• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Biến đông dậy sóng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Biến đông dậy sóng


    Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh Việt Nam


    Máy bay Su-30MK2 của VN bay trên bầu trời Trường Sa

    Tên lửa S-300 của Việt Nam

    Tin từ Đài Bắc, Hồng Kông, Mỹ, Thượng Hải, BBC – 10/8: Tổng hợp tin từ các báo TQ ngày 9 và 10/8 về thông tin Trung Quốc tập kết quân tại khu vực biên giới với Việt Nam.Nội dung chính như sau:
    Mạng tin tức “Liên hợp buổi sáng” đưa tin không dẫn nguồn cho biết, từ 3h30 sáng đến 14h chiều ngày 4/8, TQ đã di chuyển một lực lượng lớn bộ đội đến tập kết tại thành phố Sùng Tả, thuộc Khu tự trị Quảng Tây, giáp với biên giới Việt – Trung (nơi có cửa khẩu Hữu Nghị Quan). Trong quá trình chuyển quân, các hoạt động quay phim, chụp ảnh đều bị ngăn cấm. Khu vực cửa khẩu Hữu Nghị Quan cũng bị giới nghiêm toàn bộ, khách du lịch không được qua lại.
    Lực lượng tập kết bao gồm tăng thiết giáp, pháo binh, bộ binh với số lượng và thành phần như sau: quân đoàn 20, quân đoàn 54 Quân khu Tế Nam; quân đoàn 41 quân khu Quảng Châu; sư đoàn tác chiến tăng lội nước Quân khu Nam Kinh; quân đoàn lính dù số 15. Ngoài ra, hai quân đoàn 13 và 14 thuộc Quân khu Thành Đô cũng đã tập kết về khu vực tỉnh Vân Nam. Theo mạng “Phượng Hoàng”, các xe cơ giới quân sự mang biển số Bắc Kinh, Tế Nam, Tứ Xuyên…
    Có thông tin cho biết, quân đội TQ đang chuẩn bị tiến hành một cuộc diễn tập quân sự liên tỉnh với quy mô lớn nhất trong năm 2011. Tuy nhiên, cũng có những thông tin khác cho rằng, hoạt động chuyển quân trên nhiều khả năng là có liên quan tới tình hình căng thẳng trên Biển Đông gần đây, thậm chí một số diễn đàn mạng còn đồn đoán TQ đang chuẩn bị tiến hành một chiến dịch quân sự với VN (có thông tin nói vào mùa thu tới).
    Phản ứng trước các tin đồn này, ngày 9/8, BQP/TQ đã ra thông cáo nói cuộc tập trận do Quân khu Quảng Châu thực hiện mới rồi chỉ là hoạt động định kỳ thường niên và báo chí không nên đưa tin đồn quanh sự việc này. Các kênh thông tin chính thống của VN chưa thấy có bình luận gì về cuộc tập trận.
    Mục diễn đàn thảo luận của trang mạng Asiafinest.com có bài viết cho rằng TQđang chuẩn bị chiến tranh chống VN.
    Trước tình hình VN và PLP ngày càng tăng cường hoạt động xâm chiếm các đảo và khai thác dầu cũng như các nguồn tài nguyên khác, TQ có thể lấy lý do tuyên bố phá hủy hiệp định hòa bình của các nước này để thực hiện chiến tranh và buộc họ phải rời khỏi các đảo chủ quyền của TQ. Khi TQ tăng cường chuẩn bị chiến tranh, VN chắc chắn sẽ có một số dấu hiệu nhượng bộ.
    Theo bình luận, nếu chiến tranh xảy ra, việc phá hủy lực lượng không quân và hải quân VN không phải là nhiệm vụ quá khó khăn bởi VN không có quá nhiều máy bay chiến đấu và tiêm kích. Không lực VN chỉ có khoảng 60 chiếc Su-30 và Su-27 và khoảng 30 Mig-23 và 200 Mig-21, đều là máy bay của Nga, là quá nhỏ nếu so với số lượng của TQ là khoảng 600 Su-30, Su-27, J-10, và J-11cùng với hàng trăm chiến đấu cơ khác và máy bay của TQ thuộc thế hệ cao cấp hơn nếu xét về công nghệ và khả năng chiến đấu. Hơn nữa, TQ cũng có nhiều tên lửa có thể triển khai đánh chặn từ xa. Lực lượng hải quân hiện nay của VN chỉ là một vài tàu tuần tra biển có thể được trang bị súng máy. Mặc dù hiện VN đã mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhưng để có được các tàu này cũng phải trong giai đoạn từ 2012 – 2016. Vì vậy TQ sẽ có lợi thế để phá hủy lực lượng hải quân VN với tổn thất thấp hơn. Hơn nữa, các tàu chở tên lửa của TQ có thể bắn trúng mục tiêu từ cách xa 100 km.
    Liên quan đến vấn đề này, trên mục blog quân sự của trang mạng "Hoàn Cầu” ngày 8/8 đưa thông tin:
    BTQP TQ Lương Quang Liệt mới đây đã ký ban hành Sắc lệnh số 01 Bộ Quốc phòng, chỉ thị tấn công VN trong dịp Quốc khánh
    (không nói rõ là Quốc khánh TQ 1/10 hay Quốc khánh VN 2/9).
    Đồng thời Quân ủy Trung ương đã thành lập Ban Chỉ đạo tác chiến với VN, do BT Lương Quang Liệt làm Trưởng ban, Tổng Tham mưu trưởng Trần Bính Đức làm Phó Trưởng ban, thành viên bao gồm các ông Chương Tiết Sinh (Phó Tổng Tham mưu trưởng thường trực), Ngô Thắng Lợi (Tư lệnh Hải quân), Hứa Kỳ Lượng (Tư lệnh Không quân); Chỉ định Tư lệnh Quân khu Thành Đô Lý Thế Minh làm Tổng Chỉ huy tác chiến tiền tuyến Trung – Việt; Tư lệnh hạm đội Biển Đông Tô Chi Tiền và Phó Tư lệnh không quân Trần Tiểu Công làm Phó Tổng chỉ huy tác chiến; Tham mưu trưởng Quân khu Thành Đô Ngải Hổ Sinh, Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu Giả Hiểu Vỹ làm Tham mưu trưởng Liên tịch tiền tuyến.
    Tổng Tham mưu trưởng đề ra phương án tác chiến dự kiến là: trước tiên tiến hành ném bom oanh tạc liên tục 72 giờ đối với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các căn cứ quân sự quan trọng, sau đó đưa bộ binh tiến đánh. Quân đoàn 20 thuộc Quân khu Tế Nam sẽ phối hợp với quân đoàn 41 tại Quảng Tây đánh xuống VN từ phía Đông; quân đoàn 13 thuộc Quân khu Thành Đô phối hợp với quân đoàn 14 tại Vân Nam đánh xuống từ phía Tây; quân đoàn 54 thuộc Quân khu Tế Nam xuất phát từ Vân Nam đi qua Lào, CPC đánh vào TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, Hải quân hạm đội Biển Đông và Sư đoàn tăng lội nước Quân khu Nam Kinh đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, phối hợp với bộ binh bao vây Hà Nội; đặc biệt, quân đoàn lính dù số 15 sẽ lần đầu tiên tham chiến, với nhiệm vụ nhảy dù chiếm lĩnh khu vực trung bộ VN, nơi có địa hình hẹp.
    BBC, RFA – 10/8: Trung Quốc đưa hàng nghìn công nhân vào Cà Mau. Nhiều tờ báo lớn trong nước vừa đồng loạt đưa tin về việc có đến hơn 1.000 lao động TQ không phép đang làm việc tại công trường nhà máy đạm Cà Mau thuộc dự án khí-điện-đạm Cà Mau tại xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Theo báo Tiền Phong, số lao động “chui” người TQ là 1.360 người, trong khi con số này theo báo Tuổi Trẻ là 1.051 người. Số công nhân TQ bất hợp pháp này bị phát hiện trong một đợt kiểm tra về lao động nước ngoài của Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 8/2011.
    Hiện công ty cổ phần khoa học kỹ thuật Ngũ Hoàn của TQ đang là nhà thầu chính hiện đang thi công dự án nhà máy đạm trong tổ hợp dự án kể từ năm 2008. Theo báo Tuổi Trẻ, nhà thầu này đã trực tiếp đưa số lao động này từ TQ sang làm việc. Các công nhân này làm việc, ăn, ngủ và sinh hoạt trực tiếp trong các khu nhà tập thể tại công trường. Phần lớn lao động TQ này là công nhân lành nghề và lao động phổ thông, làm những công việc mà công nhân VN có thể thay thế được
    Báo Thanh Niên còn mô tả cụ thể hơn là những công nhân này làm những “công việc thủ công” như “khiêng gạch, bẻ sắt” với tiền công mỗi ngày khoảng 100 nghìn đồng. Tờ báo dẫn lời ông Văn Tiến Thanh, Phó Trưởng ban quản lý dự án khí-điện-đạm Cà Mau, giải thích rằng nhà thầu TQ không tuyển được người VN nên phải thuê lao động TQ. Ông nói lao động VN không đáp ứng đủ số lượng cũng như chất lượng như công nhân TQ. Ngoài ra, do nhà thầu Ngũ Hoàn trả lương theo mặt bằng TQ, tức là chỉ 100.000 đồng cho một ngày lao động đơn giản nên nhiều lao động VN không muốn làm.
    Trong khi đó, báo Thanh Niên dẫn lời ông Lê Thanh Tòng, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, nói rằng phía nhà thầu TQ chưa từng có động thái gì để nhờ chính quyền địa phương giúp đỡ tìm công nhân địa phương để đắp vào chỗ lao động bị thiếu hụt. Ông Tòng cho biết ông đã gửi văn bản báo cáo về vụ việc lên Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng từ chối nói rõ chi tiết với BBC. Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, bà Chung Ngọc Nhẫn, cho biết việc nhà thầu TQ sử dụng lao động nước ngoài “không phép”, “không có hồ sơ” và “không báo cáo” đã gây khó khăn cho việc quản lý lao động người nước ngoài. Báo Tiền Phong cũng dẫn lời ông Dữ Minh Huân từ Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau cho biết nhà thầu TQ đã từng bị phạt về sử dụng lao động nước ngoài không phép và họ đều nộp phạt đầy đủ. Theo Sở Lao động – Thương binh – Xã hội tỉnh Cà Mau, hướng giải quyết các lao động TQ không phép này phải chờ ý kiến chỉ đạo của Ủy ban tỉnh Cà Mau.
    Việt Nam đã biết kế hoạch Trung Quốc chuẩn bị tấn công ở Trường Sa?
    Tháng Ba 13, 2011
    Như truyền thông đã đưa tin, thời gian gần đây có quá nhiều diễn biến, động thái bất thường liên quan đến khả năng rất cao việc Trung Quốc chuẩn bị gây chiến tranh chiếm biển đảo của Việt Nam ở Trường Sa.
    Một loạt các sự kiện căng thẳng xảy ra với nguy cơ cao xâm phạm đến chủ quyền Biển Đông đã được nhiều nhà phân tích chiến lược, các trang chuyên đề đánh giá nhận định một cách lo-gic với mối nghi ngại tăng lên rõ rệt.
    Điểm lại chỉ trong vòng gần 3 tuần nay, đã có rất nhiều các sự kiện leo thang nguy hiểm xảy ra xung quanh vấn đề chủ quyền Biển Đông, cụ thể là quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
    Ngày 24/ 2 hải quân Trung Quốc tập trận ở khu vực Trường Sa, có nơi chỉ cách địa điểm quân đội Việt Nam đóng chưa đến 5 km. Chỉ vài ngày sau đó, quân đội Đài Loan từ đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa đã tập trận bắn đạn pháo thật khiến bầu không khí căng thẳng nơi đây càng hun nóng hơn.
    Ngày 2/3 hai tàu chiến của hải quân Trung Quốc di chuyển vu hồi áp sát khu vực bãi Cỏ Rong (Reed Bank), Trường Sa đe dọa tàu thăm dò của Philippines.
    Ngay hôm sau, ngày 3/3/2011, chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đã công bố “Cương yếu qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Hải Nam 5 năm lần thứ 12″, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Một mặt Việt Nam lên tiếng phản đối kịch liệt ở khía cạnh ngoại giao, nhưng mặt khác cũng thấy Việt Nam đang có những bước chuẩn bị mạnh mẽ, tìm biện pháp sẵn sàng đáp trả Trung Quốc về mặt quân sự, không để mình vào thế bị động.
    Ngoài những việc như Việt Nam điều động, tăng cường quân ra các đảo ở Trường Sa thì có thông tin được biết mấy ngày này các máy bay chiến đấu từ các sân bay quân sự Việt Nam như Sao Vàng, Thành Sơn, Biên Hòa, v.v. tăng tần suất hoạt động một cách bất bình thường.
    Tuy nhiên, nếu để ý sẽ thấy có thêm mấy sự kiện xảy ra trong các ngày hôm 7/ 3 và 9/ 3, qua đó có thể thấy điều gì đó cũng không bình thường liên quan đến dấu hiệu Trung quốc gây chiến tranh ở Biển Đông mà vẻ như Việt Nam đã nhận biết và đang tìm giải pháp tối ưu.
    Sự kiện gợi lên nhiều dấu hỏi khó hiểu nhất là việc tân Tổng tham mưu trưởng Quân đội NDVN, Trung tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp Đại sứ Trung Quốc, ông Tôn Quốc Tường hôm 7/ 3 tại Hà Nội. Việc có cuộc gặp gỡ giữa một tướng lĩnh Việt Nam cấp cao và một nhà ngoại giao mà đã từng vô lễ, hung hăng hơn cả Đặng Tiểu Bình (họ Đặng chỉ miệng khi ngồi ở Trung Nam Hải) khi ngồi giữa Hà Nội từng dọa nạt Việt Nam “hợp tác thì phát triển- đấu tranh sẽ thất bại” chắc chắn không thể là cuộc gặp gỡ chỉ để mỗi bên hô vài câu khẩu hiệu về sự hợp tác toàn diện như truyền thông các phía đã đưa tin.
    Một điều rất lí thú, cả phía Việt Nam lẫn Trung Quốc trên các bản tin không hề có một thông tin nào về nguyên nhân để có cuộc gặp gỡ này. Đúng nguyên tắc đưa tin ngoại giao, ít nhất phải có vài từ đại loại như “nhận lời mời”, v.v. Ở đây không thấy nói tướng Tỵ mời ông Tôn hay là ông Tôn tự ý đến Bộ tổng tham mưu Quân đội Việt Nam chơi. Chỉ có thể giải thích cho điều này là cả hai đều không muốn gặp nhau, không thích thú gì nhau, chẳng qua do tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Phía Việt Nam đã phát hiện, nhận biết nhiều động thái chuẩn bị gây hấn của Trung Quốc nên họ Tôn bị triệu đến để nghe phía quân đội Việt Nam cảnh báo Trung Quốc sẽ thất bại khi cố tình gây chiến tranh.
    Trong một diễn biến khác cùng ngày 7/ 3, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh cầm đầu một đoàn tướng lĩnh cao cấp sang thăm làm việc với Quân đội Lào. Điều rất ngạc nhiên, mặc dù có nhiều nước tranh chấp ở Biển Đông nhưng tại Lào tướng Phùng Quang Thanh chỉ nêu tên mỗi Trung Quốc, vẻ như là mối lo số một đối với nguy cơ Việt Nam bị mất biển đảo. Tướng Thanh cũng bóng gió về chiến lược chia rẽ sự đoàn kết của khối ASEAN từ bên ngoài.
    Không loại trừ, phía Việt Nam đã có những thỏa thuận ngầm cùng với nước Lào anh em về chiến lược phòng thủ, quân đội Lào sẽ chịu trách nhiệm làm phên dậu sau lưng cho Việt Nam.
    Cũng cố cho lập luận này là việc ngoài sự kiện Quân đội hai nước có thỏa thuận hợp tác trong vòng một năm, còn có việc Việt Nam muốn mời tất cả các sĩ quan chỉ huy cấp Sư đoàn của Lào sang Việt Nam giao lưu, thăm nhau. Và ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Lào, Thượng tướng Đuông-chay Phi-chít cũng mời chỉ huy các quân khu Việt Nam, thậm chí không có đường biên giới với Lào thường xuyên sang thăm Lào.
    Tiếp theo, ngày 9/ 3 đoàn tướng lĩnh cao cấp của Việt Nam có mặt tại Campuchia. Ngoài một loạt các hoạt động mang tính ngoại giao, vấn đề tranh chấp Biển Đông cũng được nêu ra với việc Việt Nam kêu gọi các bên tranh chấp tuân thủ Công ước về biển 1982 cũng như “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC) vào năm 2002. Hai bên cũng có cam kết về hợp tác hải quân và cũng như giống đối với Lào, phía Việt Nam mời các sĩ quan cấp sư đoàn của Campuchia sang thăm, gặp gỡ trao đổi với quân đội Việt Nam.
    Việc mời các sĩ quan quân đội từ cấp sư đoàn sang Việt Nam biết đâu đây là kế hoạch của Việt Nam muốn thao diễn hợp đồng tác chiến nếu Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Sự đảm bảo không bị tấn công từ phía sau lưng sẽ giúp Việt Nam tự tin hơn khi chống trả Trung Quốc ngoài mặt biển. Đồng thời, sự hợp tác quân sự của ba nước Đông Dương luôn luôn là vũ khí chiến lược mạnh nhất khiến Trung Quốc khiếp sợ.
    Từ đây có thể nhận định, Việt Nam đã ý thức được chiến tranh xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ các diễn biến tình hình phức tạp ở khu vực rộng lớn Trường Sa, cụ thể từ thái độ hung hăng và tham vọng điên cuồng của Trung Quốc.
    Dù các bên hô hào kiềm chế, nhưng chiến tranh rất có thể nổ ra từ những lí do như vừa mới xảy ra mấy ngày qua. Nếu oanh tạc cơ Philipines xuất hiện mà tàu chiến của Trung Quốc vẫn cố tình khiêu khích không chịu bỏ đi thì xung đột ở Truờng Sa đã bùng nổ hôm 2/ 3. Chiến tranh cũng dễ nổ ra, nếu đạn pháo của Đài Loan từ Ba Bình hôm vừa rồi “bắn nhầm” sang đảo Sơn Ca và Nam Yết bên cạnh, nơi quân đội Việt Nam đồn trú.
    Thế nhưng, nếu Trung Quốc gây chiến thì biết đâu đây cũng lại là cơ hội cho Việt Nam sẽ giành lại được những khu vực lãnh hải đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép. Vấn đề là liệu trong hàng ngũ tướng lĩnh Việt Nam có ai đủ tầm thao lược, có dũng khí biết “tương kế tựu kế”, nhân lúc Trung Quốc gây chiến tranh mà tìm cách phản công thu hồi lại các đảo của Việt Nam ở Biển Đông đang bị Trung Quốc chiếm đóng hay không!
    Trung Quốc chuẩn bị cho chiến tranh aginst Việt Nam ?
    AsiaFinest: Connecting the World to Asian Culture!
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 17-08-2011, 01:50 AM.
    Similar Threads
  • #16

    Trung Quốc đưa thêm tàu tuần tới Hoàng Sa

    (thứ bảy, 3 tháng 9, 2011)
    Tin cho hay Trung Quốc đã điều một tàu ngư chính ra vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, chỉ vài ngày trước khi quan chức ngoại giao cao cấp của Bắc Kinh đến Hà Nội.
    Bộ Nông nghiệp Trung Quốc thông báo trên trang web của cơ quan ngư chính tỉnh Quảng Đông, cho hay một tàu mang số hiệu 306, có trọng tải 400 tấn, đã rời Quảng Châu để đi về hướng Hoàng Sa.
    Một quan chức của cơ quan ngư chính Quảng Đông nói việc điều động nhằm "tăng cường nỗ lực thực thi pháp luật tại các vùng đánh bắt cá ở Hoàng Sa, bảo vệ hoạt động đánh bắt cá, an toàn cho ngư dân, và bảo vệ chủ quyền trên biển của Trung Quốc".
    Dự kiến hôm thứ Hai, nhà ngoại giao cao cấp nhất của Trung Quốc, Đới Bỉnh Quốc, sẽ thăm Việt Nam.
    Trong những lần điều động tàu trước đây của Trung Quốc, Việt Nam cáo buộc các tàu hải giám và ngư chính của Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
    Gần đây tàu cá Trung Quốc, với sự yểm trợ của tàu ngư chính, còn bị cáo buộc phá hoại hoạt động khảo sát của Tập đoàn dầu khí Việt Nam.
    Được biết trong các cuộc đàm phán biển đảo với Việt Nam, Trung Quốc cương quyết không bàn đến vấn đề Hoàng Sa.
    BBC
    Trung Quốc vừa đưa thêm một tàu ngư chính đến tăng cường tuần tra đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam.
    Hành động này sẽ gây thêm căng thẳng với Việt Nam và cũng trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam chỉ ít ngày trước khi một giới chức cao cấp từ Bắc Kinh tới Hà Nội đối thoại về hợp tác song phương.
    Bản tin Reuters tường thuật theo tin phổ biến trên trang mạng của Sở Ngư Nghiệp tỉnh Quảng Đông nói chiếc tàu tuần tiễu đánh cá trọng tải 400 tấn đã rời Quảng Châu để tới các đảo trong biển Đông (mà họ gọi là Nam hải).
    Bản tin thuật lời phó giám đốc Sở Ngư Nghiệp Quảng Đông nói rằng: "Sự điều động này sẽ tăng cường thêm cho nỗ lực tuần tra ngư nghiệp ở quần đảo Hoàng Sa, bảo đảm trật tự sản xuất ngư nghiệp, an toàn của ngư dân và bảo vệ hiệu quả lợi ích ngư nghiệp và chủ quyền của Trung quốc
    Trung Quốc đưa thêm một tàu ngư chính đến tăng cường tuần tra đánh cá ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, nơi đang tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Việt Nam.
    Hành động này sẽ gây thêm căng thẳng với Việt Nam và cũng trắc nghiệm phản ứng của Việt Nam chỉ ít ngày trước khi một giới chức cao cấp từ Bắc Kinh tới Hà Nội đối thoại về hợp tác song phương.

    Bắc Kinh nói chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa là 'không thể chối cãi'
    Bản tin Reuters thuật theo tin phổ biến trên trang mạng của Sở Ngư Nghiệp tỉnh Quảng Ðông (Link) nói chiếc tàu tuần tiễu đánh cá trọng tải 400 tấn đã rời Quảng Châu để tới các đảo trong biển Ðông (mà họ gọi là Nam Hải).
    “Sự điều động này sẽ tăng cường thêm cho nỗ lực tuần tra ngư nghiệp ở quần đảo Hoàng Sa, bảo đảm trật tự sản xuất ngư nghiệp, sự an toàn của ngư dân và bảo vệ hiệu quả lợi ích ngư nghiệp và chủ quyền của Trung Quốc.” Bản tin vừa nói thuật lời phó giám đốc Sở Ngư Nghiệp Quảng Ðông.
    Các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam hoạt động gần khu vực này đều bị tàu tuần Trung Quốc bắt giữ, hay đâm chìm. Việt Nam đã tuyên bố rất nhiều lần rằng quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam với các bằng chứng lịch sử không thể tranh cãi. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chiếm đoạt quần đảo này từ Tháng Giêng 1974 sau một trận hải chiến với Hải Quân VNCH.
    Việc điều động tàu ngư chính số 306 tới Hoàng Sa vào dịp ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc là Ðới Bỉnh Quốc chuẩn bị tới Hà Nội, họp với Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân từ ngày Thứ Hai, 5 Tháng Chín 2011, của cái ủy ban hợp tác song phương.
    “Sự việc điều động thêm tàu tới chứng tỏ Trung Quốc thiết lập khả năng tuần tra ngư nghiệp trọn ngày đêm ở quanh quần đảo Hoàng Sa và vùng biển chung quanh.” Tân Hoa Xã viết như thế trong bản tin ngày Thứ Sáu.
    Ngư trường Hoàng Sa là khu vực đánh cá truyền thống của ngư dân Việt Nam suốt bao nhiêu thế kỷ qua, ngày nay bị nhà cầm quyền Bắc Kinh cấm cửa. Nhiều ngư dân đã than thở có thể phải bỏ nghề, tìm cách khác sinh sống. Ra khơi, giao sinh mệnh cho sóng dữ để mưu sinh đã là điều mạo hiểm, giờ còn thêm sự nguy hiểm vì bị tàu tuần Trung Quốc bắt.
    Các tàu “ngư chính” và “hải giám” của Trung Quốc tuy là của các cơ quan dân chính nhưng thật sự là các tàu quân sự đội lốt.
    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền chiếm gần hết biển Ðông dù họ chỉ liên quan ở mặt Bắc.
    Hồi Tháng Sáu, tàu tuần Trung Quốc đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc cũng ngăn trở tàu thăm dò dầu khí của Phi Luật Tân ở vùng biển đặc quyền kinh tế của Phi.
    Các viên chức cao cấp của Việt Nam và Trung Quốc khi họp với nhau thường thấy đưa ra những lời tuyên bố kêu gọi hai bên kềm chế, giải quyết các tranh chấp bằng thương nghị hòa bình, tránh các hành động làm tăng thêm căng thẳng.
    Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn ngang nhiên có những hành động đơn phương, bất chấp phía Việt Nam phản đối ra sao.
    Mặt khác, liên quan đến biến cố mới xảy ra trên biển Ðông, ngoài khơi miền Trung Việt Nam, mà tàu đổ bộ tấn công của Ấn, INS Airavat bị cảnh cáo là “đi vào vùng biển của Trung Quốc,” Hoa Kỳ kêu gọi hai nước Ấn Ðộ và Trung Quốc nên trao đổi với nhau qua con đường ngoại giao nhằm giải quyết các khác biệt.
    Ngày 22 Tháng Bảy, chiến hạm vừa nói rời cảng Nha Trang đi Hải Phòng trong chuyến thăm viếng đã sắp đặt. Khi ở khu vực cách bờ biển Việt Nam khoảng 45 hải lý, tàu Airavat được cảnh cáo là đang chạy trong vùng biển của Trung Quốc và phải rời đi ngay.
    Theo phát ngôn viên Mark Toner của Bộ Ngoại Giao Mỹ, tàu bè quốc tế đi qua vùng biển này rất nhiều. Hoa Thịnh Ðốn biết đây là vùng biển đang diễn ra nhiều tranh chấp nhưng mong muốn quyền hải hành tự do trên vùng biển này phải được các nước tôn trọng và nhất là các tranh chấp cần được giải quyết bằng thương nghị hòa bình.
    Ông Toner cũng cho hay ông cũng nhận được tin từ Ấn Ðộ là không có sự đối đầu giữa tàu Ấn và tàu Trung Quốc.

    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 03-09-2011, 02:55 AM.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom