• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Chống TQ bành trướng xâm lược là vi phạm điều 88 và bị đuổi học

    TỪ ANH TÚ SINH VIÊN CAO ĐẢNG Y TẾ THÁI NGUYÊN BỊ ĐUỔI HỌC VÌ ĐỌC TIN TRÊN MẠNG ?
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”


    Bạn Từ Anh Tú cầm trên tay quyết định buộc thôi học vĩnh viễn
    Nội dung bức thư cho biết, Tú đã bị công an Thái Nguyên liên tục sách nhiễu trong thời gian vừa qua, chỉ vì bạn đã vào internet tìm đọc những thông tin tự do. Hôm 02/06, trước sinh nhật lần thứ 25 của mình một tháng, Từ Anh Tú đã phải nhận một quyết định tàn nhẫn từ ngôi trường anh đang học : buộc thôi học vĩnh viễn !
    Từ Anh Tú sinh ngày 06/07/1986, địa chỉ tại thôn Đại Phú, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong bức thư gửi đến các cơ quan báo chí, Tú cay đắng viết :
    “Cách đây chỉ có mấy ngày, tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên (CĐYT), nhưng nay tôi đã bị kỷ luật buộc thôi học chỉ vì ủng hộ tinh thần công cuộc đấu tranh đòi dân chủ hóa đất nước và chống Trung Quốc bành trướng xâm lược biển, đảo của tổ quốc Việt Nam chúng ta.”
    Ngoài việc bị đuổi học, Tú tiếp tục bị trả về địa phương để giao cho chính quyền sở tại “quản lý, theo dõi, giáo dục”. Diễn biến sự việc được Tú tường thuật lại như sau :
    “Hồi 10 h sáng ngày 13/ 05/ 2011, khi tôi đang ngồi xem tìm hiểu tin tức tại quán internet trước cổng trường thì bị một nhóm công an, mật vụ an ninh bảo vệ chính trị đông khoảng 20 người ập đến khống chế và bắt giữ. Họ tuyên bố với lý do là những thứ tôi đang đọc trên Mạng đã vi phạm pháp luật nhà nước CHXHCN Việt Nam, đồng thời họ cho rằng tôi đã tàng trữ những tài liệu có nội dung chống lại chế độ XHCN ở VN ở trong hộp thư cá nhân, rằng tôi đã vi phạm nghiêm trọng luật “an ninh quốc gia”, vi phạm điều 88 bộ luật hình sự của “đảng và nhà nước CSVN”".


    Quyết định đuổi học của trường Cao đẳng Y Tế Thái Nguyên


    Ngay sau đó, Tú bị áp giải về trụ sở CA Thái Nguyên để thẩm vấn trong nhiều ngày. Đồng thời, phía CA Thái Nguyên còn gây áp lực, yêu cầu gia đình Tú phải làm cam kết không tái phạm. Vì thương con, mẹ của Tú vốn hay đau ốm cũng đã phải vượt 80 km trong mưa gió để đến trụ sở CA Thái Nguyên.
    Không dừng lại ở đó, ngày 30/05/2011, phía CA trực tiếp đến áp lực nhà trường nơi Tú đang theo học. Ngày 02/06/2011, Tú nhận quyết định buộc thôi học vĩnh viễn và trả về địa phương, do ông Hoàng Anh Tuấn, hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thái Nguyên ký, trong khi chỉ còn 1 năm nữa Tú sẽ tốt nghiệp.

    Ông Hoàng Anh Tuấn, người ký quyết định buộc thôi học sinh viên Từ Anh Tú
    Trước quyết định nhẫn tâm của trường Cao đẳng y tế Thái Nguyên dưới sự chỉ đạo của cơ quan CA, Từ Anh Tú vẫn kiên quyết khẳng định :
    Tôi nhận thấy rằng, Cơ quan an ninh tỉnh Thái Nguyên và của nhà nước Việt Nam đã cáo buộc tôi vi phạm điều 88 là hoàn toàn không có căn cứ, là chụp mũ và là một dạng đàn áp quyền tự do chính kiến, tư tưởng, tự do thông tin… là vi phạm quyền con người của công dân. Tôi nhận thấy rằng những điều cáo buộc này của công an là hết sức phi lý và mong muốn các cơ quan ngôn luận khắp nơi hãy lên tiếng giúp tôi về việc này bởi các lý do sau đây :
    1.Trước nhất bổn phận của tôi là một công dân phải trung thành với tổ quốc Việt Nam, dân tộc Việt Nam chứ không phải là trung thành với “chủ nghĩa xã hội- CNXH”.
    2.Tôi không hề vi phạm điều 88 vì :
    -Tôi không hề Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng “chính quyền nhân dân” vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc các bài viết đó trên mạng internet mà thôi.
    -Tôi không hề Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân vì đơn giản tôi chỉ đang ngồi đọc những bài viết đó.
    -Tôi không hề Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vì những bài viết đó tôi được một địa chỉ email khác gửi vào hòm thư điện tử của mình và trước đó tôi không hề biết về nội dung của những bài viết này cụ thể là gì.
    Cuối thư, Tú cho biết gia đình hiện đang bị uy hiếp, đe dọa. Mẹ của Tú thường hay đau ốm, mang nhiều bệnh tật, lại phải suy nghĩ, lo lắng cho con cái mình phải sống trong không khí liên tục bị khủng bố. Đồng thời, Tú kêu gọi sự lên tiếng của dư luận để bảo vệ gia đình trước những đe dọa nặng nề từ phía chính quyền.
    (Được đăng bởi Nhà văn Phạm Viết Đào)
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-06-2011, 06:34 PM.
    Similar Threads
  • #31

    11 tàu chiến Trung Quốc ngoài khơi biển Nhật Bản

    TTO - Mạng tin Japan Today ngày 23-6 dẫn một thông báo từ Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói ngày 11-5, 11 tàu chiến Trung Quốc đã xuất hiện trên vùng biển quốc tế ngay ngoài khơi đảo Okinawa thuộc chủ quyền Nhật Bản.
    Phía Nhật không đưa ra các cáo buộc Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, nhưng những động thái nói trên của Bắc Kinh được cho là nhạy cảm do hiện hai nước đang có tranh cãi về chủ quyền một số đảo nhỏ ở biển Đông Trung Hoa. Sau hơn một tháng sự kiện trên xảy ra, Bộ Quốc phòng Nhật mới ra thông báo vào ngày 23-6 xác nhận các tàu chiến Trung Quốc đã tiến vào vùng biển nói trên từ Thái Bình Dương.
    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nhật Shuichi Fukuya nói họ tin rằng các tàu chiến đó đang tiến hành diễn tập và bơm nhiên liệu ở vùng biển cách Okinawa 1.500km về phía nam. Ông nói quân đội Nhật đã theo dõi các tàu chiến của Trung Quốc tới khi các tàu này rời vùng biển gần Nhật Bản vào các ngày 8 và 9-6.
    Theo báo Mainichi, trong số 11 tàu Trung Quốc có hai tàu khu trục mang tên lửa và ba tàu chiến. Nhật Bản đã cử hai tàu khu trục Kurama và Chokai thuộc lực lượng hải quân của Bộ Quốc phòng cùng máy bay thám báo P-3C theo dõi các tàu chiến này.
    Độc lập với tuyên bố trên, Bộ Ngoại giao Nhật thông báo một tàu hải giám của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật trong một khoảng thời gian ngắn ngày 23-6, cách bờ biển tỉnh Miyagi, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất và sóng thần ngày 11-3, khoảng 330km.
    Một tàu tuần tra bờ biển của Nhật đã phát tín hiệu cảnh báo với tàu Trung Quốc và tàu này rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Nhật bốn giờ sau đó.
    H.MINH
    CAO NHÂN TẤT HỮU CAO NHÂN TRỊ
    ĐÃ ĐẾN LÚC CHINA DIỆT VONG , THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HÒA TẤT CẢ ĐỀU KHÔNG CÒN GÌ !!!
    -KẺ NHÓM LỬA VÔ TÌNH BỊ LỬA LÀM CHO BỎNG NẶNG! ĐÓ LÀ THẤT BẠI KHI CƯỚP CỦA NƯỚC KHÁC
    -Dân Việt Nam tị nạn, vượt biên qua Mỹ, được chấp nhận, được giúp đỡ như thế nào? Hàng năm bao gởi bao nhiêu ngoại tệ cho quê nhà? Ông bà, cha mẹ, những người đã sống qua hai chế độ ở miền Nam là rõ nhất. Người Mỹ rất lịch sự và hào phóng. Các bạn hãy xem những nước bắt tay làm bạn với Mỹ xem đất nước họ giàu có như thế nào. Trong khu vực có Philippines là băng chứng đó.
    Tuy nhiên, tôi không nói là chỉ trông cậy vào nước Mỹ, hoặc chỉ lo tìm sự ủng hộ của thế giới. Tự nước Việt Nam mình phải đoàn kết và củng cố sức mạnh quân sự thì Trung Quốc mới từ bỏ tham vọng được
    -TQ đã mắc sai lầm lớn khi xâm phạm đến lãnh hải của VN. chính phủ VN cần phải cân nhắc thật kĩ. TỨC NƯỚC THÌ VỠ BỜ THUI! "chúng ta càng nhân nhượng địch càng lấn tới(BÁC HỒ ĐÃ NÓI)" khong phải ta muốn hb là đươc đâu, nếu TQ vẫn dám lộ liễu như vậy nữa thì đừng trách VN. nếu phải đánh TQ thì tôi sẽ không làm sinh viên nữa mà cầm súng đánh giặc. VN KHÔNG BAO GIỜ ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT
    -"Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi khi giặc xâm lăng tới thì tinh thần ấy lại nổi lên kết thành một cơn sóng vô cùng mạnh mẽ, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước..." - Hồ Chí Minh
    -Báo chí TQ tỏ ra rất hiếu chiến trong vấn đề Biển Đông, nhưng cứ đề cập đễn Mỹ là mềm như rau cần gặp nước sôi. Việc Mỹ không để TQ tác oai tác quái trên Biển Đông là một hành động đúng. TQ khoe có tầu tuần dương mẫu hạm và dọa các nước nhỏ đưng dại mà ----a với lửa. TQ nhận họ là lửa. Nhưng lửa TQ được đốt băng tham vọng ăn cướp. Lửa ấy sẽ tàn lụi và kẻ nhóm lửa sẽ phải chịu sự phán quyết của luật pháp quốc tế.
    -Không có kẻ thù vĩnh viễn, cũng chẳng có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn
    ....

    ĐÂU ĐÂU CŨNG ĐỀU GHÉT TÀU KHỰA


    “Đừng giết Ngư dân Việt Nam”





    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 25-06-2011, 07:26 PM.

    Comment

    • #32

      Tin Nóng : Nhân dân Bà Rịa đang xuống đường phản đối Trung Quốc


      Lúc 08h30 sáng (25/06/2011), nhiều thanh niên, trí thức, giới văn nghệ sỹ... tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã tập trung trước Trung tâm Thương Mại thị xã Bà Rịa để biểu dương lòng yêu nước, đồng thời bày tỏ sự phản đối trước hành động xâm lược của Trung Quốc
      Những hình ảnh đầu tiên cho thấy, nhiều biểu ngữ kêu gọi lòng yêu nước, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa đã được công khai xuất hiện giữa trung tâm thị xã.
      "TUỔI TRẺ BÀ RỊA QUYẾT TÂM GIỮ NƯỚC"
      Nhiều người dân có mặt cũng đã tham gia hướng ứng nhiệt tình
      Bản tin đang được cập nhật, xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh để xem trước





























      Comment

      • #33

        Trung Quốc không dễ bắt nạt Việt Nam

        Mấy tuần qua báo chí Trung Quốc và Hongkong liên tục đăng tin về vấn đề viển Đông và đều đổ lỗi cho Việt Nam đã là kẻ giám cả gan chống lại một Trung Quốc vĩ đại và không quên nhắn gửi những lời đe dọa như cấm vận kinh tế hay sẽ cho Việt Nam thêm bài học v.v… và v.v… trong khi đó báo chí quốc tế là khu vực lại hoan nghênh những chính sách ngoại giao mền dẻo và mới đây trước sự hung hăng của phía Trung Quốc cho tầu Ngư giám và các tầu quân sự trá hình tầu đánh cá cắt cáp thăm dò của các tầu Việt Nam trong khu vực chủ quyền lãnh hải của mình thì thái độ cứng rắn cần thiết để tỏ rõ ý chí thái độ của mình. Điều đáng nói chính là báo chí Trung Quốc đã giấu giếm không hề công bố về lịch sử những gì đã diễn ra ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam mà lại hướng dư luận Trung Quốc vào tinh thần đại Hán, nước lớn cho rằng Việt Nam ngang ngược chiếm đảo biển của họ. Vì thế, cần phải nhắc lại những gì mới xẩy ra hôm qua cho người dân Trung Quốc hiểu đâu là sự thật.
        Trung Quốc từ cuộc chiến xâm lược đảo biển đến ý đồ hợp thức hóa chủ quyền không hề có của mình ở khu vực này
        Thực ra để thực hiện ý đồ bành trướng và thâu tóm biển Đông của Trung Quốc đã có từ rất lâu, ngay khi Việt Nam đang trong cơn giao tranh quyết liệt giai đoạn cuối những năm 1973-1975 thì họ đã đưa tầu chiến ra xâm lược chiếm các đảo Hoàng sa và Trường sa của Việt Nam lúc đó do Việt Nam cộng hòa cai quản. Cuộc đổ máu để giữ đảo biển của Việt Nam đầu tiên đã xẩy ra là ngày Ngày 19 tháng Giêng 1974 bằng trận Hải chiến với Trung Quốc dù lúc đó thế lực nghiêng về phía Bắc kinh gấp rất nhiều lần. Người lính hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã chọn cuộc tử chiến với Trung Cộng, thể hiện tinh thần người Việt Nam không chịu để một tấc đất của tổ tiên mất vào tay giặc và họ đã hy sinh anh dũng để lại tấm gương bất tử cho đời. Vì thế trận không cân bằng nhưng sự hy sinh anh dũng ấy của những người con Việt đã tạo một bằng cớ lịch sử, pháp lý quốc tế rằng Trung Quốc đã cưỡng chiềm lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, là tiền đề quan trọng để chánh quyền trong tương lai có chứng lý đòi hỏi lại.
        Trong trận chiến ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam bị thiệt hại 3 tàu bị bắn cháy và chìm, 3 người tử trận, 11 người khác bị thương, 70 người bị mất tích. Sau này Trung Quốc đã trao trả cho phía Việt Nam 9 người bị bắt, 61 người vẫn mất tích và được xem là đã tử trận. Việt Nam bảo vệ được chủ quyền tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ ngày 16 tháng 3 năm 1988 và vẫn giữ cho đến nay. Trong năm 1988, Hải quân Việt Nam đưa quân ra đóng giữ tiếp 11 bãi đá ngầm khác. Ngày 17 tháng 10, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh ký văn bản 19/NQ-TƯ về việc bảo vệ khu vực bãi ngầm trong thềm lục địa phía Nam (khu DK1). Ngày 5 tháng 7 năm 1989, Thủ tướng chính phủ ra chỉ thị số 180UT về việc xây dựng cụm dịch vụ kinh tế – khoa học – kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (DK1), xác định lại chủ quyền Việt Nam đối với khu vực thềm lục địa này. Từ tháng 6 năm 1989, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các bãi đá ngầm: Tư Chính, Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Dương, Ba Kè. Và nguyên nhân chính là sau khi chiếm được các đảo của Việt Nam Trung Quốc đã nhanh tay vào thăm dò và khai thác dầu khí tại đây với danh nghĩa đưa phái đoàn khoa-học Liên hợp quốc đi khảo sát. Sau này liên Hợp Quốc khẳng định rõ là họ không có công tác khảo sát nào ở Trường Sa. Vào tháng 4 năm 1988, Trung Quốc cũng đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm những đảo đã chiếm được qua các trận hải chiến trước đó và cả Hoàng Sa và Trường Sa đang thuộc chủ quyền và canh giữ của Việt Nam. Với sự đòi hỏi không biết đủ của cỗ xe kinh tế Trung Quốc về nguyên liệu dầu hỏa, dầu khí và bằng khoa học hiện đại Trung Quốc đã thấy hầu như nguồn dầu khí lớn đều nằm ở khu vực chủ quyền của Việt Nam nên họ không từ bất kỳ thủ đọa nào nhằm thâu tóm cướp đảo biển của Việt Nam và hy vọng sẽ nhanh chóng hợp thức hóa chủ quyền của họ ở khu vực này.
        Thủ đoạn cướp biển đảo bằng gây hấn dùng vũ lực cùng hành động tăng cường lực lượng quốc phòng và đe dọa, la làng
        Trung Quốctừ các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước cho đến các lãnh đạo tham tán đại sứ quán Trung Quốc tại Hà nội mỗi khi nói đến tranh chấp về chủ quyền đảo biển thì đều nói rằng “ với truyền thống hữu nghị giữa hai Đảng hai Nhà nước chúng ta đều có thể vượt qua những khác biệt để giải quyết vấn đề này một cách công bằng có lý có tình ” nhưng trong các cuộc đàm phán thì lại luôn đưa ra những lập luận rất vô lý là “ chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc về lãnh hải đảo biển về Hoàng sa và Trường sa” rồi kéo chây cho đến nay đã hơn 20 năm trôi qua mà không tiến triển được bước nào. Trái lại họ dựng kịch câu giờ để có thời gian vàng cho chuẩn bị sức mạnh quân sự chiếm đóng và hợp thức hóa những gì họ thôn tính được cửa Việt Nam về đảo, biển. Do thái độ ngang ngược đó việc đàm phán song phương tất yếu sẽ phải đổ vỡ và các khẩu hiệu hữu nghị không còn đủ sức du ngủ những nhà đàm phán của Việt Nam, nhất là khi Trung Quốc ngày càng đầu tư tiền của khổng lồ cho việc tân trang quân đội từ tầu ngầm các loại lớn nhỏ tàng hình cho đến các tuần dương hạm khổng lồ, các khu trục hạm được trang bị vũ khí tối tân nhất và đặc biệt là các loại máy bay hiện đại tàng hình v.v…để đạt được mục tiêu thôn tính biển đông theo ý đồ đãvạch sẵn, bất chấp sự lên án của quốc tế và các nước trong khu vực đang có tranh chấp trong đó có Việt Nam. Đặc biệt nguy hiểm là họ đã đưa các tầu chiến cũ tân trang lại dưới bỏ bọc là tầu đánh cá để xâm nhập sâu vào vùng biển 200 hải lý thuộc chủ quyền của Việt Nam và Philipine phá rối sự làm ăn của ngư dân các nước này đang đánh bắt cá trên chính vùng biển của mình và tấn công đe dọa cả các tầu của các quốc gia này đang thăm dò đại dương gây nên tình trạng căng thẳng như báo chí Việt Nam và quốc tế đã đưa tin. Do vậy, cho đến lúc này phía Việt Nam không thể còn đủ sự nhẫn chịu quá mức giới hạn nên từ những đấu tranh trên diễn đàn ngoại giao mà người ta đã thấy Việt Nam đã rất thành công trong việc tổ chức các hội nghị quốc tế về biển tại Hà nội hay trên các diễn đàn khu vực hau quốc tế và ngày càng nhiều các quốc gia đã thấy bản chất của sự việc thấy được thiện chí của Việt Nam và những tham vọng vô lý của Trung Quốc, một quốc gia không có bờ biển mà đòi chủ quyền đến 80 % diện tích biển Đông, và đang là kẻ ngạo mạn dung sức mạnh thôn tính các đảo, biển ngay cả trong khu vực chủ quyền của các nước lân bang mà quốc tế đã công nhận. Đi xa hơn, họ vẽ ra bản đồ đường lưỡi bò tự cho mình cái quyền kiểm soát gần như hết đường hàng hải quốc tế mà xưa nay tầu bè các nước vẫn đi qua. Điều này đã khiến Hoa kỳ và các quốc gia khác như Nhật, Nam triều tiên, Úc, Newdiland, Malaixia, Indonexia, Thái lan và Việt Nam v.v…phải vào cuộc, lên án. Có thể nói trên diễn đàn quốc tế đa phương Trung Quốc đã bị cô lập thảm hại nên ngay Hội nghị biển Đông họp ở Việt Nam ngày 26 – 27/11 năm ngoái, Trung Quốc đã tỏ ra rất cay cú họ đã thực hiện chính sách tách từng nước như tách các cây đũa để bẻ và mũi nhọn họ tập trung vào phản công Việt Nam về mọi mặt. Như tờ China Daily ngay sau đó đã có bài cho rằng Việt Nam là “người đầu sỏ” thì lập tức phía Trung Quốc bắt đầu tập trung chủ yếu vào công kích, cái mà họ gọi là ý đồ muốn quốc tế hóa vấn đề biển Đông của Việt Nam và báo chí trong nước Trung Quốc hiện nay ngày ngày quy tội cho Việt Nam chủ xướng chuyện quốc tế hóa biển Đông. Như ông Dương Danh Dy, một chuyên gia về quan hệ Việt – Trung, người từng nắm giữ chức vụ Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, nói rõ các thông tin trên mạng Hoàn cầu Trung Quốc đều nói rằng: “ Họ dùng một câu như thế này: “muốn bắt giặc thì phải bắt vua, bắt chúa”, tức là trong cái ‘giặc’ Đông Nam Á này, thì anh ‘chúa’, anh ‘vua’ Việt Nam là nguy hiểm nhất. Đánh tan Việt Nam rồi thì các nước khác dễ dẹp hơn.”
        Trong khi đó mới đây, một giới chức hải quân hàng đầu của Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác, đã bày tỏ quan ngại về việc các quốc gia thành viên thuộc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, đang tăng cường các hạm đội tàu ngầm ở khu vực biển lân cận với Trung Quốc và coi đó là ‘một mối đe dọa’ đối với nước này. Dư luận nay không chỉ có Việt Nam mà các nước đều cho rằng, đó là một cách họ lên tiếng như vậy để cho dư luận thế giới đỡ chú ý tới việc tăng cường của họ và để cho nhân dân trong nước thấy rằng họ phải tăng cường ngân sách quốc phòng, cần tăng cường hải quân, là vì những yếu tố bên ngoài như vậy thôi chứ thực ra 6 cái tàu ngầm Kilo của Việt Nam, mấy cái tàu ngầm của Malaysia… thì làm sao địch nổi (với Trung Quốc)? Hiện nay Trung Quốc đã có hơn 60 tàu ngầm trong đó có cả tàu ngầm nguyên tử.”
        Trung Quốc đã sai lầm khi đáng giá sai về khả năng phòng thủ của Việt Nam
        Trung Quốc những tưởng với tài chính khổng lồ và với lực lượng hải quân hùng mạnh họ có thể bắt Việt Nam và các nước trong khu vực phải cam chịu sự hợp thức hóa chủ quyền mà họ đã vẽ ra hiện nay. Nhưng họ đã nhầm. Bài học Bạch đằng năm xưa mà lịch sử vẫn vẫn còn ghi đó: “ các đoàn Thuyền chiến khổng lồ của của nhà Nam Hán cho đến của đội quân Thoát Hoan năm nào đã bị chính người Việt Nam chôn vùi phải bỏ thuyền chui vào trống đồng cho quân khuân về đường Lạng sơn, về đến nước vẫn tim đập chân run”. Ngày nay tình thế khác xưa rất nhiều nhưng người Việt Nam biết đánh giặc theo phương sách của chính mình. Thời đại ngày nay, tầu càng lớn càng dễ bị bắn trúng và Trung Quốc ở quá xa với nơi họ đang chiếm đóng sao có thể đi lại dễ dàng ở đây khi mà dải bờ biển chữ S này là cả một tuyến phòng thủ liên hoàn với các pháo bờ biển tầm xa, tầm trung và hỏa tiễn đủ các loại mà chính Việt Nam có thể tự sản xuất hay mua sắm? Một khi đất nước lâm nguy người Việt Nam tự nhiên có phản ứng kỳ lạ kết lại thành một khối để chống kẻ thù. Điều này Trung Quốc không có truyền thống ấy mà thường là trước khó khăn đất nước họ ly tán chia năm xẻ bẩy hùng cứ theo bầy. Tam quốc, ngũ quốc nay lòng dân Trung Quốc đang ly tán, người Ái Nhĩ lan, người Nội mong, người Tây Tạng đã không còn cam chịu khuất phục nữa. Nếu cuộc chiến xẩy ra, kinh tế Trung Quốc lâm vào khủng hoảng thì không thể nói là đất nước này chia năm mà mỗi một tỉnh sẽ thành một quốc gia không ai bảo được ai đó là điều chắc chắn. Thực tế hôm nay nhiều địa phương Trung Quốc không còn nghe theo sự lãnh đạo của chính quyền Trung ương nữa.
        Điều gì sẽ phải cần làm trước một Trung Quốc hung hăng và tham lam bành trướng?
        Cha ông ta xưa đã dạy bài học thứ nhất vẫn là phải dựa vào sức mạnh của toàn dân mà điều này không thể nói lên bằng khẩu hiệu mà phải bằng từ thực tế. Như Đức Thánh Trần khi đã về nghỉ nơi tuổi già, khi Trung Quốc âm mưu đưa quân sang xâm lấn, vua Trần cho mời Ngài đến hỏi lấy kế gì để giữ giang sơn? Ngài đã ngay tức khắc trả lời dứt khoát: “ Đó là lòng dân, dân là người chở thuyền, dân là người lật thuyền bệ hạ phải chăm lo vun đắp lòng dân an”. Ngày nay người Việt Nam không chỉ là 48 dân tộc anh em chia nhau kẻ lên rừng, người xuống biển mà còn có cả một lượng đàn con lớn nữa đang sinh sống ở nước ngoài. Dòng máu Việt hồng vẫn chảy suốt, lòng yêu nước chẳng hề nguội lạnh. Cái chính đó là có ai đó hun nóng lòng người dân Việt này lên hay không? Làm sao để mọi người con Việt ở khắp nơi tin yêu hiến kế, góp công sức tiền của, trí tuệ đánh giặc giữ nước? Đó là câu hỏi lớn đang được đặt ra và những người có trái tim lớn, có trách nhiệm phải giải đáp. Chiến tranh trên đất nước này đã kéo dài bao năm qua, sự nghi ngại vẫn còn đó dù đã được xóa đi nhiều sau những năm tháng hòa bình thống nhất. Hãy đọc trên các trang báo, nghe những góp ý của bạn đọc già có trẻ có, từ người nông dân đến người trí thức lời nào cũng đều tâm huyết cả dù có khi nặng lời mặn nhạt v.v…nhưng suy cho cùng vẫn là đau đáu lo cho vẫn mạng đất nước. Gạn đục khơi trong tìm trong đó có rất nhiều lời vàng ngọc quý giá. Từ người lính Việt Nam cộng hòa năm xưa chống Tầu xâm chiếm đảo biển đến anh bộ đội năm nào đánh giặc trên biên giới Lạng sơn, Tấn mài, Pò hén, Thán phún …hay các nhà trí thức tóc bạc râu dài và các ông Hai lúa ở tận Cà mau, Năm căn v.v…Hãy lắng nghe và tiếp thu bỏ đi cái gì gai góc thì sẽ tìm thấy ngọc quý chân châu của lòng dân. Mấy ngày qua khi nghe tin Trung Quốc hai lần cho tầu chiến giả dạng tầu đánh cá cùng tầu Hải giám ra đe dọa tầu của ta thăm dò đại dương, cắt cáp lớn miệng đe dọa là ngay lập tức dù chưa được nhà nước cho phép mà hàng ngàn người đã tự nhiên xuống đường phản đối Trung Quốc như một phận nhanh tức thì. Thế đủ biết lòng yêu nước của người dân Việt Nam nồng nàn đến mức nào. Nếu được hun đúc lại, chăm lo săn sóc động viên đoàn kết lại thì thử hỏi con số dân Việt xuống đường cho Trung Quốc biết sẽ là bao nhiêu? Thực không có đủ chỗ cho cờ và người đứng đó là điều chắc chắn.
        Sau cùng vẫn phải là trang bị vũ khí để đối phó với kẻ thù. Dân ta dù còn nghèo nhưng một khi đất nước có giặc thì còn ai tiếc gì mà không đóng góp cho đất nước? Nhưng muốn vậy thì phải làm dân tin, dân quý và dân tự nguyện đóng góp vào bằng thuế, bằng chính mồ hôi, sức lực và bằng cả tịnh tài. Không ai bỏ tiền bằng mồ hôi có khi bằng cả máu khi mà dâu đó lãng phí hay tham nhũng hàng trăm tỷ đồng mà vẫn ngang nhiên không hề bị trừng trị thu lại. Người lãnh đạo nhà nước xưa có câu: “ không sợ nghèo chỉ sợ không công bằng”. Đó là câu chí lý cần phải được xem xét và đó cũng là để lấy lòng dân. Không ai sẽ ra chiến đài khi mà nhiều người đi biểu tình ôn hòa chống Trung Quốc gây hấn, xâm chiếm đảo biển lại bị chính nhà nước ta bắt giam giữ? Nếu ai đó vì nghiã vụ phải tham gia quân đội nhưng tâm không yên thì súng kia có cũng như không? Có mà như chẳng có và trước khó khăn gian khổ họ có giám hy sinh vì nghĩa lớn hay không? Cái đó phải cần được xem xét.
        Đất nước đang trong cơn thử thách, giặc phương bắc nay không phải chỉ đe dọa trên đường bộ mà là trên biển muôn người con đất Việt đang chờ đợi một thời khắc để kẻ ngọa mạn, tham lam, tàn bạo kia phải biết học lại bài học lịch sử năm nào. Sông Bặch đằng đang cuồn cuộn chảy trong tâm tôi, tâm anh và trong tất cả mọi người.

        Comment

        • #34

          Hoàng Sa nộ khí phú
          Có bài phú chống Trung Quốc nhặt được trên rất hay, khênh về đây để bạn đọc bốn phương cùng thưởng thức


          Kha Tụy Ly

          ….Như nước ta,
          Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
          Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
          Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
          Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
          Máu xương đâu lẽ tách rời,
          Thịt da dễ gì chia cắt?
          Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
          Mà là khối giang sơn gấm vóc.
          Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
          Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
          Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
          Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
          Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
          Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
          Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
          Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
          Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
          Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
          Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
          Chợt nghe tiếng sét Đống Đa,Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
          Hùng khí dù dậy trời Nam,
          Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:

          Ngựa cũ quen đường,
          Đĩ già lậm nết.
          Việc phế hưng mỗi thuở khác nhau,
          Mộng bá chủ bao đời y hệt!

          Ta thấy ngươi,
          Từ Đông Chu bị họa Thất Hùng,
          Đến Hậu Hán bị xiềng Tam Quốc.
          Đất Trường An thây chất chập chùng,
          Bờ Vô Định xương phơi chất ngất!

          Đã biết,
          Hễ gieo chinh chiến là kín đất đau thương,
          Nếu động can qua thì mịt trời tang tóc.

          Vậy mà sao,
          Chẳng lo điều yên nước no dân,
          Lại quen thói xua quân chiếm đất?

          Như nước ta,
          Một dải non sông, nam bắc chung giềng,
          Trăm triệu anh em, trước sau như nhất.
          Hoàng Liên, Tam Đảo, Hồng Hà, Cửu Long , là máu là xương,
          Phú Quốc, Côn Sơn, Trường Sa, Hoàng Sa là da là thịt.
          Máu xương đâu lẽ tách rời,
          Thịt da dễ gì chia cắt?
          Mà là liền tổ quốc phồn vinh,
          Mà là khối giang sơn gấm vóc.
          Người trăm triệu nhưng vốn một lòng,
          Tim một trái dẫu nhiều sắc tộc!
          Nữ nhi chẳng thiếu bậc anh hùng,
          Niên thiếu cũng thừa người kiệt xuất.
          Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời,
          Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt.
          Thùng! Thùng! Thùng! Liên hồi giục, trống Ngọc Hồi hực bước tiến quân.
          Đánh! Đánh! Đánh! Luôn miệng thét, điện Diên Hồng, vang lời sát thát.
          Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn,
          Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật.
          Thoáng thấy vó câu Thường Kiệt, Khâm Châu ngàn dặm, không còn bóng quỉ bóng ma,(1)
          Chợt nghe tiếng sét Đống Đa,Quảng Đông toàn tỉnh chẳng tiếng con gà con vịt. (1)
          Hùng khí dù dậy trời Nam,
          Nghĩa nhân lại tràn đất Bắc:

          Thương ngươi binh bại, tàn quân về còn cấp xe ngựa rình rang (2)
          Trọng kẻ trung can, hổ tướng chết vẫn được khói hương chăm chút.(3)
          Mạc Cửu đem quân lánh nạn, chúa ta vẫn mở dạ đón người,
          Hoa kiều mượn đất ở nhờ, dân ta vẫn chia cơm xẻ thóc.
          Phúc cùng hưởng khi mưa thuận gió hòa,
          Họa cùng chia lúc sóng vùi gió dập.
          Giúp các ngươi như kẻ một nhà,
          Thương các ngươi như người chung bọc!

          Thế mà nay,
          Ngươi lại lấy oán trả ơn,
          Ngươi lại lấy thù báo đức!
          Ăn đàng sóng, nói đàng gió, y như đĩ thúi già mồm.
          Lộn bề ngược, tráo bề xuôi, khác chi điếm già bịp bạc.

          Kéo neo tuần hạm, ào ào đổ bộ Hoàng Sa,
          Quay súng thần công, ầm ỉ tấn công Đá Bắc.
          Chẳng chấp hải qui,
          Chẳng theo công ước.
          Quen nết xưa xấc láo, giở giọng hung tàn,
          Lậm thói cũ nghênh ngang, chơi trò bạo ngược.
          Nói cho ngươi biết; dân tộc ta:
          Từng đánh bọn ngươi chỉ với ngọn giáo dài,
          Từng đuổi bọn ngươi chỉ bằng thanh kiếm bạc.
          Từng đánh Tây bằng ngọn tầm vông,
          Từng đuổi Nhật với thanh mác vót!

          Vì khát tự do mà uống nước đìa,
          Vì đói độc lập mà ăn cơm vắt.
          Sá chi tóc gội sa trường,
          Đâu quản thây phơi trận mạc.
          Hãy liệu bảo nhau,
          Nhìn thây Gò Đống mà liệu thắng liệu thua,
          Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước!
          Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm,
          Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!
          Nếu ngươi dựa vào hỏa tiển, phi cơ,
          Thì ta cũng có tuần dương, đại bác.
          So vũ khí, thì kẻ nhược người cường,
          Đọ trái tim, coi ai gang ai sắt?
          Thư hãy xem tường,
          Hoàng Sa hạ bút.



          Chiến sĩ ra trên đảo Trường Sa đang đọc thư nhà

          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 25-06-2011, 07:34 PM.

          Comment

          • #35

            Tướng Trung Quốc ngạo mạn đe dọa Việt Nam

            Trang web của hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25.6 dẫn lời thiếu tướng Bành Quang Khiêm, phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, hội nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.

            Tướng Bành Quang Khiêm "khua môi múa mép" về vấn đề Biển Đông trên một chương trình truyền hình của Trung Quốc.

            Trả lời phỏng vấn của phóng viên hãng thông tấn Bình luận Trung Quốc, Tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích".
            Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn”.
            Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao".
            Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18.6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
            Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.
            Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.
            Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5.6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.
            Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
            Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Ðại học New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông.”
            Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21.6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)
            Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế.
            Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."


            Tàu Trung Quốc "diễu võ giương oai" trên biển trong mưu đồ biến Biển Đông thành ao nhà.

            Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.”
            Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.
            Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.
            Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13-17.6, tại New York, thứ trưởng bộ Ngoại giao, đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.
            Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
            Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

            " DẠY CHO VIỆT NAM MỘT BÀI HỌC" câu này con chó Đặng Tiểu Bình đã từng nói rồi, kết quả là nó bị sa lầy ở chiến trường biên giới phía bắc rồi cũng phải cụp đuôi cút về nước, vậy mà bây giờ còn nói dạy cho Việt Nam một bài học lớn hơn, dù biết bây giờ TQ thay đổi: mạnh hơn, đông hơn, tham hơn... nhưng có một cái vẫn không thay đổi là vẫn sủa trước khi cắn...
            Cũng giống như Việt Nam và Nga là bạn của nhau từ lâu. Hồi đó Việt Nam có thể nói là nghèo nhất thế giới vậy tại sao mà nước Nga không hề nghèo lại muốn kết bạn chứ. Tình bạn đó thật đẹp và nó kéo dài từ đó đến giờ. Đấy chính là tình bạn xuất phát từ chữ "tâm". Còn Trung Quốc thì sao??? Tại sao cũng là bạn bao nhiêu năm đấy nhưng sao Trung Quốc lại có ý định muốn chiếm lĩnh vùng biển Đông của Việt Nam. Điều đó cho thấy rõ ràng TQ là một con chó có cái lưỡi bò tham lam, các bạn đừng tưởng TQ giúp miền bắc tấn công miền nam vì tình anh em đồng chí, là vì lúc đó Phạm Văn Đồng nhắm mắt chấp nhận yêu sách 12 hải lí của TQ năm 1974, nhưng sau khi thống nhất, Việt Nam lại tuyên bố chủ quyền các đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vì vậy Đặng Tiểu Bình tức trào máu nên gây hấn với VN... Dù Việt Nam Cộng Hòa hay Cộng Sản Việt Nam thì truyền thống đấu tranh giữ nước vẫn mãi trong con người Việt Nam...
            Vì vậy hãy chờ xem ai dạy ai một bài học...

            Comment

            • #36

              -Một giọng điệu của kẻ hiếu chiến. Dân tộc VN luôn yêu chuộng hòa bình, độc lập, tự do. Dân tộc VN sẽ làm hết sức mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc và lịch sử 4000 năm đã chứng minh điều đó. Chúng ta hãy đoàn kết, đó là sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù, thế giới tiến bộ sẽ ủng hộ chúng ta chống lại một loại "bành trướng, đế quôc, thực dân kiểu mới". Nhân tiện ông Bành học lại lịch sử Trung Hoa và đọc thêm "Lịch sử Việt Nam 4000 năm dựng nước và giữ nước". Thế kỷ 21 rồi không phải muốn làm gì thì làm nhé.
              (Phạm Hải Bình)
              -Bành Quang Khiêm là kẻ võ biền, hiếu chiến, thiếu hiểu biết, không nhớ lịch sử. Trong lịch sử, người Việt đã dạy cho người Trung Hoa rất nhiều bài học ở nhiều phương diện. Trong đó có bài học về tình láng giềng. Bành mang hàm tướng mà chẳng chịu hiểu biết gì cả, đã vậy còn ngông cuồng, thật là xấu hổ. Mỗi người dân Việt là một thầy giáo, ẵn sàng giảng bài lịch sử cho Bành. Chín mươi triệu dân Việt Nam là bạn của khắp thế giới, muốn chung sống trong hoà bình để xây dựng đất nước phồn thịnh, ũng là chín mươi triệu chiến sĩ anh hùng sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ Quốc yêu quý của mình.
              (Bùi Việt Hùng )
              -Thật nực cười về sự hiểu biết của không chỉ ông tướng này, mà còn nhiều vị có chức sắc khác. Tôi nghĩ việc "dạy cho Việt Nam một bài học" và nguyên nhân của "việc dạy" đó có lẽ Trung Quốc nên cố giấu đi thì hay hơn, vì nó khiến thế giới hiểu hơn về vai trò Trung Quốc trong trang sử bi thảm của Campuchia và kết quả của việc "dạy cho người khác bài học" với chính "giảng viên". Không hiểu ông tướng này có hiểu tí gì về lịch sử, về pháp luật quốc tế... và thậm chí là biết sự thực xảy ra hay có khi cũng chẳng biết gì ngoài những thông tin được cung cấp một chiều từ một số người nào đó cũng nên? Trung Quốc luôn muốn là một siêu cường, và có điều kiện để làm việc đó, nhưng tất nhiên: với cách hiểu về thế giới, với cách hành xử bất chấp tất cả như thế này thì Trung Quốc thật sự đang tự hại mình. Biển Đông nổi sóng - đó sẽ là thảm họa trước hết đối với Trung Quốc. Khôn ngoan thì sẽ hiểu rằng đây là lời khuyên chân thành nhất đối với những ai chịu trách nhiệm về vấn đề này.
              (Lê Trung)
              -"Trong quá khứ Việt Nam ta đã dạy cho cha ông người Trung Quốc rất nhiều bài học và nếu cần thiết thế hệ trẻ chúng tôi đã sẵn sàng dạy tiếp cho người Trung Quốc những bài học khác." Vị Thiếu tướng này chắc chắn không biết gì về lịch sử, hoặc cũng có thể cố tình quên đi những trang sử đáng hổ thẹn của người Trung Quốc. Ông Bành ơi, tên ông là Quang Khiêm, nhưng chúng tôi thấy ông chẳng "quang minh chính đại" và "khiêm tốn" một chút nào cả.
              (Nguyễn Hữu Hiếu)
              ..
              "NỰC CƯỜI CHÂU CHẤU ĐÁ XE
              TƯỞNG RẰNG CHẤU NGÃ AI DÈ XE NGHIÊNG"

              Comment

              • #37

                Ấn Độ muốn hiện diện bền vững trên biển Đông

                SGTT.VN - Ấn Độ đã có những bước thăm dò đầu tiên nhằm thiết lập một sự hiện diện thương mại hàng hải bền vững trên Biển Đông, qua việc hợp tác hải quân với Việt Nam.



                Tàu khu trục tên lửa INS Mumbai và INS Ranveer của Ấn &#x00 …
                Sự hợp tác này đang ngày càng được củng cố, khi Việt Nam cho phép tàu hải quân Ấn Độ viếng thăm cảng Nha Trang lần đầu tiên. Thông tin trên đã được chính phủ hai nước xác nhận.
                “Động thái này sẽ mang đến cho Ấn Độ sự hiện diện bền vững tại Biển Đông, đồng thời cho phép Ấn Độ đóng vai trò lớn hơn tại khu vực Đông Nam Á với những tuyến đường hàng hải quan trọng về thương mại và chiến lược”, nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết.
                Ấn Độ cũng sẽ hỗ trợ huấn luyện và xây dựng cơ sở cho hải quân Việt Nam. Phó đô đốc, Tư lệnh quân chủng hải quân Việt Nam, Nguyễn Văn Hiến dự kiến sẽ đến thăm New Delhi, Mumbai và Visakhapatnam bắt đầu từ thứ hai 27.6 để tận mắt chứng kiến tiềm lực của hải quân Ấn Độ.
                "Ấn Độ cũng có thể cung cấp kinh nghiệm của mình trong việc đóng tàu cho Việt Nam vốn đang có một lực lượng hải quân nhỏ", nguồn tin chính phủ cho biết thêm.
                Trung Quốc được cho là đang theo dõi sát sự hợp tác hải quân giữa Ấn Độ và Việt Nam.
                Cả Ấn Độ và Việt Nam đang quan tâm trước việc gia tăng phát triển quân đội của Trung Quốc. Trong quá khứ, cả hai nước Việt Nam và Ấn Độ từng có xung đột với người láng giềng to lớn này.
                Khả Anh (theo Deccan Chronicle)

                Chính nghĩa luôn thặng Hợp quần là SỨC MẠNH
                VN cần hợp tác nhiều hơn nửa với các cường quốc lớn trên giới , và nhất là nên có hiệp ước phong thủ chung
                Việt Nam và Ấn Độ có quan hệ hữu nghị thân thiện từ lâu. Hồ Chủ Tịch và nhà lãnh đạo Inđi Raganđi đã xây dựng nền móng cho tình hữu nghị này. Theo những gì tôi được học thì Ấn Độ đặt bang giao với Việt Nam ở góc độ thân thiện và vô tư
                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 28-06-2011, 07:02 PM.

                Comment

                • #38

                  "Máy bay không người lái" đầu tiên của Trung Quốc lộ diện
                  Đó là sự tiết lộ lớn khác trong cả quá trình lịch sử luôn giữ bí mật với những chương trình quân sự Trung Quốc.
                  Sáu tháng sau khi hải quân Trung Quốc để những tấm hình đầu tiên về máy bay chiến đấu tàng hình mới trên mạng, quân đội của Bắc Kinh lại “tình cờ” tiết lộ một hệ thống vũ khí bí mật khác: Chiếc máy bay không người lái loại nhỏ, dường như sử dụng cho mục đích do thám ở hạm đội tàu chiến đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc.


                  Ảnh: Japanese navy

                  Không có nhiều chi tiết chiếc máy bay không người lái (UAV) này. Một máy bay tuần tra của hải quân Nhật đã có bản chụp chiếc UAV từ tuần trước. Động thái này rõ ràng đã chứng tỏ một bước tiến mới của Trung Quốc trong việc phát triển các máy bay do thám không người lái kiểu Mỹ.
                  Máy bay không người lái (phía trên trong ảnh) dường như khá nhỏ, có lẽ không dài quá 4m và có vẻ cất cánh từ một bãi đáp dành cho trực thăng trên boong tàu khu trục. Kích cỡ nhỏ của UAV cho thấy sự hạn chế về tầm bay và thiết bị cảm biến cơ bản, thể hiện vấn đề của Trung Quốc trong phát triển hệ thống tự động và điện tử quân sự hiện đại.
                  Trường hợp tiết lộ máy bay không người lái có thể gợi ý đến vai trò của nó. Đầu tháng này, hải quân Trung Quốc đã điều động 11 tàu chiến đi qua vùng biển quốc tế ở giữa hai hòn đảo của Nhật. Việc triển khai kéo dài hai tuần lễ được coi là sự phô diễn sức mạnh.
                  Theo giới phân tích, máy bay không người lái là cách thức hoàn hảo để phát hiện các mục tiêu như súng tầm xa hay tên lửa – đặc biệt là cho một lực lượng hải quân thiếu các vệ tinh siêu công nghệ cao. Và những gì có thể gây ấn tượng hơn với các khán giả nước ngoài bằng việc “vô tình” để người Nhật chụp lại hình ảnh chiếc UAV mới đang hoạt động?
                  Xem xét địa điểm chiếc UAV bị “lộ” – trên biển, phía trên tàu chiến và kích cỡ bên ngoài của nó, thấy khá tương tự như loại RQ-2 Pioneer của hải quân Mỹ. Vào thời kỳ hoàng kim của mình vào năm 1991, chiến công nổi bật nhất của RQ-2 Pioneer là hỗ trợ tàu chiến USS Missouri ném bom các lực lượng phòng vệ bờ biển Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh. Ngày nay, Pioneer đã được thay thế bởi các loại máy bay khác hiện đại hơn.
                  Và, có thể nói rằng, Trung Quốc đã có một UAV mới. Nhưng lần đầu tiên trình làng một loại máy bay tự động từ bãi đáp của một chiếc tàu chiến có nghĩa là, hải quân Trung Quốc cuối cùng đã bắt kịp những gì mà Hải quân Mỹ có được… cách đây 20 năm.
                  Thái An (Theo wired)

                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 28-06-2011, 06:45 PM.

                  Comment

                  • #39

                    Một loại máy bay không người lái của Trung Quốc đã bị Nhật Bản phát hiện vài ngày trước đây, gần khu vực tranh chấp trên biển giữa hai nước.

                    Các trang mạng ở Nhật đang lan truyền thông tin và hình ảnh về khí tài quân sự mới này của Trung Quốc, theo sau bản báo cáo chi tiết của Bộ Quốc phòng Nhật Bản về vụ hạm đội 11 tàu chiến Trung Quốc di chuyển gần khu vực phía nam đảo Okinawa.
                    Trong cuộc tập trận ở tây Thái Bình Dương hồi giữa tháng này, quân đội Trung Quốc có nhiều mục đích khác nhau, gồm kiểm tra các kỹ năng chiến đấu, hậu cần, định vị trên biển và cả công nghệ quân sự mới, The Diplomat, tạp chí uy tín về châu Á Thái Bình Dương, cho hay.
                    Trung Quốc từ lâu nay được cho là đang nghiên cứu và phát triển các loại máy bay không người lái cỡ nhỏ và lớn để phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng chưa khi nào những máy bay này được nhìn thấy trong một hoạt động quân sự chính thức. Bởi vậy, việc Nhật Bản phát hiện một chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc trên vùng biển giữa hai nước là một sự kiện đặc biệt.


                    Thứ được cho là máy bay không người lái của Trung Quốc bị Nhật Bản phát hiện và ghi lại hình ảnh. Ảnh: Mod.gov.jp
                    Một máy bay tuần tra của Nhật Bản, được cho là loại P-3 Orion, đã chụp được hình ảnh của chiếc máy bay không người lái khi nó đang bay phía trên tàu khu trục nhỏ loại 053HG, khi đội tàu của Trung Quốc trên đường trở về sau hai tuần hoạt động ở Thái Bình Dương.
                    Hình ảnh ghi lại được dù không thật rõ nét nhưng cũng đủ để xác định đó là một vật thể bay. Nó là một máy bay loại nhỏ gần giống với chiếc RQ-2 Pioneer đặc trưng cho những năm 80 của thế kỷ trước vốn được hải quân Mỹ sử dụng. RQ-2 Pioneer, dài hơn 4 m này được phóng đi bằng một tên lửa đẩy loại nhỏ, sau đó được thu hồi bằng một tấm lưới. Sử dụng những máy quay thô sơ và liên lạc bằng sóng radio, nó có thể hỗ trợ việc xác định mục tiêu cho các chiến hạm.

                    Máy bay RQ-2 Pioneer của Mỹ. Ảnh: Wikipedia

                    Chiến công nổi bật nhất của RQ-2 Pioneer là hỗ trợ tàu chiến USS Missouri ném bom các lực lượng phòng vệ bờ biển Iraq trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Khi USS Missouri được cho "nghỉ hưu" sau cuộc chiến này, RQ-2 Pioneer có thời gian ngắn hoạt động cùng một số tàu chiến khác trước khi không còn được quân đội Mỹ sử dụng. RQ-2 Pioneer không còn chỗ đứng bởi vai trò của nó đã được thay thế hoàn hảo bởi các máy bay không người lái tiên tiến hơn là Scan Eagle và Fire Scout, chuyên thực hiện nhiệm vụ trinh sát.
                    Chiếc máy bay không người lái của Trung Quốc có thể cũng thực hiện các chức năng giám sát và định vị, đặc biệt là để hỗ trợ cho các tên lửa chống tàu tầm xa, như YJ-83 hay SS-N-22 với tầm bắn vượt quá 160 km. Nhiều khả năng đây là mẫu BZK-005 từng được bàn tán xôn xao trên các trang mạng hồi cuối năm 2009.

                    Mẫu BZK-005 từng bị lộ ảnh hồi cuối năm 2009. Ảnh: ChineseMilitaryAviation

                    Trung Quốc có thể cũng đã sở hữu một vệ tinh loại nhỏ phục vụ mục đích định vị cho hải quân ở khu vực tây Thái Bình Dương, nhưng nó khó có thể tạo được sự tin cậy trong việc định vị mục tiêu tên lửa trong một khu vực rộng lớn. Bởi vậy, một máy bay không người lái được phóng đi từ các tàu chiến có thể khỏa lấp những khoảng trống trong vùng kiểm soát của vệ tinh nói trên.
                    Hiện chưa rõ chiếc "máy bay giống với RQ-2 Pioneer" được phóng và thu hồi như thế nào, dùng tàu hải quân nào làm bãi đáp, cũng như hải quân Trung Quốc có bao nhiêu chiếc loại này và chúng đạt tới trình độ công nghệ nào, mới đang là những sản phẩm thử nghiệm hay đã được đưa ra sử dụng rộng rãi.

                    Comment

                    • #40

                      Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Mỹ về Biển Đông

                      Bắc Kinh nói rằng nghị quyết của thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc là "vô lý", sau khi nghị sĩ Mỹ nhận xét Trung Quốc đang có sự hăm dọa trên Biển Đông.

                      Tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại giữa "các bên có liên quan trực tiếp", phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói hôm nay.
                      Trước đó thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc, phê phán các tàu Trung Quốc "dùng vũ lực" trong một số sự việc trên Biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp nhau. Nghị quyết này được đưa ra bởi 4 thượng nghị sĩ, dẫn đầu là ông Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ.
                      "Nghị quyết mà thượng viện Mỹ thông qua là vô lý", ông Hồng nói. "Chúng tôi hy vọng các nghị sĩ liên quan có thể làm gì đó khác hơn để ủng hộ hòa bình và ổn định khu vực".
                      Hồng thêm rằng Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp thông qua "tham vấn hữu nghị" giữa các bên có liên quan trực tiếp.
                      "Những bên khác không có liên quan trực tiếp nên tôn trọng các nỗ lực của các bên liên quan trực tiếp nhằm giải quyết tranh chấp... thông qua đối thoại và biện pháp hòa bình", AP dẫn lời ông Hồng nói.
                      Trước tình hình căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc với các nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Việt Nam và Philippines, nghị quyết của Thượng viện Mỹ ủng hộ việc xây dựng cơ chế đa phương để giải quyết tranh chấp. Ông Jim Webb nhận xét rằng các nước Đông Nam Á đang lo ngại trước sự "hăm dọa" của Trung Quốc trong thời gian gần đây liên quan đến tranh chấp.
                      Cũng hôm nay hải quân Mỹ và Philippines - hai quốc gia có hiệp ước phòng thủ chung trên Thái Bình Dương - bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài 11 ngày ở biển Sulu, sát Biển Đông. Chính phủ Mỹ tuần trước cam kết sẽ ủng hộ Philippines bảo vệ chủ quyền của quốc gia quần đảo này trong tranh chấp.
                      -------------------------------------------------------------------------------
                      Trung Quốc vừa lên tiếng về bản nghị quyết của Thượng Viện Mỹ có nội dung chỉ trích cách hành xử của Bắc Kinh ở Biển Đông là "không có nghĩa lý gì' đồng thời khuyến khích hòa bình bằng những phương cách khác. Hôm 27 tháng 6, bản nghị quyết được toàn thể Thượng Viện Mỹ thông qua lên án việc Trung Quốc 'dùng võ lực' trong các vụ đối đầu mới đây giữa tàu Trung Quốc và tàu của các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam ở biển Đông. Nghị sĩ Jim Webb, đảng Dân Chủ, đã đứng đầu một nhóm gồm bốn nghị sĩ thuộc cả hai đảng để bảo trợ cho nghị quyết này. Theo ông Webb, các quốc gia Đông Nam Á đang lo ngại về "thái độ đe dọa" của Trung Quốc và Mỹ có quyền lợi chiến lược liên quan đến việc tạo cơ hội có các cuộc thương thảo đa phương.

                      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 29-06-2011, 02:07 AM.

                      Comment

                      • #41

                        Học giả Việt Nam nói về Biển Đông trên truyền hình Trung Quốc

                        Tiến sĩ Vũ Cao Phan, Phó chủ tịch hội hữu nghị Việt - Trung, bình luận rằng, trong tranh chấp ở Biển Đông, phải làm rõ vấn đề chủ quyền trước khi nghĩ đến việc khai thác chung nguồn tài nguyên.

                        Dưới đây là nội dung trả lời của ông với Đài truyền hình Phượng Hoàng của Hong Kong, Trung Quốc, tuần trước do tiến sĩ gửi cho VnExpress.
                        - Sự thể hiện cứng rắn gần đây của Việt Nam ở Nam Hải (Biển Đông) biểu thị thái độ gì?
                        - Nếu chỉ nhìn vào riêng biệt các sự kiện xảy ra gần đây để đánh giá phản ứng và thái độ của Việt Nam thì sẽ không chính xác. Phải nhìn rộng ra một chút, nhìn xa ra một chút. Vài năm gần đây ngày càng có nhiều tàu đánh cá của phía Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, tịch thu hết lưới cụ rồi đòi tiền chuộc. Như năm ngoái chẳng hạn, hàng chục tàu thuyền, hàng trăm ngư dân khu vực miền Trung bị bắt giữ. Đây vốn là vùng đánh cá truyền thống lâu đời và yên lành của ngư dân Việt Nam, bây giờ bỗng nhiên liên tục xảy ra những sự việc như vậy.
                        Có lần truyền hình Việt Nam chiếu cảnh hàng trăm thân nhân của những người đánh cá đứng, ngồi lam lũ trên bờ biển khóc lóc ngóng lo chồng con trở về đã gây ra rất nhiều bức xúc trong dư luận xã hội (điều này chắc các bạn Trung Quốc không biết).


                        Tàu thăm dò Viking II do Việt Nam điều hành, bị tàu Trung Quốc quấy rối trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 9/6. Ảnh: PetroTimes.

                        Nhà đương cục Việt Nam đã nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc về vấn đề đó nhưng hầu như không được đáp ứng. Lần này Trung Quốc hành động mạnh hơn thì phản ứng của Việt Nam cũng buộc phải mạnh hơn, không có gì quá bất thường. Trong tinh thần ấy, tôi nghĩ, phát biểu của lãnh đạo Việt Nam cũng chỉ là những phản ứng tự vệ, đâu có phải là lời lẽ đe dọa chiến tranh như các bạn vừa suy luận. Nếu người dân Trung Quốc thấy bất thường thì có lẽ là vì các bạn không biết đến các sự kiện trước đó như tôi vừa nói. Còn nếu gọi đây là một sự leo thang thì phải thấy là Việt Nam leo theo các bạn Trung Quốc. Đúng thế đấy, phía Trung Quốc luôn luôn leo lên trước.
                        - Theo ông, tranh chấp trên Nam Hải (Biển Đông) sẽ được giải quyết bằng vũ lực hay đàm phán?
                        - Ở Việt Nam loại câu hỏi như thế này hầu như không được đặt ra. Tôi nói hầu như nghĩa là không phải không có. Mặc dù Việt Nam đã phải đương đầu với nhiều cuộc chiến tranh suốt hơn nửa thế kỷ qua nhưng không nhiều người nghĩ đến khả năng có một cuộc chiến tranh Trung - Việt vào lúc này vì những hòn đảo ở Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải). Về phía cá nhân, tôi tin cuộc tranh chấp sẽ được giải quyết một cách hòa bình.
                        Thứ nhất là vì Chính phủ hai nước luôn luôn cam kết sẽ giải quyết những tranh chấp này không phải bằng vũ lực mà thông qua con đường ngoại giao, đàm phán thương lượng.
                        Thứ hai, cả hai nước đều đang ra sức phát triển kinh tế sau nhiều năm bị tàn phá bởi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc và chiến tranh ở Việt Nam; và công cuộc xây dựng phát triển kinh tế này đang đạt được những kết quả khả quan, chắc là không bên nào muốn để chiến tranh một lần nữa kéo lùi sự phát triển của đất nước mình.
                        Thứ ba, bối cảnh của một thế giới hiện đại - tôi muốn nói đến một dư luận quốc tế đã trưởng thành - sẽ mạnh mẽ góp sức ngăn ngừa một khả năng như vậy.
                        Thứ tư, và điều này cũng rất quan trọng, là nếu chính phủ hai nước có nóng đầu một chút thì lý trí và tình cảm của nhân dân cả hai bên sẽ giúp cho họ tỉnh táo hơn, tôi tin như vậy. Tôi xin hỏi lại anh, chắc anh cũng không muốn có một cuộc chiến tranh chứ?
                        Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra những va chạm, xung đột nhỏ.
                        - Bản chất của sự tranh chấp Trung - Việt, theo ông, là vấn đề kinh tế hay chủ quyền? Việt Nam nhìn nhận nguyên tắc "gác tranh chấp, cùng khai thác” như thế nào?
                        - Đây là một câu hỏi thú vị. Các sự kiện ở Biển Đông cho thấy có cả màu sắc tranh chấp về kinh tế lẫn tranh chấp chủ quyền. Quan sát khách quan thì thấy Trung Quốc có vẻ nghiêng về lý do kinh tế, còn Việt Nam nghiêng về lý do chủ quyền nhiều hơn. Cách nhìn vấn đề như vậy sẽ giải thích được tại sao Việt Nam không mặn mà lắm với việc “gác tranh chấp, cùng khai thác”.
                        Ta thử phân tích xem tại sao nhé. Và đây là ý kiến của cá nhân tôi thôi. Lý do thứ nhất là tài nguyên thì có hạn, một khi khai thác hết rồi điều gì sẽ xảy ra? Liên quan đến nó là lý do thứ hai: “gác tranh chấp, cùng khai thác” mà các bạn vừa nêu mới chỉ là một nửa lời căn dặn của ông Đặng Tiểu Bình mà nguyên văn là: “Chủ quyền của ta, gác tranh chấp, cùng khai thác”, có đúng không ? Như thế có nghĩa là khi đã cạn kiệt tài nguyên khai thác rồi, Việt Nam chẳng còn gì và Trung Quốc thì vẫn còn cái cơ bản là “chủ quyền”! Mà những hòn đảo và vùng biển ấy đâu chỉ có giá trị về tài nguyên?
                        Tôi ủng hộ việc hai nước cùng hợp tác khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng ít nhất trước đó cũng phải làm sáng tỏ đến một mức độ nhất định nào đó (nếu chưa hoàn toàn) vấn đề chủ quyền.
                        Về câu hỏi của các bạn là bản chất của cuộc tranh chấp Việt - Trung là gì, kinh tế hay chủ quyền thì tôi đã phát biểu như vậy. Nhưng nếu cho tôi được phát triển theo ý mình thì tôi nói rằng, bản chất của cuộc tranh chấp này là chính trị. Quan hệ Việt - Trung không yên tĩnh đã từ mấy chục năm nay rồi và nó là một dòng gần như liên tục, trước khi xuất hiện vấn đề biển đảo những năm gần đây, có phải vậy không? Để giải quyết nó, các nhà lãnh đạo cần phải ngồi lại với nhau, ở cấp cao nhất ấy, một cách bình đẳng, bình tĩnh, thẳng thắn và chân thành. Vấn đề hóc búa đấy. Đương đầu với sự thật không dễ dàng, nhưng sẽ dễ dàng nếu xuất phát từ thiện chí mong muốn một sự bền vững thực chất cho tình hữu nghị Việt - Trung.
                        - Theo ông, tương lai phát triển của quan hệ Trung - Việt sẽ như thế nào? Làm cách nào để có thể duy trì quan hệ hữu hảo giữa hai nước?
                        - Tôi là một người có nhiều năm công tác ở Hội Hữu nghị Việt - Trung, có nhiều mối quan hệ gắn bó với Trung Quốc và nói một cách rất chân thành là tôi yêu Trung Quốc, khâm phục Trung Quốc và thậm chí có thể gọi là “thân Trung Quốc” cũng được. Vì thế, điều mong muốn thường trực của tôi là làm sao xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp, thật sự tốt đẹp giữa nhân dân hai nước. Chắc các bạn cũng muốn vậy. Nhưng có không ít việc phải làm. Có việc phải bắt đầu lại. Trước hết, như tôi đã nói là phải ngồi lại với nhau. Có vị bảo với tôi là ngồi mãi rồi còn gì. Không, ngồi như vậy chưa được, ngồi như vậy không được. Ngồi thế không phải là ngồi thẳng.
                        Về phần mình với mong muốn như vậy, tôi xin được gửi gắm đôi điều giống như là những lời tâm sự đến các bạn:
                        Thứ nhất là, vấn đề đàm phán song phương giữa hai nước. Tôi nghĩ đàm phán song phương cũng tốt, cũng cần thiết. Những nơi có tranh chấp đa phương như quần đảo Trường Sa (Nam Sa) thì cần phải đàm phán nhiều bên còn như quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) là vấn đề của riêng hai nước Việt Nam và Trung Quốc lại khác.
                        Nhưng Chính phủ các bạn lại tuyên bố Hoàng Sa dứt khoát là của Trung Quốc, không phải là vấn đề có thể đưa ra đàm phán. Vậy thì còn cái gì nữa để mà “song phương” ở đây? Chính tuyên bố ấy của Trung Quốc đã đóng sập cánh cửa “con đường song phương”. Tình trạng tranh chấp Hoàng Sa rất giống với tình trạng tranh chấp của đảo Điếu Ngư, giữa Trung Quốc và Nhật Bản mà ở đấy, địa vị của Trung Quốc hoàn toàn giống như địa vị của Việt Nam ở Hoàng Sa lúc này. Chẳng lẽ Trung Quốc lại có một tiêu chuẩn kép cho những cuộc tranh chấp giống nhau về bản chất sao?
                        Thứ hai là, chúng ta thường nói đến sự tương đồng văn hóa giữa hai nước như là một lợi thế cho việc chung sống hữu nghị bên nhau giữa hai dân tộc. Điều đó đúng một phần, nhưng mặt khác, văn hóa Việt Nam, nhất là văn hóa ứng xử có sự khác biệt lớn với Trung Quốc. Nếu văn hóa ứng xử của người Trung Quốc là mạnh mẽ, dứt khoát, quyết đoán (và do đó thường áp đặt?), nặng về lý trí, thì văn hóa ứng xử của người Việt Nam là nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ. Hình như các bạn Trung Quốc chưa hiểu được điều này ở người Việt Nam. Cần phải hiểu được như vậy thì quan hệ giữa hai bên mới dễ dàng.
                        Tôi có thể lấy một ví dụ. Những sự kiện ở Nam Kinh, ở Lư Cầu Kiều xảy ra đã hơn bảy chục năm rồi. Nhưng mỗi khi có vấn đề với Nhật Bản, người Trung Quốc lại xuống đường biểu tình, đầy căm thù nhắc lại những sự kiện ấy. Người Việt Nam thì không như vậy. Phát xít Nhật đã góp phần gây ra nạn đói giết chết hàng triệu người Việt Nam năm 1945, và trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1965 – 1975, người Mỹ, người Hàn Quốc đã gây rất nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam. Nhưng sau chiến tranh, chính những người lính các nước này khi trở lại Việt Nam đã rất ngạc nhiên bắt gặp những nụ cười niềm nở thân thiện của người dân. Có lẽ nhờ thái độ, cách ứng xử đó của người Việt Nam chăng mà Mỹ, Nhật, Hàn cuối cùng đã trở thành những đối tác kinh tế và thương mại lớn, và là những nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam sau chiến tranh?
                        Nói như thế vì tôi thấy rằng, cách ứng xử nặng nề của phía Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang đẩy những người Việt Nam vốn rất yêu quý Trung Quốc ra xa các bạn, chứ không phải là Việt Nam cố đi tìm liên minh để chống Trung Quốc.
                        Lấy thêm một ví dụ nữa nhé! Bây giờ chúng ta đã có thể hiểu bản chất sự kiện (cũng có thể gọi là cuộc chiến tranh) tháng 2/1979 rồi. Người Việt Nam đã muốn quên đi, và khi tiếp xúc với các bạn Trung Quốc vẫn luôn giữ một sự niềm nở chân tình. Trái lại người Trung Quốc rất hay nói đến sự kiện đó. Các bạn biết không, năm 2009, tôi chẳng để ý đó là năm gì, giở báo, mạng của các bạn mới biết là đã 30 năm kể từ 1979. Không phải chỉ vào tháng 2 đâu mà suốt cả năm 2009 người ta nói về sự kiện này. Hàng mấy trăm bài viết, nhiều bài trên mạng mà nhìn vào chỉ muốn khóc. Lời lẽ thật tàn tệ. Thôi, cho chuyện này qua đi …
                        Thứ ba là, quan hệ giữa hai nước chúng ta thậm chí phải trở nên đặc biệt vì chúng ta có sự tương đồng văn hóa, lịch sử, là láng giềng không thể cắt rời, từng hoạn nạn có nhau (bản thân tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, tôi không thể nào quên sự giúp đỡ chí tình của nhân dân Trung Quốc về cả vũ khí, lương thực mà mình trực tiếp được sử dụng). Hai nước chúng ta lại đang cùng cải cách mở cửa, phát triển kinh tế. Chừng ấy lý do là quá đủ để quan hệ này trở nên hiếm có, trở nên đặc biệt. Tôi nói như vậy là muốn phát biểu thêm rằng, hai nước còn một lý do tương đồng nữa là cùng thể chế chính trị, cùng ý thức hệ, điều hay được người ta nhắc đến. Nhưng theo ý kiến cá nhân tôi - của riêng tôi thôi nhé - thì không cần nhấn mạnh điểm tương đồng này. Nó tồn tại như một điều kiện, một lý do thế thôi, không cần nhấn mạnh như cách hai nước vẫn làm. Giữa các nước có cùng ý thức hệ kiểu này vẫn xảy ra xung đột, chiến tranh vì quyền lợi quốc gia như chúng ta đã biết đấy thôi. Thực tế là quyền lợi quốc gia cao hơn ý thức hệ. Chúng ta nên thẳng thắn nhìn nhận vậy để khỏi dối lòng nhau. Hơn nữa, giả dụ một ngày nào đó một trong hai nước chúng ta có một thể chế chính trị khác thì sao, chúng ta lúc ấy còn cần duy trì quan hệ láng giềng tốt nữa không? Vẫn cần chứ, rất cần. Vậy thì …
                        Tôi rất sẵn lòng cùng các bạn làm tất cả những gì để hai dân tộc Việt Nam và Trung Hoa đã hiểu biết càng hiểu biết nhau hơn nữa, đã gần gũi càng gần gũi nhau hơn nữa. Cám ơn Đài Truyền hình Phượng Hoàng đã dành cho tôi cuộc phỏng vấn này.

                        -Bài trả lời PV của học giả TS Vũ Cao Phan thật tuyệt vời, thấu tình đạt lý, nhẹ nhàng tình cảm nhưng cũng thật cứng rắn và rõ ràng.
                        Việt Nam không muốn chiến tranh, con người VN vẫn muốn có cuộc sống thanh bình bản chất của người VN vẫn là “nhẹ nhàng, khoan dung, nặng về tình, ơn thì nhớ lâu, oán thì không giữ” VN vẫn luôn muốn có những người bạn tốt láng riềng tốt, nhưng hành động của TQ từ trước đến giờ không giữ thiện chí, ứng xử không đúng mực đẩy VN ra xa “cực chẵng đã” buộc VN phải tìm bạn khác. TQ luôn lấy uy quyền nước lớn đòi “dạy cho VN một bài học” nhưng khổ nỗi VN có là gì sai đâu có ----ng chạm gì đến TQ đâu mà đòi dạy, chẳng qua là VN không tuân phục TQ ma thôi
                        VN là nước nhỏ hơn nữa với bản chất người dân VN hiền hòa, không hiếu chiến và luôn biết tôn trọng sự thật không nói một đàng làm một nẻo như TQ thế thì làm sao có chuyện “VN leo thang” hay “gây hấn” hoặc “xâm phạm chủ quyền “ của TQ như lời phát ngôn của bộ ngoại giao TQ nói.
                        Điều quan trọng hiện nay để tránh được sự xuyên tạc của TQ là chúng ta phải tuyên truyền cho chính nhân dân TQ và thế giớ biết sự thật về Biển Đông, nhân dân TQ và TG biết sự thật ở Biển Đông từ trước tớ nay sẽ ủng hộ chúng ta và biết được âm mưu xảo quyệt của TQ.
                        Nhất là ND TQ Chúng ta cần thông tin để ngưởi dân Trung Quốc biết đầy đủ những hành động của chính phủ họ. Người dân Trung Quốc đang bị bưng bít thông tin, bị lừa dối về Biển Đông. Chúng ta phải thức tỉnh họ, và tin rằng, khi biết rõ sự thật, nhân dân Trung Quốc sẽ có hành động cần thiết và đúng đắn phải bảo vệ.
                        Có một sai lầm là từ trước chúng ta quá tin tưởng vào lời nói của TQ.” Vấn đề hai nước là để hai nước giải quyết không nên đưa ra dư luận quốc tế” chính vì “nể” ông anh nên VN không muốn làm lớn cho tg biết hòng ông anh sẽ giải quyết nhưng đó là mưu của TQ “ ăn vụng sợ người ta thấy” khi VN càng nhún nhường thì TQ lại càng làm tới, khi VN làm toáng lên cho cả TG biết và phản ứng mạnh mẽ thì TQ lại quay sang mật ngọt
                        Qua vụ việc vừa qua VN thuận lợi là được dư luận TG ủng hộ mạnh mẽ, nhiều nước đã có phản úng thẳng thừng với TQ nhất là Mỹ. TQ cũng muốn làm phép thử nếu VN không phản ứng hay phản ứng yếu ớt và TG không nói gì thì tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ còn phức tạp hơn nhiều
                        Điều quan trọng lúc này là VN phải tuyên truyền cho chính dân VN dân TQ va cả TG biết sự thật về Biển Đông từ trước đến giờ và kể cả sau này dù chỉ là chuyện va cham tàu đánh cá của Ngư dân hai nước, điều này chúng ta phải học Nhật Bản dù tàu TQ còn đang ở hải phận QT gần với lãnh hải của Nhật thì ngay lập tức Nhất đã cảnh báo rồi
                        Nguyen Minh
                        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 29-06-2011, 07:15 PM.

                        Comment

                        • #42

                          Việt Nam hai tiếng tự hào
                          Anh em, chiến sĩ, đồng bào ta ơi
                          Đứng lên giữ lấy biển trời
                          Hoàng Sa là đảo của người Việt Nam
                          Phản đối cái lũ tham lam
                          Âm mưu chiếm lấy nước Nam của mình
                          Đấu tranh, vận động, biểu tình
                          Công nhân, viên chức, học sinh một lòng
                          Việt Nam ta tồn hay vong
                          Đều nhờ đoàn kết một lòng của dân
                          Đừng lo cho cái bản thân
                          Mà lo cho nước là cần thiết hơn.
                          Việt Nam một dải giang sơn
                          Đang chờ các bạn trả ơn lúc này
                          Con rồng cháu lạc hôm nay
                          Quyết tâm làm được điều này mới thôi
                          Biển, trời tổ quốc ta ơi.
                          Việt Nam hai tiếng ngàn đời còn vang.
                          (thơ sưu tầm)

                          Việt Nam có tự ngàn đời,
                          Tổ tiên gầy dựng đắp bồi non sông.
                          Công lao xương trắng máu hồng,
                          Tội đồ Việt cộng bán, dâng cho Tàu.
                          Ai người dân Việt chẳng đau,
                          Ôi bao tủi nhục hận trào dâng cao.
                          Xuống đường, đứng dậy cùng nhau,
                          Giải trừ cộng sản trước sau một lòng.
                          Quyết thề lấy lại non sông,
                          Giữ nguyên bờ cõi Lạc Hồng của ta.
                          Nam Quan hải đảo Trường Sa,
                          Chủ quyền nước Việt Hoàng Sa thuộc mình.
                          Của ta lấy lại chẳng xin,
                          Giặc thù Tàu cộng Bắc Kinh chớ hòng.
                          Duc H. Vu 6/27/2011


                          Comment

                          • #43

                            Mỹ có e ngại tàu sân bay của Trung Quốc?

                            SGTT.VN - Ngày 29.6, tàu sân bay của Trung Quốc phải hoãn thời gian hạ thuỷ do có vấn đề về linh kiện. Trước đó tạp chí Foreign Policy của Mỹ ngày 27.6 có bài nhận định về ảnh hưởng của tàu sân bay của Trung Quốc với khu vực và thế giới. Xem ra giấc mơ tàu sân bay của Trung Quốc chưa thành hiện thực. SGTT lược dịch bài báo này


                            Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc tuy không đe …
                            Sáu tháng trước, tướng Liu Huaqing – cha đẻ của hải quân hiện đại của Trung Quốc và chỉ huy hải quân từ 1982 - 1988 đã qua đời. Liu tìm cách xây dựng lực lượng hải quân của Trung Quốc thành một hạm đội hoạt động ở các đại dương xa và muốn có một tàu sân bay. Liu đã thề rằng: "Tôi sẽ chết không nhắm mắt nếu tôi không thấy một tàu sân bay Trung Quốc trước mặt tôi".
                            Nay tại xưởng đóng tàu ở quân cảng Đại Liên, phía đông bắc Trung Quốc, tàu sân bay đầu tiên của hải quân Trung Quốc (PLAN) sẽ sớm ra khơi lần đầu tiên. Và khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng như Mỹ, lại sôi nổi tranh luận về tác động của chiếc tàu sân bay này.
                            Đô đốc Robert Willard, tư lệnh quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng 4.2011 với hãng tin Bloomberg rằng ông "không quan tâm" về việc chuyến hải hành đầu tiên của chiếc tàu sân bay của Trung Quốc, nhưng cho rằng: "Dựa trên những phản hồi mà chúng tôi nhận được từ các đối tác và đồng minh của chúng tôi trong Thái Bình Dương, tôi nghĩ rằng sự thay đổi trong nhận thức của khu vực sẽ là đáng kể".
                            Nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản trích dẫn một nguồn tin quân sự cho biết: "Trung Quốc đang chi tiêu ngân sách quân sự rất lớn để xây dựng tàu sân bay... Với sức mạnh hải quân, Trung Quốc cố gắng để chống lại Hoa Kỳ và có thể dẫn đến xung đột quy mô nhỏ với lực lượng của Mỹ hoặc Nhật".
                            Tướng Úc John Frewen bình luận: "Các hậu quả ngoài ý muốn của tàu sân bay Trung Quốc đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với sự hài hòa trong khu vực trong những thập kỷ tới". Còn báo Hindustan Times dẫn lời một sĩ quan hải quân cấp cao Ấn Độ cho rằng Trung Quốc với tàu sân bay đầu tiên sẽ có nhiều lợi thế so với Ấn Độ.
                            Nhiều dữ liệu cho thấy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ gần như không có khả năng như tàu của Mỹ. Trong ảnh là tàu sân bay hạt nhân George Washington của Mỹ. Ảnh: navsource.org
                            Nhiều dữ liệu cho thấy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ gần như không có khả năng như tàu của Mỹ. Chiếc tàu sân bay này (Varyag, mua từ Ukraine hồi 1998) có kích thước nhỏ hơn, và đặc biệt là đường băng dốc nên sẽ không thể triển khai máy bay hạng nặng hơn, vốn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của máy phóng để cất cánh. Có vẻ Varyag chủ yếu sẽ được sử dụng để mở rộng việc bảo đảm không phận từ bờ biển của nó (đối lập với sức mạnh hơn hẳn của các tàu sân bay Mỹ, từ oanh kích trên bộ hoặc tấn công các mục tiêu hải quân).
                            Ngoài những thiếu sót kỹ thuật của nó, một tàu sân bay duy nhất sẽ có tiện ích quân sự rất hạn chế. Ngay cả lần thử nghiệm nếu được hoàn thành, chiếc tàu này sẽ phải được bảo dưỡng trong vài tháng của năm. Ngoài ra, Trung Quốc đang thiếu các phi công hải quân và thủy thủ có kinh nghiệm cần thiết để điều khiển tàu sân bay thành công và an toàn.
                            Tuy nhiên, nếu tập trung vào những thiếu sót của tàu sân bay quân sự mới của Trung Quốc mà hoàn toàn bỏ qua các đặc điểm của sự phát triển của nó là không nên. Trên tất cả, Varyag là một biểu tượng của sức mạnh đang lên của Trung Quốc. Nhiều quan chức Trung Quốc và các học giả khi trả lời phỏng vấn đã miêu tả tàu sân bay là biểu tượng quyền lực lớn của Trung Quốc. Một cựu quan chức PLAN nhấn mạnh: "Tàu sân bay là một hệ thống vũ khí rất phức tạp và chứng minh sức mạnh quốc gia. Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc chưa có tàu sân bay".
                            Cuối cùng, Varyag rõ ràng là tàu sân bay "khởi động" của Trung Quốc. Trung Quốc đã xây dựng một tàu sân bay thế hệ thứ hai, mà chiếc đầu tiên bộ Quốc phòng Mỹ dự đoán có thể sẵn sàng hoạt động vào đầu năm 2015. Trung Quốc chắc chắn sẽ học được nhiều bài học từ kinh nghiệm của tàu sân bay Varyag và có thích ứng tiếp theo cho phù hợp.
                            Đối với Mỹ, các tác động quân sự trực tiếp của một tàu sân bay Trung Quốc là khá hạn chế. Hải quân Mỹ là khá chuyên nghiệp trong các mục tiêu tấn công lớn, và một tàu sân bay Trung Quốc sẽ không thể tồn tại trong những giờ đầu của một cuộc xung đột nói chung với Mỹ. Một tàu sân bay cũng sẽ có các tiện ích rất hạn chế trong một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan vấn đề Đài Loan, nơi mà Trung Quốc có ưu thế hơn Đài Loan về không quân với các căn cứ trong nội địa.
                            Tuy nhiên, ý nghĩa chiến lược của tàu sân bay Trung Quốc là đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt có tiềm năng đáng kể tại Biển Đông, nơi đang có những căng thẳng hơn bao giờ hết. Trung Quốc đã ngày càng hung hăng hơn trong các tranh chấp với Việt Nam và Philippines trên Biển Đông, và tàu sân bay Varyag sẽ làm các nước phải gia tăng đáng kể khả năng quốc phòng để bảo vệ mình khỏi sự tấn công của Trung Quốc trong vùng biển này.
                            Với Đông Nam Á, những tác động chính trị của một tàu sân bay Trung Quốc là rất căng thẳng. Các nước này có thể sẽ tìm đến Hoa Kỳ như một sự cân bằng, và Washington phải chuẩn bị để đáp lại như cách bảo vệ các lợi ích của mình.
                            Sẽ là một sai lầm để phóng đại những hậu quả mang tính chiến lược từ chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nó sẽ không làm thay đổi cân bằng quân sự cơ bản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng không đe dọa sự thống trị quân sự của Mỹ.
                            Tuy nhiên, nó là một báo hiệu quan trọng của những điều sắp tới. Khi sức mạnh hải quân của Trung Quốc tiếp tục mở rộng và khi các tàu sân bay Trung Quốc và tàu hộ tống dàn trải trên vùng biển Tây Thái Bình Dương, Biển Đông và Ấn Độ Dương với tần số ngày càng tăng, Washington sẽ buộc phải xem xét lại sức mạnh quân sự ở nền tảng chiến lược lớn của mình. Hiện nay với áp lực cắt giảm ngân sách, tư duy rõ ràng về những lợi ích lâu dài và những thách thức của nước Mỹ là đặc biệt cần thiết. Tương lai bắt đầu từ bây giờ.
                            H.S (theo Foreign Policy, 27.6.2011)

                            Comment

                            • #44

                              Trung Quốc định 'cắt cáp' lần ba?


                              Tàu Bình Minh 2 đã bị phía Trung Quốc cắt cáp hồi cuối tháng Năm ở vùng lãnh hải được cho là thuộc Việt Nam, khiến người dân Việt Nam giận dữ xuống đường biểu tình phản đối.

                              Các nguồn tin chưa được kiểm chứng từ Việt Nam cho BBC hay một tháng sau vụ tàu Bình Minh 2, phía Trung Quốc lại có hành động định ‘cắt cáp’ của một tàu thăm dò địa chấn Việt Nam ngoài Biển Đông.
                              Sự việc xảy ra với tàu của PetroVietnam nhưng không để lại hậu quả vì, theo mô tả của ba nguồn tin khác nhau, “các tàu hộ tống của Việt Nam đã vào kịp thời”.
                              Tàu của phía Trung Quốc vì thế đã đổi hướng nên hai bên không gây ra va chạm.
                              Một số nhà báo tại Việt Nam tin rằng đây là một lần nữa, Trung Quốc “thử nắn gân” phía Việt Nam đúng lúc các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam chúc mừng “sinh nhật” 90 của đảng Cộng sản Trung Quốc.
                              BBC hôm 30/6 đã liên lạc với một quan chức PetroVietnam nhưng vị này từ chối trả lời điện thoại.
                              Cũng vì thời điểm bị coi là nhạy cảm, phía Việt Nam, theo một nhà báo giấu tên từ Hà Nội, không muốn công bố vụ việc cho báo chí.
                              Đến tối 1/7 giờ London, BBC cũng chưa ghi nhận được gì từ phía Trung Quốc xung quanh tin rằng chuyện này thực sự đến mức nào hoặc phía Trung Quốc coi đó là gì.
                              Lãnh đạo hai đảng cộng sản có vẻ như đang muốn làm giảm độ nóng của mối quan hệ sau hai vụ tàu Trung Quốc bị phía Việt Nam cáo buộc là “gây hấn”.
                              Đặc biệt, một số nhà nghiên cứu Biển Đông tin rằng nơi xảy ra vụ “định cắt cáp” lần thứ ba gần với nơi tàu Viking của Việt Nam thuê bị phía Trung Quốc cắt cáp.
                              Trong các lần trước, phía Trung Quốc nói các vụ “va chạm” xảy ra trong vùng thuộc chủ quyền của họ, điều bị Việt Nam bác bỏ.
                              Mặt khác, phía chính quyền Việt Nam cũng lo ngại không khí bức xúc, đòi tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc có thể diễn ra lần nữa vào cuối tuần này ở Hà Nội.
                              Vụ Bình Minh 02 xảy ra hôm 26/5 và vụ tàu Viking 09/6 đã gây ra nhiều phản ứng trong dư luận Việt Nam.
                              Trung Quốc hiện đang kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
                              Báo Nhân dân cho hay Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam đã gửi điện mừng đến Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc nhân sự kiện này.
                              Tuy nhiên, bức điện của phía Việt Nam, trong các phần được trích đăng trên báo Nhân Dân, không thấy nhắc tới phương châm 16 Chữ Vàng cho quan hệ hữu nghị Trung-Việt.
                              Không rõ nguyên văn các trao đổi đối diện nhau của hai bên thời gian qua ra sao nhưng bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng không dùng chữ “đồng chí” để nói về Việt Nam.

                              Nguồn

                              “16 CHỮ VÀNG VÀ TINH THẦN 4 TỐT”
                              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 02-07-2011, 12:22 AM.

                              Comment

                              • #45

                                Nga giao tàu ngầm cho Việt Nam vào năm 2014


                                Trưởng đoàn đại biểu của Tập đoàn xuất khẩu quốc phòng Nga, ông Oleg Azizov, tuyên bố Nga sẽ chuyển giao tàu ngầm cho Việt Nam vào năm 2014.
                                > Tàu ngầm chiến lược êm nhất thế giới
                                > Nga giúp Việt Nam xây căn cứ tàu ngầm

                                Thông tin trên được ông Azizov đưa ra tại Triển lãm hải quân ở Saint-Peterburg hôm qua, TTXVN cho biết.
                                Tàu ngầm lớp kilo của Nga. Ảnh: RIA Novosti.
                                Theo ông Azizov, Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 tàu ngầm chạy dầu diezel-điện thuộc dự án 636 và từ năm 2014, Nga sẽ bắt đầu chuyển giao các tàu ngầm này cho Hải quân Việt Nam.

                                Ông Azizov xác nhận tàu ngầm dự án 636 thuộc loại tấn công, có trang bị "tên lửa hành trình lớp S".
                                Tại Hội nghị an ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) diễn ra ở Singapore, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm lớp kilo 686.

                                "Các tàu ngầm này sẽ chỉ hoạt động trong vùng biển của Việt Nam. Việc làm bình thường này rất công khai và minh bạch," ông Thanh nói.
                                Hợp đồng mua các tàu ngầm này được ký năm 2009. RIA Novosti cho biết đây là một trong những hợp đồng lớn nhất lịch sử xuất khẩu khí tài hải quân của Nga. Bên cạnh việc cung cấp tàu ngầm, Nga cũng sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ dùng cho loại phương tiện này và một cơ sở sửa chữa bảo trì.
                                Các tàu ngầm lớp kilo thường được mệnh danh là "lỗ đen" do khả năng chống bị phát hiện và là loại tàu ngầm diesel-điện êm nhất thế giới. Nó được thiết kế với sứ mệnh chống ngầm và chống tàu nổi, đồng thời có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tuần tra.
                                Tàu lớp kilo có tải trọng 2.300 tấn, độ sâu tối đa 350 mét, tầm hoạt động 6.000 hải lý và thủy thủ đoàn 57 người. Phiên bản chuẩn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm.
                                Thanh Mai

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom