• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

    TỪ ANH TÚ SINH VIÊN CAO ĐẢNG Y TẾ THÁI NGUYÊN BỊ ĐUỔI HỌC VÌ ĐỌC TIN TRÊN MẠNG ?
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”


    Bạn Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
    Nội dung bức thư cho biết, Tú đã bị công an Thái Nguyên liên tục sách nhiễu trong thời gian vừa qua, chỉ vì bạn đã vào internet tìm đọc những thông tin tự do. Hôm 02/06, trước sinh nhật lần thứ 25 của mình một tháng, Từ Anh Tú đã phải nhận một quyết định tàn nhẫn từ ngôi trường anh đang học : buộc thôi học vĩnh viễn !
    Từ Anh Tú sinh ngày 06/07/1986, địa chỉ tại thôn Đại Phú, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong bức thư gửi đến các cơ quan báo chí, Tú cay đắng viết :
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”
    Ngoài việc bị đuổi học, Tú tiếp tục bị trả về địa phương để giao cho chính quyền sở tại “quản lý, theo dõi, giáo dục”. Diễn biến sự việc được Tú tường thuật lại như sau :
    “Hồi 10 h sáng ngày 13/ 05/ 2011, khi tôi đang ngồi xem tìm hiểu tin tức tại quán internet trước cổng trường thì bị một nhóm công an, mật vụ an ninh bảo vệ chính trị đông khoảng 20 người ập đến khống chế và bắt giữ. Họ tuyên bố với lý do là những thứ tôi đang đọc trên Mạng đã vi phạm pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời họ cho rằng tôi đã tàng trữ những tài liệu có nội dung chống lại chế độ XHCN ở VN ở trong hộp thư cá nhân, rằng tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật “an ninh quốc gia”, vi phạm điều 88 bộ luật hình sự của “đảng và nhà nước CSVN”".


    Quyết định đuổi học của trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên


    Ngay sau đó, Tú bị áp giải về trụ sở CA Thái Nguyên để thẩm vấn trong nhiều ngày. Đồng thời, phía CA Thái Nguyên còn gây áp lực, yêu cầu gia đình Tú phải làm cam kết không tái phạm. Vì thương con, mẹ của Tú vốn hay đau ốm cũng đã phải vượt 80 km trong mưa gió để đến trụ sở CA Thái Nguyên.
    Không dừng lại ở đó, ngày 30/05/2011, phía CA trực tiếp đến áp lực nhà trường nơi Tú đang theo học. Ngày 02/06/2011, Tú nhận quyết định buộc thôi học vĩnh viễn và trả về địa phương, do ông Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ký, trong khi chỉ còn 1 năm nữa Tú sẽ tốt nghiệp.

    Ông Hoàng Anh Tuấn, người ký quyết định buộc thôi học sinh viên Từ Anh Tú
    Trước quyết định nhẫn tâm của trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của cơ quan CA, Từ Anh Tú vẫn kiên quyết khẳng định :
    Tôi nhận thấy rằng, Cơ quan an ninh tỉnh Thái Nguyên và của nhà nước Việt Nam đã cáo buộc tôi vi phạm điều 88 là hoàn toàn không có căn cứ, là chụp mũ và là một dạng đàn áp quyền tự do chính kiến, tư tưởng, tự do thông tin… là vi phạm quyền con người của công dân. Tôi nhận thấy rằng những điều cáo buộc này của công an là hết sức phi lý và mong muốn các cơ quan ngôn luận khắp nơi hãy lên tiếng giúp tôi về việc này bởi các lý do sau đây :
    1.Trước nhất bổn phận của tôi là một công dân phải trung thành với tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải là trung thành với “chủ nghĩa xã hội- CNXH”.
    2.Tôi không hề vi phạm điều 88 vì :
    -Tôi không hề Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng “chính quyền nhân dân” vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc các bài viết đó trên mạng internet mà thôi.
    -Tôi không hề Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc những bài viết đó.
    -Tôi không hề Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những bài viết đó tôi được một địa chỉ email khác gửi vào hòm thư điện tử của mình và trước đó tôi không hề biết về nội dung của những bài viết này cụ thể là gì.
    Cuối thư, Tú cho biết gia đình hiện đang bị uy hiếp, đe dọa. Mẹ của Tú thường hay đau ốm, mang nhiều bệnh tật, lại phải suy nghĩ, lo lắng cho con cái mình phải sống trong không khí liên tục bị khủng bố. Đồng thời, Tú kêu gọi sự lên tiếng của dư luận để bảo vệ gia đình trước những đe dọa nặng nề từ phía chính quyền.
    (Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào)
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-06-2011, 06:34 PM.
    Similar Threads
  • #2


    Bạn Từ Anh Tú : "...Và tôi hứa rằng dù gặp bất kỳ trường hợp khó khăn nào thì tôi cũng không bao giờ dừng bước trên con đường đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ hơn, và nhất là chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chừng nào mà còn những hòn đảo của Việt Nam chưa trở về với tổ quốc thì chừng đó tôi sẽ không bao giờ dừng bước".
    Mặc Lâm (RFA) - Một sinh viên của trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên vì ủng hộ công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược đã bị cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
    Ngoài ra sinh viên này còn bị nhà trường kỷ luật cho nghỉ học vĩnh viễn vì những lời buộc tội này. Để có thêm chi tiết về vụ việc Mặc Lâm có buổi phỏng vấn người thanh niên này, mời quý vị theo dõi.
    Trước hết là giới thiệu của sinh viên Từ Anh Tú.
    Vi phạm điều 88
    Từ Anh Tú: Tôi là Từ Anh Tú, sinh năm 1986 và hiện nay đang ở Bắc Giang.
    Mặc Lâm: Tú có thể cho biết chính xác chuyện gì xảy ra vào ngày 13-5-2011 không ạ?

    Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định đuổi học của trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên

    Từ Anh Tú: Ngày hôm ấy tôi đang ngồi trong tiệm internet trước Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên thuộc thành phố Thái Nguyên, đang đọc tin tức thì một nhóm công an gồm khoảng trên dưới 20 người ập vào và khống chế tôi. Sau đó thì họ tiến hành thẩm vấn ngay tại quán, từ 10 giờ cho đến 12 giờ trưa, tiếp tục sau đó thì họ đưa lên đồn công an và thẩm vấn đến tối thì họ thả về, và ngày hôm sau tiếp tục thẩm vấn.
    Mặc Lâm: Sau chuyện thẩm vấn này thì họ cáo buộc anh về tội gì?
    Từ Anh Tú: Dạ, họ cáo buộc tôi là vi phạm cam kết trước đây với cơ quan công an và vi phạm vào điều 88.
    Mặc Lâm: Như vậy là trước đây Tú cũng đã bị công an bắt một lần rồi, phải không ạ?
    Từ Anh Tú: Trước đây tôi cũng đã bị công an bắt và thẩm vấn rất nhiều lần, có những lần kéo dài một tuần liền.
    Mặc Lâm: Và rồi ngay ngày 13 tháng 5 sau khi bị bắt thì họ có phát hiện trong máy computer Tú đang xài có những gì trong đó?
    Từ Anh Tú: Khi đó thì trong mail của tôi có 4 bài viết ạ. Đó là bài viết về dân oan ở Vinh biểu tình khiếu kiện; thứ hai là về việc đình công tại một nhà máy ở Hà Nội; thứ ba là về việc sinh viên Nguyễn Anh Tuấn công khai nói là có tài liệu của ông Cù Huy Hà Vũ; thứ tư là một bài viết về ông Cù Huy Hà Vũ.
    Mặc Lâm: Vâng. Theo như chúng tôi nhận thấy thì cả 4 bài này đều không có cái gì gọi là vi phạm cái luật 88 như họ nói thì Tú có nói với họ chứng minh là vi phạm như thế nào không? Và họ đã nói như thế nào?
    Từ Anh Tú: Thì họ có nói rằng tôi đã vi phạm cam kết trước đây mà họ đã ép tôi cam kết là không được mở ra những hòm thư, không được liên lạc hay là không được nhận bài viết ạ. Tôi nhận thấy đấy là một cái yêu cầu hết sức vô lý nên tôi tiếp tục lập ra những hòm thư để liên lạc với các bạn bè ở trên mạng. Và tôi thấy đấy là một chuyện hết sức bình thường và không hề vi phạm.
    Bị đuổi học
    Tuy nhiên những hành động đó đều bị công an Thái Nguyên coi rằng là mình đã vi phạm và không tôn trọng quyết định trước đây của họ, và họ lại tiếp tục một lần nữa về trường và yêu cầu nhà trường tiến hành kỷ luật. Sau đó, ngày 22 thì họ lại yêu cầu gia đình tôi lên, họ yêu cầu bố và mẹ tôi từ Bắc Giang lên Thái Nguyên mà lại không có thông báo trước cho tôi, cho đến khi bố mẹ tôi đứng trước mặt thì họ mới bắt đầu thông báo rằng "Bố mẹ cậu đã lên!". Đến ngày 30 thì họ tiếp tục về trường và yêu cầu trường có kỷ luật. Và ngày mùng 2 tháng 6 thì chính thức nhà trường ra quyết định đuổi học, buộc thôi học trở về địa phương với gia đình tôi ạ.
    Mặc Lâm: Khi nhà trường ra quyết định kỷ luật thì họ dựa vào lý do nào để đuổi học Tú?
    Từ Anh Tú: Họ quy kết vào điều tôi đã vi phạm khoản 7-8 điều 6 về những việc mà học sinh sinh viên không được làm và buộc tôi phải rời nhà trường ngay trong ngày hôm ấy.
    Mặc Lâm: Tú có thể cho biết điều khoản quy định sinh viên không được làm thì cụ thể là như thế nào không ạ?
    Từ Anh Tú: Trong phần 7 thì nói chung là quy định rất nhiều, chẳng hạn những việc sinh viên học sinh không được làm như là tàng trữ vận chuyển buôn bán trái phép chất nổ, hay là tàng trữ lưu hành và phát tán tài liệu có nội dung phản động, vân vân, nói chung là quy định rất nhiều ạ.
    Nhưng mà ở trong cái thông báo của quyết định đuổi học thì ông hiệu trưởng chỉ nói chung chung, tức là "sinh viên Từ Anh Tú đã vi phạm vào khoản 7-8, điều 6 Quy định sinh viên học sinh, buộc thôi học trở về địa phương". Tức là trong cái thông báo quyết định đuổi học đấy thì không có một cái gì rõ nét ạ, kể cả thông báo gửi về địa phương tức là thông báo với địa phương về quyết định đuổi học tôi thì họ cũng không nói rõ mà chỉ nói chung chung là Tú đã vi phạm vào phần 7 và 8 điều 6 của quy định sinh viên ạ.
    Không bao giờ dừng bước
    Mặc Lâm: Vâng. Tú có thể cho biết là sau khi bị cáo buộc vi phạm điều 88, nếu mà được nói rõ ràng ngày hôm nay thì Tú sẽ nói về vấn đề gì? Tú có vi phạm điều này hay không?

    Tàu chiến TQ xâm phạm lãnh hải, tấn công tàu Viking II của VN thuê

    Từ Anh Tú: Dạ. Tôi khẳng định là tôi không vi phạm vào điều ấy, vì tôi phải được tự do tìm hiểu chứ, tự do tìm hiểu thông tin. Đấy là chuyện hết sức bình thường trong bất kỳ xã hội văn minh nào cũng đều được phép, bởi vì tôi tìm hiểu những thông tin ngoài lề hay là "lề phải" hay "lề trái" thì đấy là việc hết sức bình thường.
    Mặc Lâm: Vâng. Cho tới giờ, sau khi bị đuổi học thì Tú còn bị công an kêu lên để làm việc nữa hay không? Hay là họ vẫn theo dõi một cách âm thầm?
    Từ Anh Tú: Dạ vâng. Sau khi về quê thì cho đến giờ phút này tôi chưa bị công an gọi lên để thẩm vấn, nhưng mà hiện tại thì cuộc sống đang rất nhiều khó khăn, tại vì hiên tại tôi đang bị rất nhiều áp lực không chỉ về phía gia đình còn từ phía xã hội nữa.
    Đa số bạn bè tại Thái Nguyên đều ủng hộ và rất là tán thành việc tôi làm, nhưng mà không hiểu sao những việc đấy lại bị hội đồng kỷ luật nhà trường mà đứng đầu là ông hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn ra quyết định kỷ luật và cơ quan công an Thái Nguyên lại phản ứng một cách gay gắt như vậy.
    Mặc Lâm: Và sau vụ việc này thì Tú có nghĩ rằng sẽ làm một đơn khiếu nại để gửi lên những cấp chức trách cao hơn hay không?
    Từ Anh Tú: Dạ vâng. Hiện tại tôi đã gửi một đơn khiếu nại, nhưng mà trước hết theo như luật định thì đơn khiếu nại phải gửi cho chính người ra quyết định đấy ạ. Tôi đã gửi đơn khiếu nại cho chính ông hiệu trưởng Hoàng Anh Tuấn của Trưởng Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên.
    Mặc Lâm: Vâng. Khi mà bị quyết định buộc thôi học thì Tú đang học những gì và năm thứ mấy rồi?
    Từ Anh Tú: Dạ, tôi lúc đấy đang học ngành điều dưỡng của Trường Cao Đẳng Y Tế Thái Nguyên và tôi chỉ còn một năm nữa là ra trường. Sau khi ra trường thì tôi sẽ học cử nhân điều dưỡng.
    Mặc Lâm: Trước một tình hình đen tối như vậy, Tú có muốn chia sẻ gì với những bạn đồng trang lứa, đồng lý tưởng với mình hay không?
    Từ Anh Tú: Trước hết tôi muốn nói rằng vấn đề của tôi không phải là vấn đề của một cá nhân mà là một vấn đề của cả xã hội, vấn đề của một hệ thống, của chế độ. Và tôi nghĩ rằng tôi không phải là trường hợp duy nhất, mà trong xã hội này còn rất nhiều trường hợp như tôi.
    Và tôi hứa rằng dù gặp bất kỳ trường hợp khó khăn nào thì tôi cũng không bao giờ dừng bước trên con đường đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tự do và dân chủ hơn, và nhất là chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Chừng nào mà còn những hòn đảo của Việt Nam chưa trở về với tổ quốc thì chừng đó tôi sẽ không bao giờ dừng bước. Và tôi mong rằng tất cả các bạn trẻ hãy dũng cảm đứng lên đấu tranh để làm gì cho tổ quốc.
    Mặc Lâm - RFA
    Giới trẻ không cúi đầu trước Trung Quốc

    các bạn trẻ nán lại
    những phủ dụ, anh lặng bỏ ngoài tai
    bạn tiếp anh miếng nước, chiếc mũ che nắng trời
    dáng anh đứng tạc thành pho tượng sống
    dáng anh đứng run lên bao xung động
    dáng anh đứng, thêm một dáng đứng Việt Nam
    "tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
    nhưng hào kiệt thời nào cũng có"
    anh đứng đó, trái tim tôi lệ nhòa
    thêm tin yêu tuổi trẻ Lạc Hồn
    biển phía đó, vẫn ngàn năm sóng v
    hoàng hôn rồi, sẽ lại một hừng đông
    (Lai Trương Phước)


    Hoàng Sa Và Trường Sa Là Của Việt Nam!

    Paracel And Spratly Islands Belong To Vietnam!

    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 12-06-2011, 05:28 PM.

    Comment

    • #3

      Liệu những hành động táo tợn có dự tính của Trung Quốc ở biển Đông mới đây có dẫn đến một cuộc chiến tranh mới với Việt Nam hay không? Việt Nam liệu có đủ sức bảo vệ đất nước?

      Bành trướng

      Hai vụ cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam liên tiếp xảy ra chứng tỏ cho Việt Nam và thế giới thấy cơn khát dầu hỏa của Trung Quốc ngày càng trầm trọng. Bắc Kinh đã tỏ quyết tâm nhất quyết chiếm giữ gần trọn biển Đông bằng mọi giá.
      Sau các cuộc chiến tranh lấn đất, chiếm đảo của Việt Nam, Bắc Kinh đã đưa ra sách lược hòa giải với Hà Nội bằng chiêu bài 16 chữ và bốn tốt để ru ngủ cấp lãnh đạo Việt Nam, trong khi vẫn âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chiến mới nhằm thu tóm toàn bộ các quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
      Trước mắt quần đảo Trường Sa nằm trong tầm ngắm này.
      Năm 1974 Trung Quốc đã bất chấp công pháp quốc tế mang tàu chiến tấn công và chiếm cứ đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
      Từ bước đầu tiên đó Trung Quốc đã có chiến lựơc lâu dài cho vùng biển đầy tiềm năng này và kế hoạch thôn tính dần dần cả khu vực đã được Trung Quốc triển khai, trước nhất là sáng tác tấm bản đồ mang tên Đường lưỡi bò chiếm 80% diện tích của toàn vùng biển Đông.
      Song song với những bước nhảy vọt về kinh tế và công nghiệp, cơn khát dầu của Trung Quốc ngày càng tệ hại hơn. Lãnh đạo Bắc Kinh hiểu rất rõ, thiếu dầu sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Trung Quốc và bằng bất cứ giá nào họ phải chọn một trong hai giải pháp: Chiếm cho bằng đuợc trữ lượng dầu khổng lồ tại biển Đông hay chấp nhận phá sản cả nền kinh tế.
      Ai cũng nhận ra giải pháp thứ nhất đã được Trung Quốc âm thầm theo đuổi từ lâu và mới đây nhất những trang cuối cùng của bài toán dầu hỏa đã được Bắc Kinh bày ra trên bàn cờ khu vực, đặc biệt đối với những nước có đường biên giới biển mà Trung Quốc vẽ ra trong phạm vi mang tên Đường lưỡi bò.
      Bắc Kinh tung ra dàn khoan khổng lồ và tuyên bố dàn khoan này sẽ khống chế toàn bộ các khu vực đang tranh chấp có mỏ dầu.
      Ngay lập tức Philippines phản đối mạnh mẽ hành động này vì dàn khoan này sẽ đặt lên khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền.
      Lời lẽ khó nghe
      Tiếp đến hai vụ cắt dây cáp tàu Bình Minh và Viking của Việt Nam là bước thứ hai để Trung Quốc làm con tính thử thách khả năng chịu đựng của các nuớc trong khu vực về tấm bản đồ Đường lưỡi bò mà Bắc Kinh đem ra tháu cáy.
      Từ Đường lưỡi bò, phát ngôn nhân Trung Quốc liên tiếp ra lệnh cho Việt Nam không được làm cho tình hình bất ổn thêm trong khi chính họ là người gây ra bất ổn.
      Chưa ngừng ở đó, Bắc Kinh ngang nhiên kêu gọi các nước đang có tranh chấp không được thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực quần đảo Trường Sa. Duy chỉ có Trung Quốc là có cái quyền này mà thôi.
      Đại sứ Trung Quốc tại Philippines là Lưu Kiến Siêu tuyên bố Trung Quốc hoan nghênh các nước đang tranh chấp khai thác chung với Trung Quốc trong khu vực này.
      Lời lẽ khó nghe này được lập đi lập lại theo phương pháp rất xưa: việc gì nếu nói mãi cũng có thể làm người nghe tưởng là sự thật.
      Giới chức Philippines lớn tiếng cáo buộc Trung Quốc đã nhiều lần xâm nhập vào khu vực mà Phi tuyên bố chủ quyền từ tháng 2 tới nay, kể cả vụ Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines.
      Bắc Kinh nhanh chóng phủ nhận cáo buộc, nói không xâm lấn lãnh hải, ngụ ý đó là lãnh hải của họ, và tuyên bố chỉ sử dụng vũ lực khi bị tấn công.
      Câu rào đón này không thừa và đã được áp dụng ngay khi vụ việc tàu Viking bị cắt cáp xảy ra vào hôm 9 tháng 6 vừa rồi.
      Phát ngôn nhân Hồng Lỗi của Trung Quốc lu loa tuyên bố chính tàu vũ trang Việt Nam xua đuổi tàu cá của họ. Hồng Lỗi còn nói rằng trong cuộc xua đuổi này, lưới đánh cá của một tàu cá Trung Quốc vướng vào cáp của tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, do đó ngư dân Trung Quốc buộc phải cắt lưới đánh cá.
      Ông Lỗi còn nhấn mạnh hành động này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sự an toàn của các ngư dân Trung Quốc.
      Từ xua đuổi tới nổ súng tự vệ không bao xa và chiến tranh có thể nói đang hiện ra trước mắt.
      Đủ sức đương đầu?
      Qua những sự kiện dồn dập này nhiều người tự hỏi: liệu chiến tranh có thể xảy ra hay không? Đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng Phòng không Quân đội Nhân dân Việt Nam nhận định:
      "Tôi thấy bây giờ mà Trung Quốc gây chiến lại với Việt Nam hay với Philippines hay với nước nào trong khu vực thì sẽ gặp vấn đề, tức là sẽ bị cả thế giới này bất hợp tác với anh và cô lập anh, cái đó là rất rõ.
      Tự nhiên Trung Quốc sẽ đưa khối ASEAN gắn với những khối Mỹ, Nhật, Hàn. Chiến thuật của anh chỉ để gậm nhấm thế thôi, chỉ dò dứ thế thôi chứ chưa làm đựơc điều gì lớn đâu. Chúng tôi nhận định và thấy rõ vấn đề như thế."
      Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn hy vọng rằng giải pháp quân sự sẽ không xảy ra vào lúc này. Với ông điều quan trọng hiện nay là Việt Nam cần chú tâm nhiều hơn tới Biển Đông nơi Trung Quốc đang liên tiếp có những động thái nguy hiểm:
      "Vấn đề xung đột quân sự bây giờ chắc không nước nào muốn, ta thì dứt khoát là không rồi bây giờ nó cũng chưa phải bằng con đường quân sự đâu, chắc chắn là như vậy. Bây giờ tập trung của nó là hoạt động ở Biển Đông.
      Vì Biển Đông với lợi ích quốc gia của nó lớn lắm, không những khu vực Việt Nam Đông Nam Á mà vì nó muốn chiếm Biển Đông tức là phải mở thông thương ra mới bành trướng mới phát triển ra cả thế giới. Chúng ta cần đề phòng nhất là tại Biển Đông."
      Tuy ai cũng cầu mong cuộc chiến không nên xảy ra vì máu xương của dân tộc không phải muốn hy sinh lúc nào cũng được. Cái giá xương máu chỉ đổ ra đúng nơi đúng lúc nhằm bảo vệ điều thiêng liêng nhất đó là sự toàn vẹn lãnh thổ. Nếu phải đi tới chiến tranh giữ nước thì nhân dân Việt Nam liệu đã sẵn sàng chưa?
      Trung tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhà ngoai giao kỳ cựu Việt Nam, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974 dến năm 1987 nhắc lại bài học đánh Pháp:
      "Ban đầu đối với Pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất muốn giữ hòa bình. Đã nhân nhượng Pháp nhưng càng nhân nhượng thì họ càng lấn tới cho nên chủ tịch phải kêu gọi toàn dân đứng dậy kháng chiến. Tình hình sắp tới thì nó cũng vậy thôi, chúng ta muốn giữ hòa bình nhưng họ muốn lấn tới thì đẩy đến cái chỗ cuối cùng chúng ta phải đứng dậy kháng chiến.
      Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm nước nhỏ đánh thắng nuớc lớn. Chúng ta cũng từng có kinh nghiệm quân không hiện đại bằng, kém hiện đại về trang bị vũ khí vẫn đánh thắng quân đội có trang bị vũ khí hơn mình!"
      Đại tá hải quân Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Trung Quốc cho biết nhận định của ông:
      "Về kỹ thuật thì hiện nay tôi không dám nói thẳng ta có những cái gì nhưng tôi xin đảm bảo rằng có những thứ đủ sức đánh đựơc bọn ấy khi nó xâm phạm chủ quyền của ta ở trong biển gần.
      “Một là lòng yêu nước, hai là ta có đủ kỹ thuật đủ khả năng chống lại và đánh tốt
      Đại tá Quách Hải Lượng
      Gần như cái hành đông cắt cáp vừa qua làm cho toàn dân cả nuớc phẫn nộ. Nhân dân Đà Nẵng, Nha Trang người ta nói là biển của mình, mình cứ ra đánh cá không sợ bọn xâm lược cho nên cũng không sợ lắm đâu. Thế nhưng khi ra ngoài khơi xa thì đúng là phải dè chừng.
      Nếu trong biển của mình, ở trên đất của mình, vùng biển vùng nứơc của mình mà nó xâm phạm thì khi đó một là lòng yêu nước, hai là ta có đủ kỹ thuật đủ khả năng chống lại và đánh tốt."
      Trước các đe dọa về lực lượng không quân của Trung Quốc, đại tá Trần Liêm nguyên Phó tư lệnh binh chủng phòng không, không quân cho biết: "Về máy bay thì thực tế bây giờ mình cũng đã có máy bay đủ cự ly ra tới Trường Sa mà lại trang bị như SU có cả tên lửa để đánh hạm, thế cho nên tùy theo mình có dùng hay không dùng thôi chứ mình đã có khả năng rồi. Thứ hai là tàu khu trục của ta mặc dù tốc độ chưa đủ theo kịp của nó nhưng về cơ bản mà nói thì cũng đủ. Hơn nữa vừa rồi đã mua thêm tàu ngầm của Liên xô và khả năng sẽ mua dần thêm. Chúng tôi là những nhà có tính chất về mặt quân sự thì thấy như thế này: Trung Quốc từ xưa tới giờ chưa chống đước ngoại xâm nào thành công cả mà họ chỉ thành công khi chống lại nội chiến.
      Thực tế bây giờ đánh nhau thì lực lượng anh có mạnh thật nhưng khi bắt đầu gây chiến tranh thì anh sẽ không yên với vùng này. Anh đánh người ta thì người ta chẳng để anh yên, bất lợi cho cả hai bên chứ không riêng gì anh."
      “Phải có dân nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng.
      TT Nguyễn Trọng Vĩnh
      Có thể nói yếu tố đầu tiên muốn giữ nước luôn vẫn là dân. Liệu hiện nay nhà nước đã chuẩn bị như thế nào về khâu quan trọng nhất này? Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhận xét:
      "Từ bây giờ đây phải lo chăm lo phát huy dân chủ đối với dân và tìm mọi cách nâng cao đời sống của dân. Bây giờ thì dân chủ bị hạn chế, dân không phấn khởi.
      Nếu mở rộng dân chủ phát huy dân chủ và nâng cao đời sống của dân để tạo được cái đại đoàn kết thì lúc bấy giờ trang bị thêm vũ khí phương tiện. Trang bị vũ khí phải ở mức nhất định chứ yếu quá không được. Phải có dân nếu dân không đoàn kết thì đừng hòng đánh thắng."
      Trên hệ thống phát thanh và truyền hình trong nước vẫn chưa xuất hiện các nhận định đúng đắn của chính phủ nhằm huớng dẫn người dân chú ý tới hiện trạng khá nguy ngập này.
      Một bộ phận rất lớn quần chúng không hiểu được sự hiểm nguy mà đất nước đang đối diện. Thông tin chính xác, nhanh chóng và đầy đủ có lẽ là điều cần làm ngay vào lúc này trước khi quá muộn.
      Mặc Lâm, biên tập viên RFA
      Hoàng Sa Và Trường Sa Là Của Việt Nam!
      Paracel And Spratly Islands Belong To Vietnam!

      Comment

      • #4

        Cuộc biểu tình lần 2, ngày 12 tháng 6 năm 2011, theo lời kêu gọi của giới trẻ Việt Nam trên mạng internet đã được đáp trả bằng dùi cui, xe bít bùng và các thủ pháp ngăn chận.
        Bầu không khí ảm đạm khó tả

        Sự khiếp nhược Trung Quốc cũng như nỗi sợ về một cuộc cách mạng Hoa Lài là thái độ có thể thấy rõ từ phía Hà Nội. Mặc dù chỉ cách một ngày trước khi cuộc biểu tình ở hai đầu Sài Gòn và Hà Nội diễn ra, một lần nữa tàu Trung Quốc lại áp sát đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam, tình hình lại nóng rực.
        Trang PetroTimes của tập đoàn dầu khí Việt Nam vào lúc 18 giờ ngày 11 tháng 6 tuyên bố cập nhật tình hình tàu đang bị Trung Quốc bám sát, nhưng vào 18g45, trang này đã bị xóa bài theo lệnh khẩn từ Trung Ương, với lý do "không được kích động thêm tình hình".
        Từ thứ Sáu 10 tháng 6, các tổng biên tập báo chí đều nhận tin nhắn, khuyến cáo là không được làm nóng thêm tình hình Trung Quốc - Việt Nam. Một phóng viên tại Saigon cho biết rằng khoảng một năm nay, Ban tuyên huấn chỉ xài tin nhắn, vì không muốn để lại một chứng cứ nào.
        Kết quả là tất cả báo Nhà nước vào sáng Chủ Nhật ngày 12 tháng 6 đều nói sơ sài về chuyện biển Đông, chỉ riêng có báo Thanh Niên là còn giữ được giọng điệu lên án Trung Quốc. Dân cafe buổi sáng đọc báo, hiểu chuyện và ai cũng cười, chúc các nhân viên của Báo Thanh Niên "thượng lộ bình an".
        Và cuộc biểu tình vào sáng 12 tháng 6 đã diễn ra ở Saigon, trong một bầu không khí ảm đạm khó tả.
        Bầu trời buổi sáng ở Saigon, ngày 12 tháng 6 hết sức âm u, như muốn mưa lớn. Từ 7g sáng, đã có nhiều thanh niên, sinh viên... xuất hiện, ngồi ở các quán cafe, công viên gần khu vực tòa Tổng Lãnh sự Quán của Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chờ cơ hội để nổ ra cuộc biểu tình.
        Và cũng từ 6g sáng. Một lượng công an dày đặc đến kinh ngạc không chỉ bao bọc khu vực này, mà bao bọc cả các nơi được dự đoán sẽ là nơi tập trung. Như thường lệ, trước các cửa trường Đại Học ở Saigon, trước cửa Thanh Minh Thiền Viện của thầy Thích Quảng Độ, trước tư gia của nhiều nhân vật trí thức, đấu tranh ở Saigon... đều có xe cảnh sát, xe bít bùng và các lực lượng công an chìm, nổi.
        Không khí căng thẳng và khủng bố đến mức mà một blogger mô tả "không một ai dám giơ lá cờ hay một khẩu hiệu nào ra, vì vừa rục rịch là công an chìm nhảy vào chụp bắt ngay".Người ta chứng kiến lần này, công an ra tay tàn nhẫn hơn rất nhiều. Thủ đoạn mới nhất là dùng xe honda chạy tới, lôi người biểu tình lên xe, kẹp vào giữa 2 công an và chở đi mất tích. Hàng chục người đã được ghi nhận là bị bắt đi như vậy.
        Ở khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, công an sử dụng một lực lượng côn đồ, xã hội đen công khai quần lượn để tìm cách gây gỗ, đánh hoặc lội những người biểu tình đi.
        Điều quan trọng là tất cả những ai đã từng xuống đường ngày 5 tháng 6, đều bị nhận mặt và bắt đi trước cuộc tuần hành diễn ra, tức trước lúc 9g30 sáng.
        Tin tức cho biết, Nhà văn Nguyễn Viện, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, blogger Paolo Thành Nguyễn, con trai của nhà thơ, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca là Mạc Quảng Thịnh (người thanh niên cầm loa phản biện lại giảng viên Nguyễn Khắc Cảnh, trường Đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn vào ngày 5 tháng 6)... đều bị công an chìm bắt đi. Những người này bị đánh giá là hạt nhân mới của đám đông biểu tình, có thể dẫn đến những cuộc bạo phát bất ngờ.
        Một blogger cho biết anh cầm trong tay xấp giấy có nội dung chống Trung Quốc, vừa móc ra, lập tức bị 2 an ninh chìm nhày ra, lôi vào lề khám xét. Sau khi xem thấy nội dung chống Trung Quốc, những người này tịch thu, thả anh ra, kèm theo lời hăm dọa "nội dung Hoa Lài là mày tiêu đời rồi".
        Bóp chết lòng yêu nước
        Nỗi lo lớn nhất của Chính phủ Viêt Nam, được biết là làm sao để lọc được trong các nhóm biểu tình đậu là các nhóm đòi dân chủ, nhân quyền…v.v từ các đảng phái khác như Việt Tân, nhóm 8406….v.v hoặc thậm chí từ các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật giáo.
        Và như vậy cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể lan thành ngọn lửa, dấy lên việc đòi hỏi trả tự do cho tù nhân lương tâm, công bằng đất đai… Cách mạng Hoa Lài có thể xuất phát từ những điểm như vậy.
        Một nhân viên an ninh cho biết, nhóm nghiên cứu tình hình biểu tình vừa qua cho biết rằng cấp trên của ngành hết sức lo ngại khi nhìn thấy rằng lượng người biểu tình sử dụng cờ và hình ảnh Hồ Chí Minh rất ít. Thậm chí các khẩu hiệu trong cuộc biểu tình cũng không còn mang tính truyền thống tinh thần của Đoàn Thanh Niên Cộng sản áp đặt
        Trước đây, các cuộc biểu tình tại Việt Nam, nhằm tránh xung đột với công an chìm nổi, hầu hết đều có những người đi đầu mang cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh để mở đường và thuyết minh cho mục đích biểu tình là không nhằm chống lại chế độ.
        Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, hình thái này đã mất dần. Thậm chí, viên công an nói trên cho biết trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 6, khi các công an chìm thử đề nghị đoàn tuần hành hô khẩu hiệu hoặc các các bài hát cách mạng ca ngợi Đảng và nhà nước, thì hầu như không được bất kỳ sự đón nhận nào.
        Cuối cùng, sự nóng bức của ngọn lửa yêu nước bùng phát. Một người phụ nữ tay giơ cao quyển sách về Quang Trung Nguyễn Huệ chống giặc Tàu đã bước xuống đường, làm cho hàng trăm người bước xuống theo. Khẩu hiệu lại hô vang. Công an bối rối và giở thủ đoạn đê hèn là cho các cán bộ Thành Đoàn tri hô bị móc túi, có trộm cắp trong đám đông để loãng không khí đấu tranh.
        Nhưng các thủ đoạn đó, tiếc thay, cũng thất bại trong không khí đoàn kết và gần như quá hiểu biết về nhân cách của các cán bộ của Thành Đoàn.
        Vào khoảng 10g30, đoàn tuần hành quanh trung tâm Saigon đã tăng lên đến hơn 500 người. Blogger S trên facebook cho biết là khởi đầu, số lượng người tập trung cũng đông hơn ngày 5 tháng 6 nhưng do không khí quá ngột ngạt nên sự hưởng ứng chỉ nhìn thấy trong một số ít. Đường đi của đoàn tuần hành đã bị ngăn chận tối đa việc đến gần tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc. Người ta nhìn thấy lớp lớp barrier và dây thừng được căng ra chặn đường cùng với hàng trăm công an sắc phục.
        Các cuộc bắt nguội vẫn diễn ra đều đặn trên đường đi của đoàn tuần hành. Thái độ lôi kéo, bắt bớ của an ninh chìm được người chứng kiến mô tả là thô thiển và công khai "như một bọn cướp biển".
        Lúc 11g15, có thể coi là thời điểm kết thúc cuộc biểu tình ngay 12 tháng 6 ở Saigon. Mọi thứ tàn dần trong hụt hẩng và sợ hãi vì bị chà đạp, trấn áp bởi một lực lượng công an đông đến gấp 3 lần người biểu tình, Những người đơn lẻ ra về lại tiếp tục bị bắt nguội
        Sợ Trung Quốc và sợ cả cách mạng Hoa Lài, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc bóp chết lòng yêu nước của những người dân xuống đường tại Saigon và Hà Nội.
        Phan Nguyễn Viết Đăng (viết từ Saigon)




        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 12-06-2011, 06:05 PM.

        Comment

        • #5

          Trong mấy ngày qua HB vẫn theo dõi những cuộc biểu tình của tuổi trẻ VN..Hb thấy lòng mình cũng nôn nao một cảm giác thạt khó tả...đúng vậy tương lai là của thế hệ sau này và đất nước VN là của người VN và không ai có quyền xâm lấn..mong rằng cấp lãnh đạo hãy sáng suốt nhận định và đừng ngu đần như cái ông hiệu trưởng và những người nào ra lệnh buộc thôi học sinh viên TAT..HÃY MAU ĐỨNG LÊN ĐẢ ĐẢO & CẢNH CÁO BỌN TÀU PHÙ không đưọc xâm phạm lãnh thổ VN...Hoan hô những người bạn trẻ đã đứng lên để xua đuổi lũ giặc nô..Cám ơn chú Mây đã đưa tin.

          Comment

          • #6

            Tàu sân bay USS George Washington tới Biển Đông


            Toquoc)-Tiếp tàu khu trục tới biển Philippines, Mỹ đưa tàu sân bay từ Nhật Bản vào gần kề Biển Đông làm tăng đồn đoán về ý định của Mỹ và phản ứng của Trung Quốc.
            Facebook Tàu sân bay USS George Washington tới Biển ĐôngTwitter 3 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này

            Theo báo Mainichi (Nhật Bản), hàng không mẫu hạm USS George Washington sử dụng năng lượng nguyên tử của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ vừa lên đường tới khu vực Biển Đông để "tham gia một cuộc tuần tra đa quốc gia tại vùng Tây Thái Bình Dương". Hiện mới chỉ có một mình nhật báo Mainichi đăng tải thông tin này.
            Tờ Mainichi cho biết thêm rằng sứ vụ của USS George Washington sẽ kéo dài nhiều tháng, bao gồm việc hợp tác với các nước trong khu vực để tuần tra các vùng biển, trong có Biển Đông. Báo này nói hoạt động của tàu Mỹ diễn ra trong bối cảnh "nhiều quan ngại về hiện diện ngày càng nhiều của tàu hải quân Trung Quốc trong khu vực".
            Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington rời Nhật Bản
            đến Biển Đông
            Mainichi dẫn lời chỉ huy hàng không mẫu hạm David Lausman nói trước khi tàu xuất phát rằng cuộc tuần tra chung cùng các đồng minh ở Thái Bình Dương là nhằm mục đích duy trì ổn định trong khu vực. Ông Lausman không cung cấp thêm chi tiết hoạt động tuần tra.
            Trước đó, Mỹ cũng loan báo việc khu trục hạm USS Chung-hoon tới Tây Thái Bình Dương và tham gia tập trận CARAT với Philippines và một số nước khác.
            Trong khi đó, Trung Hoa Thông tấn xã, một cơ quan truyền thông thân Bắc Kinh đặt tại Hong Kong có bình luận về vai trò của Mỹ trong tình hình căng thẳng hiện thời ở khu vực. Hãng này nhận xét "cách hành xử vô lý của VN và một số nước khác đã khiến tranh cãi giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông trước đây quy mô nhỏ nay đã bùng lên nhanh chóng".
            Trung tấn xã dẫn lời một nhà quan sát nói lập trường của Mỹ trong việc này đã chuyển từ "không liên quan" tới "Liên quan nhưng không tham gia". Nhà quan sát này nói việc Mỹ đóng vai trò "trung gian thứ ba" thật đáng nghi ngờ và Mỹ có thể sẽ hưởng lợi trong việc xung đột leo thang.
            Ông Ngô Sĩ Tồn, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông) của Trung Quốc nói rằng các động thái của Mỹ và các nước không thuộc châu Á-Thái Bình Dương khác đã khiến tình hình tại Biển Đông đã mong manh lại càng thêm bất ổn. Ông Ngô được Trung tấn xã dẫn lời nói: "Chính sách Biển Đông hiện nay của Mỹ trước hết là nhằm kiểm soát Trung Quốc". "Ngay cả khi chính phủ Mỹ muốn giữ trung lập về ngoại giao và quân sự, thì Washington vẫn có thể dùng hoạt động của các công ty dầu khí Mỹ để ảnh hưởng một cách kín đáo tới vấn đề Biển Đông".
            Trung Quốc quan ngại về tàu của Mỹ
            Báo Tin tức tham khảo ngày 13/6 trích dẫn báo chí nước ngoài đăng bài: “Tàu sân bay Mỹ đến gần Biển Đông trong thời điểm nhạy cảm” để ngầm bày tỏ ủng hộ Philippines và Việt Nam.
            Nhật Báo quả táo” (HK) nhận xét rằng tình hình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông hiện ngày càng căng thẳng, sau khi Việt Nam tuyên bố tiến hành diễn tập bắn đạn thật tại Biển Đông, Mỹ đột nhiên tuyên bố cử tàu khu trục USS Chung-Hoon đến Biển Đông. Về bề ngoài, Mỹ kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bày tỏ muốn bảo đảm tuyến đường biển thông suốt tại khu vực, tuy nhiên thực chất Mỹ lại can thiệp ngầm để ủng hộ Việt Nam và để thị uy với Trung Quốc.
            Báo ngôi sao Philippines cho biết ngày 28/6, Philippines và Mỹ sẽ tổ chức diễn tập chung trên biển. Tin này đã được Bộ quốc phòng Philippines chứng thực. Tuy nhiên, trước đó Trung Quốc cảnh cáo rằng, Mỹ không phải là nước liên quan đến tranh chấp, do vậy, Mỹ không nên can thiệp vào vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
            Mạng Hỏi đáp hàng ngày Philippines cho biết, trước việc Philippines bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines, ngày 12/6 Mỹ đã tuyên bố không ủng hộ bất kỳ bên nào trong tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, tức là nếu mâu thuẫn giữa Philippines và Trung Quốc dẫn đến chiến tranh, đồng minh lớn nhất là Mỹ sẽ không viện trợ cho Philippines. Mạng Hỏi đáp hàng ngày Philippines nêu câu hỏi: Tuy nhiên, nếu thực có một ngày xảy ra xung đột tại Biển Đông, không hiểu liệu Mỹ có xuất đầu lộ diện giúp Philippines và Việt Nam để chống lại Trung Quốc hay không?
            Linh Hương (Gt)

            Siêu hàng không mẫu hạm Mỹ USS George Washington rời Nhật Bản
            đến Biển Đông

            Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 14-06-2011, 05:06 PM.

            Comment

            • #7

              Trường hợp được miễn nhập ngũ trong thời chiến

              Ngày 13.6, Chính phủ ban hành Nghị định số 42 quy định công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến.
              >> Xem toàn văn nghị định
              Theo đó, người được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến là công dân đang đảm nhiệm vị trí chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng Cộng sản VN, tổ chức chính trị - xã hội từ địa phương đến T.Ư, tổ chức kinh tế có nhiều lao động hoặc có tác động lớn đến hoạt động kinh tế một vùng, một ngành, một lĩnh vực kinh tế của đất nước; công dân nằm trong kế hoạch bảo đảm cho hoạt động quốc phòng trong thời chiến; công dân đang công tác ở các vị trí đặc biệt quan trọng như các công trình trọng điểm quốc gia, các ngành cơ yếu, vẽ, in giấy bạc, các đài, trạm khí tượng thủy văn, đèn biển, hoa tiêu, chủ nhiệm các công trình nghiên cứu cấp bộ, ngành, quốc gia, quốc tế và các vị trí quan trọng trong các ngành nghề đặc biệt khác.
              Ngoài ra, công dân được cấp có thẩm quyền công nhận có trình độ cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ và đang hưởng lương cao cấp về chuyên môn, nghiệp vụ đó; công dân có trình độ nghiên cứu khoa học cao hoặc là nguồn để phát triển tài năng cho đất nước; công dân là con độc nhất hoặc con trai duy nhất của liệt sĩ... cũng miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1.8.2011.
              Bảo Cầm

              Comment

              • #8

                Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh xa tranh chấp Biển Đông
                VnExpress – Thứ ba, ngày 14 tháng sáu năm 2011

                Ngày 14/6, Bắc Kinh đáp lại lời kêu gọi của một nghị sĩ Mỹ về xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, rằng các nước không liên quan thì không nên tham gia. Hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trong họp báo hôm nay nói rằng chỉ những quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng biển tranh chấp mới nên tham gia vào việc thảo luận để giải quyết tranh chấp.
                "Chúng tôi hy vọng các nước không liên quan đến tranh chấp... sẽ tôn trọng nỗ lực của các nước có liên quan trực tiếp trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp", ông Hồng nói.
                "Tuyên bố của ông Hồng đưa ra chỉ một ngày sau khi thượng nghị sĩ danh tiếng của Mỹ, Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái bình dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, công bố dự thảo nghị quyết lên án thái độ của Trung Quốc trên Biển Đông.
                Ông Webb cũng đề nghị Mỹ có sự tham gia trong một cơ chế đa phương nhằm giải quyết tranh chấp ở khu vực biển giàu tài nguyên và có vị trí chiến lược này.
                Cũng hôm nay Tổng thống Philippines Bengino Aquino nói rằng Manila cần sự giúp đỡ của Mỹ trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Hải quân hai nước đồng minh lâu năm này chuẩn bị tập trận vào cuối tháng 6, dự đoán tại vùng biển phía tây Philippines.
                Biển Đông trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế kể từ năm ngoái, khi mà tại Diễn đàn an ninh khu vực ARF tại Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc đảm bảo tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông.
                Trong cuộc họp báo hôm nay ông Hồng cho biết Trung Quốc sẽ khẳng định tuyên bố với toàn bộ vùng biển tranh chấp và các nhóm đảo trên đó, nhưng sẽ không sử dụng vũ lực hay ngăn chặn tự do hàng hải.
                Ông Hồng cũng "lên án những hành động làm mở rộng và phức tạp thêm tình hình", AP cho biết.
                Cùng ngày, xã luận của tờ nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh rằng các nước "không liên quan" nên tránh xa tình trạng căng thẳng hiện nay.
                "Chuyện tranh chấp phải được giải quyết hòa bình thông qua tham vấn hữu nghị giữa hai bên liên quan", Reuters dẫn lại bài viết của tờ báo quân đội nói trên. Bài báo cũng khẳng định rằng Trung Quốc "phản đối việc quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông.
                Giữa ASEAN - mà một số thành viên có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông - và Trung Quốc hiện có một cơ chế giải quyết xung đột Biển Đông, đó là Tuyên bố về cách ứng xử của các bên (DOC) ký năm 2002. Trung Quốc được cho là muốn giải quyết tranh chấp thông qua các đối thoại tay đôi. Tuy nhiên, trong những cuộc họp gần đây của ASEAN, nhiều vị lãnh đạo tỏ ý muốn nhanh chóng có một bản quy chế chặt chẽ hơn, quy định việc thực hiện DOC. Quy chế tương lai này thường được đề cập đến là COC.
                Thanh Mai
                Tàu hải giám của Trung Quốc. Một trong số các tàu của lực lượng này đã tham gia cắt cáp thăm dò của tàu Việt Nam trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 26/5. Ảnh: PVN
                Cách thức "Chia để trị" của chính quyền TQ lần này là quá lộ liễu. Vấn đề chỉ là các nước có liên quan, trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là 4 nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và các thành viên của ASIAN có đủ bản lĩnh và tài trí để không rơi vào cái bẫy của TQ hay không mà thôi. Khi chưa thực sự có xung đột đẫm máu, chúng ta hãy cứ chờ xem. Tuy nhiên, với tinh thần Việt, chắc chắn chúng ta sẽ không bao giờ để bị chiếm đoạt vũng lãnh thổ của đất nước mình. có điều, chúng ta có thể sẽ phải trả giá bằng mạng sống và sự bình yên lâu nay mất một thời gian. hãy cứ chờ xem sao.
                BlackSilk
                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 14-06-2011, 07:19 PM.

                Comment

                • #9

                  Mỹ - Philippines tập trận tại biển Sulu


                  Thanh Niên – Thứ năm, ngày 16 tháng sáu năm 2011
                  Mỹ chỉ định 3 tàu chiến tham gia cùng với 4 tàu của Hải quân Philippines trong cuộc tập trận chung tại biển Sulu vào ngày 28.6.

                  Chiến hạm USS Chung-Hoon.
                  Phát ngôn viên Hải quân Philippines, trung tá Omar Tonsay, hôm qua cho biết tổng cộng sẽ có 3 tàu chiến của Mỹ tham gia đợt tập trận chung giữa 2 nước tại vùng biển phía đông tỉnh Palawan. Theo tờ Philippine Daily Inquirer, một trong số đó là chiến hạm USS Chung-Hoon, từng hỗ trợ tàu thăm dò Impeccable khi chiếc tàu này bị Trung Quốc “làm phiền” ở biển Đông vào năm 2009. Dưới quyền trung tá Stephen S.Erb, tàu khu trục USS Chung-Hoon có trọng tải khoảng 9.200 tấn, thuộc lớp Arleigh - Burke được trang bị radar Aegis, cùng nhiều tên lửa phòng không, đối hạm, chống ngầm và cả tên lửa hành trình Tomahawk. Một tàu khu trục khác cũng thuộc lớp Arleigh-Burke tham gia tập trận lần này là USS Howard, cùng tàu tìm kiếm và cứu hộ USNS Safeguard, từng được sửa chữa tại xưởng đóng tàu Cam Ranh vào đầu năm 2010.
                  Thông tin trên đã được công bố sau khi Mỹ lên tiếng ủng hộ Philippines về vấn đề biển Đông. Sau khi Đô đốc Robert Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, tuyên bố Washington không đứng về bên nào trong một cuộc tranh chấp tại vùng biển trên, đến hôm 14.6, Đại sứ Mỹ tại Manila là Harry Thomas lại khẳng định với Tổng thống Benigno Aquino III rằng: người Mỹ sẽ sát cánh với Philippines trong mọi vấn đề, bao gồm cả biển Đông. Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ của đồng minh Mỹ, phía Philippines tiếp tục xúc tiến chuyện trang bị thêm vũ khí, khí tài. Tờ Philippine Daily Inquirer đưa tin trong tháng 8 này chiếc tàu BRP Gregorio Del Pilar, được mua từ Hải quân Mỹ, sẽ đến căn cứ Carlito Cunanan, cách Reed Bank (Bãi Cỏ Rong) 260 km. Ngoài ra, AFP dẫn lời phát ngôn viên Tonsay cho hay Hải quân Philippines hồi tháng 5 đã nhổ những cột mốc “lạ” bằng gỗ cắm trên các đảo đá ngầm Amy Douglas Bank và Reed Bank trong vùng biển phía tây Philippines, trước khi Manila chính thức lên tiếng phản đối tàu Trung Quốc “quấy rối” tàu của họ.
                  Phía Trung Quốc một mặt yêu cầu giải quyết vấn đề biển Đông bằng hòa bình, mặt khác cũng có động thái quân sự trên biển. Báo Sankei Shimbun của Nhật Bản đưa tin đội tàu chiến gồm 11 chiếc, trong đó có tàu khu trục trang bị tên lửa và tàu hộ tống của Trung Quốc đã tiến xuống tận vùng biển phía đông bắc Philippines, cách Okinawa của Nhật Bản khoảng 1.500 km vào hôm 13.6. Đây cũng là đội tàu chiến đã đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và Miyako của Nhật Bản. Cùng đi với nhóm này là các tàu ngầm. Theo đánh giá của giới chuyên gia, động thái trên cho thấy Trung Quốc đang thực hiện ý đồ chọc thủng “tuyến đảo thứ nhất”, nối Kyushyu của Nhật Bản với Đài Loan và Philippines, nơi Mỹ đang có uy thế về hải quân, để tiến ra “tuyến đảo thứ hai” nối giữa Guam, Papua New Guinea và Ogasawara của Nhật Bản. Sau khi tăng cường đáng kể cho hạm đội Nam Hải, Bắc Kinh bắt đầu chuyển trọng tâm sang huấn luyện ở vùng biển xa hơn. Sự hiện diện của đội tàu chiến Trung Quốc vừa qua cũng được cho là hành động thị uy nhằm vào đảo Guam, một căn cứ chiến lược của Mỹ.
                  Thụy Miên
                  Mỹ - ASEAN diễn tập hải quân
                  Cuộc tập trận chung mang tên Hợp tác và huấn luyện Đông Nam Á (SEACAT) đã được khởi động vào ngày 14.6 và được dự tính sẽ kéo dài trong 10 ngày. Tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ lần này là Hải quân các nước ASEAN gồm Philippines, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, tại biển Sulu, eo Malacca và biển Celebes. SEACAT là cuộc tập trận thường niên do Mỹ khởi xướng, với mục tiêu huấn luyện chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và các mối đe dọa khác trên biển.


                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 16-06-2011, 02:11 AM.

                  Comment

                  • #10

                    Philippines dỡ cột gỗ 'lạ' ở vùng biển tranh chấp
                    VnExpress – Thứ tư, ngày 15 tháng sáu năm 2011
                    Hải quân Philippines vừa dỡ bỏ những chiếc "cột lạ" cắm tại khu vực mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông.
                    Động thái này diễn ra hồi tháng 5, ngay trước khi Manila phản đối hải quân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, AFP dẫn lời phát ngôn viên hải quân Philippines Omar Tonsay cho biết hôm nay.
                    "Chúng là những cột lạ bởi quân đội và chính phủ chúng tôi không hề cắm chúng ở đó", trung tá Tonsay nói.
                    Chính phủ Philippines gần đây cáo buộc Trung Quốc thả phao nổi và cắm cột tại khu vực họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên, Tonsay cho biết ông không xác định được bên nào cắm những cột gỗ mà họ bỏ đi hồi tháng 5. Tonsay nói trên cột không ghi chú xuất xứ của chúng, mà chỉ có các con số.
                    Phát ngôn viên sứ quán Trung Quốc ở Manila và phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines không có bình luận gì về hành động dỡ bỏ cột cắm của hải quân Philippines.
                    Mai Trang

                    Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông

                    VnExpress – 6 giờ trước



                    Hai tàu tuần dương của Trung Quốc. Ảnh: blogspot.
                    Tàu tuần tra hiện đại nhất và lớn nhất của Trung Quốc, trước khi thăm Singapore, sẽ vào Biển Đông và đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay con tàu Haixun 31, tải trọng 3.000 tấn, xuất phát sáng hôm qua từ cảng Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Dự kiến hải trình của nó dài 1.400 hải lý, qua các đảo trên vùng biển này, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
                    Đài CRI nói rằng thủy thủ đoàn của tàu tuần tra này sẽ kiểm tra những tàu mang cờ nước khác trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố thuộc chủ quyền của họ.
                    Bắc Kinh đã tuyên bố yêu sách đường chín đoạn, hay còn gọi là đường lưỡi bò hoặc chữ U, ôm gần như trọn cả vùng Biển Đông. Yêu sách này là hoàn toàn vô lý, không có cơ sở về luật pháp cũng như lịch sử, bị các nước, trong đó có Việt Nam, phản đối.
                    Haixun 31 là tàu tuần tra lớn nhất và hiện đại nhất từ trước tới nay tại Trung Quốc, được trang bị bãi đáp cho trực thăng, kho chứa máy bay và một tháp điều khiển không lưu. Con tàu có khả năng di chuyển 6.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu.
                    Đây là chuyến đi ra nước ngoài đầu tiên của Haixun 31. Nó sẽ ở Singapore trong 6 ngày. Phái đoàn Trung Quốc sẽ hội đàm với các quan chức hải quân Singapore về các vấn đề an ninh hàng hải, quản lý hải cảng và chống hải tặc.
                    Trung Quốc đang cho đóng một tàu tuần tra lớn hơn, mang tên Haixun 01. Tàu mới sẽ hoàn thành vào tháng 7 năm tới, với chiều dài 128 mét và tải trọng 5.400 tấn.
                    Song Minh (Ảnh: Xinhua)



                    Haixin 31 tại Chu Hải. Ảnh: Xinhua.

                    Trung Quốc một mặt gửi thêm tàu tuần tra tới khu vực biển Đông như một sự gia tăng đe dọa Việt Nam, một mặt kêu gọi Đài Loan hợp tác để bảo vệ vùng biển mà họ tuyên bố là có chủ quyền.
                    Hành động này cho thấy tình hình căng thẳng mỗi ngày thêm cường độ chứ không phải ngược lại.
                    Phát Ngôn Viên Dương Nghị của Trung Quốc vừa lên tiếng hôm Thứ Tư, lập lại lời tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, một khu vực có tiềm năng dầu khí rất phong phú.
                    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 16-06-2011, 02:23 AM.

                    Comment

                    • #11

                      Trung Quốc đưa tàu tuần tra lớn nhất qua Biển Đông


                      Haixun 31 là tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua.
                      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 16-06-2011, 05:21 AM.

                      Comment

                      • #12

                        Quốc phòng Mỹ dính hàng dỏm Trung Quốc
                        16/06/2011 0:00
                        Mỹ đang điều tra nghi vấn Trung Quốc cung cấp linh kiện quân sự dỏm cho nước này.
                        Từ nhiều tháng qua, giới chức Mỹ cho biết họ đã phát hiện các linh kiện điện tử dỏm, chủ yếu từ Trung Quốc, trong hệ thống quốc phòng của mình. Nay Ủy ban Quân vụ Thượng viện đang điều tra vấn đề này và kêu gọi Trung Quốc hợp tác làm rõ. Tham gia cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 3 năm nay có các đại diện của Bộ Quốc phòng, Cơ quan Hậu cần Quốc phòng, Không quân và Hải quân Mỹ.
                        Chỉ đích danh
                        Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 14.6, thượng nghị sĩ Carl Levin - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và thượng nghị sĩ John McCain cho biết nhóm điều tra của ủy ban tiết lộ rằng các nhà thầu quốc phòng và các cơ quan chính phủ đã phát hiện nguồn gốc của phần lớn linh kiện quốc phòng dỏm là từ thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông. “Việc mua bán linh kiện dỏm diễn ra công khai ở thành phố đó và tại tỉnh đó”, báo The Washington Times dẫn lời ông Levin tuyên bố với báo giới.

                        Ông Levin và McCain tại cuộc họp báo - Ảnh: AFP
                        Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ được công bố hồi tháng 3.2010 cho thấy mạng lưới toàn cầu của Lầu Năm Góc cung cấp 4 triệu linh kiện trị giá 94 tỉ USD. Các linh kiện bao gồm khóa đai an toàn dùng trên máy bay, thiết bị điện tử điều khiển tên lửa, vật liệu dùng cho áo giáp cá nhân… “Linh kiện dỏm có khả năng làm gián đoạn các dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng, trì hoãn các sứ mệnh đang được thực hiện, thậm chí tác động đến tính toàn vẹn của các hệ thống vũ khí”, báo cáo viết. Báo cáo lưu ý rằng vấn đề không chỉ giới hạn trong các hệ thống vũ khí mà bao gồm cả Ủy ban Hàng không và không gian Mỹ cũng như Bộ Năng lượng, cùng với các công ty tư nhân sản xuất phần mềm, hàng không thương mại, linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử, và “có thể đe dọa sự an toàn của người tiêu dùng”.
                        Ông Levin nói rằng linh kiện dỏm đã xâm nhập được vào dây chuyền cung cấp quốc phòng bao gồm các bộ vi xử lý do Không quân Mỹ mua để trang bị cho máy tính kiểm soát bay trên chiến đấu cơ F-15. Các bộ vi mạch dỏm cũng đã được tìm thấy trong phần cứng của Cơ quan Phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ. “Tháng 1.2010, Bộ Thương mại (Mỹ) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát gần 400 công ty và tổ chức trong dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng. Những người được khảo sát cho biết Trung Quốc là nước bị tình nghi là nguồn cung cấp linh kiện điện tử dỏm”, ông Levin cho biết.
                        Phản ứng của Bắc Kinh
                        Thượng nghị sĩ Levin cho biết suốt 2 tháng qua, ông và thượng nghị sĩ McCain đã nỗ lực thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cho phép thực hiện 1 hoặc 2 ngày phỏng vấn thực địa trong khuôn khổ cuộc điều tra của thượng viện. Theo lời ông này, Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà điều tra hoãn chuyến đi dự kiến đến Thâm Quyến hoặc đồng ý để một quan chức Trung Quốc tháp tùng trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn.
                        Tại cuộc họp báo hôm 13.6, ông Levin tuyên bố không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc. “Chúng tôi không muốn cho phép ai đó quan sát nhân viên của chúng tôi khi họ đang phỏng vấn những người liên quan đến cuộc điều tra”. Trong khi đó, ông Cain cho rằng Trung Quốc cần quan tâm loại trừ những sản phẩm linh kiện điện tử dỏm vì “nếu không, chúng sẽ gây tổn hại cho các sản phẩm của Trung Quốc cùng với những nước khác”. Trong phản ứng đáp lại, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nói rằng vấn đề có liên quan đến việc thực thi pháp luật và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc, vốn phải được tôn trọng. “Chúng tôi đã nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng những vấn đề như thế nên được thông qua kênh hợp tác thực thi pháp luật bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc với phía Mỹ”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Vương cam kết.
                        Đầu tháng này, giới chức Trung Quốc đã chỉ trích một dự luật, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục cấm các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu các chương trình vũ khí của Mỹ. Tân Hoa xã dẫn lời giới chức Bắc Kinh nói rằng dự luật trên không phù hợp với các quy định thương mại quốc tế và là “một phản ứng méo mó xuất phát từ sự thận trọng của Mỹ và thành kiến đối với sức mạnh quốc gia đang lên của Trung Quốc”.

                        Thiết bị nghe lén trên xe hơi Hồng Kông
                        Tờ Apple Daily xuất bản tại Hồng Kông hôm 14.6 đưa tin chính quyền Thâm Quyến từ nhiều năm nay đã cài đặt thiết bị do thám trên các xe mang biển số kép Trung Quốc - Hồng Kông, cho phép thiết lập một mạng lưới nghe lén trên toàn lãnh thổ đặc khu này. Theo tờ báo, các thiết bị ghi âm dưới dạng “thẻ kiểm dịch và kiểm tra” bắt đầu được gắn vào tháng 7.2007. Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã gắn miễn phí những thiết bị này trên hàng ngàn chiếc xe.
                        Những tay buôn lậu là người đầu tiên để mắt đến các “thẻ lạ” này. Tờ báo dẫn một nguồn tin nói rằng sau khi thẻ trên được cài đặt, chính quyền đại lục đã dễ dàng phát hiện những chiếc xe chở hàng lậu. Thiết bị trên, có kích cỡ bằng một thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), được dán lên cửa sổ trước của xe. Apple Daily cho biết họ đã đem thiết bị trên đến một giáo sư và một nhà điều tra tư nhân. Cả 2 người đều xác nhận tiềm năng do thám của thiết bị này. Cũng theo tờ báo, Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã bác bỏ cáo buộc.

                        Trùng Quang

                        Comment

                        • #13

                          LỜI CHÍ NGUY CẤP BÁO, MỜI GỌI & CẢM ƠN LẦN 38
                          HIỆP THÔNG ĂN CHAY CẦU NGUYỆN LIÊN TỤC
                          BIỂU TÌNH CHỐNG GIẶC TÀU MỖI SÁNG-CHIỀU CN SUỐT NĂM 2011


                          Huế, ngày 15 tháng 6 năm 2011
                          Đồng bào và các Bạn Trẻ thân mến,

                          1. Hết lòng hoan hô và ghi ơn mọi Đồng bào đã biểu tình 2 ngày CN 5 & 12-6-2011 tại Sài Gòn & Hà Nội.

                          2. Tôi khẩn thiết cấp báo là đã thậm chí nguy: Nếu cứ như hiện nay, VN rất khó thoát khỏi nạn Tàu thuộc (1):

                          + Đây là thực trạng sẽ phải đến, không mảy may hoang tưởng : Người Việt sẽ phải học chữ Tàu, sẽ phải làm giấy tờ hành chánh bằng chữ Tàu, sẽ bị buộc tôn sùng Mao Trạch Đông, sẽ phải đi lính cho Tàu, gia đình sẽ chỉ được sinh 1 con, thanh nữ VN phải ưu tiên dành cho Tàu Chệt, thanh nam VN khó giành được vợ, sẽ liều chết vượt biên hàng chục triệu người, sẽ không còn Dân tộc, Đất nước, Giống nòi, Quê hương, Tổ quốc VN !!!

                          + Do tinh thần chống ngoại xâm sẵn có trong huyết thống hơn 4 ngàn năm, con cháu chúng ta, vốn tính quật cường, sẽ không nhẫn nhục được, sẽ nổi dậy liên tục, bị tử hình hàng loạt, bị tù đày hàng triệu... chắc chắn sẽ bị đàn áp khốc liệt hơn Dân Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng hiện đang chịu, gấp hàng vạn lần.

                          + Đừng để con cháu chúng ta -tương lai rất gần thôi- sẽ vừa uất chịu muôn vàn khổ nhục, vừa căm trách chúng ta hôm nay sao cứ bịt mắt, bưng tai, nén tim, quá nhu nhược, thụ động, trùm chăn, ù lì, ươn hèn, vô cảm ?

                          + Các bậc Phụ huynh, Nhân sĩ, Chức sắc, Giáo sư, Giáo viên không thẹn với sinh viên - học sinh sao ? Nếu các Nhân sĩ không cùng nhau hàng ngàn vạn xông ra gánh vác lúc này thì đợi đến bao giờ ?

                          + Mất Nước đến nơi mà cứ tiếp tục sợ hãi, né tránh, quanh co và ngụy biện mãi... 36 năm rồi chưa quá đủ sao ? Dù là Hòa thượng, Hồng y, Giám mục, Thượng tọa, Đạo sĩ, Đại đức, Hiền tài, Linh mục, Mục sư, Ni cô, Tu sĩ… chân thành tự vấn lương tâm : Cứu Dân Cứu Nước không phải là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của Đạo sao ? Nhắm mắt thiền định, hát Thánh ca thật hay, phát quà từ thiện nhiều là xong à ?

                          + Hiện nay Dân Tàu đã nghênh ngang kiêu kỳ lên mặt tại lãnh thổ VN lắm rồi. Cứ mở mắt là thấy.

                          + Các Tiểu thương Việt đã bị Gian thương Hoa ăn hiếp tại các chợ Thị trấn, Thị xã… rồi. Cứ ra chợ là rõ.

                          + Các sách truyện tranh dành cho thiếu nhi chính thức do NXB Kim Đồng (trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo của CSVN) ấn hành, bày bán công khai trong mọi hiệu sách, một số đã bị in ngược, bìa 4 thành bìa 1, bìa 1 thành bìa 4, bắt các em đọc từ sau ra trước, từ phải qua trái theo lối Tàu, từ những năm 2009... Cứ vào các tiệm sách Thiếu Nhi mở to mắt mà đọc... Trong khi :

                          - Bao Phụ huynh vẫn cứ ngủ mê, lo chạy trường chuyên, trường điểm, chỉ lo cho con em cúi đầu học...

                          - Bao Nhân sĩ cứ mải mê kiếm tìm học bổng, lo cho con em du học, đỗ đạt...

                          - Việc rất mực trọng đại là Cứu Nước Cứu Dân lại viện cớ né tránh đủ điều, chỉ biết đùn đẩy giao khoán cho một số người đấu tranh quá ít ỏi đơn độc. Tự coi mình là thức giả, khôn ngoan chỉ chăm lo văn hóa chính thống, nghệ thuật cao xa, thanh thoát bụi trần. Chưa kể còn xa lánh, nhẫn tâm phê phán cười chê !

                          3. Chúng ta luôn cổ vũ công lý hòa bình huynh đệ hài hòa giữa các Dân tộc, không kỳ thị người Hoa-Hán, chỉ phản đối giới lãnh đạo Trung Cộng tham lam xâm lược để bảo vệ Tổ quốc VN. Chống Giặc Tàu hiếu chiến chính là tích cực góp phần giúp Dân Trung Hoa sớm thoát nạn CS như chúng ta. Vì thế, kính mời Đồng bào tiếp tục biểu tình từ 6g sáng hoặc 16g chiều mọi ngày CN, tiếp theo là CN 19-6 đến hết năm 2011 :

                          + Tại Hà Nội, Sài Gòn, và bất cứ Thành phố lớn nhỏ nào có thể, tùy hoàn cảnh mỗi nơi : Hải Phòng, Vinh, Hà Tĩnh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Phan Thiết, Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tàu, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bình Dương, Biên Hòa, Thủ Đức, Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang... cho đến khi Giặc Tàu từ bỏ tham vọng chiếm đoạt biển-đảo của Việt Nam.

                          + Đồng bào nên đi từ 6g sáng hoặc 16g chiều trời mát, mỗi lần chỉ 1-2 giờ, đừng hô lớn quá để dưỡng sức, mang theo một chai nước nhỏ. Các Bạn nòng cốt phải chìm vào giữa đám đông, tự hào chịu khổ nạn vì Tổ quốc.

                          + Không nên mang theo những vật dụng, hình ảnh, biểu ngữ dễ gây tranh cãi do ý nghĩa mơ hồ. Chỉ nên cầm các Biểu ngữ nhắm rõ mục đích biểu tình : CHỐNG GIẶC TÀU – TÀU CỘNG XÂM LƯỢC - HOÀNG SA TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM – TÀU CỘNG LƯU MANH ĂN CƯỚP – GIẶC TÀU XÁC TO BỤNG ÁC – CÔNG LÝ HÒA BÌNH CHO BIỂN ĐÔNG - ĐƯỜNG LƯỠI BÒ BẤT HỢP PHÁP – VÌ SAO CẤM YÊU NƯỚC ? – TẠI SAO YÊU NƯỚC LÀ TỘI ? - AI ĐỒNG LÕA VỚI GIẶC TÀU ?…

                          + Ai đoán mình có thể bị chặn không thể ra khỏi nhà, nên tạm tránh nơi khác trước 1-2 ngày.

                          + Các Chức sắc Tôn giáo mặc tu phục và các Nhân sĩ phải tham gia biểu tình. Quí Vị khỏi cần hướng dẫn tổ chức Dân kẻo phải trách nhiệm. Quí Vị chỉ cần có mặt là quá đủ để cổ vũ Dân rất nhiều rồi. Nếu Quí Vị bị bắt giữ, hãy vui mừng hiên ngang vào ngồi biểu tình trong các đồn Công an, tận dụng cơ hội thuận lợi để khôn ngoan ôn tồn thu phục CA đứng hẳn về phía Dân tộc. CA bắt Quí Vị là muốn được nghe giảng về yêu Nước.

                          4. Kính xin mọi Đồng bào gia tăng hiệp thông ăn chay thắp nến cầu nguyện thiết tha hơn nữa.
                          Xin cảm ơn và kính mời mọi Đồng bào chung bước với Cao Trào CHỐNG GIẶC TÀU.

                          Lm TNLT Nguyễn Văn Lý
                          (1) Năm 1980, tôi quỳ gối, vừa khóc vừa viết Tâm thư kính đệ Hội Đồng Giám mục VN lần đầu tiên họp tại Hà Nội, qua đó tôi đã khẩn thiết nài xin các Đức Giám mục phải lấy hết dũng khí tìm mọi cách giúp Giáo hội Công giáo VN thoát khỏi đại họa mà hiện nay, sau 31 năm, vẫn đang ngày càng nặng nề trắng trợn hơn, ai quan tâm đều có thể thấy. Giờ phút này, tôi cũng đang khóc khi viết Lời Chí Nguy Cấp Báo lần 38 này. Hôm qua, một Giáo sư Đại học, hiện rất được sinh viên yêu kính, đã vừa khóc vừa hỏi nhau : Có bao giờ, có một Đất Nước, mà Yêu Nước lại bị cấm, lại có tội không ??? Kính xin các Bậc Cao Nhân trả lời giúp !!!
                          Không xông ra Cứu Nước, Cứu Dân lúc này thì lúc nào nữa ? Làm được gì thì hãy làm ngay kẻo không còn kịp.
                          Ai Ai đó cứ tiếp tục quan hệ thân tình, phong bao lịch lãm, quà quí khéo trao, giao lưu huynh đệ, đài các du thuyền, thanh thản thưởng trăng, gót ngọc ngắm hoa, lắng đọng phong lan, cầm kỳ trác tuyệt, ngữ văn uyên áo, tiêu dao sơn thủy, siêu thoát thi ca, cảm rung nhã nhạc, rủ sạch hồng trần, dứt bỏ tục lụy, tay sạch lòng thanh, gột trong tâm ý, chú mục chuyên chăm, ban phát từ bi, hoằng hóa đạo pháp, Lễ Hội hoành tráng, Đạo Tràng uy nghi, thường huấn sâu sắc, bản lai thanh tịnh, hội nhập văn hóa, chiêm niệm thẳm sâu, tọa thiền tuệ giác, phát tâm Bồ Đề, nhiệm hiệp huyền diệu, an nhiên tĩnh định, chìm đắm nhiệm mầu, nhuần ngộ vô ngã, say cảm nghiệm Chúa, hóa thân Bồ Tát, thông đạt Như Lai, hoách nhiên thành Phật… !!!
                          Quí Vị không muốn ai quấy rầy. Không ai nỡ xáo trộn nếp sống thanh tao thiên đàng tại thế của Quí Vị. Nhưng nếu Quí Vị cứ nhắm mắt bình thân, quên Dân tự tại, thì chắc chắn nay mai thôi, Giặc Tàu toàn trị chẳng để ai yên, cưỡng bức nô dịch đồng loạt tất cả, không sót người nào ! Cứ nhìn vào Hoa Lục Vĩ Đại là rõ. Tất cả đều được “tự do” kinh doanh trong Mao, sinh hoạt trong Mao, tuyển chọn trong Mao, tu tập trong Mao, huấn luyện trong Mao, đào tạo trong Mao, Lễ nghi trong Mao, Lễ Hội trong Mao, thần phục trong Mao, thọ giới trong Mao, tấn phong trong Mao, Hội nghị trong Mao, Hiệp thông trong Mao, Giáo hội trong Mao, Tôn giáo trong Mao !... Cổ mọi Tôn giáo và Chức sắc đều đã bị thắt chặt chung một dây thòng lọng nghiệt ngã của Ban Tôn giáo, Pháp lệnh này, Chỉ thị nọ !
                          Bừng con mắt đã siết vòng kim cô !!!
                          Tôi gửi tờ Thư 38 này rồi dù chung thân trại giam đến chết hay tiếp tục bị nhốt tù tại chỗ như hiện nay, thì vẫn luôn thanh thản cõi lòng vì đã dốc cạn sức mọn của tôi, may ra trả được phần nào nợ Nước với Đất Trời.
                          Nhưng còn Dân tộc ? Đất nước, Tổ quốc ? Con cháu muôn đời của chúng ta ?


                          Lm TNLT Nguyễn Văn Lý

                          Comment

                          • #14

                            XIN HÃY LÀM ÁNH ĐUỐC
                            Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc
                            Trong đêm trường xa xôi nẽo đường quê hương
                            Đêm thâm u đêm ngục tù non nước
                            Cháy bùng lên lửa cương quyết phá tung gông xiềng
                            Anh em ơi đêm chập chùng tan biến
                            Lòng mình là trăng soi trên ngàn cây lá
                            Hồn là sao kết tinh thành ngân hà
                            Sáng soi sáng thêm lời thề giải phóng quê ta
                            Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc
                            Đêm khôn cùng nấu nung lòng người ly hương
                            Trong yên vui không quên thù non nước
                            Giữa bình an lòng vẫn nhớ núi sông điêu tàn
                            Anh em ơi quê hương dù xa xôi
                            Chỉ là một vòng tay ta sẽ dời sông núi
                            Chỉ một cùng niềm tin sẽ lấp biển phá đồi
                            Đốt thêm đuốc tiên rồng bừng hùng khí cứu non sông
                            Bùng bùng lên hỡi đuốc thiêng soi đường thế giới
                            Bùng bùng lên hỡi đuốc thiêng muôn đời tiếp nối
                            Sáng trong gió mưa mịt mù
                            Sáng trong bão giông trùng trùng
                            Lửa thiêng ơi bùng lên trong lòng nước tôi
                            Anh em ơi xin hãy làm ánh đuốc
                            Trong đêm dài sáng lên chiếu mộng tương lai
                            Vai Lam Sơn phất cao cờ phục quốc
                            Một Triệu Trưng giục chiêng trống Mê Linh vang trời
                            Anh em ơi tóc ta dù phai phôi
                            Mà hoạn nạn đời sau vẫn tươi dòng máu thấm
                            Truyền cho nhau máu xương rồng anh hùng
                            Sẽ mang đuốc thiêng về dựng ngày mới giữa non sông



                            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 16-06-2011, 09:10 PM.

                            Comment

                            • #15

                              Thăm dàn tên lửa tối tân nhất thế giới tại Việt Nam


                              Kỷ niệm 86 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, hôm qua, Quân chủng Phòng không - không quân tổ chức cho đoàn cán bộ, phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí giao lưu và tham quan buổi luyện tập khí tài tổ hợp tên lửa S-300PMU1 của Đoàn tên lửa phòng không 64 - Sư đoàn phòng không 361. Đây là tên lửa tối tân nhất thế giới hiện nay, có thể bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô và miền Bắc.



                              Trung tâm điều khiển hoạt động của tên …
                              Phải đội nắng đứng giữa thao trường để xem đơn vị luyện tập nhưng nắng chưa kịp đổ lửa lên đầu người thì buổi diễn tập đã xong vì quy trình khởi động và điều khiển tổ hợp tên lửa S-300 PMU1 hoạt động chỉ mất có mấy phút.

                              Khí tài tên lửa S-300PMU1 là hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa do Liên bang Nga sản xuất, được đánh giá là tối tân nhất hiện nay. So sánh các tính năng với tên lửa Patriot của Mỹ thì tên lửa phòng không S-300 PMU1 đều vượt trội, như: cự ly tiêu diệt xa nhất, độ cao tiêu diệt cao nhất, vận tốc mục tiêu bị tiêu diệt lớn nhất; trọng lượng đầu đạn, diện tích che phủ bảo vệ của khí tài tên lửa phòng không S-300 PMU1 cũng lớn hơn.

                              Tổ hợp tên lửa này là hệ thống tên lửa phòng không cơ động, đa kênh dùng để tiêu diệt tất cả các phương tiện tập kích đường không hiện đại của đối phương trong hiện tại và tương lai, gồm các loại máy bay chiến lược và chiến thuật, các loại tên lửa đạn đạo chiến lược, chiến dịch-chiến thuật ở mọi giải độ cao, vận tốc, trong mọi điều kiện có nhiễu cường độ lớn và các thủ đoạn kỹ, chiến thuật khác.

                              Cự ly phát hiện là 300 km, diệt mục tiêu cự ly gần là 5 km, cự ly xa là 150 km, độ cao 27.000 m và thấp nhất là 10 m.


                              Tên lửa S-300.

                              Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 km, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD.

                              Thượng tá Lê Văn Thanh - Đoàn trưởng Đoàn tên lửa phòng không 64 - cho biết: Đơn vị đã tiếp nhận khí tài này được mấy năm. Trang bị tổ hợp phòng không là quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tiếp nhận và sử dụng khí tài hiện đại nhất là vinh dự và trách nhiệm của đơn vị.

                              Để làm chủ khí tài tối tân này, đơn vị ngoài cử cán bộ sang học tập ở nước bạn tiếp cận với khoa học công nghệ thế giới còn nâng cao trách nhiệm, học tập nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ, sẵn sàng chiến đấu, đối phó với các tình huống xảy ra trên không, bảo vệ bầu trời Thủ đô Hà Nội và miền Bắc.

                              Với khí tài này, lực lượng phòng không yên tâm bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc.

                              Theo Pháp luật VN




                              Tên Lửa Việt Nam - Hướng Về Biển Đông
                              Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 17-06-2011, 05:14 AM.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom