• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Việt yêu người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Việt yêu người Việt

    Người Việt yêu người Việt?
    Ngày 18/08/2011, Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ra thông báo đe dọa chấm dứt biểu tình, trong lúc lời kêu gọi về cuộc biểu tình lần thứ 11 (21/08/2011) đã được phát đi trên trang mạng và các blog.
    Cùng với việc ra thông báo đe dọa, cả hệ thống tuyên truyền của Đảng tiếp tục phát đi những bản tin có nội dung đe dọa, vu cáo và khủng bố người biểu tình yêu nước.
    Tiếp theo sau bản thông báo của UBND TP Hà Nội, nhiều người biểu tình vẫn tiếp tục bị Công an đến nhà sách nhiễu, ngăn chặn.
    Chiều tối ngày 18/08/2011, một cuộc "tập dượt trấn áp" đã diễn ra tại đường Thụy Khê - Hà Nội, mà theo mô tả "Không cần biết luật là gì, thường phục không cần xuất trình thẻ, ra lệnh dừng xe, hỏi giấy tờ, ai chống đối đánh luôn, rồi quặt tay, dùng còng số 8, áp tải như tội phạm nguy hiểm quẳng lên thùng xe"
    Trước đó, trong cuộc biểu tình lần thứ 10 tại Hà Nội (12/08/2011), một số thanh niên, đầu gấu đã xuất hiện và lớn tiếng đe dọa những người biểu tình.
    Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, nhiều khả năng phía chính quyền sẽ mạnh tay với người biểu tình yêu nước vào chủ nhật tới đây.
    Chúng ta không cho phép bất cứ ai, bất cứ thế lực nào được xúc phạm hay chà đạp lòng yêu nước của nhân dân ta. Những hành động trấn áp biểu tình sẽ được ghi lại bằng mọi cách, trở thành một bằng chứng ô nhục không thể chối cãi cho chế độ này.
    Ngày 21/08/2011 tới đây, mọi con mắt sẽ hướng về Hà Nội, các phóng viên, ký giả quốc tế cũng sẽ có mặt. Bất cứ hành động mờ ám nào nếu có xảy ra cũng sẽ không thể thoát khỏi tai mắt nhân dân, cùng với hàng trăm máy chụp ảnh, camera chở sẵn.
    Nhân đây, xin được thông báo : Toàn bộ tư liệu, hình ảnh về cuộc trấn áp biểu tình hôm 17/07/2011 đã được công bố, xem như là lời cảnh báo đến những kẻ đang âm mưu đàn áp người yêu nước.
    Đây là nguòn tư liệu có thể nói là khá đầy đủ về cuộc trấn áp kinh hoàng diễn ra hôm 17/07/2011, đồng thời cũng sẽ là một bằng chứng khẳng định ý chí kiên cường của những người yêu nước.
    Không gì có thể thoát được tai mắt nhân dân !
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-08-2011, 02:33 AM.
    Similar Threads
  • #2

    21/08/2001

    Công an thăm nhà tướng Trọng Vĩnh
    Hai ngày sau khi ký tên vào bản Bấm kiến nghị công dân phản đối chính quyền Hà Nội ra thông báo cấm dân biểu tình yêu nước trên địa bàn thủ đô, có tin tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người ký đầu tiên trong danh sách kiến nghị, "được" công an ghé thăm nhà.
    Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong các trí thức ký tên trong bản kiến nghị này, thông báo trên trang Bấm blog cá nhân của ông, hôm thứ Bảy 20/8 cho hay chính tướng Vĩnh cho ông biết cảnh sát khu vực và năm cán bộ chính quyền địa phương khác đã 'đến thăm' tướng Vĩnh.
    Quốc hội cần lên tiếng về 'lệnh cấm sai trái'Nghe14:42
    Vị trí chính quyền "đang ở đâu?"Nghe04:32
    Kiến nghị về yêu cầu ngừng biểu tình
    Blog của ông Diện cho biết đại diện chính quyền địa phương "đến thông báo" với tướng Vĩnh về bản Thông báo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội:
    "Cụ nói cụ đã biết bản thông báo và đã ký bản Kiến nghị phản đối cái Thông báo ấy," trang blog tường thuật.
    Bản thân ông Diện, người tham gia và quan sát nhiều cuộc biểu tình trong mười tuần qua tại Hà Nội, cũng cho biết trên Bấm cùng trang blog rằng cá nhân ông cũng "được công an thăm nhà," và cho hay trong quá trình trao đổi giữa hai bên, đại diện chính quyền địa phương công nhận thông báo của chính quyền Hà Nội 'không đúng với quy định'"
    "Các anh ấy cũng công nhận với tôi là Thông báo của UBND Thành phố không đúng với các quy định về việc soản thảo và ban hành văn bản hành chính (không số, không chữ ký, không có đối tượng được thông báo...)," ông Diện, người đang giữ chức vụ Phó Giám đốc Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, viết trên blog.
    Có vẻ như đang có một kế hoạch được chuẩn bị với sự tham gia từ "cấp cơ sở," khi cùng lúc có tin một loạt các trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ và một số gương mặt quần chúng khác đều nhận được sự 'thăm viếng' chu đáo của chính quyền địa phương.
    Nhà văn Võ Thị Hảo hôm thứ Bảy cũng phản ánh với BBC về việc bà phải miễn cưỡng tiếp tới hai đoàn thể địa phương tới nhà riêng trao đổi về 'lệnh cấm' của chính quyền TP Hà Nội vào cả buổi sáng và buổi chiều cùng ngày.
    Bà Hảo cho rằng xâu chuỗi một loạt các cuộc 'viếng thăm' với nhiều trường hợp, đây có thể không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, mà có thể có Bấm một chủ trương được giao phó cho cấp địa phương khởi sự.
    'Mập mờ'
    Giáo sư Huệ Chi cho hay bản kiến nghị của công dân hôm 18/8 tiếp tục nhận được nhiều sự hưởng ứng của dư luận.
    Một người khác cũng ký tên trong Kiến nghị hôm 18/8 phản đối Thông báo của chính quyền Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam, nói với BBC Việt ngữ hôm thứ Bảy rằng việc chính quyền ngăn cản người dân thực hiện "quyền yêu nước thiêng liêng" qua biểu tình gây "bức xúc."
    Ông Huệ Chi cũng cho hay hiện Bản kiến nghị nói trên, vốn được gửi tới Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Tư pháp, chưa nhận được phản hồi nào.
    "Nếu là lệnh cấm thì anh phải có một cái lệnh đàng hoàng, còn đây là một thứ gì đó ngô không ra ngô, khoai không ra khoai, cho nên nó đặt người ta trong một tình thế rất mập mờ và đặt ra nhiều câu hỏi chưa sáng rõ."
    Nhà khoa học cho biết thêm hiện bản Kiến nghị đã nhận được sự "hưởng ứng rất đông" của nhiều người
    "Chúng tôi đã nhận được một lá thư của Giáo sư Hoàng Tụy, nói rằng phải cho giáo sư ký với vì đây là một vấn đề hết sức trọng đại vì nếu có những quyết định hấp tấp, không chấp nhận quyền yêu nước của người dân, thì còn cái gì nữa."
    Trên một trang blog khác ở trong nước, blogger Ba Sàm đăng tải bài viết của Giáo sư, Viện sỹ Hoàng Xuân Phú nói về Bấm quyền biểu tình của công dân:
    "Nếu Quốc hội muốn định hướng hay hạn chế hoạt động biểu tình của công dân trong một khuôn khổ nào đó, thì phải ban hành luật tương ứng," Giáo sư Phú lên tiếng.
    "Nếu thấy cần kíp phải có luật để điều tiết hoạt động biểu tình, thì chính Quốc hội và các cơ quan giúp việc phải khẩn trương, chứ dân không phải sốt ruột xin Quốc hội ban hành."
    "Lợi dụng?"
    Các cuộc biểu tình qua ba tháng liên tiếp tại Thủ đô Hà Nội đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dư luận trong và ngoài nước.
    Còn trên trang blog "Quê Choa,"blogger Nguyễn Quang Lập đăng tải bài viết "Bấm Ngưỡng tâm lý," trong đó tác giả bài viết, Thanh Nam, cho rằng cả người dân và chính quyền đang đứng trước một giới hạn để có thể phải vượt qua trong việc biểu tình và đối phó biểu tình, và cho rằng áp lực có phần đang đặt lên vai chính quyền:
    "Về phía chính quyền Tp Hà nội, con số 11 (lần biểu tình) sẽ là giới hạn cuối cùng của các cuộc biểu tình tự phát. Đây là “ngưỡng tâm lý” để họ chứng tỏ rằng sức mạnh của bộ máy chính quyền đi đến đâu và năng lực phục vụ Đảng CS của các quan chức thành phố như thế nào," bài blog nhận định.
    "Chính vì vậy, trong ngày chủ nhật 21/8/2011, các cấp uỷ đảng và chính quyền của Hà nội sẽ vào cuộc hết sức quyết liệt, sẵn sàng 'áp dụng các biện pháp cần thiết' để khống chế cho các cuộc biểu tình yêu nước tự phát không thể vượt qua con số 11 – 'ngưỡng tâm lý' kỳ vọng của họ."
    Trước đó, cùng thời điểm với thông báo của chính quyền TP Hà Nội, báo An Ninh Thủ Đô, một tờ báo của Công an TP Hà Nội, đăng tải bài viết "Bấm Cần thể hiện lòng yêu nước đúng cách" trong đó tác giả bài báo cho rằng động cơ trước hết của những 'khởi xướng' biểu tình là:
    "Lợi dụng việc biểu thị thái độ yêu nước, phản đối hành động tàu Trung Quốc gây hấn trên biển vừa qua để đánh bóng cá nhân, khỏa lấp tội lỗi tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
    "Bằng cách làm này, họ hy vọng lôi kéo được một số người ngây thơ về chính trị, hoặc nhận thức chưa đầy đủ đi theo họ. Thậm chí một số chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên ngành cũng có mặt," tác giả Nguyễn Việt viết.
    BBC
    21/08/2001

    Vị trí chính quyền "đang ở đâu?"

    Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho rằng bản thông báo của Chính quyền TP Hà Nội hôm 18/8/11 đặt ra nhiều câu hỏi
    Một trí thức có tiếng trong nước vừa lên tiếng với BBC cảnh báo rằng nếu nhà nước ngăn cấm "quyền yêu nước thiêng liêng" của người dân thông qua biểu tình, thì chính quyền "vô hình chung trở thành sự đối lập của quyền yêu nước" ấy.

    Trao đổi với Quốc Phương của BBC Việt ngữ hôm 20/8/2011, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, đồng chủ trì trang mạng Bauxite Việt Nam, cho rằng bản Thông báo của Chính quyền hôm 18/8 có nhiều điểm không rõ ràng, mà ông gọi là "mập mờ" và đặt ra nhiều câu hỏi, băn khoăn cho người đọc.
    Một trong những câu hỏi đó, theo ông, là chính quyền "đang đứng ở đâu" và liệu chính quyền có còn "coi dân là sức mạnh nữa hay không" hay chính quyền "chỉ coi bộ máy là sức mạnh" của mình.
    Giáo sư Huệ Chi tỏ ra quan ngại về khả năng các quyết định của chính quyền có thể được đưa ra "hấp tấp" có thể trở thành tiền đề cho việc "những khuyến nghị tập thể rất đứng đắn và tốt của trí thức cũng sẽ bị ngăn cấm."
    Nhà khoa học lão thành này cũng cho biết bản kiến nghị của công dân mà ông và một số trí thức, nhân sỹ và quần chúng khác vừa ký hôm giữa tuần, đang tiếp tục nhận được "sự ủng hộ" rộng rãi của nhiều người.
    Quốc hội cần lên tiếng về 'lệnh cấm sai trái'

    Nhà văn Võ Thị Hảo bị "xách nhiễu" hai lần trong ngày thứ Bảy, 20/08/11 bởi hai đoàn chính quyền địa phương.
    Nhà văn Võ Thị Hảo vừa cho BBC hay trong cùng ngày thứ Bảy bà đã hai lần phải miễn cưỡng "tiếp" chính quyền địa phương tới nhà gây sức ép, yêu cầu bà không tham gia hoặc ủng hộ phong trào biểu tình phản đối Trung Quốc, theo lệnh của UBND TP Hà Nội.
    Trao đổi với BBC hôm 20/8, nhà văn nữ cho biết có tới chín cán bộ địa phương, trong đó có bí thư chi bộ, đại diện Hội phụ nữ, hội Cựu chiến binh, trưởng, phó thôn, đại diện Mặt trận Tổ quốc, nơi bà sinh sống, đã xuất hiện tại nhà riêng của bà.
    Nhà văn, kiêm nhà báo đang sinh sống tại Hà Nội cho rằng đây không phải là một sự ngẫu nhiên, mà có thể đã có một kế hoạch theo đó, các địa phương được giao 'làm việc' với các trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ và một số quần chúng, đưa ra những thuyết phục, răn đe ngay tại nơi trú quán của họ, trước khả năng tiếp tục diễn ra các tuần hành chính trị - xã hội ngay tại thủ đô.
    Mặc dù bị xách nhiễu, bà Hảo vẫn cho rằng "có thể những người lãnh đạo cao nhất không chủ trương cấm như thế, vì cấm như vậy là hoàn toàn trái với hiến pháp và luật, nhưng có thể họ đã để cho những người tham mưu quá tay, làm những việc mà càng làm thì càng tố cáo cho sự mất nhân quyền, mất tự do và đàn áp của chính quyền mà thôi."
    'Không ai trả lời'
    Nhà văn cũng cho rằng đã đến lúc Quốc hội qua các cơ cấu của mình như Ủy ban Thường vụ, Ủy ban Bảo vệ Pháp luật "phải tỏ thái độ, cho ý kiến" về những mệnh lệnh, chủ trương cấm đoán, xách nhiễu người biểu tình yêu nước ôn hòa.
    Bà Hảo cũng lưu ý việc tại Việt Nam hiện nay có tình trạng nhiều đơn, thư, kiến nghị của các tầng lớp nhân dân gửi tới các cấp chính quyền, đảng, nhà nước, Quốc hội, nội các, bộ ngành v.v... và đích danh các lãnh đạo chính quyền mà đều không được phúc đáp:
    "Thậm chí cả những khai quốc công thần như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước kia, gửi kiến nghị, không ai thèm trả lời. Không thể tưởng tượng nổi lại có điều đó ở trên thế giới này," bà nói với BBC.
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-08-2011, 08:08 PM.

    Comment

    • #3


















      Sài Gòn:

      7h30 sáng: … vừa đi qua đại sứ quán Trung Quốc… CA, CSGT, trật tự, dân phòng rãi khắp nơi, chưa kể CA chìm mặc thường phục đi lòng vòng và nhìn quanh

      Khu vực nhạy cảm không cho dừng xe, phải đi đường vòng quanh Lê Quí Đôn
      Lực lượng CA rãi dày đặc từ khắp các ngã 4, từ Phạm Ngũ Lão – Nguyễn Thái Học – đến chợ Bến Thành
      Cách khoảng 100m có 1 chốt gồm: 113, cs cơ động… không dừng xe quanh khu vực Đại Sứ Quán TQ được
      9h sáng: cafe bệt công viên 30/4 trước dinh độc lập hầu như không cho ngồi.
      1 điều lạ bởi vì cafe bệt sáng sớm thường khá đông, nhưng hôm nay vắng vẻ 1 cách bất thường

      Nguyễn Hoàng Năng
      Lúc 10h tôi chạy quanh khu vực TLSQTQ và công xã Paris, hôm nay, sinh viên nhiêu hơn mọi tuần.
      Lực lượng CSGT, CS113, CAP và lực lượng TNXP, quản lý đô thị, bảo vệ dân phố .. .vẫn duy trì chốt trực như mọi khi.
      Tại khu vực đường Phạm Ngũ Lão – Lê lai cũng vậy. đủ các lực lượng như bên nhà thờ Đức Bà, gặp anh bạn, trung tá CAP đang ngáp dài tại một chốt, thấy mình anh ngoắc dô, mời thuốc, chưa kịp hỏi han gì, đ/c trung ta chửi thề liền, đù mẹ mấy tay sâu chúa, tiền của ăn chia phần trăm,chúng nó chia chác nhau được nhiều qúa rồi, bây giờ sợ chết, sợ bị mất chế độ bị dân treo cổ như sadam hussien, lắc đầu thở dài, đ/c trung tá chua chát, mẹ gương thằng Mubarak, Gahdafi .. đang sờ sờ ra, mà chúng nó vẫn cứ cố tình ngu. . . . .. sau mươi lăm, hai mươi phút, đ/c trung tá xả tress, Tui đi dìa, wa Phú Mỹ Hưng, lại anh bạn nối khố, hồi học phổ thông, mấy năm nay, bạn bè ít qua lại, vừa dừng đèn đỏ, nghe gọi tên mình, nhìn vào đám CA đang túm tụm bên ngã tư.
      Anh em đi về cuối đường Nguyễn Hữu Cảnh, vào một quán cafe, Đ là tên bạn tui, cũng y anh trung tá bên Q1, Đ xả liền, ĐM, thằng chó .. . tui hỏi chó nào, Đ bỏ gói thuốc lên bàn, giọng bức xúc, thằng chó trong bày sâu chúa, mấy tháng nay,thứ 7, CN tuần nào nó cũng vào đ .. ụ, con vợ bé nó ở khu phố Mỹ .. . trong này nè, mẹ nó chứ, ông thấy không, ngã ba, ngã tư nào cũng phải chốt, n1o đ .. ụ gái, làm anh em, phải canh gác, bảo vệ .. .CQ này đến thời mạt rồi ông ơi .. .
      Thật cay đắng và đau đơn cho chúng ta.
      Tôi đang tự hỏi,không biết trong hàng ngũ CA ta.có bao nhiêu % anh em mình nhận thấy sự thật ???


















      Comment

      • #4

        Cuộc biểu tình sáng nay diễn ra chỉ trong vòng 30 phút thì bị cưỡng chế































        Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 21-08-2011, 03:59 AM.

        Comment

        • #5


          Người chỉ huy



          Hôm nay không có cảnh sát cơ động, chỉ có những băng đỏ, như băng đỏ hôm 17.07
          Sexy trước tượng đài Lý Công Uẩn



































          Công an lại áp giải Nguyễn Chí Đức




































          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 21-08-2011, 03:55 AM.

          Comment

          • #6

            Từ Độc Tài Đến Dân Chủ

            Chương 1

            Đối Diện Chế Độ Độc Tài Một Cách Thực Tế

            Trong những năm gần đây đủ loại chế độ độc tài – dù có gốc xuất phát từ trong hay ngoài nước – đã sụp đổ hay nghiêng ngửa khi phải đối diện với một khối dân chúng bất phục được huy động. Tuy nhìn có vẻ bám rất chặt và kiên cố, nhưng nhiều chế độ độc tài trong số này không chịu đựng nổi sức phản kháng có điều hợp trên cả 3 mặt chính trị, kinh tế và xã hội của quần chúng.

            Từ năm 1980 chế độ độc tài đã sụp đổ trước sự phản kháng, mà đa phần là bất bạo lực, của dân chúng Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp Khắc, Slovenia, Madagascar, Mali, Bolivia, và Phi Líp Pin. Khả năng kháng cự bất bạo động đã đẩy mạnh các phong trào dân chủ tại Nepal, Zambia, Nam Hàn, Chi lê, Argentina, Haiti, Brazil, Uruguay, Malawi, Thái Lan, Bun ga ri, Hung ga ri, Zaire, Nigeria và nhiều phần lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ (đóng vai trò quan trọng trong việc đánh bại vụ đảo chánh tháng 8 năm 1991 của nhóm giáo điều).

            Ngoài ra, hiện tượng phản kháng chính trị 1 từ quần chúng cũng xảy ra tại Trung Hoa, Burma (Miến Ðiện), và Tibet (Tây Tạng) những năm gần đây. Mặc dù những cuộc tranh đấu này chưa chấm dứt được chế độ cai trị độc tài hay ách ngoại xâm, nhưng đã vạch trần bản chất tàn bạo của những chế độ áp bức đó trước cộng đồng thế giới và cung cấp cho quần chúng nhiều kinh nghiệm quý báu về phương thức đấu tranh này.

            Hiển nhiên sự sụp đổ của chế độ độc tài tại những quốc gia nói trên chưa xóa hết những vấn nạn xã hội khác. Ðói nghèo, phạm pháp, quan liêu thư lại, và những hủy hoại môi sinh thường là di sản của bạo quyền. Tuy nhiên, sự sụp đổ của các chế độ độc tài ít nhất cũng đã giảm thiểu đáng kể nỗi khổ đau của những nạn nhân bị đàn áp, và mở đường cho việc xây dựng lại xã hội với các quyền dân chủ chính trị, tự do cá nhân, và công bằng xã hội sâu rộng hơn.




            [flash=Link]quality=high width=540 height=400 parameter=parameter_value[/flash]

            Links Download PDF

            File sharing and storage made simple


            Mục Lục
            Lời Mở Ðầu
            Chương 1. Đối Diện Chế Độ Độc Tài Một Cách Thực Tế
            Chương 2. Những Nguy Hiểm Của Thương Lượng
            Chương 3. Thế Lực Dến Từ Ðâu ?
            Chương 4. Nhược Điểm Của Chế Độ Độc Tài
            Chương 5. Sử Dụng Thế Lực
            Chương 6. Tại Sao Cần Hoạch Ðịnh Chiến Lược
            Chương 7. Hoạch Ðịnh Chiến Lược
            Chương 8. Áp Dụng Phản Kháng Chính Trị Vào Thực Tiễn
            Chương 9. Làm Tan Rã Chế Độ Độc Tài
            Chương 10. Tạo dựng nền tảng cho một thể chế dân chủ vững bền
            Phụ Bản. Những Phương Cách Đấu Tranh Bất Bạo Động
            Đã chỉnh sửa bởi ThienQuang; 21-08-2011, 02:53 PM.


            T_Q
















            Comment

            • #7

              Đây là địa chỉ trang web của Đài Truyền hình Hà Nội, nay đã bị đánh sập (07h30, ngày 22.08):
              Link


              Những người bị giữ tại trụ sở Công an quận Hoàn Kiếm gồm:

              1. Nguyễn Tiến Nam (Binh Nhì) 2. Ngô Duy Quyền 3. Lê Trọng Đức 4. Trịnh Long Hữu (Long Trinh Huu) 5. Nguyễn Quang Thạch 6. Bùi Minh Hằng 7. Đặng Bích Phượng
              Tất cả đều bị thu điện thoại di động, riêng Nguyễn Tiến Nam bị thu giữ thêm máy ảnh và máy tính xách tay. Lúc 20h tối qua công an mang đồ ăn cho mọi người. Lúc 23h30, bạn bè và người thân đưa đồ ăn tới, nhưng những cán bộ an ninh trực ở thường trực nói mới tiếp nhận ca trực vào buổi tối nên không biết, và trong đồn không giữ người biểu tình nào. Người cán bộ trực này tên là Nguyễn Tiến Vy, mang biển số 125024.
              Tất cả mọi người đều bị giữ chung trong một phòng, riêng chị Đặng Phương Bích bị giữ riêng một phòng khác. Tinh thần mọi người đều rất vững vàng, kiên định. Riêng chị Minh Hằng sức khỏe đã đuối mệt.
              Được biết, các chị Minh Hằng và Bích Phượng sẽ bị giữ 03 ngày, còn các anh còn lại thì bị giữ 12 tiếng (tính từ 21h30 đêm 21.08). Và như vậy, lúc 09h30 sáng nay, bạn bè và người thân của các anh có thể đón chờ các anh ở cổng trụ sở công an quận Hoàn Kiếm.

              Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 21-08-2011, 06:39 PM.

              Comment

              • #8

                Biểu tình Hà Nội "hàng chục" người bị bắt


                Một người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8/2011 mang biểu ngữ so sánh TQ với chủ nghĩa phát-xít Đức.
                Công an Hà Nội nhanh chóng dập tắt cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội và bắt đi hàng chục người hôm Chủ nhật 21/08.
                Hãng thông tấn AP tường thuật từ Hà Nội cho hay những người biểu tình bất chấp lệnh cấm và cảnh báo của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội từ hôm 18/8, đã bị bắt lên hai chiếc xe bus.Một nhân chứng nói với hãng này rằng số người bị bắt ít nhất là 40 người. Trong khi một clip trên YouTube cho thấy có thể không dưới 50 người đã bị đưa lên một chiếc xe bus ngay khu vực Hồ Gươm.
                Một nguồn tin chưa được kiểm chứng nói rằng blogger Mẹ Nấm đã bị "tách riêng đưa về đồn công an quận Hoàn Kiếm."
                Bấm Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, với tư cách người quan sát cuộc biểu tình, cho BBC Việt ngữ hay can thiệp của chính quyền là "khá thô bạo," "trái pháp luật" và "không có một lý do gì" để biện minh.
                Trang blog của Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện trước đó cho hay một trang blog khác vốn vẫn đưa tin về các diễn biến biểu tình, là trang blog Ba Sàm đã "ngưng cập nhật từ sau 9h00" giờ địa phương, đồng thời xuất hiện suốt nhiều giờ một bài báo của tờ Hà Nội mới với tựa đề "Hãy yêu nước bằng những hành động cụ thể."
                Bấm Bài báo tán đồng quan điểm đưa ra trong thông báo cấm biểu tình của chính quyền TP Hà Nội và dẫn lời một số "quần chúng" để minh họa. Bài báo có đoạn:
                "Trong những ngày qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã diễn ra một số cuộc tuần hành, biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, khiến tình hình ANTT trên địa bàn bị ảnh hưởng"
                "Nhằm duy trì trật tự an toàn xã hội ở Thủ đô, UBND thành phố đã có thông báo, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát. Đây là động thái kịp thời, đúng đắn của thành phố Hà Nội được nhiều bạn đọc đồng tình ủng hộ," bài viết ký tên Nhóm phóng viên Ban Bạn đọc viết.
                Blog của Tiến sỹ Diện từ đầu ngày xác nhận có ít nhất mười chín người biểu tình được đưa ra ngoại thành trên một xe bus.
                [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=-beyXrLB5NM&feature=autoshare"]Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8 - YouTube[/nomedia] tường thuật cảnh người biểu tình hô vang một số khẩu hiệu như "Đả đảo Trung Quốc xâm lược", "Bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam", "Bảo vệ máu thịt VN," "Bảo vệ Nhân dân VN," "Phản đối TQ đe dọa nhân dân VN, "Phản đối TQ tập trận đe dọa nhân dân VN."
                Đặc biệt, đoạn clip còn chiếu cảnh người biểu tình hô một số khẩu hiệu khác như "Đả đảo tay sai bán nước," "Phản đối bắt người yêu nước," "Bảo vệ những người yêu nước."
                Đoạn clip này của nhà báo tự do Đoàn Bảo Châu còn cho thấy cảnh xô đẩy, gom người lên xe của lực lượng an ninh, đa số mặc thường phục, cưỡng chế có thể không dưới 50 người lên một xe buýt ngay tại khu vực Hồ Gươm.
                Các hình ảnh từ video clip cũng cho thấy một số phụ nữ đã bị nhân viên an ninh mặc thường phục lôi kéo và áp chế lên xe.
                Trên Facebook của mình, nhà văn Nguyễn Quang Lập, tức blogger Quê Choa viết: "Sáng nay biểu tình chỉ diễn ra 5 - 7 phút, liền bị hốt lên xe bus, những người biểu tình vẫn đưa được biểu ngữ ra thành xe và hô vang khẩu hiệu, thật cảm động."
                Cách đây ba hôm, UBND TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu người dân ngừng biểu tình với lý do sự bày tỏ lòng yêu nước đã bị 'các thế lực chống đối trong và ngoài nước lợi dụng'.
                Thế nhưng giới blogger ở Hà Nội cho hay, nhiều người vẫn tập trung tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội vào sáng sớm Chủ nhật cho dù trời mưa.
                Đây là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội.
                Được biết an ninh được siết chặt tại trung tâm TP Hồ Chí Minh, nơi cũng có kêu gọi xuống đường chống Trung Quốc nhưng nỗ lực này dường như đã không thành hiện thực.
                Từ khi bắt đầu có làn sóng tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông vào đầu tháng Sáu ở trong nước, chỉ có hai cuộc biểu tình diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

                Những người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8/2011 bị hốt lên xe bus đưa ra khỏi địa điểm phản đối.
                Xe buýt trực sẵn
                Khoảng gần 9 giờ sáng thì cuộc biểu tình ở Hà Nội được nói đã bắt đầu. Vài chục người tham gia hô vang các khẩu hiệu và mang theo mình nhiều biểu ngữ phản đối chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam.
                Hãng thông tấn Pháp AFP tường thuật trong số đó có biểu ngữ so sánh Trung Quốc với Đức Quốc xã, gọi nước này là 'Chinazi'.
                AFP nói chỉ vài phút sau, công an mặc thường phục được huy động cưỡng chế những người biểu tình lên hai chiếc xe buýt đã chờ sẵn tại khu vực.
                Hai xe này đi về hướng Mỹ Đình, với những người trên xe trương biểu ngữ lên cửa kính.
                Một người phụ nữ, theo AFP, bật khóc khi nhìn cảnh người tuần hành bị bắt lên xe.
                Được biết hôm thứ Bảy 20/08, chính quyền đã cử đại diện tới nhà nhiều người từng tham gia tuần hành chống Trung Quốc những tuần qua, mục đích là cả thuyết phục và răn đe họ trước sự kiện ngày Chủ nhật.
                Lần đầu tiên, giới chức lập các bục diễn văn nghệ của thanh niên tại khu vực trung tâm Hà Nội, mà nhiều người bình luận là để "phản tuyên truyền" trước hoạt động biểu tình hay là "phản biểu tình".
                Thông báo hôm 18/08 của UBND TP Hà Nội lên án các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải vừa qua là gây ảnh hưởng an ninh trật tự, làm tổn hại hình ảnh thành phố vì hòa bình của Hà Nội và ẩn chứa các nguy cơ về chính trị đối với chính quyền.
                Văn bản cũng nói thêm là các cuộc biểu tình đã tác động không tốt đến đường lối, quan hệ của Đảng và Nhà nước đối với Trung Quốc.

                Các biểu ngữ được trương lên cửa kính xe buýt
                Trong số các cuộc biểu tình đã diễn ra tại Hà Nội, đây là lần thứ ba công an ra tay bắt người tham gia, các cuộc còn lại diễn ra một cách ổn thỏa.
                Bắc Kinh đã một vài lần yêu cầu Hà Nội tăng cường 'định hướng dư luận' trước sự phản đối ngày càng gia tăng trong dân chúng Việt Nam trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.
                Mới đây, Giám đốc Công an Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, nói với báo chí rằng chính quyền "không có chủ trương trấn áp người biểu tình".
                BBC

                Comment

                • #9

                  Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8/2011

                  Đây là ngày buồn nhất cho dân tộc Việt Nam! Đất mẹ Việt Nam ơi!! Làm sao tránh khỏi cảnh nồi da xáo thịt. Xin cho tôi được gởi trái tim và lòng kính phục của tôi
                  BẤT CỨ AI COI XONG CLIP NÀY MÀ KHÔNG PHẪN NỘ, ĐAU LÒNG!
                  Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 21-08-2011, 07:45 PM.

                  Comment

                  • #10

                    Những lời hô của họ là tiếng vọng của núi sông, là tiếng voi trận sông Hát, là tiếng sóng Bạch Đằng, là hồi trống Đống Đa... đã đánh thức giấc ngủ mê muội của nhiều người, mở đầu cho một thời kỳ mới: thời kỳ của những người biết sống can trường. Buổi sáng mùa thu tháng tám ngày 21 ấy, bằng bước chân đi và trái tim bốc cháy - họ đã trở thành Những Người Viết Sử...



                    Comment

                    • #11

                      Hỡi ai lẳng lặng mà nghe
                      Dữ răn việc trước, lành dè thân sau
                      Trai thời trung hiếu làm đầu
                      Gái thời tiết hạnh là câu trao mình

                      (Nguyễn đình Chiểu)














                      MƯA CHIỀU KỶ NIỆM 21/8/2010

                      Văn nghệ cho biểu tình

                      Thật là cảm động biết bao, khi biết rằng đảng luôn "quan tâm" đến quần chúng, nhất là "tạo dịp" cho những người tham gia biểu tình "có chuyện để làm", nên đã cử ban văn nghệ từ thành đoàn ra giúp vui. Tiếc mục nầy thật là hào hứng, với những cô em rất là… mát, trong trang phục rất là… Mao.
                      Nếu đoán không lầm, đây chỉ mới là sự bắt đầu cho những màn văn nghệ ngoài trời miễn phí và sẽ liên tục mỗi cuối tuần dù là mùa… mưa. Và chắc hẵn, sắp đến sẽ càng thu hút được nhiều khán giả hơn nữa. Đây cũng là dịp hiếm có để được ra ngoài thoải mái một cách rất hợp lệ, hợp pháp; không bị ai dòm ngó hay ngăn cấm. Vừa gậm khúc bành mì nóng giòn, vừa được xem múa hát. Thật là một buổi sáng thú vị ! Vậy các bạn nên tham gia càng đông, càng vui. Rủ thêm những người bạn khác để ủng hộ thêm "tinh thần" cho ban văn nghệ. Nhớ mang theo nước uống, áo che mưa, và … nhất là không nên mang theo biểu ngữ gì hết. Để bảo đảm an ninh trật tự, chắc chắn sẽ có "ruồi " lượn quanh và ghi nhận những khuôn mặt quen thuộc. Nếu các bạn cứ tự nhiên đến xem, không mang gì hết ngoài khúc bánh mì và chai nước, dĩ nhiên, đám ruồi không bu lại làm gì. Cứ thoải mái xem cùng những người bạn khác, tận hưởng dịp giải khoây, vui chơi, và nhất là không… phụ lòng những thành đoàn nam nữ đã bỏ công sức tập luyện ca múa cả mấy ngày trước.
                      Sau khi đã xem chán, các bạn có thể cùng một đoàn người "không hẹn mà về chung." Đó cũng là sự hợp lý ! Những biểu ngữ được mang đến và cuộc diễn hành "cảm ơn" ban văn nghệ thành đoàn bắt đầu!
                      Nếu những cuộc trình diễn văn nghệ ngoài trời được tiếp diễn mỗi cuối tuần, các bạn càng nên bày tỏ thiện chí nhiệt liệt hưởng ứng tham gia hơn. Vì đâu phải lúc nào cũng có, và không biết những "show" như vậy kéo dài được bao nhiêu lần. Vì vậy, cần nên lưu ý đến thông báo trong tuần từ phường, phố để mời thêm vài người có thời gian rảnh cùng đi xem cho vui. Và nếu vì bất kỳ lý do gì, các bạn bị "cấm giữ" bởi công an, không cho ra ngoài đi xem văn nghệ. Đó là điều phi lý, cần phải được đưa lên "kiến nghị."
                      Chúc các bạn có những buổi đi xem văn nghệ cuối tuần vui vẻ, và… yên lành.
                      Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-08-2011, 03:21 AM.

                      Comment

                      • #12

                        Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Con giun xéo lắm cũng quằn
                        BBC:Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, vừa lên tiếng phản bác chính quyền thành phố Hà Nội can thiệp, giải tán và bắt bớ những người biểu tình phản đối Trung Quốc quanh Hồ Gươm, ngày Chủ Nhật hôm qua.

                        Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không thấy có bất kỳ kẻ xấu hay thế lực thù địch nào xen vào các cuộc biểu tình yêu nước.
                        Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh vừa lên tiếng với BBC rằng ông không tán thành hành vi can thiệp, giải tán, bắt bớ người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc trong cuộc tuần hành lần thứ 11 tại Hồ Gươm, hôm Chủ Nhật 21/8/2011 và phản bác một số báo chí trong nước.
                        Tướng Vĩnh khẳng định người dân có quyền biểu tình theo Hiến Pháp, và cho rằng các cuộc biểu tình, tuần hành chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông vừa qua có tác động như một "nhân tố cộng hưởng với Chính quyền" vốn theo ông cũng "phản đối Trung Quốc."
                        Vị lão thành cách mạng 96 tuổi bình luận rằng chính quyền có thể đã "đánh giá thấp" hoặc đánh giá "sai trái" các trí thức danh tiếng trong nước khi cho rằng các nhân sỹ, trí thức đã bị lợi dụng.
                        Vị cựu Đại sứ của Việt Nam tại Trung Quốc còn khẳng định nếu giới cầm quyền Bắc Kinh còn đe dọa xâm phạm an ninh, chủ quyền của Việt Nam, thì người dân Việt Nam sẽ phẫn nộ và bày tỏ lòng yêu nước của mình bằng việc tiếp tục "biểu tình phản đối."
                        Tướng Vĩnh cũng đưa ra cảnh báo với chính quyền Việt Nam trong quan hệ với dân, đặc biệt trong phong trào yêu nước và chính trị - xã hội vốn dâng lên trong thời gian gần đây:
                        "Tôi đã từng nói: con run xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được," ông nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ.
                        Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

                        Comment

                        • #13

                          ‘Biểu tình chẳng do ai kích động"
                          Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, vừa lên tiếng phản bác chính quyền thành phố Hà Nội can thiệp, giải tán và bắt bớ những người biểu tình phản đối Trung Quốc quanh Hồ Gươm, ngày Chủ Nhật hôm qua.
                          Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không thấy có lý do gì để Chính quyền giải tán, bắt bớ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
                          Trao đổi với BBC ngày 22/11, một hôm sau khi chính quyền TP Hà Nội cưỡng chế giải tán biểu tình và bắt đi khoảng 50 người phản đối Trung Quốc, cựu thiếu tướng nói:
                          “Tôi thấy không có lý do gì để bắt người ta, bắt những người thanh niên mà hình như hôm nay vẫn chưa thả.”
                          Tướng Vĩnh nhấn mạnh “Theo Hiến pháp, người dân được nhiều quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình” và ông cũng nhắc lại việc không tán thành với bản Thông báo của Chính quyền Hà Nội hôm 18/8 cấm đoán các cuộc biểu tình, tuần hành yêu nước trên địa bàn thủ đô.
                          Vị lão thành cách mạng năm nay 96 tuổi cho rằng các cuộc biểu tình của quần chúng phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông trong suốt 11 tuần lễ qua ‘”là một nhân tố cộng hưởng với chính quyền, tăng thêm sức mạnh” và “lấy làm lạ” trước can thiệp của an ninh và chính quyền.
                          Ông khẳng định: “Trung Quốc còn xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, còn làm những việc tai ác với Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam phẫn nộ, mà phẫn nộ thì sau này người ta sẽ biểu tình phản đối.”
                          Phản bác lại quan điểm của một số báo chí Hà Nội hai hôm qua vốn cho rằng các cuộc biểu tình bị “kẻ xấu” hay “thế lực thù địch” xúi giục “kích động, lợi dụng” tướng Vĩnh cho hay:
                          “Trong 11 cuộc biểu tình cho đến nay, tôi không thấy có kẻ nào xấu hay ai là thù địch xen vào lợi dụng cả. Mà tôi thấy tất cả đều là đàng hoàng. Thứ hai nữa là nếu nói là bị kẻ xấu lợi dụng, thì đánh giá những nhà trí thức tên tuổi của chúng tôi thấp quá,”
                          “Bởi vì các cuộc biểu tình ấy có nhiều giáo sư, tiến sỹ tham gia, và họ đều là những người có tên tuổi cả. Thế mà lại bảo là bị kẻ xấu lợi dụng thì đánh giá những nhà trí thức ấy rất là thấp, sai quá đấy.”
                          “Làm sao kích động?”
                          Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Con giun xéo lắm cũng quằn
                          Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không tán thành hành vi can thiệp, giải tán, bắt bớ người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc hôm 21/8/2011 và phản bác một số báo chí trong nước.
                          Hôm 22/10, tờ Hà Nội Mới online đưa ra nhận định về đích danh một số nhân sỹ, trí thức tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành, và đặc biệt đưa ra bình luận về một trong số các vị này đó là Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.
                          Tờ báo viết:
                          “Vẫn còn một bộ phận các cá nhân, thậm chí cả những người được xem là trí thức, vẫn cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cẩu của Ủy ban Nhân dân Thành phố. Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Xuân Diện (sinh năm 1970) – Phó Giám đốc Trung tâm Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm.”
                          “Trong suốt thời gian qua, ông Diện vừa trực tiếp tham gia tuần hành, vừa lập trang web cá nhân để kêu gọi, kích động và hướng dẫn việc tham gia biểu tình…”
                          Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phản bác lại các bình luận này, và nói với BBC:“Tôi không đồng ý, tôi cũng theo dõi các mạng. Tôi thấy ông ấy không có kêu gọi người ta biểu tình. Mà tôi cũng không thấy kích động. Ông ấy làm sao kích động nổi.
                          “Đến loại người kỳ cựu như chúng tôi mà cũng không kích động nổi, nữa là ông Nguyễn Xuân Diện làm sao kích động nổi các trí thức có danh tiếng ấy.”
                          Tướng Vĩnh không loại trừ khả năng có một sức ép nào đó từ phía Trung Quốc đặt lên chính quyền Việt Nam, vốn có thể dẫn tới các hành động can thiệp cứng rắn với các cuộc biểu tình, như các sự kiện đã thấy trong ngày Chủ Nhật 21/8 và hai lần biểu tình trước đó.
                          Tuy nhiên, ông không chắc chắn liệu Nhà nước và chính quyền Việt Nam có quan ngại các cuộc biểu tình, tuần hành có thể phát triển thành những phong trào chính trị, xã hội rộng lớn hơn, đòi các quyền cơ bản, dẫn tới thách thức trực tiếp vị thế và quyền lực độc tôn của Đảng Cộng sản cầm quyền.
                          “Tôi đã từng nói: con run xéo lắm phải quằn. Càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng và càng lan rộng. Có thể đến một lúc là không kiểm soát được.”
                          Cho đến tối ngày 22/08 theo giờ Hà Ṇôi chưa thấy lãnh đạo cao cấp nào trong bộ máy Đảng và Nhà nước ở Việt Nam lên tiếng chính thức về các vụ việc vừa qua.
                          Những gì xảy ra sau biểu tình ở HN

                          Giới chức Hà Nội nhanh chóng dập tắt biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/8

                          Sau những hành động dập tắt cuộc biểu tình hôm Chủ Nhật 21/8 của giới chức Hà Nội, BBC đã có buổi nói chuyện với những người trong và ngoài cuộc.
                          Tin mới lúc tối ngày 22 cho hay TS Nguyễn Xuân Diện nhận được giấy "triệu tập" của công an.
                          Blogger Mẹ Nấm, tên thật là Nguyễn Thị Như Quỳnh, người đã quan sát lần biểu tình lần thứ 11 và cập nhật một số thông tin từ các blog cá nhân của những người biểu tình nói với BBC: “Ngày hôm qua nhiều người bị bắt và họ bị đối xử rất tệ về mặt sức khỏe và ăn uống. Hôm qua họ bị tạm giữ thôi mà giống như là đã bị tước mất quyền công dân ngay tại lúc đó.”.
                          Chị cho biết: “Tám người vẫn chưa được thả tại công an quận Hoàn Kiếm. Đó là: Anh Nguyễn Tiến Nam, Ngô Duy quyền, Lê Trọng Đức, Trịnh Long Hữu, Bùi Thị Minh Hằng, Đặng Bích Phượng, và hai bác là cựu chiến binh tôi không nắm được tên”.
                          Blogger này nói thêm đã có lệnh tạm giữ hành chính ba ngày cho hai người là bà Bùi Thị Minh Hằng và Đặng Bích Phượng.
                          “Một mình chị Minh Hằng đã bị tách khỏi nhóm và đưa đến khu giam giữ tội phạm hình sự hồi tối khuya 21/8 vào khoảng 23.30. Giọng chị Hằng đã bị khản đi rất nhiều và được biết là chị rất yếu về mặt sức khỏe lại không được ăn uống gì cả..”
                          Mẹ Nấm cho biết nếu được thả tự do sau đợt này, anh em phải ngồi lại với nhau, làm chung kiến nghị về một số báo như Hà Nội Mới và cả đài Hà Nội đã đưa tin là những người này đã cố tình tụ tập gây rối và làm loạn.
                          “Chúng tôi sẽ phản ứng bằng cách theo đúng luật pháp quy định về quyền công dân gửi kiến nghị.”
                          Giải thích thêm về vấn đề này, Mẹ Nấm gọi đây là ‘chồng chéo luật pháp’ của công an Việt Nam về lệnh tạm giữ, chị cho biết thêm công an sẽ không tính thời gian tạm giữ từ lúc những người này bị bắt mà tính từ thời điểm họ ra lệnh tạm giữ trên văn bản.
                          Theo dự đoán, sớm nhất thì những người này sẽ được thả vào lúc 9h tối 22/8 hoặc phải đến sáng thứ Ba.
                          Người trong cuộc
                          Chị Nguyễn Hồng Phi, một trong số những người cuối cùng được thả ra từ đồn công an Mỹ Đình tối chủ Nhật 21/8 nói với BBC.
                          “Người biểu tình đã nắm được mấy tinh thần rằng họ sẽ trấn áp như thế nên đã chia ra thành mấy nhóm lẻ. Nhóm đầu tiên, những người mới tụ tập giăng cờ ngoài Hồ Gươm, khi mới đi được vài bước và hô thì đã bị lực lượng thanh niên cơ động rất đông ̣đảo xấn tới, lùa mọi người lên xe buýt. Họ đã có những hành động như là xô, đẩy, túm áo, cưỡng bức phải lên trên xe.”
                          Chị cho được biết hôm Chủ Nhật, UBND TP Hà Nội đã có buổi họp khẩn lúc 6.30 sáng nhằm chuẩn bị những phương tiện ở đằng sau Nhà hát lớn nhằm phục vụ cho đội ‘an ninh trật tự’ nếu có biểu tình xảy ra như ‘vòi rồng và xe buýt và cả dùi cui cùng một số đông ̣đảo lực lượng an ninh’
                          Chị Hồng Phi nói xe chở chị và mọi người chạy lòng vòng qua thành phố rất lâu sau đó mới đưa chúng tôi về công an phường Mỹ Đình. Đến đó, mọi người hô nhau là cương quyết không xuống.
                          “Tuy nhiên, do lực lượng của họ quá đông và họ lại giở trò trấn áp lôi kéo một số người xuống nên chúng tôi phải xuống theo.”
                          “Khi ở Mỹ Đình, bên ngoài thì họ cầm dùi cui hùng hổ, hù dọa ghê lắm, nhưng vào trong thì họ cũng mời anh, mời chị, mời bác mỗi người một bàn và một nhân viên phụ trách hỏi. Tất cả tinh thần của những người hôm qua là không có gì sợ sệt hay lo lắng cả. “
                          Chị Hồng Phi nói những người biểu tình đã phản đối khi công an nói họ vi phạm nghị định 38CP. Theo chị, thông báo gần đây của UBND TP Hà Nội chưa có tính pháp lý và hiện chưa có văn bản chính thức về luật cấm biểu tình ở Việt Nam. Hơn nữa, giới chức chưa có ‘hồi âm’ về kiến nghị gửi đi ngày 19/8.
                          “Họ đã không cưỡng ép được việc chúng tôi công nhận việc đi biểu tình là sai nên họ đã chuyển sang đề tài về mục đích và động cơ của việc đi biểu tình.”
                          “Tôi xuống đường không phải vì lý tưởng làm chính trị mà tôi chỉ lo cho những người thân ở gia đình tôi, những người đang sống ở thành phố Lào Cai vì bài học năm 1979 đã quá đau lòng rồi.”
                          Chị cũng giải thích:“Không có ai lôi kéo rủ rê tôi và tôi cũng không liên lạc với ai. Đến đó thì mọi người mới gặp và quen biết nhau chứ trước đó thì không.”
                          Trong khi đó, chị Hồng Phi dẫn lời cán bộ hỏi cung chị nói: “Việc đó đã có nhà nước lo, các chị xuống đường có giết được thằng Tàu nào không?”.
                          Chị nói: “Chúng tôi xuống đường đế chứng tỏ với những người dân quá khích ở Trung Quốc hiểu rằng là nhân dân Việt Nam rất yêu hoà bình, vẫn chuộng hoà bình và hết sức nhẫn nhịn nhưng một khi họ cố tình gây hấn thì chúng tôi cũng sẵn sàng đứng dậy cầm súng.”
                          Theo chị Hồng Phi, luật sư trẻ tên là Long, chị Bùi Thị Minh Hằng, và những người bị coi là ‘ngoan cố’ và tích cực nhất bị đưa lên quận Hoàn Kiếm sau khi có mặt trong chuyến xe đầu tiên đến Mỹ Đình lúc khoảng gần 10 sáng Chủ Nhật, 21/8.
                          Sau khi làm việc với công an Mỹ Đình, những người biểu tình phải làm việc và lấy lời khai lần hai với lực lượng an ninh thành phố Hà Nội.
                          An ninh Thủ đô
                          Một số thông tin khác cho hay thì vẫn còn khoảng hai, ba người đã bị bắt tại công an Mỹ Đình khi họ ngồi bên ngoài một quán cóc chỉ vì muốn tiếp tế bánh mỳ và nước cho những người bị bắt trong đồn.
                          Blogger Vũ Quốc Ngữ, người đã tham gia nhiều lần biề̉u tình trước nhưng lần này đóng vai trò tiếp tế, nằm trong số này.
                          Tuy nhiên, trên tờ An Ninh Thủ đô đêm 21/8 đăng tin về những người này là “trong quá trình lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tại Đồn Công an Mỹ Đình, một nhóm người đã kéo đến với mục đích và hành vi gây mất trật tự, lăng mạ lực lượng chức năng. Lập tức, công an huyện Từ Liêm đã có mặt, tạm giữ ba trường hợp để điều tra, xử lý.”
                          Báo này trích lời Đại tá Bạch Thành Định nói: “Mặc dù UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát trên địa bàn thành phố, nhưng trong sáng 21-8, tại khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm, một nhóm người vẫn cố tình vi phạm, tụ tập, có hành vi gây rối trật tự, chống người thi hành công vụ. Lực lượng chức năng đang lập hồ sơ, kiên quyết xử lý từng trường hợp vi phạm”.
                          Tuy nhiên, blogger Mẹ Nấm cho hay: “Tôi được biết có một số vị trí thức, giáo viên, thậm chí có tuổi đã tới biểu tình một cách tự phát cho dù họ chỉ có một mình. Nhưng khi bị bắt, những người này không hề có hành động chống trả lực lượng an ninh. Ngay cả Tiến Nam cũng nói là “thả tôi ra để chúng tôi tự đi”.
                          Tờ báo này đã cáo buộc những người biểu tình “có nhiều lời nói, hành động lăng mạ, chống người thi hành công vụ và tìm cách kéo đi tuần hành, gây mất trật tự công cộng”.
                          Bài báo với tựa đề “Kiên quyết xử lý việc tụ tập, gây mất an ninh trật tự” nói những người có mặt tại cuộc biểu tình đã bị cưỡng chế lên xe buýt là do “số công dân này tỏ thái độ bất hợp tác, có hành động chống người thi hành công vụ; buộc lực lượng làm nhiệm vụ phải đưa tất cả về Đồn Công an Mỹ Đình - Từ Liêm”, theo An ninh Thủ đô.
                          Báo này cũng viết: “Tổng cộng, có 47 trường hợp bị đưa về Đồn Công an Mỹ Đình, trong đó 14 trường hợp không mang theo giấy tờ tùy thân. Qua xác minh, phân loại, cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo 39 trường hợp về hành vi tụ tập trái quy định, gây mất trật tự công cộng.
                          “Tám trường hợp bị đưa về công an quận Hoàn Kiếm để đấu tranh, xử lý về các biểu hiện gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.”
                          Theo Mẹ Nấm, tám người vẫn chưa được thả tại công an quận Hoàn Kiếm là: Nguyễn Tiến Nam, Ngô Duy quyền, Lê Trọng Đức, Trịnh Long Hữu, Bùi Thị Minh Hằng, Đặng Bích Phượng, và hai cựu chiến binh rõ tên.
                          Tính đến thời điểm này, công an quận Hoàn Kiếm vẫn phủ nhận việc tạm giữ những người nói trên, theo blogger Mẹ Nấm.
                          Tin lúc tối ngày 22 cho hay TS Nguyễn Xuân Diện nhận được giấy "triệu tập khẩn cấp" của công an lên gặp ngày 22/8.
                          Trên trang blog của mình, ông Nguyễn Xuân Diện cho hay sau khi trao đổi qua lại bằng điện thoại, ông hẹn rõ sáng ngày 23/8 sẽ lên gặp họ lúc 9 giờ sáng tại trụ sở công an thành phố gần Bưu điện Hà Đông.
                          Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 22-08-2011, 07:07 PM.

                          Comment

                          • #14

                            Báo chí Hà Nội lên án 'biểu tình tự phát'


                            An ninh mặc thường phục và sắc phục bắt hơn 40 người biểu tình khỏi trung tâm Hà Nội hôm 21/8
                            Trong vòng 48 giờ qua, báo chí của thủ đô Hà Nội liên tiếp có bài phê phán "biểu tình tự phát, gây mất trật tự" và nêu tên tuổi một số trí thức như Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện trong chiến dịch truyền thông do công an định hướng để ngăn làn sóng phản đối Trung Quốc.
                            Ngay từ sau khi có thông báo cấm tụ tập tại Hà Nội trong một văn bản không số và không có người ký, truyền thông chính thống mà một số dân mạng gọi là "lề phải" đã chuẩn bị dư luận cho việc ngăn chặn biểu tình nhân dịp các ngày lễ lớn kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

                            Sau khi cuộc tuần hành lần thứ 11 diễn ra quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm sáng Chủ Nhật 21/8 với vài chục người nhanh chóng bị công an đưa đi, báo chí của Hà Nội tiếp tục dòng thông tin và bình luận lên án họ.

                            Tờ Bấm An ninh Thủ đô trong bản điện tử ra trước lúc nửa đêm Chủ Nhật viết:
                            "Những ngày gần đây, lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân, các thế lực chống đối Nhà nước Việt Nam trong và ngoài nước đã và đang kêu gọi, kích động, hướng dẫn quần chúng biểu tình, tuần hành tự phát gây mất an ninh trật tự ở Thủ đô."
                            "Có thể khẳng định, nhiều kẻ trong số những người tham gia biểu tình, tuần hành tự phát trong thời gian qua đã khoác “vỏ bọc” yêu nước, đứng đằng sau kích động và trực tiếp tham gia tuần hành nhằm gây rối, ảnh hưởng đến an ninh trật tự..."
                            Yêu nước nhưng đừng biểu tình?
                            Có vẻ như báo chí chính thống đang cố gắng cân bằng giữa hai xu hướng.
                            Một mặt, họ xác nhận biểu tình "phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam" là cách thể hiện lòng yêu nước.
                            Mặt khác, họ cho rằng "yêu nước là hiểu và ủng hộ những việc làm của Đảng và Nhà nước ta trên các mặt trận chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, văn hóa để đạt được các mục tiêu đề ra".
                            Thời gian qua đã có tin nói Trung Quốc yêu cầu Việt Nam chấn chỉnh dư luận khi các cuộc tuần hành của trí thức và thanh niên trong nước biến quan hệ hai bên trở nên khó xử, nhất là khi Trung Quốc vẫn liên tục nêu cao và có hành động cụ thể khẳng định chủ quyền tại Biển Đông.

                            Tiến sĩ ngành Hán Nôm, ông Nguyễn Xuân Diện bị báo chí của nhà nước nêu tên vì đưa tin về biểu tình
                            Phía Việt Nam chính thức chỉ đưa ra các thông báo yếu ớt từ Bộ Ngoại giao hoặc cho trí thức, cán bộ tham gia các hội thảo trong và ngoài nước để xác định chủ quyền biển đảo và dò xét việc liên kết với các nước khác để chống đỡ lại phía Trung Quốc.
                            Trong lúc một phần dư luận biểu tình để 'bỏ phiếu' bất tín nhiệm chính sách đối ngoại và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc về biển đảo, nhà chức trách đã ngăn một số cuộc biểu tình ở Hà Nội và tuyệt đối ngăn chặn tại TP HCM.
                            Công tác định hướng dư luận được chính quyền thành phố thực hiện qua nhiều cách như vận động các tổ dân phố, Đoàn Thanh niên và báo chí vào cuộc dưới sự chủ trì của cơ quan an ninh và Đảng.
                            Nếu tin vào nội dung đăng trên báo An ninh Thủ đô, thì những cuộc biểu tình trước đó tạm coi là chấp nhận được nhưng lần thứ 11 hôm 21/8 được cho là ngưỡng không được phép vượt qua.
                            Tờ báo viết:
                            "Nhận thức và đồng tình với chủ trương của thành phố, nhiều công dân trước đó có tham gia tuần hành nay đã không tham gia hoạt động biểu tình, tuần hành tự phát,"
                            "Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận các cá nhân, thậm chí cả những người được xem là trí thức, vẫn cố tình vi phạm, không chấp hành yêu cầu của UBND thành phố."
                            Lần đầu tiên, tờ báo này nêu đích danh ông Nguyễn Xuân Diện và bà Đặng Ngọc Phượng, hai trí thức Hà Nội cho tới nay vẫn được tự do sinh hoạt.
                            "Đơn cử như trường hợp ông Nguyễn Xuân Diện (SN 1970) - Phó Giám đốc Trung tâm Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm,"
                            "Trong suốt thời gian qua, ông Diện vừa trực tiếp tham gia tuần hành, vừa lập trang web cá nhân để kêu gọi, kích động và hướng dẫn việc tham gia biểu tình, hay bà Đặng Bích Phượng, trú ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thường xuyên và ngang nhiên lôi kéo, kêu gọi quần chúng tụ tập đông người…"
                            Tiến sỹ Diễn trước đó nói trên blog rằng chính quyền Hà Nội thừa nhận công văn đề nghị ngưng biểu tình của họ không hợp lệ.
                            Chiều 22/8, một số nguồn tin từ Hà Nội cho BBC hay có lo ngại trong giới bạn bè của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện về lời lẽ trên báo chí liên quan đến ông.
                            Tuyên giáo và an ninh
                            Giới quan chức báo chí tại Hà Nội cũng vào cuộc để phê phán những người biểu tình chống Trung Quốc.
                            Tiến sĩ Vũ Duy Thông vừa có bài lên án "hành vi vi phạm pháp luật, thất bại và trở nên lố bịch" của các trí thức tham gia biểu tình.
                            Trong bài "Bấm Cần nhận rõ những mưu đồ thâm độc" đăng sáng sớm thứ Hải 22/8/2011 trên trang Hà Nội Mới bản điện tử, tiến sĩ Thông phân loại những người biểu tình làm hai loại.

                            Trung tướng Trần Đại Quang muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành cùng công an Việt Nam
                            Theo ông, "nhiều người tham gia thường nhẹ dạ, cả tin, không biết mình đang bị lợi dụng", còn một số khác thì "có mưu đồ "phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, chống phá Đảng và Nhà nước ta, làm suy yếu để đi đến lật đổ chế độ".
                            Trong bài báo nặng nề hơn cả bài trên An Ninh Thủ Đô của ngành công an, tiến sĩ Vũ Duy Thông, đã quy tội cho "những kẻ xấu, chủ mưu vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng".
                            Là một cây bút của ngành Tuyên giáo, tiến sĩ, nhà thơ Vũ Duy Thông, người từng trả lời phỏng vấn hồi tháng 11/2010 phê phán Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết vì chất vấn chính phủ, nay còn khen ngợi lực lượng an ninh trong vụ bắt những người biểu tình hôm Chủ Nhật:
                            "Hành động vi phạm pháp luật, gây rối trật tự công cộng của họ đã bị các lực lượng chức năng xử lý trong sự đồng tình, ủng hộ của những người thật sự yêu nước, yêu chuộng hòa bình."
                            Các hoạt động của ngành tuyên giáo và báo chí Việt Nam gần đây có sự chỉ đạo trực tiếp từ khối an ninh và các nhân vật cao cấp nhất trong Bộ Chính trị nhiệm kỳ mới sau đ̣ai hội Đảng hồi đầu năm.
                            Mới hôm 19/8 vừa qua, Trung tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an, và các lãnh đạo Bộ Công an đã có buổi làm việc với lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội.
                            Ông Trần Đại Quang, ủy viên Bộ Chính trị đã xác định với báo chí rằng "tình hình an ninh, trật tự sắp tới còn diễn biến phức tạp, căng thẳng, đặt ra những nhiệm vụ rất nặng nề, khó khăn cho lực lượng Công an trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội."
                            Chính vì thế, ông mong muốn các cơ quan báo chí "hãy tiếp tục đồng hành, ủng hộ, giúp sức cùng với lực lượng Công an trong nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ an ninh tổ quốc trong thời gian tới".
                            Đại diện ngành báo chí, ông Hoàng Hữu Lượng, Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ thông tin Truyền thông đáp lời rằng "mong rằng thời gian tới lực lượng Công an sẽ tiếp tục phối hợp với báo chí, tăng cường cung cấp thông tin để báo chí góp phần giữ gìn an ninh tổ quốc trên mặt trận thông tin".
                            BBC

                            Comment

                            • #15

                              SỢ DÂN
                              Trước hết là sợ dân Sài Gòn.
                              Theo dõi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc vào mỗi sáng Chủ nhật ở Việt Nam trong mấy tháng vừa qua, chúng ta thấy có hai biến chuyển rất đáng chú ý.
                              Trước hết, ít nhất cho đến Thứ Năm 18 tháng 8, càng ngày chính quyền càng có vẻ nhân nhượng hơn. Nhân nhượng bằng hai cách: một, thừa nhận các cuộc biểu tình ấy là xuất phát từ lòng yêu nước; và hai, tuyên bố họ không có chủ trương trấn áp những người biểu tình. Sự nhân nhượng ấy không phải chỉ thấy trong lời nói (được phát trên truyền hình và in lại trên báo) mà còn cả trong việc làm: cuộc biểu tình tại Hà Nội vào sáng Chủ nhật ngày 7 và 14 tháng 8 đã diễn ra tương đối tốt đẹp. Không còn nữa hình ảnh các công an quằm quặm nhìn người biểu tình như những kẻ tử thù. Không còn nữa hình ảnh công an kẹp cổ hay đạp vào mặt dân. Trên nét mặt của những người đi biểu tình, được đăng tải trên các blog, rõ ràng lộ vẻ hân hoan. Dường như, từ năm 1975 đến nay, chưa bao giờ có cuộc biểu tình tự phát nào của dân chúng mà lại diễn biến một cách suôn sẻ và thoải mái như thế.
                              Nhưng bên cạnh đó, có một biến chuyển khác, biến chuyển thứ hai mà chúng ta không thể không chú ý: Đó là, tất cả các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ giữa tháng 6 đến nay đều chỉ diễn ra ở Hà Nội. Sự nhân nhượng của công an đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc cũng chỉ xảy ra ở Hà Nội. Còn ở Sài Gòn thì mọi Chủ nhật đều im ắng. Không có gì cả. Không có xuống đường. Không có hò hét đả đảo Trung Quốc. Không. Mặt trận miền… Nam vẫn yên tĩnh.
                              Tại sao?
                              Tại dân chúng miền Nam, đặc biệt dân chúng Sài Gòn, không yêu nước hay không công phẫn trước những thách thức ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc? Tại mọi người đều thờ ơ hay khiếp sợ?
                              Chắc chắn là không phải. Nhớ, trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc đầu tiên vào sáng Chủ nhật 5 tháng 6, dân chúng tụ tập ở Sài Gòn đông hơn hẳn ở Hà Nội. Với sự tham gia của các tên tuổi như Nguyễn Đình Đầu, Lê Hiếu Đằng, Đinh Kim Phúc, Đỗ Trung Quân, Huỳnh Tấn Mẫm, cuộc biểu tình tại Sài Gòn hôm ấy đã, thứ nhất, thu hút rất nhiều người tham dự; và thứ hai, cũng thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận không những tại Việt Nam mà còn cả trên thế giới. Báo chí khắp nơi, khi tường thuật cuộc biểu tình, đã tập trung hầu hết sự quan tâm vào Sài Gòn. Cuộc biểu tình ở Hà Nội chỉ như một cái bóng mờ khiến ngay nhiều người ở Hà Nội cũng đâm chua xót tự hỏi: Chẳng lẽ người Hà Nội lại dửng dưng trước vận mệnh của đất nước đến vậy sao?
                              Thế nhưng đến các Chủ nhật sau đó thì tình hình khác hẳn. Trong khi ở Hà Nội nhiều người vẫn tiếp tục xuống đường biểu tình thì ở Sài Gòn không khí lại im ắng hẳn.
                              Điều gì dẫn đến sự thay đổi đột ngột như vậy?
                              Câu trả lời dễ dàng: Khủng bố.
                              Ở Hà Nội, hầu hết những tên tuổi lớn thường tham gia biểu tình, nói chung, vẫn vô sự. Kể cũng có chút khó dễ nhưng, nói chung, với mức độ vừa phải. Công an muốn cầm chân giáo sư Nguyễn Huệ Chi cũng như tiến sĩ Nguyễn Quang A (1) và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên (2) ở nhà để họ không tham dự biểu tình được, nhưng cuối cùng, họ vẫn đến. Chỉ có quấy nhiễu nhưng rõ ràng chưa đến mức khủng bố. Ở Sài Gòn, ngược lại, các biện pháp cầm chân được tiến hành một cách chặt chẽ và quyết liệt đến độ người ta không thể ra khỏi nhà được. Đi cửa trước: công an chận. Đi cửa sau: công an chận. Có người còn bị công an mời đến cơ quan làm việc từ tối hôm trước. Công an gọi thì phải tới. Tới thì chỉ cà phê, thuốc lá và nói chuyện tào lao. Nhưng về thì lại không được. Cứ bị cầm chân mãi ở cơ quan đến tận trưa Chủ nhật hôm sau, lúc mọi dự định biểu tình đã chấm dứt thì lại được tự do về nhà.
                              Hỏi: Tại sao các anh giữ tôi từ hôm qua đến nay?
                              Trả lời: Chúng tôi đâu có giữ anh đâu! Ở đây là cơ quan, nơi anh đang làm việc chứ có phải là đồn công an đâu? Sau anh lại nói là “giữ”?
                              Ừ, thì không giữ, không giam. Nhưng cũng không có tự do về nhà. Chứ đừng nói gì đến tham gia biểu tình.
                              Cứ thế, từ người này đến người khác; từ tên tuổi lớn đến tên tuổi nhỏ. Không có ai ra đường được. Thanh niên lảng vảng đến gần khu tập trung biểu tình thì bị xua đuổi. Ngồi quán cà phê cũng không được. Gọi điện thoại di động cũng không được: sóng bị phá. Mọi nỗ lực tổ chức biểu tình sau đó đều bị vỡ từ trong trứng nước.
                              Nhưng vấn đề là: Tại sao công an nhân nhượng với dân Hà Nội mà lại không nhân nhượng với dân Sài Gòn? Tại sao cũng là biểu tình chống Trung Quốc uy hiếp và xâm lược mà ở Hà Nội thì được xem là yêu nước, còn ở Sài Gòn thì không?
                              Xin nói thêm: Chính nhiều người trong nước cũng ngạc nhiên về điều ấy. Ví dụ, trong bài “Mấy dòng nhật ký biểu tình“, giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết:
                              “Đúng là những cuộc biểu tình này là một đốm lửa, đốm lửa đó ngày xưa gọi là phong hỏa đài, cháy lên như một con mắt không ngủ để canh cho toàn dân yên tâm làm việc kiếm ăn sinh sống, và cứ nhìn vào tín hiệu đốm lửa đó thì người dân hoặc có thể quên đi mọi nỗi băn khăn nhức nhối của mình, hoặc biết rằng đã đến lúc phải vùng dậy xả thân cứu nước rồi. Cái giá trị của đốm lửa là ở đấy. Nhưng ai sẽ là người tiếp dầu cho lửa không tắt? Và biết đâu có những kẻ nào đó đang chờ cơ hội để dập tắt ngọn lửa khi mọi người không đề phòng. Biết đâu đấy. Hãy cứ nhìn vào thực trạng ở Sài Gòn, nơi vốn có truyền thống biểu tình sôi sục dưới thời Việt Nam Cộng hòa, vậy mà vì sao giờ đây lại… im re đến thế? Trong đó với ngoài này lòng yêu nước nào có gì khác nhau.”
                              Trong bài “Thư Sài Gòn”, nhà thơ Đỗ Trung Quân cũng viết, tương tự:
                              ‘Sài Gòn im ắng dần. Vì sao? Có nhiều lý do khác nhau mà cá nhân mình không thể trả lời thay.
                              Tôi biết những lời trách móc thậm chí dè bỉu từ Hà Nội, nơi những cuộc tuần hành ngày càng có qui củ, chính kiến rất rõ rệt với kẻ thù và được chính quyền cũng phần nào nhẹ tay sau những đàn áp tệ hại vừa qua.
                              Tôi cũng chỉ cười buồn. Hà Nội có câu nói ra miệng của Tướng Nhanh, còn Sài Gòn, khác lắm. Nó không có câu nói nào tương tự. Nó, dường như chỉ làm được một điều nhỏ nhoi duy nhất: Nhóm lên đốm lửa ban đầu. Thế thôi.”
                              Cùng một nỗi băn khoăn và một nỗi ngậm ngùi, nhưng cả Nguyễn Huệ Chi lẫn Đỗ Trung Quân đều không trả lời tại sao có sự phân biệt trong thái độ và trong chính sách của nhà cầm quyền đối với người dân Sài Gòn.
                              Bạn có biết tại sao không?
                              Sau đó là sợ dân chúng nói chung
                              Phần 1 ở trên được viết xong vào Chủ Nhật tuần trước (14/8). Bây giờ (19/8), đọc lại, đã thấy lỗi thời. Ngày 18/8, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra thông báo cấm tất cả “mọi hoạt động tụ tập, biểu tình, tuần hành tự phát” chống Trung Quốc trên địa bàn thành phố. Lý do được nêu lên là chúng “gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, đến hình ảnh thủ đô – Thành phố Vì hòa bình; tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị; tác động tiêu cực tới việc thực hiện đường lối, quan hệ ngoại giao của Đảng, Nhà nước“.
                              Quyết định cấm biểu tình của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chứa đựng nhiều vấn đề có thể phân tích và phê phán. Những ngày sắp tới chắc chắn sẽ có nhiều người, trong cũng như ngoài Việt Nam, sẽ làm điều ấy. Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: đằng sau quyết định ấy lại vẫn là những nỗi sợ. Sợ mất lòng Trung Quốc. Và, có lẽ, quan trọng hơn, là sợ dân.
                              Việc dân chúng xuống đường, cho dù để chống Trung Quốc, dưới mắt nhà cầm quyền, vẫn “tiềm ẩn các yếu tố gây mất ổn định chính trị”.
                              Sợ “mất ổn định chính trị” là gì, hẳn ai cũng biết.


                              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 22-08-2011, 07:53 PM.

                              Comment

                              Working...
                              X
                              Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom