• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bạo loạn lan khắp nước Anh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bạo loạn lan khắp nước Anh

    Bạo loạn lan khắp nước Anh


    06:35 AM 10/08/2011
    Đám đông thanh niên đập phá và phóng hỏa các cửa hàng ở thành phố công nghiệp Manchester cùng một số thành phố khác trong đêm thứ 4 bạo loạn ở Anh.


    Bạo loạn lan tới thành phố ở miền trung West Bromwich. Ảnh: BBC.


    Cảnh sát Manchester chống đỡ với một đám đông khoảng 2.000 người tối qua ở trung tâm thành phố. Họ đập phá các cửa hàng, ném bom xăng vào các shop bán quần áo phụ nữ và cướp đồ một số tiệm kim hoàn và quần áo. Quan chức cao cấp ngành cảnh sát thành phố Garry Shewan gọi đây là "hành động bạo lực điên khùng" và chưa từng xảy ra ở đây trong vòng 30 năm qua.

    "Họ chẳng có lý do gì mà ra đường phản đối. Tôi chưa từng bao giờ chứng kiến cảnh bạo lực và tội ác điên khùng nào trên quy mô thế này", AFP dẫn lời Shewan cho biết.

    Trước đó, giới an ninh xung đột với một nhóm thanh niên trong thành phố Salford. Tại đây, nơi một tòa nhà bị phóng hỏa và một số cửa hàng bị tấn công.

    Bạo loạn cũng tan tới các thành phố miền trung tây như Birmingham từ đêm 8/8, West Bromwich và Wolverhampton. Ở Birmingham, một nhóm thanh niên gồm 200 người cầm gậy gộc bị cảnh sát chặn lại. Nhóm này được cho là đã tiến hành các vụ tấn công cửa hàng và phóng hỏa xe hơi. Giới chức ở Wolverhampton đã bắt 20 người tối qua. Ở West Bromwich, nhiều thanh niên phong tỏa một con đường, đốt thùng rác và hai chiếc xe trước khi giải tán.

    Ở Canning Town, đông London, một vài thanh niên lập một hàng rào trên đường và ném đá vào những xe đi qua. Nhiều nhà hát ở thủ đô như Battersea Arts Center, Dalston Arcola và Greenwich Playhouse đã hủy các buổi biểu diễn. Các cửa hàng ở nhiều khu vực ở London đóng cửa sớm hơn bình thường. Nhân viên công sở bỏ về sớm để tránh bạo loạn.

    Trong khi đó, 16.000 sĩ quan cảnh sát đã được điều động khắp London để ngăn chặn việc lặp lại cảnh đốt phá, hôi của và đập phá.








    INDEX
    Similar Threads
  • #2

    Bạo loạn tại London - Từ đâu và về đâu?

    Nếu người ta không nhắc tới London và nước Anh khi đưa tin về tình trạng đốt phá, bạo loạn và cướp bóc trong mấy ngày qua, nhiều khán giả sẽ tưởng nhầm họ đang xem những cảnh ở Somalia hay Sudan.
    Lửa cháy như Hỏa Diệm Sơn ở khắp nơi khiến có người London nhớ cảnh thành phố bị máy bay của Hitler ném bom hồi năm 1941.
    Có những tòa nhà tồn tại qua nhiều đời vua chúa và nhiều cuộc chiến nhưng đã cháy rụi trong đợt bạo loạn bắt đầu từ tối 6/8.
    Người Anh cũng chứng kiến cảnh người dân nhảy ra khỏi nhà để tránh bị thiêu đốt, không khác gì cảnh người Hoa Kỳ nhảy khỏi Tòa Tháp đôi ở New York bị tấn công.
    Cảnh đập phá, hôi của diễn ra hàng loạt và tàn bạo.
    Có cậu học sinh, trông chỉ 14-15 tuổi được một số kẻ côn đồ đỡ dậy khi bị thương ở mặt và máu loang ra đất, nhưng chỉ một phút sau chính những kẻ này đã xúm đông xúm đỏ vào hôi của trong chiếc ba lô đeo trên lưng của em.
    Tình trạng bạo loạn tại nhiều nơi khiến cảnh sát không kịp trở tay và số cuộc điện thoại gọi tới dịch vụ khẩn cấp ở London trong ngày 8/8 lên tới 20.000, so với con số 5.000 của những ngày bình thường.
    Nhiều người dân London và cả Thị trưởng Boris Johnson đều nói họ thấy xấu hổ khi là người London trong mấy ngày qua.
    Bạo loạn


    Mọi chuyện bắt đầu từ cuộc biểu tình hòa bình hôm 6/8 của khoảng 300 người trước cửa đồn cảnh sát tại Tottenham sau khi ông Mark Duggan, người da màu 29 tuổi, bị cảnh sát bắn chết một ngày trước đó.

    Người biểu tình đã phải đợi trong nhiều giờ để gặp lãnh đạo cảnh sát và sự cố đã xảy ra lúc chiều tối khi người ta nói một cô gái 16 hay 17 tuổi dùng chai rượu đập cảnh sát.
    Cô gái bị cảnh sát đè xuống đường và bạo loạn bắt đầu.
    Những người biểu tình đập phá, đốt nhà, cướp bóc và họ tổ chức nhau qua các trang mạng xã hội và đặc biệt qua mạng tin nhắn bảo mật của BlackBerry.
    Những thông tin được xác nhận cho tới giờ nay cho thấy người bị cảnh sát bắn chết, Mark Duggan, đã không nổ súng trước.
    Cuộc điều tra còn đang tiếp diễn để xác định rõ những diễn biễn dẫn tới cái chết của người bố bốn con mà cảnh sát nói là "tay anh chị có tiếng" tại Tottenham.
    Những cuộc bạo loạn vừa qua cũng gây ra cái chết của một thanh niên 26 tuổi, khi anh này bị bắn trong xe hơi ở đông nam London.
    Hàng trăm cảnh sát đã bị thương khi đối phó với những kẻ gây rối và cướp phá.
    Nghỉ hè

    Câu hỏi đặt ra là tại sao có tình trạng bạo loạn nổ ra nhanh và lan ra nhiều nơi.

    Người ta đưa ra nhiều cách lý giải.
    Trước hết phải thấy rằng sự việc xảy ra vào đúng lúc học sinh nghỉ học và nhiều người ở Anh đi nghỉ hè.
    Khi sự việc xảy ra, cả thủ tướng Anh, bộ trưởng nội vụ, bộ trưởng tài chính, lãnh đạo phe đối lập và cả thị trưởng London đều đang đi nghỉ ở ngoài nước Anh.
    Thủ tướng David Cameron và Thị trưởng London Boris Johnson chỉ trở về hôm 9/8 khi nhiều tòa nhà đã bị cháy rụi, nhiều cửa hàng bị cướp phá và nhiều người dân mất niềm tin vào cảnh sát và chính phủ.
    Lực lượng cảnh sát Anh thường không dùng tới những biện pháp cứng rắn như bắn đạn nhựa và vòi rồng.
    Ngay cả sau ba đêm bạo loạn kinh hoàng ở London, cảnh sát vẫn quyết định không dùng tới những biện pháp cứng rắn này để tránh thương vong và làm tình hình căng thẳng thêm.
    Một số người cho rằng chính sự nhẹ tay của cảnh sát đã khiến cho tình trạng đốt phá và cướp bóc diễn ra trong bốn đêm liền ở London và các thành phố khác trong đó có Liverpool, Manchester và Birmingham.
    'Chủ nghĩa tiêu thụ bạo lực'

    Nhưng cảnh sát Anh cũng đã có kinh nghiệm từ Bắc Ailen, nơi mà sự mạnh tay của cảnh sát và quân đội chỉ khiến bạo lực gia tăng.
    Dường như trong những đêm bạo loạn đầu tiên, cảnh sát Anh theo chính sách của đi thay người và tránh gây thương vong cho dân thường mặc dù hơn 100 cảnh sát bị thương.
    Cho tới nay chỉ có một người bị những kẻ côn đồ bắn chết trong lúc bạo loạn mặc dù thiệt hại về tài sản có thể lên tới hàng chục triệu đô la.
    Về hành vi của những người tham gia bạo loạn, các nhà bình luận đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
    Người nói rằng các tay anh chị đã mượn cái chết của anh Mark Duggan và bạo loạn ở Tottenham để điều phối các băng đảng đi gây bạo loạn và cướp của.
    Người coi những sự việc diễn ra trong mấy đêm vừa qua là chủ nghĩa tiêu thụ bạo lực khi các nhóm côn đồ cơ hội dùng bạo lực để có được những gì họ muốn, từ đồ ăn, thức uống tới điện thoại di động hay TV màn hình phẳng.
    Có người lại nói rằng xã hội Anh đã khiến cho không ai bảo được ai vì các luật lệ hiện hành.
    Bố mẹ thấy con đi bạo loạn có khi không dám tát vì sợ phải ra tòa vì đánh con.
    Thầy cô giáo thấy học sinh hư không dám bạt tai vì sợ bị kiện.
    Cảnh sát thấy những kẻ côn đồ ném đá vào mình không dám đánh lại cũng vì sợ phạm luật và phải ra tòa.
    Lý lẽ thanh niên

    Về phía những người biểu tình và những kẻ bạo loạn, họ cũng có lý lẽ của họ.
    Có thanh niên bịt mặt lên TV nói với BBC :"Chúng tôi muốn thấy có thay đổi.
    "Chúng tôi muốn người ta thấy chúng tôi có giá trị và chúng tôi muốn có cơ hội.
    "Khi người ta tức giận thì không thể trách những việc người ta làm được.
    "Người ta làm nhiều điều điên rồ khi người ta giận dữ."
    Nhưng không phải tất cả những người tham gia bạo loạn đều giận dữ.
    Có những cô gái cười đùa vui vẻ khi kể với BBC về chuyện các cô đi gây sự với cảnh sát và tiện thể mang về nhà những đồ lấy được từ các cửa hàng bị đập phá.
    Trong số những người tham gia bạo loạn, người ta cũng thấy có cả những cậu bé mới 10 tuổi.
    Nguyên nhân sâu xa

    Nếu theo dõi tin thức về thanh thiếu niên Anh trong những năm gần đây, người ta có thể thấy tuổi trẻ ở đất nước từng bị gọi là Broken Britain (Nước Anh Tan nát) thua kém xa so với những người trẻ tuổi ở các nước khác về học tập và cách sống.
    Đơn cử một tít báo của tờ The Independent từ hồi năm 2004: "Không lành mạnh, không hạnh phúc và không có lòng tự trọng - Thiếu niên Anh bị giới trẻ thế giới bỏ lại sau".
    Trong khi đó cách đây hai năm, một cuộc khảo sát cho thấy giới trẻ Anh uống rượu và say rượu đứng hàng thứ ba tại Châu Âu.
    Tình trạng sử dụng ma túy và băng đảng cũng đã được nhiều báo Anh nói tới.
    Người ta nói rằng một thế hệ trẻ ở nước Anh lớn lên trong hoàn cảnh các bậc phụ huynh không bao giờ dám nói "không" với các con.
    Nhiều trẻ em cũng cũng bị cha bỏ rơi từ sớm trong khi người mẹ quá bận bịu với công việc để có thể dạy dỗ con cái.
    Không ít trường hợp các ông bố bà mẹ cũng còn là tấm gương xấu cho giới trẻ khi họ lười lao động, thích sống nhờ tiền trợ cấp, nghiện rượu, thuốc lá và cả ma túy.
    Phiên họp bất thường
    Tất cả những điều này xảy ra trong một xã hội tiêu thụ mà khoảng cách giàu nghèo tăng mạnh khi có người nhận mức lương dưới 20.000 bảng Anh so với con số hàng trăm ngàn hay hàng triệu bảng của nhiều người khác.
    Các cuộc bạo loạn vừa xảy ra ở nước Anh làm cho người ta phải nhìn lại các chính sách xã hội và pháp lý.
    Quốc hội Anh sẽ nhóm họp phiên bất thường trong ngày 11/8 giữa kỳ nghỉ hè của dân biểu.
    Người ta có thể bàn bạc nhiều vấn đề nhưng với tình trạng suy thoái kinh tế và hàng triệu người đang thất nghiệp, trong đó có nhiều thanh niên, giải quyết các vấn đề hiện nay là nhiệm vụ có lẽ của nhiều nhiệm kỳ thủ tướng.
    Nguyễn Hùng
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 11-08-2011, 01:45 AM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom