
Ba nghìn thế giới thơm
Nhật Chiêu
Hoa mơ một chút nhụy
Ba ngàn thế giới thơm
( Nhất điểm mai hoa nhụy
Tam thiên thế giới hương)
Nhật Chiêu
Hoa mơ một chút nhụy
Ba ngàn thế giới thơm
( Nhất điểm mai hoa nhụy
Tam thiên thế giới hương)
Đó là một thiền ngôn xưa mà ta có thể đọc trong thấy trong Thiền lâm cú tập (Zenrinkushu)
Nếu ba nghìn thế giới không có một chút nhụy hoa nào thì nó sẽ ra sao ?
Có gì nhẹ như một chút nhuỵ hoa mơ? Có gì huy hoàng như phấn hoa bay trong gió, truyền tin sự sống và ướp hương ba nghìn thế giới? Và cõi ta bà trở thành xứ sở của hoa mơ.
Lang thang trong cõi Ta bà, Basho cảm nhận mùi hương hoa mơ như một hơi thở sáng thế:
Mùi hoa mơ ơi
con đường núi mọc
bỗng nhiên mặt trời
(Ume ga ka ni
Notto hi no deru
Yamaji kana)
Basho
con đường núi mọc
bỗng nhiên mặt trời
(Ume ga ka ni
Notto hi no deru
Yamaji kana)
Basho
Hương hoa mơ đã xui mặt trời mọc, hay mặt trời giục giã cánh hoa mơ kia mở phơi hương sắc? Mặt trời cũng chỉ là một cánh hoa khác, bông hoa của hư không.
Thiền đã đi vào thơ như thế, Thiền đã nở rộ thành Thơ khi trái tim người biết hát.
Thiền và thơ tương nhập như Quan Âm đi vào trong cỏ nội hoa ngàn:
Thiện tai Quan Thế âm
Toàn thân nhập hoang thảo
Thiền lâm cú tập
( Diệu kỳ thay Quan Thế Âm
Toàn thân thể nhập muôn vàn cỏ cây)
Toàn thân nhập hoang thảo
Thiền lâm cú tập
( Diệu kỳ thay Quan Thế Âm
Toàn thân thể nhập muôn vàn cỏ cây)
Chính vì thế mà nhà thơ nữ Sono-jo muốn ôm hết vào lòng cỏ lá mùa xuân:
Bước lang thang
Đưa tay mà hái
cỏ mùa Xuân hoang
Sono-jo
(Te wo nobete
Ori - yuku haru no
Kusaki kana)
Đưa tay mà hái
cỏ mùa Xuân hoang
Sono-jo
(Te wo nobete
Ori - yuku haru no
Kusaki kana)
Nhưng cỏ thì có chi đáng kể? Chính bản chất " vô dụng" của cỏ đã làm cho cõi Ta bà ngát một màu xanh:
Cỏ vô dụng
vẫn mê mải lan tràn
và mặt trời cũng tràn lan
Issa
(Muda gusa ya
Nanji mo nobiru
Hi mo nobiru)
vẫn mê mải lan tràn
và mặt trời cũng tràn lan
Issa
(Muda gusa ya
Nanji mo nobiru
Hi mo nobiru)
Cỏ vô dụng. Thền, nghệ thuật và thơ ca cũng thế, tất cả là vô dụng. Vô dụng tất nhiên nằm ngoài cái vòng " kim cô" của lợi nhuận. trong tình yêu của Quan Âm và trong thiên nhiên, không có gì hữu dụng hay vô dụng.
Cỏ vô dụng đến nỗi nó chỉ có thể" dẫn đưa đời sống đi lên" chứ không có khả năng nào khác, như Whitman từng nói:
Mầm cỏ non bé nhất cho thấy thực ra không có chết chóc gì
Và nếu có đi nữa, nó cũng dẫn đưa đời sống đi lên chứ không đợi ở chỗ tận cùng mà chặn ngưng cuộc sống ...
Nhưng hoa mơ kia vào cỏ hoang kia từ đâu mà có mặt? Để mà hương thơm. Để mà mặt trời mọc. Để mà dẫn đưa đời sống. để mà Quan âm? Hỏi thửa chúa Xuân xem:
Dục vấn hoa lai xứ
Đông quân diệc bất tri
Thiền lâm cú tập
(Muốn hỏi hoa nơi đến
Chúa Xuân nào biết đâu)
Đông quân diệc bất tri
Thiền lâm cú tập
(Muốn hỏi hoa nơi đến
Chúa Xuân nào biết đâu)
Mọi câu hỏi siêu hình đều vô nghĩa. Đời sống để sống, không phải để hỏi. Rằng hoa đến từ đâu hay hương đến từ đâu:
Từ cây hoa nào
Mà ta không biết
một làn hương trao
Basho
(Nan no ki no
Hana towa shirazu
Nioi kana)
Mà ta không biết
một làn hương trao
Basho
(Nan no ki no
Hana towa shirazu
Nioi kana)
Basho biết rằng mình không biết. Thì cũng chẳng " tệ" hơn Socrates. Họ là nòi " bất tri"
Bất tri hà xứ tự
Phong tống giảm thanh lai
Thiền lâm cú tập
( Tự chùa nào không biết
Tiếng chuông theo gió về)
Phong tống giảm thanh lai
Thiền lâm cú tập
( Tự chùa nào không biết
Tiếng chuông theo gió về)
Hương hoa và tiếng chuông đưa dẫn tâm hồn ta đi lên, đến gần một bờ cõi khác, như thể đó là bờ bên kia.
Hoa đào như áng mây xa
Cchuông từ Ueno đến?
Hay từ Asakura?Basho
(Hana no kuno
Kane wa ueno ka
Asakura ka)
Cchuông từ Ueno đến?
Hay từ Asakura?Basho
(Hana no kuno
Kane wa ueno ka
Asakura ka)
Nơi nào là bờ bên kia? Ueno hay asakura? hay bờ bên kia chính là ờ bên này? Hoa đào ở đây và tiếng chuông đang ngân bây giờ. Mà dư hương và dư âm thì đã phảng phất và vang vọng tự nghìn xưa.
Như cây tùng cổ và tiếng chim huyền bí:
Cổ tùng đàm bát nhã
U điểu lộng chân như.
Thiền lâm cú tập
( Cây tùng cổ xưa ca bát nhã
Cánh chim huyền bí múa chân như)
U điểu lộng chân như.
Thiền lâm cú tập
( Cây tùng cổ xưa ca bát nhã
Cánh chim huyền bí múa chân như)
Cây tùng ấy, cánh chim ấy là Bồ tát trong đời. Hoặc là Bồ tát hoá thân vào tùng, vào chim. bản thân thiên nhiên là Đại Bồ tát. Cũng như nhật nguyệt là Như Lai: Mặt trời Phật, mặt trăng Phật
Có cây thông già trong thơ Issa:
Chưa thành Phật Đà
Thông già một cội
Mơ gần mơ xa
Issa
(Hotoke to mo
Narade uka uka
Oi no matsu)
Cây thông già đứng mơ trong một thế giới mơ dưới một bầu trời mơ. đó là mơ trong mơ, mộng trung chi mộngThông già một cội
Mơ gần mơ xa
Issa
(Hotoke to mo
Narade uka uka
Oi no matsu)
Mơ là gì và thực là gì? Thế giới này là gi? Ta nhớ bài tứ thế chi ca của nữ thi sĩ Sonojo ( môn đồ của Basho)
Bầu trời rạng đông
Hay trăng thu ngời sáng
biết đâu là thực
Hay giấc mơ mòng
Nam mô A Di Đà Phật !
Sonojo
(Aki no tsuki
Haru no akebono
Mishi sora wa
Yume kara tsutsu ka
Namuamidabutsu)
Cuộc đời là thực cũng được, là mơ cũng được. Có cái gì khác nhau đâu. Nam mô với thực, nam mô với mộng, nam mô với cuộc đời - đấy là tiếng hát của Sonojo. Như trong lá thư nàng gửi cho thiền sư Unko:Hay trăng thu ngời sáng
biết đâu là thực
Hay giấc mơ mòng
Nam mô A Di Đà Phật !
Sonojo
(Aki no tsuki
Haru no akebono
Mishi sora wa
Yume kara tsutsu ka
Namuamidabutsu)
"Chớ cầu tìm chân như, chớ cầu tìm hư vọng. đấy chính là căn nguyên của Đại đạo ... Liều thì xanh rờn, hoa thì đỏ thắm, tự nhiên nhi nhiên, thơ haiku và đoản ca cần sáng tác . . . Ngày tháng tôi trôi qua trong lời niệm Phật, trong sáng tác haiku và đoản ca. Lên cõi cực lạc cũng tốt, mà sa xuống địa ngục cũng chẳng hề chi "
Đối với một tâm hồn như Sonojo, mơ và thực không còn ý nghĩa. tâm hồn ấy bay trên đường khinh thanh, nhẹ nhàng như phấn hoa, nhẹ nhàng như hương thơm. Nàng là " huyền điều", cánh chim huyền bí của thơ ca. Chân như là trò chơi của nàng ( lộng chân như) và hư vọng cũng thế. là môn đồ của của basho, nàng cùng thầy làm cho thơ ca lan rộng cõi u huyền .
Thiền đi vào trong thơ như nhật nguyệt và càn khôn đi vào trong tay áo:
Tụ trung nhật nguyệt tàng
Chưởng nội ác càn khôn
Thiền lâm cú tập
( Nhật nguyệt chui vào tay áo
Càn khôn nắm tận tay)
Chưởng nội ác càn khôn
Thiền lâm cú tập
( Nhật nguyệt chui vào tay áo
Càn khôn nắm tận tay)
Vì thế nên Hokushi mới tự do di chuyển vầng trăng như thể đó là một món đồ chơi:
Treo trăng lên cành thông
rồi tôi lấy trăng xuống
mà ngắm trăng tuyệt trần.
Hokushi
(Tsuki wo matsu ni
Kaketari hazushite mo
Mitari)
rồi tôi lấy trăng xuống
mà ngắm trăng tuyệt trần.
Hokushi
(Tsuki wo matsu ni
Kaketari hazushite mo
Mitari)
Thiền là tự do chơi đùa với vũ trụ. Thiền giải thể mọi ràng buộc, mọi quy luật. và thơ ca cũng thế. Nên Thiền và thơ cùng hân thưởng tự do chung:
Ngồi trên thuyền trôi
Và vầng trăng khuyết
tựa vào lòng tôi
Taigi
(Mikazuki ya
Hiza ni kage sasu
Fune no naka)
Nhật nguyệt ( và cả càn khôn) nằm trong tay áo ta, trên đầu gối ta, trong hạt cải mòng, trên đầu lông xíu.. . Bao giờ mà chẳng thế.Và vầng trăng khuyết
tựa vào lòng tôi
Taigi
(Mikazuki ya
Hiza ni kage sasu
Fune no naka)
Chứ nhật nguyệt nằm đâu? và càn khôn nữa?
Thiền đã tạo dựng cho thơ ca một vô môn quan. Thiên tài thơ ca sẽ bước qua cửa ấy và càn khôn độc bộ
Con người trong thơ thiền là vô ngã- vì vậy có thể nắm giữ nhật nguyệt, bước qua càn khôn, đi về trong thời gian vô tận. Ngã là cái tôi hữu hạn, là cái chết
Vô ngã là bất kỳ điều gì được hiện thành, được sống. Tự do.
Nói như nhà thơ Thiền hiện đại Takahashi Shinkichi trong bài thơ tự do:
Không ở nhà
Bảo họ tôi đi vắng
Bảo họ không có ai ở đây
Năm trăm triệu năm sau tôi về
Bảo họ tôi đi vắng
Bảo họ không có ai ở đây
Năm trăm triệu năm sau tôi về
Trong tác phẩn khác Shinkichi nói rõ hơn:
Không có ai là đang sống. Con người chúng ta là được sống. Như một âm thanh, như một áng mây.
...
Con người chúng ta cũng giống như âm thanh đó. Không có gì như là ngã. Chỉ có vô ngã là hiện hữu
Vì thế trong thế giới của Shinkichi, vỏ sò nằm trong cát là một cầu vồng:
Một vỏ sò nằm ngủ
Chỉ một chút đong đưa
Khi sóng chiều đấn hát
Mặc trùng dương gần rú
Vẫn lặng yên mơ màng
Một ngày nào đó
Biển hoá nương dâu
Bãi bờ thành đáy nước
Vỏ sò không sá kể
Ngày mai một buổi nào
Và dẫu nằm trong cát
Chẳng ghen gì mây cao
Vỏ sò đã quên hết
Nhục thân xưa của mình
Và những năm về trước
Đã đi cùng hư không
Mơ màng không xao xuyến
Lãng đãng không muộn phiền
Dâng mình cho nhịp điệu
Của bước dài Vô biên
Và một ngày nào đó
Vỏ sò ai nhặt lên
Sau một cuộc hoá thân
Hốt nhiên thành cúc áo
Nó sẽ không sầu não
Không một lần bận tâm
A, vỏ sò!
Cầu vồng nằm trong cát
Chỉ một chút đong đưa
Khi sóng chiều đến hát ...
Chỉ một chút đong đưa
Khi sóng chiều đấn hát
Mặc trùng dương gần rú
Vẫn lặng yên mơ màng
Một ngày nào đó
Biển hoá nương dâu
Bãi bờ thành đáy nước
Vỏ sò không sá kể
Ngày mai một buổi nào
Và dẫu nằm trong cát
Chẳng ghen gì mây cao
Vỏ sò đã quên hết
Nhục thân xưa của mình
Và những năm về trước
Đã đi cùng hư không
Mơ màng không xao xuyến
Lãng đãng không muộn phiền
Dâng mình cho nhịp điệu
Của bước dài Vô biên
Và một ngày nào đó
Vỏ sò ai nhặt lên
Sau một cuộc hoá thân
Hốt nhiên thành cúc áo
Nó sẽ không sầu não
Không một lần bận tâm
A, vỏ sò!
Cầu vồng nằm trong cát
Chỉ một chút đong đưa
Khi sóng chiều đến hát ...
Bài thơ mang một chút dư vang của một bài haiku xưa
Cơn giông
Ô kìa vỏ ốc
Trống không
Yajin
(Kogarashi to
Narinu katatsumuri no
Utsusegal)
Ô kìa vỏ ốc
Trống không
Yajin
(Kogarashi to
Narinu katatsumuri no
Utsusegal)
Chính vì trống không cho nên vỏ sò mới chứa trong nó niềm tịch liêu vô tận và nhịp điệu vô biên.
Vỏ ốc ấy cũng giống như thơ thiền, trống không mà đầy đủ ba nghìn thế giới
Và ba nghìn thế giới ấy có thể bừng dậy hương thơm vì một chút nhụy hoa mơ
(Nguyệt san Giác Ngộ - số 91)
Comment