• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Khóc với học kỳ quân đội

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khóc với học kỳ quân đội

    Khóc với học kỳ quân đội

    Trở về sau một trại hè được tổ chức theo mô hình học kỳ quân đội ở Vũng Tàu, các trại sinh tuổi thiếu niên chưa hết bàng hoàng về những kiểu phạt đã được sử dụng ở đây. Có em bị tát bầm mặt, có em bị phạt phải hút hơn chục điếu thuốc lá một lúc, có em bị bắt ngậm bộ bài dính nước toilet vào miệng, nhưng có em thì "được" người phụ trách quan tâm trên mức tình cảm.
    Đó là những "kỷ niệm hãi hùng" mà các trại sinh tham gia khoá học có tên "Thanh niên Việt Nam, Biển đảo Việt Nam" vẫn còn nhớ rõ. Khoá học này do nhà văn hoá Thanh Niên TP.HCM tổ chức tại lữ đoàn hải quân 171 ở thành phố Vũng Tàu từ 26.6 đến 3.7, với học phí trong khoảng 5,2-6,3 triệu đồng.
    Từ phạt xịt khói…
    Bị phát hiện có gói thuốc lá trong túi đồ cá nhân, Thanh bị đưa ra đứng trước măt các bạn. Sau đó em bị người phụ trách tên K. nhét hai điếu thuốc lá vào tai, hai điếu vào mũi, và một bó điếu thuốc lá vào miệng. Theo lời kể của trại sinh tên Trúc (Thành Thái, Q.10), vị tổng phụ trách này đã nhét khoảng 20 điếu thuốc lá vào tai, mũi, và miệng Thanh, rồi bắt em hút số thuốc ngậm trong miệng, trước sự chứng kiến của các trại sinh khác. "Thầy K. còn giận dữ ném bật lửa xuống đất, làm nó nổ", Trúc kể.
    Trại sinh Hoàng, 19 tuổi, kể: “Hôm đó, rất nhiều bạn ở đội trong đó có em đã khóc vì sợ và thương bạn. Giờ nhớ lại em vẫn thấy bàng hoàng!”. Học kỳ quân đội tổ chức cho các trại sinh sống trong môi trường có kỷ luật gần giống với quân đội, chẳng hạn như trại sinh không được dùng điện thoại, internet, không được đánh bài, hút thuốc, v.v. Đành rằng khi trại sinh vi phạm các điều lệnh nghiêm ngặt này, những người phụ trách có thể dùng biện pháp kỷ luật. Nhưng kiểu phạt này quả là không thể nào tưởng tượng được ở một hoạt động có tính chất là trại hè cho thiếu niên.
    Đến tát tím mặt
    Cũng theo lời kể của Trúc, có hai bạn học lớp 7 và lớp 8 ở cùng trung đội 1 với em vừa đi vừa hát nhạc nhái lời đã bị người phục trách nghe thấy. Hình phạt cho việc hát linh tinh là người phụ trách bắt hai trại sinh này phải tát vào mặt nhau. "Thấy cả hai tát chưa đạt, thầy Tr. đã tát mẫu làm cho một bạn bị tím mặt", Trúc cho biết. Theo lời kể của một trại sinh khác, trước đó các em nghe được bài nhái lời này từ người phụ trách trung đội 1.
    Học kỳ quân đội nói trên có 92 trại sinh tuổi từ 14 đến 22 tuổi tham gia. Mới chỉ trở về nhà được bốn ngày, nên trại sinh của khoá học này vẫn còn nhớ nguyên các hình phạt phản giáo dục mà bạn bè phải chịu đựng khi vi phạm kỷ luật. Một vụ khác được các trại sinh kể lại là việc một nhóm bạn bị phát hiện giấu một bộ bài trong túi cá nhân và một bộ bài phía sau một bồn cầu. Người phụ trách nhóm này đã lấy bộ bài tìm được sau bồn cầu ra bắt các trại sinh này ngậm, dù bộ bài này đã thấm nước trong nhà vệ sinh.
    Và một tình cảm trên mức bình thường
    Điều mà bà Chi (P. Đa Kao, Q.1), phụ huynh của trại sinh Kim tức giận không phải là vì con bà bị phạt mà ngược lại: Kim đã được chăm sóc với tình cảm trên mức bình thường.
    Là bạn cùng phòng với Kim, trại sinh Hoàng kể: "Con ngồi cạnh Kim trên xe về thành phố. Thầy S. giành ghế của con rồi đuổi con xuống phía sau. Thầy ngồi cạnh Kim, lấy áo khoác phủ lên để che không cho ai thấy hai người nắm tay nhau”. Cũng theo lời Hoàng, những ngày đầu có lẽ do tính tình hơi khác thường, nên Kim bị trung đội cô lập, và người phụ trách tên S. đã quan tâm đến Kim từ đó.
    Điều Hoàng thắc mắc là sau những lần "thầy S." nói chuyện với Kim, tình hình không được cải thiện, mà Kim càng xa lánh mọi người, nhưng lại càng thân với "thầy S". “Càng về sau, tụi con thấy giữa hai người có cái gì đó rất đặc biệt. Chẳng hạn như thầy S. hay có những câu như: bí mật chỉ riêng hai người biết”, Hoàng kể.
    Bà Chi cho biết bà đã đóng 5,2 triệu đồng học phí để con tham gia học kỳ quân đội, hi vọng con sẽ tự tin hơn và bớt khép kín với mọi người. Nhưng sự việc trên đây và lời kể từ bạn bè cùng tham gia học kỳ quân đội với con đã khiến bà cảm thấy hết sức bất an.
    Lời trình bày của nhà tổ chức
    Sau khi tiếp nhận các than phiền của phụ huynh, phó giám đốc nhà văn hoá Thanh Niên , ông Nguyễn Quang Cường đã có cuộc trao đổi với phóng viên. Là chủ nhiệm chương trình rèn luyện kỹ năng sống và học kỳ quân đội nói trên, ông Quang Cường cho biết do chương trình diễn ra liên tục trong hè, vừa giao quân trại này các điều phối viên lại lên đường tiếp tục huấn luyện trại khác nên các cán bộ phụ trách chưa kịp báo cáo. Trước câu hỏi về hướng xử lý đối với những sự việc nêu trên, ông Quang Cường chỉ cho biết là sẽ yêu cầu báo cáo, kiểm tra, nếu cán bộ nào có hành vi áp dụng hình phạt không đúng quy định sẽ nghiêm khắc kiểm điểm.
    Cũng theo ông Quang Cường, quy định của trại là có khen thưởng và có kỷ luật. Nếu trại sinh vi phạm nội quy nhiều lần, người phụ trách sẽ dùng lời lẽ thuyết phục, kiểm điểm, rồi cảnh cáo trước tập thể, cao nhất là trả về cho gia đình, chứ không được phép dùng hình phạt. Người phụ trách ở các học kỳ quân đội đa số là cán bộ Đoàn và thủ lĩnh của câu lạc bộ kỹ năng Sao Bắc Đẩu (hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM).
    Bài học từ học kỳ quân đội
    “Một tuần để học cách quản lý thời gian, hoạch định tương lai, giải quyết xung đột, làm chủ tư duy và hiểu về sự yêu thương... Đó chỉ là những lời có cánh”, bà Chi cay đắng nói.
    Chương trình học kỳ quân đội đã được 60 đơn vị đoàn thể và tư nhân mở ra từ nhiều năm qua trong cả nước. Nhiều phụ huynh thừa nhận sự tiến bộ của em sau khi tham gia hoạt động này là do sự hướng dẫn và chăm sóc của những người phụ trách. Tuy nhiên những sự việc đau lòng nói trên rõ ràng đang gây lo lắng cho các bậc phụ huynh.
    Khi kể lại những sự việc không vui trong học kỳ quân đội nói trên, các trại sinh đã yêu cầu không nêu rõ tên người phụ trách. "Vì các bạn vi phạm, mà vì các thầy thương nên mới phạt", một trại sinh nói
    Thuỳ Khương
    -Người phụ trách ở các học kỳ quân đội đa số là cán bộ Đoàn và thủ lĩnh của câu lạc bộ kỹ năng Sao Bắc Đẩu (hội Liên hiệp thanh niên TP.HCM .Đây đâu phải là những sĩ quan quân đội .Những hành động này khiến nhiều người hiểu lầm về lực lượng quân đội chúng tôi .Đừng dùng từ "quân đội "nếu trong đó không có 1 người nào của quân đội tham gia.Chúng tôi là sĩ quan huấn luyện nhưng không bao giờ phạt lính kiểu như vậy .Đề nghị hãy bỏ ngay từ "quân đội " ra khỏi chương trình này kẻo các người làm ô uế thanh danh "quân đội nhân dân Việt Nam"
    kim
    -Thì ra đây không phải là người ở trong quân đội mà chỉ là một cán bộ đoàn.nếu như vậy thì đâu còn gì để bàn nữa vậy xin hỏi trong luật khen thưởng và xử phạt có những luật lệ đó không chứ còn về kỷ luật trong quân đội thì không có rồi.hay là luật này áp dụng trong chương trình học kỳ quân đội nếu vậy thì dẹp bỏ các luật đó đi đừng áp dụng luật rừng như vậy sẽ làm cho các em và các bậc phụ huynh phải sợ vì cứ tưởng cho con đi học để nó được tiếp xúc với một môi trường mới và có những lối sống tốt hơn nhưng mà giờ thì họ có cảm giác sợ vì những luật như thế.người mẹ nào mà không thương con khi mà đưa con đi học để rồi bị đánh.và hãy đổi tên chương trình lại đi đừng lấy tên đó nữa chứ không mọi người lại nhầm lẫn với những kỹ luật trong quân đội và tránh làm o uế 2 chữ “quân đội”trong “QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM”.Mong rằng qua bài báo này các ban giám đốc xem xét lại những người phụ trách có xứng làm nhiệm vụ đó không và có xứng là một cán bộ đoàn viên thanh niên không hay là một tay giang hồ với những luật rừng nếu không dẹp bỏ những loại người này thì sẽ không còn ai tham gia chương trinh này nữa.
    hoahongden
    -Kỷ luật trong quân đội là nghiêm khắc , nhưng luôn trên tinh thần đồng đội , vấn đề trên đây tôi nghỉ rằng , những hình phạt như trong bai viết thì quả thật phản cảm mang đầy tính nhục hình của xã hội đen thì đúng hơn là hình phạt trong quân đội vì trong QĐ không hề có cách xử phạt mà chỉ có trong các phim hình sự.
    Đề nghị phải có sự trả lời chính đáng qua những hình phạt như trong bài , nếu không thì hình ảnh cảu quân đội bị hiểu sai và làm cho những người có nhu cầu vao QĐ gặp trở ngại.
    Nam
    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom