuất phát từ thời phong kiến. Ví dụ như các em cho rằng tam tòng, tứ đức là lề luật vô lý bức ép người phụ nữ.
Nho giáo gò bó người phụ nữ, làm cho bà Tú khổ, Hồ Xuân Hương uất ức, nhưng các em đâu bao giờ nghĩ rằng chính những cái gọi là tam tòng tứ đức đã góp phần làm nên diện mạo mẫu mực, những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam bao đời nay. Dù Nguyễn Du cho Kiều táo bạo xăm xăm băng lối vườn khuya một mình, nhưng khi Kim Trọng có chiều lả lơi, Kiều rất nghiêm túc từ chối: Đã cho vào bậc bố kinh – phận tòng phu lấy chữ trinh làm đầu.
Chính Nho giáo chứ không ai khác đã dạy cho con phải kính sợ, hiếu thảo với cha mẹ, trò phải tôn thờ thầy, phụ nữ trở nên đoan chính, tiết hạnh. Điều đó là lỗi thời sao? Học sinh thời nay có bao nhiêu em lật lại kinh điển Nho giáo để biết rằng tất cả những đạo lý cao quí đó đều nằm trong Luận Ngữ?
Học sinh thường ít khi chịu khó phân biệt để nhận ra sự khác biệt của các khái niệm giữa chế độ phong kiến, xã hội phong kiến. Và thường đánh đồng hai khái niệm đó cùng chung một bản chất với Nho giáo. Chúng ta cứ mãi tự hào về cái gọi là đạo đức dân tộc, nhưng chúng ta chưa sòng phẳng thừa nhận những điều đó có mối quan hệ máu thịt không thể tách rời với tư tưởng Nho gia. Gần nửa thế kỉ trước, các chàng trai cô gái Trung Quốc được gọi là lực lượng Hồng vệ binh đã để lại vết xe đỗ đó.
Cần nhận thức đúng đắn
Bản thân môn văn, môn sử không có lỗi lầm trong chuyện này. Càng không thể đỗ lỗi cho những người thầy dạy văn, sử. Nhưng rõ ràng hai môn học này có liên quan trực tiếp đến nhận thức sống của học sinh. Lỗi không phải tại ai cả. Thực tiễn cuộc sống luôn phát sinh ra những vấn đề nằm ngoài ý muốn của chúng ta. Song, trước thực trạng giáo dục – mà giáo viên có thể thử cho học sinh mình viết bài để kiểm chứng – đã diễn ra những ngộ nhận nghiêm trọng. Biết đâu đó sẽ là một trong những nguyên nhân sâu xa của những câu chuyện đau lòng vẫn được phản ảnh hàng ngày trên các phương tiện truyền thông như cháu giết ông, trò đánh thầy, con khinh cha…
Ở Trung Quốc, cũng một phần vì cái định kiến nghiệt ngã kì thị xem thường Nho giáo và phong kiến mà sinh ra cuộc đại cách mạng văn hóa kéo dài 10 năm từ 1966 – 1976. Hậu quả là gần như toàn bộ những giá trị tinh thần thời phong kiến của Trung Hoa đều bị hư hại, sứt mẻ nghiêm trọng. Chuyện đó có khác gì thời Tần Thủy Hoàng đốt sách, giết học trò. Rất may là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã nghiêm túc thừa nhận sai lầm và khắc phục hậu quả. Bước sang thế kỉ XXI, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu khôi phục lại vai trò của Khổng giáo sau gần một thế kỉ hắt hủi. Họ tuyên bố Tây học vi dụng, Trung học vi thể, nghĩa là xã hội chủ nghĩa mang sắc màu Trung Quốc, không gì khác chính là bản sắc văn hóa chính trị Nho giáo.
Những em học sinh ngày nay sẽ là những chủ nhân đất nước trong tương lai, nhìn nhận về văn hóa, truyền thống, lịch sử, quá khứ dân tộc một cách phiến diện như vậy thì nền văn hóa dân tộc mai này sẽ ra sao? Phải chăng các em sẽ chối bỏ, phủ nhận hết truyền thống, cội nguồn vì nó liên quan đến phong kiến, Nho giáo?
Ở lứa tuổi của học sinh vẫn chưa có khả năng để nhận thức những vấn đề sâu xa thuộc về văn hóa lịch sử một cách sòng phẳng. Có thể trong ý thức các em, không tồn tại cụ thể những suy nghĩ nghiêm trọng như thế. Đó gần như là một tất yếu bởi chính ngay những trí thức tân tiến Trung Quốc vào những năm 60, 70 còn mắc phải sai lầm trong nhận thức. Từ một nội dung chính đáng của bài học, nhưng vì suy nghĩ nông cạn, nóng vội, học sinh dễ đi đến ngộ nhận là điều khó tránh khỏi. Từ ngộ nhận này sẽ dẫn đến hàng loạt hiểu lầm khác.
Ngộ nhận đó không thuộc về ý thức. Nó tiềm tàng trong tâm thức khó phát hiện – một phương diện khác của nhân cách con người mà Carl Gustav Jung gọi là vô thức tập thể. Nhưng nếu không kịp thời loại trừ, nó có thể sẽ là nguyên nhân thúc đẩy, định hướng rất nhiều hành động tai hại khi các em trưởng thành. Thực trạng này rất bức thiết cần sự quan tâm, phát hiện của những người thầy và kịp thời đính chính, điều chỉnh nhận thức của các em cho đúng đắn. Làm được điều đó chính là chúng ta góp phần làm trong sáng hơn tâm hồn của học trò mình, đúng nghĩa là dạy các em làm người.
Khải Hoàng
© 2011 Tạp chí Thanh niên PHÍA TRƯỚC
Niên biểu lịch sử Việt Nam