• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hiện tượng hoạn quan và những bí ẩn 4000 năm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hiện tượng hoạn quan và những bí ẩn 4000 năm

    Mít nè, mới sáng sớm sao mờ cười tươi thế?



    Hiện tượng hoạn quan và những bí ẩn 4000 năm

    20-06-2011 | 09:35 (Nguoiduatin.vn) - Không chỉ tại các triều đình phong kiến Trung Hoa xưa mà ngay tại triều đình của các quốc gia phương tây và Châu Phi từ 4000 năm về trước, hình thức “tĩnh thân” ghê rợn hay còn được gọi thiến bộ phận sinh dục của nam giới đã được thực hiện nhằm giữ một hậu cung trong sạch.

    Từ trước tới nay, khi nhắc tới cụm từ “hoạn quan” là ai cũng nghĩ tới những nam giới bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục, được sử dụng để làm việc trong cung vua chúa tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không chỉ tại các triều đình phong kiến Trung Hoa xưa mà ngay tại triều đình của các quốc gia phương tây và Châu Phi từ 4000 năm về trước, hình thức “tĩnh thân” ghê rợn này đã được thực hiện nhằm giữ một hậu cung trong sạch.

    Châu Phi cũng có hoạn quan

    Từ hoạn quan hay thái giám - eunuch vốn bắt nguồn từ Hy Lạp cổ eunouchos, nghĩa là “giữ giường”. Tại nhiều di tích ở Ai Cập còn lưu giữ đến ngày nay, người ta đã phát hiện được những hình ảnh về những người nô lệ bị hoạn nhằm phục vụ cho những phu nhân của các gia đình giàu có.
    Những hoạn quan cuối cùng của triều đình phong kiến Trung Quốc Những dấu tích từ những di tích này cho thấy hiện tượng hoạn quan đã từng tồn tại ở Ai Cập cách đây khoảng 4.000 năm. Những người trở thành hoạn quan thường là nô lệ hoặc là kẻ phạm tội. Theo hình luật của Vương quốc Assyrie - khu vực Lưỡng Hà (1450-1250 TCN), nếu người chồng bắt được vợ mình đang ngoại tình với kẻ khác, anh ta có thể trừng phạt kẻ tình địch bằng cách thiến để biến hắn trở thành hoạn quan.

    Thời Ai Cập cổ đại, nam giới bị thiến lại khá được trọng dụng là vì ở một số nhà thờ, người ta sử dụng những chàng trai có giọng nam cao vút như con gái để hát trong dàn đồng ca. Những ca sinh này sẽ được tiến hành tĩnh thân từ khi còn nhỏ vì người ta tin rằng giọng trong trẻo của họ sẽ khiến cho Thiên Chúa vừa lòng hơn những ca sinh phái nữ. Cũng vì nguyên nhân trên mà trong thời Trung cổ phụ nữ không được gia nhập các ca đoàn đặc biệt này. Thậm chí, để hết lòng phục vụ Thiên Chúa, nhiều người trong họ đã không chờ ban phát hình thức tĩnh thân mà tự hoạn để giữ được giọng hát trong trẻo như con gái.

    Trong một cuốn sách có tên “Bí mật hoạn quan” của một học giả Nhật Bản có viết, thời Ai Cập cổ đại, một số người được gọi là tăng lữ sống tại các đến chùa đã bỏ tiền ra để mua các trẻ em trai với giá rẻ, sau đó đem thiến và bán lại cho các gia đình quý tộc giàu có nhằm thu món lời lớn. Sở dĩ là ở thời này người ta chuộng mốt dùng nam giới bị thiến là vì những người đàn ông này sẽ làm việc một cách trung thành, tận tụy mà không hề có khả năng làm hại đến những người phụ nữ trong các gia đình quý tộc.

    Hoạn quan ở Ấn Độ và Hy Lạp

    Ở Ấn Độ, người ta gọi những người đàn ông bị hoạn với những cái tên khác nhau như tĩnh thân hay yêm hoạn. Thường thì dạng người này được chia làm ba loại: loại bẩm sinh lúc đẻ ra có dương vật nhưng không có dịch hoàn, loại không có cả dương vật lẫn dịch hoàn và loại trở thành yêm hoạn sau khi giải phẫu. Ở Ấn Độ trước đây có những người chu du khắp nơi với mục đích... thiến người khác để kiếm ăn. Phương pháp của họ rất giản dị là buộc chặt bộ phận sinh dục bằng một mảnh băng rồi cắt xoẹt đi bằng một con dao thật sắc.
    Một số hình ảnh hoạn quan bằng tượng tại các bảo tàng lịch sử của Trung Quốc Theo sử sách Ấn Độ còn ghi lại, đã có thời hoạn quan trở thành một thứ “mốt” phát triển đến cực thịnh tại đất nước này. Khi được thiến để trở thành các hoạn quan trong triều đình, những người này sẽ được nhận những ưu đãi mà người bình thường khác không thể có được. Ví như được cắt cử trông coi các kho báu tư nhân hoặc là hoạn quan toàn quyền về giáo dục, tài chính. Thậm chí khi xuất cung, họ có thể thoải mái ăn uống và đi lại mà không hề mất một đồng hào nào.

    Tại một số địa phương ở Ấn Độ do tin vào truyền thuyết nên có nhiều nam giới quan niệm nếu giữ mình trong sạch thì sẽ dễ được lên thiên đàng. Vì thế nhiều nam nhân của Ấn Độ xưa đã tự nguyện được thiến để trở nên “tinh khiết” cho đến lúc chết. Không những thế, việc cắt dương vật còn mang một ý nghĩa Tôn giáo sâu xa khác. Ở một số vùng theo Thiên chúa giáo, nhiều đảng phái đã đã khuyến khích các giáo đồ tự nguyện cắt bỏ bộ phận sinh dục, coi đó như là một hành vi dâng hiến cho Thiên Chúa. Và những nam giới cắt bỏ hoàn toàn bộ phận sinh dục được mang nhãn hiệu "người mang dấu ấn của Vương triều".

    Thời kỳ “cực thịnh” của hoạn quan Ấn Độ kéo dài tới những năm 90 của thế kỷ 20. Ở thời điểm đó, tại các thành phố lớn của Ấn Độ như Newdelhi, Mumbai… vẫn còn tới khoảng 1 vạn hoạn quan. Họ có một số đặc quyền để lại từ mấy thế kỷ trước, như có thể đi xe công cộng không phải trả tiền.

    Còn ở Hy Lạp, vào thời cổ đại, nhà lịch sử nổi tiếng đương thời Herodotus trong cuốn sách “Lịch sử” cũng nổi tiếng của mình đã ghi chép một số tình hình hoạn quan trong cung nhà vua. Heroditus còn chỉ ra, nguồn hoạn quan Hy Lạp lúc đó là từ đế quốc Ba Tư. Hơn nữa tại Hy Lạp lúc đó cũng đã xuất hiện những thương nhân chuyên buôn bán trẻ em. Bọn này đi khắp nơi dụ dỗ trẻ em vị thành niên, sau khi thiến các em liền truyền tay nhau bán cho nhà vua thu những món lợi kếch xù. Có lẽ đây cũng là những cuộc mua bán nô lệ sớm nhất trên thế giới.

    Vào thế kỷ thứ 12 đến 15 trước công nguyên, lực lượng hoạn quan Hy Lạp đã trở nên rất đông đảo và phát triển một cách cực thịnh. Trong cuốn sách “Thông sử Ả Rập” của một học giả Mỹ được xuất bản trong thời gian gần đây cho biết: “Đến đầu thế kỷ 8, chế độ hoạn quan tại đế quốc Hy Lạp đã cùng hoàn thành với chế độ khuê phòng. Tại thời điểm phát triển cực thịnh, một phần ba thủ đô Athen được dành làm nơi ở cho họ hàng, thái giám và quan lại đặc biệt của vưong triều sử dụng. Theo một số sách sử có liên quan, thái giám da trắng lúc đó được gọi là Selamlik, ngoài ra còn có khoảng 600-800 thái giám da đen, quản lý công việc thường ngày của các hậu phi trong cung, do họ đã mất công năng về giới tính, nên được phép trực tiếp tiếp xúc với các hậu phi”.

    Hoạn quan như con thú nuôi trong cung cấm

    Căn cứ vào ký hiệu, hình vẽ trên các hiện vật cổ đã khai quật được, giới sử học Trung Hoa phỏng đoán rằng từ thời tiền sử đã có hiện tượng thiến hoạn đàn ông. Vì người ta thấy gia súc bị thiến bao giờ cũng dễ nuôi và khỏe mạnh hơn nên đã quyết định đem thiến nô lệ, tù binh đàn ông để dùng họ vào các công việc trong nhà, cung điện, dinh thất... và thường là để canh gác số thê thiếp đông đảo của chủ nhân.

    Sau này không còn tù binh, các ông hoàng bà chúa phong kiến đành phải dùng dân thường bị thiến. Sử sách Trung Hoa cuối đời Minh (1368-1644) chép rằng, trong cung lúc đó chứa gần 9.000 cung nữ nhưng có tới hơn 100.000 hoạn quan. Cho đến năm 1922, sau cách mạng Tân Hợi, khi Phổ Nghi còn giữ ngôi, số hoạn quan vẫn còn 1.137 người.

    Ở Trung Quốc, ngay từ khi được vài tuổi, những đứa bé trai có ngoại hình “xinh xắn” đều được bố mẹ có nguyện vọng cho tĩnh thân để tiến cử vào hậu cung. Những đứa trẻ này vì đã tĩnh thân từ khi còn rất nhỏ nên được coi là rất trong sạch chưa vương vấn một ý niệm tính dục nào và thường được cung nhân, phi tần nuôi như như người ta nuôi một con vật yêu thích. Chúng cũng được tự do hơn khi được phục vụ các cung nhân trong khuê phòng hay trong buồng tắm ở những khung cảnh kín đáo nhất. Tuy nhiên khi đã lớn, họ vẫn bị thay thế bằng những thái giám nhỏ tuổi hơn và được điều động ra làm công việc ở bên ngoài khu vực phụ nữ sinh sống.

    Nhiệm vụ của hoạn quan là làm đủ thứ việc trong nội cung, như trà nước, xe kiệu, chợ búa, hầu hạ hoàng đế, thái hậu, phi tần, truyền mệnh lệnh vua, liên lạc thông tin và canh phòng, bảo vệ an ninh các cung điện. Thái giám hầu cận bên vua bao giờ cũng được tuyển chọn rất kỹ, còn lại là làm các việc vặt như quét tước nhà cửa, chăm sóc cây cối, cất giữ hóa phẩm... Như vậy, thái giám là một hệ thống nội quan chỉ phục vụ công việc hàng ngày trong cấm cung, không liên quan gì đến triều đình.

    Trong lịch sử Trung Hoa, mặc dù những người bị hoạn đều mất khả năng sinh dục, tuy nhiên vẫn có những người thèm khát và đòi hỏi, nhất là những người bị thiến sau khi đã đến tuổi trưởng thành. Trong nhiều trường hợp, chính họ là nạn nhân của những cung phi lâu ngày không được gặp gỡ hoàng đế nên bị dồn nén, nhất là những thái giám còn nhỏ tuổi. Không những thế, trong một vài triều đại phong kiến, hoạn quan còn được phép ngủ chung với đàn bà trong cung để cho các phi tần có chút khí dương nhằm tránh lại bệnh tật(?)

    Hải Hiền (Theo Hoàn Cầu)
    Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 21-06-2011, 10:22 AM.
    Similar Threads
  • #2

    ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi Uất Kim Hương View Post
    Mít nè, mới sáng sớm sao mờ cười tươi thế?




    Chẹp ! Suýt một chút nữa định réo Alô Alô cho Hương Bình hỏi xem tại cớ làm răng mà Co Conhako và chị UKH dạo này trốn đi mô, làm Mít mỗi lần vào đây thấy như thấy vắng chút gì ; đôi lúc rầu quá muốn khóc oe oe oe... May quá 2 người vẫn còn ở đây, thôi chiều nay Mít đi mua con heo quay về cúng

    Mít đang kiếm lại cái hình Mít chụp đứng bên khẩu súng thần công to ơi là to để cho chị khiếp nhá

    TB : Không nên ăn bánh tiêu và thổi sáo cùng một lúc ; Vì không những bị phù mỏ thì cũng bị nghẹn sặc
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3

      ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post
      khẩu súng thần công to ơi là to để cho chị khiếp nhá

      Mít,
      Khẩu này????


      Hay khẩu này?????

      Toàn là đồ....cổ cả Mít àh! Á á á....Nói ra ngại quá!
      Có một giai thoại rằng khi nhà Nguyễn dùng súng thần công chống tàu Pháp, và khi súng không nổ, quân lính dùng sâm đổ vào họng súng, rồi thắp nhang khấn vái tứ phương, mong cho nó nổ...
      Mô Phật! Nếu súng mà Mít nói là một trong hai khẩu này thì êu ôi, đổ cả....tấn sâm nó cũng cứ là tịt tìn tịt....


      Phát hiện súng thần công có niên đại 200 năm

      (VOV) - So với khẩu pháo cũ ngoài cửa Hoàng thành, khẩu pháo mới tìm thấy có chiều dài và kích thước lớn hơn
      Hôm qua (17/9), đơn vị thi công lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu cho người đi bộ trên đường Hoàng Diệu (Hà Nội), đoạn trước cửa đường vào khu di tích lịch sử Điện Kính Thiên (nằm trong khu Thành cổ Hà Nội), đã phát hiện một khẩu súng thần công nằm dưới mặt đất 25cm.

      Súng Thần Công mới được phát hiện tại Thành cổ Hà Nội Súng dài 2,1 mét, đường kính đáy hơn 40 cm, đường kính nòng 30 cm. Theo đánh giá sơ bộ, có thể đây là một trong hàng trăm khẩu súng ra đời vào thời Nguyễn, cách đây khoảng hơn 200 năm.
      Đơn vị thi công đã bàn giao hiện vật cho Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa và Thành cổ Hà Nội./.
      Thanh Mai
      Một số người đi rà phế liệu ở công trình bờ kè sông đã phát hiện 52 quả đạn thần công cổ liền chuyển đi tiêu thụ thì bị bắt giữ.

      Ngày 13/4, Công an phường Phường Đúc, thành phố Huế cho biết, vừa phát hiện và tạm giữ 52 quả đạn thần công cổ từ công trình xây dựng bờ kè sông An Cựu đoạn chân cầu Ga Huế.
      Những quả đạn thần công cổ vừa được phát hiện. Ảnh: Trần An. Số lượng đạn thần công được phát hiện gồm hai loại: 43 quả lớn trọng lượng khoảng 25 kg và 9 quả nhỏ khoảng 5 kg. Tất cả đều có dạng hình cầu, được làm bằng kim loại nguyên khối.
      Trước đó, vào chiều 12/4, một số người đi rà phế liệu tại Công trình bờ kè sông An Cựu đã phát hiện số đạn này và thuê xe chở đi tiêu thụ thì bị công an phát hiện.
      Hiện cơ quan công an đã chuyển toàn bộ số đạn thần công này về đồn, lập biên bản tạm giữ và báo cho ngành văn hóa để có kế hoạch tiếp nhận, nghiên cứu, giám định đưa vào bảo tàng lưu giữ, trưng bày.
      Trần An

      Comment

      • #4

        Mít,
        Dạo ni thậy Mịt làm thơ lên tay quạ. Tặng Mịt mậy bài thơ sưu tầm ni nè, coi bộ giộng tâm trạng Mịt ghê hè.

        "Miền Trung"
        Nệu biệt rằng O nợ cọ chồng...
        Tui về nụi Ngự nhạy xuộng sông...
        Sông sâu nược lạnh tui lại hợp
        Tự tự mần răng cụng chặng xong

        "Kiếm sĩ"
        Nếu biết rằng em đã lấy chồng
        Anh về luyện kiếm thế là xong
        Kiếm anh sắc bén hơn em nghĩ
        Sẽ dzớt trăm em, trả hận lòng !

        "Samurai"
        Nếu biết rằng em đã lấy chồng
        Anh về cắt dế thả trôi sông
        Dế anh trôi nổi theo giòng nước
        Em đứng nhìn theo có tiếc không ?

        "Xúi Dại"
        Nếu biết rằng em đã lấy chồng
        Anh về cạo trọc thế là xong
        Trao em mớ tóc làm dây tóc
        Ðể tối hôm nay riết cổ chồng

        "Thi Sĩ"
        Nếu biết rằng em đã lấy chồng
        Anh đau anh khổ suốt ngàn đông
        Chắc anh phải làm thơ tình ái
        Ðể cho đau khổ khỏi chất chồng
        Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 22-06-2011, 10:21 AM.

        Comment

        • #5

          Hoạn quan (tiếng Trung 宦官) là những nam giới bị khiếm khuyết bộ phận sinh dục, được sử dụng để làm việc trong cung vua chúa.
          Họ có thể là: bẩm sinh có dương vậtnhưng không có tinh hoàn, hoặc không có cả dương vật lẫn dịch hoàn, hoặc mất đi do việc hủy hoại hay làm tổn thương đến bộ phận sinh dục.
          Có nhiều tên gọi để chỉ hoạn quan: thái giám (太監), công công (公公), tự nhân (寺人), yêm nhân (閹人), nội thị (內侍), thị nhân, yêm hoạn, hoạn giả, trung quan, nội quan, nội thân, nội giám...

          Hoạn quan Trung Quốc

          Trong lịch sử Trung Quốc, hoạn quan đã có từ thời Tây Chu, đương thời gọi là tự nhân, hoặc hạng nhân, yêm doãn, nội tiểu thần. Vào thời Tây Chu các nước Tề, Sở, Tần, đều có hoạn quan, và gọi bằng các tên như hình thần, ty cung. Thời Chiến Quốc nước Triệu có Hoạn giả lệnh coi về hoạn quan. Nước Tần có hoạn quan đảm nhận chức Xa phủ lệnh. Sau khi Tần thống nhất Trung nguyên, hoạn quan có người làm đến Thừa tướng, gọi là Trung thừa lệnh. Thời Tây Hán có những hoạn quan đảm nhận các chức Hoàng môn lệnh, Dịch đình lệnh.
          Tại các triều nhà Tùy, nhà Đường, nhà Tống đặt ra cơ cấu Nội thị tỉnh do hoạn quan đảm nhiệm, trông coi các việc nội bộ ở trong cung đình. Hoạn quan ở hai triều Đường, Tống có người trực tiếp thống lãnh quân đội. Đến đời nhà Minh, đặt ra Thập nhị giám, Tứ ty, Bát cục gọi là Nhị thập tứ nha môn, trông coi về việc phục dịch trong cung đình, mỗi cơ cấu có thái giám trông coi. Đến đời nhà Thanh có Tổng quản thái giám, người đứng đầu thái giám, trực thuộc Nội vụ phủ.
          Hoạn quan vốn chỉ là quan trong nội đình, không có quyền can dự chính sự, nhưng là người hầu cận thường ngày gần nhất của hoàng đế, được hoàng đế tin dùng, nên có khả năng lộng quyền, nắm được đại quyền chính trị, thậm chí có thể phế lập hoàng đế. Dưới các triều Đông Hán, Đường, Minh đều từng xảy ra những việc hoạn quan chuyên quyền làm bậy.
          Chữ Hán, có hơn ba mươi từ ngữ dùng để chỉ hoạn quan, nên thường giải thích hoạn quan là thái giám. Nhưng kỳ thực, khái niệm về hai từ ngữ này có chỗ khác biệt. Mới đầu hoạn quan không nhất thiết phải là người bị thiến. Trong lịch sử Trung Quốc cổ xưa đã có hoạn quan. "Hoạn quan" chỉ là danh xưng chỉ chung những quan viên phục dịch, hầu hạ hoàng đế và gia tộc trong hoàng cung. Cho đến đầu đời nhà Đông Hán, khi Lưu Tú quang phục lại Hán thất, mới ban lệnh hoạn quan tất yếu phải là người đàn ông bị thiến. Trước đó, thời Hán Võ Đế, năm 99 trước Công nguyên, khi Lý Lăng thua trận đầu hàng Hung Nô, Tư Mã Thiên vì bênh vực Lý Lăng mà bị thiến và tuy là người bị thiến nhưng Tư Mã Thiên không phải là hoạn quan.
          Từ ngữ "thái giám" xuất hiện sớm nhất vào đời Đường Cao Tông Lý Trị năm Long Sóc nhị niên, tức năm 662, khi đem thay đổi danh xưng "Điện trung tỉnh", cơ cấu chuyên lo việc xa giá, y phục trong hoàng cung thành "Trung ngự phủ", và cải "Giám thành trung ngự" thành "thái giám" và "thiếu giám".
          Đến đầu đời nhà Minh thiết lập "Nhị thập tứ nha môn", mỗi nha môn đặt ra một thái giám giữ ấn tín phục dịch hoàng đế cùng gia thuộc, và người được giữ chức thái giám tất yếu phải là hoạn quan. Từ đấy "thái giám" thành danh xưng chuyên chỉ hoạn quan. Đến giữa thời kỳ nhà Minh, quyền thế của thái giám được mở rộng thêm ra. Thái giám có quyền làm sứ giả, trông coi quân đội, coi xét quan lại, dân tình nên trở thành lộng quyền.
          Đến đời nhà Thanh, xét thấy sự chuyên hoành và tệ hại của thái giám mới đặt ra chức "Tổng quản Thái giám" làm thủ lãnh, lệ thuộc vào "Nội vụ phủ" và giới hạn tước vị đến "tứ phẩm" để nhằm làm giảm quyền lực của thái giám.

          Theo các nhà nghiên cứu, nguồn gốc hoạn quan ở Trung Quốc có ba nguyên nhân chủ yếu sau đây:
          • Hoạn quan là những tội phạm, tù binh hoặc phản nghịch bị cắt sinh thực khí.
          • Hoạn quan là cống phẩm của địa phương tiến cống vào cung đình.
          • Tự nguyện xin thiến làm hoạn quan để mưu cầu phú quý.
          Một số phương pháp yêm cát


          Yêm cát thư (Giấy chứng nhận đã bị thiến)



          Yêm đao



          Loại trừ những người đã khiếm khuyết khi sinh ra, một hoạn quan phải qua một "thủ thuật" hết sức đau đớn gọi là "yêm cát", "cung hình", "tàm thất", "hủ hình" hay "âm hình". Việc yêm cát như thế nào, sử sách ghi chép bất nhất. Theo Nam tinh thái giám khốc hình thì ghi lại có 4 phương pháp để thiến con trai:
          • Cắt toàn bộ âm kinh và dịch hoàn
          • Chỉ cắt bỏ dịch hoàn
          • Đè cho vỡ nát dịch hoàn, và
          • Cắt bỏ ống dẫn tinh
          Theo sách Mạt đại thái giám bí văn còn liệt kê một phương pháp thiến nữa là "thằng hệ pháp", tức dùng dây cột chặt dịch hoàn của đứa bé, lâu dần thực khí mất công năng, bị chết đi. Hoặc cho đứa trẻ uống một thứ thuốc tê gọi là ma tuý dược, rồi dùng kim chích hoài vào dịch hoàn đứa trẻ khiến cho sinh thực khí không còn công năng nữa.
          Carter Stent miêu tả về việc cát thể ở Trung Hoa cuối đời Mãn Thanh như sau:
          Trước khi cát thể, người có ý định trở thành thái giám được đặt nằm nghiêng trên một cái giường thấp và được hỏi lần cuối cùng có hối hận gì khi bị thiến hay không. Nếu người đó trả lời không thì một người sẽ giữ chặt bụng người đó, hai người khác banh hai chân ra giữ cho khỏi cục cựa. Băng vải được quấn chặt ở bụng dưới và hai đùi và bệnh nhân được cho uống một thang thuốc mê (ma phế thang), bộ phận sinh dục của y được chà xát bằng nước ngâm ớt. Cả dương vật lẫn dịch hoàn được cắt xoẹt bằng một nhát dao sát tận đáy, một nút bằng kim loại cắm ngay vào lỗ sinh thực khí và vết thương được băng chặt bằng giấy bản, bên ngoài quấn vải thật chặt.Người thái giám lập tức được những "đao tử tượng" dìu đi quanh phòng trong hai ba giờ liền trước khi được quyền nằm nghỉ. Người đó vừa đau đớn, vừa khát nước nhưng không được ăn uống và tiểu tiện trong ba ngày. Sau ba ngày, vải băng được cởi ra và cái nút được rút ra và nếu bệnh nhân có thể đi tiểu được ngay thì vụ giải phẫu thành công và qua được thời kỳ nguy hiểm. Nếu người thái giám không tiểu tiện được có nghĩa là đường sinh thực khí đã bị thu hẹp hay bịt kín và chỉ còn đường chờ chết...Thế nhưng việc tĩnh thân để thành thái giám không phải chỉ trong việc cắt bỏ bộ phận sinh dục mà thôi. Có gia đình chuẩn bị việc cho con mình tương lai sẽ làm thái giám tử khi còn nhỏ. Một bà vú (bảo mẫu) thuê để đặc biệt chăm sóc cho đứa trẻ ngay từ khi còn nằm trong nôi. Bà vú này có một thủ thuật riêng, mỗi ngày ba lần nắn bóp dịch hoàn đứa trẻ khiến đứa bé đau đến khóc thét lên. Lực bóp cũng tăng thêm và cơ quan sinh dục của đứa bé dần dần bị hủy hoại. Khi lớn lên không những mất khả năng sinh dục mà dương vật tòn teo dần khiến đứa trẻ có nhiều nữ tính, không có yết hầu, hai vú nhô cao, mông nở, giọng nói lanh lảnh, dáng điệu ẻo lả và trở thành "ái nam, ái nữ"
          Năm 1996, Tôn Diệu Đình (孫耀庭 Sun Yaoting), vị hoạn quan cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa qua đời, đặt dấu chấm hết cho hiện tượng hoạn quan của Trung Quốc.


          Theo Wikipedia
          Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 25-06-2011, 09:59 PM.
          Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

          Comment

          • #6

            ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post


            Yêm cát thư (Giấy chứng nhận đã bi.......)



            Yêm đao
            Tặng Mít nè!


            Sao không trưng giấy chứng nhận của Nguyễn Văn Mít sau khi luyện "Uất ức thần chưởng" ra cho bà con chiêm ngưỡng????
            Đã chỉnh sửa bởi Uất Kim Hương; 26-06-2011, 12:28 AM.

            Comment

            • #7

              ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post


              Yêm cát thư (Giấy chứng nhận đã bị.....)
              Mít nè, chưng làm gì tờ giấy chứng nhận nhỏ híu dị?
              Đây là tờ giấy chứng nhận của Nguyễn Văn Mít phóng...đại:







              Comment

              • #8

                Hoạn quan Việt Nam



                Hoạn quan Việt Nam

                Mặc dầu văn hóa Việt Nam và văn hoá Trung Hoa có rất nhiều tương đồng, tương cận nhưng tại Việt Nam hầu như ít có những thái giám khuynh loát triều chính như ở Trung Hoa, trái lại có khá nhiều danh thần xuất thân từ hàng yêm hoạn.
                Người hoạn quan thứ nhất nổi danh trong lịch sử Việt Nam là Lý Thường Kiệt đời nhà Lý với chiến công "phá Tống bình Chiêm".
                Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông, đã cùng Phạm Đình Trọng dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào Phú Xuân, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hóa, chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam – Bắc kéo dài hơn 200 năm.
                Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt khai quốc công thần triều Nguyễn mà nay mộ của ông tại Bà Chiểu, Gia Định vẫn là một đền thờ được dân chúng chiêm bái gọi là Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người ái nam ái nữ chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việt Quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc.
                Ở Việt Nam, hoạn quan được ghi nhận là có từ thời nhà Lý, đến triều Nguyễn, hoạn quan được chia làm năm trật:
                • Quản vụ Thái giám và Điển sự Thái giám.
                • Kiểm sự Thái giám và Phụng nghi Thái giám.
                • Thừa vụ và Điển nô Thái giám.
                • Cung sự và Hộ nô Thái giám.
                • Cung phụng và Thừa biện Thái giám.
                Việc kén chọn hoạn quan ưu tiên tuyển những trẻ em "ái nam ái nữ" do lệnh của triều đình. Người dân nào sinh con có khuyết tật đó được quan sở tại tới khám xét rồi làm sớ tâu lên. Cha mẹ đứa bé sẽ nuôi con đến lúc 13 tuổi, sau đó Bộ Lễ sẽ đưa vào cung tập sự hoạn quan. Làng nào có hoạn quan tiến cử được miễn binh lính, phu phen tạp dịch và cả sưu thuế. Nếu không có đủ số trẻ ái nam ái nữ, thanh niên nào tự nguyện thiến bộ phận sinh dục sẽ được tuyển chọn. Tuy nhiên, thái giám Việt Nam chỉ là một số nhỏ không được trọng vọng lại chỉ được làm những việc lặt vặt chưa thành hẳn một tầng lớp có ảnh hưởng như Trung Hoa. Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, thái giám không được dự vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung mà thôi, cũng có thể nhà vua không muốn xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền như Trung Hoa hay vì đố kỵ với Tả quân Lê Văn Duyệt trong vụ nổi loạn thành Phiên An. Tấm bia khắc là toàn văn bản dụ này nay vẫn còn trong Văn Miếu, Huế. Thái giám cũng có riêng một nghĩa trang trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, cách Huế khoảng 1 km theo hướng tây nam và vì thế chùa này còn được gọi là chùa Thái Giám.
                Trong một số thời kỳ, nước Việt phải đem cống sang Tàu một số người tài giỏi, sau đó bị trở thành hoạn quan. Theo Hoàng Minh thông ký, một hoạn quan người Việt là Nguyễn An đã vẽ kiểu tu tạo thành Bắc Kinh bao gồm 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn 6 bộ và các trường xưởng nhà trạm. Ông làm quan trải năm đời vua triều Minh là: Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông, và Cảnh Tông, tính tình liêm khiết rất đáng kính trọng.

                Theo Wikipedia
                Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

                Comment

                • #9

                  ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi M Mít Đặc View Post


                  Hoạn quan Việt Nam

                  Mặc dầu văn hóa Việt Nam và văn hoá Trung Hoa có rất nhiều tương đồng, tương cận nhưng tại Việt Nam hầu như ít có những thái giám khuynh loát triều chính như ở Trung Hoa, trái lại có khá nhiều danh thần xuất thân từ hàng yêm hoạn.
                  Người hoạn quan thứ nhất nổi danh trong lịch sử Việt Nam là Lý Thường Kiệt đời nhà Lý với chiến công "phá Tống bình Chiêm".
                  Người hoạn quan thứ hai cũng rất tiếng tăm là Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc làm quan dưới đời vua Lê Hiển Tông, đã cùng Phạm Đình Trọng dẹp yên hai cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu và Nguyễn Danh Phương, khi về hưu được phong làm Quốc lão. Về sau ông đem đại quân đánh vào Phú Xuân, bắt được Trương Phúc Loan rồi trấn thủ Thuận Hóa, chấm dứt một giai đoạn phân tranh Nam – Bắc kéo dài hơn 200 năm.
                  Người thứ ba là Tả quân Lê Văn Duyệt khai quốc công thần triều Nguyễn mà nay mộ của ông tại Bà Chiểu, Gia Định vẫn là một đền thờ được dân chúng chiêm bái gọi là Lăng Ông. Lê Văn Duyệt tuy cũng xuất thân hoạn quan nhưng ông bản chất là người ái nam ái nữ chứ không phải tự thiến để thành quan thị như Việt Quốc công Lý Thường Kiệt hay Việp Quận công Hoàng Ngũ Phúc.
                  Ở Việt Nam, hoạn quan được ghi nhận là có từ thời nhà Lý, đến triều Nguyễn, hoạn quan được chia làm năm trật:
                  • Quản vụ Thái giám và Điển sự Thái giám.
                  • Kiểm sự Thái giám và Phụng nghi Thái giám.
                  • Thừa vụ và Điển nô Thái giám.
                  • Cung sự và Hộ nô Thái giám.
                  • Cung phụng và Thừa biện Thái giám.

                  Việc kén chọn hoạn quan ưu tiên tuyển những trẻ em "ái nam ái nữ" do lệnh của triều đình. Người dân nào sinh con có khuyết tật đó được quan sở tại tới khám xét rồi làm sớ tâu lên. Cha mẹ đứa bé sẽ nuôi con đến lúc 13 tuổi, sau đó Bộ Lễ sẽ đưa vào cung tập sự hoạn quan. Làng nào có hoạn quan tiến cử được miễn binh lính, phu phen tạp dịch và cả sưu thuế. Nếu không có đủ số trẻ ái nam ái nữ, thanh niên nào tự nguyện thiến bộ phận sinh dục sẽ được tuyển chọn. Tuy nhiên, thái giám Việt Nam chỉ là một số nhỏ không được trọng vọng lại chỉ được làm những việc lặt vặt chưa thành hẳn một tầng lớp có ảnh hưởng như Trung Hoa. Theo chỉ dụ của vua Minh Mạng, thái giám không được dự vào phẩm hàm hay quan chức triều đình và chỉ được hầu hạ trong cung mà thôi, cũng có thể nhà vua không muốn xảy ra việc hoạn quan chuyên quyền như Trung Hoa hay vì đố kỵ với Tả quân Lê Văn Duyệt trong vụ nổi loạn thành Phiên An. Tấm bia khắc là toàn văn bản dụ này nay vẫn còn trong Văn Miếu, Huế. Thái giám cũng có riêng một nghĩa trang trong khuôn viên chùa Từ Hiếu, cách Huế khoảng 1 km theo hướng tây nam và vì thế chùa này còn được gọi là chùa Thái Giám.
                  Trong một số thời kỳ, nước Việt phải đem cống sang Tàu một số người tài giỏi, sau đó bị trở thành hoạn quan. Theo Hoàng Minh thông ký, một hoạn quan người Việt là Nguyễn An đã vẽ kiểu tu tạo thành Bắc Kinh bao gồm 9 cửa, 2 cung, 3 điện, 5 phủ, công đường, nha môn 6 bộ và các trường xưởng nhà trạm. Ông làm quan trải năm đời vua triều Minh là: Thành Tổ, Nhân Tông, Tuyên Tông, Anh Tông, và Cảnh Tông, tính tình liêm khiết rất đáng kính trọng.

                  Theo Wikipedia
                  Cái Wikipedia này viết còn thiếu một người rất rất rất là wan chọng, tên TG cuối cùng của thế kỷ. Xin mời mời mời...Nguyễn Nguyễn Nguyễn...Văn Văn Văn....Mít từ từ lên sân khấu ra mắt bà con cô bác kí coi

                  Comment

                  Working...
                  X
                  Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom