• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Việt nhìn lại người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Việt nhìn lại người Việt

    Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

    Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
    Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?
    Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:
    “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”
    Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:
    “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”. Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật: “Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”… Không vì những ý kiến thẳng thắn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.
    Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
    Người Việt có những tính tốt nào?
    Người Việt hiếu học ư? cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa.
    Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.
    Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
    Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp…
    Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không?
    Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!! Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí.
    Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.
    Người Việt có những tính xấu gì?
    Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.
    Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
    Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
    Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
    Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
    Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
    Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được.
    Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!? Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.
    Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
    Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
    Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
    Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
    Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau. Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
    Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
    Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theokịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
    Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thếchiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
    Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân…
    Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn.
    Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép. Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ.
    Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
    Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào?
    Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
    Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
    Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào?
    Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
    Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
    Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời. Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy?
    Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.
    Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:
    - “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác”.
    Người Nhật thì chủ trương:
    - “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.
    Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, “Việt kiều” gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP)khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
    Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
    Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác?
    Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
    Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
    Tiến Nguyễn
    Sưu tầm
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 23-06-2011, 05:33 PM.
    Similar Threads
  • #2

    SUY GẪM-ÔN CỐ TRI TÂN
    "Gia Định thành thông chí" của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng năm 1820, có đoạn "Vùng Gia Định nước Việt Nam, đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời, Người tứ xứ, nhà nào tục nấy. Đất thuộc sao Dương Châu, gần Mặt trời, khí hậu nóng bức, nên người Gia Định trọng tiết nghĩa...". Ở đoạn tiếp sau, viết: "Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài rất nhiều, giai nhân mỹ nữ cũng lắm..."
    Năm 1937, nhà văn Hồ Biểu Chánh, một thời nổi tiếng ở miền Nam với lối hành văn "rất Nam bộ" đã miêu tả lại cảnh chợ đêm ở Sài Gòn, có cảnh như sau: "Tại các cửa lớn, người ta tụ lại chật nức, trai chải đầu láng mướt, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậm thuốc điếu phì phà khói bay tưng bừng, mẹ dắt tay bầy con, đứa chạy trước nghinh ngang, đứa theo sau núc ních, kêu nhau inh ỏi, tốp chen lấn mua giầy, tốp ùng ùng vô cửa, người mặc y phục đàng hoàng, chung lộn với kẻ bình dân lao động không ai ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẻ hân hoan hớn hở..."
    Sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn cho biết chúa Nguyễn đã chiêu mộ những người "có vật lực" từ xứ Quảng Nam, xa hơn là Trung và Bắc Trung bộ đến khẩn hoang lập ấp. Người đến Sài Gòn trong buổi ban đầu ấy đủ các thành phần, những người "có vật lực", nông dân nghèo đói vì mất đất, mất mùa vì chiến tranh, thợ thủ công, thương nhân tìm nơi làm ăn buôn bán, binh lính đồn trú, quan lại được bổ nhiệm (phần nhiều trong số này đến vùng Sài Gòn - Gia Định thường là bị Nhà nước "kỷ luật"), những tội nhân bị lưu đày, và cả những tội phạm trốn tránh truy nã và cả những kẻ du đảng... Các "tứ chiếng" của Sài Gòn "rộng" đến như vậy, có khác với Hà Nội. ‘Miền Đồng-nai về phủ Gia-định từ cửa bể Cần-thơ của Sài-lạp, cửa đại và cửa tiểu đều là rừng rậm kể hàng hơn một nghìn dặm. Đấy là đất trước kia họ Nguyễn đã đánh Cao-miên mà lấy được. Họ Nguyễn chiêu mộ những dân có của ở Quảng-nam, Điện-bàn, Quảng-nghĩa và Quy-nhân đến ở để khai khẩn đất hoang thành ra ruộng lúa tốt, ai khai hoang được thì có quyền chiếm làm của riêng, làm nhà cửa, mở vườn nương, giồng cau, giồng lúa, giồng dừa. Lại đem những con giai con gái người xứ mọi bán cho dân ở nơi mới khai khẩn để họ dùng làm tôi tớ ( người đen tóc quăn là Mán thực giá tiền 20 quan một người; người hơi trắng giá tiền hơn 10 quan một người). Chúng lấy lẫn nhau sinh sôi khôn lớn, làm ruộng rất khéo. Vì thế thóc gạo rất nhiều. Mỗi một địa phương hoặc 40 hay 50 nhà giầu, hoặc 20 hay 30 nhà giầu. Mỗi nhà có đến 50 hay 60 người điền tốt và trâu bò có đến 300 hay 400 con. Cày bừa cấy gặt không lúc nào rãnh công việc. Hằng năm tháng 11 tháng 12 xay thóc ra gạo, đem bán để ăn tết. Đến tháng giêng thì ăn chơi không phải xay giã gì nữa. Ngày thường bán thóc gạo vào Phú-xuân để mua các thứ lụa hoa, vóc nhiễu do tàu buôn Trung-quốc mang đến. Họ ăn mặc lịch sự, ít khi mặc áo vải.”
    Một cái "tứ chiếng" khác nữa của Sài Gòn - Gia Định mà Trịnh Hoài Đức, trong sách của mình, gọi là "tứ phương tạp xứ", ấy là không chỉ người Việt, Sài Gòn là nơi quy tụ của nhiều người, từ nhiều quốc gia khác đến. Về mặt địa lý, Sài Gòn nằm trên một ngã tư quốc tế, các con đường hàng hải thế giới từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây đều cách Sài Gòn không xa. Nếu lấy một bán kính khoảng 2.500 km, thì Sài Gòn trở thành trung tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, tiếp cận với Đông Á. Trịnh Hoài Đức đã viết: "Tại hai huyện Bình Dương và Tân Long, dân cư trù mật, phố chợ liền lạc, nhà cột, nhà ngói liên tiếp nhau, nói nhiều thứ tiếng như Phước Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam và các thứ tiếng phương Tây, Xiêm La... Tàu biển đến buôn bán qua lại, cột buồm liên tiếp, tụ tập cả trăm thứ hàng hóa, là nơi đô hội lớn ở Gia Định, cả nước không đâu bằng...".
    Từ những năm đầu thế kỷ 17 Sài Gòn đã là nơi chung sống giữa nhiều sắc dân Chân Lạp,Chăm,Man(Ché Mạ,Mnong,Xtieng …)và Người Kinh,tuy ban đầu các nhóm sống biệt lập ở những vùng khác nhau,nhưng dần dần giao lưu gần gũi vì từ hoang vu trở nên phồn thịnh và nhờ giao thương với các tàu thuyền nước ngoài tới buôn bán.Ngoài ra năm 1680 sự xuất hiện của nhóm tàn quân nhà Minh bên Tàu chạy qua (Trương ngạn Địch, Trần thắng Tài,Huỳnh Tấn và Trần an Bình )gồm khoảng 3000 người vừa gia quyến và thuộc hạ được Chúa Nguyễn cho vào dung thân tại Mỹ Tho , Sài Gòn và Đồng Nai ,họ là những người giỏi buôn bán nên càng làm cho vùng này đông đảo và phồn thịnh hơn(Vương hồng Sển cho rằng vì mấy người Tàu không nói được chữ Đ của Đồng Nai mà đọc thành Nồng Nại).Lúc đó người Khơ Me sống ở đây khá đông,nhưng trong sinh hoạt có va chạm với phong tục tập quán của người Tàu ,tuy không xảy ra binh đao nhưng vì thấy không thoải mái nên người Khơ Me rút dần về vùng Thượng Thủy Chân Lạp là nơi họ sống tập trung hơn,bỏ lại vùng Sài Gòn Gia Định (thuộc vùng Hạ Thủy Chân Lạp)cho người Việt và Tàu cùng những người có chủng tộc khác.
    Cũng phải nói thêm rằng thời đó đất đai bạt ngàn.ai muốn ở đâu cũng được,chẳng phải phép tắc sổ đỏ,chủ quyền như bây giờ,chẳng ai tranh giành,lấn chiếm.Ông viết rằng “Cái nghiệp "hay hờn mát" và "ưa giận quàng xiên" của người Miên đến nay vẫn chưa bỏ. Tỷ dụ như lối năm 1920, dân Miên và dân Việt đua nhau khai thác xin khẩn đất hoang dọc theo kinh xáng mới đào vùng Phước Long và Vĩnh Qưới (Rạch Giá) để làm ruộng. Mỗi khi đôi bên không thuận nhau về quyền tiên chủ sở đất nào, thì người Miên thường thách đố người Việt hãy đồng lòng đem sở đất tranh chấp "hiến nạp" ngon lành cho viên chức sở tại, như vậy thì họ sẽ hết giận, báo hại quan bỗng không phát tài ngang! Nhưng người Việt đâu chịu làm vậy và thường có cách khéo giải hoà với bạn Miên khỏi "làm giàu vô cớ" cho quan! Duy ngày nay, tuy không còn giận ai nữa mà người Miên vẫn cất nhà quay mặt tiền vào vườn, ít chịu xây mặt ra đường cái hay ngó ra con sông tấp nập?”
    Cũng phải nói thêm là vì lý do lịch sử,nhà Tây Sơn vì hận đám người Tàu vùng Chợ Lớn từng giúp Chúa Nguyễn chống lại quân Tây Sơn nên đã giết chết cả chục ngàn người Tàu sinh sống tại đây mà theo Vương hồng Sển,thây nằm la liệt,tôm cá rúc rỉa mấy tháng trời,khiến một thời gian dài người Saigon không ai dám ăn một con cá nào !Chỉ khi Gia Long thống nhất tổ quốc,đám người Tàu mới vực dậy được và làm phồn thịnh vùng này cho đến ngày nay,tuy cũng đã trải qua nhiều phen lên bờ xuống ruộng theo những diễn biến lên xuống của dòng lịch sử dân tộc Việt Nam.Chợ Lớn nay vẫn là nơi tụ tập người Tàu đông nhất Việt Nam,dù sau 1975 họ cũng đã bỏ đi một số do chiến tranh với Trung Quốc năm 1979 và chính sách kinh tế dẹp tư sản của chính quyền Việt Nam.
    Mấy trăm năm sống chung,làm ăn,sinh hoạt với nhau thì dù sao cũng đã có sự pha trộn các dòng máu nhiều chũng tộc lại với nhau nên người Miền Nam cũng có tiếng nói hơi khác với người Bắc,người Trung.Nhân dạng người Nam cũng có những nét khác người miền Bắc và Miền Trung,mà ngày nay,chỉ những người có con mắt tinh tế mới có thể nhận thấy sự khác biệt này.Đấy là chưa kể tính bộc trực,thẳng thắn,không quanh co trong cách cư xử và nói năng của người Miền Nam thì ai cũng nhận thấy.
    Miền Nam so với Miền Bắc và Trung,đất rộng người thưa hơn,dễ làm ăn nên đa phần khi đã đến đây,ai nấy đều thích ở lại lập nghiệp.Riêng từ khi Gia Long thống nhất lãnh thổ,số dân,quan , lính tráng và viên chức được đưa vào để ổn định,mở mang và khai khẩn là rất đông.Đến thời Pháp thuộc việc mộ phu vào làm cao su trong Nam cũng tăng thêm dân số,dù bị thực dân bóc lột cũng ít người chịu trở về quê cũ,nhiều người còn trở nên giầu có,như trước 1975,ai cũng biết có những chủ tiệm giầy nổi tiếng giầu có ở đường Lê Thánh Tôn Sài Gòn là cựu dân phu đồn điền cao su.Khi biến cố Hiệp Định Genève 1954 cũng có gần triệu người đổ vào đây và cuối cùng sau khi Thống Nhất đất nước 1975, số người đủ các vùng miền và thành phần xã hội đến sinh sống ở miền Nam có lẽ đã trên nhiều triệu người và sẽ còn nhiều người nữa đang tìm cách vào Miền Nam lập nghiệp.Mà Sài Gòn trước tiên là cái túi chứa di dân đầu tiên trước khi họ lan tỏa sang các vùng khác.Dù đã có nhiều người bỏ nước ra đi sau 1975 nhưng thế vào đó con số nhiều hơn từ nơi khác đến thay chỗ.
    Chính vì thế người Sài Gòn ngày nay chắc đã khác xa người Sài Gòn trước năm 1954 và cũng khác xa người Sài Gòn trước năm 1975.
    Người Sài Gòn trước năm 1954 có thể mời bạn vào ngủ nhờ trong nhà một đêm khi bạn lỡ bước mà không ngại ngùng gì,dù chẳng hề biết bạn là ai,còn cấp cho bạn nước uống và thậm chí cả thực phẩm nữa.
    Người Sài Gòn trước năm 1975 thì cùng lắm cho bạn ngủ nhờ ngoài cửa,cho bạn nước uống,nhưng cửa phải khóa chặt
    Người Sài Gòn ngày nay thì khác,trẻ chẳng kính già còn lấn đường đi của người già nữa,chuyện dắt người già qua đường ngày nay còn nhưng rất hiếm,việc nhường chỗ cho người già và tàng tật trên xe buýt tuy có nhắc nhở nhưng cũng ít bạn trẻ quan tâm.Nuôi con cháu trong nhà thì hay bị nó chôm chĩa đồ.Nuôi người giúp việc thì phải trông chừng cẩn thận nếu không có ngày nó dọn đồ trong nhà của bạn đi mất.Có người đã bị chết oan vì con dẫn bạn về nhà ngủ qua đêm, khách trọ giết cả mẹ lẫn con còn cướp cả của cải trong nhà.Chuyện cháu cướp tiền vàng của ông bà cha bác hoặc cạy tủ của bà con khi đến chơi nhà là chuyện cơm bữa.Thế nên cho ai vào ngủ trong nhà là việc ngày nay mọi người cần cân nhắc.Chính vì thế tình cảm giữa bà con với nhau cũng không còn được như xưa chứ đừng nói đến tình làng nghĩa xóm hay tình dân tộc nghĩa đồng bào vì mọi người luôn phải đề phòng nhau !

    Ở Sai Gòn ai hỏi thăm đường thì bạn nên cẩn thận giữ những món đeo trên người coi chừng bị giựt.Bạn bị tai nạn té xe mà có người đến đỡ bạn dậy thì hãy trông chừng cái xe và túi đồ đeo trên xe kẻo nó sẽ biến mất với đồng bọn kẻ tốt bụng.Việc người đi đường thành kẻ trộm cướp hoàn cảnh là khi có người gặp nạn rơi vãi của cải ra đường thì lập tức đám đông trở thành kẻ hôi của.Mới đây một người bị cướp giựt túi tiền,kẻ cướp không lấy được làm rơi vãi tung ra đường,những người đi gần liền vơ vội vào túi mình rồi chuồn thẳng,khiến nạn nhân chỉ biết đứng ngẩn ngơ không hiểu gì cả.Một xe tải chở bia,nước ngọt bị lật,đổ tung tóe,dân cư ở gần cứ việc lượm vô tội vạ đem về nhà !Không khác chi ở các xứ man di mọi rợ.Hay là hiện nay nước ta đã trở lại thời man di ?Hay chỉ mới bắt đầu đi thụt lùi?





    Trường học hiện nay có nhiều điều kể mãi không hết ,nếu nghe các thầy cô và học sinh kể lại .Đúng là đủ cả hỉ nộ ái ố .Nào gạ tình lấy điểm,nào bằng dỏm bằng giả,nào thầy đánh ghen học trò,học trò đánh ghen thầy cô,học trò rượt chém thầy,tạt át xít vào thầy ngay tại lớp học v.v.Vụ các nữ sinh Hà Giang ồn ào một thời vẫn chưa khép lại.
    Link
    Link
    404 - File or directory not found.
    Mới mấy ngày nay lại có chuyện thầy Hiệu trưởng cắt cổ hai thầy giáo trong bữa nhậu vì nổi nóng!
    Link
    Những lễ nghĩa trong xã hội cũng thay đổi,cách xử thế ngày nay xem ra khác xa khi xưa.Lối xóm thấy nhau bất đắc dĩ mới chào còn thông thường có thấy nhau thì vờ như đang nhìn đi chỗ khác.Tổ dân phố có vẻ hay trên lý thuyết nhưng khi họp chỉ thông tin về chính quyền còn việc trong tổ thì không ai dám nói ra những bất bình của mình,sai trái của người khác vì sợ thù oán,mà có nói ra cũng chẳng giải quyết được gì chỉ cãi cọ mất thì giờ,ai cũng chỉ mong xong buổi họp để về nhà nghỉ ngơi.Vì thực chất tổ dân phố xưa nay chỉ có hình thức chứ chưa giải quyết được căn bản những vướng mắc trong cộng đồng mà cuối cùng vẫn phải nhờ đến bàn tay của Công An và luật pháp.Khi người ta không tin vào điều gì thì làm sao bảo họ tham gia tích cực vào điều đó !
    Ngày nay mọi người có thể dửng dưng với những tai họa của người khác mà có lẽ lương tâm không phải cắn rứt vì nghĩ rằng nếu mình can thiệp vào sẽ bị vạ lây,bị vu oan hay phải ra làm chứng mất thì giờ.Các hiệp sĩ bắt cướp lại bị cướp chém trả thù ….Tố giác kẻ gian thì kẻ gian chưa bị gì,người tố giác đã bị bọn chúng tấn công!

    Nói như vậy cũng không công bằng vì vẫn còn nhiều người vẫn giữ được những truyền thống văn hóa tốt đẹp xưa,nhưng cũng khó thay đổi được cục diện xã hội vì thế hệ trẻ lớn lên chỉ thấy nhan nhản những gương xấu ở khắp nơi ,mãi nhìn quen lại thấy là cách ứng xử sành điệu,đúng mực,khôn khéo và áp dụng vào cách sống của mình một cách tự động.Nhưng có bạn trẻ đã nêu ý kiến sau :

    “… ở Tỉnh lỵ, cuộc sống ôn hòa hơn thành phố nhiều, chính vì vậy, các bạn đi du lịch ở các tỉnh miền Tây, các bạn sẽ thấy nhiều phụ nữ đeo dây chuyền thật to, chả ai lo lắng như ở TP đâu các bạn. Vì, nếu có kẻ nào giật như ở TP, thì chỉ có ... 1 con đường để thoát. Ở TP thì rất nhiều đường và rất nhiều tệ nạn nên các bạn quá lo lắng đấy thôi. Tôi ví dụ, ở Phú Quốc hiện nay cũng còn rất nhiều nhà ngủ ban đêm không cần đóng cửa! Khi bạn đến du lịch, người ta cho bạn thuê xe gắn máy (xe Jupter, Suzuki , Viva, Dream, ... toàn xe Nhật, một ngày 80K, xăng thì bạn đổ. Điều này sẽ làm các bạn giật mình khi họ chẳng cần hỏi giấy CMND của bạn hay bất cứ một giấy tờ nào khác, nếu có ai đó từ TP ra lập nghiệp thì cùng lắm họ hỏi qua loa bạn ở khách sạn nào mà thôi. Thỉnh thoảng, tôi về nhà (quê tôi ở TX. Hà Tiên - Kiên Giang), nhìn thấy mấy bà chị ruột đeo dây chuyền mà tôi thấy ớn, toàn những dây cả cây vàng trở lên (tôi nói ko phải để khoe chị tôi giàu nhé, mà hầu như mấy cô gái, bà chị ở dưới ấy đều đeo như thế), Hình như đó là một "nét văn hóa" đeo thời trang bình thường. Tôi về mượn xe em tôi đi công việc, về đến nhà đậu trong sân, tay khóa cổ ngay, như thế hay bị la rầy rằng: Làm sao dắt chuyển chổ khác để đi lại?! Họ nhìn tôi với con mắt rất, rất ko thiện cảm và nói: Chú làm cứ như trên SG không bằng, ai thèm lấy mà khóa! Nhưng, người xưa nói : "Người ta không tham, chỉ tại do mình làm người ta tham mà thôi". Tốt nhất, nên cảnh giác!”

    Đấy là cách nghĩ của người Sài Gòn ngày nay,phải chăng cánh cửa tâm hồn,lòng tử tế,sự nhân ái của người Sài Gòn đã khép lại,nhường chỗ cho cái tính ích kỷ cá nhân chỉ lo an toàn cho bản thân mà không quan tâm đến người chung quanh nữa.Vì vậy mà thời gian qua rất nhiều người vẫn thờ ơ trước nạn xâm lăng phương Bắc chỉ lo hưởng thụ những gì họ đang có mà không có chút ưu tư nào tới những nguy cơ của dân tộc đang cận kề,chẳng những vậy còn dè bỉu những người có tấm lòng nghĩ tới tiền đồ của dân tộc !
    Chu Trinh
    (02 tháng 07 năm 2011)
    THƯỢNG BẤT CHÁNH HẠ TẮT LOẠN
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 08-07-2011, 07:51 PM.

    Comment

    • #3

      Nghe vẻ nghe ve
      Nghe vè xã hội...
      Giảng viên điện thoại
      Gạ gẫm học sinh
      Đổ cho vợ mình
      Để hòng thoát tội
      Quyền lực bóng tối
      Giúp kẻ giang hồ
      Cùng với ma cô
      Chém người Dũng cảm
      Dân thì chết thảm
      Bởi bác sĩ đần
      Vì bởi thân nhân
      Không tiền đưa trước
      Dân nghèo ấm ức
      Phản đối bị tù
      Thằng bác sĩ ngu
      Thì vù đi mất
      Tội ngu được thoát
      Chỉ bị chuyển ngành
      Oan thấu trời xanh
      Dân tình căm tức
      Cũng chưa có bực
      Bằng mấy thằng hèn
      Ăn của dân đen
      Đồng tiền xương máu
      Bao năm cơm áo
      Chắt chi giụm dành
      Hoặc là hiến thân
      Cho loài cầm thú
      Bao nhiêu cho đủ
      Một đống tham tàn
      Một lũ công an
      Đứng đường mãi lộ
      Mặc cho xe cộ
      Ngang dọc tung hoành
      Bao mái đầu xanh
      Giữa đường tử nạn
      Bởi lũ cướp cạn
      Nhan nhản ngoài đường
      Luật Pháp - Bất lương
      Làm sao phân biệt
      Chỉ dân thua thiệt
      Thấp cổ bé mình
      Một kiếp nhân sinh
      Cũng đành phải sống
      Ai mà phúc mỏng
      Thì phải thiệt thòi
      Dẫu chết đến nơi
      Cũng đành nằm đó
      Mạng người - mạng chó
      Biết dựa vào đâu
      Đừng có hỏi câu
      Buồn cười như thế!
      Bút Thép

      Comment

      • #4

        Cô gái tát cảnh sát giao thông giữa phố
        Một cô gái còn khá trẻ, liên tục gào rú và tát liên tiếp vào mặt và đầu cảnh sát giao thông giữa đường phố.
        Nguyên nhân ban đầu là do xe của cô gái bị 2 chiến sĩ CSGT giữ lại do vi phạm giao thông. Chiếc xe mang BKS 54-T2 5845. Biển số xe và giọng nói của những người trong clip cho thấy vụ việc xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh. Video này là do người qua đường chứng kiến ghi lại.
        Khi CSGT yêu cầu: "Dắt xe vô lề đi", cô gái vừa quát tháo vừa đẩy và tát liên tiếp vào mặt và đầu CSGT, không cho 2 chiến sĩ cảnh sát đụng vào xe. Người dân đi đường chứng kiến sự việc, bàn tán nhưng không có ai vào căn ngăn.
        Cả hai cảnh sát này đều tỏ ra khá bình tĩnh, không phản ứng trước hành vi hành hung thô bạo của cô gái với mình và tiếp tục yêu cầu người phụ nữ đứng tuổi cầm lái đưa xe lên lề đường để xử lý. Đúng lúc đó thì cô gái kia lại la hét, khóc lóc rồi ngã vật ra đường, tỏ ra khó thở trong khi người nhà (người cầm lái) thì phân bua "nhà có ba đứa con".
        (Tin tuc) - Một cô gái còn khá trẻ, liên tục gào rú và tát liên tiếp vào mặt và đầu cảnh sát giao thông giữa đường phố. Đó là những hình ảnh trong một clip dài hơn 3 phút được đưa lên Youtube ngày 3-7 vừa qua.
        Nguyên nhân ban đầu là do xe của cô gái bị 2 chiến sĩ CSGT giữ lại do vi phạm giao thông. Chiếc xe mang BKS 54-T2 5845. Biển số xe và giọng nói của những người trong clip cho thấy vụ việc xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh. Video này là do người qua đường chứng kiến ghi lại.

        Hình ảnh được ghi lại từ video
        Khi CSGT yêu cầu: "Dắt xe vô lề đi", cô gái vừa quát tháo vừa đẩy và tát liên tiếp vào mặt và đầu CSGT, không cho 2 chiến sĩ cảnh sát đụng vào xe. Người dân đi đường chứng kiến sự việc, bàn tán nhưng không có ai vào căn ngăn.
        Cả hai cảnh sát trẻ vẫn tỏ ra khá bình tĩnh, không phản ứng trước hành vi hành hung thô bạo của cô gái và tiếp tục yêu cầu người phụ nữ đứng tuổi cầm lái đưa xe vào lề đường để xử lý. Trong khi đó thì người phụ nữ phân bua với người dân xung quanh: "Nhà tui khổ lắm chị ơi, tui có 3 đứa con thôi à...".
        Sau một hồi khóc lóc, la hét và hành hung 2 cảnh sát, cô gái ngã vật ra đường, thở dồn dập. Người phụ nữ đứng tuổi vừa dìu cô gái vào lề đường vừa nói: "Nó hay xỉu lắm đó", còn hai chiến sĩ CSGT tiếp tục công việc điều khiển giao thông.
        Xem video thấy 2 anh cảnh sát xử lý hay thật, hết sức bình tĩnh, thật đúng là bản lĩnh cảnh sát nhân dân. Còn cô gái kia, thật hết sức hồ đồ, ngông cuồng, vô văn hóa không thể chấp nhận được vì bất kỳ lý do gì. Mong pháp luật xử lý nghiêm làm gương cho những kẻ ngông cuồng khác.
        Video: CSGT bị tát bay mũ giữa đường
        CSGT lại phải đu mình trên nắp capo
        Clip: CSGT truy đuổi "kẻ bất kham" giữa phố
        Video cô gái tát cảnh sát giao thông (nguồn: Youtube)

        Comment

        • #5

          Xác định cô gái tát cảnh sát giữa đường
          TTO - Những ngày gần đây, trên cộng đồng mạng có phát một đoạn video clip, trong đó có hình ảnh một cô gái tát cảnh sát giao thông ngay trên đường phố khiến nhiều người bất bình.
          Theo tìm hiểu của phóng viên TTO, vụ việc xảy ra tại đường Lê Văn Khương (P.Thới An, Q.12, TP.HCM), hai cảnh sát có mặt trong đoạn video là Nguyễn Đức Ánh (thượng sĩ) và Vũ Quang Long (thực tập sinh) thuộc đội Cảnh sát giao thông trật tự phản ứng nhanh, Công an Q.12.
          Theo lời kể của hai cảnh sát này, khoảng 16g30 ngày 2-7, họ đang thực hiện nhiệm vụ tại đường Lê Văn Khương thì phát hiện bà Trương Thị Hạnh (37 tuổi, ngụ P.Tân Thới Hiệp, Q.12) lái xe gắn máy chở theo 2 người phía sau nên đã ra tín hiệu yêu cầu dừng xe.
          Sau khi phát hiệu lệnh dừng xe, bà Hạnh chấp hành hiệu lệnh bình thường, xuất trình giấy đăng ký xe, nhưng khi hỏi bằng lái thì bà Hạnh trả lời: “Từ khi mua xe tới giờ, tôi không biết bằng lái xe là gì”.
          Thượng sĩ Ánh đã lập biên bản vi phạm hành chính và thông báo với bà Hạnh: theo quy định, cô điều khiển xe gắn máy không có bằng lái thì sẽ bị lập biên bản, tạm giữ xe 10 ngày.
          Vừa thông báo xong, bà Hạnh giằng lại đăng ký xe và có những lời lẽ nhục mạ thượng sĩ Ánh, đòi dẫn xe đi, nhưng bị cả hai cảnh sát từ chối. Lúc này người đi chung với bà Hạnh là Phạm Thị Mỹ Linh (18 tuổi, con gái bà Hạnh) dùng tay xô đẩy thượng sĩ Ánh ra giữa đường để bà Hạnh dẫn xe đi.
          Thấy bà Hạnh dẫn xe đi, anh Long đã dùng tay kéo lại, cô Linh thấy vậy nên quay qua đẩy vào người anh Long, sau đó tát liên tục vào mặt anh Long và la lớn rồi lăn ra đường xỉu.
          Suốt thời gian bị hai mẹ con bà Hạnh xô đẩy, bị bà Hạnh tát, hai cảnh sát giao thông cho biết chỉ chịu trận, sau đó báo Công an P.Thới An tới hỗ trợ.
          Ít phút sau đó, Công an P.Thới An có mặt, yêu cầu các bên liên quan về Công an phường làm việc thì bà Hạnh từ chối, vì sợ bị mất xe.
          Lúc này cô Linh tỉnh lại, tiếp tục la hét, giữ xe và nói: “Nếu muốn dắt xe của tôi đi thì hãy giết tôi trước đã”. Tình hình lúc này rất căng thẳng, người dân có mặt đông, bày tỏ sự bất bình. Thấy nhiều người bất bình, la mắng và có thái độ không đồng tình với việc vừa đánh người, vừa ăn vạ thì Phạm Minh Quang (16 tuổi, em gái của Mỹ Linh – người ngồi chung xe) đã mang theo giấy đăng ký xe đưa lại cho thượng sĩ Ánh để lập biên bản và nói: “Có gì thứ Hai tôi lên đội giải quyết”.
          Bà Hạnh lúc này cũng dịu giọng, nói: “Nó bị điên, đừng làm gì nó, tội nó” và cuối cùng đã chấp hành, về phường lập biên bản giải quyết.
          GIA MINH
          bachho -Vụ việc này tui chứng kiến từ đầu đến đuôi nè (vì trên đường tui đi làm về hôm đó là chiều thứ bảy khoảng 5 giờ chiều). Đảm bảo tính chính xác 100%. Nhìn hai anh Cảnh sát hôm đó tội lắm bị cô gái sô đẩy còn chửi rủa thậm tệ mà không nói gì. Chắc tại cô ấy là nữ nên thế
          -Ô hay, điên mà ăn diện, nhuộm tóc như dân chơi. Đồ mất dạy thì có, cái này phải quy tội chống người thi hành công vụ. Thầy giáo gạ tình học sinh thì đổ lỗi cho vợ. Giờ con mình tát liên tục, nhục mạ CSGT thì biện minh do nó bị điên. Chắc cả nhà nó điên cả lũ
          -Thật bất bình trước cảnh trong video. Cô gái có thực sự bị điên như bà hạnh nói ko?Anh con trai tại sao lại để đến hồi kết mới giao nộp giấy tờ xe? Hành động tát liên tục vào người đang thi hành nhiệm vụ như vậy là vi phạm pháp luật, hành động lăn ra ngất xỉu rồi tỉnh lại như gây hỗn loạn cả 1 đoạn đường như vậy là phá rồi trật tự công cộng. Đã làm sai còn thay nhau nhục mạ người thi hành công vụ. Chúng ta cần làm rõ đây có phải là một màn kịch do bọn chúng lập nên để bôi nhọ lực lượng bảo vệ an ninh của ta hay không, thẳng tay nghiêm trị các đối tượng trên. Với vẻ bề ngoài của cả 3 mẹ con thì tôi tin rằng đây không phải là những người không có học thức để không biết bằng lái xe là thứ j. Nếu ở Đà Nẵng thì vụ này ko chờ đến CSGT hay công an phường đâu nhé, người dân sẽ đứng ra xử đẹp cả 3 mẹ con ấy.
          - Tôi xem đi xem lại hình ảnh một cô gái ăn mặc thật hợp mốt mà lại có hành vi cư xử hết sức vô văn hóa ấy mà không thể tưởng tượng nổi. 18 tuổi, cô gái ấy được học gì ở trường, được gia đình dạy dỗ như thế nào mà có hành vi xúc phạm người khác như vậy? Rõ ràng cô ta không tiếp thu được bất cứ sự dạy dỗ nào mà còn có một tòng phạm đứng sau ủng hộ là người mẹ.
          Nếu người mẹ không cố tình có những lời lẽ thách thức công an như: "từ khi mua xe tới giờ, tôi không biết bằng lái xe là gì" hay có hành vi như cố tình đẩy xe đi dù công an không cho, rồi lại ra sức bênh vực con khi bảo "nó bị điên, đừng làm gì, tội nó",...thì cô Mỹ Linh chắc không dám có những hành vi xúc phạm công an như vậy khi biết mẹ mình đã vi phạm: chở xe tống 3, không bằng lái và chống người thi hành công vụ.
          Là một người làm công tác giáo dục, tôi nhiều lần chứng kiến các phụ huynh vào trường bênh con, lớn tiếng thách thức, thậm chí hành hung giáo viên hoặc đổ lỗi cho bạn bè lôi kéo con em họ chứ chưa bao giờ thấy được cái sai của con em mình để uốn nắn, sửa chữa,... Chúng tôi thường nói đùa rằng họ là những "phụ huynh cá biệt". Và giờ đây các em lại mang ra những hành vi cá biệt để hành xử với nhau (đánh nhau), đánh cả CSGT. Tôi thật sự đau lòng khi chứng kiến hành vi này, nó là một hồi chuông báo động về sự xuống cấp của đạo đức xã hội.
          Nhiều gia đình văn hóa, khu phố văn hóa rồi có cả phường văn hóa thế sao con người cư xử không văn hóa vẫn còn nhiều đến thế: xả rác, chửi tục, đánh nhau,...? Hành vi này của mẹ con bà Hạnh chắc chắn sẽ nhận một hình phạt thích đáng. Nhưng làm thế nào để các hành vi xấu này không tồn tại trong xã hội là một câu hỏi khó, rất khó. Tôi biết 2 chiến sĩ công an của ta thừa sức khóa tay cô Mỹ Linh khi cô tát như các anh chỉ đỡ. Điều này cho thấy bản lĩnh, biết kiềm chế của các anh.
          Tôi mong các anh tiếp tục phát huy tinh thần này.
          - Nếu đúng như bài báo viết thì mẹ con bà Hạnh cùng lúc phạm 4 tội: Lái xe chở ba, đi ngược chiều, không đội MBH, không có GPLX. Các anh CSGT xử sự rất hòa nhã và đã có chiều giảm nhẹ cho mẹ con bà Hạnh. Đối lại, bà Hạnh đã có lời lẽ nhục mạ các anh là không phải, con gái bà là Linh còn táo tợn hơn nữa. Tôi không thể tưởng tượng nổi trong xã hội lại có kẻ hồ đồ, "vừa ăn cướp, vừa la làng" như thế.
          -Thật là một hành động đáng xấu hổ và đáng bị lên án. Trước giờ nổi cộm trên các mặt báo đều là hành vi tiêu cực của lực lượng CSGT nhưng lần này thì các anh thật sự đáng được tuyên dương vì hành động khôn khéo, không đánh trả của mình. Tôi nghĩ cần có một hình phạt xứng đáng cho cô gái kia và cần công khai để người khác lấy đó mà làm gương
          -Đây là một hành vi hết sức côn đồ và vô giáo dục... trước hàng ngàn cặp mắt của người đi đường.... Mà đây là hành vi của một cô gái trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường... không thể chấp nhận được.
          Đáng trách tiếp theo là phát biểu người mẹ của cô gái lại tìm cách chống chế cho con sau sự việc xảy ra..." Bà Hạnh nói: “Con bé bị đau tim, bị suyễn và thần kinh yếu, gặp chuyện là dễ xỉu. Không hiểu sao hôm đó nó lại lên cơn làm vậy”... Bà Hạnh nên nhớ lại nếu quên thì xem lại đoạn video thì sẻ thấy con bà có bị tim hay bị suyển và thần kinh yếu hay không... Thật là mắc cười. Đúng là dưới quan điểm và sự bảo bọc nuông chìu con của người mẹ như thế thì con mới vậy .
          Chân thành khen ngợi 2 anh cảnh sát trong đó có anh Vũ Quang Long (thực tập sinh) đã hết sức bình tĩnh trước hành vi côn đồ thiếu tôn trọng luật pháp của Phạm Thị Mỹ Linh . Đề nghị lãnh đạo Công An có hình thức khen thưởng tuyên dương thích đáng cho 2 anh Nguyễn Đức Ánh (thượng sĩ) và Vũ Quang Long (thực tập sinh).
          Riêng thực tập sinh Vũ Quang Long đề nghị được đặc cách tuyển thẳng vào nhành công an.... Đề nghị xử lý về hành vi chống người thi hành công vụ”. truy tố và xử vụ án nầy là án điểm nơi địa phương của Phạm thị Mỹ Linh để răn đe.
          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 07-07-2011, 02:55 AM.

          Comment

          • #6

            Cô gái tát CSGT giữa phố bị xem xét khởi tố
            Sau khi tấn công CSGT giữa phố, Phạm Thị Mỹ Linh (18 tuổi) đã bị cơ quan điều tra xem xét bệnh lý để có cơ sở ra quyết định xử lý về hành vi “chống người thi hành công vụ”.
            Theo một lãnh đạo công an quận 12 (TP HCM), cơ quan CSĐT cũng đã tiếp nhận hồ sơ của Phạm Mỹ Linh (18 tuổi, ngụ quận 12) để xem xét làm rõ về nhân thân cũng như về bệnh lý để có thể xử lý theo đúng pháp luật.
            “Hành vi "chống người thi hành công vụ" đã rõ nhưng vẫn phải xác định người này có bệnh về tâm thần hoặc bệnh lý gì khác để làm cơ sở xem xét xử lý nghiêm, đúng theo quy định của pháp luật”, vị này cho biết thêm.
            Ngoài ra, bà Trương Thị Hạnh (37 tuổi, người điều khiển xe) bị CSGT xử phạt các lỗi như điều khiển xe gắn máy chở quá số người quy định, không xuất trình được CMND, không xuất trình được GPLX, cản trở người thi hành công vụ. Theo luật, với các lỗi này ngoài việc bị tạm giữ xe 10 ngày, người điều khiển phương tiện còn phải nộp phạt gần 3 triệu đồng.
            Trước đó, chiều 2/7, bà Trương Thị Hạnh điều khiển xe máy “kẹp 3” trên đường Lê Văn Khương (Phường Thới An, quận 12) và bị CSGT ra tín hiêu dừng xe.
            Sau khi không xuất trình được bằng lái, nghe CSGT thông báo có thể tạm giữ xe 10 ngày thì bà này giật giấy tờ lại và dắt xe đi. Khi bị cảnh sát ngăn cản thì Phạm Thị Mỹ Linh (18 tuổi, con gái bà Hạnh) đã xông vào xô đẩy, tát vào mặt CSGT rổi ngã lăn ra đường.
            Công an địa phương đã mời những người liên quan về thì bà Hạnh cho biết con gái mình bị đau tim, thần kinh yếu và không biết tại sao cô này lại hành xử vậy.
            Quốc Thắng
            Cô gái tát cảnh sát 'bị điên'
            (Đó là khẳng định của mẹ cô gái tại cơ quan công an)
            *Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ VnExpress cô gái trong video tát cảnh sát khiến cộng đồng mạng xôn xao vài ngày vừa qua là Phạm Thị Mỹ Linh, 18 tuổi. Người phụ nữ lớn tuổi đi cùng là bà Trương Thị Hạnh, mẹ của Linh. Vụ việc xảy ra tại đường Lê Văn Khương (Phường Thới An, quận 12, TP HCM) được một người đi đường quay lại và đưa lên mạng. Vụ việc trong video xảy ra khi bà Hạnh đèo Linh và con trai 16 tuổi Phạm Minh Quang bị hai cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe vì chở quá số lượng người trên xe. Khi đó bà Hạnh đã dừng xe và xuất trình giấy tờ xe nhưng lại không đưa ra được bằng lái xe của mình.
            Trước tình huống đó, một trong hai cảnh sát là thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh đã lập biên bản vi phạm hành chính và cho bà Hành biết bà bị lập biên bản và tạm giữ xe 10 ngày. Vừa nghe tới chuyện bị giữ xe thì ngay lập tức bà Hạnh giằng lại giấy tờ và bắt đầu chửi bới thượng sĩ Ánh, dắt xe đi. Lúc này Thượng sĩ Ánh và cảnh sát thực tập Vũ Quang Long đã cương quyết yêu cầu bà Hạnh chấp hành luật. Khi đó Linh bắt đầu "giúp đỡ" mẹ bằng cách xô đẩy thượng sĩ Ánh rồi lao vào tát cảnh sát thực tập Long. Sau khi đã thực hiện xong hàng loạt những hành động xúc phạm cảnh sát thì Phạm Thị Mỹ Linh lăn ra đường thở hổn hển và lả đi.
            Phạm Thị Mỹ Linh đã tát liên tiếp cảnh sát thực tập sinh Vũ Quang Long.
            Trước những hành động mất bình tĩnh gây bất bình của mẹ và chị gái, cậu con trai Phạm Minh Quang mới 16 tuổi đã tỏ ra bình tĩnh hơn, đưa giấy tờ xe cho thượng sĩ Ánh để lập biên bản và hứa "Có gì thứ Hai tôi lên đội giải quyết." Lúc này bà Hạnh cũng đã "giảm nhiệt" và phân bua: "Nó bị điên, đừng làm gì nó, tội nó" và chấp nhận về phường lập biên bản giải quyết sự việc.
            Trong những ngày qua phần lớn độc giả khi xem video đều cho rằng cô gái đã cố tình ăn vạ để không bị phạt. Nhưng sau hàng lọat những ầm ĩ không đáng có gây bất bình cho người chứng kiến thì họ vẫn phải chấp nhận án phạt vì vi phạm luật giao thông. Hiện chưa rõ việc Phạm Thị Mỹ Linh đánh cảnh sát có bị đưa ra xem xét không nhưng rõ ràng hành động của teen này là chống lại người thi hành công vụ, đủ để đưa cô ra tòa theo luật trừ khi chứng minh được tâm trí của cô không bình thường. Không ít người bất bình vì những người đại diện cho pháp luật lại có thể bị hành hung trắng trợn như thế ngay giữa đường phố đông đúc, lúc thanh thiên bạch nhật như vậy và đòi hỏi sự trừng phạt thích đáng với những người vi phạm pháp luật này.
            Hổ Còi
            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 09-07-2011, 01:19 AM.

            Comment

            • #7

              Cảnh giác với sư giả đi khất thực
              Hàng chục năm nay, hình ảnh nhà sư cầm chiếc bát đồng đi khất thực trên đường đã trở nên quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay, Thành hội Phật giáo Việt Nam khuyến cáo đa phần sư đi khất thực là sư giả.

              Một người dân quỳ xuống giữa đường sụp lạy và cho tiền sư khất thực trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM). Ảnh: Thi Ngoan.

              Buổi sáng trên đường Sư Vạn Hạnh (quận 10, TP HCM), một sư cô mặc áo cà sa vàng nâu, tay cầm bát đồng, chuỗi hạt và cây gậy nâu, chân đi dép lào, khoan thai chậm rãi bước đi. Cứ đi được một đoạn, sư cô lại quỳ xuống giữa đường cúi đầu chạm đất. Khi người dân cho tiền vào chiếc bát đồng, sư lại tiếp tục bước đi.
              Ni cô tự xưng pháp danh là Thích Nữ Liên Nghiêm, khoảng 29 tuổi. Tay chỉ lên trời và bảo: "Ở chùa trên núi Cấm, tỉnh An Giang, mới xuống đây hôm qua". Tuy nhiên khi được hỏi về giấy giới thiệu của Hội Phật giáo và mục đích của việc khất thực thì sư cô chỉ ậm ừ ngạc nhiên: "Giấy nào? Mình làm mọi thứ là từ tâm, có Phật biết, không cần ai biết...".
              Thấy sư mồ hôi nhễ nhại, bước đi khoan thai, mặt cúi xuống đất, từ các em học sinh, bác xe ôm, bà bán vé số cũng đứng lại cho tiền. Theo quan sát của VnExpress.net, cứ khoảng 5 phút lại có người lại gần bố thí, ít thì 5.000 đến 10.000, nhiều thì 20.000 đến 50.000 đồng. Sư cô đứng dậy, ngước mắt lên trời thở, miệng "Nam mô ai đà Phật" rồi lại gom tiền bỏ vào tay nải và đi.
              Đến 11 giờ trưa, ở ngã tư Sư Vạn Hạnh - Lý Thái Tổ có một thanh niên đi xe máy đến đợi sẵn và sư cô trèo tót lên xe rồi lao đi mất dạng.
              Khất thực vốn là truyền thống tốt đẹp của nhà Phật, song hiện nay đang bị nhiều kẻ lười lao động lợi dụng. Ảnh: Thi Ngoan.

              Quan sát cảnh này, ông Tư Thắng, làm nghề chở xe ôm 10 năm ở đây cho biết, cứ vài ngày lại thấy một hòa thượng khất thực như vậy xuất hiện. "Cũng nghe nói là giờ sư giả nhiều, tụi tôi đâu có cho tiền, nhưng người dân mình tốt bụng lắm, thấy động lòng là cho thôi. Mà lạ lắm nha, sư gì mà cho bánh mì hay thức ăn là không lấy đâu", ông kể.
              Trao đổi với VnExpress.net, Đại Đức Thích Phước Nguyên, Phó Thư ký kiêm Chánh văn phòng Ban Hoằng Pháp trung ương, Ủy viên hội đồng trị sự trung ương Hội Phật Giáo Việt Nam cho biết, khất thực là truyền thống từ ngàn đời của các tu sĩ Phật giáo. Trong giáo lý dạy rằng, tu sĩ không được ở yên một chỗ mà phải hàng ngày dậy sớm đi vào xóm làng để xin đồ ăn. Họ đi chân đất, mặt chỉ nhìn xuống chiếc bát đồng, không vào chợ hay đô thị và chỉ được phép nhận thức ăn từ người dân đủ để dùng trong ngày, đến khi mặt trời đứng bóng thì trở về.
              "Mục đích của việc này vừa để khơi dậy lòng từ thiện bố thí nơi mỗi con người vừa là để truyền giảng đạo giáo cho chúng sinh. Và quy định chỉ xin thức ăn đủ dùng trong ngày để các tu sĩ tránh tính tư hữu tư lợi", Đại Đức nói.

              Chỉ nên cho thức ăn, không nên cho tiền khi gặp sư khất thực. Ảnh: Thi Ngoan.
              Đồng thời Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cũng khẳng định, từ sau năm 1975 việc khất thực của nhà sư gần như không còn và không được cấp phép. Song vài năm trở lại đây, truyền thống tốt đẹp ấy của đạo Phật đang bị một số kẻ lười lao động lợi dụng để "hành nghề" mưu cầu tư lợi. Thậm chí một số nơi còn có cả một "lò" đào tạo sư giả. Vì thế các giáo sĩ khuyến cáo người dân, để tránh bị kẻ gian lợi dụng lòng từ thiện, tốt nhất không nên cho tiền sư khất thực.
              Bên cạnh đó, các tăng ni Phật tử còn cung cấp những đặc điểm của tu sĩ thật để phân biệt với sư giả như: mặc quấn y màu vàng nâu, bước đi chậm rãi, mắt nhìn xuống đất, không chú ý đến xung quanh, hai tay ôm bát đồng, không nhận tiền mà chỉ nhận đồ ăn người ta cho... Tuy nhiên theo Đại Đức Phước Nguyên thì càng ngày những thủ đoạn của kẻ lợi dụng càng tinh vi nên dễ qua mặt người dân Việt vốn tốt bụng và yêu kính các vị tu sĩ.
              "Mặc dù việc bà con bố thí là tích đức và những người mạo danh kia làm tội thì bản thân họ phải gánh tội. Nhưng trong tình hình hiện nay, để tránh kẻ gian lợi dụng, người dân có lòng tốt chỉ nên cho thức ăn chứ không cho tiền khi gặp sư khất thực (dù là thật hay giả). Điều này là phù hợp với đạo lý Đức Phật đã dạy", ông khuyên.
              Thi Ngoan (Vnexpress)
              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 16-07-2011, 03:27 AM.

              Comment

              • #8

                Vì sao công an bị hành hung?
                Vài năm gần đây, lực lượng CSGT Hà Nội liên tục bị người vi phạm Luật giao thông chống lại bằng nhiều hình thức. Nhẹ thì lăng mạ, chửi bới, nhổ nước bọt, tát; nặng thì đâm thẳng ôtô vào người, thậm chí lái xe bỏ chạy nhiều cây số khi CSGT vẫn còn bám trên nắp capô.


                Một CSGT làm nhiệm vụ trên đường Láng Hạ (Hà Nội) bị người vi phạm lái xe đâm thẳng vào người và hất lên nắp capô - Ảnh: otofun

                Theo Bộ Công an, trung bình mỗi năm có hàng trăm vụ chống người thi hành công vụ trên cả nước. Tình hình chống lại lực lượng thi hành công vụ diễn biến ngày càng phức tạp, trong đó nổi cộm nhất là lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
                Ngang nhiên hành hung
                Không chỉ CSGT mà ngay cả lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) có vũ trang cũng bị côn đồ hành hung. Điển hình, rạng sáng 6/3/2011, tổ công tác thuộc đại đội 1, trung đoàn CSCĐ Hà Nội tuần tra trên đường Minh Khai đã bị ba thanh niên đi xe máy từ phía sau ập đến dùng dao chém thẳng vào người anh Cao Thanh Tuấn. Sau khi chém trượt anh Tuấn, nhóm này tiếp tục nhảy vào chém các chiến sĩ khác, buộc một người trong tổ công tác phải nổ súng cảnh cáo mới bỏ chạy.
                Gần đây nhất là vụ côn đồ tấn công lực lượng cảnh sát hình sự, lái ôtô đâm thẳng vào cán bộ khám nghiệm hiện trường, dùng hung khí chém cảnh sát ngay trên phố Hồng Mai (Hà Nội) vào rạng sáng 10/7. Vụ tấn công này đã làm ba cán bộ cảnh sát hình sự bị trọng thương, hiện đang điều trị tại bệnh viện. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, bắt giữ các nghi can để điều tra làm rõ. Đáng chú ý, trong vụ án này các nghi can ngang nhiên gây án trước sự có mặt của lực lượng công an mặc cảnh phục.
                Theo thống kê, tính từ năm 2007 đến tháng 6/2011, chỉ riêng Hà Nội đã có 254 vụ tấn công người thi hành công vụ, làm bị thương 59 cán bộ chiến sĩ. Cơ quan công an đã khởi tố điều tra 190 vụ với 309 bị can. Theo phân tích của cơ quan công an, các đối tượng phạm tội bị xử lý chủ yếu là nam giới, có độ tuổi 18-35 và 50% số này có nghề nghiệp ổn định.
                Điều đó cho thấy tình trạng chống người thi hành công vụ có dấu hiệu trẻ hóa và chuyển từ các đối tượng không nghề nghiệp sang những người có công ăn việc làm ổn định. Trong số các vụ chống lại lực lượng công an có tới 125 vụ xuất phát từ hành vi vi phạm giao thông, 69 vụ từ vi phạm trật tự công cộng, 21 vụ từ việc giải quyết các vụ gây rối, 25 vụ xảy ra trong khi bắt giữ các đối tượng phạm tội.
                Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm - cho biết tại TPHCM, Nghệ An, Thái Nguyên, Đà Nẵng đã xuất hiện nhiều vụ nghiêm trọng, thậm chí lực lượng chức năng đã nổ súng cảnh cáo nhưng vẫn bị đối tượng phạm tội tấn công.
                Ở Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu, các đối tượng còn ngang nhiên hành hung lực lượng chức năng để giải cứu đồng bọn. Tính từ năm 1998 đến nay đã có gần 90 cán bộ cảnh sát hi sinh, trên 1.000 cán bộ chiến sĩ bị thương và phơi nhiễm HIV do tội phạm tấn công.
                Nguyên nhân
                Đánh giá về tình trạng chống người thi hành công vụ, Trung tướng Trần Đại Quang - Thứ trưởng Bộ Công an - nêu ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó nguyên nhân hàng đầu là do đối với tội phạm, lưu manh chuyên nghiệp, bản chất liều lĩnh nên rất manh động, coi thường pháp luật, sẵn sàng chống lại các lực lượng thực thi pháp luật nhằm trốn tránh pháp luật.
                Đối với người dân, do tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường, một số ít người sống buông thả, tự do quá trớn, coi thường pháp luật, thiếu tôn trọng kỷ cương phép nước, sẵn sàng chống lại bất cứ ai làm ảnh hưởng tới quyền lợi ích kỷ của họ. Một số cá nhân hiểu biết hạn chế về pháp luật, có tâm lý bất hợp tác với công an, bị xúi giục từ các phần tử xấu, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những hành vi chống đối.
                Về phía người thi hành công vụ, bản thân lực lượng công an khi thực thi nhiệm vụ có thái độ ứng xử chưa đúng mực, khả năng thuyết phục quần chúng và các đối tượng khác không cao hoặc có biểu hiện cửa quyền, hách dịch, gây ức chế cho người dân, dẫn đến một số vụ chống người thi hành công vụ. Cá biệt, có một số trường hợp người thi hành công vụ không chấp hành đúng quy định, quy trình công tác, thậm chí vi phạm pháp luật, khiến người dân phản ứng.
                Theo Đại tá Nguyễn Đức Chung - Phó Giám đốc Công an Hà Nội, CSGT hoặc CSCĐ đã xảy ra những vụ việc do lực lượng công an xử lý không đúng tác phong làm phát sinh sự chống đối của các đối tượng vi phạm. Điển hình là vụ việc xử lý xe buýt vi phạm Luật giao thông tại Hà Nội vào đầu năm 2011, cán bộ công an đã có hành vi thiếu nghiêm túc gây ức chế cho tài xế nên đã va chạm với cán bộ công an.
                Chế tài chưa đủ mạnh?
                Ông Chung cũng nhận định hành vi chống người thi hành công vụ ở Hà Nội, nhất là chống lại CSGT, CSCĐ, đang có dấu hiệu gia tăng. Nếu so với ba năm trước, giai đoạn gần đây xuất hiện nhiều trường hợp học sinh sinh viên, cán bộ nhà nước có hành vi chống lại người thi hành công vụ. Ông Chung còn cho rằng hiệu lực răn đe của pháp luật chưa đủ mạnh, chưa đủ làm các đối tượng vi phạm pháp luật sợ, điều này dẫn tới một số đối tượng có dấu hiệu coi nhẹ pháp luật, không sợ bị xử lý.
                Theo điều 257 Bộ luật hình sự quy định về “tội chống người thi hành công vụ”, khởi điểm của khung hình phạt chỉ là cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng. Ngay cả trong các trường hợp phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần, xúi giục lôi kéo, kích động người khác phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm thì khung hình phạt tù hấp nhất cũng chỉ 2 năm và cao nhất là 7 năm.
                Trong thực tế, các vụ chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ những vụ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành công vụ thì mới bị xử lý hình sự, còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ giải quyết bằng biện pháp hành chính. Đó là chưa kể quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung vẫn còn chưa đầy đủ, chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn, hạn chế khả năng đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng.
                Điều chỉnh cách thức giao tiếp của công an
                Để ngăn chặn tình trạng chống người thi hành công vụ, Giám đốc Công an Hà Nội đã chỉ đạo xử lý nghiêm các vụ việc tới mức hình sự. Ngoài ra, cán bộ chiến sĩ Công an Hà Nội phải điều chỉnh cách thức giao tiếp, ứng xử để có những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giữa người thực thi pháp luật và người vi phạm.
                Thiếu tướng Đỗ Kim Tuyến cho biết lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm sẽ tập trung thực hiện nhiều giải pháp trấn an nhằm giảm thiểu tình trạng chống người thi hành công vụ. Cùng với việc thẳng tay đối với tội phạm, lực lượng cảnh sát sẽ tăng cường chấn chỉnh thực hiện các quy trình công tác, thay đổi tác phong làm việc với nhân dân, xử lý nghiêm các trường hợp có sai phạm, tiêu cực.
                Theo Minh Quang
                Tuổi trẻ

                "Tiên trách kỷ hậu trách nhân"
                Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 16-07-2011, 05:52 PM.

                Comment

                • #9

                  Xuất hiện video công an đánh người biểu tình


                  Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

                  Cộng đồng mạng đang lưu truyền một đoạn video ngắn, được cho là hình an ninh Việt Nam mặc thường phục dẫm vào mặt người biểu tình.
                  Đoạn video chiếu chiếu hình ảnh các nhân viên an ninh mặc cả sắc phục và thường phục đang kéo một người thanh niên lên xe buýt.
                  Đồng hồ trên màn hình cho thấy cảnh này được quay lúc gần 9 giờ sáng Chủ nhật 17/07.
                  Người thanh niên nằm ngửa bị nắm tay chân, đặt nằm trên đất trước khi lôi lên cửa xe buýt. Vào thời điểm đó, một nhân viên an ninh mặc thường phục áo phông màu vàng xuất hiện ở cửa xe, lấy chân dậm thẳng vào mặt người thay niên đang nằm dưới đất khiến người này giơ tay ôm mặt.
                  Sau đó, người thanh niên bị vất lên xe.
                  Một người biểu tình khác, cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy, cho hay ông đã chứng kiến cảnh tượng này từ bên trong xe:
                  "Cậu thanh niên ấy bị họ ném bịch một phát lên xe rồi nằm xoài ra. Lúc đó tôi đã ngồi trên xe rồi. Một lúc sau thì cậu này nhổm dậy được."
                  Hình ảnh người áo vàng bạo hành với người biểu tình đã bị khống chế khiến dư luận cộng đồng mạng vô cùng bức xúc.
                  Hành xử thô bạo
                  Cuộc biểu tình hôm 17/07 diễn ra chóng vánh vì bị công an giải tán.
                  Đã có một số cáo buộc công an đánh người biểu tình, nhất là sau khi các hãng tin nước ngoài công bố hình ảnh một thanh niên bị bốn công an viên xách chân tay kéo đi.
                  Đây cũng chính là người bị đánh trong đoạn video không rõ do ai quay được ở trên.
                  Hôm thứ Hai 18/07, một blogger có nick Đông Hải Long Vương nhận mình là người trong hình.
                  Lúc bị bắt, anh đang có mặt trong đoàn biểu tình đi qua đoạn đường tàu hỏa gần phố Điện Biên Phủ.
                  Blogger Đông Hải Long Vương xác nhận rằng anh "đã bị khống chế như con lợn... mấy đồng chí công an còn đạp (sút) tổng cộng 4 phát. Đạp từ trên đạp xuống trong lúc mình đang còng queo".
                  "Trong đó có 2 phát được ăn "bánh giầy" vào mồm. Một phát trượt qua cổ. Một phát vào ngực."
                  Blogger này chia sẻ với BBC rằng anh đã từng xuống đường hai lần năm 2007 và 5 lần trong tháng 6-7/2011.
                  "Trước cuộc tuần hành một ngày, tôi đã biết cuộc trấn áp sẽ rất phũ phàng. Một cán bộ an ninh cũng đã nhắc nhở tôi về tình hình chung và của cả cá nhân tôi. Cho nên sự việc đến thì tôi cũng thấy bình thản."
                  "Tôi chỉ là một người bình thường mà thôi. Tất cả chỉ là sự bất đắc dĩ mà xuống đường."
                  Các blogger trong nước nói tên thật của Đông Hải Long Vương là Nguyễn Chí Đức, sinh năm 1976.
                  Nhân viên an ninh trong video cũng bị cáo giác là công an thuộc quận Hoàn Kiếm.

                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-07-2011, 02:56 AM.

                  Comment

                  • #10

                    Xem mấy tin tức này chỉ thêm buồn...cùng người dân với nhau nhưng ỷ quyền hống hách tự đánh người không cần biết gì hết chỉ giỏi hà hiếp dân nhưng khi gạp mấy thằng quan thầy tầu phù thì lại khúm núm sợ hãi..VN trước sau gì cũng vào tay bọn tầu vì mấy thằng công an và mấy thằng đầu xỏ ngu đần

                    Comment

                    • #11

                      Cô gái tát cảnh sát: “Em rất hối hận”


                      Thượng tá Nguyễn Văn Liêm, Phó Trưởng Công an quận 12, TP.HCM, trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM, cho biết cán bộ, chiến sĩ công an phải ứng xử khôn khéo và kiên quyết trấn áp người chống người thi hành công vụ. Khi dư luận xôn xao trước việc Phạm Thị Mỹ Linh chống đối, tát CSGT, Ban giám đốc Công an TP và Quận ủy quận 12 đã chỉ đạo phải xử lý nghiêm. Công an quận cũng đã xem xét thấu lý đạt tình việc cô Linh có bị hạn chế về thần kinh, bệnh tim mạch dễ dẫn đến hành vi quá khích, coi thường pháp luật. Qua xem xét thì cô Linh hoàn toàn bình thường, sức khỏe ổn định, vì thế cô này phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Tại thời điểm khởi tố, cô Linh chưa đủ 18 tuổi nên được cho tại ngoại. Cơ quan điều tra sẽ nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử nhằm răn đe, giáo dục phòng ngừa chung cho mọi người.
                      Đánh giá về ứng xử của hai cán bộ CSGT là Thượng sĩ Nguyễn Đức Ánh và thực tập sinh Vũ Quang Long, Thượng tá Liêm cho biết đó là cách cư xử đúng mực mà vẫn bảo đảm kỷ cương, pháp luật.
                      Mới đây, Đại tá Nguyễn Chiến Lũy, Phó Giám đốc Công an TP, đã đến Công an quận 12, trao thư khen của Công an TP cho hai cán bộ, chiến sĩ trên, đồng thời yêu cầu toàn thể cán bộ, chiến sĩ quận nói riêng phải học tập gương ứng xử của hai cán bộ chiến sĩ này.
                      Hai mẹ con Linh tại nhà khi trao đổi với phóng viên. Ảnh: ÁI NHÂN
                      Trao đổi với PV, bà Trương Thị Hạnh và cô Phạm Thị Mỹ Linh (con gái bà Hạnh) cho biết rất hối hận.
                      Bà Hạnh cho biết gia đình rất khó khăn, nhà chỉ có ba mẹ con, chiếc xe vi phạm bà phải góp hơn hai năm mới trả xong tiền mua, là phương tiện đi lại duy nhất của cả nhà. Linh kể lại khi CSGT nói sẽ giữ xe, Linh sợ sẽ bị mất xe nên bất ngờ có hành động lao vào giằng co, xô đẩy, rồi tát CSGT để cho bà Hạnh thoát xe đi. “Những ngày qua em rất hối hận. Thực sự em không hiểu tại sao em lại hành động như vậy. Khi được mời đến công an quận làm việc, em cũng đã xin lỗi các chú công an!” - Linh nói.
                      Thầy Đồng Phú Hảo, giáo viên chủ nhiệm của Linh tại Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho biết Linh đang theo học lớp trung cấp nghề thời trang của trường. Theo thầy, Linh bản tính hiền lành, lễ phép nhưng hay bị xỉu, co giật và phản ứng không bình thường...
                      ÁI NHÂN

                      Comment

                      • #12

                        Xe gặp tai nạn, nhiều người lao vào hôi của

                        Xe gặp tai nạn, nhiều người lao vào hôi của
                        SGTT.VN - Sáng ngày 28.7, trên tuyến quốc lộ 1A đoạn qua xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, chiếc xe tải chở trái cây đang lưu thông hướng Nam - Bắc bất ngờ bị lật giữa đường, trái cây tung ra nhiều người lao vào hôi của, rất phản cảm.


                        Xe ô tô tải mang biển số 47P-2149 chạy theo hướng Nam - Bắc, khi đến km 648 quốc lộ 1A thuộc xóm 16, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch thì bị lật khiến toàn bộ thùng hàng chứa trái cây đổ tung giữa đường, gây cản trở giao thông cho nhiều phương tiện giao thông qua lại khu vực này.
                        Sau khi trái cây rơi vãi, hàng trăm người địa phương và khách lưu hành trên đường lao vào hôi của, rất phản cảm.
                        Cảnh tượng gây hỗ loạn giữa quốc lộ 1A khiến đoạn đường bị ách tắc hơn bốn giờ. Người cướp trái cây bỏ vào bao, kẻ dừng xe máy chở cả thùng hàng khiến tài xế chỉ biết đứng kêu trời.
                        Chứng kiến cảnh nhiều người lao vào hôi của, nhiều người lắc đầu ngao ngán: “Họ bị nạn, đã không giúp đỡ thì thôi, lại còn tranh nhau hôi của”.
                        tin, ảnh: Quốc Nam

                        KẾT QUẢ TẤT YẾU CỦA MỘT NỀN GIÁO DỤC NHỒI SỌ
                        MỘT NỀN ĐẠO ĐỨC SUY ĐỒI
                        MỘT NỀN KINH TẾ QUÈ QUẶT
                        MỘT NỀN CHÍNH TRỊ DỐI TRÁ
                        NHƯNG TỪ KHI MẠNG INTERNET TRỞ NÊN PHỔ BIẾN CHÚNG TA ĐƯỢC NHÌN XA HƠN, RỘNG HƠN MỚI THẤY NHỮNG GÌ CHÚNG TA PHẢI NGHE HẰNG NGÀY, NÓI HẰNG NGÀY ĐỀU LÀ GIẢ TẠO.
                        -Hãy xét tât của người mình mà sửa chữa chứ cứ biện minh như một số bạn là không nên. Tôi từng thấy người ta lật úp người bị tai nạn giao thông móc ví lấy hết tiền bỏ túi rồi vứt bóp không lên xác nạn nhân và ung dung bỏ đi ngay tại trước bến xe liên tĩnh Đà Nẵng 6-1998 ! Sự giáo dục tệ, tôn giáo xuống cấp,luật pháp sơ hở...khiến người ta dửng dưng trước nỗi đau đồng loại. Ngay công an khi bắt người biểu tình vì mục đích chính đáng còn "tranh thủ" đạp mấy cái vào mặt người ta khi người ấy hoàn toàn mất khả năng né tránh hay chống đỡ thì chuyện này vẫn là một ...chuyện nhỏ !!!
                        -Việt Nam thời nay nó vậy, cái gì cũng phải "cơ hội", ko thì mất cơ hội người người nhờ "cơ hội" mà lên chức, mấy người nhờ biết tận dụng "cơ hội" mà làm giàu, nhiều người vì tự trọng bỏ qua cơ hội thì vẫn hoàn nghèo. Trong một xã hội mà giá trị của sự "cơ hội" quá lớn như hiện nay, nơi mà nhiều người vô đạo đức, kém tài nhưng có "cơ hội" là vẫn làm lãnh đạo như thường, những người kém năng lực vẫn được cho đào tạo lai xài tiếp thì thử hỏi dân ko "cơ hội " thì tin vào gì khi bằng chứng của việc sử dụng hiệu quả "cơ hội" của các bác cán bộ là quá rõ ràng? Niềm tin của dân kém thì đất nước khó phát triển, nếu người dân được đủ ăn đủ mặc, ko "thiếu trái cây" thì việc gì họ phải lấy? Đây là tư duy "no dồn đói góp" từ thời bao cấp thiếu thốn đến nay bởi vì tình trạng nghèo về tài chính dẫn đến nghèo về nhận thức, ăn ko đủ no nói gì đến đạo đức "bần cùng sinh đạo tặc" muốn tình trạng này chấm dứt chỉ có nhà nướcl àm sao cho đờis ông nhân dân được nâng cao, khi họ không còn thiếu thốn thì đạo tặc sẽ giảm. Thấy thì đau lòng nhưng hiện thực thiếu thốn về kinh tế (mấy vụ PMU 18 và Vinashin đã lấy đi của người dân và việc lãnh đạo kém tài) cộng với nền giáo dục yếu kém ( không có đất nước nào trên thế giới chấp nhận bằng cấp VN) thì nói gì đến chuyện thay đổi nhận thức miệng thì bảo "lấy dân làm gốc", "thế hệ trẻ là mầm non của tương lai" nhưng chúng được đào tạo gì? Nền giáo dục kém phát triển dẫn đến trình độ kém học thì nhiều mà ko làm được cái gì, thể dục thì bị cho là môn ko quan trọng thì sức đâu bảo vệ đất nước để làm việc tốt, còn môn đạo đức bị bỏ xó. Xem lại tình trạng giáo dục hiện nay dễ hiểu vì sao dân VN lại như vậy, dù ko cổ súy nhưng cũng dễ thấy họ là hệ lụy của sự quản lý yếu kém một cách có hệ thống mới có ngày hôm nay. Giận thì giận mà thương thì thương

                        Thientoai
                        Xem thêm:Vì sao cảnh cướp bóc không xảy ra trong thảm họa ở Nhật?
                        Chợ Vinh cháy lớn, người dân chen chân 'hôi của'
                        Một vụ 'hôi của' quá vô cảm


                        "Nhà văn nói láo nhà báo nói thêm"
                        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 28-07-2011, 06:10 PM.

                        Comment

                        • #13

                          Cảnh sát giao thông TP.HCM lại bị đánh

                          Cảnh sát giao thông TP.HCM lại bị đánh
                          Trong khi dư luận còn chưa hết bức xúc sau khi hình ảnh một thiếu nữ thẳng tay tát CSGT trên phố, những ngày gần đây, cư dân mạng đang xôn xao bàn tán clip cảnh sát giao thông TP. HCM lại bị đuổi đánh bằng gậy.
                          Ngày 29/7, Công an phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM cho biết đang phối hợp với Đội CSGT Hàng Xanh xác minh, điều tra việc một chiến sĩ CSGT của Đội CSGT Hàng Xanh bị một thanh niên chưa rõ danh tính đánh.
                          Theo hình ảnh từ video nói trên, một thanh niên mặc quần đùi, áo phông, tay lăm lăm gậy sắt tấn công liên tiếp một CSGT. Mặc dù CSGT này đã phản ứng rất bình tĩnh, dần lùi lại phía sau nhưng thanh niên trên vẫn tiếp tục dùng gậy sắt hành hung.



                          Hình ảnh ghi lại từ clip
                          Theo thông tin từ một số cư dân mạng, sự việc trên xảy ra vào khoảng 16h30 ngày 28/7, tại phía trước số 448A đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, quận Bình Thạnh, TP. HCM). Khi CSGT trên đang làm nhiệm vụ, phát hiện một thanh niên lưu thông bằng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên ra hiệu lệnh nhắc nhở.
                          Bất ngờ, đối tượng này đã văng tục và rút cây sắt giấu trong xe ra đánh tới tấp chiến sĩ CSGT. Mặc dù rất bình tĩnh nhưng cảnh sát giao thông cũng đã phải ra “đòn” vì những pha tấn công của thanh niên.
                          Trước đó, khoảng 16h30 ngày 28/7, trong khi đang điều tiết giao thông trước số 448A đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 25, quận Bình Thạnh), chiến sĩ Trần Văn Tú phát hiện một thanh niên lưu thông bằng xe máy nhưng không đội mũ bảo hiểm nên ra hiệu nhắc nhở.
                          Ngay lập tức thanh niên trên văng tục và rút cây sắt giấu trong xe ra đánh tới tấp chiến sĩ Tú. Vụ đánh CSGT được người dân quay lại, đưa lên mạng khiến nhiều người vô cùng bức xúc.
                          Đây là vụ thứ hai CSGT bị đánh tại TP.HCM. Vụ trước xảy ra trên quận 12, và cô gái tát tai CSGT đã bị khởi tố về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.
                          Theo Bee

                          Giao thông, thuế vụ, kiểm lâm
                          Trong 3 thằng đó muốn đâm thằng nào?
                          -Tôi nghĩ thằng kia nó chẳng điên khùng gì tự dưng nhảy vô đánh rồi còn thù đến mức vác dao đến đồn CSGT để tìm đâu.
                          Các vị muốn xem gương mặt CSGT tiêu biểu Bình Thạnh xin mời đến ngã tư Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng sẽ rõ. Hôm tôi đứng đó đợi bạn cách nó 10m nhìn từ đầu đến cuối nó lấy tiền như thế nào, cất tiền ở đâu, nghĩ mà kinh, hèn gì đất nước ta những thằng làm biếng con ông cháu cha cứ xin vào làm CA. Tôi đứng xem 1 lúc thì nó ra hiệu cho xe ôm qua đuổi tôi đi chỗ khác, thằng xe ôm bảo " tránh chỗ cho người ta làm ăn..." vãi chưa. Nó so với tụi cướp giật ngoài đường là mấy? tại sao nó không bị bắt đánh mà thằng cướp bị ?... mô phật, có trời mới biết!
                          VietNam Idol
                          -(Không có lữa làm sao có khói?)
                          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 30-07-2011, 07:31 PM.

                          Comment

                          • #14

                            Người tấn công CSGT là trung úy cảnh sát cơ động
                            Vụ việc xảy ra trưa 28.7 trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, được một người dân ghi lại đưa lên mạng, gây bức xúc trong dư luận.





                            Đoạn clip ghi cảnh một thanh niên hung hăng tấn công CSGT
                            Đoạn clip trên mạng chỉ chưa đầy 1 phút, mô tả một thanh niên mặc áo thun xanh, quần đùi xanh, tay cầm tuýp sắt hung hăng tấn công một CSGT mặc sắc phục.
                            Dù người dân can ngăn, nhưng thanh niên kia vẫn lao vào đánh tới tấp viên CSGT. Bị tấn công dữ dội, viên CSGT phải rút dùi cui ra vừa chống đỡ vừa thụt lui để phòng vệ…
                            Ngày 30.7, khi chúng tôi tới địa điểm xảy ra vụ việc, một số người dân chứng kiến kể lại khoảng gần 11 giờ ngày 28.7, một thanh niên mặc quần lửng, áo thun xanh đi xe gắn máy Suzuki Sport không đội nón bảo hiểm, nẹt pô thách thức CSGT đang làm nhiệm vụ tại đây.
                            Khi CSGT dùng gậy chặn lại để kiểm tra giấy tờ, thanh niên kia cho rằng CSGT đánh mình nên dừng xe và dùng thanh sắt bất ngờ tấn công CSGT đang thi hành nhiệm vụ.
                            Vụ việc diễn ra chưa đầy 10 phút, nhưng nhiều người đi đường dừng lại xem gây ra kẹt xe nghiêm trọng tại khu vực trên. Một người đàn ông chạy xe ôm tại đây còn cho biết sau khi bỏ đi một lúc, người thanh niên kia còn quay lại, mang theo hung khí tìm CSGT lúc nãy để đánh tiếp nhưng không thấy nên bỏ đi. Còn theo một lãnh đạo của Phòng CSGT, Công an TP.HCM, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Đội CSGT Hàng Xanh có báo cáo nhanh về phòng nội dung vụ việc.
                            Theo đó, trưa 28.7, CSGT Văn Thành Luân của Đội CSGT Hàng Xanh đang tuần tra trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thì phát hiện một thanh niên điều khiển xe gắn máy nhưng không đội mũ bảo hiểm. CSGT Luân yêu cầu dừng xe kiểm tra giấy tờ, thì bất ngờ người thanh niên này dùng tay tát Luân một cái. Sau đó, anh ta nhặt một cây sắt của cửa hàng nằm mặt tiền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh gần đó làm hung khí để tấn công Luân.
                            Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, sau khi vụ việc xảy ra, Công an P.25, Q.Bình Thạnh cũng đã lập hồ sơ ban đầu, ghi lời khai của một số người liên quan. Ngày 30.7, thượng tá Phan Hồng Khanh, Trưởng Công an Q.Bình Thạnh, xác nhận chiều 29.7 Công an P.25 đã chuyển hồ sơ vụ việc lên Công an quận và ông đã chỉ đạo chuyển hồ sơ này cho Đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội quận tiếp tục điều tra làm rõ.
                            Trong một diễn biến khác, sau khi tấn công CSGT, người thanh niên chạy xe về nhà và được người thân chở tới trụ sở Đội CSGT Hàng Xanh nằm dưới chân cầu Bình Triệu, thuộc địa bàn P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức tiếp tục gây hấn, tìm viên CSGT trên “tính sổ”. Lúc này, trong tay người thanh niên cầm một con dao xếp.
                            Trước tình huống phức tạp, chỉ huy Đội CSGT Hàng Xanh đã gọi trực ban hình sự Công an P.Hiệp Bình Chánh can thiệp. Công an P.Hiệp Bình Chánh đến mời người thanh niên về làm việc và thu giữ 1 con dao xếp.
                            Đáng chú ý, tại trụ sở công an phường, người thanh niên này khai tên Trần Đại Phúc (SN 1981), là cảnh sát cơ động của Công an TP.HCM. Nhận được thông tin, Ban chỉ huy Công an Q.Thủ Đức đã cho đơn vị của thanh niên này bảo lãnh về xử lý.
                            Theo vị lãnh đạo Phòng CSGT nói trên, phòng đã yêu cầu Đội tham mưu của phòng làm báo cáo gửi Ban giám đốc Công an TP.HCM xem xét xử lý vụ việc. Còn một lãnh đạo Văn phòng Công an TP khẳng định: “Công an TP sẽ xử lý nghiêm vụ việc”.
                            (theo thanhnien)
                            Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 31-07-2011, 01:47 AM.

                            Comment

                            • #15

                              Trung đoàn cảnh sát cơ động TP HCM đã quyết định tạm đình chỉ công tác của trung úy Trần Đại Phúc (30 tuổi), người tấn công cảnh sát giao thông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh) hôm 28-7.

                              Công an tư cách phải nghiêm minh
                              Tác phong chững chạc phải giữ mình
                              Giữa phố côn đồ anh đánh đấm
                              Về phường rượt đuổi kẻ thất kinh
                              Nhân thời vô học không tri lý
                              Ngọc khéo giũa mài sẽ lung linh
                              Trong tù đạo đức nên ôn lại
                              Cấp trên phải xử, chớ dung tình
                              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 01-08-2011, 06:05 PM.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom