TIÊN TRI VŨ TRỤ TRẦN DẦN TIÊN ĐOÁN VIỆT NAM
Cuộc Đời huyền thoại kỳ thú và Giang Hồ của TRẦN DẦN: 10 bà Vợ !
Vì chân mạng là “ngũ Hổ” nên ông Trần Dần có một cuộc đời ngang tàng, phiêu bạt và khá lý thú. Ông Trần Dần kể với Hạnh Dương: “Tôi là người Việt gốc Hoa. Cha tôi người Hẹ, làm thầy thuốc Đông Y Sĩ hành nghề đã nhiều đời về thuốc Tàu. Mẹ tôi là người Triều Châu. Tôi có 8 chị em, gồm 2 trai và 6 gái. Tôi là Trưởng Nam nhưng là đứa con thứ 6 trong gia đình. Cha tôi nói được nhiều thứ tiếng, còn tôi chỉ vài thứ tiếng Tàu khác nhau như Phúc Kiến, Triều Châu, Quan Thoại. Năm 1966 khi tôi lớn lên được 16 tuổi, cha tôi bảo tôi phải đi học tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi đến ghi tên học tại Trường Tàu là Trường Thánh Theresa ở Chợ Lớn. Cô Giáo dạy tôi là một thiếu nữ rất đẹp, sang trọng 21 tuổi con nhà đại phú xuất nhập cảng. Tôi chẳng biết học hành như thế nào nhưng cuối cùng cô Giáo mang bầu với tôi và gia đình cô Giáo bắt cha mẹ tôi phải trách nhiệm. Mẹ tôi hỏi vặn lui vặn tới có phải cái bầu của cô Giáo là con của tôi hay không vì mẹ tôi chẳng thể nào tin được một thằng nhóc 16 tuổi, dốt chữ, con ông thầy thuốc và bói quẻ Khổng Minh Thần Số lại đi lấy được một cô Giáo xinh đẹp, con nhà giàu, và lớn hơn tôi 5 tuổi. Không biết ai dụ ai, nhưng số tôi là vậy và năm 1967 thì tôi có một đứa con trai chào đời. Chúng tôi ở được với nhau hơn một năm trong đầm ấm vợ chống. Nhưng sau khi sinh con xong vài tháng thì cha mẹ cô Giáo bắt cô giao con cho tôi nuôi và đưa cô về Hong Kong để xa tôi ! Người vợ đầu tiên đã đi mất, tôi biết đau khổ từ đó và tôi quyết học tiếng Việt để may ra đổi đời bằng cách kiếm được một người yêu mới là cô gái Việt. Nay tôi nói tiếng Việt thì khá nhưng chữ Việt của tôi đến nay cũng không giỏi lắm.. Viết được ra chữ là may lắm rồi chứ chẳng câu kéo văn vẻ gì cả”.
Cuộc đời của Trần Dần như một cuốn phim hành động nghẹt thở và lãng mạn, ông kể tiếp: “Đến năm 1968 tôi đúng 18 tuổi phải đi quân dịch nên chạy tiền làm lính kiểng ở đơn vị Quân Cụ thuộc Căn cứ 80 Tân Trang Quân Cụ tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài-gòn. Tuy là lính kiểng nhưng hằng ngày phải tạt qua đơn vị và đầu tuần cũng phải có mặt lúc chào cờ; nhưng tôi ham vui nên thường xuyên bỏ đơn vị. Theo quân luật thì nếu bỏ đơn vị sau 15 ngày sẽ bị báo cáo đào ngũ; nên mỗi lần như vậy tôi chỉ trốn 13 ngày rồi vào trình diện và nhận lệnh phạt giam tù quân 13 ngày ! Khi tổng số các lần phạt lên đến 138 ngày tù quân, tôi bị đưa ra đơn vị tác chiến. Tôi nhớ buổi sáng đầu Xuân vào năm 1969, tôi được lệnh lên văn phòng Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Huỳnh Thu T. để nhận lệnh đi tác chiến. Những bạn đồng đội của tôi ai cũng lo ngại cho tôi, nhất là cô bồ mới của tôi cứ đỏ hoe cả hai mắt. Tôi im lặng khấn thầm và chọn một con số. Tôi cười phá lên vì qua môn “Khổng Minh Thần Số”, tôi biết được đời tôi bắt đầu bước qua ngã rẽ may mắn kể từ phút nầy. Cha tôi là thầy thuốc Tàu, rất thông thạo về môn “Khổng Minh Thần Số Học” và cự phách trong môn “Xem Chữ Ký”. Tôi là con trai Trưởng nên mọi uyên thâm của ông đều được truyền dạy cho tôi từ khi tôi còn rất trẻ ở lứa tuổi thiếu niên. Cha tôi đặt hiệu cho tôi là “Khổng Minh Gia Cát Dần”, và ông nói sau nầy tôi sẽ là “Vua Thần Số Học nối gót Khổng Minh”. Thần số học cho người ta chọn một con số trong dãy số từ 001 đến 999. Khi chọn được một con số, sẽ căn cứ vào số đó để giải đoán các quẽ dịch của Khổng Minh tương ứng. Tôi đã khấn và chọn cho tôi một con số và tôi biết rằng nếu lên trình diện với Chỉ Huy Trưởng thì tôi nhất định sẽ gặp may mắn”.
Ông Trần Dần kể tiếp: “Tôi bước vào văn phòng của Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Huỳnh Thu T., và ông nhìn thẳng vào mặt tôi hỏi gằn giọng: – Mầy tên là Trần Dần hả? Mầy là cháu của Trần Hưng Đạo tao cũng phạt chứ đừng nói cái Trần Dần hay “Trần Đần” của mầy! Mày làm gì mà bỏ đơn vị hoài?”. Trần Dần nói: “Tôi đứng nghiêm, hai tay xuôi xuống hai bên người và năn nỷ cầu may: “Xin Thiếu Tá tha cho em lần nầy vì em có chút nghề đoán Thần Số Học nên những người làm ăn cứ mời em đoán số cho họ.. rồi họ đãi đằng vui chơi nên em lỡ ham vui quên về đơn vị cho đúng ngày giờ ! Xin Thiếu Tá tha cho em lần nầy đừng đưa em ra tác chiến mà tội nghiệp !”.
Nghe vậy Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng hỏi tới “Thần số học là gì ? Mầy đoán thử số của tao xem nào.. nếu mầy nói xạo tao cho mầy lãnh hít đất luôn trước khi tống cổ mầy ra tác chiến !”. Thế rồi tôi đoán số cho Chỉ Huy Trưởng của tôi và tôi nói “Thiếu Tá sẽ giàu lớn và người giúp Thiếu Tá giàu chính là em !” Thiếu Tá lắng nghe tôi trình bày: “Hiện nay đấu thầu hàng phế liệu Quân Cụ là do bà quả phụ cố Trung Tá Đoàn Dư Kh., nguyên chỉ huy Căn cứ 80 Tân Trang Quân Cụ, được độc quyền; nhưng bà luôn khai là lỗ và đơn vị không được chia chác gì cả.. và bản thân Thiếu Tá cũng chẳng được gì ! Tôi xin ở lại làm việc với Thiếu Tá.. Các Bang Chủ người Tàu ở Chợ Lớn là bạn của cha tôi.. họ sẽ đứng sau lưng tôi để thu mua và phân phối tất cả. Họ chia lợi cho đơn vị và lúc đó Thiếu Tá cho tôi chút ít là vui rồi. Tôi lo cho Thiếu Tá..!”
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng gạch tên Trần Dần ra khỏi danh sách quân nhân vô kỹ luật bị đưa ra tác chiến. Ngày hôm sau Trần Dần làm việc trực tiếp tại văn phòng Chỉ Huy Trưởng và trở thành nhà thầu mua tất cả các đồ phế thải của quân đội như vỏ lốp xe, bạc đạn, bình điện Acquits, lò xo, máy xe, máy phát điện, v.v.. Binh nhì Trần Dần đi xe Jeep Quân Đội riêng, và có xe hơi dân sự riêng.. Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng cũng đi xe hơi riêng mới cáu cạnh khi chở vợ con ngoài giờ làm việc ! Cả đơn vị ai cũng thích vì số tiền lời được Trần Dần công bố chia cho anh em trong đơn vị nên ai cũng có cái lộc của trời.. nhưng cái lộc riêng của Trần Dần là lối 80%. Trong thời gian nầy, cả đơn vị và khắp Sàigòn đặt tên cho Trần Dần là “Vua Bạc Đạn”. Khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) chiếm Sài-gòn ngày 30-4-1975, thì tất cả các kho hàng, bãi chứa 1.5 triệu võ xe cũ, máy xe, xe ủi, xe xúc, quân trang quân dụng cũ và mới của quân đội tại khu căn cứ Hạnh Thông Tây và vài nơi khác đều là của Trần Dần đã qua đấu thầu và có giấy tờ thanh lý, đã trả xong tiền nhưng vì chiến tranh áp vào Sài-gòn nên chưa kịp bán.. Nay tất cả đã bị chính quyền Quân Quản tịch thu và hằng đoàn xe chở ra Hà Nội. Trần Dần nói “Coi như mất hết, nhưng tôi trở về nhà kiểm điểm lại thì vẫn còn hơn 500 lượng Vàng lá. Sau đó, vì là Binh Nhì nên tôi đi tập trung học tập tại Phường trong 3 ngày và được trả quyền công dân !”
Trong sự hỗn loạn của những ngày đầu mới chiếm Sài-gòn và toàn lãnh thổ Miền nam, các cán bộ CSBV cũng như Công An, Bộ Đội đều chú tâm tìm mua “Đồng Hồ Không Người Lái” (Automatic Watches) và xe Honda. Thấy vậy, Trần Dần bắt đầu tung tiền tìm mua và đầu cơ các loại phụ tùng xe gắn máy, các loại đồng hồ đeo tay tự động, những loại mặt hàng cơ khí như bạc đạn, lò xo, vít lửa, bình điện xe đủ loại, đủ kiểu và nhất là “Bougies” các loại xe. Trần Dần kể rằng “Nhiều người Hoa lúc đó sợ, có các kho hàng thì bán tống bán tháo ra vì sợ bị đánh “tư sản mại bản” sẽ bị tịch thu gia sản, lại bị tù tội và bị đuổi đi kinh tế mới. Tôi đến gặp những người nầy và mua hết các kho hàng của họ và chia ra cất dấu nhiều nơi. Các khu chợ trời Kim Biên, Huỳnh Thúc Kháng, chợ Sắt, Gia Long, Bảy Hiên, v.v… và các Tỉnh tìm đến mua hàng của tôi và họ gọi tôi là “Vua Bougies”.
Gom được khá nhiều tiền, Trần Dần cho mở quán “Cà-phê máy lạnh” đầu tiên tại Sài-gòn vào năm 1977. Đó là Cà-phê TUYẾT ở ngã 6 Nguyễn Tri Phương, quận 10 Sài-gòn. Vào năm đó, khách sạn Mini Rex cũng không có máy lạnh; nhưng cà-phê Tuyết của Trần Dần xài tới 6 cái máy lạnh loại công suất lớn. Ông Trần Dần kể rằng, “Lúc đó người uy quyền trong Thành Ủy của Sài-gòn là ông Sáu B.; và Trần Dần đã tìm cách làm quen. Địa điểm mở quán cà-phê là ngôi nhà lầu 2 tầng mặt tiền đường Nguyễn Tri Phương do một người anh rễ làm chủ. Trần Dần đầu tư toàn bộ.. Trước khi qua Phường xin giấy phép, Trần Dần tìm cách mời ông Sáu B. của Thành Ủy đến Ngã 6 Nguyễn Tri Phương ăn sáng. Dọc trên lề đường khu Ngã 6 là các điểm chốt của Công An Phường, Công An Thành Phố ngồi rình rập, theo dõi mọi người. Những nhóm nầy chợt thấy Trần Dần cùng với ông Sáu B. của Thành Ủy bước xuống xe hơi và đứng nhìn quanh quẫn, rồi đi vào quán phở. Lúc đi ra, Trần Dần lại tìm cách mời Sáu B. ghé tạt qua căn nhà của người anh rễ. Ông Sáu B. đứng bên ngoài, nhưng Trần Dần vào bên trong lấy một chai rượu tây và một cây thuốc lá 555 rồi bước ra cùng Sáu B. lên xe hơi bóng loáng phóng đi. Giai đoạn đó xe hơi là hiếm hoi ở Sài-gòn nên xe ông Sáu B. thì ai cũng biết cả. Đám Công An, Dân Phòng khu Ngã 6 lé mắt nhìn Trần Dần quen lớn. Ngày hôm sau Trần Dần mang đơn xin mở quán cà-phê máy lạnh đến nộp tại Phường và các “đồng chí” của Ủy Ban Nhân Dân Phường đã vui vẽ cấp phép cho hoạt động mà không có ý kiến ý cò gì thắc mắc.Trần Dần nói “Tôi tặng riêng các “đồng chí” chỉ đạo ở Phường, Công An Phường, Công An Khu Vực, Quảng Lý Thị Trường, An Ninh Quận… mỗi người ít Vàng và nói nhỏ “Anh Sáu B. gởi tặng” !”
Ngày khai trương tiệm Cà-phê Máy Lạnh TUYẾT ở ngã 6 Nguyễn Tri Phương được quảng cáo quy mô, và dân ăn chơi lúc đó lại phong cho Trần Dần là “Vua Cà-phê Máy lạnh”. Trần Dần nói rằng “Vì chạy tới 6 máy lạnh nên đồng hồ điện không đủ công suất, tôi cho đám đệ tử câu điện đường xài chùa. Mấy tháng sau, phía Điện Lực cho người đến kiểm tra.. Khi họ gạt cầu dao xuống nhưng đèn vẫn sáng, máy lạnh vẫn chạy.. Họ mời tôi vào phòng riêng làm việc.. Tôi đưa cho họ 10 Lượng Vàng và nói nhờ anh em lo cho cái giấy phép xài máy lạnh và tăng công suất đồng hồ lên thì sẽ trả thêm 10 lượng vàng Kim Thành nữa”. Chỉ 3 ngày sau tôi có giấy phép của Điện Lực và được thay đồng hồ công suất lớn hơn. Tiệm cà-phê máy lạnh Tuyết tấp nập từ sáng sớm cho đến đêm khuya”. Trần Dần nói “Dù làm ăn rất khấm khá nhưng tôi biết rằng không thể sống được với Cộng Sản nên tôi dùng tiệm Cà-phê Tuyết làm điểm hẹn với những người tổ chức vượt biển để đưa vợ con đi tìm tự do !”.
Ông Trần Dần kể rằng: “Trước năm 1975, mặc dầu còn trẻ tuổi nhưng vì làm ăn lớn nên tôi chơi thân với những đại tài phiệt như “Vua sắt thép” Lý Long Thân, Trịnh Thái Bình (Sắt vụn), Lâm Huê Hồ (sắt vụn), Trịnh Đức (Gang).. Những người nầy nhiều quyền lực và tôi gặp họ hằng ngày. Họ và tôi đều có giấy phép mang súng cá nhân. Nhưng khi tôi làm “Vua Cà-phê Máy Lạnh” dưới thời CSVN thì tôi là một kẻ giang hồ và tôi tự mua súng để phòng thân chứ chẳng phép tắc gì cả. Tôi quyết định tìm đường vượt biển. Tôi đưa con trai đầu của tôi cùng với gia đình em gái tôi đi qua ngã Hong Kong và đã thoát. Chuyến tiếp theo tôi đưa cha mẹ tôi và vợ thứ nhì cùng 2 con trai của tôi đi qua đến đảo Bidong. Tiếc rằng cha tôi đã mất tại Bidong. Còn vợ thứ nhì và 2 con trai cùng mẹ tôi được đến định cư tại San Diego, California.
Tôi còn lại 3 người vợ, gồm vợ thứ 3 có một con gái với tôi, vợ thứ 4 không con chung; và vợ thứ 5 có 3 đứa con riêng cùng với cha mẹ anh em của những người vợ nầy cũng muốn ra đi nên tôi phải tìm chiếc tàu lớn hơn để đủ chỗ vượt biển. Tôi tìm gặp một người đang tổ chức đi bằng tàu sắt, anh ta tên là Triệu Bình Th. lúc đó đang làm kinh tài cho ông Mai Chí Thọ của Công An. Ông Triệu Bình Th. trước là Chủ Tịch Hội Lion Club tại Sài-gòn và anh ta nhận của tôi 200 lượng Vàng lá, hẹn ngày bốc người lên Taxi (ghe nhỏ đưa ra Tàu lớn) nhưng anh ta đã trốn mất. Tôi một mình đến gặp Triệu Bình Th. và tôi đưa mũi súng vào ngay ngực anh ta, nhưng tôi không bắn. Triệu Bình Th. nói là anh ta không trốn, nhưng vì tàu sắt lớn quá chưa đủ khách nên đành hoãn lại. Tôi yêu cầu anh ta cho tôi gặp người Tài Công và xem chiếc tàu sắt và tôi sẽ lo đủ khách. Tôi thích thú khi thấy chiếc tàu sắt cao 3 tầng, dài 107 mét được gọi là “Giang Pháo Hạm” của Hải Quân Sài-gòn cũ, nay do Hải Quân CSBV quản lý. Người tài công tên là Phúc nói rằng nhóm của anh đã mua chiếc tàu nầy và nay đồng ý cho Trần Dần đưa đi 100 người với giá chung là 600 lượng. Đã đưa trước 200 lượng cho Triệu Bình Th., số 400 lượng còn lại trả ngay và tàu sẽ xuất hành lúc trời tối cuối tháng 6/1998 tại Bến Nhà Bè. Tính ra họ lấy mỗi người của tôi là 6 Lượng, nhưng tôi lấy của khách là 15 Lượng”. Ông Trần Dần kể tiếp rằng “Vào đêm đổ quân, trời tối đen..Tàu sắt từ Hải Quân Công Xưởng chạy ra chính giữa sông Nhà Bè, các ghe Taxi đưa người lên đầy đủ trên 200 người của cả hai phía, nhưng chờ hơn một tiếng rưởi mà không thấy Tài Công chính nên buộc tàu phải nhổ neo. Người Tài công phụ không quen điều khiển tàu lớn, lại lúc nước cạn xuống nên khi ra đến cửa Vàm Láng thì tàu bị mắc cạn trên cồn cát. Lối gần 2 tiếng đồng hồ sau đó thì thấy 2 tàu nhỏ pha đèn và các khẩu đại liên 12.7 ly nhã đạn liên tiếp vào thành tàu sắt. Một miễng đạn ghim vào cánh tay trái của Trần Dần.. Trên tàu mọi người đều khóc.. Mấy người lấy súng AK và B40 ra, nhưng ông Trần Dần yêu cầu vất súng đạn xuống sông và Trần Dần lấy tấm vải trắng kéo lên cột tàu để ra dấu đầu hàng. Khi Công An Biên Phòng nhảy lên kiểm soát, mọi người để tay lên đầu và họ trói từng người. Ai cũng khai cho Trần Dần là người tổ chức, nhưng Trần Dần nói với Công An Biên Phòng rằng những người tổ chức đã nhảy xuống sông trốn thoát, còn Trần Dần chỉ là người móc nối đưa người đi. Người chỉ huy Công An Biên Phòng dí súng AK 47 vào lưng bắt Trần Dần đi vào Cabin tàu và hỏi “Mày khai thật là có súng không?” Trần Dần trả lời “Không có súng, chỉ có Vàng mà thôi”. Trần Dần yêu cầu không bắn thì sẽ trao đủ số vàng 50 Lượng và sau nầy được thả thì sẽ đưa thêm. Viên chỉ huy Công An Biên Phòng dặn: “Mầy không được khai là tao tịch thu số vàng nầy nghe chưa..!” Trần Dần cam kết và được tha mạng. Tất cả mọi người bị lục xét và Công An tịch thu lối trên 3,000 lượng vàng của trên 200 người. Trần Dần nói số khách dự trù của 2 bên là 200 người, nhưng những ghe Taxi đã chở thêm người nên số người bị bắt khoảng trên 220 người. Trần Dần nói “Tôi mang theo lối trên 1,000 lượng vàng và tôi vất hết xuống cửa sông Vàm Láng; nhưng trên người tôi vẫn còn một chiếc quần dài đang mặc với lối hơn 80 hột xoàn lớn nhỏ được kết vào các lai quần, quai nịt là vẫn còn không bị lục xét. Lý do chiếc quần bị vấy máu từ vết thương trên tay tôi nhỏ xuống nên Công An sợ dơ không mò vào; hoặc họ nghĩ rằng có bao nhiêu vàng tôi đã nạp hết cho họ rồi nên không cần xét gì nữa.”
Trần Dần và mọi người bị đưa lên 2 tàu nhỏ của Biên Phòng và chở về giam tại Mỹ Tho khoảng 1 tháng rưởi. Tại nhà tù Mỹ Tho, Trần Dần làm quen được với ông Dược Sĩ NGUYỄN BÁ LỘC là người bị ở tù trước và được đi ra ngoài lao động. Trần Dần đã đưa chiếc quần có hột xoàn cho Dược sĩ Nguyễn Bá Lộc và nói rằng xin tặng cho ông và nếu ông có lòng tốt thì nhắn với em gái ông Trần Dần đến và chia cho em ông chút đĩnh để chuộc ông ra; nhưng nếu không thì cũng chẳng sao, cứ lấy đi vì ông không muốn để cho Việt Cộng ăn số hột xoàn nầy ! Ông Trần Dần nói rằng, ông Ds Nguyễn Bá Lộc đã chuyển nguyên cái quần có hơn 80 hột xoàn cho em gái của ông mà không hề lấy bất cứ một hột xoàn nào. Nhờ đó em ông đã chuộc ông và các vợ con của ông ra khỏi tù ở Mỹ Tho. Ông nói nghe tin Ds Nguyễn Bá Lộc đã vượt biên đi đến Canada hay Úc và ông đã tìm kiếm nhưng không có tin tức gì. Ông muốn liên lạc để nói lời biết ơn.
Năm 1979 ông Trần Dần lại đưa các vợ và con cái cùng đi vượt biển lần nữa, nhưng lần nầy bà vợ thứ 3 là Cô Giáo dạy Cấp 3 cùng với con gái chung; và bà vợ thứ 4 đã không chịu đi. Thế nên chỉ có Trần Dần cùng người vợ thứ 5 và 3 đứa con riêng của bà đã đến được đảo Bidong và vào năm sau 1980 đã được Mỹ cho đến định cư tại San Diego, Hoa Kỳ. Bà thứ 5 thường được gọi là “Bà Năm” là quả phụ của một sĩ quan VNCH có 3 con riêng và đã tục huyền với Trần Dần nhưng không có con chung với Trần Dần. Khi Trần Dần đưa Bà Năm đến San Diego thì người vợ thứ 2 đã định cư sẵn ở đó bất mãn. Đến năm 1981 thì người vợ thứ 2 do cha mẹ cưới đã để lại 2 con trai cho Trần Dần nuôi và bà ly dị vì những xung khắc với bà 5 ! Cùng năm đó, Trần Dần và bà 5 cùng các con riêng của mỗi bên đã đến Orange County lập hãng Bột Gia Vị mang nhãn hiệu 3 Cái Chuông. Khi hãng phát triễn, ông đã bán hãng nầy cho Phở Hòa để lập hãng Bột Gia Vị lớn hơn mang nhãn hiệu “2 Con Voi”.
Hãng “2 Con Voi” đã hoạt động lớn mạnh từ năm 1982 đến 1997.. Vợ 5 của ông không đồng ý một số vấn đề nên đã ly dị và tranh chấp đòi sở hữu hãng “2 Con Voi” nhưng cuối cùng bà đã thua vụ kiện. Bà đã ra lập riêng hãng Bột Gia Vị mang nhãn hiệu “4 Con Voi”. Còn ông Trần Dần vẫn làm chủ hãng “2 Con Voi” và để vợ chồng người em gái đứng tên. Ông sống cuộc sống đầy đủ và giao dịch rộng. Sản phẩm bán khắp Hoa Kỳ, Canada, khắp vùng Bắc Mỹ và Mexico.. Thời gian nầy, ông có thêm những bà vợ mới là các bà 6, 7, 8 và 9. Những bà nầy chung sống với ông khoảng trên 1 năm, hay 2 năm nhưng không có con chung và cũng dần dần xa ông. Người vợ hiện nay là bà Út tức bà thứ 10 đang sống hạnh phúc với ông trong cảnh ẩn dật theo lệnh của God và Jesus sau khi ông thấy Chúa Jesus hiện ra với ông vào sáng ngày 08-5-2003 lúc 6:30AM khi ông đang uống cà-phê sáng tại hiên nhà và Ngài truyền lệnh cho ông phải đi ẩn dật tại thành phố San Diego nơi mẹ ông đang ở để thi hành lệnh của God & Jesus.
So với siêu quậy Vi Tiểu Bảo trong truyện kiếm hiệp “Lộc Đĩnh Ký” có 7 vợ thì nhân vật Trần Dần còn siêu hơn vì có tới 10 vợ chung sống chính thức !
(Còn tiếp)
Cuộc Đời huyền thoại kỳ thú và Giang Hồ của TRẦN DẦN: 10 bà Vợ !
Vì chân mạng là “ngũ Hổ” nên ông Trần Dần có một cuộc đời ngang tàng, phiêu bạt và khá lý thú. Ông Trần Dần kể với Hạnh Dương: “Tôi là người Việt gốc Hoa. Cha tôi người Hẹ, làm thầy thuốc Đông Y Sĩ hành nghề đã nhiều đời về thuốc Tàu. Mẹ tôi là người Triều Châu. Tôi có 8 chị em, gồm 2 trai và 6 gái. Tôi là Trưởng Nam nhưng là đứa con thứ 6 trong gia đình. Cha tôi nói được nhiều thứ tiếng, còn tôi chỉ vài thứ tiếng Tàu khác nhau như Phúc Kiến, Triều Châu, Quan Thoại. Năm 1966 khi tôi lớn lên được 16 tuổi, cha tôi bảo tôi phải đi học tiếng Việt và tiếng Anh. Tôi đến ghi tên học tại Trường Tàu là Trường Thánh Theresa ở Chợ Lớn. Cô Giáo dạy tôi là một thiếu nữ rất đẹp, sang trọng 21 tuổi con nhà đại phú xuất nhập cảng. Tôi chẳng biết học hành như thế nào nhưng cuối cùng cô Giáo mang bầu với tôi và gia đình cô Giáo bắt cha mẹ tôi phải trách nhiệm. Mẹ tôi hỏi vặn lui vặn tới có phải cái bầu của cô Giáo là con của tôi hay không vì mẹ tôi chẳng thể nào tin được một thằng nhóc 16 tuổi, dốt chữ, con ông thầy thuốc và bói quẻ Khổng Minh Thần Số lại đi lấy được một cô Giáo xinh đẹp, con nhà giàu, và lớn hơn tôi 5 tuổi. Không biết ai dụ ai, nhưng số tôi là vậy và năm 1967 thì tôi có một đứa con trai chào đời. Chúng tôi ở được với nhau hơn một năm trong đầm ấm vợ chống. Nhưng sau khi sinh con xong vài tháng thì cha mẹ cô Giáo bắt cô giao con cho tôi nuôi và đưa cô về Hong Kong để xa tôi ! Người vợ đầu tiên đã đi mất, tôi biết đau khổ từ đó và tôi quyết học tiếng Việt để may ra đổi đời bằng cách kiếm được một người yêu mới là cô gái Việt. Nay tôi nói tiếng Việt thì khá nhưng chữ Việt của tôi đến nay cũng không giỏi lắm.. Viết được ra chữ là may lắm rồi chứ chẳng câu kéo văn vẻ gì cả”.
Cuộc đời của Trần Dần như một cuốn phim hành động nghẹt thở và lãng mạn, ông kể tiếp: “Đến năm 1968 tôi đúng 18 tuổi phải đi quân dịch nên chạy tiền làm lính kiểng ở đơn vị Quân Cụ thuộc Căn cứ 80 Tân Trang Quân Cụ tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, Sài-gòn. Tuy là lính kiểng nhưng hằng ngày phải tạt qua đơn vị và đầu tuần cũng phải có mặt lúc chào cờ; nhưng tôi ham vui nên thường xuyên bỏ đơn vị. Theo quân luật thì nếu bỏ đơn vị sau 15 ngày sẽ bị báo cáo đào ngũ; nên mỗi lần như vậy tôi chỉ trốn 13 ngày rồi vào trình diện và nhận lệnh phạt giam tù quân 13 ngày ! Khi tổng số các lần phạt lên đến 138 ngày tù quân, tôi bị đưa ra đơn vị tác chiến. Tôi nhớ buổi sáng đầu Xuân vào năm 1969, tôi được lệnh lên văn phòng Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Huỳnh Thu T. để nhận lệnh đi tác chiến. Những bạn đồng đội của tôi ai cũng lo ngại cho tôi, nhất là cô bồ mới của tôi cứ đỏ hoe cả hai mắt. Tôi im lặng khấn thầm và chọn một con số. Tôi cười phá lên vì qua môn “Khổng Minh Thần Số”, tôi biết được đời tôi bắt đầu bước qua ngã rẽ may mắn kể từ phút nầy. Cha tôi là thầy thuốc Tàu, rất thông thạo về môn “Khổng Minh Thần Số Học” và cự phách trong môn “Xem Chữ Ký”. Tôi là con trai Trưởng nên mọi uyên thâm của ông đều được truyền dạy cho tôi từ khi tôi còn rất trẻ ở lứa tuổi thiếu niên. Cha tôi đặt hiệu cho tôi là “Khổng Minh Gia Cát Dần”, và ông nói sau nầy tôi sẽ là “Vua Thần Số Học nối gót Khổng Minh”. Thần số học cho người ta chọn một con số trong dãy số từ 001 đến 999. Khi chọn được một con số, sẽ căn cứ vào số đó để giải đoán các quẽ dịch của Khổng Minh tương ứng. Tôi đã khấn và chọn cho tôi một con số và tôi biết rằng nếu lên trình diện với Chỉ Huy Trưởng thì tôi nhất định sẽ gặp may mắn”.
Ông Trần Dần kể tiếp: “Tôi bước vào văn phòng của Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng Huỳnh Thu T., và ông nhìn thẳng vào mặt tôi hỏi gằn giọng: – Mầy tên là Trần Dần hả? Mầy là cháu của Trần Hưng Đạo tao cũng phạt chứ đừng nói cái Trần Dần hay “Trần Đần” của mầy! Mày làm gì mà bỏ đơn vị hoài?”. Trần Dần nói: “Tôi đứng nghiêm, hai tay xuôi xuống hai bên người và năn nỷ cầu may: “Xin Thiếu Tá tha cho em lần nầy vì em có chút nghề đoán Thần Số Học nên những người làm ăn cứ mời em đoán số cho họ.. rồi họ đãi đằng vui chơi nên em lỡ ham vui quên về đơn vị cho đúng ngày giờ ! Xin Thiếu Tá tha cho em lần nầy đừng đưa em ra tác chiến mà tội nghiệp !”.
Nghe vậy Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng hỏi tới “Thần số học là gì ? Mầy đoán thử số của tao xem nào.. nếu mầy nói xạo tao cho mầy lãnh hít đất luôn trước khi tống cổ mầy ra tác chiến !”. Thế rồi tôi đoán số cho Chỉ Huy Trưởng của tôi và tôi nói “Thiếu Tá sẽ giàu lớn và người giúp Thiếu Tá giàu chính là em !” Thiếu Tá lắng nghe tôi trình bày: “Hiện nay đấu thầu hàng phế liệu Quân Cụ là do bà quả phụ cố Trung Tá Đoàn Dư Kh., nguyên chỉ huy Căn cứ 80 Tân Trang Quân Cụ, được độc quyền; nhưng bà luôn khai là lỗ và đơn vị không được chia chác gì cả.. và bản thân Thiếu Tá cũng chẳng được gì ! Tôi xin ở lại làm việc với Thiếu Tá.. Các Bang Chủ người Tàu ở Chợ Lớn là bạn của cha tôi.. họ sẽ đứng sau lưng tôi để thu mua và phân phối tất cả. Họ chia lợi cho đơn vị và lúc đó Thiếu Tá cho tôi chút ít là vui rồi. Tôi lo cho Thiếu Tá..!”
Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng gạch tên Trần Dần ra khỏi danh sách quân nhân vô kỹ luật bị đưa ra tác chiến. Ngày hôm sau Trần Dần làm việc trực tiếp tại văn phòng Chỉ Huy Trưởng và trở thành nhà thầu mua tất cả các đồ phế thải của quân đội như vỏ lốp xe, bạc đạn, bình điện Acquits, lò xo, máy xe, máy phát điện, v.v.. Binh nhì Trần Dần đi xe Jeep Quân Đội riêng, và có xe hơi dân sự riêng.. Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng cũng đi xe hơi riêng mới cáu cạnh khi chở vợ con ngoài giờ làm việc ! Cả đơn vị ai cũng thích vì số tiền lời được Trần Dần công bố chia cho anh em trong đơn vị nên ai cũng có cái lộc của trời.. nhưng cái lộc riêng của Trần Dần là lối 80%. Trong thời gian nầy, cả đơn vị và khắp Sàigòn đặt tên cho Trần Dần là “Vua Bạc Đạn”. Khi Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) chiếm Sài-gòn ngày 30-4-1975, thì tất cả các kho hàng, bãi chứa 1.5 triệu võ xe cũ, máy xe, xe ủi, xe xúc, quân trang quân dụng cũ và mới của quân đội tại khu căn cứ Hạnh Thông Tây và vài nơi khác đều là của Trần Dần đã qua đấu thầu và có giấy tờ thanh lý, đã trả xong tiền nhưng vì chiến tranh áp vào Sài-gòn nên chưa kịp bán.. Nay tất cả đã bị chính quyền Quân Quản tịch thu và hằng đoàn xe chở ra Hà Nội. Trần Dần nói “Coi như mất hết, nhưng tôi trở về nhà kiểm điểm lại thì vẫn còn hơn 500 lượng Vàng lá. Sau đó, vì là Binh Nhì nên tôi đi tập trung học tập tại Phường trong 3 ngày và được trả quyền công dân !”
Trong sự hỗn loạn của những ngày đầu mới chiếm Sài-gòn và toàn lãnh thổ Miền nam, các cán bộ CSBV cũng như Công An, Bộ Đội đều chú tâm tìm mua “Đồng Hồ Không Người Lái” (Automatic Watches) và xe Honda. Thấy vậy, Trần Dần bắt đầu tung tiền tìm mua và đầu cơ các loại phụ tùng xe gắn máy, các loại đồng hồ đeo tay tự động, những loại mặt hàng cơ khí như bạc đạn, lò xo, vít lửa, bình điện xe đủ loại, đủ kiểu và nhất là “Bougies” các loại xe. Trần Dần kể rằng “Nhiều người Hoa lúc đó sợ, có các kho hàng thì bán tống bán tháo ra vì sợ bị đánh “tư sản mại bản” sẽ bị tịch thu gia sản, lại bị tù tội và bị đuổi đi kinh tế mới. Tôi đến gặp những người nầy và mua hết các kho hàng của họ và chia ra cất dấu nhiều nơi. Các khu chợ trời Kim Biên, Huỳnh Thúc Kháng, chợ Sắt, Gia Long, Bảy Hiên, v.v… và các Tỉnh tìm đến mua hàng của tôi và họ gọi tôi là “Vua Bougies”.
Gom được khá nhiều tiền, Trần Dần cho mở quán “Cà-phê máy lạnh” đầu tiên tại Sài-gòn vào năm 1977. Đó là Cà-phê TUYẾT ở ngã 6 Nguyễn Tri Phương, quận 10 Sài-gòn. Vào năm đó, khách sạn Mini Rex cũng không có máy lạnh; nhưng cà-phê Tuyết của Trần Dần xài tới 6 cái máy lạnh loại công suất lớn. Ông Trần Dần kể rằng, “Lúc đó người uy quyền trong Thành Ủy của Sài-gòn là ông Sáu B.; và Trần Dần đã tìm cách làm quen. Địa điểm mở quán cà-phê là ngôi nhà lầu 2 tầng mặt tiền đường Nguyễn Tri Phương do một người anh rễ làm chủ. Trần Dần đầu tư toàn bộ.. Trước khi qua Phường xin giấy phép, Trần Dần tìm cách mời ông Sáu B. của Thành Ủy đến Ngã 6 Nguyễn Tri Phương ăn sáng. Dọc trên lề đường khu Ngã 6 là các điểm chốt của Công An Phường, Công An Thành Phố ngồi rình rập, theo dõi mọi người. Những nhóm nầy chợt thấy Trần Dần cùng với ông Sáu B. của Thành Ủy bước xuống xe hơi và đứng nhìn quanh quẫn, rồi đi vào quán phở. Lúc đi ra, Trần Dần lại tìm cách mời Sáu B. ghé tạt qua căn nhà của người anh rễ. Ông Sáu B. đứng bên ngoài, nhưng Trần Dần vào bên trong lấy một chai rượu tây và một cây thuốc lá 555 rồi bước ra cùng Sáu B. lên xe hơi bóng loáng phóng đi. Giai đoạn đó xe hơi là hiếm hoi ở Sài-gòn nên xe ông Sáu B. thì ai cũng biết cả. Đám Công An, Dân Phòng khu Ngã 6 lé mắt nhìn Trần Dần quen lớn. Ngày hôm sau Trần Dần mang đơn xin mở quán cà-phê máy lạnh đến nộp tại Phường và các “đồng chí” của Ủy Ban Nhân Dân Phường đã vui vẽ cấp phép cho hoạt động mà không có ý kiến ý cò gì thắc mắc.Trần Dần nói “Tôi tặng riêng các “đồng chí” chỉ đạo ở Phường, Công An Phường, Công An Khu Vực, Quảng Lý Thị Trường, An Ninh Quận… mỗi người ít Vàng và nói nhỏ “Anh Sáu B. gởi tặng” !”
Ngày khai trương tiệm Cà-phê Máy Lạnh TUYẾT ở ngã 6 Nguyễn Tri Phương được quảng cáo quy mô, và dân ăn chơi lúc đó lại phong cho Trần Dần là “Vua Cà-phê Máy lạnh”. Trần Dần nói rằng “Vì chạy tới 6 máy lạnh nên đồng hồ điện không đủ công suất, tôi cho đám đệ tử câu điện đường xài chùa. Mấy tháng sau, phía Điện Lực cho người đến kiểm tra.. Khi họ gạt cầu dao xuống nhưng đèn vẫn sáng, máy lạnh vẫn chạy.. Họ mời tôi vào phòng riêng làm việc.. Tôi đưa cho họ 10 Lượng Vàng và nói nhờ anh em lo cho cái giấy phép xài máy lạnh và tăng công suất đồng hồ lên thì sẽ trả thêm 10 lượng vàng Kim Thành nữa”. Chỉ 3 ngày sau tôi có giấy phép của Điện Lực và được thay đồng hồ công suất lớn hơn. Tiệm cà-phê máy lạnh Tuyết tấp nập từ sáng sớm cho đến đêm khuya”. Trần Dần nói “Dù làm ăn rất khấm khá nhưng tôi biết rằng không thể sống được với Cộng Sản nên tôi dùng tiệm Cà-phê Tuyết làm điểm hẹn với những người tổ chức vượt biển để đưa vợ con đi tìm tự do !”.
Ông Trần Dần kể rằng: “Trước năm 1975, mặc dầu còn trẻ tuổi nhưng vì làm ăn lớn nên tôi chơi thân với những đại tài phiệt như “Vua sắt thép” Lý Long Thân, Trịnh Thái Bình (Sắt vụn), Lâm Huê Hồ (sắt vụn), Trịnh Đức (Gang).. Những người nầy nhiều quyền lực và tôi gặp họ hằng ngày. Họ và tôi đều có giấy phép mang súng cá nhân. Nhưng khi tôi làm “Vua Cà-phê Máy Lạnh” dưới thời CSVN thì tôi là một kẻ giang hồ và tôi tự mua súng để phòng thân chứ chẳng phép tắc gì cả. Tôi quyết định tìm đường vượt biển. Tôi đưa con trai đầu của tôi cùng với gia đình em gái tôi đi qua ngã Hong Kong và đã thoát. Chuyến tiếp theo tôi đưa cha mẹ tôi và vợ thứ nhì cùng 2 con trai của tôi đi qua đến đảo Bidong. Tiếc rằng cha tôi đã mất tại Bidong. Còn vợ thứ nhì và 2 con trai cùng mẹ tôi được đến định cư tại San Diego, California.
Tôi còn lại 3 người vợ, gồm vợ thứ 3 có một con gái với tôi, vợ thứ 4 không con chung; và vợ thứ 5 có 3 đứa con riêng cùng với cha mẹ anh em của những người vợ nầy cũng muốn ra đi nên tôi phải tìm chiếc tàu lớn hơn để đủ chỗ vượt biển. Tôi tìm gặp một người đang tổ chức đi bằng tàu sắt, anh ta tên là Triệu Bình Th. lúc đó đang làm kinh tài cho ông Mai Chí Thọ của Công An. Ông Triệu Bình Th. trước là Chủ Tịch Hội Lion Club tại Sài-gòn và anh ta nhận của tôi 200 lượng Vàng lá, hẹn ngày bốc người lên Taxi (ghe nhỏ đưa ra Tàu lớn) nhưng anh ta đã trốn mất. Tôi một mình đến gặp Triệu Bình Th. và tôi đưa mũi súng vào ngay ngực anh ta, nhưng tôi không bắn. Triệu Bình Th. nói là anh ta không trốn, nhưng vì tàu sắt lớn quá chưa đủ khách nên đành hoãn lại. Tôi yêu cầu anh ta cho tôi gặp người Tài Công và xem chiếc tàu sắt và tôi sẽ lo đủ khách. Tôi thích thú khi thấy chiếc tàu sắt cao 3 tầng, dài 107 mét được gọi là “Giang Pháo Hạm” của Hải Quân Sài-gòn cũ, nay do Hải Quân CSBV quản lý. Người tài công tên là Phúc nói rằng nhóm của anh đã mua chiếc tàu nầy và nay đồng ý cho Trần Dần đưa đi 100 người với giá chung là 600 lượng. Đã đưa trước 200 lượng cho Triệu Bình Th., số 400 lượng còn lại trả ngay và tàu sẽ xuất hành lúc trời tối cuối tháng 6/1998 tại Bến Nhà Bè. Tính ra họ lấy mỗi người của tôi là 6 Lượng, nhưng tôi lấy của khách là 15 Lượng”. Ông Trần Dần kể tiếp rằng “Vào đêm đổ quân, trời tối đen..Tàu sắt từ Hải Quân Công Xưởng chạy ra chính giữa sông Nhà Bè, các ghe Taxi đưa người lên đầy đủ trên 200 người của cả hai phía, nhưng chờ hơn một tiếng rưởi mà không thấy Tài Công chính nên buộc tàu phải nhổ neo. Người Tài công phụ không quen điều khiển tàu lớn, lại lúc nước cạn xuống nên khi ra đến cửa Vàm Láng thì tàu bị mắc cạn trên cồn cát. Lối gần 2 tiếng đồng hồ sau đó thì thấy 2 tàu nhỏ pha đèn và các khẩu đại liên 12.7 ly nhã đạn liên tiếp vào thành tàu sắt. Một miễng đạn ghim vào cánh tay trái của Trần Dần.. Trên tàu mọi người đều khóc.. Mấy người lấy súng AK và B40 ra, nhưng ông Trần Dần yêu cầu vất súng đạn xuống sông và Trần Dần lấy tấm vải trắng kéo lên cột tàu để ra dấu đầu hàng. Khi Công An Biên Phòng nhảy lên kiểm soát, mọi người để tay lên đầu và họ trói từng người. Ai cũng khai cho Trần Dần là người tổ chức, nhưng Trần Dần nói với Công An Biên Phòng rằng những người tổ chức đã nhảy xuống sông trốn thoát, còn Trần Dần chỉ là người móc nối đưa người đi. Người chỉ huy Công An Biên Phòng dí súng AK 47 vào lưng bắt Trần Dần đi vào Cabin tàu và hỏi “Mày khai thật là có súng không?” Trần Dần trả lời “Không có súng, chỉ có Vàng mà thôi”. Trần Dần yêu cầu không bắn thì sẽ trao đủ số vàng 50 Lượng và sau nầy được thả thì sẽ đưa thêm. Viên chỉ huy Công An Biên Phòng dặn: “Mầy không được khai là tao tịch thu số vàng nầy nghe chưa..!” Trần Dần cam kết và được tha mạng. Tất cả mọi người bị lục xét và Công An tịch thu lối trên 3,000 lượng vàng của trên 200 người. Trần Dần nói số khách dự trù của 2 bên là 200 người, nhưng những ghe Taxi đã chở thêm người nên số người bị bắt khoảng trên 220 người. Trần Dần nói “Tôi mang theo lối trên 1,000 lượng vàng và tôi vất hết xuống cửa sông Vàm Láng; nhưng trên người tôi vẫn còn một chiếc quần dài đang mặc với lối hơn 80 hột xoàn lớn nhỏ được kết vào các lai quần, quai nịt là vẫn còn không bị lục xét. Lý do chiếc quần bị vấy máu từ vết thương trên tay tôi nhỏ xuống nên Công An sợ dơ không mò vào; hoặc họ nghĩ rằng có bao nhiêu vàng tôi đã nạp hết cho họ rồi nên không cần xét gì nữa.”
Trần Dần và mọi người bị đưa lên 2 tàu nhỏ của Biên Phòng và chở về giam tại Mỹ Tho khoảng 1 tháng rưởi. Tại nhà tù Mỹ Tho, Trần Dần làm quen được với ông Dược Sĩ NGUYỄN BÁ LỘC là người bị ở tù trước và được đi ra ngoài lao động. Trần Dần đã đưa chiếc quần có hột xoàn cho Dược sĩ Nguyễn Bá Lộc và nói rằng xin tặng cho ông và nếu ông có lòng tốt thì nhắn với em gái ông Trần Dần đến và chia cho em ông chút đĩnh để chuộc ông ra; nhưng nếu không thì cũng chẳng sao, cứ lấy đi vì ông không muốn để cho Việt Cộng ăn số hột xoàn nầy ! Ông Trần Dần nói rằng, ông Ds Nguyễn Bá Lộc đã chuyển nguyên cái quần có hơn 80 hột xoàn cho em gái của ông mà không hề lấy bất cứ một hột xoàn nào. Nhờ đó em ông đã chuộc ông và các vợ con của ông ra khỏi tù ở Mỹ Tho. Ông nói nghe tin Ds Nguyễn Bá Lộc đã vượt biên đi đến Canada hay Úc và ông đã tìm kiếm nhưng không có tin tức gì. Ông muốn liên lạc để nói lời biết ơn.
Năm 1979 ông Trần Dần lại đưa các vợ và con cái cùng đi vượt biển lần nữa, nhưng lần nầy bà vợ thứ 3 là Cô Giáo dạy Cấp 3 cùng với con gái chung; và bà vợ thứ 4 đã không chịu đi. Thế nên chỉ có Trần Dần cùng người vợ thứ 5 và 3 đứa con riêng của bà đã đến được đảo Bidong và vào năm sau 1980 đã được Mỹ cho đến định cư tại San Diego, Hoa Kỳ. Bà thứ 5 thường được gọi là “Bà Năm” là quả phụ của một sĩ quan VNCH có 3 con riêng và đã tục huyền với Trần Dần nhưng không có con chung với Trần Dần. Khi Trần Dần đưa Bà Năm đến San Diego thì người vợ thứ 2 đã định cư sẵn ở đó bất mãn. Đến năm 1981 thì người vợ thứ 2 do cha mẹ cưới đã để lại 2 con trai cho Trần Dần nuôi và bà ly dị vì những xung khắc với bà 5 ! Cùng năm đó, Trần Dần và bà 5 cùng các con riêng của mỗi bên đã đến Orange County lập hãng Bột Gia Vị mang nhãn hiệu 3 Cái Chuông. Khi hãng phát triễn, ông đã bán hãng nầy cho Phở Hòa để lập hãng Bột Gia Vị lớn hơn mang nhãn hiệu “2 Con Voi”.
Hãng “2 Con Voi” đã hoạt động lớn mạnh từ năm 1982 đến 1997.. Vợ 5 của ông không đồng ý một số vấn đề nên đã ly dị và tranh chấp đòi sở hữu hãng “2 Con Voi” nhưng cuối cùng bà đã thua vụ kiện. Bà đã ra lập riêng hãng Bột Gia Vị mang nhãn hiệu “4 Con Voi”. Còn ông Trần Dần vẫn làm chủ hãng “2 Con Voi” và để vợ chồng người em gái đứng tên. Ông sống cuộc sống đầy đủ và giao dịch rộng. Sản phẩm bán khắp Hoa Kỳ, Canada, khắp vùng Bắc Mỹ và Mexico.. Thời gian nầy, ông có thêm những bà vợ mới là các bà 6, 7, 8 và 9. Những bà nầy chung sống với ông khoảng trên 1 năm, hay 2 năm nhưng không có con chung và cũng dần dần xa ông. Người vợ hiện nay là bà Út tức bà thứ 10 đang sống hạnh phúc với ông trong cảnh ẩn dật theo lệnh của God và Jesus sau khi ông thấy Chúa Jesus hiện ra với ông vào sáng ngày 08-5-2003 lúc 6:30AM khi ông đang uống cà-phê sáng tại hiên nhà và Ngài truyền lệnh cho ông phải đi ẩn dật tại thành phố San Diego nơi mẹ ông đang ở để thi hành lệnh của God & Jesus.
So với siêu quậy Vi Tiểu Bảo trong truyện kiếm hiệp “Lộc Đĩnh Ký” có 7 vợ thì nhân vật Trần Dần còn siêu hơn vì có tới 10 vợ chung sống chính thức !
(Còn tiếp)
Comment