Xuân giang hoa nguyệt dạ
(Đêm trăng hoa trên sông Xuân)
(Đêm trăng hoa trên sông Xuân)
Trương Nhược Hư
Đời làm thơ chỉ cần lưu lại một hai bài cũng đủ làm cho mình nên bất tử. Các thi nhân thuộc nhóm “Ngô trung tứ sĩ” gồm bốn thi nhân gồm Trương Nhược Hư , Hạ Tri Chương, Trương Húc, Bao Dung có hai trong số bốn người rơi vào trường hợp trên . Đường thi tam bách thủ luôn chọn Trương nhược Hư ,tác gỉa bài trên và Hạ tri Chương trong tập tuyển . Thật là một niềm vui cho nhóm.
Trong số hàng ngàn bài thơ tình thuộc dòng thơ Đường,Người Nhật yêu thích nhất hai bài ,một là bài này và hai là bài Trường hận ca của Bạch Cư Dị.
Riêng tại Việt Nam, có lẽ bài thơ Đường được nhiều người ưa chuộng nhất thường hay chọn dịch hoặc nhắc nhở tới lui là bài Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu.Vì sao vậy ? Có lẽ đó là bài được học sinh Trung học bậc tú tài I ban C tại VN học từ 1945 đến trước 75 mà trước đó vào năm 1937 Tản Đà đã giới thiệu qua bản dịch
lục bát của mình . Chính vì bài thơ được đem vào giáo trình của ban C ( ban văn chương bậc Trung học Việt Nam ) nên có rất nhiều bài viết và bình rất kỹ về bài thơ này. Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu đi theo trong dòng ký ức những người hoc sinh ban C năm xưa mà nay có khi trở họ trở thành nhà thơ, nhà văn, nhà giáo nổi tiếng cho nên cộng với môi trường báo chí,sách vở và một môi trường trường học nơi có số người đông áp đảo thuộc nhiều thế hệ nên nó càng được quảng bá hay chăng?. Hai là bài Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. . Bài được biết tại Việt Nam là nhờ có bản dịch tài hoa của Phan huy Vịnh vào thế kỷ thứ 19.Bài thơ được nhắc nhớ qua câu được yêu thích “Cùng một lứa bên trời lận đận “,ý thơ rơi đúng vào tâm trạng của đa phần thanh niên thuộc lứa tuổi sinh vào thập niên 1940 đầy bất trắc và bất hạnh vì thảm cảnh chiến tranh! Họ không tự quyết định được số phận mình . thay cho lời than thở ” lũ chúng ta sinh lầm thế kỹ” .
Tại sao Người Nhật yêu thích nhất ,nó cũng có lý do của nó ?
Nội dung Xuân giang hoa nguyệt dạ , kể lại nỗi nhớ nhung của một đôi trai gái. Người Du tử [Du tử là người ra đi mà không nói chắc ngày về một cách chính xác với người ở lại ]. Chàng ra đi từ một bãi sông, thuyền chàng đơi nước lớn trong một đêm trăng sáng (có lẽ là đêm trăng rằm). Trăng lên, nước lớn là chàng bắt đầu thả thuyền theo con nước. Cùng lúc Nàng đứng trên lầu trông theo, [. Động thái lên lầu ( đăng lâu) ,để nhìn được cho xa, luôn là bước đi khởi đầu báo trước nỗi nhớ đang xảy ra trong lòng người , phát xuất từ nỗi nhớ quê hương hay nỗi nhớ tình là một ước lệ trong dòng thơ Đường ]. Từ đó nỗi nhớ cùng lúc xuất hiện với triều dâng. Có lúc, nàng mơ mình biến thành trăng để cùng theo từng bước hải hồ của người du tử. Trong đêm trăng này, nàng nhìn theo cho đến lúc trời gần sáng .Một giấc mơ đẹp theo nàng vào giấc ngủ cuối bài .Tác giả đã dùng lời rất diễm lệ, xem cách họ đối thoại ta mới thấy người xưa thật tài hoa trong ngôn ngữ. Người Tàu thật giỏi trong ngôn ngữ diễm tình!
a) Trong nỗi nhớ nhau , họ tranh nhau , ai là người yêu ai nhất ,ai là người nhớ ai nhất? .Ai là người nghĩ đến nhau trước nhất ? .Tôi ! Cả chàng và nàng,ai cũng lên tiếng dành cho mình phần hơn .Rằng chỉ có “tôi” thương “mình” và nghĩ đến “mình“nhất trên đời. . Trương nhược Hư với hai câu số 11 và .12 sau
11-江畔何人初見月,
12-江月何年初照人。
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt ,
Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân.
Mới đọc qua hai câu trong bản phiên âm từ nguyên tác ta không thấy mấy hay ,nhưng ngày nay với chữ quốc ngữ, với sự ưu việt của các loại dấu chấm câu, dấu chính tả mà ta đã thụ hưởng của phương Tây, nó giúp chúng ta dễ dàng diễn dịch một bài thơ từ chữ Tàu, hình vuông, ra tiếng nước ta dễ dàng hơn hẳn, và chính vì phép “Ký hiệu học” mà người Tàu cố thể hiện qua thứ chữ hình vuông này không sao làm được.Thế mới biết do chữ nôm không hoàn hảo để rồi khi có thứ chữ quốc ngữ này thì dân tộc ta bỏ ngay tức khắc .Chậm, nhưng là cơ may bởi trong vòng mấy mươi năm số lượng sách vở ,số bài sáng tác bầng chữ quốc ngữ đã gấp hàng ngàn,hàng chục ngàn lần hơn 19 thế kỷ trước . Laiquangnam xin chuyển dịch qua hai câu thoại bằng lục bát
11. _Ngày đầu?…..
_Ai thấy trăng soi ?
12 _Trên sông?!....
_Trăng rọi những ai ngày đầu?
Vậy ai là người đáng yêu nhất, thưa bạn ?
b) Một khi đã dành phần hơn, lòng nàng dằng dặc yêu thương , “Không toàn tâm toàn ý nghĩ về nhau” đã là một sự ngoại tình dù trong tâm tưởng , thì trong nàng không phút giây nào không nghĩ về chàng . Nàng đáng yêu làm sao!.Và Trương nhược Hư quá tuyệt trong ngôn ngữ lẫn ý tưởng khi ông viết hai câu dằng dặc yêu thương
誰家今夜扁舟子,
20-何處相思明月樓。
Thùy gia kim dạ biên chu tử,
20-Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu
Tạm dịch nghĩa
Câu 19-Thùy gia kim dạ biên chu tử, // Nhà ai đêm nay trên con thuyền nhỏ, biên chu là thuyền nhỏ. Còn ai vô đó.
Câu 20-Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu// lầu trăng sáng tương tư nơi nào?. Và lầu trăng cũng trở thành danh từ riêng rồi chăng?
Trong tinh thần trên,hai từ biên chu và lầu trăng trở thành hai đại danh từ với đặc trưng của chữ quốc ngữ của chúng ta ngày nay, laiquangnam xin được thể hiện
19. _Đêm nay t(T)huyềnNhỏ dặm trường,
20. _LầuTrăng đây gởi nhớ thương xứ nào!
c) Tai sao tác giả cố tình dùng trăng hoa trong tiêu đề? ; vậy trăng có là vầng trăng vật lý hay không? hay trăng nay là nỗi nhớ ? hay trăng nay là nàng ? hay trăng nay là hồn, là tình chàng? quấn quít bên nàng. Và Ai đã : Dùng dằng nữa ở nữa về (Kiều ), trong đêm nhớ nhau này. Trương nhược Hư dùng lối hành văn rất ẩn dụ ,dấu chủ từ một cách quá khéo léo .Xin đọc bốn câu này .Bạn cố đoán xem Trăng ám chỉ ai đây?.Tài hoa !
可憐樓上月裴迴,
應照离人妝鏡臺。
玉戶帘中捲不去,
24-搗衣砧上拂還來。
Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
24-Đảo y châm thượng phất hoàn lai
Nhìn sang lầu,t(T)răng sao chạnh cảm,
Chiếu đài gương sầu đậm biệt ly,
Cuốn rèm, trăng níu đâu đi!(&?)
24-Phủi chày đập áo, trăng ì đâu lui!(&?) .
d)-Ngoài ước lệ thương nhớ ( đăng lâu ) ,ông còn dùng ước lệ địa danh,đó là vùng sông nước Ngũ hồ. Đàm là đầm chỉ vùng sông nước Ngũ hồ ( một địa danh ước lệ rất được chuộng trong thi ca Tàu). Đầm là vùng nước mệnh mông. Tây,Tây vừa là phương địa dư vừa là phương ước lệ. Tây chỉ miền ký ức thương nhớ. Từ này cũng thường được dùng trong thơ Đường . Như đã đề cập ở trên ,người du tử ra đi không biết ngày về , chàng đi đâu mà đi biền biệt, nỗi nhớ mong đợi chờ đã quá dài . Trương nhược Hư khiến người đọc cảm thương cho người thiếu phụ cao độ ở các dòng này
昨夜閒潭夢落花,
30-可憐春半不還家。
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
Đầm đêm qua mộng h(H)oa rơi rụng
30- Tàn nửa xuân, Người cũng chửa về
Và
江水流春去欲盡,
32-江潭落月復西斜
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,
32-Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.
Nước trôi xuân sắc ủ ê
32.Sông đầm,trăng rụng dần về trời tây.
Rồi nổi tuyệt vọng vì núi sông cách trở
斜月沉沉藏海霧,
碣石瀟湘無限路。
Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
Biển mù vây trăng tà chìm khuất,
Đường Kiệt Tương ghềnh thác nhiêu khê
Thôi rồi !
“Nghĩ đến nhau là đã gặp nhau “ ,người xưa đã nói như vậy. Nàng luôn nghĩ về người Du tử , và nàng đã gặp được chàng? _tại đâu? _trong giấc mộng chứ còn đâu (lại một ước lệ khác trong thơ Đường )
不知乘月幾人歸,
36-落月搖情滿江樹。
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
36-Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
Nào hay Ai cữơi trăng về,
36-Trăng sà trên bến cây mê mê tình
Trương nhược Hư thật tuyệt ,Dùng từ ước lệ rất tài hoa .Lời thơ “diễm diễm”.
Người Nhật đã có lý khi yêu thích bài thơ này trong dòng thơ Đường ..
Họ khác ngừời Việt Nam chúng ta. Do hai tính cách khác nhau nên sự thưởng ngoạn cũng khác nhau. Với người Việt Nam “nỗi nhớ hòa nỗi nhớ luôn khôn nguôi” .Nô lệ, mất nước, bỏ xứ ra đi, làm thân du tử …nên nỗi nhớ luôn luôn dằng dặc , “chiều tà chạnh hỏi quê nhà, trên sông khói sóng quê xa ngùi ngùi!”(Hoàng hạc lâu của Thôi hiệu) . Người Việt giỏi nhớ ,giỏi than, than mãi khôn nguôi ,nên yêu thích Hoàng hạc lâu của Thôi Hiệu là vậy. Rồi “ cùng một lứa bên trời lận đận” nên thích Tì bà hành. Cũng có khi!
Xin mời Khách thơ đọc toàn văn thơ của Trương nhược Hư
1-Nguyên tác chữ Tàu
春江花月夜
春江潮水連海平,
海上明月共潮生。
灩灩 隨波千萬里,
4-何處春江無月明。
江流宛轉繞芳甸,
月照花林皆似霰。
空裏流霜不覺飛,
8-汀上白沙看不見。
江天一色無縴塵,
皎皎空中孤月輪。
江畔何人初見月,
12-江月何年初照人。
人生代代無窮已,
江月年年只相似。
不知江月待何人,
16-但見長江送流水。
白雲一片去悠悠,
青楓浦上不勝愁。
誰家今夜扁舟子,
20-何處相思明月樓。
可憐樓上月裴迴,
應照离人妝鏡臺。
玉戶帘中捲不去,
24-搗衣砧上拂還來。
此時相望不相聞,
願逐月華流照君。
鴻雁長飛光不度,
28-魚龍潛躍水成文。
昨夜閒潭夢落花,
可憐春半不還家。
江水流春去欲盡,
32-江潭落月復西斜。
斜月沉沉藏海霧,
碣石瀟湘無限路。
不知乘月幾人歸,
36-落月搖情滿江樹。
Chú liễm liễm (Tàu ) 灩 灩 >> diễm diễm ( Hán Việt )
2-Phiên âm Hán Việt
Xuân giang hoa nguyệt dạ
Xuân giang triều thủy liên hải bình,
Hải thượng minh nguyệt cộng triều sinh.
Diễm diễm tùy ba thiên vạn lý,
4-Hà xứ xuân giang vô nguyệt minh.
Giang lưu uyển chuyển nhiễu phương điện,
Nguyệt chiếu hoa lâm giai như tiển.
Không lý lưu sương bất giác phi,
8-Đính thượng bạch sa khan bất kiến.
Giang thiên nhất sắc vô tiêm trần,
Hạo hạo không trung cô nguyệt luân.
Giang bạn hà nhân sơ kiến nguyệt ?
12-Giang nguyệt hà niên sơ chiếu nhân ?
Nhân sinh đại đại vô cùng dĩ,
Giang nguyệt niên niên vọng tương tự.
Bất tri giang nguyệt chiếu hà nhân,
16-Đãn kiến trường giang tống lưu thủy.
Bạch vân nhất phiến khứ du du,
Thanh phong giang thượng bất thăng sầu.
Thùy gia kim dạ biên chu tử,
20-Hà xứ tương tư minh nguyệt lâu ?
Khả liên lâu thượng nguyệt bồi hồi,
Ưng chiếu ly nhân trang kính đài.
Ngọc hộ liêm trung quyển bất khứ,
24-Đảo y châm thượng phất hoàn lai.
Thử thời tương vọng bất tương văn,
Nguyệt trục nguyệt hoa lưu chiếu quân.
Hồng nhạn trường phi quang bất độ,
28-Ngư long tiềm dược thủy thành văn.
Tạc dạ nhàn đàm mộng lạc hoa,
Khả liên xuân bán bất hoàn gia.
Giang thủy lưu xuân khứ dục tận,
32-Giang đàm lạc nguyệt phục tây tà.
Tà nguyệt trầm trầm tàng hải vụ,
Kiệt Thạch, Tiêu Tương vô hạn lộ.
Bất tri thừa nguyệt kỷ nhân qui,
36-Lạc nguyệt dao tình mãn giang thụ.
3- Chú vài từ và tạm dịch nghĩa
Đôi lời cùng Khách thơ .
Xin cho laiquangnam bỏ qua phần dịch nghĩa ,theo laiquangnam các người đã đọc được chữ Tàu giỏi , họ đã là dân chuyên nghiệp thì họ không cần. Ngày nay chỉ cần gỏ cụm từ khóa “Xuân giang hoa nguyệt dạ“ là ta đã tìm thấy nhiều bản dịch nghĩa. Hiện tượng đồng âm trong chữ Hán rất lớn.Theo quy ước, tín đạt nhã là ba tiêu chuẩn đánh giá một bản dịch ,tín là tin ,qua đó Khách thơ đọc bản dịch thơ của ai đó, mắt luôn theo dõi đối chiếu bản dịch nghĩa để xem họ dịch có sát ý thơ không. Mất vui do bị phân tâm. Đó là chưa kể ngày nay đã có quá nhiều người dịch nghĩa ăn gian để bản dịch thơ của mình đã sát ý nguyên tác nhất mà thực tế có khi không phải vậy. Cụ Trần Trọng Kim không dịch nghĩa các bản phiên âm và Tản Đà cũng vậy. Tùy duyên .
I-Tạm dịch tiêu đề Xuân giang hoa nguyệt dạ
Đêm trăng hoa trên sông xuân ..
Laiquangnam không dịch tiêu đề ,bởi bài nó dã trở thành một danh từ riêng dành cho một bài thơ bất tử trong thi ca Trung Quốc.
4-Dich thơ quốc âm
XUÂN GIANG HOA NGUYỆT DẠ
Trương Nhược Hư
1. Nước sông xuân dâng theo triều biển
2. Mặt biển xanh trăng rướn theo triều
3. Dặm xa đầu sóng trăng treo
4. Sông xuân trên dưới trăng gieo sóng vàng.
5. Dạo quanh cồn hương sông lãng đãng
6. Trăng rải mành tuyết sáng rừng hoa
7. Mặt sông sương chững yên ba
8. Bãi sông cát trắng sắc pha bời bời .
9. Chẳng vướng bụi sông trời một khối,
10. Dằng dặc trăng ngàn mối lẽ loi.
11. _Ngày đầu?….._Ai thấy trăng soi ?
12. _Trên sông?..._Trăng rọi những ai ngày đầu?
13. Cõi nhân sinh sắc mầu lai láng,
14. Trăng trên sông năm tháng y mầu,
15. Trăng sông... biết chiếu ai nào?
16. Trường giang ,đáy mắt, rì rào ... nước trôi!.
17. Mây cô lữ trắng trời bay mãi,
18. Phong trên bờ xanh bãi sầu vương ,
19. _Đêm nay t(T)huyền nhỏ dặm trường!
20. _LầuTrăng đây gởi nhớ thương xứ nào?
21. Nhìn sang lầu,t(T)răng sao chạnh cảm,
22. Chiếu đài gương sầu đậm biệt ly,
23. Cuốn rèm, trăng níu đâu đi!(&?)
24. Phủi chày đập áo, trăng ì... đâu lui!(&?) .
25. _Trăng cùng ngắm, tiếng người?_sao lặng!,
26. _Níu theo Trăng? _ chiếu rạm mặt chàng.
27. Ánh trăng nhạn cõng sao kham,
28. _Ngư long ngầm quẫy?… _Cầm bằng tay xoa !”
29. Đầm đêm qua mộng h(H)oa rơi rụng
30. Tàn nửa xuân, Người cũng chửa về !
31. Nước trôi xuân sắc ủ ê
32. Sông đầm trăng rụng dần về trời tây …
33. Biển mù vây trăng tà chìm khuất,
34. Đường Kiệt Tương ghềnh thác nhiêu khê
35. Nào hay Ai cữơi trăng về,
36. Trăng sà trên bến cây mê mê tình.
Lại Quang Nam dịch