TÌNH YÊU-TÌNH BẠN ...
Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi.
Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”.
Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”.
Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.
Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn.
Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”.
Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau:
Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện.
Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu.”
Bấy giờ, cử tọa lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người l ễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.
Hồ tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại cùng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ.
Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng; người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn.
Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào hồ mà chẳng sợ hồ?
Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Tất cả cái mê ảo thống thiết của kiếp sống con người có lẽ đều vì có cái chết chắc chắn đang đợi chờ nó.
Nếu mọi vật trên đời đều trường cửu mãi thì đâu có gì đáng cho ta quyến luyến.
Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau:
1.-Tình yêu. 2.-Tình dục. 3.-Gặt hái về vật chất. 4.-Thoải mái về thể xác lẫn tinh thần. 5.-Lòng khao khát tích lũy ích kỷ. 6.-Muốn khoa trương. 7.-Khao khát đời sống trường cửu sau khi chết. 8.-Giận dữ. 9.-Sợ hãi.
Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã.
Khả năng để thấu hiểu người khác sẽ loại bỏ được rất nhiều nguyên nhân thông thường gây nên những va chạm và xung đột giữa con người với nhau.
Đó là nền tảng của tình bằng hữu. Đó là căn bản của tất cả những sự hòa đồng và sự hợp tác giữa người với người.
Và đó cũng là căn bản rất quan trọng tạo nên quyền lãnh đạo thường được gọi là sự cộng tác thân hữu.
Và có người tin rằng đó còn là nhịp cầu dẫn tới sự quan trọng chính yếu để thấu hiểu tạo hóa và vạn vật.
Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo.
Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần.
Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối.
Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật.
Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó.
Xin bạn nấu một ấm trà thật ngon, ngồi uống chậm rãi, đừng để ai quấy rày, đọc đi đọc lại những câu danh ngôn của các triết gia, học giả, thi-văn-hào… sau đây để suy gẫm:
Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao… mâu thuẫn thế nào… mà cũng kỳ diệu làm sao!
Bình phẩm chê khen tất cả mọi sự mọi vật, thế mà cũng vừa là thứ trùn đất rất ngu xuẩn; tàng chứa chân ly’, mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm; Vinh quang cao cả lắm, mà cũng là cái cặn bả vứt đi của vũ trụ.
-Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú.
-Đứa ngu tìm cách cắn bậc thiên tài. Người thiên tài có thể bị chảy máu, nhưng vết thương sẽ lành.
-Trái lại, cái mồm của đứa ngu không còn cái răng nào nữa cả, và răng cũng không mọc lại được.
-Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau.
-Đừng phân bua, đừng bày giải: Bạn thân, họ đã hiểu anh dư, Còn kẻ thù, họ không tin anh đâu.
-Anh có muốn hại kẻ nào không?
- Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều.
-Sở dĩ sự kiêu xấc của kẻ khác làm cho ta khó chịu, Là vì nó làm thương tổn cái kiêu xấc của ta.
-Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì -Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn.
-Tất cả những gì anh nói đều để nói về anh: đặc biệt là khi anh nói về kẻ khác.
-Anh hãy nói anh thích lân la với ai, tôi sẽ nói cho anh biết, anh ghét ai.
-Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể.-Nhờ miệng lằn lưỡi mối mà mình mới biết rõ những tật xấu của mình.
-Vợ người đẹp hơn vợ mình. Văn mình hay hơn văn người.
-Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi.
-Không nên thường thăm viếng những người bạn thân, nếu muốn gìn giữ mãi họ với ta.
-Chính những sa mạc mới khát khao dòng nước chảy; Những tâm hồn ích kỷ rất khao- khát được ấp yêu.
-Người là con quái gì?
Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu…
Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần. Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt.
“Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó.
Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ.
Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau?
Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái.
Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai.
Đọc lịch sử Hoa Kỳ chúng ta cũng thấy được sự bày tỏ cảm tình giữa Tướng LaFayette và Tổng Thống Jefferson.
Hai người đã thư từ với nhau một cách đều đặn, họ không gặp nhau trong 35 năm. Khi Tổng Thống Monroe mời vị Tướng lãnh vĩ đại của Pháp quốc đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1824, Lafayette đã 67 tuổi và Jefferson 81.
Chỉ ở có một ngày tại thành phố Quincy, tiểu bang Massachusettes, sau đó Lafayette vội vã xuôi Nam để gặp ông Jefferson.
Vào buổi sáng tháng 11, chiếc xe tứ mã của Lafayette đến tại thành phố Monticello.
Một đám đông tụ tập để chứng kiến buổi gặp gỡ. Ông John Randolf Trưởng Ban Nghi Lễ miêu tả như sau: “Ông Jefferson từ sân thượng vội vã đi xuống đến tận xe để đó ông Lafayette và cả hai ôm nhau khóc nghẹn ngào.
Tôi đã từng chuyện trò với nhiều người bạn đã ly dị. Tôi thường ao ước họ sẽ thấm nhuần lòng thương nhân loại của Chúa, đức từ bi hỉ xả của Phật và tình bạn thắm thiết giữa Lafayette và Jefferson, những Thánh và Danh Nhân đã dám bày tỏ tình yêu thương một cách chân thành
.
Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng.
Tại sao vậy? Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng.
Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương.
Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ.”
Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả.
Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét…
Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ.
Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng.
Tôi không biết vị danh nhân nào đã phán câu này: “Nếu tôi là Thượng Đế, tôi sẽ không cho phép loài người quỳ lạy dưới chân tôi.
Tôi sẽ yêu cầu họ đứng thẳng lên, đối diện và nhìn thẳng vào mắt tôi, xem tôi là ngang hàng, nói chuyện với tôi như với một người anh em. Không có lý nào để họ có thể tự hạ mình như thế trước mặt tôi, là vì chính tôi đã tạo họ như thế”.
Triết gia A. Dumas khuyên chúng ta: “Đừng biện bác bao giờ với ai cả, anh không bao giờ thuyết phục được ai đâu. Y’ kiến của người ta giống như cây đinh, càng đập vào, càng làm cho nó lún sâu”.
Học giả Dale Carnegie: “Khi ta căm ghét kẻ thù hay người khác, có nghĩa là ta đang dành cho họ quyền có thể gây cho ta mất ăn mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta.
Kẻ thù thì khoái trá và vẫn bình thường trong khi ta lại vất vả, chết dần chết mòn.
Sự bực tức, lòng căm thù của ta làm hại chính ta cả ngày lẫn đêm, chẳng khác gì phải sống trong hỏa ngục”.
Trước khi mời bạn chia sẻ cùng tôi những dòng tâm sự này, tôi xin kể hầu bạn một câu chuyện cổ: “Đáng sợ gì hơn cả” có nội dung như sau:
Tại lầu sách nhà kia, có con hồ tinh không hiện hình ra bao giờ, nhưng thường vẫn hay trò chuyện.
Chuyện nói rất ly’ thú, ai nghe cũng phải phục. Một hôm tân khách họp đông, có con hát mời rượu ước với nhau rằng: “Ai sợ gì phải nói, mà nói vô ly’ thì phải bị phạt rượu.”
Bấy giờ, cử tọa lần lượt nói, nào sợ người học rộng, nào sợ người nhà giàu, nào sợ người quan to, sợ người nịnh giỏi, nào sợ người khiêm tốn quá, sợ người l ễ phép câu nệ quá, nào sợ người thận trọng ít nói, sợ người hay nói nửa chừng…
Sau cùng hỏi đến hồ tinh, thì hồ tinh đáp: Ta chỉ sợ hồ tinh.
Ai nấy đều cười, bảo rằng: người ta sợ hồ tinh mới phải, anh là đồng loại can gì mà sợ? Phạt anh một chén rượu.
Hồ tinh cười nói: Thiên hạ duy có đồng loại là sợ nhau. Con cùng cha mới tranh gia sản; gái cùng chồng mới hay ghen tuông; kẻ tranh quyền nhau, tất là quan lại cùng triều, kẻ tranh lợi nhau tất là lái buôn một chỗ.
Bức nhau thì trở ngại nhau, trở ngại nhau thì khuynh loát nhau. Nay lại còn người bắn con trĩ thì dùng con trĩ làm mồi, không dùng con gà, con ngỗng; người săn hươu thì dùng con hươu làm mồi, không dùng con dê, con lợn.
Phàm những việc phản gián đều là phải dùng đồng loại cả. Cứ thế mà suy thì tài nào hồ mà chẳng sợ hồ?
Cử tọa đều cho câu nói của hồ tinh là xác đáng.
Tất cả cái mê ảo thống thiết của kiếp sống con người có lẽ đều vì có cái chết chắc chắn đang đợi chờ nó.
Nếu mọi vật trên đời đều trường cửu mãi thì đâu có gì đáng cho ta quyến luyến.
Người nào có khả năng phong phú để hiểu thấu con người, sẽ luôn luôn y’ thức được rằng tất cả con người căn bản mà nói đều có chung một nguồn gốc giống nhau; tất cả mọi hoạt động của con người đều nẩy sinh và bắt nguồn do một trong chín động lực căn bản của đời sống như sau:
1.-Tình yêu. 2.-Tình dục. 3.-Gặt hái về vật chất. 4.-Thoải mái về thể xác lẫn tinh thần. 5.-Lòng khao khát tích lũy ích kỷ. 6.-Muốn khoa trương. 7.-Khao khát đời sống trường cửu sau khi chết. 8.-Giận dữ. 9.-Sợ hãi.
Và người muốn hiểu về người khác phải hiểu mình trước đã.
Khả năng để thấu hiểu người khác sẽ loại bỏ được rất nhiều nguyên nhân thông thường gây nên những va chạm và xung đột giữa con người với nhau.
Đó là nền tảng của tình bằng hữu. Đó là căn bản của tất cả những sự hòa đồng và sự hợp tác giữa người với người.
Và đó cũng là căn bản rất quan trọng tạo nên quyền lãnh đạo thường được gọi là sự cộng tác thân hữu.
Và có người tin rằng đó còn là nhịp cầu dẫn tới sự quan trọng chính yếu để thấu hiểu tạo hóa và vạn vật.
Trong cuộc sống vật chất, xô bồ này con người đang giành giựt nhau từng miến cơm, manh áo.
Một cuộc tìm hiểu của công ty điện thoại ở Nữu Ước trong 500 lần nói chuyện bằng điện thoại họ đã dùng đại-danh-từ: TÔI lên đến 3990 lần.
Con người họ không quan tâm đến bạn. Họ không quan tâm đến tôi. Họ chỉ quan tâm đến họ: sáng, trưa, chiều và tối.
Nếu chúng ta chỉ cố gắng cảm kích người khác-và để làm cho họ quan tâm đến chúng ta, chúng ta sẽ không bao giờ có những người bạn chân thật.
Bằng hữu, những người bạn chân thật không hành xử kiểu đó.
Xin bạn nấu một ấm trà thật ngon, ngồi uống chậm rãi, đừng để ai quấy rày, đọc đi đọc lại những câu danh ngôn của các triết gia, học giả, thi-văn-hào… sau đây để suy gẫm:
Mới mẻ làm sao, yêu nghiệt làm sao, hỗn tạp làm sao… mâu thuẫn thế nào… mà cũng kỳ diệu làm sao!
Bình phẩm chê khen tất cả mọi sự mọi vật, thế mà cũng vừa là thứ trùn đất rất ngu xuẩn; tàng chứa chân ly’, mà cũng là một cái ổ bẩn thỉu đầy mờ ám và sai lầm; Vinh quang cao cả lắm, mà cũng là cái cặn bả vứt đi của vũ trụ.
-Người đâu phải là vị thánh, cũng đâu phải là con thú. Và bất hạnh thay, kẻ muốn làm thánh lại làm con thú.
-Đứa ngu tìm cách cắn bậc thiên tài. Người thiên tài có thể bị chảy máu, nhưng vết thương sẽ lành.
-Trái lại, cái mồm của đứa ngu không còn cái răng nào nữa cả, và răng cũng không mọc lại được.
-Những người bạn thật tâm giao là những người cô đơn sống chung nhau.
-Đừng phân bua, đừng bày giải: Bạn thân, họ đã hiểu anh dư, Còn kẻ thù, họ không tin anh đâu.
-Anh có muốn hại kẻ nào không?
- Đừng nói xấu họ, Hãy nói tốt họ cho thật nhiều.
-Sở dĩ sự kiêu xấc của kẻ khác làm cho ta khó chịu, Là vì nó làm thương tổn cái kiêu xấc của ta.
-Nếu anh đóng cửa lại, không cho một sự sai lầm nào vào được cả, thì -Chân ly’ cũng sẽ ở ngoài luôn.
-Tất cả những gì anh nói đều để nói về anh: đặc biệt là khi anh nói về kẻ khác.
-Anh hãy nói anh thích lân la với ai, tôi sẽ nói cho anh biết, anh ghét ai.
-Tôi hằng cư xử như một thằng ngu, còn lỗi lầm của tôi thì vô số kể.-Nhờ miệng lằn lưỡi mối mà mình mới biết rõ những tật xấu của mình.
-Vợ người đẹp hơn vợ mình. Văn mình hay hơn văn người.
-Người ta yêu cầu được nghe lời phê bình của anh, nhưng họ chỉ muốn nghe những lời khen tặng mà thôi.
-Không nên thường thăm viếng những người bạn thân, nếu muốn gìn giữ mãi họ với ta.
-Chính những sa mạc mới khát khao dòng nước chảy; Những tâm hồn ích kỷ rất khao- khát được ấp yêu.
-Người là con quái gì?
Bạn để y’ xem, trong đời sống hàng ngày chúng ta đã để mất rất nhiều cơ hội để bày tỏ cảm tình của mình đối với người thân, bằng hữu…
Nhà ai cũng có điện thoại, đa số một năm chưa “phone” nhau được một lần. Như vậy mà mỗi lần gặp nhau giữa những buổi tiệc tùng tay bắt mặt mừng một cách rất ư là giả dối, làm như thể nhớ nhau quay quắt.
“Sự sợ hãi hạ cấp nhất là sự sợ hãi bày tỏ cảm tình” tôi còn nhớ một nhà tâm ly’ học đã nói câu đó.
Triết ly’ của Phật giáo cũng như của Công giáo đã cho chúng ta thấy Đức Phật cũng như Chúa Jesus đã bày tỏ lòng từ bi bác ái và tình yêu thương của các Ngài qua hàng trăm cách khác nhau đối với các tông đồ.
Tại sao chúng ta là những thường nhân lại lưỡng lự không dám bày tỏ sự quan tâm, thương mến lẫn nhau?
Phong tục và tập quán tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia-Nả-Đại, đặc biệt giữa hai người bạn trai mà có những cử chỉ hoặc lời nói quá thân mật, bá vai, bá cổ thì họ cho rằng hai người đó bị bệnh đồng tình luyến ái.
Nhưng, người được bạn bè quí mến là người không ngại ngùng bày tỏ tình yêu thương của mình một cách công khai.
Đọc lịch sử Hoa Kỳ chúng ta cũng thấy được sự bày tỏ cảm tình giữa Tướng LaFayette và Tổng Thống Jefferson.
Hai người đã thư từ với nhau một cách đều đặn, họ không gặp nhau trong 35 năm. Khi Tổng Thống Monroe mời vị Tướng lãnh vĩ đại của Pháp quốc đến thăm viếng Hoa Kỳ vào năm 1824, Lafayette đã 67 tuổi và Jefferson 81.
Chỉ ở có một ngày tại thành phố Quincy, tiểu bang Massachusettes, sau đó Lafayette vội vã xuôi Nam để gặp ông Jefferson.
Vào buổi sáng tháng 11, chiếc xe tứ mã của Lafayette đến tại thành phố Monticello.
Một đám đông tụ tập để chứng kiến buổi gặp gỡ. Ông John Randolf Trưởng Ban Nghi Lễ miêu tả như sau: “Ông Jefferson từ sân thượng vội vã đi xuống đến tận xe để đó ông Lafayette và cả hai ôm nhau khóc nghẹn ngào.
Tôi đã từng chuyện trò với nhiều người bạn đã ly dị. Tôi thường ao ước họ sẽ thấm nhuần lòng thương nhân loại của Chúa, đức từ bi hỉ xả của Phật và tình bạn thắm thiết giữa Lafayette và Jefferson, những Thánh và Danh Nhân đã dám bày tỏ tình yêu thương một cách chân thành
.
Có rất nhiều người tâm sự với tôi là họ mặc dầu săn đón bạn bè rất niềm nở, chiều chuộng đủ thứ nhưng cuối cùng rồi bạn bè cũng ngoảnh mặt quay lưng.
Tại sao vậy? Trong cách giao tế bạn đã xoi mói đến đời tư, đến cách ăn mặc, đến cái lợi về tinh thần lẫn vật chất, đến lời ăn, tiếng nói của người khác trong lúc vui chơi, tiệc tùng.
Bạn đã quên một yếu tố rất quan trọng đó là: tình thương giữa bạn bè. Bạn không đến với họ bằng tình yêu thương.
Hai ngàn năm về trước, triết gia Seneca đã nói một câu rất đơn giản nhưng hàm chứa trọn vẹn triết ly’ sống: “Bạn muốn được người khác yêu thương, hãy yêu thương họ.”
Bạn hãy để cõi lòng mình rộng mở, đến với nhau bằng sự mến phục, không nên ganh tỵ, bắt lỗi, bắt phải, nói những câu xúc phạm đến họ. Ai cũng thích được khen cả.
Kinh nghiệm cho tôi biết có một hiện tượng lạ lùng trong ngành chữa trị bệnh tâm thần là khi bệnh nhân lột tả hết tâm sự thầm kín của họ từ sự xúc động, giận dữ, điên cuồng hoặc thù ghét…
Khi lắng nghe, tâm hồn tôi đều có cùng một cảm xúc như họ.
Trong nghệ thuật đánh bạn cũng vậy, khi họ được mời đến chơi, họ sẽ vui vẻ, ưa thích những gia chủ yêu thương và quí mến họ và ngược lại sự đam mê và lòng yêu thương bao giờ cũng được đáp ứng.
Comment