WESTMINSTER (NV) - Ít nhất hai nguồn tin trong công ty Thúy Nga Paris, nơi cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên hợp tác trong thời gian dài, cho biết cựu Phó tổng thống VNCH, tướng Nguyễn Cao Kỳ qua đời tại Malaysia vào khoảng 1 giờ sáng thứ Bảy ngày 23 tháng 7, giờ Việt Nam.
Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong tấm hình chụp năm 1971. (Hình: AFP/Getty Images)
Một trong hai nguồn tin này là ca sĩ Thanh Hà, bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nói rằng cô được thông báo trực tiếp từ Kỳ Duyên. Theo lời ca sĩ Thanh Hà, tướng Kỳ mất vì bệnh phổi tại một bệnh viện ở Malaysia.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyễn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng.
Cho tới nay chưa thành viên nào trong gia đình tướng Kỳ trực tiếp xác nhận tin này với báo Người Việt.
Cựu đại tá không quân, nhà báo Bồ Đại Kỳ, nghe tin này nói với Người Việt: "Tôi cũng rất buồn, ông vừa là cấp trên vừa là bạn của tôi. Nhưng một phần cũng thông cảm cho ông Kỳ là lúc lớn tuổi mà phải chịu tiếng bấc tiếng chì. Đối với người lớn tuổi thì điều đó cũng đau xót lắm nên qua đời cũng là sự giải thoát."
Ông Bồ Đại Kỳ nói thêm, "Cũng may là ông qua đời ở Mã Lai chứ không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội. Nếu không, thì 'họ' sẽ còn lợi dụng cái chết của ông để làm nhiều chuyện khác."
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại Sơn Tây, nhập ngũ và qua khóa huấn luyện sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam ở khóa Nam Định năm 1951, rồi được tuyển đưa đi học phi công ở Marrakech, Morocco, cho tới năm 1954.
Trong Không quân Việt Nam Cộng Hòa, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đã thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1963 ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được thăng cấp Thiếu tướng, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân.
Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn 1964-1965 vì tính cách độc lập của ông và vai trò của không quân trong sự tranh chấp giữa các tướng lãnh đưa tới những cuộc đảo chính liên tiếp.
Từ tư lệnh không quân lên thủ tướng, phó tổng thống
Giữa năm 1965 khi chính phủ dân sự trao quyền lực cho quân đội, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng.
Năm 1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đắc cử Phó Tổng thống trong liên danh tướng Nguyễn Văn Thiệu và phục vụ tới năm 1971.
Năm 1975 khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ rời khỏi Sài Gòn trước giờ chót bằng trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.
Cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Lê Kim trong chuyến về Việt Nam năm 2004. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Những năm đầu lưu vong tại Mỹ ông Kỳ ở Westminster, California và có thời gian làm chủ một tiệm liquor.
Năm 2004 ông gây sửng sốt trong dư luận và gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều giới trong cộng đồng tị nạn khi loan báo trở về thăm Việt Nam, rồi tiếp theo cổ vũ và môi giới cho việc đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào làm ăn ở Việt Nam. Việc làm này khiến ông bị nhiều người chỉ trích là thỏa hiệp với cộng sản.
Từ năm 2005 ông Nguyễn Cao Kỳ chính thức trở về sống tại Việt Nam và chỉ trở lại Hoa Kỳ từng thời gian, không xuất hiện trước công chúng để tránh những sự đối kháng.
Ông Kỳ có ba người vợ. Vợ thứ nhất của ông là một phụ nữ Pháp ông lấy trong thời gian được huấn luyện phi công ở Bắc Phi. Sau cuộc đảo chính năm 1963 và ông kết hôn với một nữ tiếp viên Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ ba là bà Lê Kim hiện còn sống với ông.
Ông có 6 người con, trong đó cô con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con người vợ thứ nhì là bà Đặng Tuyết Mai, sau này nổi tiếng trong vai trò là người giới thiệu chương trình trong các băng nhạc Thúy Nga Paris. (HN)
Tướng Nguyễn Cao Kỳ trong tấm hình chụp năm 1971. (Hình: AFP/Getty Images)
Một trong hai nguồn tin này là ca sĩ Thanh Hà, bạn thân của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, nói rằng cô được thông báo trực tiếp từ Kỳ Duyên. Theo lời ca sĩ Thanh Hà, tướng Kỳ mất vì bệnh phổi tại một bệnh viện ở Malaysia.
Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyễn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân phụ về Việt Nam an táng.
Cho tới nay chưa thành viên nào trong gia đình tướng Kỳ trực tiếp xác nhận tin này với báo Người Việt.
Cựu đại tá không quân, nhà báo Bồ Đại Kỳ, nghe tin này nói với Người Việt: "Tôi cũng rất buồn, ông vừa là cấp trên vừa là bạn của tôi. Nhưng một phần cũng thông cảm cho ông Kỳ là lúc lớn tuổi mà phải chịu tiếng bấc tiếng chì. Đối với người lớn tuổi thì điều đó cũng đau xót lắm nên qua đời cũng là sự giải thoát."
Ông Bồ Đại Kỳ nói thêm, "Cũng may là ông qua đời ở Mã Lai chứ không phải ở Sài Gòn hay Hà Nội. Nếu không, thì 'họ' sẽ còn lợi dụng cái chết của ông để làm nhiều chuyện khác."
Ông Nguyễn Cao Kỳ sinh năm 1930 tại Sơn Tây, nhập ngũ và qua khóa huấn luyện sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam ở khóa Nam Định năm 1951, rồi được tuyển đưa đi học phi công ở Marrakech, Morocco, cho tới năm 1954.
Trong Không quân Việt Nam Cộng Hòa, ông tiến nhanh từ chức vụ phi đoàn trưởng vận tải lên tới chỉ huy trưởng căn cứ không quân Tân Sơn Nhứt. Ông được qua Hoa Kỳ một thời gian để theo học trường chỉ huy tham mưu không quân ở Alabama và khi trở về nước đã thăng cấp mau chóng cùng với nhu cầu phát triển của không quân Việt Nam Cộng Hòa.
Năm 1963 ông tham gia cuộc đảo chính Tổng thống Ngô Đình Diệm và sau đó được thăng cấp Thiếu tướng, giữ chức vụ Tư lệnh Không quân.
Tướng Kỳ nổi bật ở giai đoạn 1964-1965 vì tính cách độc lập của ông và vai trò của không quân trong sự tranh chấp giữa các tướng lãnh đưa tới những cuộc đảo chính liên tiếp.
Từ tư lệnh không quân lên thủ tướng, phó tổng thống
Giữa năm 1965 khi chính phủ dân sự trao quyền lực cho quân đội, tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương, tương đương Thủ tướng.
Năm 1967, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đắc cử Phó Tổng thống trong liên danh tướng Nguyễn Văn Thiệu và phục vụ tới năm 1971.
Năm 1975 khi quân đội Bắc Việt tiến chiếm miền Nam, tướng Nguyễn Cao Kỳ rời khỏi Sài Gòn trước giờ chót bằng trực thăng ra tàu USS Blue Ridge của hạm đội 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.
Cựu tướng Nguyễn Cao Kỳ và vợ là bà Lê Kim trong chuyến về Việt Nam năm 2004. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
Những năm đầu lưu vong tại Mỹ ông Kỳ ở Westminster, California và có thời gian làm chủ một tiệm liquor.
Năm 2004 ông gây sửng sốt trong dư luận và gặp sự chống đối mạnh mẽ của nhiều giới trong cộng đồng tị nạn khi loan báo trở về thăm Việt Nam, rồi tiếp theo cổ vũ và môi giới cho việc đầu tư của các công ty Hoa Kỳ vào làm ăn ở Việt Nam. Việc làm này khiến ông bị nhiều người chỉ trích là thỏa hiệp với cộng sản.
Từ năm 2005 ông Nguyễn Cao Kỳ chính thức trở về sống tại Việt Nam và chỉ trở lại Hoa Kỳ từng thời gian, không xuất hiện trước công chúng để tránh những sự đối kháng.
Ông Kỳ có ba người vợ. Vợ thứ nhất của ông là một phụ nữ Pháp ông lấy trong thời gian được huấn luyện phi công ở Bắc Phi. Sau cuộc đảo chính năm 1963 và ông kết hôn với một nữ tiếp viên Air Vietnam, bà Đặng Tuyết Mai. Người vợ thứ ba là bà Lê Kim hiện còn sống với ông.
Ông có 6 người con, trong đó cô con gái út Nguyễn Cao Kỳ Duyên, con người vợ thứ nhì là bà Đặng Tuyết Mai, sau này nổi tiếng trong vai trò là người giới thiệu chương trình trong các băng nhạc Thúy Nga Paris. (HN)
Comment