• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Miyamoto Musashi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Miyamoto Musashi




    Tử thí trên đảo Ganryu Shima



    Miyamoto Musashi đứng bất động, một dòng máu nhỏ từ tiền đình chảy dần xuống sống mũi. Vạt Hakama phất phơ trong nắng sớm. Thanh mộc kiếm hơi nghiêng về phía mặt đất. Tập trung cao độ, chàng lắng nghe không chỉ kẻ đại cừu Sasaki Kojiro mà tất cả vạn vật chung quanh: thân tâm hợp nhất.

    Sau lưng chàng, chếch về phía tay trái, kẻ đại cừu lảo đảo mấy bước. Chàng nghe tiếng mũi kiếm cắm phập xuống cát, tiếng thân người ngã xuống. Chung quanh lặng lẽ. Chàng nghe hơi nhức nơi trán, nhịp tim vẫn đập đều. Một ý nghĩ thoáng qua “Xong rồi!”.

    Mới khoảnh khắc trước đây, khi bắt đầu ba bước “nhập thân” (irimi) như thường lệ, tay kiếm thủ bên hông theo thế waki gamae, tất cả năng lực trong người chàng khí-kiếm-thể chỉ tập trung vào một việc: tung ra đòn “thác đổ” - “men” (trực trảm) đúng lúc, đúng nơi. Dù sấm chớp, dông bão, dù động đất, sóng thần, dù đại trường kiếm của kẻ địch có dài đến mấy, và chiêu “én vẩy đuôi” của y hiểm độc đến cỡ nào, Musashi vẫn tin chắc là mình sẽ rửa được mối đại thù của gia tộc - chưa ai thoát khỏi đường kiếm dũng mãnh của chàng và Sasaki Kojiro, tay kiếm khách lừng lẫy cũng thế thôi.




    Đúng khi chàng vận khí bình sinh hất ngược mái chèo (mà chàng vừa mới đẽo cho ra hình dáng kiếm lúc ngồi trên thuyền đến nơi tỉ thí) thì cũng là lúc Kojiro tung độc chiêu “én vẩy đuôi”, kiếm quang xoáy trên đầu chàng. Mũi kiếm cắt đứt khăn đầu của chàng. Chàng đã thoát chết trong gang tấc. Vì cây mộc kiếm trong tay mình nặng hơn bình thường, Musashi đã chuyển bộ chậm hơn một sát na, điều đó đã cứu sống chàng. Nhưng hai cánh tay hộ pháp của chàng đã không chậm, và chiêu “thác đổ - trực trảm” đã không tha mạng cho Sasaki. Một thoáng chấn động toàn thân. Và Miyamoto Musashi hiểu là mình đã thanh toán xong mối đại thù vốn nung nấu lòng chàng từ bao nhiêu năm qua.




    “Sống, chết chỉ là một khoảnh khắc mong manh” - chàng nghĩ, mắt đăm đăm nhìn vào thanh mộc kiếm. Tâm trí chàng mang mang, cảm giác trống vắng, hụt hẫng xâm chiếm lòng chàng. Một hình ảnh hiện ra trước mắt Musashi. Không phải gương mặt khả ái của Otsu, người yêu thùy mị, trìu mến mà chàng đã tạ từ ra đi theo tiếng gọi của kiếm cung, mà đường nét nhân hậu, an nhiên tự tại của đại sư Trạch An, vị thầy đáng kính của chàng, kẻ đã giúp chàng tu luyện để trở thành một tay kiếm lừng danh. Đôi mắt trầm tư như nhìn chàng và nhắc nhở:

    Thần đạo và kiếm đạo vốn dĩ chỉ là một. Vì cả hai cùng dẫn đưa con người đến một mục đích là diệt ngã.

    Musashi vất thanh mộc kiếm. Chàng nhìn lòng bàn tay và hẹn với lòng mình là từ nay sẽ không bao giờ cầm một thanh kiếm giết người (satsu jin ken: sát nhân kiếm) trong tay. Năm đó vừa bước sang tuổi ba mươi và đã trải qua 60 trận tỉ thí mà chưa một lần bị thảm bại. Trong tác phẩm kinh điển của mình Ngũ Đại Thư (Go Rin No Sho) được viết trong một hang động, nơi Musashi Miyamoto ẩn cư sau cả một đời giang hồ ngang dọc trên khắp đất nước Phù Tang, ông đã tóm lược tinh hoa kiếm pháp của mình như sau:

    “Đạo của binh pháp là cái đạo của Trời Đất. Một khi người đã thấu triệt được cái lý của vũ trụ, bắt được cái nhịp của cuộc diện, người có thể an nhiên đối diện với đối thủ và triệt hạ y” (Ngũ Đại Thư - Sách về “Thổ”).

    Làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1854, thụ giáo kiếm thuật với thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡi kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro mà chiến thắng vẫn thuộc về ông, Musashi rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Ông dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổI 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư).

  • #2

    THE BOOK OF FIVE RINGS(Go Rin No Sho)



    五 輪 書 Go Rin No Sho ( THE BOOK OF FIVE RINGS )- Miyamoto Musashi


    Tứ Đại thuộc 4 yếu tố thuộc về vật chất .( The Book of Ground , The Book Of Water, The Book Of Fire , The Book Of Wind )Đây là 4 yếu tố vật chất nhằm chỉ về Lực ( Địa , Thủy , Hỏa , Phong ) để diễn tả các trạng thái của vật chất Lỏng , hơi , nóng , đặc...vv. Trong trạng thái của các vật thể từ Vô cơ đế rồi tiến đến cái tinh vi của Hửu cơ.

    Ngũ Uẫn thuộc về yếu tố tâm lý :

    1. Sắc uẩn (toàn khối của thân).
    2. Thọ uẩn (những cảm thọ của sáu căn (thân) và tưởng).
    3. Tưởng uẩn (cái thức trong giấc chiêm bao, cái biết của các nhà ngoại cảm mà người đời không biết gọi là linh hồn hay còn gọi là tâm linh).
    4. Hành uẩn (những sự hoạt động của sáu căn và tưởng thức).
    5. Thức uẩn là cái biết của người tu chứng đạo.

    Vậy thì Tứ Đại là Sắc là gốc của 4 cái kia.

    The Book Of Void (voidness ,emptiness) Diệc ngã

    Tức là Không. Không là hiện tượng tạo tác rồi biến đổi. Là sự biến chuyển từ hiện tượng này qua hình tượng khác tạm gọi là Duyên Sanh.

    Không - không có nghĩa là trống không. Không ở đây :

    - Do duyên sanh ở thân tứ đại phối hợp lại rồi chuyển hóa từ không hóa có rồi từ có đến không ... ( Tự ngã )

    - Không là sự chuyển hóa qua 12 công đoạn mà nhà Phật gọi là Thập Nhị Nhân Duyên.

    THE BOOK OF FIVE RINGS - NGŨ LUÂN THƯ là muốn nói đến cái Dụng của Thức Ta có thể tạm gọi bằng thuật ngữ võ thuật là Trí Kiếm.

    Badmonk - Tâm Nhiên


    Đọc toàn bộ THE BOOK OF FIVE RINGS(NGŨ LUÂN THƯ) tại đây :

    Chút lưu lại


    Đã chỉnh sửa bởi M Mít Đặc; 05-08-2011, 12:04 AM.
    Tôi khám phá ra bí mật của đại dương khi suy niệm về một giọt sương mai.

    Comment

    • #3

      Vài lời về Miyamoto Musashi

      Mít nghĩ bài về Miyamoto Muashi trên đây dành cho "ai " ???... Tặng thêm vài bức vẽ của M. Musashi nì... Có thích tranh , sách của ai cũng nên giới thiệu về tác giả đôi dòng cho "trọn ... " chứ - .. he he he



      **************

      Vài lời về Miyamoto Musashi



      Như nhiều người đã biết, Miyamoto Musashi trước khi mất đã để lại hai bộ sách có giá trị là Gorin no shoDokkodo.


      Về Gorin No Sho thì đó là một quyển sách chỉ nam về kiếm thuật, nhưng người ở những giới khác nhau lại thấy được trong nó những giá trị khác nhau. Những nhà quân sự luôn xem đó là một quyển sách không thể thiếu trong tủ sách chiến thuật, binh thư trong khi những nhà mỹ thuật lại không thể xem nhẹ nó. Những nhà kinh doanh, giáo dục đều có những đánh giá cao về quyển sách viết về kiếm thuật này.


      Còn Dokkodo là quyển sách mang nhiều ảnh hưởng của Chứng Đạo Ca (Shoudouka), một quyển sách về Thiền, nó thể hiện nhân sinh quan của Musashi đối với cuộc đời trong cõi Ta Bà. Luôn đứng trên đôi chân của mình và đi trên đôi chân của mình, không dựa vào tha lực, không mong cầu vào tha lực. Nó thể hiện sự tinh tấn dũng mãnh cũng như tinh thần cầu đạo tích cực của Musashi .

      Musashi còn là một nhà mỹ thuật tuyệt vời mà người ta không thể không nhắc đến khi nói về tranh thuỷ mặc, điêu khắc và thư pháp. Rất nhiều tác phẩm của Musashi ở ba lĩnh vực nghệ thuật này còn được lưu giữ đến ngày nay. Trong số đó có nhiều hoạ phẩm Thiền không xa lạ với chúng ta, như bức Bồ Đề Đạt Ma và con hổ, Bố Đại (Hotei) với cặp gà chọi,…

      Miyamoto Musashi còn đựơc biết đến nhiều qua bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yoshikawa Eiji sống vào thời Meiji.

      Nhưng có những cái nhìn khác nhau về Miyamoto Musashi . Yoshikawa viết trong tiểu thuyết của mình:


      Tori no naki oto mo, naku tokoro ni yotte chigau. Mata, hito no kokoro ni yottemo chigau.”


      Cùng là tiếng chim hót, nhưng hót ở những nơi khác nhau và tuỳ tâm trạng người nghe thì nó khác nhau.

      Cùng đối với một sự việc,nhưng ở từng hoàn cảnh, từng góc nhìn khác nhau thì chúng ta thấy khác nhau. Có nhiều sử liệu không thống nhất với nhau về nhiều chi tiết trong cuộc đời của Musashi nên từ đó phát sinh nhiều thuyết khác nhau về nhân vật này...




      Siu từ Net :


      Miyamoto Musashi - Chân dung tự hoạ


      Tranh vẽ các loài chim



      Tranh vẽ phong cảnh



      Thư pháp và Bồ Đề Đạt Ma


      Bồ Đề Đạt Ma


      Thần may mắn Hotei ( bài thơ được viết bởi trụ trì của Tenryuji ở Kyoto )



      Bố Đại (Hotei) với cặp gà chọi






      chi tiết...


      Ngựa hoang



      và còn nhiều... nhiều... Mít..aàà...



      .
      Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 05-08-2011, 09:11 AM.

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom