• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thương nhân Trung Quốc sang thuê đất trồng khoai

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thương nhân Trung Quốc sang thuê đất trồng khoai

    Thương nhân Trung Quốc sang thuê đất trồng khoai


    Nhiều thương lái Trung Quốc đã sang vùng nguyên liệu khoai lang lớn nhất ĐBSCL là hai huyện Bình Minh, Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long để thu mua và thuê đất trồng loại nông sản này.

    Ông Nguyễn Văn Tập, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Bình Tân - Vĩnh Long, cho biết diện tích đất trồng khoai lang tại huyện trong những năm qua tăng đáng kể. Từ 4.000ha ban đầu, đến nay đã tăng gần 5.500 ha. Trong đó, có đến 80% diện tích trồng khoai lang tím Nhật, còn lại là khoai lang trắng sữa, khoai lang nghệ...
    Phần lớn khoai lang tím Nhật tại huyện Bình Tân - Vĩnh Long đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc

    Mua trực tiếp hoặc qua "cò"

    Nhiều gia đình phất lên nhờ trồng khoai lang với thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/vụ. Loại khoai lang tím Nhật rất được ưa chuộng tại thị trường Singapore, Malaysia nhưng xuất khẩu mạnh nhất là sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch.

    Theo ông Ngô Văn Hải, Phó Chủ nhiệm HTX Khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, huyện Bình Tân), thương lái Trung Quốc không mua khoai lang qua HTX mà cho người xuống tận ruộng mua trực tiếp trong dân, sau đó làm sạch, đóng gói hoặc vô bao rồi xuất về nước. "Vào mùa thu hoạch khoai lang, trung bình một ngày có từ 5-7 xe tải loại 30 tấn vào nhiều ấp trong xã thu mua" - ông Hải cho biết.


    Còn tại vùng khoai lang huyện Bình Minh - Vĩnh Long, chính quyền địa phương cho biết năm nay, số lượng thương nhân Trung Quốc thuê kho tập kết khoai đã tăng gấp đôi so với năm ngoái. Tại đây còn xuất hiện tình trạng người Trung Quốc "núp bóng" nhiều "cò" để thuê đất của dân trồng khoai lang.

    Bà Phạm Thị Diệu, cán bộ nông nghiệp xã Thuận An, huyện Bình Minh, cho biết toàn xã có gần 130 ha trồng khoai lang nhưng một nửa diện tích là cho người khác thuê, chủ yếu là người Trung Quốc. "Họ không lộ diện mà đầu tư vốn cho dân địa phương hoặc người từ nơi khác đến thuê" - bà Diệu nói. Đa số người dân địa phương đều ngạc nhiên khi bà Lê Thị Đẹp (ấp Thuận Tiến C, xã Thuận An) đứng ra thuê 50 ha đất để trồng khoai lang.

    Bà Đẹp lý giải: "Thấy khoai lang 2 năm nay có giá nên tôi thuê diện tích lớn để trồng". Mỗi hecta trồng khoai lang có chi phí từ 130-150 triệu đồng, trong khi bà Đẹp thuê đến 50 ha thì theo nhiều người, nông dân địa phương làm sao có vốn mà đầu tư như thế. Nhiều người cho rằng bà Đẹp được người Trung Quốc thuê đứng ra mướn đất cho họ.

    Tại ấp Thuận Phú B, xã Thuận An, nhiều gia đình trồng lúa lời không bao nhiêu nên đã chuyển sang cho thuê đất. Ông L.V.T nói: "Nhà có 5 công đất, mỗi năm trồng lúa chỉ thu lợi khoảng 3 triệu đồng/công, lại tốn thêm công chăm sóc nhưng khi cho thuê đất trồng khoai, tôi kiếm lời khoảng 5 triệu đồng/công".


    Nguy cơ bị thao túng, phụ thuộc

    Ông Thái Văn Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Bình Minh, khẳng định: "Không có chuyện người Trung Quốc trực tiếp thuê đất nhưng theo điều tra của chúng tôi, đầu năm nay, có một người ở Đồng Nai xuống xã Thuận An thuê 25 ha để trồng khoai lang. Người này là "cò" của thương nhân Trung Quốc".

    Theo ông Nguyễn Văn Diệp, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, thương lái Trung Quốc "núp bóng" dân bản xứ thuê tại huyện Bình Minh khoảng 60 ha đất và mướn nhân công trồng khoai lang theo kỹ thuật của họ. "Chúng tôi đã chỉ đạo Sở NN-PTNT rà soát lại việc này, sau đó báo cáo UBND tỉnh để có kế hoạch cụ thể giúp nông dân không bị thua thiệt" - ông Diệp nói.

    Ông Ngô Văn Hải lo ngại: "Khi có diện tích đất lớn, thương lái Trung Quốc sẽ thao túng cả vùng nguyên liệu trồng khoai lang. Nhiều nông dân thấy trồng khoai thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ nên sẵn sàng chuyển đất trồng lúa sang trồng khoai, gây xáo trộn sản xuất. Hơn nữa, số sản lượng khoai lang tím Nhật phụ thuộc rất lớn vào thị trường này, nếu thương lái Trung Quốc ngưng xuất một vài tháng thì nông dân sẽ trắng tay".

    Theo bà Huỳnh Thị Diện, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Long, hội đã chỉ đạo các cấp ở địa phương khảo sát xem nông dân cho thuê đất với mục đích gì, có ai xúi giục hay không...? Từ đó, hội sẽ đưa ra khuyến cáo cho bà con.



    ***
    Rớt giá thê thảm

    Khoai lang tím Nhật đang rớt giá thê thảm, vào khoảng 450.000-460.000 đồng/tạ (60 kg), thấp hơn 370.000-380.000 đồng/tạ so với 2 tuần trước. Ông Lê Duy Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, huyện Bình Tân, giải thích: "Khoai rớt giá do phía Trung Quốc kén hàng, họ không chịu thu mua loại củ dài hơn 10 cm".

    Trong khi đó, những loại khoai lang được đánh giá ngon hơn khoai lang tím Nhật lại đang có giá thấp hơn như: khoai lang sữa 130.000 đồng/tạ, khoai lang bí đường khoảng 260.000 đồng/tạ, khoai lang trắng 300.000 đồng/tạ... Vì vậy, khoai lang tím Nhật sẽ rất khó tiếp cận với thị trường nội địa.
    Similar Threads
  • #2

    Chuyện bỏ lúa trồng khoai cho thương gia TQ

    Chuyện bỏ lúa trồng khoai cho thương gia TQ

    - Hàng ngàn ha đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã được nhiều thương gia Trung Quốc thông qua người dân địa phương thuê đứt trong nhiều năm để đầu tư trồng khoai lang. Tuy nhiên...


    Chóng mặt vì khoai

    Theo ghi nhận của chúng tôi, ở xã Thuận An (huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) có khoảng 130 ha trồng khoai lang nhưng chỉ do vài người đứng ra thuê đất của dân rồi thuê mướn nhân công trồng, chăm sóc, thu hoạch…

    Vào mùa thu hoạch, cánh đồng khoai lang ở ấp Thuận Tiến C rộng gần 50 ha do bà Đ. ngụ ở địa phương đứng ra thuê đất, thuê nhân công. Đến mùa thu hoạch, bà thuê tới gần 200 nhân công ở địa phương.




    Nhiều địa phương ở Vĩnh Long đang bỏ lúa trồng khoai cho người Trung Quốc


    Bà Đ. cho biết: “Thấy vùng đất này trồng khoai được nên tui thuê đất với diện tích lớn để trồng kiếm lời!”. Tuy nhiên, hầu hết nông dân tại địa phương cho hay, bà Đ. có sự “hậu thuẫn” của một đại gia Trung Quốc.
    Cũng như bà Đ., một “đại gia” tên Năm ở thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh đến ấp Thuận Phú B cũng thuê hơn 10 ha đất để trồng khoai lang.


    Anh Tân (23 tuổi) – con ông Năm được giao nhiệm vụ quản lý ruộng khoai cho biết: “Đầu ra khoai lang ổn định nên gia đình tui mạnh dạn đầu tư diện tích lớn để trồng khoai lang tím Nhật. Năm rồi đã thuê 6 ha có lời nhiều nên năm nay tiếp tục thuê thêm hơn 10 ha nữa...".
    Theo Tân, anh chỉ lo về kỹ thuật, thuê mướn, trả lương nhân công, còn chuyện đầu ra thì ông Năm lo. Anh Tân khẳng định, gia đình mình tự đầu tư trồng để bán sang Trung Quốc.

    Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Phương ở ấp Thuận Phú B cho biết: Nếu trồng lúa thì hiệu quả không cao, vả lại xung quanh nông dân khác đều cho thuê trồng khoai hết thì một mình gia đình tui không thể trồng lúa được vì không có nước tưới, sợ chuột tấn công lúa…
    Do vậy, bà Phương cũng đã cho thuê hết cả thửa ruộng.

    Có mặt tại các huyện ở Vĩnh Long, chúng tôi ghi nhận, hầu hết thương gia Trung Quốc đều “núp bóng” người bản xứ trong việc giao dịch, thuê đất của nông dân để đầu tư trồng khoai lang đem về nước và xuất sang nước thứ ba.

    Trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Tập – Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Bình Tân thừa nhận: “Diện tích trồng khoai lang ở địa phương đang tăng lên rất nhanh. Do giá khoai lang tang cao hơn năm ngoái nên người nông dân tích cực chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng khoai".

    Cũng theo ông Tập, hiện nay ngoài địa bàn huyện Bình Tân, huyện Bình Minh cũng đã trở thành vùng chuyên canh trồng khoai lang.
    Trung bình 1 ha khoai lang tại địa phương đem lại lợi nhuận từ 130 đến 150 triệu đồng. Đáng chú ý là nhiều địa phương trước đây hầu như không trồng khoai lang thì nay cũng có diện tích trồng khoai lên đến hàng trăm ha.

    Ông Võ Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An, huyện Bình Minh cho biết: “Phong trào trồng khoai lang chỉ mới bắt đầu xuất hiện vào năm 2009. Nhưng từ khi thương gia Trung Quốc mở rộng việc thuê đất, bao tiêu chi phí canh tác thì diện tích trồng khoai lang đã lên đến 130 ha”.

    Bà Phan Thị Bé – Trưởng phòng Kinh tế huyện Bình Minh cũng thừa nhận: “Trước đây, diện tích trồng khoai lang ở địa phương rất ít. Khi có nhiều người đến thuê đất trồng khoai thì diện tích tăng lên rất nhanh. Hiện tại đã có gần 200 ha chuyên trồng khoai lang”.

    Dọc tuyến đường bê tông từ ấp Thuận Tiến C đến ấp Thuận Phú B, Thuận Phú C hàng chục ruộng khoai lớn xuất hiện và thay thế những ruộng lúa mùa trước.
    Ông Ba Chô ở ấp Thuận Phú B tâm sự: “Cả cánh đồng khoảng 10 ha sau nhà tui mới mấy tháng trước toàn là lúa bây giờ được thay thế bằng khoai lang hết”.

    Cũng theo ông Võ Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận An, việc thống kê và quản lý đang trở nên rất khó khăn vì hầu hết đều do người địa phương đứng ra hợp đồng thuê đất của nông dân để trồng khoai. Trong khi đó nông dân lại không thông qua chính quyền địa phương.

    Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều nông dân trồng khoai ở huyện Bình Tân, Bình Minh đang lo ngại rằng, người Trung Quốc sẽ thao túng cả vùng nguyên liệu khoai lang vì do gần đây đã bắt đầu xuất hiện tình trạng ép giá sau khi thu hoạch.

    Minh Dũng
    (còn nữa)
    Đã chỉnh sửa bởi Visaolaithe; 31-07-2011, 07:17 PM.

    Comment

    • #3

      Thương nhân TQ “đổ bộ” xuống ruộng khoai

      Thương nhân TQ “đổ bộ” xuống ruộng khoai

      Cập nhật lúc 26/07/2011 06:00:00 AM (GMT+7)
      - Không khí nhà nhà trồng khoai, người người trồng khoai là điều dễ nhận thấy khi chúng tôi có mặt tại xã Thuận An, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây cũng tập trung phần lớn thương nhân Trung Quốc.
      Nông dân vui!?

      Theo ghi nhận của chúng tôi, cho đến thời điểm hiện tại đã có hơn 20 thương nhân Trung Quốc đứng ra điều hành thu mua, tập kết và đóng gói khoai lang đưa về nước thông qua đường tiểu ngạch.

      Báo cáo của UBND huyện Bình Minh cho biết, đã có 10 kho chứa hàng với tổng diện tích 3.425m2 được thương nhân Trung Quốc thuê mướn phục vụ nhu cầu tập kết hàng hóa và chuyển lên container.




      Tiền thuê nhân công sản xuất và chăm sóc từ 80.000 -120.000 đồng/ngày. Riêng người quản lý và phụ trách kỹ thuật được trả lương 7 triệu đồng/tháng.


      Chỉ tính riêng ở 10 kho hàng này số lao động làm việc đã lên đến khoảng 500 người, làm bằng… hợp đồng miệng.

      Mặc dù vậy, hàng ngày vẫn có nhiều người dân đến các kho bãi tập kết hàng xin làm việc với lý do thu nhập khá cao so với công việc thường ngày.

      Tại đây, thương nhân Trung Quốc trả cho lao động địa phương từ 10.000- 15.000 đồng/1 giờ làm việc. Công việc chủ yếu là cạo đất, lựa khoai và đóng thùng chuyển lên container để chở qua cửa khẩu phía Bắc xuất sang Trung Quốc.

      Trong khi đó, việc thu mua khoai lang tại ruộng được thương nhân Trung Quốc thông qua các trung gian người địa phương. Sau khi nhận thấy “phong trào” trồng khoai rầm rộ tại địa phương, thương nhân Trung Quốc tiếp tục thông qua các trung gian này thuê đất dài hạn từ 2-3 năm.

      Như trường hợp ông Nguyễn Văn Khỏe ở ấp Thuận Tiến C đã cho thuê 1ha trồng khoai và còn có ý định giới thiệu cho các hộ khác cho thuê đất.
      Họ muốn thuê cả vài trăm công đất nữa nên nói với tôi tìm được càng nhiều người muốn cho thuê càng tốt”, ông Khỏe nói.

      Tại xã Thuận An đã có gần 50 ha đất lúa được cho thuê để trồng khoai với giá thuê đất là 35 triệu đồng/ha/năm, thời hạn thuê trong 3 năm.
      Tiền thuê nhân công sản xuất và chăm sóc từ 80.000 -120.000 đồng/ngày. Riêng người quản lý và phụ trách kỹ thuật được trả lương 7 triệu đồng/tháng.

      Lãnh đạo lo

      Ông Liêu Cẩm Hiền – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long cho biết: “ngành nông nghiệp chưa có báo cáo chính xác, cụ thể vì hầu hết do người bản xứ thuê đất. Vùng đất này lại đang được quy hoạch, khuyến khích đưa cây màu xuống ruộng theo chủ trương của ngành nông nghiệp để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân”.

      Cũng theo ông Hiền, việc chuyển từ đất lúa sang trồng khoai lang ở địa phương không ảnh hưởng đến an ninh lương thực vì vùng này không phải là vùng trọng điểm sản xuất lúa. Nhưng mặt khác, việc chuyển đổi ồ ạt với diện tích lớn sẽ gây bất lợi cho nông dân trồng khoai lang. Khi thị trường biến động thì thiệt thòi sẽ là người nông dân.



      Người nông dân không có lựa chọn nào khác là bán khoai tiểu ngạch sang Trung Quốc

      Khi có diện tích đất lớn thì họ có thể sẽ thao túng cả vùng nguyên liệu trồng khoai lang. Hiện tại, hơn 70% sản lượng khoai lang ở địa phương đều xuất theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc nên chỉ cần họ ngưng xuất 1 vài tháng là nông dân không biết tìm đường đâu mà tiêu thụ với sản lượng khoảng 400 tấn mỗi ngày.

      Xác nhận với VietNamNet, ông Trương Văn Sáu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm tra, nắm tình hình xem phương thức thuê đất như thế nào, tổng diện tích thuê bao nhiêu...

      Bước đầu, cơ quan chức năng địa phương này đã xác định, tất cả do người bản xứ đứng ra hợp đồng thuê đất của dân rồi tổ chức sản xuất.

      Về vấn đề có thương gia Trung Quốc đứng phía sau các vùng chuyên canh khoai lang, ông Sáu bày tỏ quan điểm không hề muốn vùng trồng khoai lang ở địa phương phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc đầy may rủi như hiện nay.

      Minh Dũng

      (còn nữa)

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom