• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Nóng” trở lại trên biển Đông

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nóng” trở lại trên biển Đông

    "Nóng” trở lại trên biển Đông
    TT - Căng thẳng trên biển Đông có nguy cơ bùng phát trở lại khi các công ty dầu khí Philippines và Trung Quốc tuyên bố sẽ thăm dò, khai thác dầu thô trên vùng biển tranh chấp này.

    Khu vực khai thác dầu của CNOOC (Trung Quốc) trên một phần biển Đông - Ảnh: Link
    Báo Philippines Star cho biết Thứ trưởng năng lượng Philippines Jose Layug vừa tuyên bố Manila đã có kế hoạch đấu thầu thăm dò và khai thác dầu trên vùng biển phía tây đảo Palawan. “Đây không phải là vùng tranh chấp. Nó nằm trong lãnh hải của Philippines” - ông Layug khẳng định và cho biết khu vực thăm dò cách xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
    Ông Layug cho biết Tập đoàn Khai thác dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) cùng hai công ty dầu khí khác của Trung Quốc cũng quan tâm đến việc thăm dò, khai thác ở khu vực này. Manila sẽ công bố các công ty thắng thầu vào năm tới, và ông hi vọng Trung Quốc sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu khí của Philippines ở khu vực này.
    Philippines thăm dò, khai thác ở bãi Cỏ Rong
    Theo báo Manila Standard Today, Tập đoàn năng lượng Philex Mining Corp của Philippines mới đây tuyên bố từ năm tới sẽ khoan ít nhất hai giếng dầu và bắt đầu thăm dò ở khu vực Reed Bank (tức bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện đang do Philippines chiếm đóng), nơi mà trước đó tàu Trung Quốc từng vài lần gây hấn với tàu Philippines.
    Philex có kế hoạch đầu tư 86 triệu USD trong hai năm 2012 và 2013. “Cần phải có thêm nhiều hoạt động thăm dò ở khu vực này (bãi Cỏ Rong) - chủ tịch Philex Manuel Pangilinan tuyên bố - Đương nhiên đây là một vấn đề chính trị. Chúng tôi hi vọng các bên đòi chủ quyền sẽ cho phép chúng tôi thăm dò”.
    Trung Quốc cũng đòi “chủ quyền” ở Reed Bank và từng lên tiếng phản đối việc thăm dò dầu khí ở khu vực này. Đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa có phản ứng gì đối với kế hoạch của Philex. Tuy nhiên, hôm 2-8 tờ Nhân Dân Nhật Báo đã lên tiếng cáo buộc Philippines “không chân thành” trong nỗ lực giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Việc Philippines đề xuất các quốc gia Đông Nam Á đòi chủ quyền ở biển Đông cùng hợp tác để biến biển Đông thành khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác... chỉ là “trò lừa đảo”. Trung Quốc “sẽ không đứng nhìn” trước việc quân đội Philippines thực hiện các hoạt động xây dựng trên một đảo tranh chấp. “Bất cứ quốc gia nào đánh giá sai lầm về chiến lược trong vấn đề này chắc chắn sẽ lãnh hậu quả nghiêm trọng” - Nhân Dân Nhật Báo lớn giọng cảnh báo.
    Trung Quốc đẩy mạnh thăm dò dầu khí
    Dù phản đối các nước khác, Trung Quốc lại rất tích cực thăm dò dầu khí ở biển Đông. Tân Hoa xã ngày 2-8 cho biết Trung Quốc đã thăm dò địa chất ở khu vực từ quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa trong thời gian từ ngày 13 đến 31-7. Trung tâm Nghiên cứu địa chất Trung Quốc (CGS) cho biết hoạt động này nhằm thiết lập hồ sơ thăm dò địa chất một cách có hệ thống trong đường địa chất dài 1.000km ở khu vực này.
    Trong khi đó, CNOOC cũng đang lao vào các cuộc thăm dò trên biển Đông. CNOOC đã đầu tư giàn khoan “Dầu khí đại dương 981” với khả năng hoạt động dưới vùng nước sâu 3.000m, bởi các giàn khoan hiện tại của Trung Quốc chỉ hoạt động ở mức từ 10-300m ngoài khơi. Trung Quốc tuyên bố sẽ điều giàn khoan này đến vùng nước sâu trên biển Đông.
    Tân Hoa xã cho biết trước đó giám đốc điều hành CNOOC Dương Hoa đã khẳng định CNOOC sẽ khoan 4-6 giếng khai thác trong năm 2011 và sẽ đẩy nhanh tiến độ khai thác thăm dò. Với giàn khoan “Dầu khí đại dương 981” được thiết kế chịu được bão có cường độ mạnh, CNOOC và các tập đoàn năng lượng của Trung Quốc có thể dễ dàng đưa tàu thăm dò địa chất cũng như các tàu xây dựng hạ tầng xuống các vùng nước sâu ở biển Đông. CNOOC cho biết sẽ xử lý các vấn đề khai thác dầu khí “theo quan điểm của chính quyền Trung Quốc”.
    Với cục diện này, một lần nữa biển Đông sẽ không khỏi đứng trước nguy cơ trở nên nóng bỏng trong thời gian tới.
    SƠN HÀ - MỸ LOAN
    Tranh chấp cần được giải quyết hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế
    Ngày 3-8, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến đàm phán vòng 7 cấp chuyên viên về thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga cho biết:
    “Từ ngày 29-7 đến 1-8, tại Hà Nội đã diễn ra đàm phán vòng 7 cấp chuyên viên về thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua bảy vòng đàm phán, hai bên đã sơ bộ nhất trí với nhau về một số nguyên tắc như: các tranh chấp ở biển Đông cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982; trong quá trình giải quyết tranh chấp, cần nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), không tiến hành bất cứ hành động nào nhằm mở rộng, phức tạp hóa tranh chấp, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam và Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì cần trao đổi giữa các bên liên quan.
    Hai bên thỏa thuận sẽ tổ chức vòng đàm phán tiếp theo trong năm nay. Thời gian cụ thể sẽ thỏa thuận qua đường ngoại giao”.
    Theo TTX
    Philippines khai thác biển Đông, TQ thăm dò biển Đông... Còn VN trên bờ Tuyên bố chủ quyền !!!!
    NGU SI HƯỞNG THÁI BÌNH
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 04-08-2011, 06:06 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Nôn nóng khai thác dầu thôi thúc Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông
    Trong bài viết trên tạp chí “Asia Focus”, cựu quan chức ngoại giao Mỹ David Brown cho rằng trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường sức mạnh trên biển, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên. Động thái này của Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các nước đòi chủ quyền khác, đặc biệt là Việt Nam và Philíppin.
    Với nhận thức rằng các đòi hỏi chủ quyền là vấn đề phức tạp và lâu dài, Trung Quốc đã coi mục tiêu thiết thực trước mắt là khai thác nguồn lợi dầu lửa và khí đốt. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã đẩy mạnh các nỗ lực trong việc khẳng định quyền kiểm soát phần lớn Biển Đông. Trong thời gian tới, cùng với việc tăng cường sức mạnh trên biển, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên. Động thái này của Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các nước đòi chủ quyền khác, đặc biệt là Việt Nam và Philíppin. Vì thế tình hình vừa tạm lắng dịu trên Biển Đông trong mấy ngày gần đây - sau một loạt những va chạm giữa Trung Quốc với Philíppin và Việt Nam - chỉ là tạm thời và căng thẳng sẽ sớm tái diễn.
    Mặc dù các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông theo đường lưỡi bò dường như phi lý, song trước thế và lực hiện nay của Trung Quốc, các nước như Việt Nam và Philíppin khó có thể kỳ vọng Bắc Kinh nhượng bộ đòi hỏi chủ quyền. Trong trường hợp Trung Quốc không thể đơn phương khẳng định chủ quyền, mức cao nhất mà nước này có thể nhượng bộ là đề nghị cùng hợp tác khai thác tài nguyên tại các khu vực chồng lấn, chiểu theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và các luật pháp quốc tế khác.
    Nhiều học giả từng nghiên cứu các tuyên bố khẳng định chủ quyền của các nước tranh chấp tại Biển Đông đều đi đến kết luận rằng phương án khả thi duy nhất để duy trì hòa bình trên Biển Đông là các bên tranh chấp nên gác lại các đòi hỏi chủ quyền và hướng tới xây dựng một cơ chế hợp tác khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, triển vọng này cũng không dễ dàng khi một số nước như Philíppin vẫn kiên quyết đàm phán đa phương và không chấp nhận khai thác chung khi chưa phân định rõ chủ quyền. Một khía cạnh khác cản trở triển vọng hợp tác khai thác chính là việc Trung Quốc giờ đây quá tự tin vào khả năng tự tổ chức thăm dò và khai thác nên sẽ không chịu chia sẻ lợi ích cho các bên tranh chấp và cũng không muốn nhượng một phần lợi ích cho Mỹ và phương Tây thông qua việc cho phép các tập đoàn dầu khí nước ngoài hợp tác. Điều này chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ phía Mỹ vì ngoài các toan tính chiến lược toàn cầu, lợi ích tài nguyên ở Biển Đông cũng là một phần lý do khiến Mỹ tuyên bố quay trở lại Đông Nam Á.
    Về triển vọng giải quyết tranh chấp, ông David cho rằng bất lợi hiện nay đối với Bắc Kinh là việc các nước ASEAN có tranh chấp ở Biển Đông đã nhất trí cùng gác tranh chấp để tập trung đối phó với Trung Quốc. Các nước ASEAN có tranh chấp cũng đồng quan điểm rằng UNCLOS, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và một bộ quy tắc ứng xử (COC) trong tương lai là cơ sở cho mọi cuộc đàm phán và buộc Trung Quốc phải hành xử trong một khuôn khổ pháp lý. Quan điểm thống nhất của các nước ASEAN có tranh chấp ở Biển Đông đã tạo cho họ sức mạnh đoàn kết trước Trung Quốc. Quan điểm đó cũng không trái với luật pháp quốc tế nên các nước ASEAN có tranh chấp dù có lợi ích riêng trong quan hệ với Trung Quốc, cũng khó từ chối việc ủng hộ nhau. Đây là môi trường thuận lợi để nước giữ chức Chủ tịch ASEAN hiện nay là In-đô-nê-xi-a thúc đẩy các nước xây dựng và chấp nhận COC làm nền tảng ngăn ngừa xung đột. Tuy nhiên, nếu ASEAN không đạt được tiến triển trong việc xây dựng COC thì bất lợi sẽ ập đến sau khi Inđônêxia vào tháng 11 tới sẽ trao ghế Chủ tịch ASEAN cho Campuchia và sau đó là Lào và Mianma - ba nước khó cưỡng lại sức ép từ phía Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc sẽ tìm cách chia rẽ ASEAN hơn nữa và ép từng nước hữu quan phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương, mà đối tượng hàng đầu bị o ép sẽ là Việt Nam và Philíppin.
    Theo Asia Focus

    Comment

    • #3

      Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga, hôm 8 tháng Tám lên tiếng phản đối Trung Quốc thăm dò dầu khí trong khu vực phía Tây quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam.
      Hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc loan báo hôm mùng 2 tháng 8 rằng, phía Trung Quốc và Pháp đã sử dụng tàu thăm dò địa chấn tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa tới phía Bắc quần đảo Trường Sa.
      Việc thăm dò đo đạc được nói đã diễn ra từ ngày 13 tháng Sáu đến 30 tháng Bảy. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói rằng, 'đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp phía Trung Quốc nêu rõ quan điểm của Việt Nam.

      Comment

      • #4

        Trung Quốc tập trận gần biên giới Việt Nam

        Trung Quốc nói đây chỉ là hoạt động thường niên
        Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng giải thích việc tập trận gần biên giới với Việt Nam chỉ là 'hoạt động thường niên'.
        Giải phóng quân Trung Quốc vừa tổ chức tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam
        Tuy thời điểm của hoạt động này không được thông báo rõ, nhưng nó cũng làm dấy lên đồn đoán trên các trang mạng của Trung Quốc về một sự "huy động lực lượng" quy mô lớn trong bối cảnh đang có căng thẳng Trung-Việt quanh vấn đề chủ quyền tại Biển Đông.
        Phản ứng trước các tin đồn này, hôm thứ Ba 09/08 Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này.
        Các kênh thông tin chính thống của Việt Nam chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
        Trong quá khứ Hà Nội đã một vài lần phản đối hoạt động tập trận của Trung Quốc tại các khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, như các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Biển Đông.
        Ngược lại, Bắc Kinh cũng chỉ trích hoạt động tương tự của quân đội Việt Nam, nhất là các hoạt động có sự tham gia của một nước thứ ba.
        'Trả giá đắt'
        Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc lại một lần nữa cảnh báo "một số nước" liên quan tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông.
        Tờ Nhân dân Nhật Báo của Đảng Cộng sản nước này mới đây có bài nghiêm khắc chỉ trích việc quân đội Philippines xây cất cơ sở trên đảo Flat (tiếng Việt là đảo Bình Nguyên) tại quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa.
        Bài trên Nhân dân Nhật báo gọi việc này là sự vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm Tuyên bố chung của các bên liên quan về Biển Đông (DOC).
        Bắc Kinh nói đây là lãnh thổ truyền thống của mình.
        Bài báo viết: "Giải quyết vấn đề chủ quyền Biển Đông là một quá trình lâu dài và phức tạp".
        Theo đó, các bên cần gây dựng tin tưởng lẫn nhau để đặt nền tảng cho đàm phán song phương trong tương lai.
        "Trung Quốc không phản đối việc thương lượng đưa ra các tiêu chuẩn ràng buộc khi nào có thể được nhưng cho rằng quan trọng nhất lúc này là hợp tác trên thực tiễn."
        Nhân dân Nhật báo nhắc lại rằng Trung Quốc vẫn đề cao chủ trương "gác tranh chấp để cùng khai thác" nhưng các quốc gia liên quan cần hiểu rõ rằng điều này không có nghĩa "một số nước nào đó có thể xâm phạm lãnh thổ của Trung Quốc".
        "Bất cứ quốc gia nào có sự nhìn nhận chiến lược sai lầm về chủ đề này chắc chắn sẽ phải trả giá
        10 tháng 8, 2011

        Comment

        • #5

          Thượng Nghị Sĩ Mỹ Jim Webb sẽ thăm Việt Nam trong chuyến thăm Đông Nam Á kéo dài từ ngày 12 đến ngày 25 Tháng Tám.
          Ngoài Việt Nam, ông Jim Webb, chủ tịch Tiểu Ban Châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện, sẽ thăm Singapore, Thái Lan và Indonesia.
          Hồ sơ Biển Đông và các hành động hung hăng của Trung Quốc gần đây sẽ là trọng tâm trong các buổi thảo luận của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb với lãnh đạo bốn quốc gia Đông Nam Á.
          Trong một cuộc họp báo tại Hà Nội mới đây, Bộ Ngoại Giao Việt Nam xác nhận chuyến viếng thăm của Thượng Nghị Sĩ Jim Webb, nhưng không cho biết ông sẽ gặp ai
          Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thăm Việt Nam trong chuyến công du Đông Nam Á


          Thượng nghị sĩ Jim Webb. (Nguồn: AP)
          (DVT.vn) - Văn phòng Thượng nghị sĩ Jim Webb ngày 10/8 ra thông cáo báo chí cho hay ông sẽ đi thăm Thái Lan, Singapore, Indonesia và Việt Nam từ ngày 12-25/8.
          Theo chương trình, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, sẽ gặp các vị nguyên thủ quốc gia và các quan chức đặc trách chính sách đối ngoại, thương mại và quốc phòng của mỗi nước, cùng các nhà ngoại giao Mỹ, các học giả và doanh nhân.
          Được biết tại Thái Lan, ông Webb sẽ trở thành một trong các giới chức Mỹ đầu tiên gặp các lãnh đạo của chính quyền tân cử dưới quyền Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
          Thông cáo báo chí cũng cho biết tại Indonesia và Việt Nam, Thượng nghị sĩ Jim Webb sẽ thảo luận về nỗ lực tăng cường quan hệ kinh tế đồng thời ông cũng sẽ thảo luận về tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, và các vấn đề an ninh khu vực khác.
          Trước đó, hồi tháng 6, Thượng nghị sĩ Jim Webb là người bảo trợ một nghị quyết được nhất trí thông qua tại Thượng viện Mỹ, lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông, và kêu gọi một giải pháp đa phương để giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải tại Đông Nam Á.
          Thái Hòa

          Comment

          • #6

            Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ

            Môt số blogger TQ đã có lần nói về kế hoạch 'đánh Việt Nam'
            Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.
            BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên".
            Dư luận người dân tỏ ra quan ngại trong khi giới hữu quan nói họ 'ghi nhận' giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc.
            Chiều thứ Năm 11/08, tại buổi họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với các nhà báo: "Bây giờ có rất nhiều thông tin khác nhau ở trên các trang mạng, blog. Về những thông tin không chính thức, tôi không thể bình luận được".
            Tuy nhiên, bà Nga nói phía Việt Nam đã biết và "ghi nhận" thông tin trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Trung Quốc có cuộc diễn tập định kỳ hàng năm".
            Cũng về việc tập trận này, một số diễn đàn của Việt Nam nay đăng tải thêm thông tin lấy từ giới blogger Trung Quốc về cuộc "di chuyển binh lính" tới tỉnh Quảng Tây giáp ranh Việt Nam, với các chi tiết như hoạt động diễn ra hôm 04/08; lực lượng quân được di chuyển bao gồm cả pháo binh, bộ binh và xe thiết giáp thuộc nhiều quân khu...
            Các blogger Trung Quốc gần đây còn nói tới một "kế hoạch tấn công Việt Nam" vào cuối năm 2011, thậm chí còn nói đây là sắc lệnh do Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt, người theo trường phái cứng rắn, ký.
            Ông Lương từng tham gia cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979.
            "Kế hoạch" nói trên được cho là sẽ tiến hành vào dịp Quốc khánh 2011, không rõ của Việt Nam hay Trung Quốc.
            Các đồn đoán về một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Việt Nam trong tương lai đã từng xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc nhiều năm nay.
            Hồi năm 2008, Việt Nam đã chính thức gửi phản đối tới phía Trung Quốc về một kế hoạch dùng quân sự để xâm lược Việt Nam, được đăng trên trang mạng sina.com.
            Kế hoạch kéo dài 31 ngày này, tuy không bao giờ được xác nhận chính thức, cũng đã khiến giới ngoại giao và quân sự Việt Nam cảnh giác.
            Sau đó, sina.com đã rút bỏ bài viết này.
            Một chuyên gia phân tích các chủ đề quân sự Trung Quốc, đề nghị giấu tên, bình luận rằng thông tin 'tấn công Việt Nam' lần này cũng tương tự như vậy.
            Ông cho hay các tin đồn về cuộc tập trận Quảng Tây vừa rồi cũng bắt nguồn từ trang blog của mạng sina.com, trên đó một số blogger Trung Quốc khoe khoang các chi tiết như quân số tham gia và mục tiêu hoạt động.
            Họ cũng đăng tải một phóng sự video được lồng ghép một cách gượng gạo về cuộc "tập trận gần biên giới Việt Nam".
            Tuy nhiên chuyên gia này nói không bao giờ có chuyện chiến dịch của Giải phóng quân Trung Quốc lại được đăng tải một cách thô thiển và mơ hồ trên mạng internet như vậy.
            Ông này kết luận: "Tôi cho đây chỉ là một cuộc tập trận địa phương bị các blogger theo dân tộc chủ nghĩa thổi phồng lên thành một chiến dịch quy mô và có tổ chức để tấn công Việt Nam".
            "Không có gì khiến cho tôi tin cả."

            Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 12-08-2011, 05:26 PM.

            Comment

            • #7

              Quan chức Việt Nam lại thăm tàu chiến Mỹ



              USS George Washington có thể chở được 70 chiến đấu cơ
              Vài ngày sau khi Trung Quốc thử tàu sân bay đầu tiên, Hoa Kỳ mời đoàn quan chức Việt Nam thăm hàng không mẫu hạm USS George Washington đậu ở ngoài khơi.
              Một nguồn khả tín cho BBC hay đoàn cán bộ được chở bằng phi cơ ra tham quan và tham dự một số hoạt động trên tàu vào thứ Bảy 13/08.
              Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này vừa quay trở lại làm công việc tuần tra biển Tây Thái Bình Dương (Biển Đông) vào hôm thứ Sáu 12/08 sau 5 ngày cho các thủy thủ nghỉ ngơi ở Thái Lan.
              Trên đường về căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản, tàu này dừng chân ở ngoài khơi Việt Nam.
              Một hàng không mẫu hạm khác của Hoa Kỳ là USS Ronald Reagan với thủy thủ đoàn hơn 5.000 người cũng bắt đầu chuyến thăm bốn ngày tới Hong Kong vào hôm thứ Sáu.
              Tuy chuyến thăm của tàu Ronald Reagan có sự chuẩn thuận của Trung Quốc, sự xuất hiện cùng lúc của hai hàng không mẫu hạm khổng lồ trong khu vực chắc chắn sẽ gửi thông điệp về một sự tiếp tục hiện diện hùng mạnh của hải quân Hoa Kỳ tại đây.
              Sự xích lại gần nhau hơn của Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực quân sự-quốc phòng, cũng là điều mà Bắc Kinh không thể không chú ý.
              Hồi đầu tháng, Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ, Phó Đô đốc Scott Van Buskirk, đã tới thăm Hà Nội.
              Giữa tháng Bảy vừa rồi, ba tàu chiến Mỹ cũng tham gia luyện tập chung với hải quân Việt Nam ở miền Trung.
              Hợp tác hải quân
              Đây là không phải lần đầu tiên quan chức Việt Nam được mời ra khơi thăm tàu sân bay của Mỹ.
              Tháng Tám năm ngoái, trong đợt hoạt động chung giữa Hạm đội 7 với hải quân Việt Nam nhân 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên, các quan chức và sỹ quan Việt Nam đã tới quan sát các chiến đấu cơ cất cánh và hạ cánh, đồng thời tìm hiểu hoạt động của tàu USS George Washington đậu cách bờ biển Đà Nẵng chừng 200 hải lý.
              Trước đó, vào tháng Tư 2009, hàng chục sỹ quan cao cấp của Việt Nam "được đón tiếp nồng nhiệt" khi tới thăm chiến hạm USS John Stennis, đậu ngoài khơi cách bờ biển phía nam Việt Nam chừng 290 hải lý.
              Đầu tháng Bảy 2010, quan chức ngoại giao Việt Nam cũng thăm hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush của hải quân Hoa Kỳ đậu tại Norfolk, bang Virginia.
              USS George Washington, với hơn 5.500 thủy thủ, là hàng không mẫu hạm chủ lực của Hạm đội 7.
              Tàu này có thể chở trên 70 chiến đấu cơ cùng 1,5 triệu kg bom đạn.
              BBC

              Comment

              Working...
              X
              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom