• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Quặn đau đám tang bác sĩ chết dưới lưỡi dao man rợ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Quặn đau đám tang bác sĩ chết dưới lưỡi dao man rợ

    Quặn đau đám tang bác sĩ chết dưới lưỡi dao man rợ"
    Đến hôm nay, người dân ở huyện Vũ Thư vẫn chưa hết bàng hoàng trước vụ án mạng xảy ra tại bệnh viện đa khoa Vũ Thư. Ai ai cũng cảm thấy phẫn nộ trước hành động điên cuồng của hung thủ và thương xót cho


    Đám tang người bác sĩ nghèo xấu số

    Nỗi đau những người còn sống
    Bác sĩ Giầu ở trong một ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, không có vật dụng gì đáng kể ngoài bộ bàn ghế và chiếc tivi cũ kỹ. Ngôi nhà nhỏ bé nằm khuất dưới bóng cây càng trở nên tang thương, lặng lẽ.
    Mặc dù tang lễ đã hoàn tất nhưng từ ngoài cổng vào đến trong nhà đều chật kín người, đâu đâu cũng nghe thấy tiếng than khóc, thương tiếc cho sự ra đi bất ngờ của bác sĩ Giầu. Mẹ già 84 tuổi của bác sĩ Giầu khóc ngất trước vong linh người con trai xấu số.
    Tại nơi để bàn thờ có 4 người phụ nữ gồm mẹ già, vợ cùng 2 người con gái, cả 4 khuôn mặt đều thất thần với đôi mắt đỏ hoe, sưng húp, dường như đã không còn đủ nước mắt để khóc nữa. Cả 4 người phụ nữ này giờ vẫn chưa tin việc ra đi của bác sĩ Giầu là sự thật.
    Chị Phạm Thị Ngát, em gái bác sĩ Giầu, hiện là trạm trưởng trạm y tế xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình xúc động cho biết: Sự ra đi của anh Giầu là một mất mát, tổn thất lớn đối với gia đình. Ở nhà, bác sĩ Giầu là một người chồng, người cha hết sức mẫu mực, luôn chăm lo, vun vén cho gia đình. Ngoài giờ làm, anh Giầu lại vội vàng về nhà để cùng gia đình lo tăng gia sản xuất, cải thiện cuộc sống.


    Người thân đưa tiễn bác sĩ Giầu đến nơi an nghỉ cuối cùng
    Hai con gái của bác sĩ Giầu là Phạm Thị Lý hiện vừa học liên thông lên Đại học vừa làm hợp đồng tại bệnh viện huyện Vũ Thư còn em gái Phạm Thị Linh đang giảng dạy tại trường cấp 3 tư thục Hùng Vương, huyện Vũ Thư. Cả 2 con gái của bác sĩ Giầu đều chưa lập gia đình.
    Khoảng 1 giờ sáng ngày 16/8, trong lúc cả nhà em đang ngủ thì nhận được điện thoại của một người hàng xóm gọi về thông báo là bố em bị hành hung khi đang trực đêm, hiện đang cấp cứu tại viện. Cả nhà vội vàng lên viện, thì…bố em đã không còn. "Cả nhà em rất ân hận vì không lên kịp để gặp bố em lần cuối”, nói đến đây thì cô con gái thứ 2 Phạm Thị Linh òa lên khóc nức nở
    “Trong nhà, anh Giầu là người đàn ông duy nhất nên vừa là chỗ dựa về mặt tinh thần và cũng là chỗ dựa về cả mặt kinh tế. Cả nhà đều trông chờ vào đồng lương bác sĩ còm cõi từ anh” - vợ bác sĩ Giầu nói.
    Người thầy thuốc tận tụy
    Được biết sau giải phóng miền Nam, năm 1976, bác sĩ Giầu xuất ngũ và vào học ngành y tại trường Đại học Răng Hàm Mặt (nay là trường Y dược TP.HCM). Năm 1985, sau khi ra trường, bác sĩ Giầu về công tác tại Bệnh viện 2 Vũ Thư và giữ chức phó Bí thư Đảng ủy. Đến năm 2005, khi bệnh viện 1 và 2 ghép lại thành Bệnh viện huyện Vũ Thư thì bác sĩ Giầu về công tác tại khoa ngoại 3 chuyên khoa.


    Đồng nghiệp thắp nén nhang viếng hương hồn bác sĩ Giầu
    Làm việc cùng nhau suốt 16 năm, Bác sĩ Doãn Trường Thi, phó Trưởng khoa ngoại 3 chuyên khoa, Bệnh viện huyện Vũ Thư hiểu về bác sĩ Giầu hơn ai hết. Trong mắt vị phó khoa này, trong công việc, bác sĩ Giầu luôn mẫn cán tận tụy, tính cách hiền lành, giản dị và luôn hòa đồng với mọi người.
    “Tan giờ làm là anh Giầu vội vàng về nhà ngay để phụ giúp gia đình việc nhà, chăn con lợn, con gà, làm việc đồng áng. Anh ấy không chơi thể thao, hầu như chưa bao giờ đi tham quan. Những lần cơ quan tổ chức đi tham quan anh Giầu đều ở nhà trực, số tiền trực ít ỏi 50 - 100 nghìn đồng anh ấy dùng để lo việc học hành cho hai con. Với anh ấy, con cái và gia đình là quan trọng nhất. Chỉ một lần đầu năm nay, cơ quan ai cũng ngạc nhiên khi anh Giầu đi tham quan đền Hùng cùng mọi người. Hôm xảy ra vụ án, lúc đi chơi thể thao về, qua phòng thấy anh Giầu và anh Hoàn đang nấu cơm ăn, tôi còn nói trêu đùa với anh ý mấy câu, ai ngờ chỉ vài tiếng sau, anh đã không còn trên cõi đời này nữa”, bác sĩ Thi tâm sự.
    “Sự ra đi bất ngờ của bác sĩ Giầu là một tổn thất rất lớn đối với bệnh viện và gia đình bởi ngoài là một bác sĩ có chuyên môn tốt, bác sĩ Giầu là một người chồng người cha mẫu mực, hết lòng thương yêu chăm sóc vợ con. Anh ấy cũng là một cựu chiến binh, một đảng viên gương mẫu”, bác sĩ Trung, Viện phó bệnh viện huyện Vũ Thư cho biết.
    Cũng qua bác sĩ Trung, chúng tôi được biết thu nhập của bác sĩ Giàu khá khiêm tốn. Dù đã sắp đến tuổi nghỉ hưu nhưng mỗi tháng, kể cả các loại phụ cấp, bác sĩ Giầu chỉ nhận được 3,5 triệu đồng. Tại vùng quê nghèo Vũ Thư, cũng giống như bao bác sĩ khác, bác sĩ Giầu không có phòng mạch tư. Hàng ngày, bất kể đêm khuya, những ai đau ốm trong khu xóm đến nhờ là bác sĩ Giầu đều tận tình tới thăm khám.
    Bác sĩ Trung, Viện phó Bệnh viện đa khoa Vũ Thư tỏ ra rất bức xúc khi có thông tin cho rằng sở dĩ xảy ra vụ việc vào đêm 15/8 vừa qua là do kíp trực chưa cấp cứu kịp thời
    “Người nhà bệnh nhân Hùng (kẻ đâm chết anh Giầu) đưa anh ta vào thẳng khoa Ngoại, mà lẽ ra phải đưa vào khoa hồi sức cấp cứu. Nhưng với bệnh viện, cấp cứu là quan trọng nhất, không thể vì đưa vào nhầm khoa mà từ chối. Chính vì vậy bác sĩ Giầu đã tổ chức cấp cứu khẩn cấp, cho y tá gọi thêm bác sĩ Hoàn ở khoa hồi sức cấp cứu sang để phối hợp cứu chữa cho bệnh nhân. Vậy mà, người nhà bệnh nhân lại có thể gây án với hai bác sĩ này…
    Sau này, khi tổng kết bệnh án của anh Hùng mới biết anh ta chết trước khi nhập viện. Chúng tôi thật đau đớn khi cứu được bao nhiêu người mà không cứu được đồng nghiệp của mình. Sau khi bị đâm bác sĩ Giầu vừa ôm ngực vừa chạy thẳng đến khoa Nội và nằm gục xuống chiếc ghế băng. Chúng tôi tổ chức cấp cứu ngay tại đó nhưng vô hiệu. Vết thương sâu, thấu ngực, máu ra nhiều quá…” – bác sĩ Trung nhớ lại.
    Kẻ thủ ác lêu lổng
    Về xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, Thái Bình, khi nhắc đến kẻ đâm chết bác sĩ Giầu, thật ngạc nhiên, hầu hết mọi người đều… không cảm thấy bất ngờ.
    Bà H, bán nước đầu làng chép miệng: “Ối giời! Cái bọn tóc xanh tóc đỏ suốt ngạy chạy xe máy ầm ầm, tụ tập nhậu nhẹt ấy có coi ai ra gì. Chỉ khổ cho ông bác sĩ và bố mẹ nó. Nhà có hai mụn con, đứa thì đã chết, đứa thì bị công an bắt”.
    Tại công an xã Hòa Bình, chúng tôi được biết gia đình của anh em Hùng và Dũng rất nghèo, phải ở nhờ nhà bác họ. Bố của Hùng và Dũng luôn ốm đau bệnh tật, không có sức khỏe để làm việc. Kinh tế của cả nhà phụ thuộc một tay người mẹ, quanh năm tảo tần làm ruộng, mò cua bắt ốc để nuôi hai anh em.
    Hùng (anh trai Dũng) là một thanh niên ngoan, đang làm tại một khu công nghiệp trên địa bàn huyện Vũ Thư. Hùng bị bệnh hen từ nhỏ, sức khỏe kém nhưng rất hiếu học. Hùng vẫn vừa đi làm vừa cố gắng học thêm để thi vào Đại học. Trái ngược với anh trai, Dũng lại là một thanh niên hư, sớm bỏ học (bỏ học năm lớp 9), thường xuyên tụ tập chơi bời với nhiều thanh niên hư trong khu vực. Đã nhiều lần, Dũng bị gọi lên Công an xã để giáo dục nhưng vẫn chứng nào tật nấy...
    Bắt khẩn cấp người nhà bệnh nhân đâm chết bác sĩ
    Công an Thái Bình đã bắt khẩn cấp Nguyễn Văn Dũng (18 tuổi), trú tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, sau khi anh ta đâm chết 1 bác sĩ và làm một bác sĩ khác bị thương tại Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình) vào hồi 1 giờ kém 15 ngày 16-8.
    Bác sĩ bị đâm chết tên là Phạm Đức Giàu (60 tuổi), còn bác sĩ bị thương vào vùng bụng là Ngô Duy Hoàn (30 tuổi) trú tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư.
    Theo những người chứng kiến, vào khoảng 23g ngày 15-8, khoa ngoại tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Văn Hùng (20 tuổi) trú tại xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
    Đưa Hùng đi cấp cứu bằng xe máy có mẹ của Hùng và em trai là Nguyễn Văn Dũng. Trực ca là bác sĩ Giàu và một điều dưỡng tên là Nguyễn Nam Thắng, trực lãnh đạo là bác sĩ Nguyễn Đức Trấn.
    Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, bác sĩ Ngô Duy Hoàn kể lại: “Khi đưa bệnh nhân vào cấp cứu tại khoa ngoại, tôi làm ở khoa cấp cứu, được gọi sang để hội chẩn. Bệnh nhân được cấp cứu trong tình trạng thở ngáp cá, môi tím, chân tay lạnh, không đo được huyết áp, không bắt được mạch, ngừng tuần hoàn”.
    Còn theo điều dưỡng Thắng, ngay từ khi vào cấp cứu, người nhà nạn nhân đã dọa đập phá bệnh viện, nếu không cứu được bệnh nhân thì sẽ đâm chết cán bộ y tế. Lo sợ, nhân viên bệnh viện đã gọi điện thoại cho Công an huyện Vũ Thư; 4 cán bộ chiến sĩ, công an đã đến bệnh viện.
    Bệnh nhân được nhanh chóng cấp cứu kịp thời, nhưng không cứu được. Vào khoảng 12 giờ 18 phút, bệnh nhân Hùng đã tử vong.
    Sau khi bệnh nhân được đưa vào cấp cứu, một số thanh niên khác đã đến bệnh viện đập phá, làm ầm ĩ ở bệnh viện. Bệnh viện yêu cầu một người nhà bệnh nhân vào phòng hành chính của khoa để lập biên bản về việc bệnh nhân bị tử vong.
    Sau đó, khi một người nhà bệnh nhân đang ở trong phòng hành chính với 4 cán bộ, nhân viên bệnh viện thì Nguyễn Văn Dũng bước vào. Vào khoảng 1 giờ kém 15 phút, tại phòng hành chính của khoa, khi các cán bộ bệnh viện đang giải thích về vụ việc thì Dũng lấy dao thủ sẵn trong người, đâm bác sĩ Hoàn ngồi bên cạnh.
    Bác sĩ Hoàn né được, bị đâm vào vùng bụng, bỏ chạy sang phòng bệnh nhân. Thấy vậy, người nhà của Dũng đã ôm Dũng nên bác sĩ Trấn và y tá Thắng kịp bỏ chạy, Dũng không đâm được. Bác sĩ Giàu không kịp chạy nên bị Dũng đâm vào ngực, chạy sang một phòng khác, rồi tử vong. Sau khi gây án, Dũng đã bỏ trốn.
    Nhận được tin báo, lực lượng Cảnh sát hình sự công an Thái Bình đã phối hợp với Công an huyện Vũ Thư đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các bên liên quan. Lực lượng công an đã thu được con dao gây án.
    Hiện cơ quan công an Thái Bình đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 18-08-2011, 08:08 PM.
    Similar Threads
  • #2

    “Cấp cứu” bác sĩ cấp cứu!
    Thời gian gần đây, liên tục những vụ bác sĩ (BS) cấp cứu bị đe dọa, hành hung, thậm chí giết chết… cho thấy tình trạng mất an toàn cho các y, BS trực cấp cứu ở các bệnh viện (BV) đã đến mức báo động.

    Thi thể BS Giàu tại bệnh
    Đỉnh điểm là vụ BS Nguyễn Văn Giàu, trực cấp cứu tại BV đa khoa H.Vũ Thư, Thái Bình, bị đâm chết ngay tại ca trực ngày 16.8. Được biết, ngay từ khi đưa anh trai vào cấp cứu, Nguyễn Văn Dũng (18 tuổi, ở xã Hòa Bình, H.Vũ Thư) đã liên tục đe dọa "nếu không cứu được anh trai sẽ đâm chết BS!". Khi bệnh nhân (BN) tử vong vì tình trạng bệnh quá nặng, Dũng đã lấy dao đâm vào ngực BS Giàu khi ông đang giải thích về nguyên nhân cái chết của BN làm ông tử vong, đồng thời đâm trọng thương một BS khác cùng ca trực…
    Chưa đến mức xảy ra án mạng như trên, nhưng chuyện y, BS trực cấp cứu bị đe dọa, hành hung phải mang thương tích… thì nhiều vô kể!
    Chửi bới, hăm dọa...
    Gần đây, tại khoa Cấp cứu của BV Chợ Rẫy, TP.HCM tiếp nhận một nam BN vào cấp cứu với vết thương phần mềm. Trong lúc chờ điều dưỡng thực hiện y lệnh thuốc để BS khâu vết thương, bạn gái của BN liên tục yêu cầu BS phải khâu ngay vết thương. Miệng nói, tay cô gái giựt phăng bảng tên của một nam BS đang đeo. Thấy các y, BS của khoa chạy lại tìm hiểu, can thiệp thì cô gái lập tức cho bảng tên BS vào giữa áo ngực và lớn tiếng: “Đứa nào lấy, tao sẽ la lên là… hiếp dâm”, rồi đưa bạn trai đi trong khi miệng không ngớt la hét, chửi bới!
    Cũng tại BV Chợ Rẫy, cách nay 1 tháng, một nữ BS ngoài 50 tuổi rơi vào tình trạng hoang mang, bất an khi bị người nhà BN đe dọa. Sau khi khám tại BV và cho toa một BN về nhà uống thuốc, một tháng sau thấy bệnh tình không giảm mà trở nặng, người nhà BN cho rằng BS xử trí không đúng nên dẫn theo một số thanh niên xăm trổ đầy mình vào BV tìm nữ BS với những lời lẽ “đe dọa” và buộc phải bồi thường 200 triệu đồng! Hôm đó, bảo vệ BV phải “kè” BS ra cửa sau để bảo đảm an toàn tính mạng...
    Mới đây, khoa Hồi sức cấp cứu BV Nhi đồng 1, TP.HCM tiếp nhận một BN vào cấp cứu. Ê -kíp trực đêm đó có cả một BS phó khoa. Do tình trạng rất nặng nên dù hồi sức tích cực nhưng BN vẫn không qua khỏi. Bị mất con, người nhà BN liền túm cổ áo vị BS phó khoa thóa mạ, xúc phạm nặng nề, một số người nhà khác thì chộp chổi, cây lau nhà rượt đánh các nhân viên, điều dưỡng làm náo loạn cả khoa giữa đêm khuya. Vụ việc chỉ vãn hồi khi có sự can thiệp của công an.
    Hay như ngày 5.7 vừa qua, phòng cấp cứu - khoa Khám bệnh, BV đa khoa tỉnh Bình Định tiếp nhận BN tên T. (12 tuổi) bị đau bụng. Do không thuộc diện cấp cứu, nên cháu T. không được hưởng BHYT. Không bằng lòng, người nhà BN phản ứng dữ dội, la lối, đập máy tính, cầm dép chỉ vào mặt BS dọa đánh. Sau đó, người này thản nhiên quay qua nói với những người nhà BN khác: “Vào BV thì phải biết hung dữ mới được, chứ không tụi nó ăn hiếp mình!?”.
    Hành hung, đập phá nhà... bác sĩ
    Không dừng lại ở những lời lẽ xúc phạm, chửi bới, vào một đêm đầu tháng 3 vừa qua, một nữ BS bị ngất xỉu tại chỗ sau cú đạp thô bạo của người nhà BN. Sự việc xảy ra khi nữ BN 56 tuổi được đưa vào khoa Cấp cứu BV Bạch Mai, Hà Nội, trong tình trạng đột quỵ não. Sau khi khám, nữ BS tên G. thông báo BN cần được đi chụp CT não để xác định chính xác nguyên nhân. Cho rằng BS “gây khó dễ”, con trai BN đã đạp thẳng vào bụng khiến BS G. té xuống ngất xỉu. Chưa dừng lại, anh này tiếp tục đánh một nam BS khi BS ra giải thích, sau đó tiếp tục đánh bảo vệ BV và cả Cảnh sát 113 khi lực lượng này đến can thiệp.
    Công tác tại BV Việt - Tiệp, Hải Phòng, từng chứng kiến những bức xúc của người nhà BN với y, BS khoa Cấp cứu, nhưng “dấu ấn” khiến điều dưỡng Nguyễn Hồng Sơn không thể quên là lần anh bị hành hung cách đây hơn 1 năm. Anh Sơn kể lại: “Hôm đó khoảng 21 giờ ngày 22.3.2010, một nhóm thanh thiếu niên trạc 17, 18 tuổi đưa một người bị vết chém trên đầu vào cấp cứu. Anh em trực làm những sơ cứu bước đầu và chờ xử trí tiếp, nhưng mấy thanh niên đi cùng luôn miệng quát tháo, chửi bới và yêu cầu phải có BS ra xử trí ngay cho BN. Lúc đó tôi vừa đi vào phòng, chưa kịp hỏi chuyện gì thì bị cả nhóm thanh niên lao tới đấm đá túi bụi vào đầu, vào mặt, khiến tôi bị bầm dập mặt, chấn thương đầu. Đến giờ, hễ mỗi khi tham gia cấp cứu cho nhóm thanh niên nào là tôi lại e ngại!”.
    Vụ việc ở BV đa khoa khu vực Năm Căn (H.Năm Căn, Cà Mau) đã trôi qua gần 2 tháng, nhưng nhiều y, BS đến giờ vẫn chưa hết bàng hoàng.
    Vì cho rằng ê-kíp trực của BV Năm Căn tắc trách dẫn đến cái chết thương tâm của cháu Dương Thị Thu H. (16 tuổi, ngụ thị trấn Năm Căn, H.Năm Căn), người nhà không chịu mang xác BN về mai táng mà đưa đến đặt trước cửa BV, rồi xông vào đập phá BV, chạy vào các khoa để tìm BS đánh.
    Chưa hết, nhóm người quá khích còn kéo đến đập phá nhà BS giám đốc và nhà một BS của BV, gây thiệt hại hàng tỉ đồng...
    Thanh Niên
    Mấy BS của mấy bệnh viện này phải làm hơn thế này nữa thì mới hả được cơn giận của bệnh nhân, BS gì mà xem mạng người như cỏ rác, vậy mà còn dám lên tiếng than van. Thời buổi "Lương Y như Dì Ghẻ", bệnh nhân thì ko có tiền để mua thuốc uống nói gì đến việc vào bệnh khám? Còn BS thì nhà lầu, Biệt Thự

    Bọn y BS bây hể mở miệng là thủ tục pháp lý gì gì.. đó để đóng tiền người nhà BN trước rùi mới thi hành bản án cứu người. cái bài viết trên nó chỉ nói dc 1 mặt thôi mặt kia nó không dám nói ra vì chính phủ VnXHCN


    Bác sĩ và chuyện chữa bệnh khi dao kề cổ
    Cần có biện pháp bảo vệ y, bác sĩ
    Bệnh nhân tử vong, người nhà đâm chết bác sĩ
    BS mải ngủ, cô gái chết oan
    Một bệnh nhân tử vong sau khi tiêm tại nhà riêng bác sĩ
    (Dân trí) - Chiều 23/2, TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết Bộ vừa có văn bản gửi Sở Y tế Hà Nội yêu cầu làm rõ vụ việc một bệnh nhân tử vong sau khi tiêm tại nhà riêng của Phó giám đốc bệnh viện E.
    Theo nguồn tin từ Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, khoảng hơn 20h ngày 20/2, ông Nguyễn Kim Thiệp (58 tuổi, trú tại đường Lê Hồng Phong, quận Hà Đông) đến tiêm thuốc tại nhà riêng của bác sĩ Lê Quyết Việt - Phó Giám đốc BV E. Sau khi tiêm, ông Thiệp đã có biểu hiện bị sốc thuốc và được đưa đi cấp cứu tại BV Đa khoa Hà Đông và gần một tiếng sau thì tử vong tại BV. Công an quận Hà Đông đã tiến hành khám nghiệm tử thi, đang điều tra làm rõ vụ việc.
    TS Khuê cho biết, sự việc có liên quan đến bác sĩ Việt là Phó giám đốc BV E TƯ song nơi xảy ra sự cố nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội nên Sở Y tế Hà Nội sẽ giải quyết theo phân cấp.
    Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết đã chỉ đạo Phòng y tế quận Hà Đông bám sát diễn biến từ phía công an quận để nắm tình hình. Nếu vụ việc có dấu hiệu hình sự sẽ do cơ quan công an giải quyết, trường hợp chỉ vi phạm hành chính thì Sở Y tế Hà Nội sẽ xử lý theo quy định của ngành y tế.
    Về phía BV E, ông Đoàn Hữu Nghị, Giám đốc BV cho biết, sau khi sự việc xảy ra, bác sĩ Lê Quyết Việt đã xin phép lãnh đạo bệnh viện được nghỉ phép từ ngày 23/2 để giải quyết việc riêng. Bác sĩ Việt cũng báo cáo với bệnh viện là chỉ tiêm cho bệnh nhân theo đơn thuốc chỉ định và sự việc xảy ra nằm ngoài ý muốn, do bệnh nhân bị bệnh hô hấp mãn tính và tuổi đã cao.

    Thu Hà

    Comment

    • #3

      81 trẻ em chết vì bệnh Tay-Chân-Miệng ở Việt Nam

      HÀ NỘI 19-8 (TH) - 81 trẻ em thiệt mạng tại Việt Nam vì chứng bệnh Tay-Chân-Miệng gây ra bởi một loại siêu vi trùng hiện vẫn không có thuốc chữa.
      Theo các con số của Bộ Y Tế Việt Nam, bệnh Tay-Chân-Miệng đã xảy ra ở 52 tỉnh thị trên cả nước Việt Nam với tổng số trẻ em bị bệnh lên gần 32,600 trường hợp.
      Nơi có nhiều trẻ em bị bệnh nhất là Sài Gòn. Trong khoảng 6 tháng đầu của năm nay, đã có 24 trẻ em chết vì bệnh Tay-Chân-Miệng ở Sài Gòn.
      Riêng ngày Thứ Tư, đã có 2 trẻ em mới 1 tuổi và 4 tuổi chết vì chứng bệnh này tại Sài Gòn.
      Tuy nhiên, theo báo điện tử VietNamNet, Sở Y Tế thành phố Sài Gòn lại khuyến cáo “chưa nên công bố dịch trong tình hình hiện nay”. Sở này lấy lý do “việc công bố dịch có thể gây hoang mang trong dư luận, ảnh hưởng đến đầu tư, du lịch... của thành phố”.
      Bệnh Tay-Chân-Miệng phổ biến ở trẻ em tại Việt Nam. Khi mắc bệnh, trẻ em bị sốt cao, mọc mụn nước quanh miệng, lòng bàn chân, bàn tay và các vùng khác của thân thể.
      Bộ Y Tế đã đề nghị nhà cầm quyền trung ương báo động dịch bệnh, nhưng tới nay chỉ có công điện của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng hối thúc các bộ, ngành và tỉnh thị “chủ động khống chế và ngăn chặn dịch bệnh Tay-Chân-Miệng lây lan”.
      Trước tình hình tử vong cao và có nhiều bệnh nhân xin đến chữa trị bệnh Tay-Chân-Miệng, Bác Sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi Ðồng 1, Sài Gòn, nói trên báo Gia Ðình-Xã Hội rằng, việc công bố dịch tay chân miệng rất cần thiết vì khi công bố dịch, hệ thống phòng chống dịch sẽ thực hiện bài bản hơn, mỗi người dân sẽ ý thức hơn trong việc đối phó.
      Cũng theo Bác Sĩ Khanh, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành cần mạnh dạn hơn trong việc duyệt kinh phí cho phòng chống dịch để đầu tư trang thiết bị, dụng cụ, thuốc men; những quốc gia, hay các tổ chức y tế nước ngoài có cơ sở giúp về chuyên môn, hỗ trợ xét nghiệm, hóa chất hay phương án chống dịch...


      Tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay văcxin nên việc phòng bệnh là quan trọng nhất
      Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 22-08-2011, 05:25 PM.

      Comment

      • #4

        Cái chết khó hiểu của một sinh viên

        Thứ bảy, ngày 27 tháng tám năm 2011
        Chưa đầy 4 giờ sau khi xuất viện, Phạm Phú Chung (19 tuổi, trú P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã đau bụng dữ dội, nhập viện trở lại và tử vong, trong khi Bệnh viện (BV) Quân y C17 che giấu sự việc với người nhà bệnh nhân.
        Đêm 12.8, khi vừa ra khỏi karaoke Phượng Hoàng trên đường Huỳnh Tấn Phát, Q.Hải Châu, TP Đà Nẵng, Phạm Phú Chung (tân sinh viên Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng) bất ngờ bị Nguyễn Văn Thìn (23 tuổi, tạm trú P.Mỹ An), Võ Đình Hồng (21 tuổi, tạm trú P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu) và Lê Anh Giáp (24 tuổi, trú H.Tiên Phước, Quảng Nam) đâm trọng thương.
        Nguyên nhân Thìn, Hồng, Giáp xô xát với một nhóm thanh niên khác tại quán karaoke nhưng trả thù nhầm.
        Bác ruột của Chung là ông Phạm Phú Mỹ cho biết, Chung được điều trị 6 ngày tại Khoa Hồi sức cấp cứu và Khu điều trị B3 BV Quân y C17 TP Đà Nẵng, bác sĩ chẩn đoán sức khỏe ổn định nên cho Chung xuất viện lúc 19 giờ 30 ngày 18.8. Tuy nhiên đến 23 giờ cùng ngày, Chung được đưa trở lại BV do đau bụng dữ dội.
        “Sáng 19.8, gia đình xin đưa Chung sang BV Đà Nẵng nhưng bác sĩ Sinh, trực tiếp điều trị cho rằng không cần chuyển và yêu cầu hút dịch trong phổi vào chiều cùng ngày”, ông Mỹ kể.
        “Khi hút dịch, tôi nghe con tôi la rất đau đớn rồi chuyển trở lại Phòng Hồi sức cấp cứu, sau đó gia đình đứng bên ngoài thì qua chỗ hở ở cửa sổ thấy rất đông bác sĩ đang dùng máy sốc tim cho con tôi”, ông Phạm Phú Đức, bố của Chung cho biết.
        Đến 16 giờ 30 ngày 19.8, bác sĩ Toàn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu gặp gia đình thông báo về tình trạng nguy kịch của Chung và bảo “các bác sĩ đang cố gắng”.
        Tuy nhiên, khi gia đình nhờ bác sĩ ở BV Đà Nẵng sang BV C17 hội chẩn thì bác sĩ này cho biết Chung đã tử vong, nhưng BV hành xử rất khó hiểu, không thông báo đến gia đình. Đến 19 giờ, ông Mỹ leo cửa sổ vào Phòng Cấp cứu thì mới phát hiện Chung đã chết.
        Đại tá Văn Quý Tuấn - Chính ủy BV C17, xác nhận Chung mất vào lúc 16 giờ 30 phút nhưng các bác sĩ vẫn đặt ống thở. Lý do là “có nhiều trường hợp bệnh nhân đã tử vong nhưng các bác sĩ vẫn giữ nguyên trang thiết bị” (?).
        Còn việc không thông báo cho gia đình, ông Tuấn cho rằng: “Không phải lúc nào cũng thông tin ngay đến gia đình bệnh nhân, hoặc trường hợp đơn vị còn nhiều việc chứ không chỉ một ca bệnh đó”.
        Ông Tuấn xác định chỉ cho phép bệnh nhân Chung xuất viện khi đã hoàn toàn bình phục, nhưng diễn biến bệnh và nguyên nhân tử vong của Chung ra sao thì chưa thể kết luận.
        Trong khi đó, Trung tâm pháp y TP Đà Nẵng cho biết vết thương từ lưng trái của Chung trước đó đã gây thủng đáy phổi trái, nên khi khám nghiệm tử thi trong lồng ngực tràn ngập hơn 3 lít máu. Ngoài ra còn một vết thương từ lưng thấu bụng phải khiến ổ bụng tử thi có khoảng 1 lít máu.
        “Nếu khi xuất viện bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục, thì khi nhập viện trở lại, trong thời gian ngắn, nội tạng không thể xuất huyết nhiều như vậy”, bác sĩ Võ Đình Thạnh, Giám đốc Trung tâm pháp y nói.
        Hiện Công an Q.Hải Châu đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

        Nguyễn Tú
        Đúng là Bác sĩ XHCNVN

        Comment

        Working...
        X
        Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom