• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Việt nhìn lại người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Việt nhìn lại người Việt

    Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

    Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.
    Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?
    Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:
    “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”
    Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:
    “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”. Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật: “Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”… Không vì những ý kiến thẳng thắn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.
    Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.
    Người Việt có những tính tốt nào?
    Người Việt hiếu học ư? cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa.
    Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.
    Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc. Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.
    Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp…
    Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không?
    Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!! Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí.
    Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.
    Người Việt có những tính xấu gì?
    Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được.
    Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.
    Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?
    Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.
    Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
    Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.
    Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được.
    Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!? Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.
    Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.
    Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.
    Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi. Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…
    Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.
    Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau. Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.
    Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.
    Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theokịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?
    Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thếchiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.
    Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân…
    Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn.
    Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép. Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ.
    Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.
    Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào?
    Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.
    Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.
    Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào?
    Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?
    Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.
    Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời. Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy?
    Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.
    Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:
    - “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác”.
    Người Nhật thì chủ trương:
    - “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.
    Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, “Việt kiều” gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP)khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa.
    Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.
    Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác?
    Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu?
    Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.
    Tiến Nguyễn
    Sưu tầm
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 23-06-2011, 05:33 PM.
    Similar Threads
  • #16

    Vụ một cảnh sát cơ động tấn công CSGT: Người trong cuộc nói gì?
    TT - Liên quan vụ tấn công cảnh sát giao thông, viên trung úy cảnh sát cơ động nói khi xô xát không nhớ có dao trong túi, còn một đại úy cảnh sát giao thông cho rằng viên cảnh sát cơ động đã "rút dao tấn công tôi".
    Tối 1-8, phóng viên Tuổi Trẻ đã liên lạc với trung úy cảnh sát cơ động Trần Đại Phúc - người được cho là dùng gậy tấn công cảnh sát giao thông (CSGT) vào trưa 28-7, gây xôn xao dư luận trong mấy ngày qua.
    Qua điện thoại, trung úy Trần Đại Phúc cho biết anh đã bị tạm đình chỉ công tác, hiện ở tại đơn vị để tường trình vụ việc và chờ xác minh, kết luận của cơ quan chức năng.
    Lời kể của trung úy Phúc
    Anh Phúc kể trưa hôm đó anh chạy xe Suzuki Sport, không đội mũ bảo hiểm, đi mua bánh mì ở tiệm gần nhà. Khi về đến khúc cua giao giữa đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường D5 (P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) thì bị một cú đập mạnh từ phía sau vào vai và đầu. Anh dừng xe lại, nhận ra người đánh là một CSGT, anh hỏi: “Sao anh lại đánh tôi?”. CSGT không trả lời mà vung gậy đánh tiếp khiến anh phải vứt xe bỏ chạy, người CSGT lập tức đuổi theo.
    Trong lúc bỏ chạy, anh nhặt một thanh kim loại nhẹ và dẻo giống như nhôm để chống trả, hai bên xô xát với nhau. “Khi đẩy được anh CSGT vào nhà bên đường, tôi nói cho anh đó biết tôi là cảnh sát cơ động và anh đó cũng nhận lỗi là đánh lầm vì thấy tôi mặc quần đùi, đầu trần, chạy xe Suzuki Sport nên tưởng là dân đua xe. Sau đó anh CSGT ra xe đi trước” - anh Phúc cho biết.
    Giải thích về vụ việc xảy ra sau đó tại trụ sở Đội CSGT Hàng Xanh (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức), anh Phúc thuật lại: “Sau khi xô xát với anh CSGT, tôi về nhà kể lại với ba tôi. Ba tôi nghe xong, lấy xe máy chở tôi sang trụ sở Đội CSGT Hàng Xanh ở bên kia cầu Bình Triệu xin gặp chỉ huy đội để tường trình về việc anh CSGT kia thực hiện không đúng điều lệnh và đánh tôi vô cớ. Lúc đến nơi, tôi và ba tôi vào phòng trực ban xin gặp chỉ huy. Một anh ở trong phòng nói cán bộ trực ban ăn cơm phía sau, tôi ra phía sau thì gặp một anh đang cởi trần ăn cơm. Tôi với ba tôi xin gặp chỉ huy, anh này cho biết đang giờ nghỉ trưa, hẹn 14g quay lại. Tôi với ba tôi nói chỉ muốn gặp chỉ huy vài phút để tường trình, nhưng không được nên tôi có lớn tiếng".
    "Sau đó, có một anh CSGT từ trong phòng đi ra cầm khẩu súng ngắn chĩa vào đầu tôi dọa bắn. Tôi sợ quá, vội thò tay vào túi quần lấy điện thoại định gọi báo công an phường. Lúc này bất chợt con dao xếp từ trong túi tôi rớt ra ngoài. Đây là con dao trước đó tôi dùng gọt trái cây hai vợ chồng ăn, khi vợ hối thúc đi mua bánh mì rồi đi đón con, tôi bỏ luôn vô túi. Khi xô xát với anh CSGT ở ngoài đường tôi cũng không nhớ là mình có con dao trong túi. Lúc con dao mới rớt ra đất, tôi cúi xuống nhặt con dao, mấy anh CSGT ở đây xông vô đánh tôi và đánh cả ba tôi nữa”.
    Lời kể của cha trung úy Phúc
    Tiếp xúc với phóng viên Tuổi Trẻ tại nhà riêng, ông Trần Đại Phước - ba của trung úy Trần Đại Phúc - cho biết con mình có kể lại sự việc va chạm với CSGT. “Thấy con mình không đội mũ bảo hiểm là sai, nhưng nghe thuật lại là bị CSGT vô cớ đánh, tôi cũng nguyên là cán bộ công an, thấy không chịu được nên đưa con qua đó với ý định gặp anh em chỉ huy để tường trình và khiếu nại. Lúc đó tôi cũng quên coi đồng hồ, không biết là đã đến giờ nghỉ trưa” - ông Phước nói.
    Ông Phước nhìn nhận khi bị từ chối không cho gặp chỉ huy Đội CSGT Hàng Xanh, anh Phúc có nóng nảy và to tiếng. Ông Phước cũng khẳng định có việc một CSGT chĩa súng dọa bắn và có gần 10 người vây lại đánh anh Phúc. Ông Phước kể: “Tôi la lên cha con tôi cũng là công an, sao mấy anh lại đánh như vậy. La làng không được, tôi lấy điện thoại ra chụp ảnh thì bị ba anh CSGT kéo tách ra ngoài và đánh. Sau đó họ tước điện thoại của tôi, xóa hết hình ảnh đã chụp rồi mới trả lại”.
    Ông Phước cho hay lúc công an phường có mặt, anh Phúc đã bị đánh khá nhiều, mặt mũi chảy đầy máu. Sau đó lãnh đạo đơn vị công tác của anh Phúc cũng đến nơi. “Tôi trình bày lại sự việc với công an phường và lãnh đạo hai bên, sau đó các anh thống nhất đây chỉ là sự việc hiểu lầm lẫn nhau nên mới xảy ra chuyện. Các bên lập biên bản hòa giải, tôi đồng ý không khiếu nại việc con tôi bị đánh. Tôi tưởng sự việc giải quyết vậy rồi thôi, chứ không nghĩ rằng được nhiều người quan tâm và gây bức xúc đến vậy”.
    “Lúc ông và con ông bị đánh ở trụ sở Đội CSGT Hàng Xanh, có lãnh đạo nào của đội có mặt chứng kiến và can ngăn không?” - chúng tôi hỏi. “Lúc đó có anh Đức đội phó và một anh nữa mà sau này tôi mới biết là đội trưởng, cấp bậc trung tá” - ông Phước nói.
    NGUYỄN TRIỀU
    -------------------------
    “Anh Phúc rút dao tấn công tôi”

    Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, đại úy CSGT Nguyễn Đoàn Phúc (cùng đơn vị với thượng sĩ Văn Thành Luân) cho biết lúc 12g15 ngày 28-7, khi đang ngồi ăn cơm tại bếp ăn tập thể của cơ quan, bất ngờ có một thanh niên (sau xác định là Trần Đại Phúc) xông vào la hét rồi chửi bới và yêu cầu đại úy Nguyễn Đoàn Phúc cho gặp lãnh đạo để giải quyết vụ việc.
    Lúc này đại úy Nguyễn Đoàn Phúc mời Trần Đại Phúc ra khỏi trụ sở của cơ quan và hẹn đến 13g30 trở lại sẽ có lãnh đạo tiếp giải quyết vụ việc. Thế nhưng Trần Đại Phúc tiếp tục la lối, phản ứng và văng tục, yêu cầu cho gặp lãnh đạo ngay.
    Đại úy Nguyễn Đoàn Phúc đành mời Trần Đại Phúc ra gặp trực ban để liên hệ công tác, trình bày yêu cầu. Thay vì ra phòng trực ban, Trần Đại Phúc lại “tiếp tục la hét, đồng thời rút dao gấp trong túi quần ra tấn công tôi” - đại úy CSGT Nguyễn Đoàn Phúc nói.
    Ngay khi tránh được cú tấn công, ông được một số anh em chiến sĩ cùng đội chạy ra hỗ trợ, khống chế Trần Đại Phúc và tước con dao đang cầm.
    Đ.TUYÊN
    -------------------------
    Sẽ xử lý nghiêm hành vi chống người thi hành công vụ
    Chiều 1-8, đại tá Lê Anh Tuấn - chánh văn phòng Công an TP.HCM - cho biết sáng cùng ngày, ban giám đốc Công an TP đã có cuộc họp và quyết định đình chỉ công tác trung úy Trần Đại Phúc, thuộc tiểu đoàn cảnh sát cơ động số 1, trung đoàn cảnh sát cơ động thuộc Công an TP.HCM, để cơ quan điều tra làm rõ hành vi chống người thi hành công vụ. Trước đó, ngay khi xảy ra sự việc, ban giám đốc Công an TP chỉ đạo giao cho Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh làm rõ vụ việc.
    Theo đại tá Tuấn, sau khi xem xét một đoạn video clip có cảnh một người đàn ông dùng gậy tấn công CSGT được phát tán trên mạng, Công an TP đã yêu cầu các cơ quan có liên quan tiến hành xác minh. Qua đó, xác định người tấn công CSGT là trung úy Trần Đại Phúc, người bị tấn công là thượng sĩ Văn Thành Luân (Đội CSGT Hàng Xanh, thuộc Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an TP.HCM).
    Đại tá Lê Anh Tuấn cho biết đoạn video clip phát tán trên mạng cho thấy hành vi chống người thi hành công vụ của trung úy Phúc khá rõ, hành vi này sẽ được xử lý nghiêm. Ngoài việc bị xử lý theo luật, trung úy Phúc còn phải chịu những hình thức kỷ luật khác của ngành công an. Khi có kết quả điều tra, Công an TP sẽ công bố các hình thức kỷ luật và các quyết định khác.
    Cùng ngày, lãnh đạo Bộ Công an cũng đã có văn bản chỉ đạo Công an TP nhanh chóng làm rõ vụ việc, sớm có các quyết định xử lý và công bố tới các phương tiện truyền thông.
    G.Minh

    Comment

    • #17

      Đâu là sự thật vụ CSCĐ đánh CSGT?
      Nội bộ ngành đề nghị xử mức cao nhất đối với trung úy Trần Đại Phúc – người hành hung CSGT trong đoạn clip phát tán trên mạng Youtube; tuy nhiên nhiều lời khai, tường trình các bên cho thấy sự việc… không hề đơn giả.
      Đề nghị khai trừ Đảng, tước quân tịch trung úy Phúc
      Liên quan vụ 1 CSGT bị tấn công dã man giữa phố, theo nguồn tin của VietNamNet, trong chiều 2/8 trung đoàn CSCĐ (PC18) – Công an TP.HCM có buổi họp xem xét hình thức kỷ luật đối với trung úy Trần Đại Phúc (SN 1982, công tác tại tiểu đoàn CSCĐ số 1 thuộc PC18, Công an TP.HCM).
      Được biết, kết thúc buổi họp đã đề nghị mức kỷ luật đối với trung úy Phúc là khai trừ khỏi Đảng, tước quân tịch. Tiếp xúc với PV VietNamNet vào chiều 2/8, trung úy Phúc xác nhận thông tin này là chính xác nhưng chỉ ở mức đề nghị, chứ chưa có quyết định chính thức.

      Trung úy Trần Đại Phúc thừa nhận đoạn clip trên mạng là đúng với những gì xảy ra nhưng là sự thật chưa đầy đủ
      “Những gì phản ánh trong đoạn clip trên mạng là đúng sự thật, tôi thừa nhận sai phạm của mình, chứ tôi không chối bỏ. Nhưng đó chỉ là một phần của sự thật mà thôi. Hình phạt như thế đối với tôi cũng như gia đình tôi là quá nặng, tôi mong muốn cơ quan công an sớm làm rõ bản chất của vụ việc” – Trung úy Phúc khẳng định như thế khi trao đổi về vụ việc.
      Anh Phúc tường trình, trưa 28/7, đang điều khiển xe gắn máy, không đội nón bảo hiểm đi mua bánh mỳ gần nhà. Khi đi đường đường D5 ra đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, bất ngờ thấy 1 CSGT (tức thượng sỹ Văn Thành Luân) từ ngay giữa lòng đường chạy theo sau dùng gậy đánh mạnh vào đầu, vai. Mà theo trung úy Phúc, trước đó không thấy người CSGT này dùng còi hoặc ra hiệu dừng xe.
      Lời kể của anh Phúc, do bị đánh bất ngờ nên tấp xe vào lề, buông lời hỏi “tại sao mày đánh tao?” thì bị thượng sỹ Luân dùng cùi chỏ đánh vào mặt, làm bể kính. Anh Phúc dùng tay đỡ và quăng xe giữa đường chạy đến cạnh 1 hàng quán, giật 1 chiếc xô inox để tấn công nhưng bị người buôn bán bên đường giật lại nên cuối cùng nhặt 1 đoạn nhôm (mà theo anh Phúc là nhôm nhẹ) để tấn công lại thượng sỹ Luân đúng những gì mà đoạn clip phản ánh.
      “Khi giằng co, tôi có nói vời thượng sỹ Luân rằng tôi cũng là lính cơ động, có gì vào nhà nói chuyện. Vào cửa hàng bên đường, tôi giải thích cũng là người trong ngành Luân có xin lỗi, đều là anh em nên huề. Luân bỏ ra về trước, còn tôi ra đường dựng xe và về nhà” – anh Phúc khẳng định
      Theo anh Phúc, khi về nhà, anh kể chuyện xảy ra ngoài đường với cha ruột là ông Trần Đại Phước (là một cựu công an). Ông Phước liền chở Phúc đến đội CSGT Hàng Xanh thuộc Phòng CSGT đường bộ – đường sắt (PC67) – Công an TP.HCM để góp ý về cách hành xử của người CSGT trẻ.
      Tuy nhiên, tại đây, anh Phúc không được tiếp xúc với lãnh đạo đội nên đã lớn tiếng.
      Đặc biệt theo giải thích của anh Phúc, thì 1 người thanh niên cởi trần, mặc quần đùi xuất hiện rút súng ngắn gí vào đầu anh dọa bắn nên anh móc ĐTDĐ để gọi nhờ cơ quan công an địa phương can thiệp. Thế nhưng trong lúc quýnh quáng anh Phúc đã làm rơi 1 con dao xếp trong túi quần.
      Khi cúi xuống nhặt thì bị hơn 10 người, mà anh Phúc cho rằng đó CSGT đội Hàng Xanh, chủ yếu là cởi trần, mặc quần đùi xông vào đánh hội đồng tước đoạt con dao và giao cho cơ quan công an địa phương xử lý.
      Nhiều mâu thuẫn?
      Lý giải về việc có con dao xếp trong túi áo, anh Phúc nói, đó là con dao mà vợ chồng anh dùng để gọt trái cây ăn ở nhà. Và khi lấy xe đi mua bánh mỳ thì bỏ vào trong túi luôn, hoàn toàn không có mục đích sử dụng để gây hấn với thượng sỹ Luân cũng như khi đến đội CSGT Hàng Xanh làm việc.
      Ông Phước kể, tại đội CSGT Hàng Xanh, khi chứng kiến con bị đánh hội đồng, ông có hô hoán và nhờ một người lớn tuổi, mặc thường phục gần đó can ngăn, tuy nhiên người này làm lơ.


      Gia đình trung úy Trần Đại Phúc cung cấp hình ảnh và cho rằng đó là những dấu vết mà Phúc bị đánh hội đồng ngay tại đội CSGT Hàng Xanh nhưng lãnh đạo đội này cũng chưa lên tiếng.
      Theo ông Phước thì sau này ông biết được đó chính là trung tá Nguyễn Văn Thương – đội trưởng đội CSGT Hàng Xanh. Ngoài ra ông Phúc có đơn trình bày là khi kêu cứu nhưng không ai can thiệp thì ông rút ĐTDĐ ra chụp 7 – 8 tấm hình lúc con ông bị chĩa súng vào đầu, thì bị 3 người CSGT xông đến đánh đập, “cướp” ĐTDĐ và hơn 1h sau thì họ mới trả và những tấm hình đã chụp cũng… biến mất’.
      Theo nguồn thông tin riêng của VietNamNet, ông Nguyễn Đức Chánh (SN 1978, ngụ KP.1, P.Tân Thới Hiệp, Q.12, là giáo viên) – một nhân chứng chứng kiến toàn bộ vụ việc, đã có đơn gửi cơ quan CSĐT xác nhận rõ vụ việc.
      Theo đó, ông Chánh đã chứng kiến CSGT (tức thượng sỹ Luân) đã dùng gậy đuổi theo sau và đánh vào vai của người thanh niên (tức trung úy Phúc), chứ không hề ra hiệu dừng xe, sau đó có dùng cùi chỏ tay phải đánh vào đầu anh Phúc. Cũng theo nhân chứng Chánh thì anh Phúc có tát thượng sỹ Luân rồi những diễn biến tiếp theo giống như đoạn clip mô tả.
      PV VietNamNet có liên hệ qua số ĐTDĐ của thượng sỹ Văn Thành Luân, tuy nhiên số điện thoại nằm ngoài vùng phủ sóng.
      Được biết, sau 5 ngày xảy ra vụ việc, 1 trong 2 “nhân vật chính” trong đoạn clip, tức thượng sỹ Luân vẫn chưa có tiếng nói chính thức nào về vụ việc. Tuy nhiên, theo tường trình của thượng sỹ Luân gửi Đội CSGT Hàng Xanh và các đơn vị có liên quan, thì khi phát hiện người thanh niên (tức trung úy Phúc, lúc đó mặc thường phục) đi xe gắn máy không đội nón bảo hiểm nên chỉ ra hiệu dừng xe. Khi tấp vào lề, anh Phúc văng tục chửi thề, và bất ngờ tát tai, rồi rút hung khí gần đó tấn công.
      Liên quan đến những lời “tố” của trung úy Phúc rằng khi vào Đội CSGT Hàng Xanh thì bị CSGT ở đây chĩa súng vào đầu, bị hơn 10 người vây đánh hội đồng cả hai cha con, chúng tôi có liên hệ với Trung tá Trần Văn Thương – Đội trưởng đội CSGT Hàng Xanh.
      Thế nhưng trung tá Thương nói rằng “chuyện trung úy Phúc nói như thế nào thì đó là chuyện của anh Phúc. Hiện Ban giám đốc công an TP.HCM đã chỉ đạo các đơn vị liên quan làm rõ và chúng tôi không thể cung cấp thông tin gì thêm”.
      Một số CSGT (đề nghị không nêu tên) khẳng định là không có ai rút súng thị uy cũng như không có chuyện anh Phúc bị đánh hội đồng ở Đội CSGT Hàng Xanh. Về việc những vết thương, hình ảnh máu me mà trung úy Phúc cùng cấp thì những người này cho rằng, lúc họ xông vào giằng co, tước đoạt con dao từ tay anh Phúc thì bị va chạm, thương tích?
      Nhiều lãnh đạo của Phòng PC18 và công an TP.HCM khi PV liên hệ thì cho rằng, vụ việc đang được điều tra, xác minh từng bước và cơ quan công an sẽ xử lý nghiêm, không có sự nhân nhượng, bao che nào đối với cán bộ chiến sĩ trong ngành cả.
      Được biết, liên quan đến vụ việc này, hiện Bộ Công an có văn bản chỉ đạo Ban giám đốc Công an TP.HCM sớm làm rõ vụ việc, xử lý nghiêm những cá nhân có vi phạm.
      Giám đốc Công an TP.HCM: Không du di, bao che
      Đó là ý kiến của thiếu tướng Nguyễn Chí Thành - ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, giám đốc Công an TP.HCM – khi đề cập vụ trung úy cảnh sát cơ động tấn công cảnh sát giao thông. Ông Thành nói:
      - Chúng tôi đã cho đình chỉ công tác trung úy Trần Đại Phúc (cảnh sát cơ động), yêu cầu viết tường trình vụ việc và giao thanh tra Công an TP, cơ quan điều tra xác minh. Khi có kết quả điều tra, ai sai phạm tới đâu sẽ xử lý tới đó. Công an trước hết phải là một công dân, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo luật định, không có chuyện vì là công an thì bị xử nặng hơn hay được xử nhẹ hơn. Bên cạnh đó, những người là công an còn phải chịu kỷ luật của ngành, mức cao nhất là tước danh hiệu công an nhân dân.
      Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những sai phạm gần đây của một số cán bộ chiến sĩ?
      - Công an TP với lực lượng đông, hoạt động của cán bộ chiến sĩ công an là độc lập theo nhiệm vụ. Không phải lúc nào cũng có chỉ huy kèm bên cạnh, nếu cán bộ chiến sĩ không thường xuyên rèn luyện, không có bản lĩnh thì rất dễ vi phạm điều lệnh, thậm chí vi phạm pháp luật. Điều này không chỉ có cán bộ chiến sĩ gặp, ngay cả lãnh đạo cũng có thể vấp.
      Do đó, cuộc vận động “Công an nhân dânchấp hành nghiêm điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ” cần phải làm thường xuyên, liên tục, đi sâu vào từng cán bộ chiến sĩ. Cuộc vận động cũng nhằm mục đích làm sao để người dân, các cơ quan, tổ chức giám sát, phát hiện sai phạm, thiếu sót của cán bộ chiến sĩ để lực lượng công an chấn chỉnh.
      Gần đây liên tục xảy ra các vụ người dân tấn công cảnh sát, nay có cảnh sát tấn công cảnh sát. Ông có cho rằng đạo đức của một bộ phận công an “có vấn đề”?
      - Theo thống kê trên cả nước, số vụ việc chống người thi hành công vụ đang có chiều hướng gia tăng. Tại TP.HCM tình trạng này xảy ra ít, số vụ việc có nhưng không đáng kể. Phần lớn các vụ việc chống người thi hành công vụ đều có liên quan tới cảnh sát giao thông, một số liên quan tới các chiến sĩ cảnh sát nghĩa vụ, những người trẻ.
      Cũng phải nhìn nhận thẳng thắn thường lực lượng cảnh sát giao thông làm việc độc lập ngoài đường, cán bộ chỉ huy nếu không giáo dục, quán triệt kỹ cộng thêm tính cách của mỗi người, chịu tác động của môi trường nắng mưa, bụi bặm, ô nhiễm. Những bức xúc đó thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ ứng xử, lời nói, hành động không đúng mực khiến người vi phạm bức xúc, có thể xảy ra xung đột nhất thời.
      Công an TP có giải pháp gì để chấn chỉnh lực lượng, nâng cao văn hóa ứng xử với dân, phục vụ dân?
      - Nhiều năm nay Công an TP đã làm các công tác phong trào, cải cách thủ tục hành chính, thành lập các lực lượng phản ứng nhanh để phục vụ dân ngay khi dân cần. Từ năm 2007, Công an TP có bộ quy định về quy tắc ứng xử của Công an TP.HCM, trong đó quy định quy trình hoạt động của từng cơ quan, đơn vị; từng cơ quan, đơn vị lại có quy trình cho từng vị trí công tác, tiếp xúc với dân. Cán bộ chiến sĩ nào vi phạm quy trình thì bị xử lý theo quy định của ngành, vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo luật, không có nể nang, bao che.
      (Theo Tuổi Trẻ)
      KHÔN TRONG TÀN BẠO LÀ KHÔN DẠI
      DẠI BIẾT ÔN HÒA ẤY DẠI KHÔN
      Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 03-08-2011, 07:52 PM.

      Comment

      • #18

        Cùng ngày, đại tá Phan Hồng Khanh, trưởng Công an Q.Bình Thạnh, xác nhận với Tuổi Trẻ: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.Bình Thạnh đã ghi lời khai của một nhân chứng là người chứng kiến từ đầu vụ việc trung úy Trần Đại Phúc và thượng sĩ Văn Thành Luân (đội CSGT Hàng Xanh, Công an TP) đánh nhau vào ngày 28-7.
        Theo đơn của anh Nguyễn Đức Chánh (33 tuổi, ngụ Q.12) - người được Công an Q.Bình Thạnh ghi lời khai - thì trưa 28-7, anh chứng kiến thượng sĩ Luân dùng gậy điều khiển giao thông đập vào vai của trung úy Phúc.
        Lúc này trung úy Phúc đang đi xe gắn máy nhưng không đội nón bảo hiểm.
        Sau khi đập vào lưng, thượng sĩ Luân còn dùng cùi chỏ đánh vào đầu của trung úy Phúc
        .
        Trung úy Phúc quay ra hỏi: “Mày làm gì đánh tao?”, rồi tát vào mặt thượng sĩ Luân, thượng sĩ Luân dùng gậy đánh lại, sau đó hai bên đánh nhau như trong clip đã quay được.
        GIA MINH

        Một cảnh đánh nhau giữa trung úy Phúc và thượng sĩ CSGT Văn Thành Luân.
        -Đúng là không có lửa làm sao có khói. Nhưng hành động đánh người (có thể gọi là đánh lén) của CSGT kia là không thể chấp nhận được. Phản ứng đánh lại của CSCD Phúc một phần xuất phát từ phản ứng tự vệ bản năng, người bình thường cũng có thể có phản ứng như vậy. Nếu xét CSCD Phúc có tội đánh người thi hành công vụ và bị xử lý kỷ luật, thì hành động vi phạm thân thể người khác của CSGT Luân cần phải được làm rõ. Nếu không điều này có thể dẫn đến tiền lệ trong thái độ hành động hung hãn của giới CSGT đối với người dân.
        -Anh CSGT thấy chiếc Suzuki Sport - loại xe này hay được dân đua xe sử dụng, người điều khiển không đội mũ bảo hiểm nên chắc mẩm là dân đua xe, do đó chủ động tấn công trước đề phòng đối tượng bỏ chạy. Còn anh CSCĐ do bị tấn công bất ngờ từ phía sau nên theo bản năng phản ứng lại. Tôi nghĩ cấp trên nên có cái nhìn nhân ái hơn, tạm đình chỉ công tác hai anh một thời gian và xử phạt vi phạm hành chính là đủ nhớ đời rồi. Xem kỹ video clip, xét về mặt võ thuật thì cả hai anh đều phải ôn luyện thêm, chẳng thấy đòn thế nào cả
        (Sao tôi nhớ câu chuyện ngụ ngôn :quan này chữi quan kia là chó...QUAN NÀO CŨNG LÀ CHÓ)

        Comment

        • #19

          Đề nghị hạ bậc thi đua thượng sĩ Luân
          Thượng sĩ Văn Thành Luân (CSGT đội Hàng Xanh, thuộc phòng CSGT đường bộ, đường sắt - Công an TPHCM) bị đề xuất hạ bậc thi đua năm 2011 do sai phạm quy trình công tác: Không chào người vi phạm.

          TT - Ngày 5-8, nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh (Phòng cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM) đã họp kiểm điểm, thống nhất đề xuất kỷ luật hạ bậc thi đua năm 2011 của thượng sĩ Văn Thành Luân - người bị Trần Đại Phúc (nguyên trung úy cảnh sát cơ động, đã bị bắt tạm giam) tấn công trong video clip bị phát tán trên mạng Internet.
          Cùng ngày, đại tá Lê Anh Tuấn, chánh văn phòng Công an TP.HCM, cho biết trong trường hợp cán bộ chiến sĩ vi phạm kỷ luật nội bộ ngành, từng đơn vị phải có trách nhiệm xem xét xử lý kỷ luật. Vụ việc này liên quan tới vụ án chống người thi hành công vụ, ngoài bị can Phúc, cơ quan điều tra sẽ phải làm rõ trách nhiệm, lỗi của từng người để có hướng xử lý đúng mức.
          Theo chỉ đạo của giám đốc Công an TP, qua điều tra cho thấy ai sai phạm tới đâu sẽ xử lý nghiêm minh tới đó. Nếu đúng như lời của anh Phúc và nhân chứng nói anh Phúc bị đánh trước, gây ra phản ứng, sau đó tới đội cảnh sát giao thông Hàng Xanh lại xảy ra chuyện bị đánh thì phải xử lý nghiêm những người có liên quan. Thậm chí cơ quan điều tra có thể khởi tố thêm bị can nếu đủ cơ sở, chứng cứ chứng minh tội phạm. Nếu lời khai của anh Phúc là sai, nhân chứng là dàn dựng thì lại là chuyện khác.
          Bà Nguyễn Thị Tuyết - mẹ của thượng sĩ Văn Thành Luân - nói: “Ngày 30-7 tôi mới nghe anh em trong cơ quan nói Luân bị đánh, tôi cũng lo nên gọi con về. Nó không bị thương gì nhiều, chỉ trầy xước một tí ở tay thôi. Luân kể: lúc đó con đang điều tiết giao thông, thấy anh Phúc mặc quần lửng, áo thun, đi xe Suzuki Sport không đội mũ bảo hiểm nên đưa gậy ngoắc vào lề kiểm tra. Khi đưa gậy ra, anh ấy không dừng lại, có lẽ gậy quơ trúng tay, trúng vai anh ấy. Lúc vào lề đường, anh ấy bảo con đánh anh ấy, anh ấy tát con, con đưa gậy lên thì anh ấy lấy cây đánh con như trong clip quay được”.
          Trước đó, ngay sau khi Trần Đại Phúc bị bắt ngày 4-8, gia đình đã mời luật sư Trần Hải Đức - Đoàn luật sư TP.HCM - làm luật sư bào chữa cho bị can Phúc. Luật sư Đức cho biết ông đã gửi phiếu yêu cầu cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho bị can, tham gia ngay từ giai đoạn điều tra.
          GIA MINH
          An Bảo yến "KHÔNG CÓ LỬA SAO CÓ KHÓI"
          - Theo tôi phải tước danh CAND của Luân CSGT còn Phúc thì bị kỉ luật và hạ 1 bật Quân hàm vậy mới công bằng.
          - 100% CSGT rất ghét người chạy xe sport, với lại thấy anh Phúc mặc quần sọt giống như tay ăn chơi nên mới xảy ra việc này. 100% là do CSGT gây ra cả.
          - Đồn CSGT đối xử với cha con Phúc vậy quá tồi, nếu là người dân còn tệ hơn nữa. Công an khi gặp chuyện cấp bách có cần hẹn thời gian hành chính tiếp dân không?
          - Đồn CSGT quá bao che và nói lên những lời bát lọi cho Phúc. Các anh nói những lời ko có lương tâm có bị cắn rức ko?
          - Vụ việc này làm ko đúng, ko thấy đổi mức phạt của Phúc thì tôi cam đoan 100% khi Phúc là thường dân thì:
          1. Phúc sẽ tự tử.
          2. Phúc sẽ trả thù gián tiếp (Sẽ là Luân hoặc vài CSGT bị chết)
          - Tôi mong bà con nên ủng hộ Phúc và Luật sư nên làm rõ và giảm nhẹ cho Phúc còn được làm CSCĐ, còn không thì cả gia đình Phúc luôn cả thế hệ chìm trong bóng tối. Tại vì Phúc bị vậy thì con cái của phúc sau này ko phát triển được
          - Luân CSGT hãy thành thật đi còn ko thì gia đình mình sẽ có nhiều rũi ro sau này, chính anh mới là người gây ra đấy.

          HÌNH CẢNH TRANH HÙNG
          Theo mình suy đoán sự việc cũng dễ hiểu và có thể xảy ra theo kịch bản sau:
          - Anh CS cơ động mặc thường phục này vi phạm luật giao thông theo lẽ của 1 người dân bình thường khi gặp CSGT thì phải tránh nhưng anh này ỷ đeo lon trung úy nên vẫn ngang nhiên thách thức đi qua. (dân gian thường gọi người như vậy là "bố láo")
          - Anh CSGT ko biết người cùng ngành, tưởng anh này muốn thách thức theo kiểu dân anh chị nên nện cho 1 phát.
          Kết quả: Lần đầu tiên VN có phim " Hình cảnh tranh hùng", đợi coi tập cuối nha bà con. Anh CSCĐ này mà ra khỏi ngành thì biết làm gì đây. Hy vọng anh trọn nghề vệ sĩ ( bảo vệ) cho đúng chuyên ngành chứ đừng làm dân anh chị như các cựu cảnh sát bị sa thải khác
          Cả hai đều không học thức, làm mất bản sắc văn hóa vn, ngành công an tuyển dụng nhầm người rồi.
          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 07-08-2011, 02:57 AM.

          Comment

          • #20

            Sự hiếu kỳ đớn hèn trên đường phố
            (VietNamNet) Chiều 13/8, một thanh niên nằm bất động trên mặt đường trước nhà số 203 Võ Thị Sáu (P.7, Q.3, TP.HCM). Chiếc xe buýt đầy khách dừng cách đó chừng 1m. Trên lề đường nhiều người hiếu kỳ tụ tập đứng nhìn...

            >> Sự vô tâm ớn lạnh trên đường phố
            >> Đừng để tiền tỉ “cháy” theo vàng mã!

            Nhận định đầu tiên, một tai nạn do xe buýt gây ra, bởi dưới lòng đường tài xế và nhân viên nhà xe vẫn còn đứng đó.

            Nhưng nhìn kỹ lại, hành khách vẫn còn nguyên trên xe, bình thản đến lạ lùng.

            Nan nhân vẫn nằm im. Chiếc xe máy đổ lăn ra. Người hiếu kỳ vẫn cứ nhìn, không ai có một động thái nào cứu giúp nạn nhân...

            Rồi từ trong dòng xe cộ lưu thông trên đường, nhiều chiếc xe máy tấp vô lề.

            Ba thanh niên còn rất trẻ lao đến chỗ người bị nạn. Nạn nhân bất tỉnh, họ tìm cách đưa đến bệnh viện. Một trong ba người đứng giữa đường chặn những chiếc xe đi ngang qua.

            Xe sang trọng có, xe bình thường có. Nhưng xe nào cũng dửng dưng đi qua.

            Chặn mãi, nhưng không xe nào dừng


            Trong lúc ba thanh niên không biết xoay trở ra sao thì từ xa tiếng còi hụ của xe cứu thương vọng lại. Một trong ba thanh niên nói: “Chắc họ không dừng đâu, vì xe đang chuyển bệnh nhân”.

            Chúng tôi buột miệng "mấy em cứ chặn lại, họ sẽ dừng" và cùng với các thanh niên này ra hiệu cho xe cấp cứu.

            Xe cấp cứu mỗi lúc một gần. Tiếng còi hụ vẫn liên tục vang lên. Rồi đầu xe chuyển hướng đến nơi có người bị nạn.

            Bác tài xe cứu thương nhảy vội xuống xe mở cửa sau. Bên trong, trên băng ca, một bệnh nhân đang thiêm thiếp. Người nhà bệnh nhân đứng dậy khỏi băng ghế. Bác tài hối: “đưa nhanh lên”.

            Trên xe cấp cứu, người nhà bệnh nhân nhường …

            Dưới đường ba thanh niên bế người …


            Ba thanh niên đến bên nạn nhân. Một người nhấc hai chân. Một người lòn tay bên dưới đỡ lưng và người còn lại nâng nhẹ đầu. Nạn nhân được đặt êm ái trên băng ghế xe cứu thương. Chiếc xe hú còi chạy đi.

            Người hiếu kỳ tản dần. Tìm hiểu trong số người đã chứng kiến ngay từ đầu, tai nạn do hai xe máy va quẹt nhau. Rất may xe buýt thắng kịp khi nạn nhân vừa ngã xuống. Chiếc xe gây tai nạn bỏ chạy mất dạng...

            Thoáng nhìn bên hông xe cấp cứu, logo của Bệnh viện Đa khoa Bình Dương. Ba thanh niên lên xe tiếp tục công việc.

            Chúng tôi không kịp hỏi từng người. Một trong số đó cho biết: "Chúng em là đoàn viên Thanh niên trong đội phản ứng nhanh của Thành đoàn TP.HCM".

            Trần Chánh Nghĩa
            Không phải họ không có trái tim, mà trái tim của họ chưa được thức tỉnh bởi một xã hội.
            -HIỆN TƯỢNG DỬNG DƯNG CỦA CỘNG ĐỒNG , SỢ LIÊN LỤY , ĐẠO ĐỨC ĐÃ XUỐNG CẤP TRẦM TRỌNG , THẤY NGƯỜI BỊ NẠN THÌ DỬNG DƯNG , NHƯNG THẤY XE LẬT CÓ HÀNG HÓA THÌ XÔNG VÀO " NHIỆT TÌNH " GIÚP ĐỠ HÔI CỦA . MỘT BỘ PHẬN LỚN CÓ TIỀN MUA ĐƯỢC XE RIÊNG CŨNG VẬY , SỢ LIÊN LỤY BẢN THÂN TRONG KHI GIỌT MÁU ĐỒNG LOẠI THOI THÓP , ĐI QUA - NHÌN - VÀ ĐI - ĐỨNG XEM - KO GIÚP GÌ CẢ . ĐẠO ĐỨC ĐÃ HAO MÒN VÀ SUY ĐỒI . BA THANH NIÊN TRTW3 LÀ TẤM GƯƠNG CHO MỌI NGƯỜI SOI CHIẾU , HỌ LÀ NHỮNG ĐÓA HOA NỞ TƯƠI TRONG ĐỜI THƯỜNG, HỌ LÀ NHỮNG ĐÓA HOA TƯƠI BÊN CẠNH NHỮNG ĐÓA HOA BỊ LÉP KO NỞ!

            Comment

            • #21

              Sài Gòn: TPB VNCH và tù nhân chính trị tôn giáo bị cấm nhận quà
              Nhân dịp Lễ Vu Lan, rằm tháng 7 âm lịch, chùa Liên Trì tại Saigon tổ chức phát quà từ thiện cho một số thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân chính trị, tôn giáo, thân nhân các nhà dân chủ, vào sáng hôm qua.

              Thương phế binh QLVNCH đến chùa Liên Trì ở Sàigòn để nhận quà hôm 13.08/2011.
              Sài Gòn: Công an đàn áp Thương Phế Binh QLVNCH đến nhận quà tại Chùa Liên Trì
              Công an gây khó khăn cản trở
              Nhiều người thuộc thành phần vừa kể từ các địa phương tập trung về chùa đã bị công an cản trở.
              Là một trong các vị lãnh đạo tinh thần tham gia vào chương trình ủy lao, tặng quà cho các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân chính trị, tôn giáo, gia đình các nhà dân chủ, trẻ em bị ung bướu, Thượng Tọa Thích Thiện Minh, cựu Hội trưởng Hội cựu Tù nhân chính trị và tôn giáo thuật lại về những gì đã xảy ra nơi cửa thiền đúng vào ngày thứ sáu 12 tháng 8, nhằm ngày 13 tháng 7 âm lịch, khi Hòa thượng Không Tánh tổ chức trao phẩm vật:
              “Danh sách mời tù chính trị gồm cả trăm người, chỉ có thân nhân và tù đến (chùa) chừng 30 thôi, số khác bị công an mời làm việc, từ 8 giờ hôm nay là ngày chính thức phát quà, họ cầm chân đến quá giờ, xong họ cho về. Một số nơi phải cam kết là không đến chùa Liên Trì ăn cơm chay, như Nguyễn Tấn Tài, Lê Văn Thành, bị cấm đến chùa mà không cho biết lý do.
              Hòa Thượng Thích Nhật Ban, thì đêm hôm rồi khoảng 15 công an thành phố Đồng Nai, ập vô gây khó khăn, đòi xét hộ khẩu, nhưng hộ khẩu đã bị chánh quyền xé bỏ rồi, trước đây khi ở Dốc 47 thầy có hộ khẩu, sau khi bị giam giữ bốn năm thì không còn hộ khẩu nữa. Họ (công an) bỏ đi và mời Hòa Thượng đến làm việc sáng nay.
              Hàng trăm người bị mời hết, còn hai bên ngã tư đường đi vào chùa Liên Trì thì các chốt công an gác rất đông, có cả cảnh sát giao thông, thuộc thành phố và quận 2. Họ lấy phiếu nhận quà của Chùa Liên Trì, lấy thẻ thương phế binh, một số bị lấy thẻ chứng nhận thương tật, hoặc bị hăm dọa lấy giấy đó, gây rất nhiều khó khăn. Công an ập vào chùa có thể nói là vài chục người, quay phim, chụp ảnh, đi vào, đi ra, xuống nhà bếp, lên chánh điện, ở rải rác chung quanh để theo dõi.”
              Dù bị gây cản trở, một số nhà dân chủ hay thân nhân cũng vào được bên trong chùa Liên Trì:
              “Nhiều người cũng đến dự trong đó có thân nhân những người tù như bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày, bà Trần Thị Lệ, mẹ của Lê Thị Công Nhân, Ngô Duy Quyền, chồng Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Lê Thị Kim Thu cũng có mặt. Các vị mục sư ở Đồng Nai cũng có mặt, bên Phật Giáo có Đại Đức Thích Nguyên Thủy, chùa Giác Hoa và cá nhân tôi.
              Nói tóm lại, một số thương phế binh cảm thấy bùi ngùi, khi nhận quà Vu Lan, nhân mùa Báo Hiếu của Mẹ, nhà tu thể hiện tấm lòng Từ Bi, Bác Ái của nhà chùa, trên tinh thần nhân đạo, nhưng chánh quyền làm như vậy thì ảnh hưởng đến mặt đạo đức của chế độ.
              Hòa Thượng Quảng Độ không đến được vì bị ngăn cản tại Thanh Minh Thiền Viện, Hòa Thượng Không Tánh (trụ trì chùa Liên Trì) bắt loa kêu gọi chánh quyền nên thể hiện tinh thần nhân đạo nhân mùa Vu Lan báo hiếu, và đặc biệt nhất đối với thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa là những người khốn khổ, sau 30 tháng 4 đến nay, họ thiếu thốn trăm bề, thành ra nhà chùa thể hiện tinh thần bác ái như vậy. Cũng có một số người lẻ tẻ từ từ bước vào, nhưng so sánh với những kỳ trước, thương phế binh lần này ít hơn, còn tù chính trị chỉ hơn 30 trong đó có thân nhân.
              Mọi liên lạc với Hòa Thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Xã hội, Từ thiện, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đều bất thành.
              Khi đài chúng tôi nói chuyện được với Hòa Thượng Thích Nhật Ban, Chánh Đại diện Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tỉnh Đồng Nai thì được thầy cho biết:
              “Đất đai họ lấy hết, cho nên chúng tôi, bây giờ ở đây chỉ ăn rau, dưa, quả nhưng cũng phải làm công tác xã hội để hướng tiến trên phương diện về tình người, làm được việc này bữa nào hay bữa nấy, không biết hôm sau mình có làm được hay không.
              Hôm nay họ chặn hết, không cho chúng tôi về chùa Liên Trì với Hòa Thượng Không Tánh đâu? Nam Mô A Di Đà Phật, công an P 38, công an trá hình, công an chìm, không cho tôi ra khỏi chùa, tôi cũng có nghe các nơi khác có chỗ cấm được, chỗ không cấm được, ngay ở chỗ Thượng Tọa Thiện Minh, 3, 4 ngày nay họ cũng cấm, họ cũng rà soát đủ thứ hết.”
              Tịch thu giấy tờ


              Ô. Hai Giúp, TPB-VNCH, bị thương tật, 2 mắt không thấy đường, cụt 2 tay và 1 chân, từ dưới Đồng Tháp, phải trốn công an lúc nửa đêm, được con cõng ra bến xe, đến 5g sáng mới tới chùa Liên Trì để nhận quà. Photo courtesy of Vietnam Exodus.
              Một trong những thương phế binh cấp độ tàn phế 100 phần 100, được con cổng đến chùa Liên Trì nhận phẩm vật là ông Huỳnh Minh Trí, nhà ở Đồng Tháp trình bày hoàn cảnh của mình:
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Dạ phải, tôi là Huỳnh Minh Trí, mù 2 mắt, cụt 2 tay, một giò.
              Đỗ Hiếu: Trước đây anh thuộc đơn vị nào?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Dạ Tiểu đoàn 425 (Địa Phương Quân) Tiểu khu Sa Đéc.
              Đỗ Hiếu: Anh có đến chùa Liên Trì nhận những phần quà không?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Có đi tới trển, mới về tới nè, có nhận được của Thầy mới gởi cho đó.
              Đỗ Hiếu: Làm sao anh di chuyển từ Đồng Tháp lên Saigon?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Đi với thằng con, cõng.
              Đỗ Hiếu: Năm nay anh được bao nhiêu tuổi?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Dạ, 63, 64 tuổi rồi.
              Đỗ Hiếu: Nghe nói, một số thương phế binh khác bị tịch thu giấy mời tới dùng cơm, anh có thể cho đài Á Châu Tự Do chúng tôi biết thêm chi tiết không, thưa anh?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Mấy anh em trong xã thì có 7 người, công an lấy giấy hết trơn còn mình tôi hà, tôi đi đêm hôm lên trển, Thầy biểu ở lại đi rồi chờ mấy anh mấy chú nước ngoài gởi về, gấp quá rồi tôi về.
              Đỗ Hiếu: Thưa anh, trong hoàn cảnh như vậy từ 1975 tới giờ anh sinh sống ra sao?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Sống lây lất, vợ con mần mướn, sống qua ngày, vợ con nuôi chứ không làm được gì đâu.
              Đỗ Hiếu: Anh bị thương tật trong một trận giao tranh lúc nào?
              Ô. Huỳnh Minh Trí: Dạ năm 71, ở Phụng Hiệp, Ngã 7, Cần Thơ đi xuống Cái Răng.
              Qua câu chuyện với RFA, ông Huỳnh Minh Trí cũng nói lên điều mong ước của mình :
              “Tôi nhờ được giúp đỡ, tôi là phế binh Huỳnh Minh Trí, số quân 508 655, ở Tiểu Khu Sadec, nhờ mấy chú giúp đỡ, chứ bây giờ cuộc sống khổ quá khổ.”
              Theo thông tin do các nhà dân chủ từ Việt Nam chuyển ra thì một số nhân vật bất đồng chính kiến, thân nhân các tù nhân chính trị còn bị giam cầm, dân oan bị công an bám sát mấy hôm nay, nhà cửa bị canh chừng, nhiều người đến chùa Liên Trì tham dự lễ Vu Lan
              Nhà chùa phát quà, nhà nước ăn cướp
              Thật tàn nhẫn
              Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 15-08-2011, 07:36 PM.

              Comment

              • #22

                Vào nhà chùa nhận quà
                Cách đây vài ngày, thầy Thích Không Tánh (trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn) nhắn mời tôi và mấy chị em bạn trưa ngày 12/8/2011 sang ăn cơm chùa nhân dịp lễ Vu Lan và phát quà cho thương phế binh (TPB) VNCH.
                Đúng hẹn, tôi và chị Dương Thị Tân (vợ cũ Điếu Cày), cô Lưu Thị Thu Trang (dân oan), ông Nguyễn Văn Mỹ (bạn tôi) đến chùa Liên Trì.
                Tại đây, tôi được tiếp xúc nhiều chú, bác TPB tình trạng thân thể rất thê thảm. Thương tật nhẹ nhất là mất 1 chân, trung bình là mất 2 chân, kế tiếp là mất 2 chân 1 tay hoặc mất 2 tay 2 chân, nặng nhất có chú Hai Giúp ở Đồng Tháp mất 2 mắt, 2 chân cụt tới háng và 1 tay.
                Anh Tùng (con trai chú Hai Giúp) nói: “Ba tôi suốt ngày ngồi một chỗ giữ nhà và canh điện thoại, ai gọi đến ba tôi trả lời. Phiếu nhận quà của chùa gởi xuống nhà tôi bị Công an xã đến tận nhà lấy, hăm dọa ba tôi không được đi nhận quà. Tôi cõng ba tôi trốn đi từ 5 giờ sáng. Còn ở xóm tôi có 5 chú TPB cũng bị CA lấy mất phiếu nhận quà, hăm dọa nên mấy chú đó sợ không dám đi”.


                Chùa Liên Trì mỗi năm tổ chức phát quà kèm theo đãi cơm chay bữa trưa cho TPB và người nghèo bị ung bướu ít nhất 4 lần (trước Tết Nguyên đán, rằm tháng 8 âm lịch, rằm tháng giêng, lễ Vu Lan tháng 7). Ngoài ra, chùa còn phát quà vào những dịp đột xuất khác. Mỗi lần phát khoảng 250 đến 350 suất quà tùy theo nguồn tiền ủng hộ của Mạnh Thường Quân là bà con Việt kiều ở hải ngoại. Vu Lan năm nay, thầy Thích Không Tánh gửi giấy mời nhận quà đích danh 150 TPB VNCH và 50 cựu tù nhân chính trị đến chùa nhận quà.
                Công an đặt chốt chặn hai con đường vào chùa, nghe nói TPB nào đi ngang họ chặn lại, bắt nộp giấy mời. Một số người tàn tật khác (có phải thương binh nhà nước hay không thì chưa biết) lại có nhiều giấy mời cầm vào chùa giả TPB VNCH nhận quà. Tuy nhiên, các Phật tử phụ giúp chùa cảnh giác xem xét lại giấy tờ, phát hiện nhiều người mặt non choẹt mà cầm giấy của ông cụ, giấy ghi quê quán miền Bắc mà nói giọng Nam hoặc ngược lại, nên không phát quà. Bọn này tức giận, văng tục um sùm ngay chánh điện.
                Rất đông TPB ngồi ở sân trước chánh điện, hành lang dọc hai bên hông chánh điện, trong chánh điện. Thầy Thích Không Tánh liên tục phát loa mời anh em TPB vào chánh điện ngồi trật tự thầy sẽ phát quà tận tay, không có chuyện chùa không phát quà như Công an tuyên truyền sai sự thật, những TPB bị mất phiếu mời nhận quà chỉ cần báo họ tên, địa chỉ, số quân đúng với danh sách nhà chùa đang giữ cũng được nhận quà, ai ở xa sẽ được cho thêm tiền xe 2 chuyến đi về. Thầy Không Tánh còn phát loa lớn ra đường lặp di lặp lại: “Hôm nay là Vu Lan, chùa chỉ phát quà an ủi các TPB VNCH, chứ có làm gì đâu… Tại sao các ông công an lại cướp phiếu mời lãnh quà của các TPB? Các TPB nào có mất phiếu thì cứ vào chùa, danh sách đã có sẵn, sẽ phát sau khi kiểm soát lại giấy tờ. Còn mấy thương binh cộng sản vào cướp phần quà của TPB VNCH sẽ bị lộ”.
                Ngoài số TPB ở Sài Gòn, còn có những TPB từ miền Đông, miền Tây Nam bộ đến nhận quà.
                Tại chùa, tôi được gặp thầy Thích Thiện Minh là đồng hương với tôi, cô Trần Thị Lệ (mẹ cô Lê Thị Công Nhân), anh Ngô Duy Quyền (chồng cô Công Nhân), cô Ngọc Minh (mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị án tù), chú Đoàn Văn Viên (cha anh Đoàn Huy Chương đang bị án tù), cô Anh Thư (con gái tù nhân Nguyễn Hữu Cầu), cô Lê Thị Kim Thu (dân oan, cựu tù) và một số anh chị em cựu tù chính trị khác. Mọi người vui mừng hàn huyên chuyện nhà chuyện cửa, chuyện những người con, người cha người chồng tù nhân mà gia đình họ từ “không biết gì” chuyển sang thái độ “tự hào” vì “đứa con (người cha, người chồng) tù” kiên cường, bất khuất của mình. Tôi sẽ trở lại câu chuyện về những người mẹ “tự hào có con tù” này vào một bài viết chi tiết khác.
                Sáng nay, tôi đếm thấy có ít nhất là 3 tay công an mặc thường phục cầm camera xộc vào chùa nghênh ngang như chỗ không người để ghi hình tất cả những người có mặt trong chùa. Xộc vào tận phòng ăn ghi hình mọi người đang ăn cơm. Một tay mặc thường phục đứng tuổi, đeo kính trắng, lưng giắt máy bộ đàm đi tới đi lui trong chùa để chỉ huy hơn 20 công an khác mặc thường phục vây kín từ cổng chùa vào đến mọi nơi trong chùa. Có mấy tay trẻ còn vào phòng ăn lấy bánh mì, lấy nước đá uống “tự nhiên như ruồi”.
                Ở quán cà phê đối diện cổng chùa, công an mặc thường phục đặt camera lớn có 3 chân chống chỉa thẳng vào chùa để ghi hình.
                Ra nhà nước ăn cướp
                1 giờ chiều, tôi đứng trước cổng chùa quan sát thấy ở quán cà phê đối diện chùa có 5 tên công an mặc thường phục, trong đó có tên mập áo trắng vô phòng ăn của chùa lấy bánh mì và tên áo tím mắm ruốc quay camera. Khoảng đất trống cạnh đó có 15 tên đứng lố nhố, một số tên đứng núp sát vách nhà dân. Xa hơn một chút, một xe công an màu đen núp trong đám cỏ ở khu đất nhà dân vừa bị giải tỏa gạch đá nát vụn tan tành. Cách đó một chút về bên phải, nơi có tấm bảng trụ sở tổ dân phố đỏ đỏ lố nhố 8 tên công an thường phục. Chễm chệ bên lề đường phải (tức hướng về quận 1, lối chúng tôi phải đi qua) là một chiếc “bồ câu trắng” và 2 CSGT áo vàng. Giữa khu phố không còn nhà dân, đường vắng, nắng chang chang mà CSGT “kiên trì và nhẫn nại” đứng phơi ở đó thì ai ngu lắm cũng hiểu bọn họ đang nhằm vào chúng tôi.
                Khi tất cả TPB và khách mời đã về hết, tôi và anh Mỹ (đi 1 xe máy), chị Tân và cô Trang (đi 1 xe máy) cùng nhau ra về theo hướng cầu Thủ Thiêm mới (đường Lương Định Của, quận 2). Xe máy tôi đi trước, xe chị Tân- cô Trang đi sau, 2 xe cách nhau 1 mét. Phía sau là “bầy lòng ròng” tôi đã liệt kê ở trên ùn ùn kéo theo.
                Cách chùa khoảng 30 mét thì xe tôi bị 3 xe máy chở 6 thanh niên bặm trợn mặc thường phục ép lại cúp đầu xe. Chúng tôi bị bọn chúng lôi vào trụ sở Công an phường An Bình, quận 2. Ở đây, tôi thấy có khoảng 20 tên mặc thường phục, trong số này có tên Nguyễn Minh Thắng, tên Quân mặt đen đầu quăn (PA35) từng nhiều lần vào nhà tôi cướp tài sản của tôi.
                Bọn chúng dùng vũ lực lôi tôi vô một căn phòng sâu phía trong. Tên Thắng và 3 tên khác xông vào đạp tôi té vào một góc phòng. Tên mặc áo sơ mi xanh sọc trắng đạp vào bụng tôi. Phía bên kia, bạn tôi cũng bị bọn chúng lôi vào phòng đánh đập dã man, tôi nghe tiếng kêu “Trời ơi” thật lớn vọng vào. Tôi bị bọn chúng đè đầu xuống bàn, bẻ tay để cướp túi xách tôi đang đeo trên người, cướp điện thoại di động và cướp xâu chìa khóa nhà trong túi quần.
                Đến 5 giờ 30 phút chiều, bọn chúng đuổi tôi đi về. Tôi không đi, chúng cho 2 tên khiêng tôi ra ngoài, rồi đem túi xách, áo khoác, nón, dép của tôi ném ra ngoài cổng. Hai tên công an thường phục kéo cánh cửa sắt cổng đóng kín lại.
                Trong túi xách của tôi chỉ có một ít tiền Việt Nam, một số đồ vật linh tinh của phụ nữ. Theo quy định tại điều 133 BLHS, tội cướp tài sản được hoàn thành từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội, từ lúc thực hiện hành vi phạm tội, không cần thiết phải có hậu quả xảy ra và cũng không cần thiết phải có thiệt hại tài sản.
                Về nhà, tôi được biết cô Lư Thị Thu Trang, chị Dương Thị Tân, cô Lê Thị Kim Thu cũng bị bọn công an ép xe, bắt cóc vào Công an phường khác thuộc quận 2, và tên Quân là người chủ công đánh anh Mỹ với sự trợ giúp của mấy tên công an đồng bọn.
                Tôi không liên lạc được với cô Lệ, anh Quyền, thầy Thích Thiện Minh nên không biết họ có bị bắt cóc, hay đã trở về bình an.
                Tôi sẽ trở lại chủ đề này trong bài tường thuật chi tiết khác.
                Sài Gòn, ngày 12/8/2011
                Tạ Phong Tần
                Link
                Posted in: PHẬT GIÁO,TRONG NƯỚC
                Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 15-08-2011, 07:43 PM.

                Comment

                • #23

                  "Cô gái tát CSGT" bị tuyên phạt 9 tháng tù
                  Trong phiên tòa hình sự sơ thẩm, lúc 10 giờ ngày 23.8, TAND Q.12 đã tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh 9 tháng tù giam về tội “chống người thi hành công vụ”.
                  Trong chiếc áo sơ mi trắng và mái tóc đã nhuộm đen búi cao, Phạm Thị Mỹ Linh trông khá thùy mị. Không ai nhận ra người đang ngồi trước vành móng ngựa này là cô gái đã hung hăng tát CSGT trong clip trước đây 2 tháng

                  Bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh trong phiên tòa
                  Thăm dò ý kiến: Án phạt có quá nặng?
                  Diễn biến phiên xử
                  Sáng 23.8, từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã tập trung tại Nhà Văn hóa Thể thao Tân Thới Hiệp (P.Tân Thới Hiệp, Q.12, TP.HCM) để dự phiên tòa xét xử lưu động “cô gái tát CSGT”.
                  Tại phiên tòa, có sự hiện diện của rất nhiều bạn trẻ.
                  Phạm Thị Mỹ Linh (SN 1993, ngụ P.Tân Thới Hiệp, Q.12), người được cư dân mạng quan tâm trong suốt thời gian qua, bị Viện kiểm sát nhân dân Q.12 cáo buộc về tội “chống người thi hành công vụ”.
                  Tòa đã chỉ định Luật sư Huỳnh Khắc Thuận (Trung tâm trợ giúp pháp lý, thuộc Sở Tư pháp TP.HCM) là Luật sư được tòa chỉ định bào chữa cho Linh.
                  Lúc 8 giờ 15 phút, chủ tọa Trần Đức Nam, thẩm phán, chủ tọa phiên tòa công bố quyết định đưa vụ án ra xét xử.
                  Theo cáo trạng, chiều 2.7.2011, Linh đi trên xe gắn máy cùng bà Trương Thị Hạnh (SN 1974, thường trú tại P.Tân Thới Hiệp, Q.12) và Phạm Quang Minh (SN 1995).
                  Khi phát hiện bà Hạnh đi xe ngược chiều trên đường Lê Văn Khương (hướng từ cầu Gò Dưa về UBND P.Thới An), thượng sĩ CSGT Nguyễn Đức Ánh và chiến sĩ thực tập Vũ Quang Long (thuộc Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh Công an Q.12) đang làm nhiệm vụ đã yêu cầu bà Hạnh dừng lại để kiểm tra giấy tờ.
                  Bà Hạnh chỉ trình được giấy chứng nhận đăng ký xe, không trình ra được giấy tờ khác theo yêu cầu.
                  Khi thượng sĩ Ánh lập biên bản, bà Hạnh giật cuốn sổ biên lai và giằng xe dẫn đi.
                  Thượng sĩ Long và chiến sĩ Ánh giữ xe lại để lập biên bản hành chính liền bị Linh cự cãi, xô đẩy và quay ra tát vào mặt chiến sĩ CSGT thực tập Long 4 cái.
                  Trả lời phần thẩm vấn của chủ tọa phiên tòa, Hạnh khai, vào ngày xảy ra sự việc, Linh đi làm thêm về, được mẹ (bà Hạnh) chở đi học thêm.
                  Dù chưa đến phần nói lời sau cùng, Linh đã nức nở: "Con biết con đã sai, con xin tòa đừng bỏ tù con để con tiếp tục đi học, nuôi mẹ...".
                  Đại diện Viện kiểm sát nhân dân Q.12 đã đề nghị mức án 6-9 tháng tù giam đối với Phạm Thị Mỹ Linh vì tội “chống người thì hành công vụ”.
                  Suốt phiên tòa, Linh cũng như bà Hạnh (mẹ Linh) bày tỏ sự hối tiếc. “Xin tòa rộng lượng giảm nhẹ hình phạt cho con tôi để con tôi có thể đi học. Sau này, tôi hứa sẽ dạy dỗ cháu thành người có ích cho xã hội”.


                  Bị cáo Phạm Thị Mỹ Linh và mẹ tại phiên tòa sáng 23-8

                  Hàng trăm người có mặt để theo dõi phiên tòa

                  Phiên tòa thu hút sự quan tâm của nhiều người dân

                  ...và các phương tiện thông tin đại chúng


                  Thượng sĩ Ánh (người đứng) và bị cáo Linh tại phiên tòa
                  Vào lúc 10 giờ ngày 23.8, TAND Q.12 đã tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh 9 tháng tù giam về tội “chống người thi hành công vụ”.

                  Phạm Thị Mỹ Linh lúc nghe HĐXX tuyên án

                  Bà Trương Thị Hạnh (mẹ bị cáo Linh)...

                  và bị cáo Linh đều ngất xỉu
                  Sau khi Hội đồng xét xử tuyên án, bị cáo Linh tỏ ra rất bình tĩnh. Tuy nhiên, khi một số người dự khán nói rằng, Linh phải bị giam trong tù, bà Trương Mỹ Hạnh và Linh đã khóc nức nở và ngất xỉu tại khu vực xử án. Bà Hạnh và Linh đã được cấp cứu kịp thời.
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 23-08-2011, 03:41 AM.

                  Comment

                  • #24

                    Tuổi trẻ ai cũng có phút bốc đồng không có kiểm soát và với em bé này cũng vậy thôi,mọi người nói cô bé ấy đủ 18 tuổi để chịu trách nhiệm với những gì cô bé ấy làm nhưng mọi người có nghĩ sau 9 tháng tù khi cô bé ấy được trở về với cộng đồng thì cuộc sống sẽ ra sao?18 tuổi với một án tù chỉ vì Tát tai người thi hành công vụ?Tôi không hiểu luật pháp là đâu khi có những bản án lực cười đến thế,có những vụ tham ô,công quyền hàng tỷ đồng cũng chỉ đến 3 năm tù,có những vụ công an đánh dân thì im lìm rồi xóa sạch,có những vụ bác sĩ làm chết người dân cũng chỉ đơn giản là kiểm điểm khiển trách trước ngành v v.....Vậy thử hỏi những vụ chính công an đánh công an như vụ CSCD và CSGT đánh nhau thì sao hay vụ ông Thắng đánh công an,kéo rách biển tên thì sẽ ra sao chứ? Dẫu sao thì họ cũng là người cầm quyền,dân đen động vào những người đó cũng chỉ mang cái nợ vào thân mà thôi.Ngay như vụ anh Nhựt ở huyện bến cát ấy,chúng ta cứ nhìn vào mà đánh giá luật pháp đương thời của Việt Nam mà thấy bài học quá đắt và nay thêm vụ em bé này nữa.Liệu chúng ta còn tin vào cái quyền dân chủ nữa hay không?Quan liêu tham nhũng hách dịch,Trung Quốc thì tìm cách lấn chiếm việt nam sao lúc ấy không dám kiện họ ra tòa vì xâm chiếm lãnh thổ bất hợp pháp.Nói gì thì nói dân đen như chúng ta biết ngày nào được gọi là công bằng? Ôi thôi các bác bụng càng bự,túi càng to,ăn tiền của dân thì nhanh như đi cướp giật và vẫn cứ rửng mỡ đến vậy thôi.Có mỗi dân đen là khổ,chán quá đi thôi.
                    stuti

                    Comment

                    • #25

                      “Cô gái tát CSGT” lý giải: Tưởng mẹ bị ăn hiếp

                      TNO) “Em sống trong gia đình thiếu bóng người cha. Nhiều lần em thấy ba đánh mẹ, mẹ khóc hoài. Mẹ lại mang trọng bệnh nên khi xảy ra sự việc, em tưởng mẹ bị ăn hiếp...”, cô gái tát cảnh sát giao thông (CSGT) nức nở.
                      Mẹ và con ngất xỉu

                      Sau khi Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Q.12 (TP.HCM) tuyên phạt Phạm Thị Mỹ Linh (18 tuổi) 9 tháng tù giam vì tội “chống người thi hành công vụ”, Linh đứng trân người trước vành móng ngựa.
                      Thẩm phán Trần Đức Nam, chủ tọa phiên tòa nhìn thấy, nhẹ nhàng nhắc nhở: “Phiên tòa kết thúc, bị cáo có thể ra về”.
                      Linh quay về phía mẹ và đám đông lao nhao phía sau lưng. Rồi Linh chợt hiểu mức án 9 tháng tù giam mà HĐXX vừa tuyên. Cô bật khóc nức nở, ngã nhào xuống đất. Bà Trương Thị Hạnh (37 tuổi, mẹ Linh), cũng ngất theo.
                      Theo nội dung cáo trạng mà đại diện Viện KSND Q.12 công bố tại tòa, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 2.7.2011, bà Hạnh chở ba (ngồi sau là Linh và em trai) nên ông Nguyễn Đức Ánh (thuộc Đội CSGT - Trật tự - Phản ứng nhanh Công an Q.12) ra hiệu lệnh dừng xe, yêu cầu kiểm tra giấy tờ.
                      Bà Hạnh chấp hành nhưng chỉ xuất trình được giấy phép đăng ký xe, không trình ra được những giấy tờ cần thiết khác đối với người điều khiển phương tiện giao thông theo quy định pháp luật.
                      Ông Ánh tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính nhưng bà Hạnh giật phăng cuốn sổ ghi biên lai và giằng xe đẩy đi.
                      Ông Ánh và đồng nghiệp là ông Vũ Quang Long (chiến sĩ thực tập) rút chìa khóa, kéo xe lại không cho bà Hạnh dắt đi.
                      Linh bất ngờ đẩy ông Ánh ra đường rồi quay lại phía mẹ, thấy ông Long đang giằng ba-ga xe, Linh tiến đến xô ông này và tát vào mặt viên CSGT bốn cái. Rồi Linh hét lớn và lăn ra đường ngất xỉu.
                      Bà Hạnh có ngăn Linh trước khi cô “học trò” này đẩy sự việc tiếp tục đi xa hơn. Đó cũng là hành vi được cơ quan điều tra xem xét không khởi tố bà Hạnh.
                      Trước tòa, giải thích về hành vi của mình, bà Hạnh nói do sợ bị CSGT giữ xe, không có phương tiện đưa đón con đi học nên đã hành động sai trái.
                      Bà xưng “con” với HĐXX mặc dù chủ tọa đã nhiều lần nhắc nhở. Bà nói: “Con không có học nhiều nên thấy CSGT thổi, con run quá! Từ khi sự việc xảy ra, mẹ con con rất ăn năn và hối hận. Xin tòa đừng bỏ tù con con để cháu còn được tiếp tục học. Sau này, con hứa sẽ dạy dỗ cháu thành người có ích cho xã hội”.
                      Hối hận
                      Đại diện Viện KSND Q.12 cho rằng, mức án cơ quan này đề nghị (6-9 tháng tù giam) là mức án “đầu khung”, trong đó đã cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo Linh trong khi luật sư bào chữa cho bị cáo nói “bị cáo có đầy đủ các điều kiện để hưởng mức án nhẹ và nên được áp dụng hình thức cho hưởng án treo”.
                      Đại diện Viện KSND Q.12 nhận định nguyên nhân dẫn đến việc Linh phạm tội “chống người thi hành công vụ” là do Linh sống trong gia đình “thiếu số lượng người giáo dục, dạy dỗ” (ba mẹ của bị cáo đã ly hôn, bị cáo sống với mẹ và em trai - PV).
                      “Trong thời gian qua, trên địa bàn Q.12 xảy ra nhiều vụ “chống người thi hành công vụ”. Hành vi của bị cáo Linh ảnh hưởng đến xã hội, tính mạng của người thi hành công vụ nhà nước nên cần tách Linh ra khỏi đời sống xã hội một thời gian”, đại diện Viện KSND Q.12 đề nghị.

                      Linh ngất xỉu và được đưa đi cấp cứu
                      HĐXX đồng tình với quan điểm luận tội của Viện KSND Q.12 và tuyên mức án cao nhất đối với mức án đề nghị: 9 tháng tù.
                      Trong giờ nghị án, trước khi HĐXX đưa ra mức phạt đối với bị cáo, PV Thanh Niên Online đã có cuộc trao đổi nhanh với bà Hạnh.
                      Bà cho biết, sau khi nghe được tin đoạn video clip quay cảnh Linh tát CSGT được tung lên mạng internet, hai mẹ con không tài nào ngủ được. Linh đã nói với bà: “Mẹ ơi, chết rồi! Con thấy sợ quá, con bị kích động, con không nhớ gì hết”.
                      Ít ngày sau khi xảy ra sự việc, bà Hạnh đã dắt Linh đến Đội CSGT Q.12 xin được gặp ông Ánh và ông Linh để nói lời xin lỗi nhưng không được gặp mặt. Linh để lại một “lá đơn kiểm điểm”.
                      Hỏi Linh rút ra bài học gì sau sự việc này, Linh nói: “Em muốn nhắn nhủ với những bạn trẻ tham gia lưu thông trên đường nên chấp hành luật giao thông đừng có thái độ bộc phát như em”.
                      Lý giải về ý kiến của đại diện Viện KSND Q.12 cho rằng, nguyên nhân phạm tội của Linh “xuất phát từ việc Linh được mẹ nuông chiều, muốn gì được nấy”, Linh cho biết: “Em sống trong gia đình thiếu bóng người cha. Nhiều lần em thấy ba đánh mẹ, mẹ khóc hoài. Mẹ lại mang trọng bệnh nên khi xảy ra sự việc, em tưởng mẹ bị ăn hiếp nên mới xử xự như thế”. Linh bật khóc nức nở.
                      Cho rằng bị cáo có đầy đủ điều kiện để được giảm nhẹ hình phạt (phạm tội mang tính chất bộc phát, thiếu sự giáo dục của gia đình, trong độ tuổi thành niên, vi phạm lần đầu, chưa có tiền án, tiền sự...), luật sư Huỳnh Khắc Thuận (luật sư được tòa chỉ định, thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý - Sở Tư pháp TP.HCM) đề nghị HĐXX áp dụng hình phạt tù (cho hưởng án treo) đối với bị cáo Linh.
                      Luật sư Thuận cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hành động bộc phát của Linh xuất phát từ việc ông Long (CSGT) đã dùng chân chặn xe, rút chìa khóa xe của bà Hạnh trước khi lập biên bản.
                      Tuy nhiên, đại diện Viện KSND Q.12 bảo lưu quan điểm cho rằng, việc lập biên bản đối với bà Hạnh chỉ được thực hiện sau khi đưa bà này về trụ sở Công an P.Thới An, Q.12.
                      Hơn nữa, nếu CSGT có rút chìa khóa xe của bà Hạnh cũng nhằm đảm bảo tạm giữ phương tiện làm căn cứ xử phạt hành vi phạm luật giao thông của bà Hạnh.

                      Comment

                      • #26

                        Múa sexy phản cảm trong đêm trung thu muộn

                        Múa sexy phản cảm trong đêm trung thu muộn

                        Bữa tiệc Trung thu muộn tại một xã ngoại thành Hà Nội sẽ thực sự có ý nghĩa nếu như không có tiết mục múa quá hở hang và phản cảm của một vũ đoàn do ban tổ chức thuê từ TP. Hà Nội về.
                        Chương trình đón tổ chức đón Tết Trung thu năm nay tại xã Tiên Phong (Ba Vì, Hà Nội) diễn ra muộn hơn 5 ngày so với dự kiến.

                        Trung thu muộn vẫn diễn ra với những bài hát mang đậm đà bản sắc dân tộc
                        Theo như thông tin từ ban tổ chức thì do dịp trung thu năm nay trùng với thời điểm diễn ra lễ Quốc tang của cố Chủ tịch nước Võ Chí Công nên ngày vui của các em thiếu nhi ở xã được hoãn lại.
                        Tối ngày 18/9, xã Tiên Phong đã tiến hành tổ chức chương trình đón Tết Trung thu muộn cho trẻ em trong xã.
                        Bữa tiệc đón Tết Trung thu cho các cháu sẽ thật sự ấn tượng tốt trong bà con nhân dân và quan khách tham dự nếu như sau bài phát biểu ấn tượng của ông Nghiêm Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong không có tiết mục múa quá hở hang và phản cảm của một vũ đoàn do Ban tổ chức thuê từ TP. Hà Nội về.





                        Trung Thu em múa sexy,
                        Cái rốn cùng với cái ty đều tròn!
                        Màn múa quá hở hang và phản cảm khiến đêm trung thu mất đi ý nghĩa đích thực của nó.

                        Những cô gái trong vũ đoàn này với bộ quần áo thiếu vải, hở hang như trình diễn thời trang đã có một màn múa vũ đạo phản cảm, không phù hợp với nội dung của buổi lễ dành cho các cháu thiếu nhi.
                        Trung thu là tết thiếu nhi, mà sao người lớn lại đi chơi nhiều, chơi nhiều thì lại làm liều, làm liều thì lại ra nhiều thiếu nhi.
                        Trong chuyện này không thể trách vũ công được, mà co trách thì nên trách ban tổ chức thiếu văn hóa và thiếu đạo đức, nói cho đúng là lũ vô học, đầu độc trẻ nhỏ chứ trung thu gì. hao tốn tiền của của nhà nươc..
                        Hơ! hơ! quí vị “bé con” “ngắm” trung thu đã chưa??! Tập cho đám trẻ “cổi truồng”…!!!? Kiểu “văn hóa mặt dày”!!!
                        -----------------------------------------------------------------------
                        Mức xử phạt có thể lên tới 30 triệu đồng.
                        Theo ông Võ Trọng Nam, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP HCM, tất cả những hiện tượng vi phạm như nêu trên đều đã biến tướng rất nhiều và các hội chợ, triển lãm đã lợi dụng hình thức đó để thu hút, kích thích khách đến xem, với mục đích quảng bá cho sản phẩm, lễ hội… Ở đây lỗi lớn nhất thuộc về nhà tổ chức.
                        Việt Nam cấm hoàn toàn các hình thức này, dù nó đã và có thể vẫn đang tồn tại trong các quán bar, vũ trường ở đâu đó. Riêng sự kiện múa cột tại hội chợ quốc tế Expo 2010 ở quận 7, Sở đã xem xét và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
                        Ông Võ Trọng Nam cũng cho biết, hiện nay, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước ngoài việc xem xét kỹ càng nội dung chương trình, tiết mục biểu diễn cũng như trang phục của đội múa và chặt chẽ chuyện cấp phép, đương nhiên những màn múa phản cảm sẽ không được phép có trong chương trình, thì Sở vẫn cử người giám sát chặt chẽ những sự kiện nghi có khả năng xuất hiện những màn múa hay những hoạt động thiếu lành mạnh và công tác tăng cường kiểm tra, giám sát luôn được thực hiện thường xuyên.
                        Khi phát hiện những chi tiết, sự việc ngoài giấy phép vẫn xảy ra thì Sở xác định sẽ nhanh chóng tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan, mời các đơn vị liên quan lên làm việc để xem xét, xử lý nghiêm theo Nghị định 75 về xử lý xử phạt các vi phạm hành chính về văn hóa (hai lỗi nặng là biểu diễn không phép, biểu diễn vi phạm thuần phong mỹ tục), hiện tại mức xử phạt có thể lên tới từ 25 đến 30 triệu đồng.
                        Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-09-2011, 09:57 PM.

                        Comment

                        • #27

                          Chủ tịch xã ‘giải trình’ về màn múa sexy
                          Ông Nghiêm Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong (Ba Vì, Hà Nội) nói rằng, ngay khi tiết mục múa hở hang, phản cảm với nội dung buổi lễ dành cho các cháu, ban chỉ đạo đã cho cắt bỏ các tiết mục này. Ông cũng đã nhận trách nhiệm trước người dân xã Tiên Phong sau sự việc này.
                          Liên quan đến sự việc “múa sexy phản cảm trong đêm trung thu muộn” mà VietNamNet đã phản ánh, phóng viên đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại với ông Nghiêm Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong, người đứng ra tổ chức đêm hội trung thu cho các cháu có cả màn múa “gợi cảm”.
                          Ông Cường thông tin, tiết mục múa hở hang trong đêm trung thu tại xã vừa qua là do xã tổ chức. Chủ trương thuê vũ đoàn về múa là của ban chỉ đạo trong xã.
                          Ông Nghiêm Xuân Cường, Chủ tịch UBND xã Tiên Phong đang phát biểu trong buổi lễ trung thu muộn cho các em thiếu nhi. Đáng tiếc buổi lễ lại có cả tiết mục múa sexy, không ăn nhập gì với nội dung dành cho các cháu thiếu nhi.
                          Trước sự quan tâm của dư luận về tiết mục phản cảm không phù hợp với nội dung buổi lễ, ông Cường cho biết: Chúng tôi cũng đã nhận thức được tiết mục không phù hợp với nội dung dành cho các cháu nên ngay khi vũ đoàn múa biểu diễn tiết mục đầu tiên, ăn mặc quá hở hang thì chúng tôi đã điều chỉnh, cho dừng lại
                          “Ban đầu chúng tôi định tổ chức đón Tết Trung thu cho các cháu vào đêm rằm, lúc đó có hợp đồng với nhóm Đồ Rê Mí ở Hà Nội. Nhưng đến hôm 14 âm lịch không triển khai được chương trình vui chơi cho các cháu vì có lễ Quốc tang của cố Chủ tịch nước Võ Chí Công nên phải hoãn lại sau.
                          Sự việc như thế nên đã làm nhỡ mất hợp đồng với nhóm Đồ Rê Mí. Sau đó chúng tôi mới lồng chương trình này (múa gợi cảm – PV) vào. Thực ra tôi cũng chưa được xem trước chương trình này. Thế nên khi vũ đoàn này lên biểu diễn múa, thấy các cô ăn mặc hở hang nhiều quá nên chúng tôi cho dừng lại và cắt bỏ một số tiết mục khác của nhóm này”, ông Cường trình bày
                          Ông Cường cũng thông tin rằng, việc thuê nhóm múa đến biểu diễn trong buổi lễ là ý kiến chung của lãnh đạo xã.
                          “Nhóm múa này đang là sinh viên trường múa ở Hà Nội. Chúng tôi thuê về để biểu diễn cho đêm hội được vui, nhưng không ngờ lại ăn mặc hở hang quá. Thực ra nếu họ ăn mặc kín đáo tý thì cũng không việc gì”.


                          Múa sexy trong đêm trung thu vừa qua tại xã Tiên Phong, huyện Ba Vì.
                          “Các vị quan khách trong đêm hội cũng góp ý là tiết mục múa gợi cảm như thế là không phù hợp. Sau đó chúng tôi cũng đã họp ban chỉ đạo và rút kinh nghiệm. Chúng tôi cũng đã phát biểu trên đài truyền thanh xã, nhận trách nhiệm trước bà con nhân dân là có sơ suất trong đêm lễ hội”, ông Cường nói
                          Đáng chú ý, việc trong nội dung kịch bản chương trình đêm hội đã được lãnh đạo xã Tiên Phong thông xem xét và thông qua (trong đó có ông Cường).
                          “Nội dung chương trình thì tôi cũng đã biết trước, có tiết mục múa như thế của vũ đoàn nhưng không ngờ các cô ăn mặc hở hang quá. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm lần sau”, ông Cường giải thích.
                          Như VietNamNet đã thông tin, trong đêm hội trung thu muộn được UBND xã Tiên Phong tổ chức cho các cháu trong đêm 18/9 đã xuất hiện tiết mục múa quá hở hang và phản cảm của một vũ đoàn do ban tổ chức thuê từ TP. Hà Nội về.Những cô gái trong vũ đoàn này với bộ quần áo thiếu vải, hở hang như trình diễn thời trang đã có một màn múa vũ đạo phản cảm, không phù hợp với nội dung của buổi lễ dành cho các cháu thiếu nhi.
                          theo vietnamnet
                          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-09-2011, 10:02 PM.

                          Comment

                          • #28

                            Phản cảm thoát y mừng U.23 VN chiến thắng

                            Phản cảm thoát y mừng U.23 VN chiến thắng
                            Đêm 12.11, hàng ngàn cổ động viên TP.HCM đã tưng bừng xuống đường ăn mừng trận thắng "8 sao" của U.23 VN trước U.23 Brunei. Dòng thác người kéo nhau reo hò, nhảy múa khắp các ngả đường, đặc biệt là khu vực trung tâm Q.1.
                            20 giờ, một nhóm thanh niên dàn hàng ngang cầm băng rôn với khẩu hiệu: "Phải đội mũ cho trẻ em khi đi mô tô, xe máy", đứng ngay góc Đề Thám - Trần Hưng Đạo để hò hét.
                            Mỗi khi đèn đỏ bật lên, nhóm thanh niên này lại nhảy ra giữa đường để chặn xe và gây sự chú ý của mọi người với tấm băng rôn không liên quan gì với trận thắng tưng bừng 8-0 của U.23 VN trước U.23 Brunei.
                            20 giờ 30 phút, các ngả đường bắt đầu đông xe hơn.
                            Nhiều thanh niên tụ tập dừng xe đánh trống, thổi kèn ngay tại ngã tư Đề Thám - Trần Hưng Đạo để cố tình gây kẹt xe nối dài, nhằm tạo hiệu ứng đám đông hò hét.
                            Đến 21 giờ, "bữa tiệc" ăn mừng bóng đá thật sự bắt đầu. Các cung đường Sài Gòn inh ỏi tiếng còi trống, hò hét và đâu đó là những "vũ công samba" thoát y lắc lư khoe thân trên yên xe.

                            Nhóm thanh niên cổ vũ bóng đá bằng băng rôn cổ động... an toàn giao thông

                            Nhiều người đi đường thật sự ấn tượng với thông điệp ghi trên băng rôn này: "Phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đi mô tô, xe máy"

                            Theo bố đi ăn mừng chiến thắng của U.23 VN

                            Một fan nhí xuống đường chung vui với dòng người xe qua lại

                            Tranh thủ mua kèn hơi với giá 120.000 đồng/cái ở dọc đường để hòa vào đám đông

                            Nhiều bạn trẻ đeo mặt nạ Halloween để xuống đường
                            "

                            Tuy nhiên cũng rất nhiều bạn trẻ không đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy


                            Xe cấp cứu bị "nhốt" giữa đám đông ở góc Đề Thám - Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đêm 12.11

                            Đến khoảng 22 giờ, hàng loạt thanh niên trèo lên mui xe tải đang kẹt cứng giữa hàng ngàn người để nhảy múa reo hò

                            Hết người này đến người khác lên mui xe để ăn mừng, một hành động rất nguy hiểm

                            Nhiều xe khách cũng bị các fan cuồng quậy. Cánh tài xế phải liên tục hò hét đuổi xuống

                            Cảnh sát 113 được điều động đến khu vực kẹt xe để giữ trật tự

                            Khách Tây cũng xuống đường ăn mừng cùng fan Sài Gòn
                            Trí Quang
                            “Quá thô bỉ, không có lời nào giải thích nổi những hành động điên cuồng như vậy được”.
                            “Thật là mất mặt quá đi, độ vui thái quá! Phản cảm thật, Việt Nam chiến thắng thì ăn mừng là điều đương nhiên nhưng ăn mừng kiểu này thì không thể chấp nhận nổi”.
                            ” Văn hóa ăn mừng đây mà, tình trạng ăn mừng thiếu văn hóa như thế này của dân ta còn nhiều, không có gì là lạ khi thấy ông kia thoát y, chỉ lạ là không thấy ai nhắc nhở, xử phạt thôi”.

                            Comment

                            • #29

                              Vụ một sinh viên bắt cóc, giết chết cháu bé 8 tuổi: Xuất hiện nhiều tình tiết mới

                              Vụ một sinh viên bắt cóc, giết chết cháu bé 8 tuổi: Xuất hiện nhiều tình tiết mới
                              Vụ một sinh viên (SV) bắt cóc rồi sát hại cháu bé 8 tuổi xảy ra ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (Thanh Niên ngày 14.11 đưa tin) khiến dư luận bàng hoàng và phẫn nộ. Do đâu mà một SV bỗng trở thành kẻ giết người dã man như vậy?
                              >> Vụ bé 8 tuổi bị sát hại: Giết con để trả thù cha
                              >> Một học sinh lớp 3 bị bắt cóc, giết chết

                              Sinh Viên cá biệt
                              Anh Nguyễn Tường Thành, Phó bí thư Đoàn trường ĐH Quy Nhơn, cho biết: “SV Đặng Văn Cửu đã bị ở lại 2 năm do rớt môn nhiều lần. Trường cũng đã nhắc nhở, cảnh cáo nếu rớt thêm một năm nữa sẽ đuổi học, nhưng cũng không thấy Cửu có tiến bộ gì”. Còn theo một số bạn học của Cửu, từ đầu năm đến nay, Cửu đã bị đình chỉ học. SV này chỉ lên trường để thi lại các môn rớt những kỳ trước. Trong quá trình học, Cửu thường xuyên trốn học, cúp tiết, là thành phần cá biệt, chậm tiến của lớp và khoa Kinh tế - Kế toán. (Trần Thị Duyên)
                              Ra tay tàn bạo
                              Đặng Văn Cửu (SN 1989) quê ở xã Ia Yok, H.Ia Grai, tỉnh Gia Lai, hiện là SV năm thứ 4, khoa Kinh tế - Kế toán, Trường ĐH Quy Nhơn. Trong thời gian đi học, Cửu có đi làm thêm cho anh Nguyễn Việt Cường (SN 1977) là giảng viên Trường ĐH Quy Nhơn và là chủ khách sạn Tân Yến ở đường Chương Dương, TP.Quy Nhơn.
                              Khoảng 16 giờ 30 ngày 11.11, Cửu mượn xe máy của chị Tâm (nhân viên khách sạn Tân Yến) đi mua 2 sim điện thoại để sử dụng. Trên đường về, Cửu nhận tin nhắn của chị Tâm nhờ đến Trường tiểu học Ngô Mây (TP.Quy Nhơn) đón cháu Nguyễn Việt Dũng (8 tuổi, học lớp 3, con của anh Cường).
                              Sau khi đón cháu Dũng, Cửu không chở về nhà mà chạy vào khu du lịch Ghềnh Ráng (thuộc P.Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn), nhằm giấu cháu Dũng tại đây rồi nhắn tin hù dọa anh Cường để trả thù. Theo Cửu, anh Cường thường chửi Cửu “ngu như bò” và gần đây trong đợt thi học kỳ, Cửu thiếu điểm một số môn nhưng anh Cường đã không giúp đỡ mà ngược lại còn dọa không cho thi tốt nghiệp.
                              Sau khi gửi xe máy dưới chân núi, Cửu dẫn cháu Dũng theo đường bê tông men theo sườn núi đi vào hướng nam khoảng 1,5 km thì rẽ xuống bìa rừng về hướng biển. Tại đây, Cửu cởi áo cháu Dũng để bịt miệng, dùng dây thun cột tay, chân để giữ cháu bé lại. Lúc này, anh Cường gọi điện thoại cho Cửu hỏi thăm đã đón cháu Dũng chưa nên y dừng tay để nghe. Nghe xong, y quay lại thì thấy cháu Dũng đang vùng vẫy rồi ngã xuống sườn núi, nằm im, nên đến dùng đá đánh nhiều cái vào đầu cháu Dũng. Khi thấy cháu Dũng đã chết, Cửu bẻ lá cây phủ lên che xác, rồi quay về.
                              Làm rõ động cơ giết người
                              Không hối hận về việc làm tàn bạo của mình mà ngược lại Cửu còn ý định tiếp tục trả thù anh Cường. Khoảng 17 giờ 50 cùng ngày, Cửu đến gặp người bạn đang thuê trọ tại đường Nguyễn Văn Trỗi (TP.Quy Nhơn), mượn điện thoại của bạn rồi lấy sim mới mua lắp vào, gửi tin nhắn đến anh Cường: “Ông là Cường phải không, con trai ông đang nằm trong tay tôi, đừng nói với ai, nếu không con ông không về được với ông đâu”. Trong lúc anh Cường đang sợ hãi, lo lắng về số phận của con thì Cửu về đến khách sạn Tân Yến, nói vừa đến trường đón cháu Dũng nhưng không thấy. Ngay sau đó, anh Cường cùng Cửu đến Công an P.Ngô Mây báo việc cháu Dũng bị mất tích; đồng thời thông báo truy tìm cháu Dũng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
                              "

                              Đặng Văn Cửu đang khai nhận với cán bộ điều tra
                              Ngay khi nhận được tin báo của anh Cường, Công an TP.Quy Nhơn khẩn trương xác minh và với tài liệu thu thập được, đã tập trung mọi nghi vấn vào Cửu. Tuy vậy, trưa 12.11, khi được triệu tập đến trụ sở Công an TP.Quy Nhơn, Cửu vẫn không nhận tội. Tối 12.11, Cơ quan CSĐT Công an TP.Quy Nhơn thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Cửu thì đến 14 giờ ngày 13.11, y mới chịu khai nhận hành vi giết người như trên và chỉ nơi giấu xác của cháu Dũng.
                              Đại úy Võ Thép Trường Sơn, điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an TP.Quy Nhơn, người được phân công điều tra vụ án ngay từ giai đoạn nhận tin báo tội phạm và trực tiếp xét hỏi Cửu nhiều lần, nhận định: “Hành vi của Cửu tuy bộc phát, không có sự chuẩn bị trước, có cơ hội mới thực hiện, nhưng ra tay rất tàn nhẫn, lạnh lùng. Điều này thường thấy ở những người có tính côn đồ, hung hãn...”.

                              Bảo Văn
                              Càng ngày tính chất bạo lực càng ra tăng và càng nguy hiểm đến đáng sợ. Chỉ vì vài câu nói mà dẫn tới giết hại cháu bé 8 tuổi...Nhân tính không còn giờ nó còn là thú tính mà thôi.
                              Tử hình Lê Văn Luyện cũng như đối với Cửu để làm gương không thì việc như vậy còn tái diễn ở mức độ nguy hiểm hơn mà chúng ta không thể đoán biết đc

                              Thật tội nghiệp đứa bé, chỉ vì cha nó ko khôn khéo trong cách ứng sử với người khác mà phải nhận cái giá quá đắt và không đáng như vậy. Hơn ai hết người bất hạnh nhất lúc này là Mẹ bé Dũng và gia đình Cửu
                              Xã hội càng phát triển đi lên thì đạo đức con người tỉ lệ nghịch với sự phát triển kinh tế. bạc bẽo quá. cầu mong em nhắm mắt xuôi tay, trở về bên Phật. nam mô a di đà...

                              Comment

                              • #30

                                Vụ bé 8 tuổi bị sát hại: Giết con để trả thù cha

                                TT - Đám tang cháu Nguyễn Việt Dũng (học sinh lớp 3G Trường tiểu học Ngô Mây, TP Quy Nhơn, Bình Định) chiều 13-11 đẫm nước mắt của người dân Quy Nhơn, thầy cô và bạn bè cháu bé xấu số.
                                Nhà tang lễ Bệnh viện Đa khoa Bình Định rợp những vòng hoa trắng của thầy cô Trường tiểu học Ngô Mây và thầy cô, sinh viên Đại học Quy Nhơn - nơi ba mẹ cháu bé công tác - lần lượt đến viếng, tiễn đưa cháu bé xấu số.
                                Trước đó, tại hiện trường tang tóc, thi thể bé Dũng lạnh ngắt được bế lên từ vị trí dưới vực cách đường vào khu Bệnh viện phong Quy Hòa 20m, thuộc khu du lịch Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn. Chân tay bé Dũng bị trói và bị siết cổ, bịt miệng bằng áo của bé, trên người và đầu rất nhiều vết thương do bị đánh đập.
                                Bà Trương Thị Dương, mẹ cháu Dũng, hoảng loạn tinh thần, ngất đi ngất lại từ chiều 11-11 khi nghe tin dữ.
                                Đặng Văn Cửu, 22 tuổi, hộ khẩu thường trú tại thôn Tân Lập, xã Ia Yok, huyện Ia Grai (Gia Lai), là sinh viên năm cuối khoa kinh tế - kế toán Đại học Quy Nhơn. Thời gian gần đây, Cửu làm nhân viên lễ tân cho khách sạn Tân Yến (22 Chương Dương, TP Quy Nhơn).
                                Cha cháu Dũng là ông Nguyễn Việt Cường (34 tuổi, giảng viên Đại học Quy Nhơn) quản lý, khai thác, còn chủ khách sạn là bà con của gia đình. Ba mẹ cháu bé đã ly hôn từ nhiều năm qua, cháu Dũng đang sống với ba, còn em gái Dũng sống với mẹ cũng là giảng viên Đại học Quy Nhơn.
                                17g ngày 11-11, Cửu đến Trường tiểu học Ngô Mây đón cháu Dũng giùm ông Cường, nhưng không đưa cháu về nhà mà chở vào sâu trong khu du lịch Ghềnh Ráng và sát hại cháu Dũng. Sau đó, Cửu chạy đến nhà trọ của bạn là Trần Hữu Việt (20 tuổi, quê ở Đông Hà, Quảng Trị) dùng một sim điện thoại khuyến mãi lắp vào điện thoại của Việt và nhắn tin cho ông Cường với nội dung: “Ông là Cường phải không, con trai ông đang nằm trong tay tôi, đừng nói với ai hết, nếu không con ông không về được với ông đâu”.
                                Ngay sau đó, Cửu về khách sạn Tân Yến báo với ông Cường là đến trường tìm không thấy cháu Dũng, và cùng ông Cường đến Công an phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn báo cháu bé bị bắt cóc, thất lạc.
                                12g ngày 12-11, cơ quan điều tra đã triệu tập Cửu để điều tra. Đến 14g ngày 13-11, Cửu đã khai nhận toàn bộ hành vi tội ác và chỉ nơi giấu thi thể cháu Dũng.
                                Tại cơ quan điều tra, Cửu khai vì thù ghét ông Cường hay có lời lẽ xúc phạm khi Cửu làm nhân viên lễ tân tại khách sạn Tân Yến nên đã sát hại cháu bé con ông Cường để trả thù...
                                Đến chiều 14-11, cơ quan điều tra chưa có thông tin gì thêm.
                                B.TRUNG


                                Càng lúc xã hội càng xuất hiện nhiều kẻ mất hết tính người, từ những xích mích nhỏ hằng ngày, những chuyện tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại là lý do để ra tay sát hại người khác. Những đối tượng này cần phải bị nghiêm trị trước pháp luật.
                                Một sinh viên với đầy đủ tri thức lại có suy nghĩ và hành động giết người một cách mất nhân tính. Xin chia buồn cùng gia đình cháu Dũng. Pháp luật cần phải mạnh tay để nghiêm trị những kẻ mất nhân tính này cho xã hội được bình yên.
                                Một hành động không phải là của người mà của một loài xúc vât! đã là sv dã là thành phần tri thức của xã hội mà hành động như vậy thật sự không còn gì để nói!
                                ....

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom