• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ

    Phạm Thế Mỹ là một nhạc sĩ Việt Nam Ông có nhiều bài hát nhạc vàng được nhiều người yêu thích.

    Ông sinh tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định, là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và nhà văn Phạm Hổ. Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu V. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Nhạc phẩm đầu tay của ông là Nắng lên xóm nghèo. Sau hiệp định Geneve, ông được bố trí ở lại miền Nam. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở Đà Nẵng . Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (Thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ Bông hồng cài áo, lấy ý từ thơ Thích Nhất Hạnh). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn Mỹ Nghệ Viện Đại học Vạn Hạnh. Sau năm 1975, ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông vẫn tiếp tục viết bài hát như: Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova... Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại một căn nhà nhỏ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau một thời gian dài bị bệnh, ở tuổi 79.
    “Những Ngày Xưa Thân Ái”
    Tôi bắn hắn rồi
    Những ngày xưa thân ái
    Không ngăn nổi tay tôi
    Những ngày xưa thân ái
    Chắc hắn quên rồi
    Riêng tôi, tôi nhớ:
    Đồng làng mênh mông biển lúa
    Sương mai đáp trắng cỏ đường
    Hai đứa tôi,
    Sách vở cặp chung
    Áo quần nhàu giấc ngủ
    Song song bước nhỏ chân trần
    Gói cơm mo mẹ vắt xách tùng tơn
    Nón rộng hỏng quai
    Trong túi hộp diêm nhốt dế
    Những ngày xưa êm đẹp thế
    Không đem chung hai đứa một ngày mai
    Hắn bỏ làng theo giặc mấy năm nay
    Tôi buồn tôi giận,
    Đêm nay gặp hắn,
    Tôi bắn hắn rồi
    Những ngày xưa thân ái
    Không ngăn nổi tay tôi
    Xác hắn nằm bờ ruộng
    Không phải hắn thuở xưa
    Tôi cúi nhìn mặt hắn
    Tiếc hắn thời ấu thơ.
    Thi sĩ Phạm Hổ

    Cũng cần nói thêm, tác giả bài hát Những Ngày Xưa Thân Ái, nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ, chính là em ruột của thi sĩ Phạm Hổ.
    Bài “Những Ngày Xưa Thân Ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một nhạc phẩm hay. Thời đất nước bị chia đôi, dù là đang lúc có chiến tranh nó vẫn được phổ biến rộng rãi và được nhiều thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam yêu thích. Nó là một trong những nhạc phẩm tình cảm viết về lính có giá trị như những nhạc phẩm cùng thời lúc bấy giờ như: Chiều Mưa Biên Giới, Quán Nửa Khuya, Tàu Đêm Năm Cũ, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, v.v.. bằng nhạc điệu và lời ca nó đã diển đạt được những nỗi niềm thầm kín của người trai thời loạn. Nó chẳng những đáp ứng được nhu cầu tâm lý của đại đa số người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường mà còn có khả năng diễn đạt cái tình cảm thiêng liêng của những người có chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ quê hương Miền Nam tự do còn lại của mình lúc bấy giờ. Thế nên, sau này ở vào giai đoạn cuộc chiến khốc liệt nhất, hàng hàng lớp lớp trẻ chúng tôi đi vào quân đội đã mang theo những nhạc phẩm này khắp nẻo đường đất nước như một món ăn nhiều dinh dưỡng. Cảm ơn những nhạc sĩ tài hoa đã dâng cho đời những cung bậc rung cảm, tuy sáng tác trong thời kỳ khói lửa chiến chinh nhưng vẫn lãng đãng chất lãng mạn và đầy tính nhân bản. Riêng ở miền Bắc, nó đã bị ghép vào loại nhạc với cái tên “quỷ ma” gì đó như bao thân phận của những nhạc phẩm trữ tình thời tiền chiến và lẽ đương nhiên là bị cấm.

    Nhạc phẩm “Những Ngày Xưa Thân Ái” thì tôi biết và thích đến vậy, riêng bài thơ “Những Ngày Xưa Thân Ái” của thi sĩ Phạm Hổ thì tôi hoàn toàn mù tịt, chỉ đợi cho đến khi đi tù “cải tạo” và sau này qua tìm hiểu tôi mới biết bài thơ quay lưng lại với tình cảm thiêng liêng tự nhiên của con người và nuôi dưỡng lòng hận thù này là của thi sĩ Phạm Hổ, anh ruột của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ.
    Lời nhạc của PTM xem trang web:
    [url="http://www.lyricafe.com/composer-733-phamthemy.php"][COLOR=black]Phạm Thế Mỹ Lyrics :: Pham The My Lyrics



    Tóc Mây
    Theo gió heo may đến đêm gọi tình
    Một trời áo tím trong mắt trên môi
    Như chiếc nôi êm ru cơn mộng lành
    Gọi vầng trăng cũ sáng cho hồn vui

    Như cánh hoa đêm đong đưa nụ tình
    Gọi mời cơn gió hôn lá trên cao
    Như cánh chim đêm bơ vơ một mình
    Trời bao nhiêu gió tóc bao nhiêu buồn

    Mùa hè vui đôi chân chấp cánh
    Tóc mây hồng cho mắt long lanh
    Trời mùa đông môi em thắp nắng
    Tóc mây dài, chân vui đường vắng
    Rồi mùa xuân cây thay áo mới
    Tóc mây vàng cho nắng thêm tươi
    Rồi mùa thu xôn xao lá úa
    Tóc mây buồn phủ kín tim tôi

    Ôi tóc mây bay ru lên điệu buồn
    Sợi tình theo gió vỗ cánh bay xa
    Ôi tóc mây thơm men say lạ thường
    Tình ta xanh lá tóc mây không vàng.

    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 02-06-2011, 06:11 PM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom