• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Lễ Vu Lan, thả hoa đăng tri ân chiến sĩ Hoàng Sa Trường Sa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lễ Vu Lan, thả hoa đăng tri ân chiến sĩ Hoàng Sa Trường Sa

    Lễ Vu Lan, thả hoa đăng tri ân chiến sĩ Hoàng Sa Trường Sa
    Tối rằm tháng Bảy Vu Lan, một nhóm các văn nghệ sĩ và blogger tại Sài Gòn tổ chức thả hoa đăng, thắp nến để cầu nguyện tưởng nhớ những chiến sĩ hy sinh trong hai trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988. Họ cũng tưởng niệm những ngư dân đã phải bỏ mạng dưới làn súng đạn của Trung Quốc.
    Buổi lễ được tổ chức gọn ghẽ, thân mật, bên bờ kênh ngay trên con đường mang tên Trường Sa, Hoàng Sa.
    Có 138 hoa đăng tượng trưng cho 74 tử sỹ VNCH cùng 64 liệt sĩ đã hy sinh trong những năm 1974 và 1988 đã được thả xuống dòng kênh sau khi nhà biên kịch Lan Phương đọc lời văn tế. Buổi tưởng niệm là sự tri ân đối với những những người có công với đất nước, bất kể họ đứng ở giới tuyến nào
    Chùa Giác Minh ở thành phố Đà Nẵng bị phong tỏa toàn diện trong ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu, nội bất xuất ngoại bất nhập.
    Hôm qua, chủ nhật 14.8.2011, Công an ngăn cấm bất cứ ai đến chùa dự lễ Vu Lan Rằm tháng bảy.
    Thông cáo báo chí phát hành hôm 12.8.2011 đã thông tin đầy đủ 6 bước ngăn cấm, sách nhiễu, hăm dọa, và đấu tố chùa Giác Minh, nơi đặt trụ sở của Ban Đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng và Tổng vụ Thanh niên Viện Hóa Đạo.
    Hòa thượng Thích Thanh Quang, Chánh Ban Đại diện, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên và viện chủ chùa Giác Minh vừa gửi lên Viện Hóa Đạo bản Khẩn trình số 2.
    Khẩn trình số 2 cho biết đặc biệt năm nay chính quyền đã dùng mọi phương tiện để công khai bôi nhọ, vu khống, xuyên tạc nhằm cô lập Chùa Giác Minh để cho Phật tử sợ hãi mà không dám đến Chùa trong ngày Vu Lan, ngày Đại Lễ của Phật Giáo và cũng là ngày truyền thống báo ân cha mẹ của Dân Tộc Việt Nam, cụ thể có những việc như sau :
    Từ ngày 10 đến 12.8.2011 tất cả tín đồ đều bị công an ghi số xe, hạch hỏi số nhà và sau đó họ đến từng nhà hạch xách và ngăn cấm từ nay không được đến Chùa Giác Minh, nếu trái lệnh sẽ bị bắt nhốt.

    Ông Hoàn, Dân phòng, người mặt áo trắng, hành hung Phật tử và đánh ngã thân mẫu Đại đức Thích Từ Giáo


    Xem thêm :
    Sài Gòn: TPB VNCH và tù nhân chính trị tôn giáo bị cấm nhận quà

    Thương phế binh QLVNCH đến chùa Liên Trì ở Sàigòn để nhận quà hôm 13.08/2011.
    Sài Gòn: Công an đàn áp Thương Phế Binh QLVNCH đến nhận quà tại Chùa Liên Trì



    Thông báo của Ủy ban Nhân dân Phường Bình Hiên, Đà Nẵng
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 15-08-2011, 10:38 PM.
    Similar Threads
  • #2

    Tình hình đàn áp chùa Giác Minh ở Đà Nẵng nhân Đại lễ Vu Lan
    THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 12.8.2011
    Hòa thượng Thích Thanh Quang khẩn trình về tình hình đàn áp chùa Giác Minh ở Đà Nẵng nhân Đại lễ Vu Lan

    PARIS, ngày 12.8.2011 (PTTPGQT) – Viện Hóa Đạo vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tin khẩn việc công an đàn áp, sách nhiễu, hăm dọa chư Tăng, Phật tử chùa Giác Minh nhằm cấm chỉ không cho cử hành Đại lễ Vu Lan hôm chủ nhật sắp tới, tức Rằm tháng bảy, 14.8.2011.

    Công an xâm nhập chùa Phước Huệ gây xáo trộn
    Chùa Giác Minh nơi đặt trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, và Tổng vụ Thanh Niên thuộc Viện Hóa Đạo. Hòa thượng Thích Thanh Quang là Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng kiêm Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên. Hòa thượng cũng là Viện chủ chùa Giác Minh, nơi địa đầu đàn áp ở miền Trung của nhà nước Cộng sản.

    Ông Hoàn, Dân phòng, người mặt áo trắng, hành hung Phật tử và đánh ngã thân mẫu Đại đức Thích Từ Giáo
    Vu Lan là lễ Báo hiếu cha mẹ nhiều đời trong truyền thống Phật giáo, cũng là ngày Rằm Xá tội Vong nhân mà dân tộc Việt Nam cử hành tự ngàn xưa. Thế nhưng nhà đương quyền Cộng sản thông qua bàn tay công an ngăn cấm không cho chư Tăng, Phật tử được cử hành Lễ Vu Lan tại chùa Giác Minh để báo hiếu cha mẹ, ông bà như người dân Việt thể hiện bao nhiêu thế kỷ qua.
    Theo bản Khẩn trình số 1 của Hòa thượng Thích Thanh Quang, thì mục tiêu sách nhiễu, đàn áp, hăm dọa nhắm vào việc cấm chư Tăng Ni, Phật tử đến chùa Giác Minh vào dịp lễ Vu Lan, chủ nhật tới. Bằng 5 bước sau đây, cuộc đàn áp, sách nhiễu mở ra:

    Hoa quả cúng dường không dám đem thẳng vào chùa. Đợi đêm khuya đem đặt trước cổng ngoài. Mỗi sáng Tăng chúng phải ra mang vào chùa.
    1. Ngày 2.8.11, lợi dụng tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, ông Hùynh Tấn Phong, Tổ trưởng Phường Bình Hiên, quận Hải châu, thành phố Đà Nẵng đạt Giấy mời toàn thể tăng chúng chùa Giác Minh. Thế nhưng khi tới nơi, Phường quay ra đấu tố chùa Giác Minh, quy kết chùa “phản động, làm chính trị, chống phá nhà nước”… Cuối cùng ra lệnh buộc Tăng chúng phải rời khỏi chùa sang xin ở chùa khác. Nếu không xin được cán bộ sẽ xin giúp, bằng không thi hành nhà nước sẽ có biện pháp xử lý.
    2. Qua hôm sau, 3.8.11, triệu tập họp Tổ Dân phố để tuyên truyền vu khống chùa Giác Minh “làm chính trị, chống phá nhà nước”. Rồi ra lệnh cho bà con Phật tử không được đến chùa Giác Minh. Những ai gửi hương linh, tro cốt người thân đã mất ở Giác Minh phải di dời sang chùa khác trong thành phố. Nếu không thực hiện được việc này ở chùa khác, nhà cầm quyền sẽ gửi giúp.
    3. Bắt đầu từ ngày 9.8.11, mở cuộc sách nhiễu, áp lực đồng bào Phật tử nhằm ngăn chận Phật tử các nơi về chùa Giác Minh. Công an giao thông, công an phường, an ninh, lực lượng xung kích túc trực suốt ngày đêm ở tất cả các con hẽm vào chùa, đặt máy quay phim ở trụ sở đối diện chùa, quay hình tất cả bà con phật tử vào ra, đặc biệt quay biển số xe. Mọi Phật tử vào chùa cúng dường, thắp hương cho ông bà, cha mẹ, con cái đã mất, hoặc vào chùa quy y, cầu an, cầu siêu cho người thân, khi bước ra khỏi cổng chùa liền bị giữ lại đưa về trụ sở tra hỏi, sách nhiễu, tuyên truyền vu cáo chùa rồi ra lệnh không được đến chùa này, không được mang đồ thực phẩm hoa quả đến cúng. Nếu còn tiếp tục nhà nước sẽ không dung tha.
    Khi Phật tử hỏi vì sao cấm như vậy, cán bộ trả lời “đây là lệnh cấp trên, phải thi hành”. Vì vậy có nhiều Phật tử muốn cúng dường chùa phải chờ đêm khuya lén lút mang đến để ngoài cổng chùa rồi chạy gấp đi.
    4. Những anh chị em Huynh trưởng Gia Đình Phật tử sinh hoạt tại các quận huyện, trong và ngoài tỉnh thành đều bị gọi đi “làm việc”, ngồi nghe cán bộ vu cáo, mạ lỵ hàng Giáo phẩm lãnh đạo GHPGVNTN và Tăng chúng chùa Giác Minh đủ điều. Chiến dịch ly gián này cốt làm mất lòng tin, và ngăn cấm anh chị em huynh trưởng và đoàn sinh không được đến chùa tham gia sinh họat với Giáo hội. Trường hợp đã xẩy ra cho các Huynh trưởng Chiến, Đủ, Phong, chị Hà, chị Thu.
    Ngoài ra, chùa An Cư của Đại đức Thích Thiện Phúc cũng lâm tình trạng bị lực lượng công an điều động canh giữ ngày đêm, kể từ hôm 4.8.11, mà mục tiêu ngăn cản đồng bào Phật tử đến chùa thăm Đại đức nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu.
    5. Ngày 10.8.11, tức mồng 9 tháng 7 âm lịch, nhà cầm quyền cộng sản và Ban Tuyên giáo Đà nẵng gửi giấy mời đến tất cả các chùa trong thành phố, huy động giới Tăng Ni trong Giáo hội của Nhà nước làm cuộc đấu tố chùa Giác Minh, bôi nhọ và vu cáo hàng lãnh đạo GHPGVNTN, đồng thời đấu tố anh chị em Huynh trưởng Gia Đình Phật tử lâu năm theo Gíao hội Thống nhất. Mục tiêu “tạo” cái gọi là “đồng thuận của Phật giáo Nhà nước” chống lại sự hiện hữu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trong lòng dân, và tổ chức Gia Đình Phật tử Việt Nam trực thuộc GHPGVNTN.


    Một số Giấy mời gọi là tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, nhưng thực chất Đấu tố chùa Giác Minh

    Một số Giấy mời gọi là tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, nhưng thực chất Đấu tố chùa Giác Minh

    Một số Giấy mời gọi là tham dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2011, nhưng thực chất Đấu tố chùa Giác Minh
    Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 15-08-2011, 10:45 PM.

    Comment

    • #3

      CHÂN DUNG NHỮNG GƯƠNG MẶT CAVN TRÀ TRỘN VÀO CHÙA LIÊN TRÌ


      Show” chân dung những gương mặt công an VN đã trà trộn vào chùa Liên Trì ngày 12/8/2011 để theo dõi, rình mò, chụp ảnh, quay phim tất cả những ai ra vô chùa. Chúng xộc vào chánh điện, phòng ăn, nhà bếp, cả toa-let để dòm ngó, ngửi hít và quay “phin”.
      Toàn bộ hình ở đây do cựu tù dân oan Lê Thị Kim Thu thực hiện.
      Mời xem:











      4 tên nấp sau hàng rào chùa Liên Trì




      1 chùm 3 tên



      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 19-08-2011, 07:32 PM.

      Comment

      • #4

        Trăm năm bia đá thì mòn.
        Nghìn năm chó đá mặt còn trơ trơ.
        “Hôm nay là Vu Lan, chùa chỉ phát quà an ủi các TPB VNCH, chứ có làm gì đâu… Tại sao các ông công an lại cướp phiếu mời lãnh quà của các TPB? Các TPB nào có mất phiếu thì cứ vào chùa, danh sách đã có sẵn, sẽ phát sau khi kiểm soát lại giấy tờ. Còn mấy thương binh cộng sản vào cướp phần quà của TPB VNCH sẽ bị lộ”.
        Ngoài số TPB ở Sài Gòn, còn có những TPB từ miền Đông, miền Tây Nam bộ đến nhận quà.

        Vào nhà chùa nhận quà
        Cách đây vài ngày, thầy Thích Không Tánh (trụ trì chùa Liên Trì, Thủ Thiêm, quận 2, Sài Gòn) nhắn mời tôi và mấy chị em bạn trưa ngày 12/8/2011 sang ăn cơm chùa nhân dịp lễ Vu Lan và phát quà cho thương phế binh (TPB) VNCH.
        Đúng hẹn, tôi và chị Dương Thị Tân (vợ cũ Điếu Cày), cô Lưu Thị Thu Trang (dân oan), ông Nguyễn Văn Mỹ (bạn tôi) đến chùa Liên Trì.
        Tại đây, tôi được tiếp xúc nhiều chú, bác TPB tình trạng thân thể rất thê thảm. Thương tật nhẹ nhất là mất 1 chân, trung bình là mất 2 chân, kế tiếp là mất 2 chân 1 tay hoặc mất 2 tay 2 chân, nặng nhất có chú Hai Giúp (tức Huỳnh Minh Trí 64 tuổi, số quân 508 655, Tiểu Khu Sa Đéc) ở Đồng Tháp mất 2 mắt, 2 chân cụt tới háng và 1 tay.
        Anh Tùng (con trai chú Hai Giúp) nói: “Ba tôi suốt ngày ngồi một chỗ giữ nhà và canh điện thoại, ai gọi đến ba tôi trả lời. Phiếu nhận quà của chùa gởi xuống nhà tôi bị Công an xã đến tận nhà lấy, hăm dọa ba tôi không được đi nhận quà. Tôi cõng ba tôi trốn đi từ 5 giờ sáng. Còn ở xóm tôi có 5 chú TPB cũng bị CA lấy mất phiếu nhận quà, hăm dọa nên mấy chú đó sợ không dám đi”.
        Chùa Liên Trì mỗi năm tổ chức phát quà kèm theo đãi cơm chay bữa trưa cho TPB và người nghèo bị ung bướu ít nhất 4 lần (trước Tết Nguyên đán, rằm tháng 8 âm lịch, rằm tháng giêng, lễ Vu Lan tháng 7). Ngoài ra, chùa còn phát quà vào những dịp đột xuất khác. Mỗi lần phát khoảng 250 đến 350 suất quà tùy theo nguồn tiền ủng hộ của Mạnh Thường Quân là bà con Việt kiều ở hải ngoại. Vu Lan năm nay, thầy Thích Không Tánh gửi giấy mời nhận quà đích danh 150 TPB VNCH và 50 cựu tù nhân chính trị đến chùa nhận quà.
        Công an đặt chốt chặn hai con đường vào chùa, nghe nói TPB nào đi ngang họ chặn lại, bắt nộp giấy mời. Một số người tàn tật khác (có phải thương binh nhà nước hay không thì chưa biết) lại có nhiều giấy mời cầm vào chùa giả TPB VNCH nhận quà. Tuy nhiên, các Phật tử phụ giúp chùa cảnh giác xem xét lại giấy tờ, phát hiện nhiều người mặt non choẹt mà cầm giấy của ông cụ, giấy ghi quê quán miền Bắc mà nói giọng Nam hoặc ngược lại, nên không phát quà. Bọn này tức giận, văng tục um sùm ngay chánh điện.

        Rất đông TPB ngồi ở sân trước chánh điện, hành lang dọc hai bên hông chánh điện, trong chánh điện. Thầy Thích Không Tánh liên tục phát loa mời anh em TPB vào chánh điện ngồi trật tự thầy sẽ phát quà tận tay, không có chuyện chùa không phát quà như Công an tuyên truyền sai sự thật, những TPB bị mất phiếu mời nhận quà chỉ cần báo họ tên, địa chỉ, số quân đúng với danh sách nhà chùa đang giữ cũng được nhận quà, ai ở xa sẽ được cho thêm tiền xe 2 chuyến đi về. Thầy Không Tánh còn phát loa lớn ra đường lặp di lặp lại: “Hôm nay là Vu Lan, chùa chỉ phát quà an ủi các TPB VNCH, chứ có làm gì đâu… Tại sao các ông công an lại cướp phiếu mời lãnh quà của các TPB? Các TPB nào có mất phiếu thì cứ vào chùa, danh sách đã có sẵn, sẽ phát sau khi kiểm soát lại giấy tờ. Còn mấy thương binh cộng sản vào cướp phần quà của TPB VNCH sẽ bị lộ”.
        Ngoài số TPB ở Sài Gòn, còn có những TPB từ miền Đông, miền Tây Nam bộ đến nhận quà.
        Tại chùa, tôi được gặp thầy Thích Thiện Minh là đồng hương với tôi, cô Trần Thị Lệ (mẹ cô Lê Thị Công Nhân), anh Ngô Duy Quyền (chồng cô Công Nhân), cô Ngọc Minh (mẹ cô Đỗ Thị Minh Hạnh đang bị án tù), chú Đoàn Văn Viên (cha anh Đoàn Huy Chương đang bị án tù), cô Anh Thư (con gái tù nhân Nguyễn Hữu Cầu), cô Lê Thị Kim Thu (dân oan, cựu tù) và một số anh chị em cựu tù chính trị khác. Mọi người vui mừng hàn huyên chuyện nhà chuyện cửa, chuyện những người con, người cha người chồng tù nhân mà gia đình họ từ “không biết gì” chuyển sang thái độ “tự hào” vì “đứa con (người cha, người chồng) tù” kiên cường, bất khuất của mình. Tôi sẽ trở lại câu chuyện về những người mẹ “tự hào có con tù” này vào một bài viết chi tiết khác.
        Sáng nay, tôi đếm thấy có ít nhất là 3 tay công an mặc thường phục cầm camera xộc vào chùa nghênh ngang như chỗ không người để ghi hình tất cả những người có mặt trong chùa. Xộc vào tận phòng ăn ghi hình mọi người đang ăn cơm. Một tay mặc thường phục đứng tuổi, đeo kính trắng, lưng giắt máy bộ đàm đi tới đi lui trong chùa để chỉ huy hơn 20 công an khác mặc thường phục vây kín từ cổng chùa vào đến mọi nơi trong chùa. Có mấy tay trẻ còn vào phòng ăn lấy bánh mì, lấy nước đá uống “tự nhiên như ruồi”.
        Ở quán cà phê đối diện cổng chùa, công an mặc thường phục đặt camera lớn có 3 chân chống chỉa thẳng vào chùa để ghi hình.

        Ra nhà nước ăn cướp
        1 giờ chiều, tôi đứng trước cổng chùa quan sát thấy ở quán cà phê đối diện chùa có 5 tên công an mặc thường phục, trong đó có tên mập áo trắng vô phòng ăn của chùa lấy bánh mì và tên áo tím mắm ruốc quay camera. Khoảng đất trống cạnh đó có 15 tên đứng lố nhố, một số tên đứng núp sát vách nhà dân. Xa hơn một chút, một xe công an màu đen núp trong đám cỏ ở khu đất nhà dân vừa bị giải tỏa gạch đá nát vụn tan tành. Cách đó một chút về bên phải, nơi có tấm bảng trụ sở tổ dân phố đỏ đỏ lố nhố 8 tên công an thường phục. Chễm chệ bên lề đường phải (tức hướng về quận 1, lối chúng tôi phải đi qua) là một chiếc “bồ câu trắng” và 2 CSGT áo vàng. Giữa khu phố không còn nhà dân, đường vắng, nắng chang chang mà CSGT “kiên trì và nhẫn nại” đứng phơi ở đó thì ai ngu lắm cũng hiểu bọn họ đang nhằm vào chúng tôi.
        Khi tất cả TPB và khách mời đã về hết, tôi và anh Mỹ (đi 1 xe máy), chị Tân và cô Trang (đi 1 xe máy) cùng nhau ra về theo hướng cầu Thủ Thiêm mới (đường Lương Định Của, quận 2). Xe máy tôi đi trước, xe chị Tân- cô Trang đi sau, 2 xe cách nhau 1 mét. Phía sau là “bầy lòng ròng” tôi đã liệt kê ở trên ùn ùn kéo theo.
        Cách chùa khoảng 30 mét thì xe tôi bị 3 xe máy chở 6 thanh niên bặm trợn mặc thường phục ép lại cúp đầu xe. Chúng tôi bị bọn chúng lôi vào trụ sở Công an phường An Bình, quận 2. Ở đây, tôi thấy có khoảng 20 tên mặc thường phục, trong số này có tên Nguyễn Minh Thắng, tên Quân mặt đen đầu quăn (PA35) từng nhiều lần vào nhà tôi cướp tài sản của tôi.
        Bọn chúng dùng vũ lực lôi tôi vô một căn phòng sâu phía trong. Tên Thắng và 3 tên khác xông vào đạp tôi té vào một góc phòng. Tên mặc áo sơ mi xanh sọc trắng đạp vào bụng tôi. Phía bên kia, bạn tôi cũng bị bọn chúng lôi vào phòng đánh đập dã man, tôi nghe tiếng kêu “Trời ơi” thật lớn vọng vào. Tôi bị bọn chúng đè đầu xuống bàn, bẻ tay để cướp túi xách tôi đang đeo trên người, cướp điện thoại di động và cướp xâu chìa khóa nhà trong túi quần.
        Đến 5 giờ 30 phút chiều, bọn chúng đuổi tôi đi về. Tôi không đi, chúng cho 2 tên khiêng tôi ra ngoài, rồi đem túi xách, áo khoác, nón, dép của tôi ném ra ngoài cổng. Hai tên công an thường phục kéo cánh cửa sắt cổng đóng kín lại.
        Trong túi xách của tôi chỉ có một ít tiền Việt Nam, một số đồ vật linh tinh của phụ nữ. Theo quy định tại điều 133 BLHS, tội cướp tài sản được hoàn thành từ giai đoạn chuẩn bị phạm tội, từ lúc thực hiện hành vi phạm tội, không cần thiết phải có hậu quả xảy ra và cũng không cần thiết phải có thiệt hại tài sản.
        Về nhà, tôi được biết cô Lư Thị Thu Trang, chị Dương Thị Tân, cô Lê Thị Kim Thu cũng bị bọn công an ép xe, bắt cóc vào Công an phường khác thuộc quận 2, và tên Quân là người chủ công đánh anh Mỹ với sự trợ giúp của mấy tên công an đồng bọn.
        Tôi không liên lạc được với cô Lệ, anh Quyền, thầy Thích Thiện Minh nên không biết họ có bị bắt cóc, hay đã trở về bình an.
        Tôi sẽ trở lại chủ đề này trong bài tường thuật chi tiết khác.
        Sài Gòn, ngày 12/8/2011
        TPT

        Những hình ảnh không cần lời cũng hiểu

        "Hòa hợp hòa giải dân tộc" và "xóa bỏ hận thù" bằng cách tước đoạt chút quà nhỏ mọn của những con người khốn khổ này.



        -Nhìn hình ảnh của các TPB VNCH mà rơi nước mắt, suốt bao nhiêu năm họ bị bỏ rơi bị bêu xấu bị đối xử tác tệ…Cũng may có một nơi như chùa Liên Trì dám làm cái công việc TỪ BI mà các nhà thờ, nhà chùa khác trong cái thành phố phù hoa này, dù giàu có hơn sung túc hơn nhưng vẫn không làm hoặc không dám làm…
        -Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. (MT 5, 10 – 11)
        -Nam Mô A Di Đà Phật! Cầu chúc mọi luôn luôn bình an. Vu Lan thanh bình đến với mọi người
        Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 19-08-2011, 07:42 PM.

        Comment

        • #5





          Ăn chay
          Tháng bảy, quán ăn chay đông nườm nượp. Người đến đây như chứng tỏ mình cũng chay tịnh như ai, dù các món ăn chay đều phỏng theo món mặn.
          Giữa quán hàng rực rỡ nhiều màu áo bỗng xuất hiện một bóng nâu sồng. Nhiều ánh mắt nhìn theo lạ lùng: “Thầy chùa mà cũng vô đây ăn chay?”.
          Đạo đời hình như... cũng không phân biệt?!

          Mô Phật!
          Tháng bảy mùa xá tội vong nhân. Những ngôi chùa lớn nhỏ sáng tối đông người lui tới đèn nhang.
          Tháng bảy mưa Ngâu… Sài Gòn áp thấp nhiệt đới.
          Từ trong ngôi chùa lớn một chiếc xe hơi sang trọng chạy ra. Qua vũng nước đọng ở cửa chùa, nước bắn tung tóe lên ông già bán vé số đang nép dưới hiên mưa.
          Mô Phật. Ông già khẽ nói.
          Mô Phật. Giọng mấy Thầy trên xe cũng nói.

          Nhang đèn
          Đèn chê nhang:
          - Cái gì mà lập lòe như ma trơi!
          Nhang đáp:
          - Tui lập lòe nhưng tui tự cháy, lại còn có hương thơm.
          - Thơm thì lát cũng hết. Ta đây sáng cả ngày.
          Vừa nói xong mất điện, đèn tắt. Bình bông trề môi:
          - Sáng nhờ điện mà cũng bày đặt chảnh!





          Đôi giày
          Ngày nọ, khi Gandhi bước lên tàu thì đột nhiên một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể lấy lại được nó nữa vì tàu đã bắt đầu chuyển bánh.
          Bỗng nhiên Gandhi từ từ lấy nốt chiếc giày còn lại ra và ném nó lại gần chiếc giày kia.
          Khi được hỏi tại sao lại làm như thế, Gandhi mỉm cười nói: "Sẽ có một người nghèo khổ nào đó tìm thấy chiếc giày nằm trên đường ray và anh ta sẽ có cả một đôi giày để đi."

          Trang viết & cuộc đời
          Trong những tác phẩm của chị, gia đình có sự mất mát chia lìa thì nhân vật "người chồng" luôn… bị chết trước vợ.
          Anh giận, cho rằng chị ám chỉ mình. Chị bảo: "Nếu trang viết là cuộc đời thì em chỉ muốn anh không phải chịu nỗi buồn của người còn lại."
          Vậy mà chị ra đi trước anh. Trơ trọi một mình, anh mới thấm thía nỗi chống chếnh, quạnh hiu của một tâm hồn lẻ bạn.

          Tình bạn
          Mở rộng hẻm. Cả xóm hân hoan. Riêng con bé ôm gốc mận già thút thít khóc. Làm sao cứu được người bạn lớn? Cứu những chùm mận căng bóng, cắn vào, mát ruột giữa trưa hè? Chả ai chịu để một cây mận đứng chơ vơ giữa đường cả!
          Ngày đốn cây. Con bé trốn qua bà ngoại. Chiều về, nhìn góc sân trống huơ, nó òa khóc nức nở. Thương quá! Bố chọn đoạn thân mận đẹp nhất, khắc vào đấy mặt một ông cụ hiền từ.
          Bây giờ, buồn vui nó lại rủ rỉ cùng cụ Mận!



          LÒNG MẸ
          Mẹ ở quê lên thăm. Vợ chồng mới cưới lại sớm ra ở riêng nên nhà cửa bừa bộn. Mới đến là mẹ loay hoay vào bếp rửa chồng chén, dĩa; quay sang giặt đồ... suốt cả ngày, ngăn thế nào cũng chẳng được. Chiều cầm mẹ ở lại chơi để vợ chồng đưa đi coi hát. Mẹ bảo phải về thôi. Về quê, có người hỏi mẹ thăm thằng út trên thành phố có vui không, mẹ cười bảo vui lắm, tháng sau sẽ đi nữa.

          DẠY
          Cô giáo báo:”Thằng bé lại trốn học”.
          Tôi choáng váng: ”Mình cho con mọi thứ. Vậy mà...”. Tôi muốn chạy về”dần” cho nó một trận nhưng sợ vợ xót nên bỏ đến nhà một người quen.
          Ông ta làm thợ nề, có con học giỏi. Ông đang tắm cho con.
          Tôi kể hết về con mình rồi xin một lời góp ý.
          Ông lơ đãng hỏi: ”Anh đã bao giờ tắm cho con chưa?”

          LẼ ĐỜI
          Bà bán quán trước cổng trường qua đời trong một đêm giông gió. Những tưởng đám tang bà sẽ rất ảm đạm và vắng lạnh bởi bà lâu rồi chỉ còn sống một thân một mình. Nhưng lũ trẻ trong trường đã đến tiễn đưa bà, hàng hàng dài sau linh cữu. Ngày xưa, bà bán quà cho chúng, bà hỏi thăm, nhắc nhở chuyện học hành của chúng. Và những buổi chiều tối, bà để chúng ngồi chờ bố mẹ trong cái quán ọp ẹp.



          Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 19-08-2011, 07:36 PM.
          <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

          Comment

          • #6


            Sống ở trên đời chớ lỗi đạo
            Tránh sao khỏi miệng thế chê cười
            Một khi thân xác về cát bụi
            Còn lại mai sau tiếng để đời!

            Comment

            Working...
            X
            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom