• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Cổ Thi - Sưu tầm

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Cổ Thi - Sưu tầm



    Tý Dạ Ca

    Túc tích bất sơ đầu,
    Ty phát bị lưỡng kiên.
    Uyển thân lang tất thượng,
    Hà xứ bất khả liên.

    Thủy dục thức lang thì
    Lưỡng tâm vọng như nhất.
    Lý ty nhập tàn ky,
    Hà ngộ bất thành thất? (1)

    Dạ trường bất đắc miên,
    Minh nguyệt hà chước chước.
    Tưởng hoan (2) tán hoán thanh.
    Hư ứng không trung nặc.


    Dịch Nghĩa:


    Khúc Ca Của Nàng Tý Dạ (3)

    Đêm xưa chẳng chải đầu,
    Tóc như tơ phủ kín đôi bờ vai.
    Lả thân trên gối chàng,
    Chẳng chỗ nào là không dễ thương.

    Thuở mới quen biết chàng,
    Chỉ mong đôi lòng như một.
    Dệt tơ trên khung cửi nát,
    Lỗi ở chỗ nào mà chẳng thành tấm lụa?

    Đêm dài không ngủ được,
    Vầng trăng sáng vằng vặc.
    Tưởng như nghe thấy tiếng chàng gọi,
    Cất tiếng "dạ" với khoảng hư không.


    Dịch Thơ:


    Đêm xưa quên chẳng búi đầu,
    Đôi bờ vai phủ kín màu tóc xanh.
    Thân mềm lả xuống gối anh,
    Chỗ nào mà chẳng đượm tình đôi ta.

    Thuở đầu mình mới biết ta,
    Những mong hai trái tim là một thôi.
    Tơ trên khung cửi rối bời,
    Vì sao chẳng vẹn lứa đôi hỡi chàng?

    Đêm dài giấc ngủ chẳng an
    Trời trong vằng vặc ánh trăng sáng ngời.
    Nghe như tiếng gọi của người
    Em lên tiếng "dạ" đáp lời hư không.

    Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải



    夜長不得眠Dạ trường bất đắc miên ,
    明月何灼 灼 Minh nguyệt hà chước chước.
    想聞散喚聲, Tưởng văn tán hoán thanh ,
    虛應空中諾。 Hư ứng không trung nặc.





    Chú thích:
    (1) Ở bài này có sự chơi chữ hài âm: chữ "ty" (tơ) đồng âm với chữ "tư" (nhớ), chữ "thất" vừa có nghĩa là tấm (vải, lụa), vừa có nghĩa là lứa đôi.

    (2) Hoan: từ địa phương miền Nam Trung Quốc, dùng để chỉ người nam ở ngôi thứ 2 (tương đương với từ "lang" - chàng)

    (3) Tý Dạ ca: Trong "Nhạc phủ thi tập" có 42 bài "Tý Dạ ca", thuộc "Ngô ca". Thiên "Nhạc chí" sách "Đường Thư" chép rằng: "Tý Dạ ca" thuộc Tấn Khúc. Đời Tấn có người con gái tên là Tý Dạ - sáng tác ra khúc này, lời ca rất đau khổ.
    Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 31-10-2011, 05:49 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Tối Viễn Đích Cự Ly



    [COLOR=#323d4f][COLOR=#323d4f]
    Đây là bài thơ người ta tìm thy khi khai qut mt ngôi m c vào năm 1974 ti phía nam qun Trường Sa, Trung Quc . Bài thơ được được viết theo dng c phong, khc vào mt miếng g quí đt trên ngc b hài ct. Sau khi khám nghim khoa hc người ta xác đnh hài ct ca mt thiếu n chết lúc còn rt tr ...



    最远的距离


    君生我未生
    我生君已老
    君恨我生迟
    我恨君生早


    君生我未生
    我生君已老
    恨不生同时
    日日与君好

    我生君未生
    君生我已老
    我离君天涯
    君隔我海角

    我生君未生
    君生我已老
    化蝶去寻花
    夜夜栖芳草


    dịch Hán Việt


    Tối Viễn Đích Cự Ly

    quân sanh ngã vị sanh
    ngã sanh quân dĩ lão
    quân hận ngã sanh trì
    ngã hận quân sanh tảo

    quân sanh ngã vị sanh
    ngã sanh quân dĩ lão
    hận bất sanh đồng thì
    nhật nhật dữ quân hảo


    ngã sanh quân vị sanh
    quân sanh ngã dĩ lão
    ngã li quân thiên nhai
    quân cách ngã hải giác

    ngã sanh quân vị sanh
    quân sanh ngã dĩ lão
    hóa điệp khứ tầm hoa
    dạ dạ tê phương thảo.

    ( khuyết danh )


    Dịch thơ:



    Duyên lệch

    Anh sinh em chửa chào đời,
    Em sinh anh đã già rồi còn đâu.
    Anh hận bởi em sinh sau,
    Tại anh sinh trước em sầu lẻ loi.

    Anh sinh em chửa ra đời,
    Em sinh anh đã da mồi, tóc râu.
    Hận sao chẳng đẻ cùng nhau,
    Để đời gắn bó bạn bầu sớm hôm.

    Em sinh anh chửa làm con
    Anh sinh em đã lớn khôn thành người.
    Em xa anh tận chân trời,
    Anh nơi góc biển suốt đời cách em.

    Em sinh, anh vẫn vô biên
    Anh sinh, em đã bước lên tuổi bà.
    Ứơc thành con bướm tìm hoa
    Đêm đêm quấn quít quanh nhà cỏ thơm



    Duyên Lệch

    Chàng sinh thiếp chửa sinh ra
    Thiếp sinh chàng đã về già còn đâu
    Xuân xanh thiếp khiến chàng sầu
    Thiếp buồn chàng đã bạc đầu chàng ơi.

    Chàng sinh thiếp chửa sinh ra
    Thiếp sinh chàng đã về già còn đâu
    Hận đời chẳng bước chung cầu
    Để chàng với thiếp bạc đầu bên nhau.

    Thiếp sinh chàng chửa sinh ra
    Chàng sinh thiếp đã về già chàng ơi
    Xa nhau góc biển chân trời
    Biệt ly không biết đến đời nào đây

    Thiếp sinh chàng chửa sinh ra
    Chàng sinh thiếp đã tuổi già xuýt xoa
    Ước gì chàng biến thành hoa
    Thiếp là bướm trắng đêm nhòa cỏ hương.

    Chu Công Phùng dịch


    *****************


    coi cho biết dí người ta...


    reply

    xuanlynh wrote on Jan 16

    Chàng sinh ta chưa sinh
    Chàng chết ta chưa chết
    Mai ta lấy chồng khác
    Mắc gì ngồi nhớ nhung
    hehehe...


    timnhau wrote on Jan 12, edited on Jan 12

    trên blog của Mr Do ... có nhại theo khổ thơ đầu của bài thơ !
    post lên đây ... cho chị Hai nào cần thì thuộc ... để thì thầm bên tai ông xã ! kakaka !

    Quân sung ngã vị sung
    Ngã sung quân dĩ xìu
    Quân hận ngã sung trường
    Ngã hận quân sung đoản !


    [url="http://blogmrdo.blogspot.com/2011/01/tho.html#links"]Link

    [url="http://timnhau.multiply.com/notes/item/38"][B][I]Link



    Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 31-10-2011, 05:31 PM.

    Comment

    • #3

      Dịch thơ Đường " TIẾT PHỤ NGÂM "...




      Dịch thơ Đường " TIẾT PHỤ NGÂM" của Trương Tịch

      Nhà Thơ Hoàng Lộc vừa gởi cho bản dịch bài thơ Đường " Tiết Phụ Ngâm"
      của Trương Tịch theo " kiểu mới" của Tác giả Hoàng Đình Quang để đọc cho vui nhân ngày cuối tuần. Xin được chia sẻ niềm vui với quý Bạn Đọc...
      MVL :


      Thưa các anh chị,

      Đọc- và thấy có ngưòi dịch bài thơ Đường kiểu...mới.
      Xin kính mời anh chị đọc chơi cho biết.
      Dù sao, trước khi dịch - ông ta đã không quên bản dịch cũ của cụ Ngô Tất Tố - và nhất là có phần "lạm bàn ", theo tôi - rất thú vị.
      Kính mời,

      HL





      TIẾT PHỤ NGÂM

      Trương Tịch

      Quân tri thiếp hữu phu
      Tặng thiếp song minh châu,
      Cảm quân triền miên ý,
      Hệ tại hồng la nhu
      Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi
      Lương nhân chấp kích Minh Quang lý
      Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt
      Sự phu thệ nghĩ đồng sinh tử
      Hoàn quân minh châu song lệ thùy
      Hận bất tương phùng vị giá thì.


      KHÚC NGÂM CỦA NGƯỜI THIẾU PHỤ TRINH TIẾT
      Bản dịch của: Ngô Tất Tố


      Chàng hay em có chồng rồi,
      Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành.
      Vấn vương những mối cảm tình,
      Em đeo trong áo lót mình màu sen.
      Nhà em vườn ngự kề bên,
      Chồng em cầm kích trong đền Minh Quang.
      Như gương, vâng biết lòng chàng,
      Thờ chồng, quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
      Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
      Giận không gặp gỡ khi chưa có chồng.


      Đây là bài thơ tình hiếm thấy trong kho tàng đồ sộ Đường Thi. Hiếm và gần như duy nhất, là bài thơ tình thuộc và thể tài hay bậc nhất trong thơ tình: ngoại tình! Chàng trai không "ve vãn, tán tỉnh", mà rất chân tình và... dại gái! Người thiếu phụ nhạy cảm, biết nhưng không lợi dụng, hay trách mắng kẻ đi yêu người có chồng, mà với Nho giáo thì họ có toàn quyền làm việc này. Nhận - cất giấu - rồi đem trả, điều này chứng tỏ người đàn bà cũng yêu và chân tình yêu chàng trai. Và dù không có một "cuộc tình", nhưng giữa họ đã có một "mối tình", rất có thể "đem xuống tuyền đài"!

      Sau nhiều thế kỷ, thơ tình hiện đại có lẽ cũng chỉ đến thế là cùng. Bây giờ đọc mà vẫn thấy rưng rưng, và vẫn thấy những mối tình như thế diễn ra quanh ta.

      Cũng có người cho là tác giả (Trương Tịch) dùng bài thơ này để "nói bóng gió" đến việc có một lời mời gọi "lộn chúa" trên con đường công danh hay chính trị! Tôi không tin, bởi thiếu gì những nhà "tầm chương trích cú", "vẽ rắn thêm chân" để chứng tỏ ta là người có công "phát hiện". Hãy căn cứ vào văn bản.

      Nếu chỉ là ẩn ý, thì làm gì có được những hình ảnh "hệ tại hồng la nhu" (giấu trong áo lót màu hồng - nhớ là áo lót màu hồng, có gợi cảm không?). Hay là hình ảnh "song lệ thùy" (đôi dòng lệ chảy chứa chan), để rồi "hận" (hận chứ không phải tiếc) sao không biết nhau thù lúc còn son!

      Đích thị đây là bài thơ tình, oái oăm, trắc trở và rung động nhất!


      Đây là bản "dịch" của tôi (HĐQ)

      Biết rằng em đã có chồng
      Mà anh vẫn tặng đôi bông hột xoàn
      Biết anh, tình rất đa mang
      Giấu vào áo ngực an toàn anh ơi!
      Nhà em phố lớn đông người
      Chồng em súng lục đứng ngồi cũng mang
      Biết anh chân thực, nồng nàn
      Nhưng em đâu dám để mang tiếng đời
      Thôi anh, cầm lấy anh ơi
      Hận mình chẳng gặp nhau thời sinh viên!

      HOÀNG ĐÌNH QUANG






      Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 31-10-2011, 05:51 PM.

      Comment

      • #4

        THANH THANH MẠN - Lý Thanh Chiếu





        聲聲慢

        尋尋覓覓,冷冷清清,淒淒慘慘戚戚。
        乍暖還寒時候,最難將息。
        三杯兩盞淡酒,怎敵他、晚來風急!
        雁過也,正傷心,卻是舊時相識。
        .
        滿地黃花堆積,憔悴損,如今有誰堪摘?
        守著窗兒,獨自怎生得黑!
        梧桐更兼細這次第,怎一個愁字了得!
        雨,到黃昏、點點滴滴。


        Phiên âm:

        Thanh Thanh Mạn

        Tầm tầm mịch mịch, lãnh lãnh thanh thanh, thê thê thảm thảm thích thích.
        Sạ noãn hoàn hàn thời hậu, tối nan tương tức
        Tam bôi lưỡng trản đạm tửu, chẩm địch tha, vãn lai phong cấp?
        Nhạn quá dã, chính thương tâm, khước thị cựu thì tương thức

        Mãn địa hoàng hoa đôi tích, tiều tuỵ tổn, như kim hữu thuỳ kham trích?
        Thủ chước song nhi, độc tự chẩm sinh đắc hắc?
        Ngô đồng cánh khiêm tế vũ, đáo hoàng hôn, điểm điểm tích tích.
        Giả thứ đệ, chẩm nhất cá sầu tự liễu đắc?


        Dịch từ:

        Điệu Thanh thanh mạn

        Lần lần, giở giở, lạnh lạnh lùng lùng, cảm cảm thương thương nhớ nhớ
        Thời tiết ấm lên lại rét, càng thêm khó ở.
        Rượu nhạt uống đôi ba chén, sao chống nổi chiều về gió dữ?
        Nhạn bay qua, đang đau lòng, lại đúng bạn quen biết cũ.

        Chồng chất hoa vàng khắp chỗ, buồn bực nỗi, giờ đây còn ai bẻ nữa.
        Đen kịt nhường kia, một mình giữ bên cửa sổ?
        Cây ngô đồng gặp mưa bay, buổi hoàng hôn thánh thót giọt nhỏ.
        Nối tiếp vậy, ghê gớm sao, sầu kia một chữ!

        Dịch giả: Nguyễn Xuân Tảo





        Thanh thanh mạn

        Tìm tìm kiếm kiếm,
        Lạnh lạnh nhạt nhạt,[COLOR=black]
        Thảm thảm thương thương nhớ nhớ
        Chợt ấm lên sau lại rét,
        Thật khó thích ứng
        Đôi ba chén rượu nhàn nhạt,
        Nào chống nổi gió chiều hung hăng.
        Nhạn bay ngang,
        Đang đau lòng,
        Có còn nhớ bạn cũ này.
        Mặt đất hoa vàng tràn ngập,
        Nỗi khốn khổ
        Giờ đây còn ai đỡ đần?
        Người đợi bên song,
        Chỉ một thân tối dường nào!
        Ngô đồng đứng dưới mưa phùn
        Đến hoàng hôn nước nhỏ tí tách
        Là vậy đấy
        Một chữ sầu ghê gớm lắm sao!

        (Dịch: Lily - [url="http://lily19.wordpress.com/2011/05/01/thanh-thanh-m%E1%BA%A1n-ly-thanh-chi%E1%BA%BFu/"]Link)




        Lý Thanh Chiếu

        Lý Thanh Chiếu – 李清照(1084 – mt khong năm 1151) là nữ t nhân Nam Tng. Bà hiu là D An cư sĩ – 易安居士, người đt Chương Khâu – Tề Châu (nay thuc Sơn Đông). Cha ca bà, Lý Cách Phi – 李格非, là mt hc gi ni tiếng đương thi, chng ca bà, Triệu Minh Thành – 赵明诚, là mt nhà kho chng kim thạch hc ni tiếng. Lúc đu, bà cùng chng chuyên tâm vào nghiên cu, sưu tập, chnh lý Thư ho, kim thch.

        Khi quân Kim phá Bc Tng, bà lưu lc về phương Nam, chng li bnh chết, đ li bà cô đc, bơ vơ. Chính vì vy sáng tác từ ca bà gm 2 giai đon: giai đon đu thư nhàn, thoát tc; giai đon th hai ngậm ngùi, than th cho thân thế ca mình, mang nhiu tính hoài nim Trung Nguyên.

        Xét về hình thc, bà thường dùng th pháp miêu t trc tiếp, ngôn ngữ thanh tú, mỹ l. Lun v t bà thường nhn mnh vào vn lut, chú trng s đin nhã, tình cảm, đ xướng T tr thành mt loi hình văn hc riêng bit, phn đi việc dùng thi pháp đ làm T. Bà cũng đng thi là mt nhà thơ nhưng sáng tác về thể loi này không còn nhiều, ch yếu hướng vào đ tài vnh s, li l khng khái, không giống phong cách trong T ca bà.

        Các sáng tác ca bà như: “D An cư sĩ văn tập – 易安居士文集”, “D An t易安词” đã tht truyn, người đi sau thu thp lại son thành cun “Su Ngc t漱玉词”. Ti nay có cun “Lý Thanh Chiếu tp hiệu chú- 李清照集校注".
        Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 31-10-2011, 05:28 PM.

        Comment

        • #5

          Tương tư - Vương Duy




          相 思

          紅 豆 生 南 國,
          春 來 發 幾 枝。
          願 君 多 采 擷,
          此 物 最 相 思。


          Tương Tư

          Hồng đậu sinh nam quốc,
          Xuân lai phát kỷ chi.
          Nguyện quân đa thái hiệt,
          Thử vật tối tương ti (tư).


          Dịch nghĩa :

          Đậu đỏ sinh ở phương nam,
          Mùa xuân đến, nẩy bao nhiêu cành.
          Xin anh hái cho nhiều,
          Vật ấy rất gợi tình tương tư.




          Bàn thêm về Hồng Đậu :



          Dường như ở mỗi đất nước người ta lại có những hình ảnh, những cách thể hiện tình yêu độc đáo của riêng mình. Tại Trung Quốc cũng có một biểu tượng nổi tiếng của tình yêu – đó là Hồng đậu. Hồng đậu còn có một cái tên khác cũng rất dễ thương là Love Seed (Hạt Tình Yêu).

          Hồng đậu gọi nôm na là đậu đỏ, tuy nhiên nó hoàn toàn không phải là hạt đậu đỏ mà người Việt chúng ta vẫn dùng để nấu chè. Hồng đậu sinh trưởng ở miền nam Trung Quốc, phân bố nhiều tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam… hạt của nó nhỏ xinh có thể chế tạo thành đồ trang sức cài lên tóc hay kết thành dây chuyền, vòng tay, hoa tai.







          Bài thơ này nổi tiếng đến mức mà gần như người dân Trung Quốc nào cũng biết đến. Hồng đậu cũng nhờ có bài thơ này mà càng được mọi người nhớ đến nhiều hơn. Trải qua năm tháng, người Trung Quốc lại khoác thêm cho hồng đậu những hàm ý tượng trưng. Mỗi hạt hồng đậu ngầm mang một thông điệp của tình yêu. Chẳng hạn như 01 hạt hồng đậu thay cho câu nói: "Trong lòng anh chỉ có một mình em"; 2 hạt hồng đậu mang ý nghĩa "Đôi ta như chim liền cánh"; 3 hạt hồng đậu là câu nói "Anh yêu em". Còn giả như có ai đó đem tặng bạn một túi gồm 99 hạt hồng đậu tức là để thay cho câu nói "Thiên trường địa cửu". Ngoài ra còn một số các thông điệp khác như:

          10 hạt – Yêu em toàn tâm toàn ý
          11 hạt – Một lòng một dạ yêu em
          13 hạt – Em yêu, xin hãy đón nhận tình yêu của anh
          17 hạt – Bên em suốt đời
          18 hạt – Thanh xuân mãi mãi
          19 hạt – Yêu đến tận cùng
          21 hạt – Yêu nhất là em
          22 hạt – Trong em có anh, trong anh có em
          33 hạt – 3 đời 3 kiếp bên nhau
          36 hạt – Tình yêu của anh chỉ có em
          66 hạt – Yêu em mãi không đổi thay
          100 hạt – Bách niên giai lão; hoặc là Yêu em một vạn năm
          999 hạt – Anh là người hạnh phúc nhất trên thế gian này


          Nhờ hồng đậu người ta gửi gắm tình yêu đến đối phương. Vào mỗi độ xuân về đôi lứa yêu nhau lại dành tặng nhau những hạt hồng đậu để tượng trưng cho tình yêu của mình. Cũng có khi thương nhớ, người ta lại nghĩ đến hồng đậu, lại muốn cùng nhau đi nhặt hồng đậu để nếm thử cảm giác tương tư...










          Bởi hạt hồng đậu là một biểu tượng của tình yêu, hồng đậu tồn tại trong đời sống xã hội Trung Quốc với tư cách là tín vật của tình yêu. Người ta có quy tắc "vật hiếm thì quý" do vì hồng đậu chỉ sinh trưởng ở miền Nam - Trung Quốc cho nên khi có mặt tại Bắc Kinh hay các thành phố ở miền Bắc thì giá thành của một hạt hồng đậu cũng được tăng gấp đôi, gấp ba. Nhiều người dựa vào việc kinh doanh hồng đậu mà phát tài. Hồng đậu - trở thành một hàng hóa dễ kiếm lời, một phần cũng vì những yếu tố văn hóa mà nó hàm chứa từ bấy lâu...


          *************


          Vương Duy 王維 (699–759), tự là Ma Cật 摩詰, người huyện Kỳ (thuộc phủ Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây).
          Cha mất sớm, mẹ là một tín đồ thờ Phật suốt ba mươi năm. Do đó, Vương Duy chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật. Vương Duy tài hoa từ nhỏ, đàn hay, vẽ giỏi, chữ đẹp, văn chương xuất chúng. Năm 19 tuổi, Vương Duy đến Trường An, được Kỳ Vương Lý Phạm mến tài; đỗ đầu kỳ thi của phủ Kinh Triệu.
          Năm 21 tuổi, thi đậu tiến sĩ, được bổ làm Ðại Nhạc thừa rồi bị giáng làm tham quân ở Tế Châu. Sau nhân Trương Cửu Linh làm Trung Thư lệnh, ông được mời về làm Hữu Thập di, Giám sát ngự sử, rồi thăng làm Lại bộ lang trung. Trong thời gian này, thanh danh của ông và em là Vương Tấn vang dậy Trường An. Sau đó đến lượt Trương Cửu Linh lại bị biếm, Vương Duy đi sứ ngoài biên ải và ở Lương Châu một thời gian. Khi An Lộc Sơn chiếm kinh thành, Vương Duy bị bức bách làm chức Cấp sự trung, sau khi bị câu lưu tại chùa Bồ Ðề.

          Sau khi loạn yên, Vương Duy được tha tội và phục chức nhờ có Vương Tấn, đang làm hình bộ thượng lang, xin giải chức chuộc tội cho anh. Về sau, Vương Duy làm đến chức Thượng thư hữu thừa.

          Ông giỏi văn nghệ, ưa tiêu dao, nên tuy làm việc với triều đình nhưng vẫn thích nơi có cảnh quan yên tĩnh. Ông được gần vua, các cận thần và được quý trọng vì am hiểu văn chương nghệ thuật. Song trong lòng đã sẵn hướng về thiên nhiên nên thơ ông tả nhiều thú điền viên sơn thủy. Ông có một trang viên riêng cho mình, ở đó ông gảy đàn, thổi sáo và làm thi phú.

          Ngoài tài thơ ra, Vương Duy còn sành âm nhạc, giỏi thư pháp và hội họa. Tranh sơn thủy của ông mở đầu cho lối họa Nam Tông. Người ta thường khen ông là: "Trong thơ có họa, trong họa có thơ" (Thi trung hữu họa, Họa trung hữu thi).

          Ðối với Phật giáo đương thời, Vương Duy có địa vị cao trong Nam phái thiền tông. Người đời sau gọi ông là Thi Phật.


          Mét từ Nò

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom