• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

    TỪ ANH TÚ SINH VIÊN CAO ĐẢNG Y TẾ THÁI NGUYÊN BỊ ĐUỔI HỌC VÌ ĐỌC TIN TRÊN MẠNG ?
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”


    Bạn Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
    Nội dung bức thư cho biết, Tú đã bị công an Thái Nguyên liên tục sách nhiễu trong thời gian vừa qua, chỉ vì bạn đã vào internet tìm đọc những thông tin tự do. Hôm 02/06, trước sinh nhật lần thứ 25 của mình một tháng, Từ Anh Tú đã phải nhận một quyết định tàn nhẫn từ ngôi trường anh đang học : buộc thôi học vĩnh viễn !
    Từ Anh Tú sinh ngày 06/07/1986, địa chỉ tại thôn Đại Phú, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong bức thư gửi đến các cơ quan báo chí, Tú cay đắng viết :
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”
    Ngoài việc bị đuổi học, Tú tiếp tục bị trả về địa phương để giao cho chính quyền sở tại “quản lý, theo dõi, giáo dục”. Diễn biến sự việc được Tú tường thuật lại như sau :
    “Hồi 10 h sáng ngày 13/ 05/ 2011, khi tôi đang ngồi xem tìm hiểu tin tức tại quán internet trước cổng trường thì bị một nhóm công an, mật vụ an ninh bảo vệ chính trị đông khoảng 20 người ập đến khống chế và bắt giữ. Họ tuyên bố với lý do là những thứ tôi đang đọc trên Mạng đã vi phạm pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời họ cho rằng tôi đã tàng trữ những tài liệu có nội dung chống lại chế độ XHCN ở VN ở trong hộp thư cá nhân, rằng tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật “an ninh quốc gia”, vi phạm điều 88 bộ luật hình sự của “đảng và nhà nước CSVN”".


    Quyết định đuổi học của trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên


    Ngay sau đó, Tú bị áp giải về trụ sở CA Thái Nguyên để thẩm vấn trong nhiều ngày. Đồng thời, phía CA Thái Nguyên còn gây áp lực, yêu cầu gia đình Tú phải làm cam kết không tái phạm. Vì thương con, mẹ của Tú vốn hay đau ốm cũng đã phải vượt 80 km trong mưa gió để đến trụ sở CA Thái Nguyên.
    Không dừng lại ở đó, ngày 30/05/2011, phía CA trực tiếp đến áp lực nhà trường nơi Tú đang theo học. Ngày 02/06/2011, Tú nhận quyết định buộc thôi học vĩnh viễn và trả về địa phương, do ông Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ký, trong khi chỉ còn 1 năm nữa Tú sẽ tốt nghiệp.

    Ông Hoàng Anh Tuấn, người ký quyết định buộc thôi học sinh viên Từ Anh Tú
    Trước quyết định nhẫn tâm của trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của cơ quan CA, Từ Anh Tú vẫn kiên quyết khẳng định :
    Tôi nhận thấy rằng, Cơ quan an ninh tỉnh Thái Nguyên và của nhà nước Việt Nam đã cáo buộc tôi vi phạm điều 88 là hoàn toàn không có căn cứ, là chụp mũ và là một dạng đàn áp quyền tự do chính kiến, tư tưởng, tự do thông tin… là vi phạm quyền con người của công dân. Tôi nhận thấy rằng những điều cáo buộc này của công an là hết sức phi lý và mong muốn các cơ quan ngôn luận khắp nơi hãy lên tiếng giúp tôi về việc này bởi các lý do sau đây :
    1.Trước nhất bổn phận của tôi là một công dân phải trung thành với tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải là trung thành với “chủ nghĩa xã hội- CNXH”.
    2.Tôi không hề vi phạm điều 88 vì :
    -Tôi không hề Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng “chính quyền nhân dân” vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc các bài viết đó trên mạng internet mà thôi.
    -Tôi không hề Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc những bài viết đó.
    -Tôi không hề Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những bài viết đó tôi được một địa chỉ email khác gửi vào hòm thư điện tử của mình và trước đó tôi không hề biết về nội dung của những bài viết này cụ thể là gì.
    Cuối thư, Tú cho biết gia đình hiện đang bị uy hiếp, đe dọa. Mẹ của Tú thường hay đau ốm, mang nhiều bệnh tật, lại phải suy nghĩ, lo lắng cho con cái mình phải sống trong không khí liên tục bị khủng bố. Đồng thời, Tú kêu gọi sự lên tiếng của dư luận để bảo vệ gia đình trước những đe dọa nặng nề từ phía chính quyền.
    (Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào)
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-06-2011, 06:34 PM.
    Similar Threads
  • #16

    MĨ SỢ NHẬT NÓI ĐƯỢC LÀM ĐƯỢC.
    NHẬT SỢ TQ NÓI ĐƯỜNG LÀM NẺO.
    ĐẶC BIỆT TQ SỢ VIỆT NAM KHÔNG NÓI MÀ LÀM
    Trung Quốc thắt chặt an ninh chống bất ổn


    Trung Quốc đang gia tăng hàng loạt biện pháp an ninh để chống lại tình trạng bất ổn đang diễn ra tại một số khu vực trên cả nước. Du khách nước ngoài cũng không được cho phép đến Tây Tạng trong tháng 7.


    Theo Wall Street Journal, Trung Quốc đã triển khai hàng ngàn cảnh sát chống bạo động được trang bị hơi cay và súng ngắn, ở thị trấn phía nam của Trung Quốc, để vãn hồi trật tự. Cảnh sát chống bạo động đã triển khai kiểm tra ở các đường phố chính, chốt chặn tại các điểm kiểm tra ở hầu hết các giao lộ để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của các tài xế cũng như người đi bộ vào tối thứ ba 14.6 ở khu vực Xintang thuộc Zengcheng, một thành phố có khoảng hơn 800.000 người mà một nửa trong số đó là lao động nhập cư. Bên cạnh đó, chính quyền Zengcheng hứa sẽ điều tra sự việc gây ra cuộc bạo động, và các nhà lãnh đạo của 1.200 doanh nghiệp trong khu vực cũng đã được chính quyền nhắc nhở phải “để mắt” đến các công nhân của mình
    Khu vực Xintang là một khu vực gia công đồ jean ở phía nam tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nơi chiếm khoảng một phần ba xuất khẩu của Trung Quốc, là khu vực bất ổn mới nhất. Tuy nhiên, bài báo trên Wall Street Journal cho biết những công nhân nhập cư lẫn các cố vấn cho chính phủ đều cho rằng nguy cơ bạo động bùng phát trở lại nếu các lãnh đạo không giải quyết ổn thoả vấn đề người nhập cư. Một công nhân 48 tuổi đến từ Tứ Xuyên, chỉ dám nêu họ là Sun, nói rằng: “Bạo động có thể bắt đầu trở lại, người ta vẫn còn tức giận. Chính phủ không quan tâm đến chúng tôi”. Bầu không khí vẫn còn căng thẳng, vẫn còn lời kêu gọi trả tự do cho 25 người đã bị bắt trong cuộc bạo động.
    Theo AFP, để xoa dịu tình hình, cảnh sát ở miền nam Trung Quốc vừa chính thức công bố đã bắt giữ một người là nghi can đã phát tán tin đồn về người phụ nữ có thai bán hàng rong bị lực lượng trật tự xô ngã, nguyên nhân của cuộc bạo động bùng nổ vào thứ sáu tuần trước. Người đàn ông, từng có tin đồn là đã chết, đã xuất hiện tại cuộc họp báo được tổ chức tại địa phương vào hôm chủ nhật vừa qua, nói rằng vợ và đứa con đang còn trong bụng của vợ chồng ông vẫn khoẻ mạnh.
    Trong một diễn biến khác, Reuters cho biết chính quyền Trung Quốc đã tạm ngưng cho phép người nước ngoài đi du lịch tại Tây Tạng. Một đại lý du lịch khác ở Bắc Kinh cho biết thêm họ đã nhận được thông báo từ vài tháng trước là không cho người nước ngoài có mặt tại Tây Tạng vào tháng 7. Lệnh cấm này đã khiến cho nhiều đại lý du lịch của Trung Quốc bị thiệt hại vì phải huỷ một số tour du lịch.
    Ngô Minh Trí (AFP/Reuters/CNBC/WSJ)

    Comment

    • #17

      Hải quân Trung Quốc hôm Thứ Sáu vừa mở cuộc tập trận kéo dài ba ngày tại Biển Đông, nơi những căng thẳng vì tranh chấp chủ quyền biển đảo đang dâng cao.
      Theo Nhân Dân Nhật Báo, 'Cuộc tập trận có sự tham dự của 14 tàu đủ loại, từ tàu tuần đến tàu đổ bộ, và tàu săn tiềm thủy đĩnh, cùng với hai phi cơ.'
      Trung Quốc nói rằng cuộc tập trận này có mục đích trau giồi khả năng chống tàu ngầm, tiếp tế và gia tăng khả năng phòng thủ hải đảo để có thể đối phó tốt hơn với các biến chuyển bất ngờ trong tương lai.
      Khu vực Biển Đông và các đảo ở hai quần đảo Trường Sa cũng như Hoàng Sa đang được coi là vùng dễ dàng xảy ra sóng gió nhất với Việt Nam và Phi Luật Tân mới đây cũng tố cáo Trung Quốc có hành động vi phạm hải phận và đe dọa tàu của họ
      -----------------------------------------------------------------------
      Báo chí Trung Quốc hôm nay, 17/06/2011, cho biết, quân đội Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận kéo dài trong ba ngày tại Biển Đông và Bắc Kinh có kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám, gia tăng các hoạt động tuần tra ở vùng biển này.
      Khu trục hạm loại 054 A của Trung Cộng (nguồn:Explore February 9, 2025)

      Theo Hoàn Cầu thời báo, 14 tàu chiến của Trung Quốc đã tham gia cuộc tập trận tại vùng biển gần đảo Hải Nam ở Biển Đông. Trong đợt tập trận này, hải quân Trung Quốc luyện tập đổ bộ và các phương án tác chiến với sự tham gia của tàu ngầm.
      Mục đích của cuộc tập trận, theo tờ báo này, là “bảo vệ các đảo và các tuyến giao thông hàng hải”.
      Tuy nhiên, Hoàn Cầu thời báo không cho biết chính xác là cuộc tập trận nói trên đã diễn ra từ lúc nào.
      Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, nơi đang có tranh chấp về chủ quyền giữa Bắc Kinh và Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan, đối với vùng quần đảo Trường Sa.
      Bắc Kinh đã tuyên bố không dùng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền sau khi Philippines, vào tuần trước, kêu gọi sự giúp đỡ của Mỹ, còn Việt Nam thì hoan nghênh quốc tế tham gia làm dịu căng thẳng tại Biển Đông. Mặt khác, hải quân Việt Nam cũng vừa tiến hành tập trận bắn đạn thật trong khu vực đảo Hòn Ông, ở Biển Đông.
      Báo chí Trung Quốc cho biết tàu Tuần hải 31, tàu hải giám lớn nhất của Trung Quốc đã được điều động tới Biển Đông, đi sát qua khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
      Cũng trong ngày hôm nay, báo chí Trung Quốc đưa tin là nước này tăng cường lực lượng tuần tra trên biển.
      Theo báo Anh ngữ China Daily, được Reuters trích dẫn, từ nay đến 2015, lực lượng hải giám, một tổ chức bán quân sự, chịu trách nhiệm tuần tra các vùng biển của Trung Quốc, sẽ có 16 máy bay và 350 tàu tuần tra. Hiện nay, quân số lực lượng hải giám Trung Quốc vào khoảng 9000 nguời và đến năm 2020, sẽ lên đến 15 000 người.
      Giải thích lý do Bắc Kinh tăng cường lực lượng hải giám, China Daily cho biết là số vụ xâm phạm không phận và hải phận Trung Quốc đã gia tăng trong những năm vừa qua. Lực lượng hải giám Trung Quốc ghi nhận được 1303 vụ xâm nhập đường biển và 214 vụ xâm phạm không phận trong năm 2010, trong khi đó, tổng số xâm phạm trong năm 2007 chỉ là 110 trường hợp.
      Trong tuần, Đài Loan cũng cho biết có kế hoạch đưa một hạm đội tàu tuần tra đến khu vực quần đảo Trường Sa.
      Nguồn: [url="http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110617-trung-quoc-tap-tran-tai-bien-dong"][COLOR=#cc0000]Lỗi 404 - Không tìm thấy trang - RFI
      Đài phát thanh Hoa Kỳ (VOA):
      Trung Quốc tiến hành cuộc tập trận 3 ngày ở Biển Ðông


      Một tàu khu trục của Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ở Biển Ðông
      Trung Quốc đang tiến hành cuộc tập trận 3 ngày ở Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam gọi là Biển Đông), và dự trù tăng cường lực lượng tuần tra trên biển.
      Hãng thông tấn Pháp trích thuật tin tức của truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết như thế hôm thứ Sáu.
      Trung Quốc có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei ở Biển Đông, là nơi có những trữ lượng dầu khí rất lớn.
      Bắc Kinh mới đây đã lên tiếng cam kết không sử dụng vũ lực để giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo, sau khi Philippines mưu tìm sự trợ giúp của Hoa Kỳ và Việt Nam tiến hành những cuộc tập trận bắn đạn thật ở ngoài khơi duyên hải miền trung.
      Theo tin của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ở Hồng Kông, 14 chiếc tàu của Trung Quốc hồi gần đây đã thực hiện những cuộc thao dượt trong vùng biển gần đảo Hải Nam của Trung Quốc, kể cả những hoạt động diễn tập chống tàu ngầm và đổ bộ binh sĩ vào bờ biển. Bản tin của báo này nói thêm rằng cuộc tập trận ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải) nhắm tới mục tiêu mà Trung Quốc gọi là “phòng ngự các hòn đảo và bảo vệ các tuyến hàng hải.”
      Hãng thông tấn AP cũng trích thuật bản tin của tờ Trung Quốc Nhật báo nói rằng cuộc tập trận này bao gồm hoạt động săn tàu ngầm và tăng cường khả năng phòng vệ đảo để có thể ứng phó tốt hơn trong trường hợp xảy ra những vụ khủng hoảng bất ngờ trong tương lai.
      Tờ Trung Quốc Nhật báo không cho biết thời gian và địa điểm của cuộc diễn tập, nhưng những hình ảnh đăng kèm bài báo cho thấy những hoạt động thao dượt đó có thể đã diễn ra gần quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc, Đài Loan, Philippines và Việt Nam đều có binh sĩ trú phòng.
      Tờ Trung Quốc Nhật báo cũng cho hay lực lượng Hải Giám của Trung Quốc sẽ được tăng cường từ con số 9.000 nhân viên hiện nay lên tới 15.000 nhân viên vào năm 2020. Đây là lực lượng thuộc Cục Hải Dương, là cơ quan giám sát bờ biển và lãnh hải của Trung Quốc.
      Tờ Trung Quốc nhật báo trích lời một viên chức của Tổng Đội Hải Giám nói rằng đội tàu của lực lượng này sẽ có đến 350 chiếc vào năm 2015 và 520 chiếc vào năm 2020. Ngoài ra, họ cũng có 16 chiếc máy bay vào năm 2015.
      Trong khi đó, tờ Giải Phóng Quân của quân đội Trung Quốc loan tin một cuộc thao dượt hôm mồng 6 tháng 6 trong đó những tàu đổ bộ – có phần chắc là xe thiết giáp, đã từ các chiến hạm tiến lên một hòn đảo ở Biển Đông.
      Bài báo không cung cấp thêm chi tiết và hiện chưa rõ là cuộc thao dượt này có phải là một phần của những cuộc thao dượt mà tờ Trung Quốc Nhật báo đề cập tới hay không.
      Mặt khác, hải quân Đài Loan hồi đầu tuần này cho biết họ sẽ xúc tiến những hoạt động tuần tiểu đã lên kế hoạch từ trước ở vùng biển đang có tranh chấp, với việc phái một đội tàu hải quân đến đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình), là hòn đảo lớn nhất trong các đảo ở Trường sa mà Đài Loan đang chiếm giữ.
      [COLOR=#333333]Nguồn: [url="http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-military-drill-06-17-2011-124065374.html"]Page doesn't exist
      Đài phát thanh Vương Quốc Anh (BBC):
      TQ tăng cường tuần duyên ở Biển Đông

      Trung Quốc sắp tăng cường lực lượng bờ biển bằng cách tăng thêm số lượng tàu thuyền ​​và 6.000 nhân viên vào năm 2020, theo các phương tiện truyền thông nhà nước của nước này hôm thứ Sáu.
      Đây được cho là một động thái có khả năng làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng vốn có tuyên bố về chủ quyền ở các khu vực biển đảo tranh chấp, được cho là có những trữ lượng lớn về dầu khí, hải sản và giá trị thông thương hàng hải.
      Hãng Reuters hôm 17 tháng Sáu cho hay việc mở rộng quy mô và hoạt động của lực lượng Hải Giám Trung Quốc (CMS), một cơ quan bán quân sự có nhiệm vụ “thực thi pháp luật” khi tiến hành tuần tra vùng lãnh hải, đã được công bố hai ngày sau khi Bắc Kinh gửi tàu tuần tra hàng hải dân sự lớn nhất của mình tới biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông.)
      Reuters đánh giá động thái này cho thấy rõ quyết tâm của Bắc Kinh nhằm bảo vệ các “quyền hàng hải và chủ quyền” mà họ nói là “đã bị vi phạm ngày càng gia tăng” giữa lúc các tranh chấp trở nên căng thẳng.
      Hôm thứ Sáu, tờ China Daily dẫn lời một quan chức cao cấp không nêu danh tính cho biết các lực lượng hàng hải, thuộc Cục Quản lý Nhà nước về Đại dương sẽ được trang bị 16 máy bay và 350 tàu thủy vào kỳ cuối của kế hoạch năm năm vốn kết thúc vào năm 2015.
      Theo tờ báo, lực lượng hàng hải Trung Quốc sẽ có hơn 15.000 nhân viên và 520 tàu đến năm 2020, trong khi vẫn nguồn này khẳng định:
      “Đã có một số lượng ngày một gia tăng các vụ xâm nhập của tàu thuyền nước ngoài và phi cơ vào vùng biển và vùng trời Trung Quốc trong những năm gần đây”.
      Hãng Reuters trích thuật nguồn của China Daily thống kê rằng các lực lượng tuần duyên của Trung Quốc đã ghi nhận được các trường hợp 1.303 tàu nước ngoài và 214 chiếc phi cơ “xâm nhập” Trung Quốc trong năm 2010, so với tổng số 110 trường hợp trong năm 2007.
      Căng thẳng ở Biển Đông đã gia tăng trong tháng vừa qua khi xuất hiện các mối quan ngại rằng Trung Quốc đang ngày càng trở nên quyết đoán, mạnh tay hơn trong các khu vực biển đảo mà Trung Quốc tranh chấp với các quốc gia vốn cũng tuyên bố chủ quyền khác là Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam, hãng tin Reuters nhận xét.
      Tập trận
      Cũng trong ngày hôm nay, Trung Quốc tiết lộ đã có ba ngày tập trận tại Biển Đông.
      Các cuộc tập trận này có sự tham gia của tổng cộng 14 tàu tuần tra, tàu đổ bộ, thuyền săn tàu ngầm, cùng với hai phi cơ quân sự, hãng tin AP trích nguồn của báo chí nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 17 tháng Sáu.
      Truyền thông Trung Quốc cho hay các cuộc tập trận đã được nhắm vào các tác nghiệp chống tàu ngầm, “bổ sung các khả năng quốc phòng hải đảo” nhằm “đáp ứng tốt hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng bất ngờ nào” trong tương lai.
      Các động thái của Trung Quốc, đặc biệt với việc nhiều báo chí chính thức của nhà nước đồng loạt đưa tin tập trận và tăng cường lực lượng tuần duyên hôm thứ Sáu, có thể là một thông điệp mà Bắc Kinh muốn gửi tới quốc dân ở trong nước để trấn an, trong khi là tín hiệu tỏ ra Trung Quốc tiếp tục không thuyên giảm việc tuyên bố và thực thi tuyên bố chủ quyền của quốc gia này với các vùng tranh chấp tại Biển Đông.
      Trước đó, Hải quân Việt Nam đã tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật hôm thứ Hai, sau khi Hà Nội cáo buộc Trung Quốc hai lần vi phạm lãnh hải và vùng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, mà một trong số đó là việc một tàu hải giám Trung Quốc được cho là cố tình làm hỏng tàu thăm dò dầu khí của nước láng giềng ở Đông Nam Á.
      Việt Nam và Philippines cũng đồng thời tuyên bố sẽ có các hoạt động tập trận phối hợp riêng rẽ với hải quân Hoa Kỳ.
      Tuần này, truyền thông Philippines đưa tin nước này sẽ điều chiếc tàu chiến lớn nhất ra tuần tra quanh Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông, tin này được đưa ra một ngày sau khi Trung Quốc loan báo về việc phái tàu tuần tra lớn nhất – Hải Tuần 31 – tới Singapore, với hải trình đi qua các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp.
      Trong một diễn biến riêng rẽ, hãng Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn chính thức nhà nước của Trung Quốc cuối tuần này cho biết thẩm phán Cao Chi Quốc người Trung Quốc vừa tái đắc cử chức thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea – Itlos).
      Đây là một cơ quan độc lập được thiết lập bởi Công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển (Unclos) nhằm phân xử các tranh chấp xung quanh việc thực hiện công ước.
      Trung Quốc diễn tập quân sự ở Biển Đông
      Trung Quốc tổ chức cuộc tập trận kéo dài 3 ngày ở Biển Đông để luyện chiến thuật đổ bộ và chống ngầm. Nước này cũng xác nhận kế hoạch tăng cường lực lượng hải giám.

      Haixun 31 – tàu tuần tra hiện đại nhất của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
      Trong khi đó, China Daily đưa tin giới chức Trung Quốc khẳng định việc lực lượng Hải giám sẽ được tăng cường nhân lực, từ 9.000 người lên đến 15.000 người vào năm 2020. Lực lượng này nằm dưới sự quản lý của Ủy ban hải dương quốc gia – cơ quan giám sát đường bờ biển và các vùng nước mà Trung Quốc cho là có chủ quyền.

      Theo Global Times, 14 tàu hải quân Trung Quốc tham gia diễn tập ở vùng nước gần hòn đảo Hải Nam của Trung Quốc, luyện tập các chiến thuật chống tàu ngầm và đổ bộ quân lính lên bãi biển. Cuộc diễn tập này được cho là nhằm “gìn giữ các vùng đảo san hô và bảo vệ các tuyến đường biển”.
      Đội tàu tuần tra của lực lượng Hải giám cũng sẽ được tăng lên 350 chiếc vào năm 2015 và lên đến 520 chiếc vào năm 2020. Ngoài ra, lực lượng cũng sẽ được trang bị 16 máy bay vào năm 2015.

      Tàu Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển Hoa Đông năm 2010. Ảnh: Xinhua

      Hôm qua, Trung Quốc đã cử một tàu tuần tra tới Biển Đông và tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các con tàu mang cờ nước ngoài trên vùng biển mà nước này tuyên bố là thuộc chủ quyền của họ.
      Trung Quốc đang vướng vào hàng loạt tranh chấp với các nước láng giềng trên Biển Đông.
      Trong khi đó, trong vòng nửa tháng qua các tàu Trung Quốc từ hải giám, ngư chính đến tàu đánh cá liên tục xâm phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, nơi không có tranh chấp.
      Trung Quốc cũng bị Phillippines tố cáo là vi phạm quyền của họ trên Biển Đông. Manila dự tính đưa các hành
      động của Trung Quốc ra diễn đàn Liên hợp quốc.
      Song Minh

      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-06-2011, 01:54 AM.

      Comment

      • #18

        Ngày 17-6, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), Đại sứ Việt Nam Lê Lương Minh đã lên tiếng phản đối Trung Quốc có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
        Đại sứ Lê Lương Minh lên tiếng phản đối Trung Quốc tại Hội nghị thường niên các nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (từ 14-6 đến 17-6).
        Đại sứ Lê Lương Minh tố cáo Trung Quốc cho phép các tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc cắt và gây rối dây cáp của hai tàu thăm dò địa chấn thuộc Công ty PetroVietnam đang hoạt động trong khu vực chủ quyền lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông và cho rằng hành động này vi phạm trắng trợn chủ quyền biển của Việt Nam.
        Đồng thời đại sứ lên án và bác bỏ cái gọi là bản đồ "đường lưỡi bò" 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
        Đại sứ Lê Lương Minh yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động vi phạm chủ quyền biển của Việt Nam và thực hiên nghiêm chỉnh Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.
        Đại sứ khẳng định Việt Nam kiên trì giải quyết bất đồng Biển Đông bằng giải pháp hòa bình thông qua đối thoại đa phương giữa các bên trên cơ sở Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982, DOC và các công ước quốc tế khác liên quan.
        TTXVN
        -Không riêng j VN mình đâu ngoài 2 tàu thăm dò địa trấn bị cắt cáp, các nước Philippines vs In-đô vs Malaysia cũng chịu tình trạng chung thôi. nhìn cái đường lưỡi bò càng nhìn càng vô lý nó nuốt luôn khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý của ta nhưg VN ta vẫn còn hơn Philippines và In-Đô nó nuốt sâu vào đất liền nhìn rất ức chế còn anh Brunây cái đường lưỡi bò ấy nuốt trắg bờ biển phía Bắc.
        Các nước ASEAN đang đệ đơn bác bỏ "Đường Lưỡi Bò" do TQ vẽ lên trên Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.Theo mình biết Philipines còn chiển khai tàu chiến ra khu vực Biển Đông làm cho tình hình ngày căng thẳng.
        "Tôi Yêu Việt Nam"
        Mr.snốopy

        Comment

        • #19

          Biểu tình chống Trung Quốc lần thứ ba


          Một cuộc biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông lại được tổ chức ở Hà Nội trong tuần thứ ba liên tiếp.
          Hãng tin Mỹ Associated Press cho hay khoảng 300 người tụ họp trước Đại sứ quán Trung Quốc ở H̀a Nội từ sáng.
          Họ cầm cờ Việt Nam và giương cao các biểu ngữ "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam", "Trung Quốc hãy chấm dứt xâm lược lãnh thổ Việt Nam"...
          Sau chừng nửa tiếng đồng hồ, đoàn biểu tình bắt đầu cuộc tuần hành về hướng trung tâm thành phố. Được biết không khí diễn ra ôn hòa, không có va chạm hay đụng độ gì với lực lượng an ninh được điều tới giữ trật tự.
          Trong số những người tham gia biểu tình có các nhân vật được nhiều người biết tới như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà.
          Bác sỹ Phạm Hồng Sơn, một người bất đồng chính kiến, được nói cũng đã tới tham dự.
          Mấy hôm trước lời kêu gọi biểu tình ôn hòa, không chỉ ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, mà còn ở các tỉnh khác, đã được đưa ra trên mạng internet.
          Tuy nhiên, vào thời điểm dự tính, cuộc tuần hành chưa diễn ra ở TP Hồ Chí Minh, nơi được nói là an ninh tăng cường hiện diện quanh địa điểm tòa lãnh sự Trung Quốc.
          Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đang gặp căng thẳng ngoại giao sau các vụ Việt Nam nói là tàu Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của Việt Nam.
          Thăm Trung Quốc
          Hôm thứ Sáu 17/06, sau đối thoại an ninh-chính trị-quốc phòng Mỹ-Việt lần thứ tư tại Washington D.C., hai bên đã ra thông cáo chung kêu gọi tự do lưu thông hàng hải và phản đối việc dùng vũ lực tại Biển Đông.
          Thông cáo này cũng kêu gọi giải quyết các tranh chấp bất đồng bằng luật pháp quốc tế.
          Trong một diễn biến khác đáng chú ý, hai tàu hải quân Việt Nam mang số hiệu HQ375 và HQ376 vừa lên đường tham gia tuần tra liên hợp tại Vịnh Bắc Bộ cùng hải quân Trung Quốc và sau đó thăm chính thức Trung Quốc.
          Đây là đợt tuần tra chung lần thứ 11 kể từ khi hai nước ký kết thỏa thuận về Quy chế tuần tra liên hợp hồi tháng 10/2005.
          Đại tá Nguyễn Văn Kiệm, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, làm trưởng đoàn Việt Nam.
          Cuộc tuần tra chung tiến hành trong hai ngày 19/06-20/06.
          Báo Quân đội Nhân dân cho hay sau đó, hai tàu chiến Việt Nam sẽ "qua eo biển Quỳnh Châu vào cảng Trạm Giang thực hiện chuyến thăm, giao lưu hữu nghị với Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc".

          Comment

          • #20

            Mỹ tìm kiếm quân nhân mất tích ngoài khơi VN

            Một tàu khảo sát đại dương của hải quân Hoa Kỳ vừa có đợt tìm kiếm binh lính mất tích thời chiến tranh ở ngoài khơi thềm lục địa Việt Nam.
            Đây là lần thứ hai Mỹ tổ chức tìm người mất tích ở dưới biển theo khuôn khổ hợp tác nhân đạo giữa hai nước. Lần trước là vào năm 2009.
            Nguồn tin Đại sứ quán Mỹ cho hay, tàu khảo sát đại dương USNS Bowditch đã tiến hành tìm kiếm ở ngoài khơi miền Trung Việt Nam từ 24/05-20/06.
            Ông Ron Ward, từ Bộ Chỉ huy Hỗn hợp Kiểm kê Tù binh và Người mất tích của Hoa Kỳ (JPAC), nói với BBC rằng tàu USNS Bowditch đã hoạt động trong các vùng biển thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng nam và Đà Nẵng, "ở bên trong vùng biển Việt Nam".
            Ông cũng cho hay, thủy thủ đoàn 35 người của chiếc tàu khảo sát đại dương này hoàn toàn là dân sự.
            Tàu USNS Bowditch được nói là chuyên làm nhiệm vụ khảo sát đại dương ở các vùng ven biển và ngoài khơi.
            Hoạt động trong đợt khảo sát tìm kiếm lần này cũng tương tự như hoạt động của tàu USNS Bruce C. Heezen hồi năm 2009.
            Ông Ron Ward nói: "Chúng tôi hy vọng sẽ tổ chức tìm kiếm thêm ít nhất là một lần nữa, tuy chưa thống nhất khi nào".
            Hiện diện của các tàu hải quân Hoa Kỳ ngày càng thường xuyên hơn trong các vùng biển của Việt Nam.
            Tháng tới, trong một cuộc phối hợp khác do Bộ Quốc phòng Việt Nam và Mỹ tổ chức, tàu hải quân hai nước sẽ tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn chung, được biết cũng ở ngoài khơi miền Trung.

            Comment

            • #21

              Sự hung hãn của TQ và thời cơ của VN

              Càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi


              Võ Thị Hảo
              Gửi cho BBC từ Hà Nội

              Trung Quốc cho hay sẽ tăng cường lực lượng hải quân, tuần duyên và các hoạt động quốc phòng trên Biển Đông.
              Các diễn biến dồn dập căng thẳng về tranh chấp biển đảo trên biển Đông, các cuộc biểu dương lực lượng của họ vừa qua, không khỏi làm cho chúng ta suy nghĩ về mối quan hệ thực sự giữa người láng giềng "đồng chí" Trung Quốc với Việt Nam và đồng thời tới cơ hội của đất nước chúng ta.
              Thế nhưng, việc điểm lại trước hết một số các ứng xử của ông bạn láng giềng nước lớn này và ngay cả cách thức ứng xử đối nội giữa người Việt Nam với nhau, giữa chính quyền và dân, có lẽ cũng cho chúng ta thấy sáng tỏ lên một số điều hữu ích.
              Thiết nghĩ không cần thêm một dẫn chứng nào để chứng minh về nguy cơ thảm họa nhỡn tiền từ phương Bắc về mọi mặt như kinh tế, sức khỏe, lối thu mua tận diệt cả rễ, cái lối làm hàng giả và chế thuốc độc hại tẩm vào lương thực thực phẩm cùng vô vàn thứ khác từ phía bên kia biên giới đem bán cho người Việt Nam (VN).
              Đó là chưa nói về sự hung hãn đe dọa xâm lược biên giới, biển đảo và toàn thể lãnh thổ VN từ phía ông “láng giềng với 16 chữ vàng” này
              Theo nhiều nhận định, thì đó thực sự là một thảm họa diệt chủng đối với VN.
              Và càng ngày Trung Quốc càng tỏ ra thiếu kiên nhẫn khi thấy thời cơ “nuốt chửng con mồi” đã chín muồi, nhất là khi thấy những người dân bày tỏ lòng yêu nước- lẽ ra là niềm tự hào và tài sản vô giá của quốc gia mà những người đứng đầu phải cảm tạ, thì lại bị chính một số đại diện của nhà nước VN đàn áp họ.
              Hình ảnh đàn áp, trừng phạt người bày tỏ lòng yêu VN bằng cách bỏ tù, nắm gáy bóp cổ, lôi đi xềnh xệch trên đường “như lôi kéo một con vật”, vốn càng là những nhát dao cứa vào lòng người VN bao nhiêu, thì càng làm nức lòng kẻ hung hãn có dã tâm xâm lược quốc gia được cho là nhỏ yếu hơn, bấy nhiêu.
              Để cảnh báo về ông bạn láng giềng này, gần đây nhất, người Mỹ đã ra một cuốn sách làm chấn động thế giới…. “Chết dưới tay TQ- đối phó với con rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu”…. mà trong đó người ta kêu gọi thế giới, nhất là Mỹ, phải hành động thích hợp và kịp thời để tự vệ.
              Việt Nam lẽ nào không biết đến tín hiệu này?!
              "Thời cơ từ thảm họa"


              Hoa Kỳ hiện được nhiều quốc gia trong khu vực kỳ vọng là một đối tác gìn giữ và hỗ trợ hòa bình trên Biển Đông.
              Hàng loạt các ý kiến, bình luận của các giới, quần chúng trong và ngoài nước, lề trái rồi lề phải, bất ngờ được cất lên, dù là tranh thủ việc được bật đèn xanh hay không, đang gợi cho chúng ta những cảnh báo và lời kêu gọi nhãn tiền.
              Chủ quan là chết. Tham lam là chết. Sợ hãi là chết. Không có đồng minh lớn và văn minh là chết. Và, chậm là chết.
              Tất nhiên, những kẻ hung hãn ấy không phải là tất cả người dân TQ. Họ chỉ là người phải đổ máu cho quyền lợi của nhà cầm quyền khi chiến tranh xẩy ra. Chính bản thân họ cũng là nạn nhân của một chế độ khét tiếng độc tài, toàn trị, tham lam và cơ hội.
              Để tránh cho những người TQ và người VN khỏi phải tang thương thành núi xương sông máu như kinh nghiệm lịch sử không biết bao lần đã trải qua, để rồi những người sống sót lại đứng lên bắt đầu với hai bàn tay vấy máu và nắm tro tàn, thiết nghĩ chúng ta cần phải tỉnh táo để nhận rõ rằng, rất nhiều khi, thời cơ tái sinh lại đến dưới hình hài của một thảm họa.
              Rõ ràng, xét về tiềm lực mọi mặt mà nói, VN không thể cao giọng khẳng định đánh thắng TQ nếu xảy ra chiến tranh, nếu thực sự có nguy cơ đó vào lúc này.
              Nhưng VN có thể tìm cách để bảo vệ sự tồn tại của mình, bằng cách học kinh nghiệm của những nước khác như Nhật bản, Thái lan, Philippines, bằng cách có một cam kết chặt chẽ, trung thành với nhiều đồng minh song hoặc đa phương, vốn là các cường quốc phát triển, văn minh và có tiềm lực như Mỹ, Nhật, Đức, Anh quốc và nhiều nước khác có thể làm đối trọng.
              Muốn thế, VN cần phải lập tức chớp thời cơ, thực hiện cải cách chính trị, thay đổi thể chế, chuyển đổi tư tưởng và đối sách chiến lược thực sự và thích đáng, thì mới hy vọng tranh thủ được sự hậu thuẫn vững mạnh của phần còn lại của thế giới nhằm thoát khỏi sự độc tài đi kèm cái bóng hung hãn lấy thịt đè người của láng giềng TQ.
              Nếu những nhà lãnh đạo có lương tâm làm được điều này, họ sẽ có công lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử cởi bỏ cho đất nước VN một mối họa ngoại xâm và bất ổn thường trực mấy ngàn năm.
              Nhiều người nói rằng nếu hy vọng VN như thế, chẳng khác nào hy vọng “chạch đẻ ngọn đa”. Thế nhưng biết đâu đấy!
              Và ngày 17/ 6/2011 mới đây, VN và Hoa Kỳ đã ra thông cáo chung về biển Đông. Thiết nghĩ cơ hội tưởng đã đánh mất bây giờ đang trở lại, nếu những nhà cầm quyền VN tỉnh táo.
              Bài viết thể hiện lối hành văn và quan điểm riêng của nhà văn, nhà báo, họa sỹ Võ Thị Hảo, người đang sinh sống ở Hà Nội.

              Comment

              • #22

                Trung Quốc chạy thử tàu sân bay tuần tới

                Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ chạy thử trên biển tuần tới, nhằm "răn đe các nước đang nhòm ngó Biển Đông", một tờ báo Trung Quốc đưa tin hôm nay.
                Tờ Hong Kong Commercial Daily dẫn các nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho hay việc chạy thử sẽ diễn ra vào ngày 1/7 song con tàu chỉ chính thức hoạt động sau tháng 10. Tờ này từng có bài phỏng vấn với Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, trong đó xác nhận sự tồn tại của con tàu này, AFP cho biết.
                Cuộc thử được tiến hành trùng với thời điểm căng thẳng ở Biển Đông tăng cao trong vài tuần trở lại đây với "hy vọng nó sẽ thể hiện sức mạnh của hải quân Trung Quốc, để răn đe các quốc gia đang nhòm ngó Biển Đông nhằm làm dịu căng thẳng", nguồn tin cho hay.
                Nguồn tin cũng thêm rằng ngày chạy thử tàu được chọn để đánh dấu 90 thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, song cho biết những yếu tố như thời tiết có thể ảnh hưởng tới kế hoạch này.
                Đại diện của quân đội Trung Quốc chưa có bình luận gì về thông tin trên.
                Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các bên trong tranh chấp Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây. Việt Nam và Philippines chỉ trích Trung Quốc ngày càng ngang nhiên ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ cam kết giải quyết vấn đề này một cách hòa bình.
                Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức xác nhận sự tồn tại của con tàu có chiều dài 300 mét trong bài phỏng vấn với báo Hong Kong hồi đầu tháng. Ông nói con tàu từng là tàu sân bay của Liên Xô, có tên là Varyag, đang được hoàn thiện. Nó đang đỗ tại cảng Đại Liên, đông bắc Trung Quốc.
                Một chuyên gia về quân đội Trung Quốc tàu sân bay này sẽ được sử dụng cho mục đích huấn luyện và là mô hình cho tàu sân bay tương lai do Trung Quốc tự chế. Varyag ban đầu được đóng cho hải quân Xô viết song quá trình này bị gián đoạn do Liên Xô sụp đổ.
                Nguyên bản chiếc tàu sân bay Trung Quốc được Liên Xô khởi công đóng từ năm 1985. Sau khi chuyển giao cho Ukraina, con tàu nằm "đắp chiếu" do thiếu kinh phí hoàn thiện và cuối cùng phải bán thanh lý bộ khung sườn cho Trung Quốc. Năm 2002 nó được kéo và cảng Đại Liên và thay vì biến thành khách sạn nổi như kế hoạch, nó được quân đội Trung Quốc hoàn thiện để trở thành một tàu sân bay như thiết kế nguyên thuỷ.
                Tạp chí quân sự Mỹ Jane’s Fighting Ships cho rằng Varyag đã được đổi tên thành Shi Lang, một đô đốc thời Minh - Thanh từng chỉ huy đánh chiếm đảo Đài Loan năm 1681. Tàu sân bay Shi Lang hoàn thiện từ Varyag của Ukraina được đánh giá có khả năng chứa tối đa 50 chiếc máy bay phản lực và 18 trực thăng.
                Thực chất chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc lai tuần dương hạm, không thể so sánh với các tàu sân bay tiêu chuẩn của Mỹ hay châu Âu hiện nay. Chiến hạm này khi mua chỉ có khung sườn nên đã được Trung Quốc nội địa hoá đáng kể, phức tạp nhất là bộ phận động cơ của tàu.
                Khi hạ thuỷ Shi Lang, Trung Quốc sẽ thành quốc gia Đông Bắc Á đầu tiên có tàu sân bay kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên sự kiện này được đánh giá là mang ý nghĩa chính trị hơn là quân sự. Giới quân sự Mỹ cũng cho rằng tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh sẽ không gây ra mối đe doạ nào đối với Mỹ, nhưng sẽ khiến các nước trong khu vực nâng cao nhận thức về một biểu tượng mới trong sự mở rộng sức mạnh quân sự của Trung Quốc
                Mai Trang


                Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên nhìn từ phần mũi. Ảnh: Xinhua

                Quá trình hoàn thiện tàu sân bay Shi Lang tại cảng Đại Liên kéo dài

                -Trung Quốc làm lớn vụ này lên với rất nhiều mục đích. Thứ nhất là để thỏa mãn tư tưởng bành trướng của nó. Thứ 2 là làm tăng tính đoàn kết của nội bộ Trung Quốc đang rất lộn xộn. Thứ 3 là để thế giới mất tập trung về sự bất ổn của TQ trong thời gian gần đây. Thứ 4 là giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng bằng việc khai thác dầu mỏ ... Chúng ta đừng để TQ đạt được mục đích nào hết. Chúng ta hãy nói về những bất ổn trong nội bộ TQ, hãy gợi lại những nỗi đau trong lòng dân TQ như Thiên An Môn, Tây Tạng, Nội Mông ..., hãy để TQ phải lo lắng về những cuộc khủng hoảng tiềm tàng và hãy tỏ rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc. Hãy đồng lòng, và nếu cần hãy dùng thủ đoạn để hậu phương TQ ko còn vững chắc.
                -" Căng thẳng giữa Bắc Kinh và các bên trong tranh chấp Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây. Việt Nam và Philippines chỉ trích Trung Quốc ngày càng ngang nhiên ở Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh khẳng định họ cam kết giải quyết vấn đề này một cách hòa bình."...
                Người ta khâm phục người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm, người ta cũng khâm phục người Nhật vì làm rùi mới nói.Nhưng người ta lại sợ người Trung Quốc vì nói một đằng làm một nẽo
                -Chiến tranh hay không thì đã xảy ra đâu . Mà TQ là người dựng lên mọi chuyện . như sắp có chiến tranh xảy ra ,thực ra họ cố tình tạo ra để lân bang sợ sệt sau đó lấy tàu dân sự đi lấn chiếm .Nếu có quốc gia nào yếu thì TQ lấn tới .Nếu thấy căng quá thì lại chơi đòn phô trương và hù dọa
                Thực ra bây giờ là Thế kỷ 21 rồi .Thế giới cũng có luật pháp quốc tế không dễ gì mà đi cướp ngày được
                TQ họ cũng biết thừa trong cuộc Irac xâm lược Co-oét .Irac đã phải bồi thường 50 tỉ dollar và bị Mỹ lợi dụng đánh cho te tua .Hơn thế nữa kinh tế TQ đang ở thế mạnh .Tiền của họ cho Mỹ mượn rất nhiều vì thế gây chiến tranh sai trái nhất là đi xâm lăng không phải là sự lựa chọn khôn ngoan cái giá của nó rất lớn họ không dại gì mạo hiểm ! Họ sợ chiến tranh hơn chúng ta nhiều vì Giả sử chiến tranh xảy ra :
                -TQ sẽ phải đối đầu với cả thế giới và nhất là các nước xung quanh và tự cô lập mình
                -Giao thông ở biển đông sẽ bị tê liệt mà TQ có nhu cầu rất lớn 2/3 hàng hóa TQ đi qua khu vực này.
                -TQ cũng chịu ảnh hưởng rất lớn với nguồn nhiên liệu của VN và thị trường tiêu thụ ở VN
                -Và nếu có chiến tranh trên bộ Quân TQ nếu tràn qua VN thì bị quốc tế can thiệp .Hơn nữa họ cũng phi lý đi mạo hiểm tính mạng với quân lực Việt Nam thuộc loại gan lì vào bậc nhất nhì thế giới
                -Còn nếu chơi đòn tên lửa bắn phá họ cũng chĩ dám bắn vào nơi quân sự thôi .Mà VN bắn lại là chuyện dĩ nhiên .Tạo nên một kẻ thù lâu dài sát bên hậu quả thì khôn lường .Thì thử hỏi lợi đâu chưa biết mà thiệt hại thì rất lớn .
                -Còn chiến tranh trên biển thì Tàu càng lớn thì thiệt hại càng lớn thôi .Không thiếu cách để tiêu diệt cách cuối cùng mà Người Nhật dùng cảm tử quân dùng máy bay lao thẳng xuống tàu chiến sắp thành công ở thế chiến thứ 2 nếu Mỹ không thả hai quả bom nguyên tử .và ngày nay tên lửa từ đất liền cũng rất nguy hiểm cho những mục tiêu trên biển
                Mấy dòng phân tích gởi đến các bạn mong rằng là nó có ích .không phải lo lắng không đúng khi TQ chơi trò hù dọa với mưu mô thâm độc.
                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 21-06-2011, 07:06 PM.

                Comment

                • #23

                  Báo Trung Quốc đề cập khả năng dùng sức mạnh trên Biển Đông


                  Bắc Kinh sẽ "thực hiện các biện pháp cần thiết", bao gồm cả hành động quân sự, để bảo vệ quyền lợi ở Biển Đông, bài xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc hôm qua có đoạn.Global Times là phụ bản của báo chính thống Nhân dân Nhật báo, báo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
                  Lời lẽ nêu trên được đánh giá là cảnh báo cứng rắn nhất từ phía Trung Quốc trong thời điểm căng thẳng tại khu vực này lên cao về chủ quyền biển đảo, đài phát thanh Mỹ VOA bình luận.
                  Global Times cho rằng, nếu không đạt được một giải pháp hòa bình trong tranh chấp ở Biển Đông sẽ dẫn tới việc huy động cảnh sát biển và lực lượng hải quân, nếu cần thiết, "để bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc".
                  "Tùy thuộc tình hình diễn biến thế nào, Trung Quốc phải sẵn sàng cho hai phương án: đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình hoặc đáp lại khiêu khích bằng các cuộc phản công chính trị, thậm chí là quân sự", bài xã luận có đoạn.
                  Báo Trung Quốc dẫn ra các phương án như sau: "Đầu tiên Trung Quốc sẽ đối phó bằng lực lượng cảnh sát trên biển, và nếu cần thiết sẽ phản công bằng hải quân".
                  Trước đó, một tờ báo Hong Kong cũng phát đi tín hiệu cứng rắn của Trung Quốc. Tờ Văn Hối, được cho là tiếng nói của Bắc Kinh ở đặc khu, đăng xã luận nói rằng người Trung Quốc sẽ "có đòn phản kích" chứ "quyết không ngồi nhìn".
                  Bài xã luận của Văn Hối chỉ rõ rằng thông qua hai cuộc diễn tập hải quân ở khu vực Biển Đông, Trung Quốc đã phát đi tín hiệu cảnh cáo rõ ràng: “Cho dù chủ trương giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng phương thức hòa bình, nhưng Trung Quốc cũng đã làm tốt các công tác chuẩn bị cần thiết về mặt quân sự, có đủ quyết tâm và thực lực để bảo đảm lợi ích cốt lõi của đất nước không bị xâm phạm”.Đồng thời, Quân đội Trung Quốc đã “bày thế trận sẵn sàng chờ quân địch”, “quyết không ngồi đó để nhìn” những hành động xâm phạm chủ quyền quá đáng mà nhất định sẽ có đòn “phản kích mạnh mẽ”.
                  Những bài xã luận như thế này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc biểu dương lực lượng của mình bằng hai cuộc tập trận mới đây, trong đó có một cuộc diễn ra ba ngày trên Biển Đông. Hôm qua, tờ Hong Kong Commercial Daily cũng vừa loan tin Bắc Kinh sẽ sớm thử tàu sân bay đầu tiên. Báo cho biết việc chạy thử tàu sân bay được sẽ "răn đe các nước đang nhòm ngó" Biển Đông. Quân đội Trung Quốc không bình luận gì về thông tin trên.
                  Trong khi đó tại hội thảo về Biển Đông ở Washington, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho biết, Mỹ cần giúp đỡ các nước Đông Nam Á tăng cường lực lượng trên biển để đối phó với những tuyên bố "không có cơ sở" của Trung Quốc ở Biển Đông. McCain tỏ ra quan ngại về những hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc trong vấn đề biển đảo, đặc biệt trong vùng biển mà một số các nước ASEAN cũng khẳng định chủ quyền.
                  Nghị sĩ kỳ cựu của Mỹ này nói rằng Washington cần trợ giúp ASEAN phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm trên biển và tàu an ninh cũng như các hệ thống hàng hải cơ bản.
                  Mai Trang
                  Nếu đi ăn cướp dễ vậy thì chẳng còn tới lượt " anh nhà giàu mới nổi đi chân đất ". Mang vũ khí đi hù thiên hạ .Tàu sân bay người ta sử dụng như một hậu phương cho một chiến trận xa nhà vượt đại dương , đặng chẳng đừng người ta mới phải sử dụng vì nó quá cồng kềnh .Khó bảo vệ lúc nào cũng phải có một đoàn tàu ngầm bảo vệ , hệ thống chống tên lửa phải cực kỳ chính xác luôn phải có sự kết hợp chặt chẽ với vệ tinh nế không khéo là tổn thất rất lớn.Nói tóm lại nếu không phải chinh chiến xa nhà hoặc vượt châu lục thì nó không hiệu quả , vì biển đông khi có chuyện máy bay chiến đấu từ đất liền chỉ cần 15 phút là có măt . Tàu sân bay ở biển đông chỉ để ngắm cho vui thôi .Bọn TQ này đem ra hù dọa thiên hạ .
                  Ông bà ta có câu chó sủa là chó không dám cắn chẳng sai .
                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-06-2011, 12:31 AM.

                  Comment

                  • #24

                    TT - Ngày 21-6, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Thương mại và công nghiệp Sierra Leone Richard Konteh đã ký kết bản ghi nhớ về việc Sierra Leone tiến hành đàm phán hợp đồng mua 50.000 tấn gạo của Việt Nam.
                    Theo bản ghi nhớ giữa hai nước, đây sẽ là cơ sở pháp lý cho việc thiết lập quan hệ mua bán gạo ổn định, giúp phát triển quan hệ đối tác chiến lược để Việt Nam cung cấp lương thực cho Sierra Leone.
                    Bộ Công thương cho rằng việc mở rộng thị trường xuất khẩu gạo sang Sierra Leone giúp xây dựng kênh xuất khẩu gạo hàng hóa tiềm năng và ổn định, tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Phi.
                    C.V.KÌNH
                    -----------------------------------------------------------------------
                    VIỆT NAM (SGTT) - Trong khi gian thương trong nước chăm bẳm “tận dụng” mỡ thối, thịt thừa tung ra thị trường đầu độc người dân, thương nhân Trung Quốc tỏa đến các tỉnh thu gom nhiều loại thực phẩm tốt, rẻ đưa về nước.
                    Hiện tượng này được giới chủ sạp ở các chợ hôm 14 tháng 6 xác nhận, cho rằng vì thế mà giá thực phẩm Việt Nam đang tăng vọt lần hồi.
                    Tại chợ Bàn Cờ, báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin giá thịt heo, dừa khô, đường... đồng loạt tăng giá 40-50%. Giá thịt heo hiện nay đang ở mức cao kỷ lục: 150,000 đồng (7.5 Mỹ kim)/kg. Giám đốc công ty sản xuất bánh kẹo Trí Ðức, bà Hoàng Thị Tâm Ái, nói rằng dừa khô ngày càng ít ở Sài Gòn vì đã bị gom sang Trung Quốc.
                    Mặt khác, Hiệp Hội Mía Ðường Việt Nam cũng cảnh cáo về tình trạng đường trong nước bị gom sạch đưa ra cổng biên giới phía Bắc để bán trao tay cho thương nhân Trung Quốc với giá cao hơn, kiếm lợi. Ông Nguyễn Thành Long, chủ tịch Hiệp Hội Mía Ðường Việt Nam cho biết giá đường bán lẻ ở Trung Quốc hiện đắt gấp đôi giá ở Việt Nam. Vì vậy, đường Việt Nam “vượt biên” sang Trung Quốc ngày càng nhiều.
                    Nghịch lý đáng lo có thể xảy ra, theo ông Nguyễn Thành Long, Việt Nam có thể phải... nhập cảng đường để bù đắp khoản thiếu hụt vì đường trong nước chảy sang Trung Quốc. Ông này nói rằng giá đường mía ở Trung Quốc hiện là 30,000 đồng (1.50 Mỹ kim/kg), trong khi giá đường Việt Nam là 10,000 đồng/kg. Nếu giá đường Việt Nam bị đẩy lên 20,000 đồng/kg vì hút hàng, các nhà buôn tức khắc phải nhập cảng đường từ các quốc gia Châu Á khác như Thái Lan, Nam Dương...
                    Không những thế, giá trứng vịt cũng đang tăng vọt. Theo báo Sài Gòn Tiếp Thị, hai công ty lớn trong ngành buôn sỉ trứng vịt là Ba Huân và Vĩnh Thành Ðạt cho biết trứng vịt ở các tỉnh đưa về thành phố trong thời gian gần đây giảm sụt 40%. Trong khi đó, nguồn tin thương buôn tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ cũng nói trứng vịt đang được gom để xuất cảng sang Hong Kong, Trung Quốc.
                    Giám đốc công ty Ba Huân tiết lộ tin thương gia Trung Quốc có mặt tại Việt Nam “tranh mua” trứng vịt với công ty của bà. Ðặc biệt, chi cục trưởng Chi Cục Thú Y tỉnh Long An còn cho biết nhiều lò giết mổ ở Long An mua cả vịt đẻ để đông lạnh, đóng thùng chuyển sang Trung Quốc. Ông này nói thêm, vì lý do này, giá vịt đẻ trong nước từ 50,000 đồng (tương đương 2.5 Mỹ kim), vọt lên 120,000 đồng/con gần gấp 3 lần.
                    Nhiều người lắc đầu than thở: “Với đà này, người Trung Quốc dùng tiền gom sạch thực phẩm Việt Nam. Dân Việt đã nghèo lại càng thêm cơ cực vì không đủ tiền để mua thức ăn qua ngày.”
                    Hải Sản VN Cạn Vì TQ Vơ Vét, Heo, Gỗ, Sắt Cũng Sang Tàu
                    Hải Sản VN Cạn Vì TQ Vơ Vét, Heo, Gỗ, Sắt... Cũng Sang Tàu; 147 doanh nghiệp VN ngưng chế biến hải sản vì TQ đã vào vét hết
                    -----------------------------------------------------------------------
                    HANOI (VB) -- Trung Quốc đang tung ra nhiều độc chiêu lạ: vơ vét đủ thứ hàng của VN... tới nổi Việt Nam khủng hoảng thiếu nhiều mặt hàng.
                    Bản tin báo Dân Việt hôm Thứ Năm 16-6-2011 cho biết mấy ngày gần đây, giá thịt heo trên đột ngột tăng mạnh trở lại, vượt qua “đỉnh” hồi tháng 4.2011, do nguồn cung ở các tỉnh phía Bắc thiếu hụt nặng, đặc biệt là do thương lái Trung Quốc đang gom hàng ồ ạt.
                    Bản tin viết:
                    “...Theo các thương lái và doanh nghiệp, đang có hiện tượng thương nhân Trung Quốc qua gom heo của Việt Nam, “với số lượng bao nhiêu cũng mua và giá nào cũng mua” – ông Nguyễn Văn Thản - Trưởng phòng Kinh doanh, Công ty Vissan thông tin.”
                    Đặc biệt, ông nói, “Họ thu gom không chỉ heo thịt mà còn “tận thu” cả heo nái, heo sữa, heo con”....”
                    Không chỉ thịt heo, TQ cũng thu gom ào ạt nông sản, theo lời báo Sài Gòn Tiếp Thị. Báo này viết:
                    “Trước sức cầu Trung Quốc quá lớn, nhiều loại nguyên liệu trong nước không chỉ tăng giá mà còn khan hiếm.
                    Mùa bánh trung thu cận kề, nhiều doanh nghiệp đang chạy đua tìm nguyên liệu sản xuất. Nhu cầu từ Trung Quốc đẩy một số loại nguyên liệu chính như trứng muối tăng giá gần 40%, trứng lạt tăng hơn 30%, đậu xanh tăng 15%, nước cốt dừa tăng gấp đôi so với năm ngoái…
                    ...Mặt hàng thức ăn chăn nuôi, từ đầu năm đến nay tăng giá hơn mười lần, tổng cộng 25%, và sẽ còn tiếp tục tăng thêm vào các tháng tới. Việt Nam vẫn nhập 60 – 70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhưng ít ai biết mỗi năm chúng ta “nhượng” cho Trung Quốc 1,5 – 2 triệu tấn khoai mì lát với giá rẻ. Khoai mì lát sử dụng 20% trong thức ăn chăn nuôi và đây là mặt hàng có lợi thế duy nhất mà Việt Nam tự sản xuất được. Ba tháng trước, ông Chamnan, phó tổng giám đốc công ty C.P nói rằng, nguồn cung khoai mì lát nội địa vốn dồi dào nhưng gần đây trở nên khan hiếm. Kiểm tra nguồn cung cấp ông mới vỡ lẽ có thêm nhiều ông chủ Trung Quốc vào thu gom, đẩy giá lên 6.700 – 7.000 đồng/kg, trong khi cùng thời điểm này năm ngoái có 1.500 – 2.000 đồng. Giá cao mà vẫn khó mua, nên không chỉ C.P mà nhiều doanh nghiệp khác phải tìm đến nguồn lúa mì nhập từ Ấn Độ để thay thế.”
                    Báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Năm cũng nói về nạn “Dăm gỗ, quặng sắt chảy sang Trung Quốc.”
                    Nghịch lý là, theo báo này:
                    “Rất nhiều mặt hàng thuộc nhóm quặng, khoáng sản và nguyên liệu thô đang được xuất khẩu ồ ạt, trong đó chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước sử dụng các loại nguyên liệu trên lại phải nhập khẩu để phục vụ sản xuất.
                    Tình trạng “chảy máu” khoáng sản, nguyên liệu thô đang dần dẫn tới nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và phải nhập khẩu trong tương lai...”
                    Như thê thảm là mặt hàng thủy sản.
                    Đài BBC hôm Thứ Năm 16-6-2011 loan tin rằng, báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ một cuộc họp của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết "nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hải sản của Việt Nam đang phải tạm ngưng sản xuất mặt hàng này hoặc hoạt động cầm chừng do không đủ nguyên liệu sản xuất".
                    "Nguyên nhân do các thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua hải sản mà ngư dân đánh bắt về."
                    Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó Chủ tịch VASEP, được báo này dẫn lời nói từ đầu năm đến nay đã có 147 doanh nghiệp ngưng chế biến và xuất khẩu hải sản để chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác.
                    Bản tin nói: “VASEP nói đang có tình trạng thương nhân Trung Quốc "tranh giành, đón mua" tại các cảng cá hoặc thậm chí ngay tận ngoài biển.
                    Một lý do khác khiến lượng hải sản đánh bắt được ít đi, là do Trung Quốc đang áp dụng lệnh cấm đánh bắt cho tới tận 01/08 tại các vùng biển mà Trung Quốc yêu sách chủ quyền, trong có nhiều vùng biển mà Việt Nam cũng nói là của mình...
                    Bà Nguyễn Thị Thu Sắc cũng nói trên báo Tuổi Trẻ rằng "nhiều vùng đánh bắt đang có dấu hiệu cạn kiệt nguồn hải sản"...”
                    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-06-2011, 01:15 AM.

                    Comment

                    • #25

                      Hội thảo quốc tế tại Mỹ: Bác bỏ những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ của Trung Quốc


                      Các học giả và chính khách quốc tế phản bác luận điệu của Trung Quốc về biển Đông và kêu gọi hỗ trợ ASEAN giải quyết tranh chấp tại đây.
                      Phát biểu tại Hội thảo Về an ninh hàng hải ở biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức tại Washington hôm qua, thượng nghị sĩ John McCain kêu gọi Mỹ tăng cường hỗ trợ về quân sự và chính trị cho các nước Đông Nam Á nhằm đối phó với các động thái đơn phương, gây căng thẳng của Trung Quốc ở biển Đông.
                      AFP dẫn lời ông McCain nói Washington nên giúp đỡ các thành viên ASEAN phát triển và triển khai các hệ thống cơ bản như radar cảnh báo sớm và các tàu an ninh hàng hải tại những khu vực tranh chấp. Thượng nghị sĩ Mỹ thúc giục Washington sử dụng các biện pháp ngoại giao để giúp ASEAN giải quyết các tranh chấp của riêng họ và “thành lập một mặt trận thống nhất hơn”. Ông McCain cũng quy trách nhiệm trong những căng thẳng gần đây ở biển Đông cho “cách hành xử hung hăng” và “những tuyên bố chủ quyền vô căn cứ” của Trung Quốc.
                      Theo trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ, phát biểu bên lề hội thảo, một quan chức của Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ “có mối quan tâm sâu sắc” đến việc đảm bảo tự do đi lại ở biển Đông và đang giúp giải tỏa căng thẳng xung quanh vấn đề tranh chấp chủ quyền tại đây. Quan chức trên nhắc lại sự ủng hộ của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Ngoại trưởng Hillary Clinton cho giải pháp hòa bình liên quan tranh chấp lãnh thổ tại khu vực quan trọng về chiến lược này.
                      Trước đó, trong phiên đầu tiên của hội thảo hôm 20.6, nhiều học giả phản bác mạnh mẽ các lập luận của ông Tô Hạo - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, về “cơ sở lịch sử” của bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn.
                      Ông Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc phụ trách chính trị và an ninh của Ban Thư ký ASEAN, khẳng định: “Tôi không cho rằng Công ước của LHQ về Luật Biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền”. Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, cũng nói: “Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả mà phải tuân theo UNCLOS”.
                      Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định việc học giả Trung Quốc sử dụng “di sản lịch sử” để giải thích về tuyên bố chủ quyền ở biển Đông một lần nữa bộc lộ rằng họ thiếu cơ sở pháp lý quốc tế trong tuyên bố này.
                      Trong phiên thảo luận buổi chiều (rạng sáng qua, giờ VN), các học giả Bonnie Glaser của Mỹ, Trần Trường Thủy của Việt Nam, Ian Storey của Singapore và ông Thayer của Úc trình bày về các diễn biến gần đây trên biển Đông, đưa ra cách giải thích cho các sự kiện này.
                      Trước câu hỏi của đại biểu Trung Quốc về việc tại sao các vụ việc giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này, tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Quan hệ quốc tế Việt Nam nói: “Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-La?”.
                      Cũng trong hôm qua, tờ Malaya của Philippines đưa tin hai dân biểu nước này là Teddy Casino và Neri Colmenares đã đệ trình lên Hạ viện một dự thảo nghị quyết đòi mở cuộc điều tra về những hành vi xâm phạm của Trung Quốc vào khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền tại biển Đông.
                      Trong một diễn biến khác, sau buổi hội đàm tại Washington hôm 21.6, các Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates của Mỹ và Toshimi Kitazawa của Nhật Bản ra tuyên bố chung kêu gọi Trung Quốc hành xử có trách nhiệm đối với sự ổn định tại khu vực.
                      Trùng Quang - TTXVN


                      Các học giả tại hội thảo quốc tế về biển

                      TQ mất uy tín lớn trên trường quốc tế về các vấn đề :
                      1)- Thương Mại : Hàng giả , hàng đểu , hàng độc hại .
                      2)- Gây hấn táo tợn với các nước láng giềng trên biển đông.
                      3)- Ngoại giao : Lộ rõ bộ mặt xảo trá : Nói một đường làm một nẻo.
                      Nước lớn mà hành xử tiểu nhân .



                      Các lực lượng Việt Nam trên vùng biển Trường Sa - Ảnh: Lưu Quang Phổ




                      Trung Quốc “sắp chạy thử tàu sân bay”
                      Trung Quốc sẽ vận hành thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của nước này vào tuần tới, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao ở biển Đông. Báo Hong Kong Commercial Daily hôm qua dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết tàu này, được nâng cấp từ một xác tàu mua lại của Ukraine, sẽ được chạy thử trên biển vào ngày 1.7, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chính thức hạ thủy vào tháng 10. Các nguồn tin cho hay cuộc thử nghiệm được xúc tiến do những diễn biến căng thẳng ở biển Đông gần đây và quân đội Trung Quốc “hy vọng chiếc tàu sẽ phô trương sức mạnh của lực lượng hàng hải Trung Quốc”. Gần đây, Trung Quốc liên tục có động thái bị cho là phô trương sức mạnh như tập trận liên tục và cho tàu Hải tuần 31 băng ngang biển Đông để đến thăm Singapore. Nước này dường như cũng đã lộ ý định giải quyết tranh chấp chủ quyền tại biển Đông bằng vũ lực. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm qua đăng xã luận cảnh báo nếu không đạt được giải pháp hòa bình cho vấn đề biển Đông, Bắc Kinh sẽ “thực hiện bất kỳ biện pháp nào”, kể cả quân sự, để bảo vệ cái gọi là “quyền lợi” của họ.

                      T.Q


                      * Bản tin video tối 20-06-2011
                      Hội thảo về an ninh Biển Đông khai diễn ở thủ đô Washington của Hoa Kỳ

                      * Bản tin video sáng 21-06-2011
                      Cập nhật tin tức về Hội thảo về an ninh Biển Đông.

                      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 22-06-2011, 06:51 PM.

                      Comment

                      • #26

                        Lỗi lầm đời trước gây ra,
                        Đời sau khắc phục cũng là hợp thôi.
                        Chiến tranh qua đã lâu rồi,
                        Ngày nay hợp tác anh tôi cùng bàn.
                        Lợi quyền bình đẳng sẻ san,
                        Kết đoàn sức mạnh vẻ vang nhiều bề.
                        Khép đi quá khứ nặng nề,
                        Việt Nam và Mỹ đi về thênh thang.


                        Bao nhiêu người đang sống tại Việt Nam, mang quốc tịch Việt Nam đọc báo hàng ngày để biết được Trung Quốc đã chế tạo được bomb nguyên tử từ lâu? Bao nhiêu người trong tổng số người Việt Nam hiểu được Trung Quốc đã tăm tia Việt Nam suốt 4000 năm qua? Và bao nhiêu người thực sự hiểu được thế giới họ đang sống không có hòa bình, chiến tranh có thể diễn ra chỉ vì một lý do rất nhỏ?
                        Mĩ không có cớ vẫn đánh Iraq vì mỏ dầu, dọa đánh Iran vì vũ khí hạn nhân trong khi đồng minh thân cận của Mỹ là Isarel vẫn thong thả nghiên cứu. Trung Quốc cũng cần một cái cớ để san bằng Việt Nam. Hòang Sa, Trường Sa, và cả vụ cắt cáp thăm dò dầu khí gần đây e cũng là như vậy. Vẫn biết dân mình là dân tộc anh hùng. Nhưng anh hùng không phải cứ khích là máu, anh hùng là một từ ngữ cao cả hơn mà chưa chắc mọi người đều biết mà hiểu thấu.
                        Việt Nam chỉ mới hòa bình độc lập 36 năm, còn chưa đủ một đời người. Chiến tranh thêm nữa có chịu được không? Một mình chiến hạm Định Tiên Hoàng vừa mua liệu có địch được cả hạm đội Nam Hải không? Hệ thống phòng thủ bờ biển K-300 Bastion P mà Nga bán độc quyền cho Việt Nam liệu có bì lại với bom nguyên tử Trung Quốc không? Hãy hỏi cha mẹ bạn - Những người đã trải qua chiến tranh bom đạn có muốn đất nước ngừng tiến lên để chiến tranh, rồi lại thụt lùi lại xây dựng từ đầu không?
                        Cái cớ Trung Quốc ức hiếp mình đến không nhịn được chỉ là cái cớ của sự máu me và "bị khích".
                        Mọi người suy nghĩ là "NHỤC", nhục cho thể diện. Nhưng sẽ nhục hơn nữa nếu vì một phút không kiềm chế được mà xảy ra chiến tranh liên miên về sau. Và ai tin chắc rằng chiến tranh một lần nữa thì Việt Nam ta sẽ lại thắng? Thắng vì những cô cậu 9x suốt ngày diễu đi diễu lại trên Vincom, Diamond mà kì thực đó chỉ như cái plaza hạng bét ở nước ngoài à? Thắng vì những cô cậu 9x đánh nhau tụt áo tụt quần nhưng không tự cầm nổi con dao cắt tiết một con gà ư? Nhìn lại mình, nhìn lại người rồi hãy quyết định chiến tranh có lợi không? Có thắng không? Có đem lại điều gì tốt đẹp không?
                        Mọi người chỉ vì cái SĨ trước mắt, sẵn sàng đánh đổi hạnh phúc gia đình mình, người thân mình, người yêu mình không? Có sẵn sàng đánh sụp mọi trường học, mọi ngôi nhà, để tổ chức chiến tranh như mọi người hô hào trên mạng hay không? Hay khi nó thực sự xảy ra, điều đầu tiên lóe lên trong óc lại là "đào ngũ", "trốn quân dịch", "vượt biên", hay thậm chí trốn là ra nước ngoài tìm một con đường sống?
                        Hay mọi người muốn áp dủng chủ trương MẶC KỆ NÓ, nó gào, nó thét, không được gì thì nó im. Mình chỉ lo thân mình, lo làm ăn, lo xây dựng, lo hẹn hò, lo kiếm tiền? Nhìn lại Việt Nam mình đứng lết bết ở hàng thứ mấy của thế giới để tự xấu hổ mà phấn đấu, chứ đừng lo nhìn quanh quất xem đứa nào chọt ông thì ông cho một gậy...
                        Chiến tranh tàn khốc hơn cả những gì thấy trên phim ảnh, đánh đổi nhiều, mất mát nhiều.
                        Một điều quan trọng mọi người phải ghi nhớ: Việt Nam mình nghèo, nghèo lắm... Cái trước mắt ta thấy chỉ là số ít, cái ta không thấy, không hình dung được sao là NGHÈO thì còn nhiều vô kể. Nên Việt Nam mình không gồng mình nổi cho chiến tranh đâu.
                        Những con người yêu nước cần nhìn xa và nhìn sâu, nhìn thực để thấy cái trần trụi nhất, để nghiệm ra cái gì cần được bảo vệ chính đáng nhất chính là HÒA BÌNH. Và từ đó phải suy nghĩ rồi hãy hành động theo hướng tích cực cho cả bản thân lẫn mọi người.
                        Tôi không phải là một chính trị gia, cũng không phải con ông cháu cha. Tôi nói có người hiểu và người không hiểu. Tôi cũng chỉ là thanh niên trẻ, có thể bồng bột, thiếu suy nghĩ, nhưng tôi thấy và tôi nói những gì tôi thấy với hi vọng mong manh thức tỉnh được một bộ phận những người trẻ tuổi Việt Nam hừng hực máu lửa nhưng thiếu bộ não suy nghĩ sâu sắc hơn. Đừng thách thức 36 năm hòa bình với một nguy cơ chiến tranh
                        mới, mà hãy thách thức 36 năm lao động với hàng trăm quốc gia khác

                        Vượng
                        QUAN TRỌNG LÀ VIỆT NAM TỰ ĐỨNG TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH THÔI. NƯỚC XA KHÔNG CỨU ĐƯỢC LỬA GẦN. TỪ BAO ĐỜI NAY ÔNG CHA TA VẪN TỰ GIỮ ĐƯỢC LÃNH THỔ, ĐẤT ĐAI ĐÓ THÔI. NẾU CON CHÁU CHÚNG TA KHÔNG LÀM ĐƯỢC NHƯ THẾ THÌ CÒN MẶT MŨI ĐÂU.
                        phan quanghop

                        Comment

                        • #27

                          Lao động nước ngoài tràn ngập Việt Nam: Chuyên gia làm việc... tay chân

                          Thanh Niên – Thứ tư, ngày 22 tháng sáu năm 2011
                          Vài năm trở lại đây, khi các dự án khai thác quặng bauxite, sản xuất alumin bắt đầu triển khai ở Lâm Đồng và Đắk Nông thì hơn 1.000 lao động Trung Quốc (TQ) đã đến cao nguyên…
                          Nhà máy alumin Nhân Cơ - Vinacomin (nằm trên địa bàn xã Nhân Cơ, H.Đắk Rlấp, Đắk Nông) đang trong giai đoạn thi công dàn móng cọc, bao quanh công trường là hàng rào chắn. Một khẩu hiệu viết bằng hai thứ tiếng Việt và TQ: “An toàn sản xuất, người người có trách nhiệm, tuân thủ nội quy để đảm bảo an toàn” được treo trên hàng rào.
                          Theo ông Vũ Hải Việt, Phó trưởng phòng Tổ chức - lao động - chuẩn bị sản xuất thuộc BQL dự án Nhà máy alumin Nhân Cơ - Vinaconmin (chủ đầu tư), hiện 291 lao động TQ tham gia xây dựng nhà máy, chủ yếu là chuyên gia, công nhân kỹ thuật. Trong vài tháng tới, khi Nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) hoàn thành, có gần 700 lao động TQ đang xây dựng nhà máy này sẽ đến Đắk Nông để bổ sung lực lượng xây dựng Nhà máy alumin Nhân Cơ - Vinaconmin, đưa tổng số lao động TQ ở đây lên xấp xỉ 1.000 người.
                          Theo ông Nguyễn Đức Nguyên, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Đắk Nông, khó có thể đánh giá chính xác việc nhà thầu sử dụng lao động phổ thông người nước ngoài hay không. Chẳng hạn, nhiều lao động TQ tại Nhà máy alumin Nhân Cơ có giấy tờ là cán bộ, công nhân kỹ thuật nhưng theo ghi nhận tại công trường họ chỉ thực hiện những phần việc giản đơn của lao động phổ thông.
                          Khi cơ quan chức năng thắc mắc thì nhà thầu cho rằng “không thuê được lao động phổ thông ở địa phương” hoặc “kỹ sư cũng có lúc phải đào đất”… Hiện nay, trong tổng số 391 lao động nước ngoài đang làm việc tại Đắk Nông thì có đến 275 người chưa được Sở LĐ-TB-XH cấp phép lao động; trong đó Nhà máy alumin Nhân Cơ - Vinacomin có 199 lao động.
                          Còn tại công trường xây dựng Nhà máy alumin Tân Rai (H.Bảo Lâm, Lâm Đồng), đến ngày 16.6 có 644 lao động TQ; trong đó 255 người là quản lý, kỹ sư, còn lại 389 người là công nhân đang làm việc. Cuối năm 2009, Sở LĐ-TB-XH Lâm Đồng đã xử phạt 45 triệu đồng đối với 6 nhà thầu tại công trường này vì vi phạm an toàn lao động và sử dụng một số lao động nước ngoài chưa được cấp GPLĐ.
                          Công an vất vả hơn
                          Ông Lâm Trí Hy, Chủ tịch UBND xã Nhân Cơ (H.Đắk Rlấp, Đắk Nông), cho biết hiện có hơn 10 nhà hàng, khách sạn, quán nhậu… mọc lên để tiếp đón số lao động xuất hiện ngày càng đông đảo trên địa bàn. Từ giữa năm 2010, khi số lao động TQ có mặt lên đến hàng trăm người, nhiều quán xá đã bắt đầu trưng biển bằng hai thứ tiếng Việt và TQ.
                          Theo ông Hy, hiện chưa có vấn đề gì nổi cộm về an ninh trật tự tại địa phương do phần lớn lao động TQ mới sang, sinh hoạt khép kín trong các khu nhà ở riêng biệt, giao dịch với người dân địa phương còn ít. Tuy nhiên, ông Hy cũng tỏ ra lo lắng: “Sắp tới, chúng tôi được biết số lao động TQ tăng lên cả ngàn người nên sẽ ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt, đời sống nhân dân địa phương; công tác quản lý trật tự trị an trên địa bàn sẽ nhiều việc hơn”.
                          Trung tá Nguyễn Văn Vỵ, Phó trưởng Công an huyện Bảo Lâm, cho biết cơ quan chức năng đã phát hiện một số trường hợp phụ nữ VN sống chung với lao động TQ nhưng không đăng ký kết hôn. Có trường hợp như cô V. (30 tuổi, quê Gia Lai) cùng với một lao động TQ thuê nhà để sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn. Khi người TQ về nước, cô V... đành phải về quê. Ngoài ra, còn một số trường hợp tương tự như cô V. nhưng đã đi khỏi địa phương.
                          Trần Ngọc Quyền - Việt Anh - Gia Bình
                          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 22-06-2011, 06:46 PM.

                          Comment

                          • #28

                            Việt – Mỹ sẽ luyện tập hải quân chung
                            Hải quân Việt Nam và Hải quân Mỹ sẽ có chương trình luyện tập chung vào đầu Tháng 7 tới đây, theo sự sắp đặt từ lâu và không dính gì đến tranh chấp biển Đông.
                            Các hoạt động chung dự trù sẽ diễn ra ở cảng Tiên Sa, thành phố Đà Nẵng, trong khoảng một tuần lễ và 'không phải cuộc tập trận' vì không có tác chiến.
                            Trung tá Mike Morley, phát ngôn viên Hải quân Hoa Kỳ nói rằng, chuyến viếng thăm 'hoàn toàn không liên quan gì' đến sự căng thẳng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
                            Ít nhất sẽ có một khu trục hạm và một tàu cứu hộ của hải quân Mỹ sẽ được đưa tới Đà Nẵng, trong một hoạt động được gọi là 'trao đổi hải quân.


                            HÀ NỘI (SCMP & AFP) – Hải quân của Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ luyện tập chung vào Tháng Bảy tới đây, một hành động có thể kích thích thêm căng thẳng trong chuyện tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

                            Theo South China Moring Post (SCNMP) và AFP, ‘cuộc luyện tập hải quân chung Việt Mỹ chưa được loan báo chính thức sẽ diễn ra, trong bối cảnh tranh chấp mà Việt Nam vừa tổ chức một cuộc tập trận bắn đạn thật vào ngày 13 tháng 6.
                            Ngoài tin hải đội với hàng không mẫu hạm nguyên tử USS George Washington rời căn cứ Nhật Bản tiến về hướng Biển Đông, Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 Hoa Kỳ xác nhận tin một khu trục hạm Hoa Kỳ sẽ đến thăm cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng vào tháng tới để thực tập tìm kiếm và cấp cứu trên biển.



                            Trên mẫu hạm USS George Washington. (Hình: AFP/Getty Images)

                            Cuộc ghé thăm như một nỗ lực tập huấn hàng năm với các đồng minh và đối tác trong khu vực được thực hiện những tháng gần đây như với Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
                            Ngay trong cuối Tháng sáu này, hai khu trục hạm khác của Hoa Kỳ và một tàu cứu hộ sẽ tập trận với hải quân ở khu vực biển ngoài khơi Palawan, khu vực gần nhất của Philippines với quần đảo đang tranh chấp Trường Sa.
                            Chuyến đi của hàng không mẫu hạm USS George Washington và các cuộc tập luyện chung giữa Hạm đội 7 với hải quân Việt Nam và Philippines chắc chắn phải được Trung quốc theo dõi sát nút. Bắc Kinh từng đòi hỏi nhiều lần là Hoa Kỳ phải chấm dứt nhòm ngó các vùng duyên hải của họ.
                            Phát ngôn viên của Hạm Đội 7, đại tá Jeff Davis, nói rằng các hoạt động nói trên đã được sắp đặt từ trước chứ không phải là các phản ứng của Mỹ đối với các căng thẳng những tuần lễ gần đây trên biển Đông.
                            Tuy nhiên, ông cho hay “Dĩ nhiên chúng tôi luôn luôn theo dõi tình hình Biển Đông cẩn thận. Chúng tôi chắn chắn hy vọng các tranh chấp được giải quyết qua đường ngoại giao.”
                            Cuộc tập luyện với Việt Nam sắp diễn ra từng được thực hiện hồi năm ngoái cũng ở cảng Tiên Sa được chính thức gọi là “nâng cao giao tiếp hải quân” chứ không phải là tập trận chung. Nhưng dù gì, nó cũng vẫn bị soi mói tìm hiểu cặn kẽ.



                            Hải Quân Hoa Kỳ nói, cuộc ghé thăm được sắp đặt từ trước.
                            (Hình: AFP/Getty Images)

                            Trung Quốc nghĩ gì?
                            Trong khi đó, Ji Qiufeng, một giáo sư ngành bang giao quốc tế của đại học Nam Ninh nói với nhật báo Anh ngữ Global Times (phụ bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo) rằng Việt Nam đang trắc nghiệm khả năng chịu đựng của Trung Quốc.
                            “Để phản ứng, Trung Quốc cần nêu rõ cho Việt Nam biết rằng thử thách chủ quyền của Trung quốc đối với Biển Đông không thể thành công.” Ông Ji phát biểu như vậy và nói hai bên nên tránh leo thang hơn nữa.
                            Hà Nội đã hai lần phản đối Bắc Kinh phá quấy hoạt động thăm dò dầu khí của tàu Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ cuối Tháng 5 đến nay.
                            Trong khi liên tiếp lên án Hà Nội xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của mình, Bắc Kinh lại chối mình chủ mưu phá đám trong vụ việc xảy ra Thứ Năm tuần trước.
                            Phát ngôn viên Bộ Ngọai Giao Trung quốc kêu là các tàu đánh cá của họ bị các tàu võ trang của Việt Nam đuổi và một chiếc vướng phải cáp thăm dò của tàu khảo sát Việt Nam. Trung Quốc kêu rằng tàu Việt Nam hoạt động bất hợp pháp ở vùng biển Trung Quốc.
                            Tiến sĩ David Koh, một chuyên viên về Việt Nam của Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho rằng cuộc tập trận của Việt Nam làm tăng nhiệt độ “nhưng tôi không thấy họ có nhiều lựa chọn”.
                            Theo ông, cuối cùng sẽ dẫn đến đụng độ trên biển.
                            Theo AP, tin loan báo về họat động của Hạm đội 7 trên biển Đông diễn ra cùng lúc với lời thúc giục của nghị sĩ Jim Webb là Hoa Kỳ nên lên án Trung Quốc đã sử dụng võ lực và thúc đẩy các cuộc thương thuyết đa phương để giải quyết tranh chấp biển Đông hiện đang gia tăng căng thẳng ở khu vực.
                            Ông Webb, nghị sĩ thuộc Đảng Dân Chủ ở tiểu bang Virginia, chủ tịch tiểu ban Đông Nam Á, nói với AP hôm Thứ Hai ở Thượng Viện rằng, ‘Việt Nam và các nước khác đang nhìn xem chúng ta hậu thuẫn cho các lời tuyên bố với hành động cụ thể hay không.’ (TN)

                            Hoa Kỳ đưa mẫu hạm George Washington vào Biển Đông
                            YOKOSUKA, Nhật (TH) – Nguồn tin từ Bộ Tư Lệnh Hạm Đội 7 cho hay, hải đội hàng không mẫu hạm George Washington (George Washington Carrier Strike Group GWCSG) đã lên đường vào Biển Đông.
                            Hải đội GWCSG, do hàng không mẫu hạm USS George Washington (CW 73) chỉ huy, lên đường hôm 12 tháng Sáu để khởi sự chuyến tuần tiễu mùa Hè.
                            Việc di chuyển của USS George Washington vào Biển Đông giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam, Trung Quốc và Philipines về chủ quyền biển đảo.
                            USS George Washington là hàng không mẫu hạm bố trí tiền phương duy nhất của hải quân Mỹ, với bến nhà tại cảng Yokosuka, Nhật Bản, vừa hoàn tất cuộc sửa chữa đại kỳ kéo dài sáu tháng.
                            Hạm trưởng USS George Washington, đại tá David A. Lausman cho hay ông “rất vui mừng quay trở lại biển cả và hoạt động trong hải phận quốc tế với hải quân các quốc gia bạn.”


                            Hải đội USS George Washington gồm một hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm khác. (Hình: AFP/Getty Images)
                            Xem hình ảnh USS George Washington
                            Nhiệm vụ của chiếc George Washington là bảo đảm an ninh và sự ổn định ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương và họat động cùng với các quốc gia bạn để đối phó với các biến chuyển trong khu vực mà Hoa Kỳ có trách nhiệm.
                            USS George Washington, hạ thủy năm 1992, có trọng tải hơn 100,000 tấn, chạy bằng hai lò nguyên tử, chở theo hơn 6,000 người với hơn 90 phi cơ đủ loại.
                            Ngoài chiếc George Washington, hải đội GWCSG còn có không đoàn 5 thuộc hạm đội 7, hải đội khu trục hạm 15 (DESRON 15) gồm các khu trục hạm trang bị hỏa tiễn như USS Curtis Wilbur (DDG 54), USS Fitzgerald (DDG 62), USS John S. McCain (DDG 56), USS Lassen (DDG 82), USS McCampbell (DDG 85), USS Mustin (DDG 89) và USS Stethem (DDG 63).
                            Ngoài ra hải đội còn có hai tuần dương hạm võ trang hỏa tiễn điều khiển là USS Cowpens (CG 63) và USS Shiloh (CG 67).
                            Không đoàn 5 Hàng Không Mẫu Hạm gồm có các phi đoàn tấn công mang số 27, 102, 115, 195 với các phi cơ chiến đấu loại F/A-18E và 18F Super Hornet, phi đoàn do thám điện tử số 115, phi đoàn yểm trợ số 30 và phi đoàn trực thăng chống tàu ngầm số 14.
                            Tháng 8 năm ngoái, USS George Washington đã ghé ngoài khơi Việt Nam, đánh dấu 15 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.
                            Tiếp đó, tháng 11 năm 2010, chiếc George Washington cũng được gửi đến vùng Hoàng Hải sau khi xảy ra việc Bắc Hàn pháo kích vào đảo Yeonpyeong của Nam Hàn.
                            09.
                            Hôm 11 tháng Ba, 2011, mẫu hạm này đang trong thời gian sửa chữa đại kỳ ở Yokosuka thì xảy ra vụ động đất và sóng thần tại Nhật. Nó được lệnh ra biển để tiếp tục công tác tu bổ, chở theo khoảng 460 nhân viên sửa chữa từ các xưởng đóng tàu ở Puget Sound và Norfolk, Virginia.
                            Hồi tuần trước, Hải Quân Hoa Kỳ cũng điều chiến hạm USS Chung-Hoon có trang bị hỏa tiễn vào vùng biển Ðông và biển Sulu.
                            USS Chung-Hoon đã đi qua các vùng biển mà Mỹ coi là hải phận quốc tế để xác định quyền tự do hải hành.
                            Cũng trong tuần qua, bốn chiến hạm hải quân Mỹ đã đến cảng Kuantan của Malaysia để khởi sự cuộc thao dượt thường niên mang tên Cooperation Afloat Readiness and Training (CARAT) lần thứ 17, mang tên CARAT Malaysia 2011, với sự tham dự lần đầu tiên của một tàu ngầm Mỹ.
                            CARAT là một loạt các cuộc thao dượt song phương giữa hải quân Mỹ và quân đội các quốc gia như Bangladesh, Brunei, Cambodia, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.
                            Bên cạnh đó, hải quân Việt Nam cũng tham dự một cuộc thao dượt giống như CARAT nhưng chỉ có mục đích trao đổi khả năng kỹ thuật. (V.Giang)

                            Comment

                            • #29

                              Biển Đông và nước cờ chiến lược của các bên


                              SGTT.VN - Một, Trung Quốc muốn gì ở Biển Đông? “Sinh sự để sự sinh”, tạo đột phá nhằm triển khai chiến lược mới khai thác dầu khí biển sâu ở khu vực nam Biển Đông – Trường Sa.
                              Nhóm thực lực Bắc Kinh còn muốn vận dụng kinh nghiệm Đặng Tiểu Bình gây chiến năm 1979 dùng xung đột bên ngoài để củng cố vị thế bên trong, nay đang ở trước thềm đại hội 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc.


                              Giàn khoan “Dầu khí Hải dương 981” của Trung Quốc.
                              Vừa ép các nước, Trung Quốc vẫn để ngỏ cánh cửa đàm phán thương lượng để “cùng khai thác”, thực chất là để Trung Quốc khai thác phần chính do chủ động về công nghệ, lẫn tiềm lực tài chính. Ngày 21.6, Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải trả lời phỏng vấn Tân Hoa xã và đài Phượng hoàng liên quan đến cuộc tham vấn lần thứ nhất Trung – Mỹ về các công việc khu vực châu Á – Thái Bình Dương tổ chức ngày 25.6 tại Hawaii, nói rằng: Trung Quốc vẫn kiên trì không thay đổi những chủ trương trước đây; hy vọng các nước khác cũng sẽ giống Trung Quốc có thái độ kiềm chế, trách nhiệm và mang tính xây dựng. Nếu các nước đều có thái độ giống Trung Quốc thì các vấn đề này sẽ dễ dàng giải quyết. Trung Quốc không mong muốn những tranh chấp thế này giữa các nước với nhau ảnh hướng đến sự ổn định của cả khu vực hoặc ảnh hưởng đến tổng thể quan hệ song phương giữa các nước liên quan. Sau những vụ “lên gân lên cốt” hiện nay, nội dung thương lượng và thoả hiệp sẽ lộ diện rõ ràng hơn.
                              Hai, để triển khai chiến lược mới tại Biển Đông, Trung Quốc thực hiện “ba mũi giáp công”. Trước hết hoà hoãn với Mỹ nhằm “trung lập hoá” Mỹ trong cuộc tranh chấp Biển Đông. Mỹ có thể đứng trung lập đến mức nào, vẫn là câu hỏi khó lường đối với Trung Quốc. Trước mắt, Mỹ có thể để Trung Quốc xoay xở đàm phán thương lượng, nhưng việc Mỹ đưa siêu hàng không mẫu hạm và đưa các tàu khu trục vào tập trận ở Biển Đông cho thấy Mỹ vẫn muốn cầm trịch cuộc chơi ở vùng biển này để xung đột không vượt khỏi tầm kiểm soát. Nếu có hoà hoãn thì cũng là một cuộc giải lao ngắn. Thứ hai, dùng ngoại giao tiền bạc và các lợi ích kinh tế khác để ràng buộc các nước, tập hợp lực lượng ở Đông Nam Á; dùng “hợp tung” phá “liên hoành” của ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Bó đũa ASEAN xem ra đang bị bẻ gãy từng chiếc. Thứ ba, tăng cường chính sách thực lực và ngoại giao pháo hạm tại Biển Đông, trước hết là để khuất phục Việt Nam và Philippines. Dùng quân sự hỗ trợ đàm phán trên thế mạnh, nhưng không loại trừ khả năng tạo ra “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để gây chiến bất chấp dư luận, đặt mọi việc trước sự đã rồi, độc chiếm Biển Đông.
                              Ba, Trung Quốc có thể đi xa đến đâu? Trung Quốc tuy lắm tiền nhiều súng nhưng không có chính nghĩa. Phóng viên Thời báo hoàn cầu khi đưa tin về hội nghị quốc tế về Biển Đông tổ chức mới đây tại Singapore, ngay trước khi tàu tuần tra Trung Quốc thăm cảng nước này, cho hay hầu như tất cả các học giả đều phát biểu phê phán Trung Quốc, rất ít người nói thay cho Trung Quốc. Một học giả Trung Quốc nói rằng “mặc dù sức mạnh của Trung Quốc tăng nhanh, nhưng tiếng nói trong cộng đồng quốc tế rất yếu, trong vấn đề Biển Đông cũng như vậy”.
                              Mặt khác, Trung Quốc phải giải quyết khá nhiều vấn đề trong nước. Arthur Herman, một tác giả tên tuổi ở Mỹ, nhận định giá dầu tăng cao và lạm phát đang xoá đi nhiều thành tựu kinh tế của Trung Quốc; bạo lực gia tăng thành hàng chục vạn vụ hàng năm, thậm chí cả các vụ nổ bom chống lại chính quyền. Ông này nhận xét rằng nhìn vào các việc làm, “Trung Quốc trông không giống một siêu cường đang lên mà giống như một kẻ bắt nạt mất kiểm soát”.
                              Dù thế nào, Trung Quốc chắc cũng không muốn phá vỡ cục diện vốn đang có lợi cho họ ở Đông Nam Á. Một cuộc chiến tranh tại Biển Đông do Trung Quốc phát động tất yếu sẽ đẩy một số quốc gia đang giữ vị thế trung lập đầy khó khăn trong quan hệ giữa các nước lớn vào một liên minh mới với Mỹ.
                              Bốn, nước Việt ta xưa nay giữ được bờ cõi không những cần ý chí nghị lực mà phải có mưu lược. Trong nước, tiếp tục biểu dương sức mạnh đoàn kết dân tộc. Hãy sản xuất ra hàng hoá có sức cạnh tranh. Trên biển, ta phải nhanh chóng thích nghi ứng phó với loại xung đột cường độ thấp và “phi truyền thống” mà các lực lượng vũ trang và bán vũ trang Trung Quốc tiến hành.
                              Năm, hy vọng không phải là chiến lược. Cần dựa vào sức mình là chính, kết hợp mọi hình thức đàm phán song phương và đa phương, trong khi tăng cường củng cố thực lực của mình, đẩy mạnh tập hợp lực lượng quốc tế, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh coi trọng quan hệ với các nước láng giềng và các nước lớn. Lại phải thấm nhuần tư tưởng cốt lõi của ngoại giao Đại Việt trong quan hệ với Trung Quốc đúc kết qua hàng ngàn năm bang giao, nằm trong hai chữ “hoà hiếu”. Nhiều người Trung Quốc hiện nay chưa hiểu bản chất tình hình Biển Đông. Ta cần tận dụng các lợi thế của thời đại kỹ thuật số, gửi đến nhân dân Trung Quốc các thông tin xác thực, lý lẽ phải trái và bức thông điệp rõ ràng: Việt Nam không thách thức Trung Quốc trên Biển Đông; Việt Nam chỉ bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình trong vùng lãnh hải mà mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều được công pháp quốc tế, công lý và đạo lý thừa nhận.
                              TS NGUYỄN NGỌC TRƯỜNG

                              Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 24-06-2011, 06:10 AM.

                              Comment

                              • #30

                                Mỹ tái khẳng định có lợi ích ở biển Đông

                                SGTT.VN - Hôm qua 23.6, tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã bác bỏ yêu cầu của Trung Quốc đề nghị Mỹ tránh xa các tranh chấp ở biển Đông. Bà cũng tái khẳng định Mỹ có lợi ích ở khu vực này.
                                Mỹ phản đối việc hăm dọa vũ lực



                                Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario tại Washington ngày 23.6.2011.
                                Trong cuộc gặp gỡ với ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario tại Washington, bà Clinton nhấn mạnh: “Mỹ không đứng về bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông, nhưng chúng tôi phản đối việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giành được yêu sách của bất cứ bên nào”.
                                Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đã nêu 9 vụ xâm phạm của Trung Quốc từ 25.2 đến nay vào vùng Philippines có yêu sách ở biển Đông. Bà Clinton phát biểu: “Chúng tôi lo ngại những vụ việc gần đây ở biển Đông sẽ ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi thúc giục tất cả các bên kiềm chế, và chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ với tất cả các nước có liên quan”
                                Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, cuối cùng các tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết bởi các bên liên quan, nhưng Mỹ cũng sẵn sàng ủng hộ một quá trình hợp tác, bằng con đường ngoại giao của ASEAN, nỗ lực tiến tới một bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
                                Trước đó, hôm 22.6, Trung Quốc đã thúc giục Mỹ tránh xa các tranh chấp ở biển Đông, cho rằng vấn đề nên được giải quyết thông qua các đàm phán song phương với các nước có liên quan. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Cui Tiankai cảnh báo sự tham gia của Mỹ vào biển Đông có thể khiến căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.
                                Tuy nhiên, trước sự phô trương lực lượng hải quân và các tuyên bố cứng rắn từ Trung Quốc trong tuần, ngoại trưởng Mỹ nêu rõ, Mỹ cam kết sẽ ủng hộ Philippines và cung cấp vũ khí cho nước này. Bà Clinton khẳng định, đây là động thái nêu cao tinh thần của hiệp ước quốc phòng song phương với Philippines.
                                Bà Clinton cũng nhấn mạnh, vấn đề biển Đông sẽ được thảo luận tại cuộc gặp giữa trợ lý của bà là Kurt Campbell và thứ trưởng Trung Quốc Cui Tiankai tại Hawaii cuối tuần này.
                                Hồi năm ngoái, bà Clinton đã tuyên bố Mỹ có lợi ích trong việc đảm bảo các xung đột ở biển Đông được giải quyết cách hòa bình. Điều đó được coi là một thách thức ngoại giao của Trung Quốc.
                                Tàu hải quân Mỹ đến Đà Nẵng trong tháng tới

                                Tàu khu trục tên lửa Chung Hoon (DDG 93) của hải quân Mỹ tham gia diễn tập tại Singapore trong khuôn khổ cuộc huấn luyện SEA CAT (tháng 6.2011).
                                Người phát ngôn hải quân Mỹ, thiếu tá Mike Morley cho biết, Mỹ và Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động hải quân chung ở biển Đông trong tháng 7.2011, tại TP.Đà Nẵng. Tuy nhiên, hoạt động này không liên quan tới những căng thẳng trong khu vực gần đây, vì đã được lên kế hoạch trước đó. “Việc này chỉ là trùng hợp về thời gian mà thôi”, ông Morley nói.
                                Các hoạt động hải quân chung sẽ kéo dài một tuần và không phải là tập trận, không có huấn luyện chiến đấu.
                                Ít nhất một tàu khu trục của hải quân Mỹ và một tàu ngầm kiêm cứu hộ sẽ tham gia hoạt động đợt này, nằm trong chương trình giao lưu giữa hải quân hai nước.
                                Hai bên sẽ hợp tác về y tế và tìm kiếm cứu hộ trên mặt biển. Năm ngoái, một chương trình hợp tác hải quân tương tự đã diễn ra.
                                CA THY (Theo Washingtonpost, FT, AFP)
                                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 24-06-2011, 06:47 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom