[COLOR="rgb(139, 0, 0)"]Đời lính
Đăng ngày: 21:55 11-01-2011
Thư mục: chừ mới kể
Chừ mới kể…
Tách khỏi đường dây 559. đoàn 1137 chúng tôi xuống Đồng bằng. Từ đây tên binh trạm không gọi theo số nữa mà gọi theo tên của trưởng trạm. Như trạm Dân, trạm Lập…Hay như trạm 6 cô ( vì trạm này do 6 nữ giao liên đảm nhiệm )… Nó là hệ thống đường nhánh ngang giao liên về phía đông, dọc theo trục đường huyền thoại HCM.
Cung đường giải phóng chỉ bằng một nửa cung đường Binh trạm. Do vậy một ngày hành quân lúc này thường chúng tôi vượt hai trạm.
Về Đông đường, nghĩa là chấm dứt chuỗi ngày hành quân liên miên 8 ngày đi, 1 ngày nghĩ … là cái nóng thiêu đốt cháy cổ của tây dãy Trường Sơn, Là cả tháng mưa rừng lê thê, tầm tã lạnh đói qua mảnh đất Quảng Nam…Thèm mái nhà ấm cúng, bếp lửa quây quần sum họp cả gia đình…
Trải qua những năm tháng đời lính tôi mới nghiệm ra : Nó là Trường Đại học đời. Một khi đã trải nghiêm qua nó. Tin chắc không một khó khăn trở ngại nào có thể làm chùng bước chân đi tới của bạn. Nói vậy thôi vì có thể bạn lại bị “ hòa tan trong ly nước đường ” ???
Đời lính là gian khổ, nhưng những gì mà người lính chúng tôi đã trải nghiệm qua năm tháng chiến tranh ấy nhiều khi nghĩ lại không biết vì lí gì mà chúng tôi lại vượt qua được…
Những ngày đầu tiên “…xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ ” mình có cảm giác rảnh rỗi ngồi kể cả tháng không hết truyện, hơn 3 tháng hành quân gian khổ chồng lên gian khổ liên miên, bất tận…thì viết cả năm không hết chuyện. Chỉ hành quân gần 4 tháng vào chiến trường đã đánh gục hơn một nữa quân số đơn vị. Những lính cậu Hải Phòng. Tiểu đội 7 chúng tôi khi bàn giao cho quân giải phóng còn đúng 4 tên....
Lính tráng rất sòng phẳng
Tôi có 4 năm.11 tháng, 25 ngày mặc áo lính. Từng không tập trung theo mệnh lệnh động viên của khu đội. Tổ dân phố vác loa kêu mấy lần. Ba tôi nói tùy con quyết định.
Má và các em tôi sơ tán lên Hà Bắc nơi XN dược phẩm làm việc. Hai bố con ở lại Hải phòng đi làm, chăm sóc, nương tựa nhau dưới bầu trời lửa đạn. Mình đi rồi còn một mình Ba, lúc đau ốm…sao đây? Sau thấy phiền quá, nhất là cho ông già, Tôi quyết định nhập ngũ.
Ba tôi căn dặn: Không mong con làm vương, thành tướng gì, miễn mang được cái “ cái gáo ” về là mừng. Lần chia tay Em kề tôi lên đường không biết Ông có dặn vậy mà ra đi tận ngày ấy, chừ vẫn chưa về. Thêm vết thương đau mãi cắt lòng.
Tập trung khu đội làm lễ chia tay. Tân binh lần lượt lên ký tên vào lá cờ Giải phóng trải to như cái chiếu. Kiểu như khách ký lưu niệm bỏ tiền mừng đám cưới bây giờ. Còn chúng tôi ký : những giọt máu đời mình
Mấy tháng huấn luyện trên Yên Tử, bắn đến bài lỗ châu mai, ném lựu đạn thật…là lên đường vào Chiến trường
Ở lính có một đơn vị mang mật danh 19 – là nơi thu gom lính không ra trận. Vào đường dây XHCN cũng có đơn vị này. Đạị khái là đơn vị cải tạo lính. Mỗi sáng tập trung trước ngày lao động tất cả phải đồng thanh hô to : Ai cũng đào ngũ như tôi thì mất nước.
Kể cũng lạ. Năm 74 được cho: “ ra Bắc điều trị lâu dài ”. Ở Đoàn an dưỡng có nghị quyết – Nghi quyết Đảng hẳn hoi : Không ra quân, ở lại là ăn bám xã hội, là có tội với… Tổ quốc. Một chỉ tiêu xây dựng : sau mấy tháng An dưỡng, điều trị, lính tráng tự liên hệ tìm việc làm.. phải chuyển ngành, phục viên … Nghĩa là phải ra quân.
Thế đấy. Không nhập ngũ có tội với Tổ quốc. Thương tật ...không ra quân lại cũng: có tội với Tổ Quốc. Sao mà lắm tội thế ?.....
Hành quân theo: … Cái nồi
Biên chế đủ xoong nồi cho tiểu đội hành quân vào chiến trường là một bộ 3 cái xoong nhôm. Lớn nhất xoong 12, chuyên nấu cơm, nước uống. gọi xoong 12 vì nó nấu hết 12 bát B52 gạo- cỡ 24 bơ sữa bò.( Bát B52 là loại bát sắt tráng men nhôm... Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi ).
Vào Nam loại bát này bị lính tẩy chay không ngồi cùng mâm. Cơm độn mì lát , khoai phơi khô.. mỗi bữa hai sét chén nhỏ. Gặp phải đứa tham ăn, chén đầu tiên nó ém đầy cái bát nớ thì những đứa sau...chỉ còn ngó cái đáy thau. Nói vui vậy thôi chứ chung chiến hào, máu sương còn chia sớt xá gì miếng ăn. Quăng bát B52, chẳng thà ăn gáo dừa hòa chung đời lính
Xoong 5 dùng để nấu canh. Xoong 3 để kho…
Bài bản như vậy xong cũng chỉ được mươi ngày đầu.
Chúng tôi bắt đầu lội bộ từ trạm 5 Trường Sơn( quê Bọ thì phải!). Quân tư trang, súng đạn.. trên người thường khoảng 30 kg. Nặng nhất là những ngày đầu nhận gao. Hai tay khoanh trước ngực, Ba lô như thớt đá kéo ngược người lại phía sau, đầu cổ rướn tới trước như cái cổ rùa lầm lũi bước…
Càng đi càng rơi rụng. Đầu tiên còn khiêng vô trạm làm thủ tục bàn giao gửi lại Giao liên, sau đuối quá chiều thu quân thiếu lính thì tin chắc nó đã nằm lại .Thu dung tiểu đoàn. Thu dung Đại đội, thậm chí Trung đội cũng thu không xuể.
Chưa chết đâu! Nó đuối sức nằm lại đâu đó thôi.
Đuối về sức cũng có. Đuối về tinh thần cũng có.
Năm năm có lẻ đời lính… một trong nhiều nỗi lo, sợ đối với tôi là lạc đơn vị.
Một rừng trắng truyền đơn, máy bay gọi loa chiêu hồi:
Các bạn cán binh Bắc Việt xuôi về phía đông theo dòng sông này sẽ..…
Lính nằm lại. Xoong nồi cũng nằm lại ..theo lính
Có Tiểu đội chiều gom quân không còn có đến một cái xoong để nấu ăn
Tiểu đội chúng tôi còn lại Định, Đức, tôi a trưởng và Thắng a phó giữ được một cái xoong. Kết nạp thêm Tâm tiểu đội 8, Anh Mão B phó là 6 người.
Không nhập ngũ thì thôi. Đã là lính rồi thì quyết không thua kém ai. Quyết tâm như vậy nên chỉ mấy tháng huấn luyện, từ binh nhất tôi được phong dần lên hạ sĩ – Tiểu đội trưởng, Kết nạp Đảng trên đường ra chiến trường. Nhưng rồi cũng bị gọi lên khiển trách vì: ..không đảm bảo được quân số tiểu đội. Mang cái thân mình thôi nhiều khi còn không nổi. Làm sao kéo cả một tiểu đội - 12 con người. Chỉ biết tự nhủ trong lòng một câu điệp khúc : Cố lên. Cố lên đừng gục xuống nhé
Rung rinh… vai trò đảng viên dự bị trong thử thách.
Nói thêm một chút về : Đảng viên dự bị.
Khi vào lính, mình đang là Công nhân cơ điện của XN Z21. Cục VT Đường biển Hải Phòng. Mình vào Đảng ngay tại trạm đầu tiên của Binh trạm 559. thời gian dự bị 12 tháng. Tuổi Đảng bây giờ tính để cấp huy hiệu 30 – 40 năm tuổi Đảng lại trừ 12 tháng dự bị này ra !
Gãi đầu tự hỏi.
- Ừ nhỉ. Mười hai tháng dự bị ấy mình thuộc loại vô chính phủ răng ? Vì nỏ đoàn mà cụng can Đảng ?! ?!
Chiến trường thiếu lính nên bộ khung huấn luyện phải san sẻ. Hay phép dùng binh : dùng lính Hải phòng trị lính Hải phòng không biết nữa ?
Sáu người chia ra hai nhóm. Nhóm đi trước chon những anh khỏe , lanh lợi hơn chút… Thực ra vào đến được đây đứa nào cũng đứt hơi cả rồi. Nhóm này có nhiệm vụ theo đội hình hành quân đơn vị , đến bãi khách nhận vị trí, căng tăng mắc võng, lúc khó khăn này càng phải nương tựa vào nhau. Phải dựng được hai khung mắc võng đủ cho 6 người. quây quần lại với nhau tìm hơi ấm. Một công việc cực kỳ quan trọng là phải tìm cho được củi nấu ăn. Khiêng nước…Củi như rừng, nhưng bãi khách ngày nào cũng có đoàn ra vào, năm này qua năm khác thì củi mãi rồi cũng thành của hiếm. Có những bữa cơm nấu hầu như bằng quai dép cao su, mặt nạ phòng độc.. Vung cơm mở ra bay toàn mùi cau su cháy, mặt trên nồi cơm khói ám vàng màu nghệ. Không sao ăn tuốt, có được cơm ăn đã là quý lắm rồi. Nhóm đi sau yếu hơn một chút có nhiệm vụ “ tụt tạt ” vệ đường, ven suối kiếm rau củ cải thiện cho bữa ăn… một nắm rau nấm rừng, vài con ốc suối, thân hoa chuối…Nghĩa là tươi một chút cho đỡ sót ruột, độn thêm vào bao tử….
Dì dì thì tất cả công việc ấy… phải hoàn thành trước tối. Đêm rừng đen kịt còn hơn đêm 30 Tết, chỉ còn ánh lân tinh xanh lét của củi mục…giun dế, ỉ on. Muốn đi đâu phải lấy khúc củi cháy dở quơ quơ tìm lối
Thường đến bãi khách trời đã chạng vạng chiều. Kinh nghiệm hành quân, cứ ngửi thấy mùi c..t là biết bãi khách gần lắm rồi. Mệt đứt hơi chỉ muốn quăng ba lô nằm lăn ra nghỉ. Nhưng không được, cứ theo nhiệm vụ, biết ý nhau chia ra hối hả mà làm. Trong vòng một tiếng phải xong cơm vắt, nước cho ngày mai hành quân tiếp…rồi mới đến bữa cơm chiều. Chiều nay ai được trút gạo trước… cũng là việc cân nhắc, ưu tiên người yếu trước, khỏe sau và… mình thường trút gạo sau cùng. Đầu tầu gương mẫu thì anh em mới phục, nghe theo.
Đảng viên ngày nay yếu mục này dù vẫn được thường xuyên kiểm điểm phê – tự phê. he he
Vài bát gạo hơn kg chứ mấy nhưng đối với chúng tôi lúc này nặng như hàng yến, hàng tạ. Mỗi lần nghĩ nhận gạo là lục lại ba lô. Cái gì không thiết thực là quăng . Đâu tiên là áo đông xuân, chăn chiên,sổ lưu niệm… đến ngay cả thư người yêu cũng phải tần ngần trôi theo dòng suối. Võng bạt rộng 1,2m rọc bớt còn sao vừa lưng không rớt xuống đất là được....Gạo nhận theo bao tịnh 50 kg, vận chuyển từ Bắc vào. Những cung đường máu lửa, đạn bom thấm máu anh em vận tải nên hư hao không đủ. Trải nilon ra lường xem thực nhận lần này bao nhiêu bát? Chia cho tám ngày , lại phải dành ra 1 bát gói kỹ dưới đáy balo phòng khi tắc đường,lũ suối...nhỡ gạo.
Năng lượng nạp vào chỉ có cơm và ruốc mặn. Cơm cũng không no, bữa sống bữa nhão
nên người háo lắm...
Nước đóng bình ton, cơm vắt ngày mai nấu trước. Xong mới đến cơm ăn. Lính tráng đói cứ đòi ăn trước. Vắt sau. Chớ dại. Lưng bụng lính lỉnh, tham gia cơm vắt hơi bị khó…mình lại vất vả. Kiên định nập trường thôi dù bụng mình cũng réo gọi, nước miếng tứa ra khi khói cơm bốc lên. Dễ bị chiêu hồi lắm.
Một khi đã lửng bụng, Chỉ muốn lăn ra ngủ. Vả lại: một bụng cơm cộng nước hơi sức đâu mà thổi lửa...Củi đuốc lem nhem, nấu được bữa cơm mất bao nhiêu phần công lực ra sức thổi quạt
Gạo bọc thép.
Những ai đã từng đứng chân trên đất Ba tơ – Quãng Ngữa những năm tháng gian khổ đánh Mỹ chắc không bao nào quên loại gạo “ bọc thép “ của đồng bào dân tộc Hre nuôi bộ đội Giải phóng. Nó là loại lúa rẫy, hạt thóc tròn to như hạt lúa nếp ngoài Bắc nhưng hạt gạo màu tim tím như nếp cẩm.
…Ề ê ê . Cắc cùm cum . Đến rồi đây mắc võng đùng đưa. Giã gạo ban đêm ngày còn chạy “ Tầu gầy ”…
( Lính nhại lời bài : Tiếng chày trên sóc Bombo. Tầu gầy là loại máy bay trực thăng vũ trang từng gây nhiều nhiều khó khăn cho Ta những năm đó).
Đất rẫy hồi đó còn màu mỡ lắm, khi nào vắng máy bay ta tranh thủ sản xuất tăng gia. Lúa rẫy khi già thường suốt tay bỏ thẳng vô gùi chứ không gặt hái như ngoài Bắc, có lẽ vì ít và luôn linh hoạt trốn tránh máy bay. Thu hoạch như vậy, lại không có điều kiện phơi phong nên muốn làm ra gạo phải rang lúa lên rồi bỏ vô cối gỗ choọc, hai ba cô gái Hre vây quanh cối lúa lấy sức xuống chày, đặc biệt ngực lại để trần. Bụng đói nhưng trước cái cảnh hữa tình ấy khiến lính cũng thấy nao lòng. Trồng chĩa như vậy, làm ra hạt gạo cực như vậy nhưng được bao nhiêu là góp gạo nuôi quân. Thế mới biết lòng dân khi ấy tin tưởng Cách mạng, tin tưởng Cụ Hồ lớn đến thế nào !
Bộ đội cực khổ. Đồng bào cũng cứ…t kh…ô ( nói nhại tiếng đồng bào dân tộc )
Thứ gạo làm ra từ cách rang thóc lên giã nấu cơm ít nở, phải già lửa sôi lâu lâu một chút, củi rừng thiếu chi. Cơm gạo nớ nhai với muối mè ngon tứa nước miếng luôn. Hiềm một nỗi khi …thải ra còn nguyên cái vỏ lụa không tan được, dạng vỏ lụa kitin như bắp hầm chưa đãi ấy .
Đó chính là lý do quân giải phóng đặt tên cho loại gạo này : Gạo bọc thép
Nói vậy thôi những năm tháng đó cái bụng được no là hạnh phúc lớn nhất mà ai cũng ước ao mong mỏi.[/COLOR]
Đăng ngày: 21:55 11-01-2011
Thư mục: chừ mới kể
Chừ mới kể…
Tách khỏi đường dây 559. đoàn 1137 chúng tôi xuống Đồng bằng. Từ đây tên binh trạm không gọi theo số nữa mà gọi theo tên của trưởng trạm. Như trạm Dân, trạm Lập…Hay như trạm 6 cô ( vì trạm này do 6 nữ giao liên đảm nhiệm )… Nó là hệ thống đường nhánh ngang giao liên về phía đông, dọc theo trục đường huyền thoại HCM.
Cung đường giải phóng chỉ bằng một nửa cung đường Binh trạm. Do vậy một ngày hành quân lúc này thường chúng tôi vượt hai trạm.
Về Đông đường, nghĩa là chấm dứt chuỗi ngày hành quân liên miên 8 ngày đi, 1 ngày nghĩ … là cái nóng thiêu đốt cháy cổ của tây dãy Trường Sơn, Là cả tháng mưa rừng lê thê, tầm tã lạnh đói qua mảnh đất Quảng Nam…Thèm mái nhà ấm cúng, bếp lửa quây quần sum họp cả gia đình…
Trải qua những năm tháng đời lính tôi mới nghiệm ra : Nó là Trường Đại học đời. Một khi đã trải nghiêm qua nó. Tin chắc không một khó khăn trở ngại nào có thể làm chùng bước chân đi tới của bạn. Nói vậy thôi vì có thể bạn lại bị “ hòa tan trong ly nước đường ” ???
Đời lính là gian khổ, nhưng những gì mà người lính chúng tôi đã trải nghiệm qua năm tháng chiến tranh ấy nhiều khi nghĩ lại không biết vì lí gì mà chúng tôi lại vượt qua được…
Những ngày đầu tiên “…xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ ” mình có cảm giác rảnh rỗi ngồi kể cả tháng không hết truyện, hơn 3 tháng hành quân gian khổ chồng lên gian khổ liên miên, bất tận…thì viết cả năm không hết chuyện. Chỉ hành quân gần 4 tháng vào chiến trường đã đánh gục hơn một nữa quân số đơn vị. Những lính cậu Hải Phòng. Tiểu đội 7 chúng tôi khi bàn giao cho quân giải phóng còn đúng 4 tên....
Lính tráng rất sòng phẳng
Tôi có 4 năm.11 tháng, 25 ngày mặc áo lính. Từng không tập trung theo mệnh lệnh động viên của khu đội. Tổ dân phố vác loa kêu mấy lần. Ba tôi nói tùy con quyết định.
Má và các em tôi sơ tán lên Hà Bắc nơi XN dược phẩm làm việc. Hai bố con ở lại Hải phòng đi làm, chăm sóc, nương tựa nhau dưới bầu trời lửa đạn. Mình đi rồi còn một mình Ba, lúc đau ốm…sao đây? Sau thấy phiền quá, nhất là cho ông già, Tôi quyết định nhập ngũ.
Ba tôi căn dặn: Không mong con làm vương, thành tướng gì, miễn mang được cái “ cái gáo ” về là mừng. Lần chia tay Em kề tôi lên đường không biết Ông có dặn vậy mà ra đi tận ngày ấy, chừ vẫn chưa về. Thêm vết thương đau mãi cắt lòng.
Tập trung khu đội làm lễ chia tay. Tân binh lần lượt lên ký tên vào lá cờ Giải phóng trải to như cái chiếu. Kiểu như khách ký lưu niệm bỏ tiền mừng đám cưới bây giờ. Còn chúng tôi ký : những giọt máu đời mình
Mấy tháng huấn luyện trên Yên Tử, bắn đến bài lỗ châu mai, ném lựu đạn thật…là lên đường vào Chiến trường
Ở lính có một đơn vị mang mật danh 19 – là nơi thu gom lính không ra trận. Vào đường dây XHCN cũng có đơn vị này. Đạị khái là đơn vị cải tạo lính. Mỗi sáng tập trung trước ngày lao động tất cả phải đồng thanh hô to : Ai cũng đào ngũ như tôi thì mất nước.
Kể cũng lạ. Năm 74 được cho: “ ra Bắc điều trị lâu dài ”. Ở Đoàn an dưỡng có nghị quyết – Nghi quyết Đảng hẳn hoi : Không ra quân, ở lại là ăn bám xã hội, là có tội với… Tổ quốc. Một chỉ tiêu xây dựng : sau mấy tháng An dưỡng, điều trị, lính tráng tự liên hệ tìm việc làm.. phải chuyển ngành, phục viên … Nghĩa là phải ra quân.
Thế đấy. Không nhập ngũ có tội với Tổ quốc. Thương tật ...không ra quân lại cũng: có tội với Tổ Quốc. Sao mà lắm tội thế ?.....
Hành quân theo: … Cái nồi
Biên chế đủ xoong nồi cho tiểu đội hành quân vào chiến trường là một bộ 3 cái xoong nhôm. Lớn nhất xoong 12, chuyên nấu cơm, nước uống. gọi xoong 12 vì nó nấu hết 12 bát B52 gạo- cỡ 24 bơ sữa bò.( Bát B52 là loại bát sắt tráng men nhôm... Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi ).
Vào Nam loại bát này bị lính tẩy chay không ngồi cùng mâm. Cơm độn mì lát , khoai phơi khô.. mỗi bữa hai sét chén nhỏ. Gặp phải đứa tham ăn, chén đầu tiên nó ém đầy cái bát nớ thì những đứa sau...chỉ còn ngó cái đáy thau. Nói vui vậy thôi chứ chung chiến hào, máu sương còn chia sớt xá gì miếng ăn. Quăng bát B52, chẳng thà ăn gáo dừa hòa chung đời lính
Xoong 5 dùng để nấu canh. Xoong 3 để kho…
Bài bản như vậy xong cũng chỉ được mươi ngày đầu.
Chúng tôi bắt đầu lội bộ từ trạm 5 Trường Sơn( quê Bọ thì phải!). Quân tư trang, súng đạn.. trên người thường khoảng 30 kg. Nặng nhất là những ngày đầu nhận gao. Hai tay khoanh trước ngực, Ba lô như thớt đá kéo ngược người lại phía sau, đầu cổ rướn tới trước như cái cổ rùa lầm lũi bước…
Càng đi càng rơi rụng. Đầu tiên còn khiêng vô trạm làm thủ tục bàn giao gửi lại Giao liên, sau đuối quá chiều thu quân thiếu lính thì tin chắc nó đã nằm lại .Thu dung tiểu đoàn. Thu dung Đại đội, thậm chí Trung đội cũng thu không xuể.
Chưa chết đâu! Nó đuối sức nằm lại đâu đó thôi.
Đuối về sức cũng có. Đuối về tinh thần cũng có.
Năm năm có lẻ đời lính… một trong nhiều nỗi lo, sợ đối với tôi là lạc đơn vị.
Một rừng trắng truyền đơn, máy bay gọi loa chiêu hồi:
Các bạn cán binh Bắc Việt xuôi về phía đông theo dòng sông này sẽ..…
Lính nằm lại. Xoong nồi cũng nằm lại ..theo lính
Có Tiểu đội chiều gom quân không còn có đến một cái xoong để nấu ăn
Tiểu đội chúng tôi còn lại Định, Đức, tôi a trưởng và Thắng a phó giữ được một cái xoong. Kết nạp thêm Tâm tiểu đội 8, Anh Mão B phó là 6 người.
Không nhập ngũ thì thôi. Đã là lính rồi thì quyết không thua kém ai. Quyết tâm như vậy nên chỉ mấy tháng huấn luyện, từ binh nhất tôi được phong dần lên hạ sĩ – Tiểu đội trưởng, Kết nạp Đảng trên đường ra chiến trường. Nhưng rồi cũng bị gọi lên khiển trách vì: ..không đảm bảo được quân số tiểu đội. Mang cái thân mình thôi nhiều khi còn không nổi. Làm sao kéo cả một tiểu đội - 12 con người. Chỉ biết tự nhủ trong lòng một câu điệp khúc : Cố lên. Cố lên đừng gục xuống nhé
Rung rinh… vai trò đảng viên dự bị trong thử thách.
Nói thêm một chút về : Đảng viên dự bị.
Khi vào lính, mình đang là Công nhân cơ điện của XN Z21. Cục VT Đường biển Hải Phòng. Mình vào Đảng ngay tại trạm đầu tiên của Binh trạm 559. thời gian dự bị 12 tháng. Tuổi Đảng bây giờ tính để cấp huy hiệu 30 – 40 năm tuổi Đảng lại trừ 12 tháng dự bị này ra !
Gãi đầu tự hỏi.
- Ừ nhỉ. Mười hai tháng dự bị ấy mình thuộc loại vô chính phủ răng ? Vì nỏ đoàn mà cụng can Đảng ?! ?!
Chiến trường thiếu lính nên bộ khung huấn luyện phải san sẻ. Hay phép dùng binh : dùng lính Hải phòng trị lính Hải phòng không biết nữa ?
Sáu người chia ra hai nhóm. Nhóm đi trước chon những anh khỏe , lanh lợi hơn chút… Thực ra vào đến được đây đứa nào cũng đứt hơi cả rồi. Nhóm này có nhiệm vụ theo đội hình hành quân đơn vị , đến bãi khách nhận vị trí, căng tăng mắc võng, lúc khó khăn này càng phải nương tựa vào nhau. Phải dựng được hai khung mắc võng đủ cho 6 người. quây quần lại với nhau tìm hơi ấm. Một công việc cực kỳ quan trọng là phải tìm cho được củi nấu ăn. Khiêng nước…Củi như rừng, nhưng bãi khách ngày nào cũng có đoàn ra vào, năm này qua năm khác thì củi mãi rồi cũng thành của hiếm. Có những bữa cơm nấu hầu như bằng quai dép cao su, mặt nạ phòng độc.. Vung cơm mở ra bay toàn mùi cau su cháy, mặt trên nồi cơm khói ám vàng màu nghệ. Không sao ăn tuốt, có được cơm ăn đã là quý lắm rồi. Nhóm đi sau yếu hơn một chút có nhiệm vụ “ tụt tạt ” vệ đường, ven suối kiếm rau củ cải thiện cho bữa ăn… một nắm rau nấm rừng, vài con ốc suối, thân hoa chuối…Nghĩa là tươi một chút cho đỡ sót ruột, độn thêm vào bao tử….
Dì dì thì tất cả công việc ấy… phải hoàn thành trước tối. Đêm rừng đen kịt còn hơn đêm 30 Tết, chỉ còn ánh lân tinh xanh lét của củi mục…giun dế, ỉ on. Muốn đi đâu phải lấy khúc củi cháy dở quơ quơ tìm lối
Thường đến bãi khách trời đã chạng vạng chiều. Kinh nghiệm hành quân, cứ ngửi thấy mùi c..t là biết bãi khách gần lắm rồi. Mệt đứt hơi chỉ muốn quăng ba lô nằm lăn ra nghỉ. Nhưng không được, cứ theo nhiệm vụ, biết ý nhau chia ra hối hả mà làm. Trong vòng một tiếng phải xong cơm vắt, nước cho ngày mai hành quân tiếp…rồi mới đến bữa cơm chiều. Chiều nay ai được trút gạo trước… cũng là việc cân nhắc, ưu tiên người yếu trước, khỏe sau và… mình thường trút gạo sau cùng. Đầu tầu gương mẫu thì anh em mới phục, nghe theo.
Đảng viên ngày nay yếu mục này dù vẫn được thường xuyên kiểm điểm phê – tự phê. he he
Vài bát gạo hơn kg chứ mấy nhưng đối với chúng tôi lúc này nặng như hàng yến, hàng tạ. Mỗi lần nghĩ nhận gạo là lục lại ba lô. Cái gì không thiết thực là quăng . Đâu tiên là áo đông xuân, chăn chiên,sổ lưu niệm… đến ngay cả thư người yêu cũng phải tần ngần trôi theo dòng suối. Võng bạt rộng 1,2m rọc bớt còn sao vừa lưng không rớt xuống đất là được....Gạo nhận theo bao tịnh 50 kg, vận chuyển từ Bắc vào. Những cung đường máu lửa, đạn bom thấm máu anh em vận tải nên hư hao không đủ. Trải nilon ra lường xem thực nhận lần này bao nhiêu bát? Chia cho tám ngày , lại phải dành ra 1 bát gói kỹ dưới đáy balo phòng khi tắc đường,lũ suối...nhỡ gạo.
Năng lượng nạp vào chỉ có cơm và ruốc mặn. Cơm cũng không no, bữa sống bữa nhão
nên người háo lắm...
Nước đóng bình ton, cơm vắt ngày mai nấu trước. Xong mới đến cơm ăn. Lính tráng đói cứ đòi ăn trước. Vắt sau. Chớ dại. Lưng bụng lính lỉnh, tham gia cơm vắt hơi bị khó…mình lại vất vả. Kiên định nập trường thôi dù bụng mình cũng réo gọi, nước miếng tứa ra khi khói cơm bốc lên. Dễ bị chiêu hồi lắm.
Một khi đã lửng bụng, Chỉ muốn lăn ra ngủ. Vả lại: một bụng cơm cộng nước hơi sức đâu mà thổi lửa...Củi đuốc lem nhem, nấu được bữa cơm mất bao nhiêu phần công lực ra sức thổi quạt
Gạo bọc thép.
Những ai đã từng đứng chân trên đất Ba tơ – Quãng Ngữa những năm tháng gian khổ đánh Mỹ chắc không bao nào quên loại gạo “ bọc thép “ của đồng bào dân tộc Hre nuôi bộ đội Giải phóng. Nó là loại lúa rẫy, hạt thóc tròn to như hạt lúa nếp ngoài Bắc nhưng hạt gạo màu tim tím như nếp cẩm.
…Ề ê ê . Cắc cùm cum . Đến rồi đây mắc võng đùng đưa. Giã gạo ban đêm ngày còn chạy “ Tầu gầy ”…
( Lính nhại lời bài : Tiếng chày trên sóc Bombo. Tầu gầy là loại máy bay trực thăng vũ trang từng gây nhiều nhiều khó khăn cho Ta những năm đó).
Đất rẫy hồi đó còn màu mỡ lắm, khi nào vắng máy bay ta tranh thủ sản xuất tăng gia. Lúa rẫy khi già thường suốt tay bỏ thẳng vô gùi chứ không gặt hái như ngoài Bắc, có lẽ vì ít và luôn linh hoạt trốn tránh máy bay. Thu hoạch như vậy, lại không có điều kiện phơi phong nên muốn làm ra gạo phải rang lúa lên rồi bỏ vô cối gỗ choọc, hai ba cô gái Hre vây quanh cối lúa lấy sức xuống chày, đặc biệt ngực lại để trần. Bụng đói nhưng trước cái cảnh hữa tình ấy khiến lính cũng thấy nao lòng. Trồng chĩa như vậy, làm ra hạt gạo cực như vậy nhưng được bao nhiêu là góp gạo nuôi quân. Thế mới biết lòng dân khi ấy tin tưởng Cách mạng, tin tưởng Cụ Hồ lớn đến thế nào !
Bộ đội cực khổ. Đồng bào cũng cứ…t kh…ô ( nói nhại tiếng đồng bào dân tộc )
Thứ gạo làm ra từ cách rang thóc lên giã nấu cơm ít nở, phải già lửa sôi lâu lâu một chút, củi rừng thiếu chi. Cơm gạo nớ nhai với muối mè ngon tứa nước miếng luôn. Hiềm một nỗi khi …thải ra còn nguyên cái vỏ lụa không tan được, dạng vỏ lụa kitin như bắp hầm chưa đãi ấy .
Đó chính là lý do quân giải phóng đặt tên cho loại gạo này : Gạo bọc thép
Nói vậy thôi những năm tháng đó cái bụng được no là hạnh phúc lớn nhất mà ai cũng ước ao mong mỏi.[/COLOR]