Ý thức an toàn để được sống sót
Cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi và quý giá, hãy nắm chắc khái niệm an toàn và áp dụng nó để bảo vệ bạn và những người thân.
Mỗi khi đọc được một mẩu tin tức về tai nạn thương tâm dẫn đến chết người tôi đều sờ lên ngực nơi có trái tim mình. Tôi cảm thấy đau nhói như chính mình bị mất đi người thân yêu nhất.
“Mỗi năm, trung bình cả nước có trên 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, cùng hàng chục ngàn người bị thương. Bình quân mỗi ngày có hơn 31 người chết. Con số này lớn hơn cả một nước đang có chiến tranh.
Sau những vụ tai nạn giao thông, cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn, rơi vào một chuỗi dài những ngày tháng bi kịch dường như không lối thoát. Người may thì mang thương tật chạy chữa tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian, người không may thì ra đi mãi mãi để lại những khoảng trống không gì bù đắp nổi cho người thân. Người bị nạn đã thế, người gây tai nạn cũng chẳng khá hơn khi vướng vào vòng lao lí, những chấn thương về tinh thần sẽ ám ảnh họ cả đời. Tai nạn giao thông ở Việt Nam giờ đây không còn là nỗi đau của riêng ai, nó là nỗi đau của cả xã hội, là quốc nạn”.
Chắc các bạn không quên những vụ tai nạn thương tâm gần đây:
+ Ngày 18/10/2010 khoảng 4h , xe khách từ Đăk Nông ra Bắc đến địa phận xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị lũ cuốn lật và trôi xuống sông Lam. Đến cuối giờ chiều, 19 trong số 37 hành khách mất tích giữa dòng nước xiết.
+ Ngày 30/03/2011 khoảng 15h30 một vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra trên Quốc lộ 1A cũ tại địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội. Đoàn tàu đâm nát đuôi một chiếc xe du lịch 16 chỗ chở đoàn ăn cưới từ Thái Nguyên cố vượt đường sắt khiến 9 người tử vong.
+ Chiều 13/05/2011, trong lúc leo xuống giếng 2,5m để kéo máy bơm nước giếng khoan bị hỏng lên sửa, ông Phạm Ngũ Mạnh (60 tuổi) thôn Kinh Môn, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện - Gia Lai ngất tại chỗ, không leo lên được. Nghe vợ ông Mạnh là bà Nguyễn Thị Tý kêu cứu, ông Đặng Văn Bình (57 tuổi) ở cùng xóm chạy đến, leo xuống miệng giếng để cứu ông Mạnh rồi cũng ngất luôn. Tiếp theo đó, ông Bùi Văn Cửu (37 tuổi) vội vàng leo xuống kéo người bị nạn thì cũng bị ngất xỉu. Bùi Văn Lâm (em trai ông Cửu) và Phạm Văn Viên (con trai ông Mạnh) lần lượt leo xuống cứu cũng bị ngất. Nghi có khí độc, bà con thôn Kinh Môn vội chặt các cành cây xanh khua xuống giếng, bắc thang kéo các nạn nhân lên. Sự việc diễn ra trong khoảng 30 phút, tuy nhiên chỉ có hai người xuống sau là Lâm và Viên được cứu sống, còn ba người xuống trước là Phạm Ngũ Mạnh, Đặng Văn Bình, Bùi Văn Cửu đã thiệt mạng. Theo kết luật của Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện - Gia Lai, các nạn nhân chết là do bị ngạt khí độc CO2 trong lòng giếng lâu ngày.
+ Vào khoảng 19h ngày 20/05/2011, một vụ lật tàu du lịch 2 tầng xảy ra trên sông Sài Gòn làm 16 người chết. Tàu bi chìm được xác định là tàu mang số hiệu BD 0913, là một trong 2 chiếc tàu du lịch của KDL Xanh Dìn Ký...
Chắc không thể nào kể hết những tai nạn và số người chết trong một năm. Tôi chỉ đơn cử một số trường hợp trên để các bạn hiểu rằng nguyên nhân dẫn đến những cái chết như vậy phần lớn là ý thức, sự hiểu biết về an toàn của chúng ta còn quá kém cỏi. Trong đầu óc một số người thậm chí còn không có khái niệm về an toàn.
Có nguyên tắc an toàn nào để giảm thiểu những tai nạn như vậy không? Câu trả lời là có. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc an toàn đó.
A. Nguyên tắc an toàn 1: Đừng để mình rơi vào tình huống không an toàn:
Một khi bạn để mình rơi vào tình huống không an toàn thì dù bạn có là thần thánh bạn cũng không thoát ra được. Nói đến đây chắc chắn sẽ có bạn hỏi tôi rằng tình huống như thế nào là không an toàn? Câu hỏi hoàn toàn chính xác. Trong bất cứ tình huống hay lĩnh vực nào đều có các nguyên tắc an toàn. Để biết được các nguyên tắc an toàn đó chúng ta phải học. Vì quá nhiều điều chúng ta phải học cho nên tôi giả sử những nguyên tắc an toàn đó các bạn đều biết để vấn đề giải quyết đơn giản hơn. Trong trường hợp các bạn nói rằng các bạn chưa biết, thì các bạn sẽ phát hiện ra nguy hiểm theo các cách sau đây:
1. Dùng các giác quan để phát hiện ra nguy cơ tai nạn:
a. Thị giác: Tạo hóa ban cho chúng ta đôi mắt để quan sát. Nhìn thấy đường lộ cạnh sông bị ngập nước mà chúng ta vẫn cho xe lao vun vút đi thì nguy cơ lọt xuống sông là rất lớn! Nhìn thấy xe lửa đến mà chúng ta vẫn băng qua đường ray thì bị tông là điều rất hiển nhiên. Nhìn thấy mưa to gió lớn mà tàu ở giữa sông, lại còn đóng cửa tạo tấm bình phong chắn gió thì lật tàu không có gì là lạ. Thấy một người leo xuống giếng chết ngạt mà ta leo xuống kéo lên khi không biết nguyên nhân là cách xử lí dại dột. Thấy chiếc xe tải chở cồng kềnh không an toàn mà ta cứ đi sát nó thì tai nạn rất dễ xảy ra … Chúng ta phải tránh tai họa chứ tai họa nó đâu có tránh chúng ta. Trước khi làm gì, chỗ nào, bao giờ … ta cũng phải quan sát xem có nguy cơ tai nạn nào xảy ra không. Tuy không kể ra hết nhưng tôi nghĩ rằng bằng bản năng ai cũng có thể nhận ra điều đó, chẳng qua bạn bỏ qua nó mà thôi.
b. Vị giác: Nếu như vào một nhà hàng họ bưng ra một đĩa thức ăn bạn không thể phân biệt được bằng mắt thức ăn đó mới hay cũ, thì cách dùng vị giác lại phát huy tác dụng: hãy nếm thử! Thức ăn có vị khác thường, lạnh ngắt, đắng chát, chua lè … ắt hẳn có vấn đề tại sao bạn lại cứ cắm đầu vào ăn? Không phải bạn không biết mà là bạn đã bỏ qua nguyên tắc an toàn, coi thường tính mạng của mình. Dù cho thức ăn có độc tôi tin rằng nếu bạn biết nếm bạn cũng biết thức ăn có bất thường hay không, và chẳng ai chết chỉ vì một liều lượng độc tố nhỏ. Gặp cái gì cũng ăn, ai đưa gì cũng ăn, một lúc ăn nhiều loại thực phẩm mà không biết rõ nguồn gốc thì những nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
c. Khứu giác: Mũi chúng ta rất thính, chỉ cần một chút khác lạ trong không khí chúng ta cũng có thể nhận ra, vậy tại sao bạn không dùng mũi để thăm dò những mối nguy hiểm? Bước vào một căn nhà mà mùi xăng nồng nặc, bước vào một khu vực mà mùi máu tanh nồng … ít ra bạn cũng phải dừng lại suy nghĩ, phán đoán chứ? Nếu bạn nào biết dùng khứu giác của mình chuẩn bạn có thể phát hiện ra thức ăn kém phẩm chất, thậm chí tính cách của một người nào đó! Chỉ cần bạn ngửi thấy mùi hơi đất xông lên nồng nặc, trong gió có rất nhiều hơi nước thì vài phút sau trời sẽ đổ mưa. Phải chăng sống giữa phồn hoa đô thị bản năng sống của con người giảm đi?
d. Thính giác: Mỗi ngày bạn đều ngồi trên chiếc xe máy của mình, bạn không thấy lạ sao khi tiếng máy nổ không giòn như trước? Bạn không thấy lạ sao khi đạp phanh có tiếng kêu ken két? Hãy xuống xe và kiểm tra lại vì có thể thắng đã mòn hoặc một con ốc nào đó long ra. Gió thổi vù vù, tàu chao đảo, bạn phải làm gì lúc này? Hãy nhìn xem vật nào có thể nổi được, chạy ra cửa thoát hiểm … đó là những cách xử lí tốt nhất. Tại sao bạn lại ngồi đó ăn nhậu? Trong các giai thoại võ thuật ngày xưa có chuyện kể rằng nhiều cao thủ nghe tiếng gió để đón hướng ra đòn của đối phương, nhiều bạn không học võ cho đây là chuyện bịa, nhưng nó lại hoàn toàn có thật. Nơi phát ra cường độ âm thanh lớn luôn là nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Theo bản năng con người luôn tìm cách chạy xa chỗ phát ra âm thanh lớn. Âm thanh có rất nhiều loại, nhưng loại nào cường độ cao và nhịp điệu bất thường đều là không tốt.
e. Xúc giác: Khi đọc một bài báo nói rằng có bà mẹ dùng nhiệt kế Thủy ngân đo nhiệt độ bình sữa của con trước khi cho con bú tôi vô cùng ngạc nhiên. Có những việc mà chúng ta không cần phải quá cẩn thận đến độ … nguy hiểm như vậy! Lẽ nào bà mẹ ấy không nhận ra được nhiệt độ thích hợp khi nếm thử hay áp bình sữa lên má mình? Giác quan con người là vô cùng tinh tế, lúc nào chúng cũng đi liền bên ta mà chẳng cần tốn tiền trang bị. Một nguyên tắc rất đơn giản để biết điều đó có nguy hiểm không là làm phép thử. Qua phép thử bằng giác quan ta cũng có thể đánh giá được để từ đó đưa ra hướng xử lí thích hợp.
f. Cảm giác: Một số người nhắc đến giác quan thứ sáu, thực tế là có giác quan thứ sáu thật. Giác quan thứ sáu chẳng qua là chúng ta quá để ý một điều gì đó nên có rất nhiều thông tin về nó, từ đó có thể phán đoán chính xác xu hướng hiện tượng sẽ xảy ra mà thôi. Nếu như người cẩn thận trước khi chọn nhà hàng nổi tổ chức sinh nhật cho con thì phải xem dự báo thời tiết xem hôm nay có mưa bão không. Ngồi quá lâu mà không thấy ai đó tới thì bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc. Thấy mình không vui thì tốt hơn không nên nói hay làm gì đó … Đó không phải là mê tín mà là sự nhạy cảm. Trong cuộc sống, làm giàu, tình yêu … rất cần sự nhạy cảm này!
B. Nguyên tắc an toàn 2: Nghĩ ra hướng xử lí trước khi nguy hiểm xảy ra.
Tôi có một thói quen là luôn nghĩ về nguy hiểm và hình dung các cách xử lí khi nó xảy ra trong bất kì tình huống, thời gian nào.
Bước lên tàu lửa thấy cạnh cửa sổ người ta để cây búa, tôi tò mò đến đọc cách chỉ dẫn sử dụng và tập cách sử dụng. Biết đâu có lúc nào đấy tôi phải dùng cây búa đập cửa thoát hiểm để thoát ra ngoài?
Bước xuống bất cứ ghe thuyền nào trong đầu tôi cũng hỏi “phao cứu hộ để đâu?”. Tôi muốn khoảng cách giữa mình và phao cứu hộ ngắn nhất, thậm chí tôi còn nghĩ làm sao dùng phao để phân phát cho nhiều người nhanh nhất, cứu được nhiều người nhất …
Còn bạn, có bao giờ bạn nghĩ rằng mình bị kẹt trong thang máy không?
Hầu hết chúng ta thất bại trong cuộc sống vì chúng ta thiếu trầm trọng kĩ năng sống. Khi con tàu Dìn Ký bị lật thì nhiều người mới đổ xô đi học bơi, khi bị cướp thì mới đi học võ, khi đứt tay thì mới học cách cầm dao … Luôn luôn trang bị và rèn luyện cho mình những kĩ năng sống sẽ giúp bạn không những phòng tránh mà còn cứu nhiều người khác khi tai nạn xảy ra nữa.
C. Nguyên tắc an toàn 3: Dùng dụng cụ kiểm tra trước khi hành động.
Có một nguyên tắc mà bất cứ người thợ điện nào cũng phải tuân theo đó là dùng Vôn kế đo xem có điện không trước khi tiến hành sửa thiết bị điện. Có những dụng cụ đo tối tân, nhưng có những dụng cụ đo lại vô cùng đơn giản. Đôi khi chỉ cần sờ vào bánh xe là bạn biết lốp xe căng hay mềm, đứng nói chuyện với tài xế là biết anh ta có uống rượu bia hay không, có buồn ngủ không, chạy có cẩn thận không … Nhìn thoáng đoàn khách lên tàu toàn là trẻ con, người già, phụ nữ lập tức bạn hiểu khi tai nạn xảy ra thì xác suất tử vong bao nhiêu …
Đa phần ở các nước chưa phát triển, trình độ khoa học người dân thấp thì họ hay dùng cảm tính để ước lượng một sự vật, hiện tượng nào đó. Chính vì vậy mới có chuyện nước nhiễm asen bao năm mà dân vẫn uống, công nhân ngộ độc hàng loạt vì ăn phải cá hết hạn … Ở các nước tiên tiến họ đâu có chơi kiểu hơn xui may rủi đó. Nước trước khi uống là phải kiểm nghiệm, thức ăn trước khi ăn phải đo nồng độ phóng xạ … Thậm chí đo ngay trước khi dùng bằng các dụng cụ chính xác nhìn thấy bằng mắt đàng hoàng. Ở đất nước chúng ta bạn không ngạc nhiên gì khi thấy một người quên thắt dây an toàn, hay uống rượu bia khi điều khiển xe …, nhưng ở các nước phát triển tỉ lệ người bỏ qua điều này rất thấp. Họ luôn ý thức được rằng an toàn là tính mạng. Nó gắn liền với sức khỏe, tính mạng của họ và nhiều người khác.
Cuộc sống chúng ta ngắn ngủi và quí giá, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nhận thức ra nhiều điều bổ ích để áp dụng cho mình và mọi người!
Cuộc sống của chúng ta ngắn ngủi và quý giá, hãy nắm chắc khái niệm an toàn và áp dụng nó để bảo vệ bạn và những người thân.
Mỗi khi đọc được một mẩu tin tức về tai nạn thương tâm dẫn đến chết người tôi đều sờ lên ngực nơi có trái tim mình. Tôi cảm thấy đau nhói như chính mình bị mất đi người thân yêu nhất.
“Mỗi năm, trung bình cả nước có trên 10.000 người chết vì tai nạn giao thông, cùng hàng chục ngàn người bị thương. Bình quân mỗi ngày có hơn 31 người chết. Con số này lớn hơn cả một nước đang có chiến tranh.
Sau những vụ tai nạn giao thông, cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn, rơi vào một chuỗi dài những ngày tháng bi kịch dường như không lối thoát. Người may thì mang thương tật chạy chữa tốn kém nhiều tiền bạc và thời gian, người không may thì ra đi mãi mãi để lại những khoảng trống không gì bù đắp nổi cho người thân. Người bị nạn đã thế, người gây tai nạn cũng chẳng khá hơn khi vướng vào vòng lao lí, những chấn thương về tinh thần sẽ ám ảnh họ cả đời. Tai nạn giao thông ở Việt Nam giờ đây không còn là nỗi đau của riêng ai, nó là nỗi đau của cả xã hội, là quốc nạn”.
Chắc các bạn không quên những vụ tai nạn thương tâm gần đây:
+ Ngày 18/10/2010 khoảng 4h , xe khách từ Đăk Nông ra Bắc đến địa phận xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị lũ cuốn lật và trôi xuống sông Lam. Đến cuối giờ chiều, 19 trong số 37 hành khách mất tích giữa dòng nước xiết.
+ Ngày 30/03/2011 khoảng 15h30 một vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng xảy ra trên Quốc lộ 1A cũ tại địa phận huyện Thường Tín, Hà Nội. Đoàn tàu đâm nát đuôi một chiếc xe du lịch 16 chỗ chở đoàn ăn cưới từ Thái Nguyên cố vượt đường sắt khiến 9 người tử vong.
+ Chiều 13/05/2011, trong lúc leo xuống giếng 2,5m để kéo máy bơm nước giếng khoan bị hỏng lên sửa, ông Phạm Ngũ Mạnh (60 tuổi) thôn Kinh Môn, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện - Gia Lai ngất tại chỗ, không leo lên được. Nghe vợ ông Mạnh là bà Nguyễn Thị Tý kêu cứu, ông Đặng Văn Bình (57 tuổi) ở cùng xóm chạy đến, leo xuống miệng giếng để cứu ông Mạnh rồi cũng ngất luôn. Tiếp theo đó, ông Bùi Văn Cửu (37 tuổi) vội vàng leo xuống kéo người bị nạn thì cũng bị ngất xỉu. Bùi Văn Lâm (em trai ông Cửu) và Phạm Văn Viên (con trai ông Mạnh) lần lượt leo xuống cứu cũng bị ngất. Nghi có khí độc, bà con thôn Kinh Môn vội chặt các cành cây xanh khua xuống giếng, bắc thang kéo các nạn nhân lên. Sự việc diễn ra trong khoảng 30 phút, tuy nhiên chỉ có hai người xuống sau là Lâm và Viên được cứu sống, còn ba người xuống trước là Phạm Ngũ Mạnh, Đặng Văn Bình, Bùi Văn Cửu đã thiệt mạng. Theo kết luật của Trung tâm Y tế huyện Phú Thiện - Gia Lai, các nạn nhân chết là do bị ngạt khí độc CO2 trong lòng giếng lâu ngày.
+ Vào khoảng 19h ngày 20/05/2011, một vụ lật tàu du lịch 2 tầng xảy ra trên sông Sài Gòn làm 16 người chết. Tàu bi chìm được xác định là tàu mang số hiệu BD 0913, là một trong 2 chiếc tàu du lịch của KDL Xanh Dìn Ký...
Chắc không thể nào kể hết những tai nạn và số người chết trong một năm. Tôi chỉ đơn cử một số trường hợp trên để các bạn hiểu rằng nguyên nhân dẫn đến những cái chết như vậy phần lớn là ý thức, sự hiểu biết về an toàn của chúng ta còn quá kém cỏi. Trong đầu óc một số người thậm chí còn không có khái niệm về an toàn.
Có nguyên tắc an toàn nào để giảm thiểu những tai nạn như vậy không? Câu trả lời là có. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ với các bạn những nguyên tắc an toàn đó.
A. Nguyên tắc an toàn 1: Đừng để mình rơi vào tình huống không an toàn:
Một khi bạn để mình rơi vào tình huống không an toàn thì dù bạn có là thần thánh bạn cũng không thoát ra được. Nói đến đây chắc chắn sẽ có bạn hỏi tôi rằng tình huống như thế nào là không an toàn? Câu hỏi hoàn toàn chính xác. Trong bất cứ tình huống hay lĩnh vực nào đều có các nguyên tắc an toàn. Để biết được các nguyên tắc an toàn đó chúng ta phải học. Vì quá nhiều điều chúng ta phải học cho nên tôi giả sử những nguyên tắc an toàn đó các bạn đều biết để vấn đề giải quyết đơn giản hơn. Trong trường hợp các bạn nói rằng các bạn chưa biết, thì các bạn sẽ phát hiện ra nguy hiểm theo các cách sau đây:
1. Dùng các giác quan để phát hiện ra nguy cơ tai nạn:
a. Thị giác: Tạo hóa ban cho chúng ta đôi mắt để quan sát. Nhìn thấy đường lộ cạnh sông bị ngập nước mà chúng ta vẫn cho xe lao vun vút đi thì nguy cơ lọt xuống sông là rất lớn! Nhìn thấy xe lửa đến mà chúng ta vẫn băng qua đường ray thì bị tông là điều rất hiển nhiên. Nhìn thấy mưa to gió lớn mà tàu ở giữa sông, lại còn đóng cửa tạo tấm bình phong chắn gió thì lật tàu không có gì là lạ. Thấy một người leo xuống giếng chết ngạt mà ta leo xuống kéo lên khi không biết nguyên nhân là cách xử lí dại dột. Thấy chiếc xe tải chở cồng kềnh không an toàn mà ta cứ đi sát nó thì tai nạn rất dễ xảy ra … Chúng ta phải tránh tai họa chứ tai họa nó đâu có tránh chúng ta. Trước khi làm gì, chỗ nào, bao giờ … ta cũng phải quan sát xem có nguy cơ tai nạn nào xảy ra không. Tuy không kể ra hết nhưng tôi nghĩ rằng bằng bản năng ai cũng có thể nhận ra điều đó, chẳng qua bạn bỏ qua nó mà thôi.
b. Vị giác: Nếu như vào một nhà hàng họ bưng ra một đĩa thức ăn bạn không thể phân biệt được bằng mắt thức ăn đó mới hay cũ, thì cách dùng vị giác lại phát huy tác dụng: hãy nếm thử! Thức ăn có vị khác thường, lạnh ngắt, đắng chát, chua lè … ắt hẳn có vấn đề tại sao bạn lại cứ cắm đầu vào ăn? Không phải bạn không biết mà là bạn đã bỏ qua nguyên tắc an toàn, coi thường tính mạng của mình. Dù cho thức ăn có độc tôi tin rằng nếu bạn biết nếm bạn cũng biết thức ăn có bất thường hay không, và chẳng ai chết chỉ vì một liều lượng độc tố nhỏ. Gặp cái gì cũng ăn, ai đưa gì cũng ăn, một lúc ăn nhiều loại thực phẩm mà không biết rõ nguồn gốc thì những nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
c. Khứu giác: Mũi chúng ta rất thính, chỉ cần một chút khác lạ trong không khí chúng ta cũng có thể nhận ra, vậy tại sao bạn không dùng mũi để thăm dò những mối nguy hiểm? Bước vào một căn nhà mà mùi xăng nồng nặc, bước vào một khu vực mà mùi máu tanh nồng … ít ra bạn cũng phải dừng lại suy nghĩ, phán đoán chứ? Nếu bạn nào biết dùng khứu giác của mình chuẩn bạn có thể phát hiện ra thức ăn kém phẩm chất, thậm chí tính cách của một người nào đó! Chỉ cần bạn ngửi thấy mùi hơi đất xông lên nồng nặc, trong gió có rất nhiều hơi nước thì vài phút sau trời sẽ đổ mưa. Phải chăng sống giữa phồn hoa đô thị bản năng sống của con người giảm đi?
d. Thính giác: Mỗi ngày bạn đều ngồi trên chiếc xe máy của mình, bạn không thấy lạ sao khi tiếng máy nổ không giòn như trước? Bạn không thấy lạ sao khi đạp phanh có tiếng kêu ken két? Hãy xuống xe và kiểm tra lại vì có thể thắng đã mòn hoặc một con ốc nào đó long ra. Gió thổi vù vù, tàu chao đảo, bạn phải làm gì lúc này? Hãy nhìn xem vật nào có thể nổi được, chạy ra cửa thoát hiểm … đó là những cách xử lí tốt nhất. Tại sao bạn lại ngồi đó ăn nhậu? Trong các giai thoại võ thuật ngày xưa có chuyện kể rằng nhiều cao thủ nghe tiếng gió để đón hướng ra đòn của đối phương, nhiều bạn không học võ cho đây là chuyện bịa, nhưng nó lại hoàn toàn có thật. Nơi phát ra cường độ âm thanh lớn luôn là nơi ẩn chứa nhiều nguy hiểm. Theo bản năng con người luôn tìm cách chạy xa chỗ phát ra âm thanh lớn. Âm thanh có rất nhiều loại, nhưng loại nào cường độ cao và nhịp điệu bất thường đều là không tốt.
e. Xúc giác: Khi đọc một bài báo nói rằng có bà mẹ dùng nhiệt kế Thủy ngân đo nhiệt độ bình sữa của con trước khi cho con bú tôi vô cùng ngạc nhiên. Có những việc mà chúng ta không cần phải quá cẩn thận đến độ … nguy hiểm như vậy! Lẽ nào bà mẹ ấy không nhận ra được nhiệt độ thích hợp khi nếm thử hay áp bình sữa lên má mình? Giác quan con người là vô cùng tinh tế, lúc nào chúng cũng đi liền bên ta mà chẳng cần tốn tiền trang bị. Một nguyên tắc rất đơn giản để biết điều đó có nguy hiểm không là làm phép thử. Qua phép thử bằng giác quan ta cũng có thể đánh giá được để từ đó đưa ra hướng xử lí thích hợp.
f. Cảm giác: Một số người nhắc đến giác quan thứ sáu, thực tế là có giác quan thứ sáu thật. Giác quan thứ sáu chẳng qua là chúng ta quá để ý một điều gì đó nên có rất nhiều thông tin về nó, từ đó có thể phán đoán chính xác xu hướng hiện tượng sẽ xảy ra mà thôi. Nếu như người cẩn thận trước khi chọn nhà hàng nổi tổ chức sinh nhật cho con thì phải xem dự báo thời tiết xem hôm nay có mưa bão không. Ngồi quá lâu mà không thấy ai đó tới thì bạn phải đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc. Thấy mình không vui thì tốt hơn không nên nói hay làm gì đó … Đó không phải là mê tín mà là sự nhạy cảm. Trong cuộc sống, làm giàu, tình yêu … rất cần sự nhạy cảm này!
B. Nguyên tắc an toàn 2: Nghĩ ra hướng xử lí trước khi nguy hiểm xảy ra.
Tôi có một thói quen là luôn nghĩ về nguy hiểm và hình dung các cách xử lí khi nó xảy ra trong bất kì tình huống, thời gian nào.
Bước lên tàu lửa thấy cạnh cửa sổ người ta để cây búa, tôi tò mò đến đọc cách chỉ dẫn sử dụng và tập cách sử dụng. Biết đâu có lúc nào đấy tôi phải dùng cây búa đập cửa thoát hiểm để thoát ra ngoài?
Bước xuống bất cứ ghe thuyền nào trong đầu tôi cũng hỏi “phao cứu hộ để đâu?”. Tôi muốn khoảng cách giữa mình và phao cứu hộ ngắn nhất, thậm chí tôi còn nghĩ làm sao dùng phao để phân phát cho nhiều người nhanh nhất, cứu được nhiều người nhất …
Còn bạn, có bao giờ bạn nghĩ rằng mình bị kẹt trong thang máy không?
Hầu hết chúng ta thất bại trong cuộc sống vì chúng ta thiếu trầm trọng kĩ năng sống. Khi con tàu Dìn Ký bị lật thì nhiều người mới đổ xô đi học bơi, khi bị cướp thì mới đi học võ, khi đứt tay thì mới học cách cầm dao … Luôn luôn trang bị và rèn luyện cho mình những kĩ năng sống sẽ giúp bạn không những phòng tránh mà còn cứu nhiều người khác khi tai nạn xảy ra nữa.
C. Nguyên tắc an toàn 3: Dùng dụng cụ kiểm tra trước khi hành động.
Có một nguyên tắc mà bất cứ người thợ điện nào cũng phải tuân theo đó là dùng Vôn kế đo xem có điện không trước khi tiến hành sửa thiết bị điện. Có những dụng cụ đo tối tân, nhưng có những dụng cụ đo lại vô cùng đơn giản. Đôi khi chỉ cần sờ vào bánh xe là bạn biết lốp xe căng hay mềm, đứng nói chuyện với tài xế là biết anh ta có uống rượu bia hay không, có buồn ngủ không, chạy có cẩn thận không … Nhìn thoáng đoàn khách lên tàu toàn là trẻ con, người già, phụ nữ lập tức bạn hiểu khi tai nạn xảy ra thì xác suất tử vong bao nhiêu …
Đa phần ở các nước chưa phát triển, trình độ khoa học người dân thấp thì họ hay dùng cảm tính để ước lượng một sự vật, hiện tượng nào đó. Chính vì vậy mới có chuyện nước nhiễm asen bao năm mà dân vẫn uống, công nhân ngộ độc hàng loạt vì ăn phải cá hết hạn … Ở các nước tiên tiến họ đâu có chơi kiểu hơn xui may rủi đó. Nước trước khi uống là phải kiểm nghiệm, thức ăn trước khi ăn phải đo nồng độ phóng xạ … Thậm chí đo ngay trước khi dùng bằng các dụng cụ chính xác nhìn thấy bằng mắt đàng hoàng. Ở đất nước chúng ta bạn không ngạc nhiên gì khi thấy một người quên thắt dây an toàn, hay uống rượu bia khi điều khiển xe …, nhưng ở các nước phát triển tỉ lệ người bỏ qua điều này rất thấp. Họ luôn ý thức được rằng an toàn là tính mạng. Nó gắn liền với sức khỏe, tính mạng của họ và nhiều người khác.
Cuộc sống chúng ta ngắn ngủi và quí giá, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn nhận thức ra nhiều điều bổ ích để áp dụng cho mình và mọi người!