• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

VÀI ĐOẠN THƠ (CỔ) VỀ MÙA THU

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • VÀI ĐOẠN THƠ (CỔ) VỀ MÙA THU

    VÀI ĐOẠN THƠ (CỔ) VỀ MÙA THU


    NGUYỄN NAM SƠN


    1.Trăng Thu

    Thiêm sầu ích hận nhiễu thiên nhai.
    Chiếu tha kỷ hứa nhân trường đoạn.
    (Bạch Cư Dị , Trung thu nguyệt , câu 2,7)

    (Nghĩa: thêm sầu, thêm hận khắp gầm trời,
    Trăng đã soi bao nhiều người đứt ruột)



    và lòng người lữ khách xa nhà:

    Vị tất Tố Nga vô trướng hận,
    Ngọc thiềm thanh lãnh quế hoa cô.

    (Án Thù , Trung thu nguyệt , câu 3-4)

    (Nghĩa: Hằng Nga chưa chắc đã không buồn khổ,
    Cóc ngọc và cây quế đều thê lương lạnh lẽo)



    Và đây là trăng cô đơn của Đỗ Phủ:

    Thu nguyệt nhưng viên dạ,
    Giang thôn độc lão thân.

    (Đỗ Phủ , Thập thất dạ đối nguyệt, câu 1-2)

    (Nghĩa: Đêm trăng thu vẫn tròn,
    Xóm bên sông chỉ có một thân già)




    2. Núi thu

    Sơn thu vân vật lãnh,
    Xứng ngã thanh luy nhan.
    Nhân sinh vô kỷ hà,
    Tâm hữu thiên tải ưu,
    Thân vô nhất nhật nhàn.
    (Bạch Cư Dị , Thu sơn, câu 3-4, 9, 11-12)

    (Nghĩa: Núi mùa thu mây và mọi vật đều lạnh,
    Thiệt xứng với nét mặt xanh gầy của ta.
    Đời người có gì đâu.
    Lòng có mối lo ngàn năm,
    Thân không có được một ngày nhàn nhã).



    Núi thu cũng nhắc nhở đến sự chia ly, xa cách quê hương.

    Vi Ứng Vật nơi đất lạ gặp lại người bạn cũ đã từng sống tại
    Lương Châu, mừng mừng tủi tủi hàn huyên.Đến khi người
    bạn hỏi tại sao lâu rồi không về thăm quê, tác giả chỉ biết
    ngậm ngùi nhìn vào ngọn núi thu lờ mờ ẩn hiện trên sông Hoài:

    Hà nhân bất quy khứ,
    Hoài thượng đối thu sơn.

    (Vi Ứng Vật , Hoài thượng hỉ hội Lương châu cố nhân , câu 7-8)

    (Nghĩa: Hỏi tại sao không trở về quê,
    Chỉ biết trỏ vào núi thu trên sông Hoài)



    Cũng gần một hoàn cảnh, Lý Ích được gặp lại người em họ
    sau bao nhiêu năm ly loạn. Tác giả lại bùi ngùi nghĩ đến ngày
    mai người em họ lại phải lên đường đi nơi khác:

    Minh nhật Ba lăng đạo,
    Thu sơn hựu kỷ trùng.

    (Lý Ích Hỉ kiến ngoại đệ hựu ngôn biệt , câu 7-8)

    (Nghĩa: Ngày mai lên đường về Ba Lăng,
    Núi thu lại cách mấy trùng)





    3. Sông Thu

    Thủy tinh liêm quyển cận thu hà.

    (Cố Huống , Cung từ , câu 4)

    (Nghĩa: Màn thủy tinh cuốn lên tận sông thu)



    Đỗ Mục tả tâm tình người cung nữ đêm thu ngồi một mình
    buồn ngắm sao, giọng văn tương đối nhẹ nhàng, phải nhìn
    kỹ lắm chúng ta mới thấy được một chút "oán" thật kín đáo
    trong dòng thơ:

    Ngân chúc thu quang lãnh họa bình,
    Khinh la tiểu phiến phác lưu huỳnh,
    Thiên giai dạ sắc lương như thủy,
    Tọa khán khiên ngưu chức nữ tinh.
    (Đỗ Mục, Thu tịch )

    (Nghĩa: Đêm thu ánh đuốc bạc chiếu bình phong lạnh,
    Dùng quạt lụa đánh đuổi con đom đóm.
    Trên thềm đá sắc đêm trong như nước,
    Ngồi nhìn hai sao Ngưu lang và Chức nữ)



    4. Thu Nhớ Người, Nhớ Quê

    Mạnh Hạo Nhiên một mình ở đất Tần (tức Kinh đô Trường An
    của nhà Đường) nhớ bạn là Tuệ Viễn thiền sư, đã làm một
    bài thơ nhớ bạn, trong đó hai câu cuối nghe thật là thê lương:

    Nhật tịch lương phong chí,
    Văn thiền đản ích bi.
    (Mạnh Hạo Nhiên , Tần trung cảm thu ký Viễn thượng nhân
    câu 7-8)

    (Nghĩa: Ngày đêm gió lạnh thổi,
    Nghe tiếng ve chỉ thêm buồn)
    (Ở đây xin mở một dấu ngoặc nhỏ. Ở xứ mình, tiếng ve
    thường dính liền với mùa hạ, trong khi ở đây, nó lại được
    nhắc đến ở mùa thu. Chúng ta cũng đã nghe Tống Ngọc
    nhắc đến ve sầu trong đoạn văn về mùa thu trích dẫn ở trên).

    Một thi nhân khác trong đêm thu đi bộ một mình cũng nhớ
    đến bạn mình, tình cảm thật nhẹ nhàng:

    Hoài quân thuộc thu dạ,
    Tản bộ vịnh lương thiên,
    Không sơn tùng tử lạc,
    U nhân ứng vị miên.

    (Vi Ứng Vật , Thu dạ ký Khâu viên ngoại )

    (Nghĩa: Đêm thu tôi nhớ bạn,
    Trời mát đi bộ ngâm thơ.
    Núi vắng, quả tùng rơi,
    Tôi đoán bạn giờ này cũng chưa ngủ)
    Nếu người bạn đã chết, thì tình cảm lại càng thê thiết.

    Vương An Thạch một thời làm Tể tướng chủ trương cải cách
    và đứng đầu Tân phái. Ông gặp được một người tuổi trẻ tài
    năng trác tuyệt là Vương Phùng Nguyên, tưởng rằng người
    trai trẻ này có thể kế thừa mình. Nhưng không may Vương
    Phùng Nguyên lại mất sớm, để cho Vương An Thạch thương
    tiếc khôn cùng. Bài thơ thứ nhất trong ba bài thương tiếc
    Phùng Nguyên bắt đầu bằng hai câu nghe thật bi thảm:
    Phùng cao kim nhật tưởng phân phi,
    Trủng thượng thu phong hựu nhất suy.
    (Vương An Thạch, Tư Vương Phùng Nguyên
    (bài 1 trong 3 bài), câu 1-2)

    (Nghĩa: Cỏ dại hôm nay tưởng đã mọc đầy,
    Trên gò mả gió thu lại thổi)

    Nỗi nhớ em của Đỗ Phủ cũng thật là da diết:

    Thú cổ đoạn nhân hành,
    Thu biên nhất nhạn thanh.
    ....
    Hữu đệ giai phân tán,
    Vô gia vấn tử sinh.
    Ký thư trường bất đạt,
    Huống nãi vị hưu binh.


    (Đỗ Phủ , Nguyệt dạ ức xá đệ ,
    Câu 1-2, 5-8)

    (Nghĩa: Tiếng trống ngưng bước người,
    Mùa thu nơi biên giới, một tiếng nhạn kêu.
    ....
    Có em mà đều bị chia ly,
    Không nhà để hỏi chuyện sống chết.
    Thư gởi lâu không tới,
    Huống chi binh lửa còn chưa hết)

    Trời thu tự nó đã buồn, nhưng nếu thi nhân gặp được
    một cổ tích đổ nát thì tấm lòng hoài cổ lại bùng dậy.
    Và do đó, xuất hiện một đề tài gọi là điếu cổ hay hoài cổ.
    Bà Huyện Thanh Quan của Việt nam là một tay cự phách
    về đề tài này (Thăng long thành hoài cổ ).

    Lưu Trường Khanh khi đi thăm tàn tích của Ngô công đài (tại Giang Tô
    Giang đô huyện ngày nay) đã viết nên bài ngũ ngôn bát cú sau:

    Cổ đài diêu lạc hậu,
    Thu nhật vọng hương tâm.
    Dã tự nhân lai thiểu,
    Vân phong thủy cách thâm.
    Tịch dương y cựu lũy,
    Hàn khánh mãn không lâm.
    Điêu trướng Nam triều sự,
    Trường giang độc chí kim.
    (Lưu Trường Khanh , Thu nhật đăng Ngô công đài
    thượng tự viễn diêu )

    (Nghĩa: Đài xưa đã điêu linh tàn tạ,
    Ngày thu lòng nhớ quê.
    Chùa quê ít người lại,
    Núi cao nước sâu cách trở.
    Nắng chiều vẫn nương nhờ đài cũ,
    Tiếng khánh lạnh bao phủ đầy rừng.
    Việc cũ của Nam triều điêu tàn,
    Chỉ có Trường giang là còn đến ngày nay)

    Lưu Vũ Tích cũng có những câu thơ hoài cổ não lòng người
    khi ông viếng thăm Tây tái sơn (tại Hồ Bắc Đại Dã huyện):

    Nhân thế kỷ hồi thương vãng sự,
    Sơn hình y cựu chẩm hàn lưu
    Tùng kim tứ hải vi gia nhật,
    Cố luỹ tiêu tiêu lô địch thu.
    (Lưu Vũ Tích , Tây tái sơn hoài cổ, câu 5-8)

    (Nghĩa: Người đời bao lần thương chuyện cũ,
    Núi vẫn như cụ gối trên sông lạnh.
    Kể từ bây giờ bốn biển một nhà,
    Thành xưa mùa thu lau lách tiêu điều)

    Nhiều lúc không cần phải có thành quách cũ, mà chỉ cần
    một buổi chiều thu trên dòng sông Tương cũng đủ khơi dậy
    lòng hoài cổ nơi thi nhân:

    Viên đề Động đình thụ,
    Nhân tại mộc lan châu.

    Vân trung quân bất kiến,
    Cánh tịch tự bi thu.


    (Mã Đái , Sở giang hoài cổ , câu 3-4, 7-8)

    (Nghĩa: Vượn kêu trên cây ven Hồ Động đình,
    Người ở trên thuyền bằng gỗ mộc lan.
    Không thấy ông thần mây,
    Đêm xuống lại buồn thương thu một mình)

    Trương Thuyết thời sơ Đường khi đến ngang Nghiệp đô,
    là nơi Tào Tháo và con cháu (nhà Ngụy) đóng đô thuở xưa,
    đã cảm thấy một nỗi bi thương vô hạn khi thấy gió thu về
    (đây là khoảng thời gian ông bị biếm trích đi Dương châu):

    Thí thượng Đồng đài ca vũ xứ,
    Duy hữu thu phong sầu sát nhân.
    (Trương Thuyết f, Nghiệp đô dẫn, câu 11-12)

    (Nghĩa: Thử lên Đồng tước đài, nơi ca hát,
    Chỉ có gió thu buồn chết người)

    Đối với người dân bị mất nước, mùa thu lại còn buồn thêm.
    Đời Nam Tống, một nửa nước Trung hoa về phía Bắc bị
    quân Kim chiếm đóng. Dân chúng sống dưới ách cai trị của
    quân Kim ngày ngày trông ngóng cứu binh từ miền Nam lên,
    nhưng than ôi!... Cảm thương tình cảnh này, trong một
    đêm thu ra khỏi nhà hóng mát, Lục Du đã viết lên:

    Di dân lệ tận Hồ trần lý,
    Nam vọng vương sư hựu nhất niên.
    (Lục Du, Thu dạ tương hiểu xuất ly môn nghênh lương
    hữu cảm, câu 3-4)

    (Nghĩa: Dân bị bỏ sót ở miền Bắc nước mắt đã chảy hết vào
    trong bụi của xứ Hồ,
    Lại mất thêm một năm nữa hướng về phương Nam mong
    mỏi lính của vua lên Bắc để cứu).

    Ở Nam bán cầu, Trời bắt đầu chớm Đông. Buổi sáng chạy
    bộ thể dục bên bờ hồ chợt thấy sương Thu và lá Thu còn
    sót trên cành, lòng nhớ Quê, nhớ Cảnh nhớ Người...quay quắt.
    Nhân tiện, xin chia sẻ cùng thân Hữu nét Thu qua mấy vần thơ cổ.

    NGUYỄN NAM SƠN
    Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 14-06-2011, 01:28 AM.
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom