• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Họa sỹ Hà Huỳnh Mỹ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Họa sỹ Hà Huỳnh Mỹ

    Xem tranh Hà Huỳnh Mỹ


    Họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ


    Rất tình cờ, qua một người bạn cũ sinh sống ở Việt Nam, tôi được biết tới họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ ( HHM) . Biết tranh của HHM thì đúng hơn. Những bức tranh được chụp lại , mở ra xem bằng máy computer. Dẫu vậy, chúng đã gây cho tôi một ấn tượng thật mạnh mẽ. Thứ ấn tượng mà chỉ những tác phẩm nghệ thuật ( đúng nghĩa nghệ thuật ) mới khiến người ta phải dừng lại, nghe ngóng, nheo mắt, vầng trán hằn những đường cầy ( suy nghĩ), như nghe một bài nhạc hay, đọc một bài thơ hay, xem một cuốn phim hay . Và , với tôi, những bức tranh “ không màu sắc “ của HHM, là những bức tranh đẹp.

    Từ đó, tôi thỉnh thỏang nhận được những bức tranh ( tất nhiên là được chụp lại ) của chính người nữ họa sĩ chưa một lần “ quen biết “ ( hiểu nghĩa là gặp gỡ trong đời thật ). Cái ấn tượng ban đầu tiếp tục làm cho tôi không thể chỉ “ xem tranh “ của HHM rồi cất đi, hy vọng một ngày nào đó rảnh rỗi sẽ lấy ra xem một lần nữa, rồi lại sẽ cất đi. Có một nỗi thôi thúc ẩn giấu đâu đó trong đầu mỗi khi tôi ngồi xuống bàn viết , mắt lướt qua những ghi chép dở dang.

    Tôi biết mình đang nợ những bức tranh của HHM một món nợ, mà nếu không trả thì cái nỗi thôi thúc vô hình kia sẽ không để cho tôi yên. Những người con gái yểu điệu tha thướt trong tà áo dài trắng trinh nguyên của HHM trông hiền lành ( tuy lúc nào cũng . . . khuất mặt ) như vậy , đơn sơ như vậy nhưng sao lại khiến tôi cứ . . . quay quắt cõi lòng như thế. Phải chăng họ nhắc cho tôi nhớ đến những ngày xưa êm đềm thân ái , những ngày xưa của thuở “ thanh bình ba trăm năm cũ “, những ngày xưa mà con người sống chỉ để yêu nhau. Tính cách người nữ dịu dàng, không se sua giầy gót cao bàn tay móng đỏ , nổi trội lên hẳn nơi các cô gái trong tranh. Tôi bỗng nhớ đến câu chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ trong lớp Cổ Văn dưới mái trường trung học, câu chuyện về cô gái ngày ngày từ trong tranh bước ra chăm sóc nơi ăn chốn ở cho chàng thư sinh mỗi khi chàng không có ở nhà, để rồi khi chàng quay về nàng lại bước trở lại vào tranh làm “ người đẹp trong tranh “. Liệu những cô gái của HHM có bao giờ từ những bức tranh bước ra cho chàng trai trẻ nào không ? Ai dám quả quyết rằng không ? Có lẽ chính ý tưởng ấy đã làm cho tranh của HHM “ quyến rũ “ tôi một cách mãnh liệt.

    Trong lúc làm “ bài tập “ ( homework ) về HHM, tôi gặp những bất ngờ thú vị. Bất ngờ ấy cũng khiến tôi cảm thấy thật thiệt thòi khi mình sống xa quê hương, không được có cơ hội thưởng thức những sinh họat văn hóa nghệ thuật mà mình ưa thích : một đêm hòa nhạc, một buổi xem tranh, một đêm đọc thơ, ra mắt sách v.v.. Đó là những thứ giúp cho đời sống nặng trĩu những lo toan đời thường có được những khỏanh khắc thăng hoa. Nữ họa sĩ HHM đã có những thành đạt, đã được nhiều người biết tới hơn là tôi tưởng. Chị đã có những cuộc triển lãm tranh, không chỉ ở trong nước ( Sài Gòn 2001, 2002, 2003 ) mà còn ở ngòai nước ( Singapore 2003, 2004 ). Và vì không gần gủi với những sinh họat văn hóa nghệ thuật, nên tôi tưởng cái tên HHM vẫn còn . . . mới.

    Khách thưởng ngọan chú ý đến tranh của HHM ở những nét khắc họa tuy đơn sơ nhưng giàu cảm xúc qua hình ảnh những cô gái, hoa , đặc biệt là hoa sen . Dường như, từ những đối tượng “ đẹp “ ( con gái và hoa luôn là biểu tượng của cái đẹp ) này, HHM tìm thấy nguồn cảm xúc vô tận cho sự sáng tạo của mình. Để làm được công việc tinh tế đó, có lẽ không chỉ nhờ đôi bàn tay khéo léo của người nghệ sĩ, mà còn cần phải có sự cộng hưởng ( với tiếng rung của nghệ thuật ) của một tâm hồn đa cảm , đa tình mới có thể khiến người xem rung động được , “ bắt “ được cái hồn tinh túy mơ hồ ẩn ẩn hiện hiện trong mỗi bức tranh. Cái tổng thể của Đẹp ( hoa ) và Nữ tính ( con gái ) dẫn người xem bước vào một thế giới của sự bình an với cõi lòng thanh thản, ở đó con người tìm được sự cân bằng với đời sống, với chính bản thân mình. Và trong khỏanh khắc, cái vũ trụ an nhiên tự tại ghi dấu ấn đậm nét lên tâm hồn người xem, dù sau đó, vũ trụ ấy tan biến đi khi người ta trở về với đời thường . Người con gái trong tranh của Bích Câu Kỳ Ngộ có lẽ cũng tồn tại nhờ vào những ảo giác tuyệt vời ấy của nghệ thuật.

    Vẻ dung dị của hoa, nét thanh tao ở vóc dáng những người nữ , cũng là nét đặc thù của tranh HHM. Đó là chữ ký riêng của chị, không lẫn vào với bất cứ một ai.

    Nhưng Hà Huỳnh Mỹ là ai ? Tôi định sẽ hỏi chị câu này, nhưng thấy không cần thiết nữa. Câu trả lời đã có sẵn, vì chị không xa lạ gì với giới thưởng ngọan tranh.

    Một tờ báo lớn ở Sài gòn, nhân buổi triển lãm tranh tháng 11 năm 2007 của HHM, đã viết về tranh của chị như sau :

    Thế giới trong tranh của chị hiện lên từ những gam màu trầm, ấm. Nơi ấy, cuộc sống hiện ra sau lăng kính vạn hoa muôn hình vạn trạng, không lặp lại nhưng vô cùng quen thuộc, sống động mà vẫn rất êm đềm. Chị chọn thiếu nữ và hoa, đặc biệt là hoa sen, làm đề tài sáng tác của mình. Chị nói: “Cứ mỗi lần bắt gặp hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống là tôi không khỏi xúc động. Nó cứ ám ảnh và rồi trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của tôi”.

    Người phụ nữ trong tranh Hà Huỳnh Mỹ không lộ rõ chân dung và thường được tác giả hoà lẫn vào phông nền phía sau, nhưng chỉ cần những nét điểm nhẹ bằng màu sắc, bằng độ tương phản thì nhân vật trung tâm vẫn giữ được vị thế của mình. Hoa sen vốn là đề tài rất phổ biến của nhiều hoạ sĩ, nhưng hoa sen trong tranh của chị vẫn đẹp, vẫn rất duyên. Nó bàng bạc quyến rũ, cuốn hút người xem bởi một cảm giác rất đỗi yên bình.

    ( Tuổi trẻ 21/11/2007)



    Vợ chồng Họa sĩ Hà Hùynh Mỹ

    Hà Huỳnh Mỹ sinh ở Sài Gòn. Khi kết hôn với một người vừa là bác sĩ vừa là họa sĩ, chị đã “ theo chồng “ mà cũng đam mê luôn nghệ thuật. Năm 1995, chị theo học ở trường Đại Học Mỹ Thuật Sài Gòn. Đến năm 2000, chính thức bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp, tham gia họat động trong nhóm nghệ thuật Hương Cỏ.

    Tuy nhiên, biết HHM là ai vẫn chưa đủ. Tôi vẫn có những thắc mắc, mà có lẽ không ai có thể trả lời được, ngòai chính người họa sĩ.

    Và đây là những hỏi đáp :

    Hỏi:

    Trong tranh của chị, bất kể là những bức tranh thiếu nữ “ không màu sắc “, hay những bức tĩnh vật “ nhiều mầu sắc “, đều có một không gian trắng làm nền ( background). Về kỹ thuật, chị có thể giải thích thêm về sự lựa chọn “ đặc thù “ ấy được không ? về ý tưởng, chị có thể nói gì khác không khi tôi cho rằng, khỏang không gian trắng ấy mang đến cho người xem một cảm giác bình an cần thiết giữa cuộc sống luôn thường trực những nỗi bất an này ?


    Đáp :

    Anh nhận xét thật đúng về cái màu trắng hầu như xuyên suốt trong những bức tranh HHM. Những người mua tranh hầu hết là người nước ngòai , phần lớn – theo họ cho biết – để treo trong phòng làm việc , sau một ngày làm việc mệt mỏi, họ tìm sự thư thái, êm dịu . . . và trên hết, đó là cái “chất” của HHM. Tôi mắc nợ màu trắng, cứ thấy màu trắng là mê, là nhìn thấy vẻ đẹp vô hình trong đó. Có khi lại là sự tham lam, muốn ôm tất cả màu sắc về mình, những màu sắc có khi hòa quyện với nhau sẽ biến thành màu trắng . . .

    Hỏi :

    Bên cạnh những bức tranh Hoa và Thiếu Nữ của chị, tôi nhận thấy lẻ loi bức tranh một ông già, mà chị đã giới thiệu là người ngồi làm mẫu cho sinh viên Mỹ Thuật trong suốt mấy chục năm. Chị vẽ ông già ấy theo trí nhớ hay chính ông ngồi làm mẫu trước mặt ?

    Sở dĩ tôi hỏi câu hỏi này là vì đây là bức duy nhất chị thóat ra khỏi sự thể hiện mộc mạc cố hữu của mình. Ở ông già, tôi nhìn thấy hết nỗi thống khổ của một kiếp người. Khuôn mặt đó, đôi mắt đó, những dấu vết của thời gian đọng lại và sự cô đơn vây quanh. Cuộc đời buồn đến như vậy sao, hả chị ?


    Đáp:

    Tôi có 2 bức tranh ông già người mẫu đó. Định không bán, sẽ giữ làm kỷ niệm. Nhưng có người thích, muốn mua. Thế là tôi bán. Tôi quan niệm tranh, cũng như những tác phẩm nghệ thuật khác, vẽ ra là để cho mọi người thưởng thức, chứ không nên giữ cho riêng mình. Anh nghĩ sao ? ( T.Vấn : Tôi đồng ý với chị ). À, ông già người mẫu mà anh nhắc tới trong bức tranh “ ông Già “ của tôi, chính ông đã ngồi làm mẫu cho tôi hòan thành bức tranh ấy, nên tôi mới mang được cái hồn vào trong tranh. Thật tội nghiệp, ông già nua lắm rồi khi tôi vẽ bức tranh đó, nhưng ông ngồi rất “ chuyên nghiệp “ – dân chuyên nghiệp mà anh !

    HHM còn một bức tranh “ông gìa” khác nữa . Ông già này nếu ai sống ở Sài Gòn lâu chắc đều biết. Ông hay ngồi trên lề đường làm những con cào cào, châu chấu bằng lá dừa, rất đẹp ! Bức tranh này cũng đã theo một ông bác sĩ người nước ngòai về đâu rồi không biết. Ông già đó giờ cũng không còn thấy xuất hiện trên đường phố Sài Gòn nữa.

    Thật ra, bức ông già buồn thiu đang ngồi ngẫm nghĩ sự đời đó được vẽ trước khi những bức tranh thiếu nữ ra đời. T.Vấn để ý là bức ông già được thể hiện bằng cọ, và màu sắc mà HHM chọn cũng theo tâm trạng u buồn tội nghiệp của ông. Ngược lại, những bức tranh thiếu nữ đã được HHM dùng “ màu “ ưa thích của mình là màu trắng tinh khôi của tuổi học trò, thể hiện sự tinh khiết, nhẹ nhàng của một thời áo trắng. HHM dùng dao (Palette Knife) để lược bớt chi tiết rườm rà, phức tạp, làm đơn giản hóa bức tranh. Đó là “ Style “ của HHM.

    Hỏi:

    Tôi rất thích bức “ chân dung tự họa “ của chị. Không có vẻ gì là làm dáng cả. Cũng giống như người ta viết hồi ký, nhiều người bảo phải “ cường điệu một tí ‘ mới lôi cuốn người đọc được. Trong hội họa, chị có nghĩ rằng , người họa sĩ có thể ‘ cường điệu một tí “ về mình không ? có thể “ trang điểm “ một chút cho dễ coi được không ? Nhất là nữ họa sĩ, như chị chẳng hạn !


    Đáp:

    HHM là một người đơn giản, tranh sao người vậy. Ở ngòai đời, hầu như HHM không trang điểm từ hồi còn trẻ đến giờ ( trừ khi đi dự tiệc thì HHM có trang điểm chút chút ), vậy không có cớ gì mình phải “ trang điểm cho mình trong tranh “. Thế T.Vấn thấy trong tranh HHM “ khó coi “ lắm hả ? ( T.Vấn : Trái lại. Tôi đã thấy cái dung dị từ tranh đến người. Trong đời sống hiện nay, dường như điều đó hơi hiếm hoi.)

    Hỏi:

    Chị có thể cho biết về những dự định tương lai của chị ? tiếp tục sáng tác ? tiếp tục tham dự hay tổ chức những cuộc triển lãm tranh ? tiếp tục làm công tác từ thiện ?


    Bức “ Những gánh hàng hoa “ được HHM tặng cho Operation Smile để bán đấu giá lấy tiền cho trẻ em hở môi ( 2007)



    Trong một buổi đấu gía tranh do Operation Smile tổ chức (2005). HHM , mặc áo đen, đứng giữa


    Đáp:

    Chà, câu hỏi này nghe sao có vẻ “ formal “ quá ! HHM chẳng có dự định gì hết, chỉ biết vẽ thôi , hoặc như anh nói, vẫn tiếp tục sáng tác. Còn triển lãm tranh ư ? HHM kỵ nhất là nghe chữ “ triển lãm “. Mỗi lần triển lãm là mỗi lần xi-trét ( stress ) đó ! Cô bé chủ gallery độc quyền của HHM, muốn làm triển lãm thì HHM dặn không được nói chữ đó, sợ lắm ! Sợ nhất là nghĩ đến lúc phải trịnh trọng tuyên bố này nọ là HHM đã hãi rồi. Tội nghiệp cô bé, chiều ý mình nên không bao giờ nói đến “ triển lãm “.Còn những cuộc triển lãm đã có trước đây, đều tự nhiên mà hình thành.Tất cả đều do cô bé chủ Gallery lo từ A đến Z, kể cả việc “ thuyết phục “ HHM bằng lòng cho tổ chức “ triển lãm “ nữa.

    Còn công tác từ thiện thì lúc nào HHM cũng sẵn sàng trong điều kiện và khả năng của mình.

    Cám ơn họa sĩ Hà Hùynh Mỹ ! Cám ơn những tác phẩm nghệ thuật chị đã mang đến cho đời. Rồi đây, như ông già người mẫu của trường Mỹ thuật Sài Gòn, chúng ta sẽ gìa nua, sẽ bất lực, sẽ cô đơn , và cũng sẽ ra khỏi đời này. Có hề chi ! đó là thân phận con người. Nhưng, với chị, tôi tin rằng , cái bóng của HHM – bàng bạc trong những bức tranh thiếu nữ – , sẽ còn ở lại trần gian này lâu lắm, thiên thu biết đâu chừng !

    Phần phụ lục dưới đây là một vài bức tranh tiêu biểu của HHM. Hy vọng trong một thời gian gần đây, tôi sẽ được giới thiệu thêm nhiều bức tranh khác trong sự nghiệp của họa sĩ HHM, trong một chuyên mục về tranh của bằng hữu trên trang Web T.Vấn.

    T.Vấn

    (Thu 2010)

    T.Vấn© 2010

    Xem vài bức tranh tiêu biểu của Hà Hùynh Mỹ;


    Gánh nước về



    Thiếu nữ và hoa sen




    E Ấp



    Tĩnh vật


    Một góc Hội An
    Trích từ T.Van Blog
    Page not found – T.Vấn và Bạn Hữu



    ST
    Similar Threads
  • #2

    Họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ mộc mạc và sang trọng
    Tranh của Hà Huỳnh Mỹ không khoa trương màu sắc. Nó nhẹ nhàng, e ấp như thiếu nữ mang dáng sen đầu mùa hay đơn sơ, mộc mạc với hình ảnh mẹ dắt tay con, với đôi gánh hàng hoa dạo bước trên đường làng. Tranh của Lục Đan Mỹ thì lại khác. Có người đã nhận xét rằng màu sắc và độ tương phản trong tranh đã làm nên sự hài hòa giữa nét phóng túng nghệ thuật và tính hiện thực chân xác.
    Hai người bạn đời yêu tranh này tuy chưa cầm bút vẽ chung, nhưng sau gần mười năm sáng tác đã chọn “Chung một lối về” đễ chiêu đãi bạn bè một buổi tiệc bằng tranh tại Khách sạn Park Hyatt tối 8-11.
    Xuất thân là một bác sĩ, Hà Huỳnh Mỹ đến với bảng màu, giá vẽ từ tình yêu hội họa của chồng là bác sĩ Lục Đan Mỹ. Bắt đầu từ việc muốn ghi lại cảm hứng bất chợt hay tìm cách diễn tả nỗi lòng mình trước từng khoảnh khắc của cuộc sống, chị đã chọn việc cầm cọ “như một phương tiện gửi gắm tâm tư của chính mình qua từng tác phẩm”. Đầu năm 2000, chị bắt đầu bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp khi là một thành viên tích cực của nhóm Hương Cỏ sau hơn năm năm học tập tại Trường Đại học Mỹ thuật.
    Thế giới trong tranh của chị hiện lên từ những gam màu trầm, ấm. Nơi ấy, cuộc sống hiện ra sau lăng kính vạn hoa muôn hình vạn trạng, không lặp lại nhưng vô cùng quen thuộc, sống động mà vẫn rất êm đềm. Chị chọn thiếu nữ và hoa, đặc biệt là hoa sen, làm đề tài sáng tác của mình. Chị nói: “Cứ mỗi lần bắt gặp hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống là tôi không khỏi xúc động. Nó cứ ám ảnh và rồi trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của tôi”.


    Người phụ nữ trong tranh Hà Huỳnh Mỹ không lộ rõ chân dung và thường được tác giả hòa lẫn vào phông nền phía sau, nhưng chỉ cần những nét điểm nhẹ bằng màu sắc, bằng độ tương phản thì nhân vật trung tâm vẫn giữ được vị thế của mình. Hoa sen vốn là đề tài rất phổ biến của nhiều họa sĩ, nhưng hoa sen trong tranh của chị vẫn đẹp, vẫn rất duyên. Nó bàng bạc quyến rũ, cuốn hút người xem bởi một cảm giác rất đỗi yên bình.
    Hà Huỳnh Mỹ còn chọn cho mình nhiều đề tài sáng tác khác, về phụ nữ với những công việc thường nhật của họ. Đó là một cô thôn nữ bồng bềnh trên chiếc thuyền hoa, là nhóm nữ sinh duyên dáng trong buổi tan trường hay chỉ là họ với hình bóng của thời thơ ấu có đường quê, cầu ao hay một góc chợ yên bình.


    Nếu như tranh của Hà Huỳnh Mỹ nền nã, nhẹ nhàng thì tranh của Lục Đan Mỹ lại là một đột biến của đường nét và màu sắc. Anh bắt đầu đến với con đường hội hoa chuyên nghiệp từ những năm 1960 và dù vốn “đa đoan” với nghề y, anh vẫn dành thời gian cho hội họa. Lục Đan Mỹ chọn vẽ sơn dầu trên vải bố, chọn màu nóng, trầm để thể hiện mình và chọn phong cảnh, cuộc sống làm đề tài sáng tác.
    Jon Marshall - một người nước ngoài yêu Việt Nam qua tranh của Lục Đan Mỹ đã nói rằng: “Cách ông Mỹ sử dụng thuật phối cảnh như hút hồn người xem vào tận trung tâm của tác phẩm. Đường nét và màu sắc rõ nét cho ta cảm giác phong cảnh ở ngay bên ngoài cửa sổ, chỉ chờ bạn mở cửa nhìn xem... Mỗi tác phẩm chủ yếu miêu tả cảnh sinh hoạt vốn tồn tại hàng ngày trong đời sống, song với nét vẽ khác biệt, tranh của ông đã làm cho người xem thấy được sự sôi nổi và mãnh liệt của văn hóa truyền thống Việt Nam”.
    Đã có mặt trong nhiều cuộc triển lãm cả trong và ngoài nước, tranh của Lục Đan Mỹ đã thuộc về nhiều bộ sưu tập cá nhân ở Pháp, Singapore, Úc và Mỹ. Đặc biệt trong năm 2006, nhiều tác phẩm của hai người đã được bán đấu giá để góp vào Quỹ Operation Smile tại Việt Nam.


    Nhận xét về tranh của Hà Huỳnh Mỹ, Lục Đan Mỹ không do dự tự hào nói rằng: “Tôi vô cùng thán phục. Tuy cô ấy biết đến hội họa sau tôi nhưng tự thân đã có những bước tiến rất đáng kể”. Anh còn nói chị có lối múa bút, cách pha màu rất nữ tính, yểu điệu nhưng kiểu dựng tranh và kỹ thuật phác họa lại rất nam tính, vững vàng.
    Đêm triển lãm khép lại trong những tình cảm nồng ấm của bạn bè. Nhiều sáng tác của đôi vợ chồng nghệ sĩ cũng đã tìm được những người đồng cảm. Bến Thành Art & Frame (11 Lê Thánh Tôn) và Galerie Nguyen (173 Đồng Khởi) cũng đã hoàn thành sứ mạng của mình là gửi đến giới yêu tranh một đêm thưởng thức nghệ thuật lịch lãm.
    Theo NGUYỄN NHÂN
    Xem tranh họa sĩ Hà Hùynh Mỹ


    "Một lối về" (One own way)

    Đây là chủ đề cuộc triển lãm và bán đấu giá tranh chỉ diễn ra trong đêm 8-11 (từ 18g-22g tại khách sạn Park Hyatt Saigon) của hai vợ chồng họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ và Lục Đan Mỹ. Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm tranh sơn dầu về đời sống xung quanh với cảnh chợ hoa, chợ đêm, nữ sinh, đồng quê, phố núi...

    HVP sưu tầm
    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 30-05-2011, 08:12 PM.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi HoaiVienPhuong View Post
      Họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ mộc mạc và sang trọng
      Tranh của Hà Huỳnh Mỹ không khoa trương màu sắc. Nó nhẹ nhàng, e ấp như thiếu nữ mang dáng sen đầu mùa hay đơn sơ, mộc mạc với hình ảnh mẹ dắt tay con, với đôi gánh hàng hoa dạo bước trên đường làng. Tranh của Lục Đan Mỹ thì lại khác. Có người đã nhận xét rằng màu sắc và độ tương phản trong tranh đã làm nên sự hài hòa giữa nét phóng túng nghệ thuật và tính hiện thực chân xác.
      Hai người bạn đời yêu tranh này tuy chưa cầm bút vẽ chung, nhưng sau gần mười năm sáng tác đã chọn “Chung một lối về” đễ chiêu đãi bạn bè một buổi tiệc bằng tranh tại Khách sạn Park Hyatt tối 8-11.
      Xuất thân là một bác sĩ, Hà Huỳnh Mỹ đến với bảng màu, giá vẽ từ tình yêu hội họa của chồng là bác sĩ Lục Đan Mỹ. Bắt đầu từ việc muốn ghi lại cảm hứng bất chợt hay tìm cách diễn tả nỗi lòng mình trước từng khoảnh khắc của cuộc sống, chị đã chọn việc cầm cọ “như một phương tiện gửi gắm tâm tư của chính mình qua từng tác phẩm”. Đầu năm 2000, chị bắt đầu bước vào con đường sáng tác chuyên nghiệp khi là một thành viên tích cực của nhóm Hương Cỏ sau hơn năm năm học tập tại Trường Đại học Mỹ thuật.
      Thế giới trong tranh của chị hiện lên từ những gam màu trầm, ấm. Nơi ấy, cuộc sống hiện ra sau lăng kính vạn hoa muôn hình vạn trạng, không lặp lại nhưng vô cùng quen thuộc, sống động mà vẫn rất êm đềm. Chị chọn thiếu nữ và hoa, đặc biệt là hoa sen, làm đề tài sáng tác của mình. Chị nói: “Cứ mỗi lần bắt gặp hình ảnh người thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống là tôi không khỏi xúc động. Nó cứ ám ảnh và rồi trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của tôi”.


      Người phụ nữ trong tranh Hà Huỳnh Mỹ không lộ rõ chân dung và thường được tác giả hòa lẫn vào phông nền phía sau, nhưng chỉ cần những nét điểm nhẹ bằng màu sắc, bằng độ tương phản thì nhân vật trung tâm vẫn giữ được vị thế của mình. Hoa sen vốn là đề tài rất phổ biến của nhiều họa sĩ, nhưng hoa sen trong tranh của chị vẫn đẹp, vẫn rất duyên. Nó bàng bạc quyến rũ, cuốn hút người xem bởi một cảm giác rất đỗi yên bình.
      Hà Huỳnh Mỹ còn chọn cho mình nhiều đề tài sáng tác khác, về phụ nữ với những công việc thường nhật của họ. Đó là một cô thôn nữ bồng bềnh trên chiếc thuyền hoa, là nhóm nữ sinh duyên dáng trong buổi tan trường hay chỉ là họ với hình bóng của thời thơ ấu có đường quê, cầu ao hay một góc chợ yên bình.


      Nếu như tranh của Hà Huỳnh Mỹ nền nã, nhẹ nhàng thì tranh của Lục Đan Mỹ lại là một đột biến của đường nét và màu sắc. Anh bắt đầu đến với con đường hội hoa chuyên nghiệp từ những năm 1960 và dù vốn “đa đoan” với nghề y, anh vẫn dành thời gian cho hội họa. Lục Đan Mỹ chọn vẽ sơn dầu trên vải bố, chọn màu nóng, trầm để thể hiện mình và chọn phong cảnh, cuộc sống làm đề tài sáng tác.
      Jon Marshall - một người nước ngoài yêu Việt Nam qua tranh của Lục Đan Mỹ đã nói rằng: “Cách ông Mỹ sử dụng thuật phối cảnh như hút hồn người xem vào tận trung tâm của tác phẩm. Đường nét và màu sắc rõ nét cho ta cảm giác phong cảnh ở ngay bên ngoài cửa sổ, chỉ chờ bạn mở cửa nhìn xem... Mỗi tác phẩm chủ yếu miêu tả cảnh sinh hoạt vốn tồn tại hàng ngày trong đời sống, song với nét vẽ khác biệt, tranh của ông đã làm cho người xem thấy được sự sôi nổi và mãnh liệt của văn hóa truyền thống Việt Nam”.
      Đã có mặt trong nhiều cuộc triển lãm cả trong và ngoài nước, tranh của Lục Đan Mỹ đã thuộc về nhiều bộ sưu tập cá nhân ở Pháp, Singapore, Úc và Mỹ. Đặc biệt trong năm 2006, nhiều tác phẩm của hai người đã được bán đấu giá để góp vào Quỹ Operation Smile tại Việt Nam.


      Nhận xét về tranh của Hà Huỳnh Mỹ, Lục Đan Mỹ không do dự tự hào nói rằng: “Tôi vô cùng thán phục. Tuy cô ấy biết đến hội họa sau tôi nhưng tự thân đã có những bước tiến rất đáng kể”. Anh còn nói chị có lối múa bút, cách pha màu rất nữ tính, yểu điệu nhưng kiểu dựng tranh và kỹ thuật phác họa lại rất nam tính, vững vàng.
      Đêm triển lãm khép lại trong những tình cảm nồng ấm của bạn bè. Nhiều sáng tác của đôi vợ chồng nghệ sĩ cũng đã tìm được những người đồng cảm. Bến Thành Art & Frame (11 Lê Thánh Tôn) và Galerie Nguyen (173 Đồng Khởi) cũng đã hoàn thành sứ mạng của mình là gửi đến giới yêu tranh một đêm thưởng thức nghệ thuật lịch lãm.
      Theo NGUYỄN NHÂN
      Xem tranh họa sĩ Hà Hùynh Mỹ


      "Một lối về" (One own way)

      Đây là chủ đề cuộc triển lãm và bán đấu giá tranh chỉ diễn ra trong đêm 8-11 (từ 18g-22g tại khách sạn Park Hyatt Saigon) của hai vợ chồng họa sĩ Hà Huỳnh Mỹ và Lục Đan Mỹ. Triển lãm giới thiệu 60 tác phẩm tranh sơn dầu về đời sống xung quanh với cảnh chợ hoa, chợ đêm, nữ sinh, đồng quê, phố núi...

      HVP sưu tầm
      Cam ơn anh HVP đã lôi bài báo này lên , tuy màu sắc họ in không đươc chính xac , và bản thân QD cũng không phải là BS , chỉ ăn theo ông xã thôi hà , anh hay post ở đề tài nào? QD mong đươc đọc bài anh post lên.
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #4

        Cam ơn anh HVP đã lôi bài báo này lên , tuy màu sắc họ in không đươc chính xac , và bản thân QD cũng không phải là BS , chỉ ăn theo ông xã thôi hà , anh hay post ở đề tài nào? QD mong đươc đọc bài anh post lên.


        Yêu hoa
        Cho Quỳnh dao hỏi , trong < chut lưu lai > có muc nào nói về các loài hoa cho < chút lưu lại> thêm tươi mát không vậy , QD rất yêu và thích trồng hoa , mỗi sáng thức dậy thêm một mầm xanh nhú lên thật là hạnh phúc , chúng ta sẽ cùng trao đỗi sự sống của hoa nhà mình , được không Hoàng vũ. QD chợt có ý nghĩ thoáng qua , nếu không tiện thì cho QD sory nhe. Xin cám ơn chủ nhà HV.
        Hoa Forget me not
        'Xin Đừng Quên Tôi'


        LƯU LY THẢO

        Hoa 'xin đừng quên tôi' (forget me not), tiếng Việt gọi là lưu ly thảo có một truyền thuyết rất lâm ly của một cuộc tình dang dở.
        Chuyện kể rằng có cặp tình nhân này một hôm đi dạo bên bờ sông, bỗng cô gái nhìn thấy một bông hoa thật đẹp. Nàng muốn hái bông hoa đẹp kia nhưng với không tới. Muốn làm đẹp lòng người yêu, chàng trai làm một hành động rất quân tử, vươn tay ra hái hoa cho nàng. Chẳng ngờ đất bên bờ sông lở, chàng trượt chân ngã xuống, bị nước cuốn đi chỉ kịp ném bông hoa lên bờ cho người yêu với một câu nhắn tha thiết "Xin đừng quên tôi". Từ đó, loại hoa này được mang tên 'xin đừng quên tôi'.

        Tulip còn gọi là UẤT KIM HƯƠNG
        Lời bày tỏ của tình yêu


        Hoa xếp đội hình như lính bộ binh
        Diễu hành dưới ánh mặt trời chân lý

        "Chuyện tình hoa pensée"



        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 31-05-2011, 05:52 PM.

        Comment

        • #5

          hoa pensee và Uất kim hương

          Hôm nay vô lại đây mới thấy bài nói về hoa cua anh HVP , thật là xin lỗi , qd cám ơn anh về bài hát và sự tích về các loài hoa mà qd chưa biêt , bây qd mới biết hoa tulyp là hoa uất kim hương , xin gởi lời cám ơn muộn đến anh HVP

          <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

          Comment

          • #6

            Hôm nay vô lại đây mới thấy bài nói về hoa cua anh HVP , thật là xin lỗi , qd cám ơn anh về bài hát và sự tích về các loài hoa mà qd chưa biêt , bây qd mới biết hoa tulyp là hoa uất kim hương , xin gởi lời cám ơn muộn đến anh HVP
            quynh dao mãi nhớ cái anh chàng "vô tích sự" Mây gì đó quên tuốt luốt HVP
            "Chuyện loài hoa pensee"


            Màu Tím Pense

            Cánh hoa yêu
            Một hôm anh về em bâng khuâng đứng trông theo.
            Hoàng hôn nâng niu bước đôi chân người em yêu.
            Em nhớ thương nhiều, lòng xao xuyến thêm nhiều.
            Hiu hắt sương mờ xuống tịch liêu.

            Rồi em đi nhặt hoa Penseé ép trong thư.
            Thầm trao cho anh những khi tâm hồn bơ vơ.
            Khi gió sang mùa, làm rơi lá bên hồ.
            Hoa nói lên ngàn nỗi mong chờ.

            Có biết rằng, tâm tư em một lần đầu tiên đã biết yêu.
            Có thấu rằng... anh xa xôi còn lại mình em dưới sân chiều.
            Tìm nhau trong màu hoa Penseé tím chơi vơi.
            Tìm nhau trong mơ dắt nhau sang bờ yên vui.
            Thương nhớ xa vời, người về chốn phương trời


            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 28-06-2011, 12:49 AM.

            Comment

            • #7

              Cành hoa yêu

              hi hi anh Hoài viễn Phương nói chi rứa , anh Hoài không sợ anh Mây buồn sao , coi chừng < Mây bay hoài xa xứ ,xa phương troi yeu dấu>(tên 2 anh nhập lại) nơi CLL này thì buồn lắm đa ,Qd đâu dám quên anh Hoài , chỉ vì qd cứ sợ nhầm lẫn viễn phương với viễn xứ nên chọn một tên cho đở quên , bây giờ thì quen rồi kg nhầm nữa đâu...

              cám ơn anh HVP về bài hát Cành hoa yêu nhe , hay lắm anh Hoài...Qd vừa nghe vừa reply cho anh đây ( qd thích nhất cái hình cuối cùng)
              <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

              Comment

              • #8

                hi hi anh Hoài viễn Phương nói chi rứa , anh Hoài không sợ anh Mây buồn sao , coi chừng < Mây bay hoài xa xứ ,xa phương troi yeu dấu>(tên 2 anh nhập lại) nơi CLL này thì buồn lắm đa ,Qd đâu dám quên anh Hoài , chỉ vì qd cứ sợ nhầm lẫn viễn phương với viễn xứ nên chọn một tên cho đở quên , bây giờ thì quen rồi kg nhầm nữa đâu...

                Mây bay hoài xa xứ,
                Xa phương trời yêu dấu
                Mây bay góc biển chân trời
                Có ai mà nhớ mây thời xa xưa


                Comment

                Working...
                X
                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom