• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Người Việt yêu người Việt

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Người Việt yêu người Việt

    Người Việt yêu người Việt?
    Ngày 18/08/2011, Ủy Ban Nhân Dân TP Hà Nội ra thông báo đe dọa chấm dứt biểu tình, trong lúc lời kêu gọi về cuộc biểu tình lần thứ 11 (21/08/2011) đã được phát đi trên trang mạng và các blog.
    Cùng với việc ra thông báo đe dọa, cả hệ thống tuyên truyền của Đảng tiếp tục phát đi những bản tin có nội dung đe dọa, vu cáo và khủng bố người biểu tình yêu nước.
    Tiếp theo sau bản thông báo của UBND TP Hà Nội, nhiều người biểu tình vẫn tiếp tục bị Công an đến nhà sách nhiễu, ngăn chặn.
    Chiều tối ngày 18/08/2011, một cuộc "tập dượt trấn áp" đã diễn ra tại đường Thụy Khê - Hà Nội, mà theo mô tả "Không cần biết luật là gì, thường phục không cần xuất trình thẻ, ra lệnh dừng xe, hỏi giấy tờ, ai chống đối đánh luôn, rồi quặt tay, dùng còng số 8, áp tải như tội phạm nguy hiểm quẳng lên thùng xe"
    Trước đó, trong cuộc biểu tình lần thứ 10 tại Hà Nội (12/08/2011), một số thanh niên, đầu gấu đã xuất hiện và lớn tiếng đe dọa những người biểu tình.
    Tất cả những dấu hiệu trên cho thấy, nhiều khả năng phía chính quyền sẽ mạnh tay với người biểu tình yêu nước vào chủ nhật tới đây.
    Chúng ta không cho phép bất cứ ai, bất cứ thế lực nào được xúc phạm hay chà đạp lòng yêu nước của nhân dân ta. Những hành động trấn áp biểu tình sẽ được ghi lại bằng mọi cách, trở thành một bằng chứng ô nhục không thể chối cãi cho chế độ này.
    Ngày 21/08/2011 tới đây, mọi con mắt sẽ hướng về Hà Nội, các phóng viên, ký giả quốc tế cũng sẽ có mặt. Bất cứ hành động mờ ám nào nếu có xảy ra cũng sẽ không thể thoát khỏi tai mắt nhân dân, cùng với hàng trăm máy chụp ảnh, camera chở sẵn.
    Nhân đây, xin được thông báo : Toàn bộ tư liệu, hình ảnh về cuộc trấn áp biểu tình hôm 17/07/2011 đã được công bố, xem như là lời cảnh báo đến những kẻ đang âm mưu đàn áp người yêu nước.
    Đây là nguòn tư liệu có thể nói là khá đầy đủ về cuộc trấn áp kinh hoàng diễn ra hôm 17/07/2011, đồng thời cũng sẽ là một bằng chứng khẳng định ý chí kiên cường của những người yêu nước.
    Không gì có thể thoát được tai mắt nhân dân !
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 20-08-2011, 02:33 AM.
    Similar Threads
  • #16

    Biểu tình yêu nước lần thứ 11: Tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu
    Sáng 21/8, trời Hà Nội đổ mưa từ cả đêm, trận mưa không lớn nhưng rả rích làm ướt áo, làm bẩn người khi đi ra khỏi nhà.
    Tôi đến khu vực Hoàn Kiếm khá sớm, từ dưới đường Phố Huế, Hàng Bài đi lên Hồ Hoàn Kiếm và các phố xung quanh, các ngã tư xuất hiện nhiều xe cánh sát, hàng rào sắt, xe bắt người… chiếm chỗ. Tại các góc phố, từng đám công an, dân phòng, những người mặc đồng phục ngồi, đứng có vẻ mệt mỏi, thậm chí có người đang ngồi bố gối trên hè nhà ai đó ngủ gật.
    Nhìn cảnh tượng này, không khí Hà Nội có vẻ giống thời chiến hơn là một Thủ đô văn minh, hiện đại và là một Thành phố Hòa bình.




















    Lượn qua khu vực Hồ Hoàn Kiếm, khu tượng đài Lý Thái Tổ đang diễn ra những hoạt động của Đoàn Thanh niên, từng đoàn Thanh niên kéo nhau đến với cái áo màu xanh tình nguyện. Những thanh niên mặc áo này, bất chấp luật lệ giao thông, chở ba chở 4 trên xe, nghễu nghện đi qua mặt cảnh sát giao thông và coi cảnh sát giao thông đứng đó như… đống đất. Có lẽ họ ý thức được trách nhiệm của mình hôm nay là trọng đại nên không cần chấp hành luật giao thông.


    Những chiếc áo mà tôi được nhìn thấy nhiều ở vụ Thái Hà sau khi giáo dân bị xịt hơi cay vào mặt, khi giáo dân cầu nguyện thì đám áo xanh này đứng chửi bới, hò hét và “Như có bác Hồ”…
    Dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng tên một vị vua nổi tiếng, hàng loạt các rào sắt được dựng dọc, dây thừng và công an nhung nhúc.
    Trên đoạn nữa đến khu tượng đài Cảm tử, một sân khấu dựng lên tự khi nào, trên đó nhảy nhót, múa may là đội văn nghệ làng hay phường nào đó.
    Đi tiếp mấy chục mét, tại quãng trường Đông Kinh Nghĩa thục, vẫn lại một sân khấu, một đoàn các em tầm độ trên chục tuổi đang nhảy múa dưới mưa.
    Lạ, lần đầu tiên tôi thấy một đoạn nhỏ quanh bờ Hồ có đến 3 sân khấu có diễn viên nhưng không có khán giả, các diễn viên múa, hát dưới mưa.


    Đài Cảm tứ: Theo Báo HN mới thì: "Hồ Gươm một sáng thu Tháng 8 như hôm nay (21/8) bình yên với nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành" - Sau khi bị bóc mẽ thì đã lén lút bỏ đi "nắng vàng rực rõ"



    Nhìn cảnh tượng này, tôi chợt nghĩ rằng ở Bắc Triều Tiên mừng sinh nhật bác Kim cóc chắc cũng phải chào thua những nàm này.
    Chưa hết, trên phố Hàng Đào, hàng Đường, lại một sân khấu dựng vội vàng, một ca sĩ đang gồng mình hát bài hát gì đó, xung quanh, hàng phố HN vẫn vắng lặng như lệ thường người HN dậy muộn vào Chúa nhật.
    Đi quanh khu vực đến ĐSQ Trung Quốc, một chiếc dây màu xanh phản quang bắt ngang con đường vào ĐSQ, xung quanh lại cơ man nào là công an, dân phòng, xe cộ… Một chiếc xe của Truyền hình Hà Nội đang đi về hướng đó.
    Trở lại Hồ Hoàn Kiếm, phía bên kia, các góc đường, ngõ phố… chỗ nào cũng dân phòng, công an. Một chiếc xe phát hay thu sóng gì đó đang đỗ bên đường Hàng Trống.
    Tôi dừng xe, hỏi một cụ già đang đi bộ qua đường về sự lạ hôm nay, cụ bảo: “À, hôm nay nó chặn biểu tình chống Trung Quốc đó mà chú”. Tôi hỏi: “Cháu tưởng chúc mừng Quốc khánh chứ cụ” Cụ đáp lại và đi: “Vẽ chuyện, có khi nào, năm nào vậy đâu. Tốn tiền vô bổ”. Thì ra người dân hiểu rõ nhà nước muốn làm gì.
    Nhìn khung cảnh này, đội ngũ cảnh sát dày đặc, trang bị đầy đủ tôi chợt nghĩ vậy là hôm nay, trời mưa thế này sẽ mất công nhà nước chuẩn bị công phu, vì những người biểu tình chắc sẽ không đến.
    Tôi cũng chợt nghĩ, vì thời gian qua những người biểu tình tập trung ở ĐSQ Trung Quốc rồi Bờ Hồ nên hai nơi này được giăng mắc cẩn thận, nếu những người biểu tình đó không chỉ có ở đây, liệu sẽ phải huy động bao nhiêu công an, dân phòng và cán bộ, xe cộ thiết bị để bố trí khắp Thành phố cả nội thành và ngoại thành? Nhân dân sẽ phải chi bao nhiêu tiền cho những công việc này?
    Nghĩ thế, tôi thầm cảm ơn những người biểu tình đã chỉ tập trung hai nơi đó, nếu họ tập trung nhiều nơi, nhiều chỗ thì chắc giá cả đã nhảy điệu nhảy tưng bừng thời gian qua sẽ lại có dịp nhảy những điệu vũ bão mới.
    Đến lần thứ 3, tôi nghĩ mình đi qua một vòng nữa để đi về, thì bất ngờ trước tượng đài vua Lê Thái Tổ, đoàn người biểu tình đã dâng cao biểu ngữ chống Trung Quốc xâm lược, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam, “Xin đừng vô cảm, sơn hà nguy biến”.

    Đoàn biểu tình bắt đầu nhóm
    Tiếng hô của những người này mạnh mẽ, khí thế lấn áp dần tiếng loa, tiếng của các cháu ở Đoàn Thanh niên Cộng sản.
    Tôi sững người. Một đoàn người không đông đúc, nhưng với những bố trí như hôm nay, họ đứng ra để biểu thị lòng yêu nước của mình trái với ý muốn của nhà cầm quyền CS Hà Nội, thì họ quả là gan lim vì bên kia là lực lượng hùng hậu, đầy đủ mọi thứ trang bị, bên này là nhóm người tay không, chỉ có trong tay cái biểu ngữ và trong lòng họ là một trái tim yêu nước.
    Tôi xúc động dừng xe, một người mang sắc phục công an thấy tôi dừng lại nghe tiếng hô thì liếc qua đoàn biểu tình rồi lẩm bẩm chừng như cho tôi nghe thấy: “Bọn dở hơi”. Tôi tiến lại gần anh ta, nhìn thẳng vào mặt hỏi: “Anh bảo họ hô Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam là dở hơi à? Vậy theo anh, nên hô là của Trung Quốc thì không dở hơi, đúng không?” Tôi nhìn xoáy vào mặt anh ta, anh ta không dám nhìn thẳng, quay mặt đi, mặt tái mét rồi bước đi.
    Tôi không có khả năng thấu thị, nhưng với nét mặt và điệu bộ anh ta lúc đó, tôi thấy sự hèn mạt đáng kinh tởm biết chừng nào ở nhân cách đó.
    Tôi bước đến, đoàn biểu tình đã tập trung khá đông, họ hiên ngang đứng hô vang các khẩu hiệu yêu nước, có trật tự và kiềm chế.
    Khi loa thông báo đây là nơi TP đã dành cho Đoàn Thanh niên, những người biểu tình đi sang bên kia đường, dừng lại một chút rồi tập hợp đội ngũ và bước đi trên hè phố.

    Sang đường, đi đúng vạch đường dành cho người đi bộ

    Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam

    Diễu hành

    Các phóng viên quốc tế, các nhà nhiếp ảnh trong và ngoài nước thi nhau chụp lại khoảnh khắc này. Công an, dân phòng bắt đầu được huy động. Chiếc xe Bus đợi sẵn nổ máy, quay đầu đi ngược chiều tiến về đoàn biểu tình, chiếc xe cảnh sát cơ động tiến về chặn trước. Từ trên xe một đoàn mặc thường phục ô hợp, đeo băng đỏ nhảy xuống. Những chiếc xe gắn loa liên tục gào thét về nghị định 38CP, về nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do dân chủ…

    Xe Bus bắt người tiến lại

    Cảnh sát và công an vây lại dưới sự chỉ đạo của một người mặc thường phục mà người này tôi đã gặp ở phiên tòa vụ Cù Huy Hà Vũ.
    Đoàn người vẫn tiến bước và hô vang: “Đả đảo Trung Quốc xâm lược” “Bảo vệ máu thịt Việt Nam” “Trường Sa – Hoàng Sa là của Việt Nam”… ngay lập tức đám người xô lại bắt từng người lên xe Bus. Những tấm băng rôn, biểu ngữ bị thu lại, đoàn người không nhốn nháo hoảng loạn khi thấy công an bắt họ, họ lên xe và tất cả đồng loạt cùng lên xe Bus.
    Cảnh bắt bớ chỉ diễn ra khoảng chừng vài chục phút là đầy hai chiếc xe, bởi công an cũng chẳng nhọc công là mấy khi những người biểu tình đã đồng loạt bước lên. Nhiều người nước ngoài quay phi, chụp hình bị mấy công an giơ tay che ống kính, chặn lại.
    Bên cạnh chỗ tôi đứng, một người đang đứng chụp hình, bỗng nhiên bị một bàn tay đánh mạnh vào vai và quát: “Đi ra ngoài” người đàn ông trung niên này phản ứng, “ông làm gì mà đánh tôi?” Lập tức, người này quay lại hùng hổ: “Đm mày, mày chửi tao à, mày dám chửi tao à?” và xấn xổ quay lại để hành hung người đàn ông đó. Người này chỉ bảo: “Tôi không chửi anh, nhưng anh đánh tôi và bắt nạt tôi”.
    Nhìn cảnh này, không cần xem giấy tờ thì tôi cũng biết ai là ai ở đó và người đàn ông hành hung người kia để làm gì, anh ta là ai.
    Tiếng hô từ trên xe vẫn vang vọng: “Đả đảo TQ Xâm lược, Hoàng Sa – Trường Sa là của VN, phản đối bắt người yêu nước”. Nhiều khi tiếng hô tắc nghẹn giữa chừng bởi sự xúc cảm, bởi sự thảng thốt hay bị tác động bởi cái gì đó.
    Tôi thẫn thờ nhìn theo hai chiếc xe dần dần chở họ ra đi khi họ không hề có bất cứ hành động chống đối hoặc hành vi nào, tất cả ở họ toát lên tinh thần yêu nước vô bờ bến.
    Hai chuyến xe đầy người và chuyển bánh đi khỏi khu vực, tiếng loa vẫn không ngớt, những gương mặt ngơ ngác của những người nước ngoài đang thảng thốt như không hiểu điều gì đã xảy ra.
    Chiều tối nay, một cán bộ an ninh sau nhiều lần cứ có việc gì “nhạy cảm” là gọi điện thoại từ hôm trước rủ đi “uống cafe”. Gặp tôi anh nói: “Tôi ái ngại cho anh, rất nguy hiểm cho anh”. Tôi hỏi lại: “Nguy hiểm thế nào”? Anh ta nói: ” Vì tại sao anh được “nhiều người”, nhiều nơi” chú ý đến thế”.
    Tôi đáp: “Tôi chẳng rõ vì sao nguy hiểm khi tôi chỉ là một công dân, một giáo dân, không hoạt động chính trị, đảng phái, không lật đổ hay bất cứ việc gì trái pháp luật. Tôi chỉ nói lên sự thật. Nếu như vì sự thật mà phải chết, nghĩa là tôi đang đi theo con đường Chúa Giêsu đã dạy: “Sự thật sẽ giải thoát chúng ta”. Còn việc được nhiều người chú ý ư, thì như hôm qua anh đã nói với đoàn cán bộ Phường rằng việc cả Phường chỉ có một người đi biểu lộ tinh thần yêu nước, lẽ ra là niềm vinh hạnh của Phường. Nhưng thực chất đó là nỗi đau của dân tộc, của đất nước vì sự vô cảm với vận mệnh Tổ Quốc đang bị đe dọa, xâm lăng”.
    Cuối cùng, anh ta nói: “Thôi, bác đi lên những nơi đó là đ… gì, lo làm ăn nuôi gia đình, con cái, kệ mẹ nó”.
    Tôi lặng người chỉ nói được một câu: “Nếu tất cả công dân, cán bộ đều như chú, thì làm gì còn đất nước này”.
    Chiều nay đọc một trang tin, nói về bài viết trên tờ Hà Nội mới, bài viết nói rằng “nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành” và đám người hò hét bị giải tán.
    Tờ Hà Nội mới thì tôi không lạ, những gì họ viết, họ nói, liệu tin được bao nhiêu %? Chỉ riêng chi tiết “Hồ Gươm một sáng thu Tháng 8 như hôm nay (21/8) bình yên với nắng vàng rực rỡ và bầu không khí trong lành” đã đủ phơi bày tất cả những điều họ nói khi họ đang đứng ở đâu. (Sau khi bị bóc mẽ thì Tờ Hà Nội mới đã lén lút bỏ đi “nắng vàng rực rõ” trên bài báo của mình).
    Nhưng, họ nói rằng, những lời kêu gọi đả đảo quân xâm lăng với tất cả sự căm hờn kia là “hò hét”.
    Tôi cứ nhớ mãi những lời “hò hét” đó.
    Năm xưa, khi nhà Trần trước nguy cơ Đại Hán xâm lược, thế nước yếu, thế giặc như chẻ tre, nhà vua đã phải mở Hội nghị Diên Hồng tập trung các bô lão. Tiếng thét ở hội nghị Diên Hồng, Bình Than cũng có lẽ là những lời “hò hét” này. Tiếng “Sát Thát” ngày xưa cũng chính là những lời được cho là “hò hét” hôm nay.
    Nhưng, tôi tự nghĩ rằng nếu không có những lời “hò hét” đó, thì từ bao đời nay rồi, chúng ta không biết hiện đang thuộc về Tỉnh Vân Nam hay Quảng Đông?
    Và đêm nay lại là đêm khó ngủ, vì tiếng “hò hét” kia, tiếng thét căm hờn nghẹn giữa câu ấy cứ xoáy vào óc, vào tim. Nếu những tiếng thét căm hờn đó bị bịt đi tất cả, nghĩa là cả dân tộc chúng ta sẽ phải cúi đầu cho những ngàn năm Bắc thuộc mới.
    Liệu có ai bịt được hết những tiếng thét căm hờn đó hay không?
    Hà Nội, đêm 21/8/2011J.B Nguyễn Hữu Vinh
    Tái bút:
    Lục trong đống ảnh, tình cờ thấy bức ảnh này có một người mình thấy quen quen, chẳng lẽ người này là cán bộ quân sự, văn hóa Phường lại đi lên đây cùng biểu tình?Nếu vậy, Phường mình sẽ không chỉ còn một mình yêu nước nữa rồi.
    Không biết mình có nhầm không, các bạn xem giùm nhé:

    Bức ảnh tình cờ chụp được ngày hôm sau

    Người được giới thiệu là cán bộ văn hóa, quân sự vào nhà mình hôm trước
    Đúng như anh nói : Tôi lặng người chỉ nói được một câu: “Nếu tất cả công dân, cán bộ đều như chú, thì làm gì còn đất nước này”Dù sao thì cũng nhờ có cái thằng “cán bộ ngu” này để may ra bọn lãnh đạo của nó sau khi đọc được tâm tư ý nghĩ của người dân Việt Nam mà anh Vinh đã thay mặt toàn dân nói ra ,thì chúng có thể thức tỉnh để trở lại làm người việt Nam thật sự,không làm tay sai cho Tàu Cộng đàn áp người yêu nước nữa,nếu không thì toàn dân sẽ vùng lên tiêu diệt hết cái lũ bán nước này để gìn giữ non sông trong thời gian không bao xa nữa.Giờ lịch sử đã điểm ! Hỡi toàn dân VN hãy cùng nhau đoàn kết bảo vệ sơn hà.Sự thật ngay trước mặt,nhưng nhìn và thấy rồi dám nói lên được cả là 1 vấn đề vô cùng khó khăn….Xin cám ơn bài viết với lý luận thật sắc bén của anh,nó sẽ được chúng tôi lưu giữ và lưu truyền cho các thế hệ con cháu mai sau để chúng còn có thể tiếp bước cha ông mà “hò hét” mỗi khi sơn hà nguy biến !
    Xin ơn trên phù hộ và che chở anh.Cám ơn anh Vinh đã cho tôi tham dự buổi biểu tình qua bài viết khá chi tiết này! Nhìn những người biểu tình bị CA bắt đẩy lên xe buýt làm cho tôi quặn đau lẫn phẫn nộ!“Đất nước lâm nguy thất phu hữu trách”, giặc Tầu xâm lấn biển đảo của ta lẽ ra chính quyền phải huy động nhân dân làm tròn trách nhiệm là bảo vệ sơn hà, tăng thêm khí thế và đề phòng mọi bất trắc mới đúng chứ! Thế mà nhà nước lại thờ ơ vô cảm, khi nhân dân đứng lên biểu tình phản đối TQ thì bị CA đánh đập, khủng bố và bắt bớ! Như vậy thì “chính quyền” này là của ai? Của VN hay của Tầu?
    Nhìn máu đổ thị rơi ở Tripoli (Libăng) báo hiệu ngày tàn của Gaddafi đã gần kề khiến tôi lo ngại cho Việt Nam quá! Mong rằng lãnh đạo csvn hãy nhìn xa trông rộng, hãy biết đặt quyền lợi của TỔ QUỐC và Dân tộc trên đảng phái và cá nhân để tránh cảnh xảy ra như ở Libăng!
    Gaddafi và đám bô hạ chắc chắn sẽ xa chạy cao bay, còn những tướng lãnh, bộ đội và CA “ngoan cố” sẽ phải đối mặt với nhân dân ra sao
    Trên đây là câu hỏi mà các tướng lãnh, cán bộ, đảng viên, và CA cũng nên suy nghĩ để tránh hậu quả sau này trước khi quá muộn!
    Một lần nữa cám ơn anh Vinh và ước mong rằng Việt Nam ta sẽ có được nhiều người yêu nước nồng nàn và can đảm như Anh. Còn những cán bộ, đảng viên và CA đang gây khô đau cho nhân dân thì chỉ là phường vô lại, phản dân hại nước!
    Kính chúc Anh sức khoẻ, kiên cường và nhiều nghị lực
    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 23-08-2011, 06:25 PM.

    Comment

    • #17

      Ví thử đường đời bằng phẳng cả,
      Anh hùng hào kiệt có hơn ai?

      Comment

      • #18

        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post
        Những lời hô của họ là tiếng vọng của núi sông, là tiếng voi trận sông Hát, là tiếng sóng Bạch Đằng, là hồi trống Đống Đa... đã đánh thức giấc ngủ mê muội của nhiều người, mở đầu cho một thời kỳ mới: thời kỳ của những người biết sống can trường. Buổi sáng mùa thu tháng tám ngày 21 ấy, bằng bước chân đi và trái tim bốc cháy - họ đã trở thành Những Người Viết Sử...
        ..::~Trích dẫn nguyên văn bởi hvpavchst View Post




        NGĂN CHẬN HAY CHÀ ĐẠP TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA MỌI NGƯỜI VIỆT NAM LÀ PHẢN BỘI TỔ QUỐC VÀ ĐỒNG BÀO-LÀ TỘI ĐỒ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


        T_Q
















        Comment

        • #19






          T_Q
















          Comment

          • #20

            Cần Thơ: Sinh viên dán truyền đơn Đừng Vô Cảm!
            Vào ngày Thứ Sáu 12/8/2011 anh em sinh viên Cần Thơ chúng tôi chia nhau dán truyền đơn ở một số tỉnh miền Tây. Trước họa xâm lược đang gần kề, sinh viên Cân Thơ tiếp tay gióng lên tiếng chuông thức tỉnh nhiều người dân đang thơ ờ trước vận nước. Dậy mà đi đồng bào ơi, SƠN HÀ NGUY BIẾN xin đừng VÔ CẢM”.

















            Nguồn

            Blog not found


            T_Q
















            Comment

            • #21

              Nói ra thì nước mắt trào,
              Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi...
              Nguyẽn Đinh Chiểu
              Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 28-08-2011, 07:03 PM.

              Comment

              • #22

                Hoa Kỳ kêu gọi thả người biểu tình

                Khoảng 50 người bị bắt hôm Chủ nhật 21/08, phần đông đã được thả

                Sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa bày tỏ quan ngại về việc chính quyền bắt một loạt người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/08 và kêu gọi trả tự do cho họ.
                Báo An ninh Thủ đô của Công an Hà Nội hôm thứ Hai cho hay "có 47 trường hợp bị đưa về Đồn Công an Mỹ Đình" sau khi lực lượng an ninh giải tán cuộc biểu tình mà giới chức gọi là "tập trung trái pháp luật" ở trung tâm thành phố.
                Những gì xảy ra sau biểu tình ở HN
                'Biểu tình chẳng do ai kích động'
                Biểu tình Hà Nội "hàng chục" người bị bắt
                An ninh Thủ đô cho biết thêm rằng "cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử phạt hành chính với hình thức cảnh cáo 39 trường hợp về hành vi tụ tập trái quy định, gây mất trật tự công cộng".
                Những người này đã được cho về nhà, nhưng tám người còn lại bị đưa về Công an Quận Hoàn Kiếm.
                Cuối ngày thứ Hai, 5 người trong số đó được thả, ba người vẫn còn bị giữ "để điều tra, xử lý".
                Họ có thể bị buộc tội Gây rối trật tự công cộng và Chống người thi hành công vụ.
                Một nguồn tin từ Hà Nội cho BBC biết đó là các ông bà Nguyễn Văn Dũng, Bùi Minh Hằng và Đặng Bích Phượng.
                Trả tự do
                Một người phát ngôn của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội hôm thứ Ba kêu gọi trả tự do cho những người này.
                Giới truyền thông nước ngoài ở Việt Nam dẫn lời người phát ngôn không nêu danh tính nói: "Chúng tôi quan ngại về việc bắt giữ các cá nhân dường như chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa".
                "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai bị bắt vì thực hiện quyền con người và quyền tự do cơ bản."
                Theo sứ quán Mỹ, việc bắt giữ người dân đang tụ tập một cách hòa bình là trái với "bổn phận của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị".
                Hiến pháp Việt Nam cũng quy định: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
                Thế nhưng các kênh chính thống ở Việt Nam mấy ngày qua liên tục giải thích người biểu tình bị bắt là vì đã "gây mất trật tự, ổn định".
                Những người xuống đường tuần hành chống Trung Quốc còn bị cáo buộc là đã "lợi dụng quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật".
                5 người được thả hôm thứ hai là Nguyễn Tiến Nam, Trịnh Hữu Long, Ngô Duy Quyền, Lưu Trọng Đức và Nguyễn Quang Thạch.
                Cuộc biểu tình hôm Chủ nhật 21/08 là lần thứ 11 có tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
                Cách đó ba ngày, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo yêu cầu chấm dứt hoạt động này.
                BBC
                Hoa Kỳ hôm nay 23 tháng 8 có phản ứng về biện pháp bắt giử một số người ôn hòa biểu tình chống Trung Quốc hôm ngày 21 tháng 8 vừa qua tại Hà Nội.
                Tùy viên báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Beau J. Miller cho biết như sau:
                Chúng tôi quan ngại về việc câu lưu một số cá nhân mà duờng như chỉ vì họ bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa. Không thể bắt giữ những cá nhân vì thực thi quyền tự do tụ tập, vì như thế là trái với những cam kết của Việt Nam đối với những công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
                Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam phải trả tự do cho những cá nhân thực thi các nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người.”
                Hãng thông tấn AFP trích nguồn của tờ An Ninh Thủ đô, một tờ báo chính thức của công an nói có 47 người tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm sáng chủ nhật 21 tháng 8 tại Hà Nội đã bị bắt.
                Tuy nhiên sau đó 39 người đuợc thả, còn 8 nguời tiếp tục bị giữ để điều tra về việc gây mất trật tự xã hội và chống người thi hành công vụ.
                Đến chiều ngày hôm qua có thêm năm người được trả tự do. Ba người còn lại được nói theo những qui định phát luật Việt Nam hiện hành thể bị giam giữ đến ngày thứ tư để điều tra.
                Cuộc biểu tình chống Trung Quốc gây hấn đối với Việt Nam diễn ra hôm ngày 21 tháng 8 vừa qua là lần biểu tình thứ 11 tại Hà Nội kể sau lần biểu tình đầu tiên hồi ngày 5 tháng 6 vừa rồi.
                Hôm ngày 18 tháng 8, xuất hiện trên một số tờ báo Việt Nam, thông báo cấm không biểu tình chống Trung Quốc. Thông báo này chỉ đóng dấu treo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội mà không có người ký tên, không có số.
                Một số người dân phản đối cho rằng thông báo đó thiếu nhiều căn cứ pháp luật nên không thể thi hành, và đã có kiến nghị gửi cho chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, bộ trưởng Bộ Công An, bộ trưởng Bộ Tư Pháp để phản đối kiến nghị đó.

                Comment

                • #23

                  'Mỹ giật dây biểu tình ở Hà Nội'

                  Đã có 11 cuộc biểu tình chống Trung Quốc

                  Báo chí Trung Quốc vừa có bài bình luận về các cuộc biểu tình mới đây tại Hà Nội, cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau hoạt động này.
                  Tờ Thế giới Tân văn trong số ra tuần trước đăng bài viết tựa đề 'Ai kích động biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam' nói "sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ".
                  Bài báo mở đầu bằng mô tả cảnh tượng biểu tình hôm 14/08 ở Hồ Hoàn Kiếm ngay trung tâm thành phố, với 50-60 người cầm cờ và biểu ngữ 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược'.
                  Người phiên dịch giải thích với khách du lịch Trung Quốc hiếu kỳ, rằng cuộc biểu tình "thực ra là chống chính phủ, chứ không phải chống Trung Quốc".
                  "Trong lúc tranh chấp Biển Đông đang tạm lắng xuống, các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vẫn chưa chịu dừng và ngay tại chính trường Việt Nam cũng đang có những tiếng nói cứng rắn chống Trung Quốc".
                  Tuy nhiên, theo phân tích của Thế giới Tân văn thì nguyên nhân sâu xa của các "sóng gió" hiện thời là sự kết hợp giữa các nhân vật chống Trung Quốc và chống chính phủ ở trong nước, cộng thêm các thế lực đang muốn lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam ở nước ngoài.
                  Tờ tuần báo trực thuộc Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) lược thuật lại một vài chi tiết liên quan biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, được nói là "diễn ra gần như mỗi Chủ nhật".
                  Áp lực của Mỹ
                  Báo này nói sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn có chuyến thăm Trung Quốc hồi tháng Sáu, trong đó hai bên "đạt đồng thuận" về định hướng dư luận, chính phủ Việt Nam đã mạnh dạn dẹp hai cuộc biểu tình và bắt giữ một số người tham gia.
                  Tuy nhiên, "do áp lực của Hoa Kỳ và quan ngại phản đối của dư luận trong nước, công an Việt Nam sau đó chỉ theo dõi chặt chứ không ra tay.
                  Chuyên gia về Việt Nam của CRI, ông Trần Mẫn Linh, nói với Thế giới Tân văn rằng một số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam là do các nhóm chống chính quyền Việt Nam của Việt kiều ở Mỹ và các nước phương Tây dẫn dắt, có sự hỗ trợ của 'thế lực Hoa Kỳ'.
                  "Một thành phần khác là các sinh viên, có tình cảm dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ và dễ bị kích động."
                  Cũng theo ông Trần Mẫn Linh, nhóm biểu tình thứ ba là người về hưu, thực tế có cảm tình với Trung Quốc và bức xúc trước những căng thẳng giữa hai nước nên "tới để biểu lộ nguyện vọng" hòa hảo, nhưng bị hiểu lầm là chống Trung Quốc.
                  Sau khi đưa ra giả thuyết về thành phần tham gia biểu tình, tờ Thế giới Tân văn quay sang phân tích quan điểm của chính giới Việt Nam đối với Trung Quốc.
                  Báo này nói phát biểu mới đây của tân Chủ tịch Trương Tấn Sang, người vẫn được cho là ôn hòa, đã gây "quan ngại đặc biệt".
                  Hôm 11/08, trong khi tiếp xúc cử tri, ông Sang nói Việt Nam "không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite" ở Tây Nguyên. Ông còn nói thêm rằng "vấn đề quốc phòng an ninh sẽ được đặc biệt chú ý khi đưa vào khai thác".
                  Chuyên gia về Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Đông Nam Á, Chu Hạo, nhận xét rằng tuyên bố nói trên của ông Trương Tấn Sang chỉ để "lấy phiếu" của cử tri. Theo chuyên gia này, ở Việt Nam quyền lợi dân tộc là điều không thể nhượng bộ và tối quan trọng đối với sinh mạng chính trị của các lãnh đạo cho dù quan điểm chính trị của họ như thế nào đi chăng nữa.
                  Việc Trung Quốc tham gia các dự án bauxite ở Tây Nguyên đã gặp nhiều phản đối trong dư luận, thế nhưng, theo Phó Giám đốc ban tiếng Việt của CRI Hoàng Vĩnh Tuyết, các dự án 'hợp tác' vẫn được tiếp tục vì phe thân Trung Quốc trong ban lãnh đạo Việt Nam vẫn thắng thế.
                  Phức tạp trên chính trường Việt
                  Ông Hoàng đưa ra một minh chứng là phe thân Trung Quốc mới đây đã chặn yêu cầu mang chủ đề Biển Đông ra bàn tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội Việt Nam.
                  Ông nói đây là đề xuất của phe thân Mỹ nhưng sau việc mang ra thảo luận đã bị ngăn chặn, thay vì đó là Quốc hội nghe báo cáo về Biển Đông do Bộ Ngoại giao trình bày và không có phần đặt câu hỏi.
                  Ông Hoàng Vĩnh Tuyết nhận định: "Từ đây có thể thấy, chính phủ Việt Nam hiện vẫn giữ quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, phe 'Bắc phương' (thân Trung Quốc) vẫn thắng thế".
                  Chuyên gia này phân tích rằng ở Việt Nam có ba phe: thân Mỹ, thân Trung Quốc và trung dung.
                  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo ông Hoàng, thuộc phe 'Nam phương', tức thân Mỹ.
                  Chủ tịch Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng được cho là thuộc phái trung dung.
                  Trong khi đó, Tổng Bí thư Đảng CSVN đồng thời là cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thân thiện với Trung Quốc hơn, và phe 'Bắc phương' giữ vị thế quan trọng hơn trên chính trường Việt Nam.
                  Dù vậy, chuyên gia Chu Hạo cảnh báo rằng phe nào cũng sẽ không thể nhượng bộ về quyền lợi quốc gia và chủ quyền lãnh thổ. Ý thức về lãnh thổ đã ăn sâu vào người dân Việt Nam.
                  Từ đó, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng có một thế lực "vừa chống Việt Nam vừa chống Trung Quốc" đang tìm cách lợi dụng tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người dân để gây bất ổn trong xã hội Việt Nam.
                  Tổ chức Việt kiều
                  Bài trên Thế giới Tân văn chỉ sang "các thế lực chống Trung Quốc" trong cộng đồng Việt kiều ở hải ngoại.
                  Hiện có hơn bốn triệu người Việt sinh sống ở Hoa Kỳ, báo này nói, và một số người bị Hoa Kỳ sử dụng như công cụ diễn biến hòa bình để chống lại Đảng CSVN.
                  "Mỗi năm Quốc hội Mỹ đều cấp tiền cho những kẻ này hoạt động."
                  Bài báo viết: "Những Việt kiều này trở về Việt Nam, lợi dụng sự bất mãn ở trong nước để kích động tinh thần chống nhà nước. Chúng đã lấy tranh chấp lãnh thổ Việt Trung, chống Trung Quốc làm chiêu bài để chống chính phủ".
                  Ông Hoàng Vĩnh Tuyết từ ban Việt ngữ CRI nói chính phủ Hà Nội cần cảnh giác với việc Hoa Kỳ sử dụng chủ đề Biển Đông để "giết hai con chim bằng một hòn đá": vừa chia rẽ quan hệ Trung-Việt, vừa gây bất ổn trong nước.
                  Chuyên gia Chu Hạo trong khi đó thì nói rằng tình hình chưa tới nỗi nghiêm trọng quá: "Ngoại trừ cuộc biểu tình lần đầu, các cuộc sau đều ít người tham gia, cho thấy ảnh hưởng xã hội của việc tuyên truyền chống chính quyền chưa lớn".
                  "Đặc biệt ở Hà Nội, người dân vẫn còn tình đồng cảm với Trung Quốc."
                  BBC
                  Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 24-08-2011, 05:47 PM.

                  Comment

                  • #24

                    Quá thời hạn giam giữ, CA vẫn không thả người yêu nước
                    Vào lúc 8h tối hôm qua, 24/08/2011, một số anh chị em tại Hà Nội đã hẹn nhau đến khu vực trại giam Hỏa Lò để đón những người biểu tình yêu nước bị CA bắt giam trái pháp luật. Trước đó, theo thông báo miệng của Cơ quan CA, ba người yêu nước là chị Bùi Thị Minh Hằng, Đặng Bích Phượng (Phương Bích) và anh Lê Văn Dũng (Dũng Aduka) bị tạm giam trong thời hạn ba ngày tại Hỏa Lò. Như vậy, tính đến tối ngày 24/08 là đã quá thời hạn tạm giữ 3 ngày. Tuy nhiên, sau khi chờ đợi đến tận hơn 12 giờ đêm, mọi người đành phải ra về khi cơ quan CA vẫn không chịu thả người.
                    Các thông tin về tình hình sức khỏe, cũng như việc thăm hỏi, gửi đồ tiếp tế đang dần rơi vào tình trạng bế tắc. Theo suy đoán của nhiều người, nếu quá 12 giờ đêm mà CA không thả người thì có thể đã có thêm một lệnh tạm giữ trong ba ngày tiếp theo.
                    Thông tin gần đây nhất được ghi nhận lại là trường hợp anh Lê Văn Dũng (Phú Thọ) bị CA kéo đến đọc lệnh khám xét và lục soát nhà.
                    Tôi đã đi biểu tình cùng Dũng nhiều lần, Dũng ít lời, từ tốn nhưng đanh thép vô cùng. Tôi cũng bị bắt cùng Dũng vào CA quận HK, sáng 22/8 khi Dũng từ buồng tạm giam về lại dãy phòng lấy cung mà mấy anh em chúng tôi bị giữ ở đó, tôi có hỏi thăm Dũng rằng "em bị giam với những người như thế nào, em có bị những người tù thường phạm gây khó dễ gì không?". Dũng trả lời là bị giam cùng với mấy người buôn lậu ma túy và Dũng nói chuyện với họ rất nhiều, họ không hề đe dọa hay gây khó gì cả. Tôi tạm thời thấy an tâm vì tin rằng em biết cách vượt qua những thử thách khốc liệt, những trò đê tiện và man rợ của lũ "còn đảng còn mình".
                    Khi đọc những dòng này của Mẹ Nấm, tôi đã bật khóc, tôi ân hận vì đã không ôm Dũng thật chặt trước khi em bị còng tay dẫn lên xe đưa đi Hỏa Lò. Cầu Chúa luôn ở bên, che chở và gìn giữ người anh em của chúng con, Amen!
                    Nhiều ý kiến lo ngại về tình trạng những người yêu nước bị tra tấn & khủng bố tinh thần, thông qua việc bị CA bắt nhốt chung với tù hình sự.
                    Có thêm ba người biểu tình cũng đang bị giam giữ tại trụ sở CA Huyện Từ Liêm, đó là anh Vũ Quốc Ngữ (sinh năm 1971), một người phụ nữ tên Hội, và một người đàn ông tên Khang (Khoảng trên 60 tuổi). Tất cả đều bị bắt trái phép vào ngày 21/08/2011.
                    Mọi nỗ lực gọi vào số máy của Cơ quan CA để kiểm chứng và yêu cầu cung cấp thông tin, tình trạng giam giữ đều không được đại diện phía CA hợp tác.


                    Người thân, bạn bè chờ đợi bên ngoài nhà giam Hỏa Lò đến tận khuya
                    Như vậy, danh sách những người biểu tình yêu nước vẫn đang bị giam giữ trái pháp luật tính đến nay đã lên đến 6 người, gồm có :
                    - Đặng Bích Phượng, nữ, sinh năm 1960: đang giam giữ tại Hỏa Lò (bắt từ ngày 21/08/2011)
                    - Bùi Thị Minh Hằng, nữ, sinh năm 1964: đang giam giữ tại Hỏa Lò (bắt từ ngày 21/08/2011)
                    - Lê Anh Dũng, nam, năm sinh (chưa rõ): đang giam giữ tại Hỏa Lò (bắt từ ngày 21/08/2011)
                    - Vũ Quốc Ngữ, nam, sinh năm 1971: đang giam giữ tại công an huyện Từ Liêm, Hà nội (bắt từ ngày 21/08/2011).
                    - Một cô gái tên Hội, các thông tin khác chưa rõ: có thể đang giam giữ tại công an huyện Từ Liêm, Hà nội (bắt từ ngày 21/08/2011).
                    - Một người đàn ông tên Khang, trên 60 tuổi, các thông tin khác chưa rõ: có thể đang giam giữ tại công an huyện Từ Liêm, Hà nội (bắt từ ngày 21/08/2011).
                    Bên cạnh việc sử dụng CA để đàn áp và bắt bớ người biểu tình yêu nước, hiện nay phía chính quyền tiếp tục huy động bộ máy tuyên truyền nhằm vu cáo, đấu tố cuộc biểu tình chống TQ của nhân dân là do "các thế lực phản động lợi dụng" ?!
                    Trong khi đó, truyền thông của Trung Quốc lại được dịp hả hê khi loan tin CA Việt Nam bắt người biểu tình, đồng thời còn đưa ra nhận định xuyên tạc "Biểu tình phản Hoa do Mỹ giật dây" !
                    "Không phải lúc nào vũ lực cũng có thể giải quyết được mọi việc, nhưng cần hiểu có lúc vũ lực là cần thiết...".
                    Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 24-08-2011, 08:48 PM.

                    Comment

                    • #25

                      Ba người cuối cùng trong số 47 người biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội bị Công an Việt Nam bắt giữ hôm Chủ Nhật 21 tháng 8 đã được thả sau hơn 4 ngày giam giữ và thẩm vấn.
                      Bà Đặng Bích Phượng, anh Nguyễn Văn Dũng, và bà Bùi Thị Bích Hằng đã được lần lượt thả ra lúc 6 giờ chiều ngày Thứ Năm 25 tháng 8 từ nhà giam Hỏa Lò, Hà Nội.
                      Một nhóm bạn hữu cùng tham gia biểu tình chống Trung Quốc đã tới trước trụ sở nhà giam để đón.
                      Tin tức cho hay, hiện tại, mọi người đang cùng động viên, chia sẻ niềm vui với những người yêu nước. Tinh thần của cả ba người là chị Bùi Hằng, chị Bích Phượng và anh Dũng vẫn rất mạnh mẽ và vững vàng.
                      Nhà nước gì mà lương lẹo thế? Hỏi ông trung tướng Nhanh xem vài hôm trước ông tuyên bố thế nào trên báo mà vài hôm sau thì chính ông hay ai ra lệnh bắt người biểu tình yêu nước? Lời hứa là danh dự, ông trung tướng đã được giáo dục về danh dự chưa?
                      Mặt khác hôm 14-8 dân đi biểu tình có gây ra mất trật tự anh ninh gì đâu? Chính CA và lực lượng bảo vệ gây ra mất trật tự trị an.Hỏi ông tướng Nhanh xem có đúng thế không? Dân đi biểu tình chống TQ, bắt bớ người vô lý vô luật thì vu cho người ta tụ tập hò hét làm mất trật tự và chống người thi hành công vụ.Vu khống thế mà không ngượng mồm hay sao? Người có quyền có chức sao lại có tác phong đầu đường xó chợ như vậy? Sờ vào đâu cũng thấy phản động và người chống đối. Phải xem lại mình để thấy vì sao dân “chống đối”.Phải sửa sai lầm thì dân không chống đối.Đầu óc để đâu mà chỉ học những lý thuyết vớ vẩn, bảo dân là muốn bắt chước phương Tây. xin hỏi:Ông mác lê nin thì là đông hay tây? Cái hay của tổ tiên”việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” thì không học.Học thói vu khống của thằng Tàu vừa ăn cướp vừa la làng, vừa áp bức người ta vừa vu khống cho người ta chống đối. Ngậm cứt phun người vậy mà cũng quyền cao chức trọng. Dở thằng dở ông.Thằng tham nhũng giống thằng ăn cắp,ông quan cao cấp.Trước thì phụ vụ nhân dân,cán bộ là đầy tớ nhân dân, nay thì đâu đâu cũng thấy dân kêu các ông ấy là đầy tớ “nhân dân tệ”.

                      Comment

                      • #26

                        Hà Nội: Biểu tình và những giọt nước mắt
                        Một cô gái bật khóc khi chứng kiến cảnh những người biểu tình bị bắt hôm 21/8


                        Cuộc biểu tình lần thứ 11 đã qua đi, đọng lại là hình ảnh những an ninh không đồng phục tung hoành ngang dọc giữa những người biểu tình mà hiện vẫn có người đang bị giam giữ và những giọt nước mắt bất lực của những cô gái trẻ.
                        Trong [nomedia="http://www.youtube.com/watch?v=-beyXrLB5NM&feature=autoshare"]Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8 - YouTube[/nomedia], một phụ nữ vừa khóc vừa lạc giọng nói: "Mấy người là người ác".
                        Hà Nội vốn vẫn nổi tiếng với câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
                        Hà Nội bây giờ còn được mở rộng hơn xưa và người ta có quyền kỳ vọng có thêm nhiều người Hà Nội thanh lịch.
                        Nhưng những gì chính quyền và một số người dân Hà Nội thể hiện trong 11 tuần qua có lẽ làm nhiều người Hà Nội gốc xấu hổ.
                        Người ta đã nhại cả những câu thơ đẹp đẽ để ghi lại những sự cố ở Hà Nội trong mùa hè 2011:
                        Những bàn chân dẫm xuống mặt dân
                        Những đôi mắt ếch nhìn đôi mắt
                        Buồn ở đâu hơn ở chốn này
                        To ra nhưng không lớn lên
                        Các trí thức như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi (trái) và Nguyên Ngọc (phải) không có mặt trong cuộc biểu tình hôm 21/8
                        Trở lại cuộc biểu tình lần thứ 11, rất nhiều trí thức có tên tuổi như Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc đã vắng mặt vì những lý do khác nhau.
                        Đây có vẻ là sự lặp lại của cuộc biểu tình lần thứ bẩy khi nhóm biểu tình nhỏ, cũng không có mặt các trí thức tên tuổi, bị đưa lên xe bus chở về Mỹ Đình.
                        Điểm khác là lần này không có ai "bị khiêng như một con vật" và bị đạp vào mặt ngay giữa phố.
                        Nhưng đây là lần đầu tiên có nhiều người bị giam giữ qua đêm, thậm chí có người bị tạm giữ sang ngày thứ ba.
                        Tạm bỏ qua quy định không số, không người ký mà các trí thức nói rằng không có giá trị pháp lý, cách thức giải tán biểu tình của chính quyền Hà Nội cho thấy thủ đô có to ra nhưng không lớn lên.
                        Việc 'dân hóa' giải tán biểu tình bằng cách dùng tới những người mặc thường phục, có những người trông khá bặm trợn, có thể được lực lượng công an cho là thông minh nhưng không văn minh.
                        Bộ đồng phục với phù hiệu và số hiệu thể hiện tính chịu trách nhiệm của lực lượng công an đối với các hành động của họ.
                        Vụ Đại úy Minh mặc thường phục và đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức là bài học gần đây nhất cho công an Hà Nội.
                        Hơn nữa nhóm nhỏ người biểu tình đã bị giải tán cho dù họ không lấn chiếm lòng đường và bị bắt khi họ đang đi trong khu vực công cộng bên Hồ Hoàn Kiếm.
                        'Mời' chứ không bắt
                        An ninh ở Hà Nội nói hôm 21/8 rằng họ chỉ 'mời' chứ không 'bắt' người lên xe buýt
                        Bản thân phía công an mặc thường phục cũng có những tuyên bố bất nhất.
                        Họ nói qua loa cầm tay với một phụ nữ phản đối việc bắt người: "Đây không phải là bắt đâu mà chúng tôi mời chị lên xe."
                        Nhưng sự "mời" của người Hà Nội Mới là lời mời không thể từ chối.
                        Cả thảy 47 người biểu tình chống Trung Quốc đã được "mời" lên xe, nhiều người sau đó bị mời ăn "cơm tù" và ngủ qua đêm tại trụ sở công an.
                        Sau vụ này, có người hài hước nói "Đề nghị giải tán và bầu lại nhân dân mới."
                        Nhìn lại lịch sử, có thể nói sự khinh ghét Trung Quốc hiện nay của nhiều người dân Việt Nam có nhiều phần do sự dẫn dắt của Đảng Cộng sản.
                        Đảng luôn thể hiện rõ sự yêu ghét rõ rệt với các kẻ thù khi những nhà tuyên truyền của Đảng bảo "BỌN thực dân ở đâu cũng thế" hay "O du kích nhỏ giương cao súng, THẰNG Mỹ lênh khênh bước cúi đầu".
                        Trong những câu chuyện cảnh giác phát trên đài phát thanh hồi năm 1979, người dân luôn được tuyên truyền đề phòng những "âm mưu và thủ đoạn" của Trung Quốc.
                        Tiếng Trung Quốc thậm chí gần như bị bỏ xó trong nhiều năm sau đó.
                        Nhiều người thuộc lòng những câu hát:
                        "Quân xâm lược bành trướng dã man.
                        Đã giày xéo mảnh đất tiền phương.
                        Lửa đã cháy và máu đã đổ.
                        Trên khắp nẻo biên cương..."
                        Bản thân sự khẳng định "Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam" cũng đã được các nhà tuyên truyền đưa vào một số ca khúc.
                        Đây Trường Sa, kia Hoàng Sa
                        Ngàn bão tố phong ba
                        Đã vượt qua, vượt qua...
                        Cách mạng Hoa Nhài
                        Một số người bình luận Hà Nội ngăn cấm các cuộc biểu tình một phần vì sợ ảnh hưởng của Cách mạng Hoa Nhài
                        Lãnh đạo Hà Nội không nói lý do thực sự mà họ lo ngại biểu tình là gì.
                        Nhưng giới biểu tình và cả những người ủng hộ chính quyền đã đưa ra những nhận định của họ.
                        Người nói Hà Nội đã thống nhất với Bắc Kinh về việc phải cùng nhau "hướng dẫn dư luận".
                        Chỉ riêng việc Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh phải họp kín với các đại biểu quốc hội cũng cho thấy Việt Nam không muốn "chọc giận Trung Quốc".
                        Nhưng Việt Nam vẫn mời các tàu chiến của Hoa Kỳ tới thăm viếng mà không sợ Trung Quốc nổi đóa.
                        Việt Nam vẫn sắm tàu chiến và máy bay chiến đấu của Nga mà không ngại gì Bắc Kinh.
                        Một số đảng viên và đoàn viên lên các diễn đàn thách thức người dân tập hợp được hàng chục triệu người biểu tình chống Trung Quốc.
                        Nhưng giới blogger cũng đã nói sức mạnh của người dân sẽ tăng lên gấp bội nếu họ được trả lại quyền được xuất bản, phát hành, lập hội và biểu tình.
                        Có người lại nhắc tới cuộc Cách mạng Hoa Nhài mới đây ở Bắc Phi và Trung Đông.
                        Họ nói Đảng Cộng sản lo sợ khả năng bất ổn có thể xảy ra nếu các cuộc biểu tình tiếp diễn.
                        Nhưng các chính quyền bị kéo đổ trong thời gian gần đây là những chính thể độc tài, tham nhũng và gia đình trị.
                        Nếu Đảng Cộng sản là đảng của dân, do dân và vì dân như Đảng nói thì có lý do gì để lo sợ?
                        Và trong khi Đảng cấm người dân biểu tình thì các đoàn viên và đảng viên lại được huy động để hát phục vụ người dân ngay tại những nơi mà người biểu tình muốn tới.
                        Vậy không hiểu nếu người biểu tình, trong đó có cả những cây violin và guitar, tới hát những bài chống Trung Quốc mà Đảng dạy họ từ khi mới lọt lòng để phục vụ người dân thì liệu Đảng sẽ nghĩ gì.
                        Hay yêu nước và cả hát những bài yêu nước cũng lại là độc quyền trong một nhà nước độc đảng và người dân được khuyên bảo theo tinh thần của một người dùng Facebook:
                        "Thành đổ đã có Vua xây
                        Việc gì gái góa lo ngày lo đêm"?

                        Comment

                        • #27

                          Thành đổ đã có Vua xây
                          Việc gì gái góa lo ngày lo đêm?

                          Người mẹ được cho là châm ngòi cho cuộc biểu tình hôm 21.08.2011 ở Hà Nội
                          Vừa thấy chị Phương Nga lên VTV4 nói, những khuyến cáo của người phát ngôn của Sứ quán Mỹ kêu gọi Việt Nam thả người biểu tình phản đối Trung Quốc là hoàn toàn sai trái. Việt Nam chỉ thực thi điều 19 của công ước quốc tế về dân sự và chính trị để đảm bảo trật tự công cộng...

                          Thấy thông tin trái ngược nhau như thế mình mới tìm hiểu kỹ xem ý kiến của ĐSQ Mỹ có điều gì bất cập. Nhất là nó lại diễn ra trong lúc Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có buổi tiếp khá thân mật với Thượng Nghị sỹ Mỹ Jim Webb, sau chuyến công du 4 ngày đầy ấn tượng vừa kết thúc vào hôm qua (24.08.2011)!
                          Có lẽ dự đoán trước lời chị Nga hôm nay sẽ nói gì nên tay thông tín viên Nguyễn Hùng của BBC, cách đây hai hôm đã dí dủm viết mấy dòng như thế này:
                          "Bản thân phía công an mặc thường phục cũng có những tuyên bố bất nhất.
                          Họ nói qua loa cầm tay với một phụ nữ phản đối việc bắt người: "Đây không phải là bắt đâu mà chúng tôi mời chị lên xe."
                          Nhưng sự "mời" của người Hà Nội Mới là lời mời không thể từ chối.
                          Cả thảy 47 người biểu tình chống Trung Quốc đã được "mời" lên xe, nhiều người sau đó bị mời ăn "cơm tù" và ngủ qua đêm tại trụ sở công an."
                          [COLOR=red]([URL="http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/2011/08/ha-ni-biu-tinh-va-nhng-git-nc.html"][FONT=Times New Roman,Times, serif][SIZE=3][I]Sorry, that page was not found)
                          Cũng chưa tin lắm cái nhà anh ma xó ở tận London xa lắc kia, tôi bèn tìm hiểu qua chính lời của một người trong cuộc là anh Ngô Duy Quyền, phu quân của nữ Luật sư nổi tiếng Lê Thị Công Nhân. Ngay sau khi được thả, vào tối Thứ Hai, 22.08, anh Quyền đã nói với phóng viên Nam Phương (báo Người Việt) có đoạn như thế này:
                          "... họ đòi tịch thu điện thoại của tôi, đòi tôi giao nộp. Tôi nói đây là điện thoại cá nhân, không thể giao nộp cho các anh được. Còn các anh cưỡng chế phải có lý do chứ. Tôi không đưa, còn các anh thích thì các anh cứ cướp, không sao cả. Thế là một tên an ninh đeo biển tên Hùng, đeo 2 sao 2 vạch là trung tá thì phải. Hắn ôm người tôi, còn một tên khác thì thò tay vào túi quần tôi lật tay tôi ra lấy cái điện thoại. Một lúc sau, tôi nói các anh ngang nhiên cướp tài sản của người dân giữa thanh thiên bạch nhật như thế này. Một lúc sau, họ lấy một tờ giấy ghi là biên bản giữ tang vật.
                          Tôi đọc thấy hàng chữ ghi “người dân tự nguyện giao nộp”. Tôi thấy buồn cười quá, nói với họ rằng các anh mặc sắc phục, các anh là người cơ quan nhà nước thực thi pháp luật mà đổi trắng thay đen. Các anh vừa ăn cướp của tôi mà lại nói là tôi tự nguyện giao nộp, là các anh mất trí hết cả. Tên công an nổi khùng lên nói “Ðây là đồn công an, tôi có quyền yêu cầu anh.”
                          Tôi bảo ở đồn công an thì anh được làm tất cả mọi việc à? Ở đồn công an thì anh được cướp tài sản của dân à? Nếu anh xác nhận điều này thì tôi ký ngay. Nếu không, các anh cứ lấy đi. Anh lấy luôn, khỏi cần trả lại tôi. Thế là tôi đứng lên, đi ra chỗ bà con cùng bị bắt, coi như xong việc..."
                          Bởi thế cũng chả nên ngạc nhiên lắm khi nghe Trung tướng CA Nguyễn Đức Nhanh vừa tuyên bố hôm 2.8 rằng "Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước". Nhưng chỉ chưa đầy 3 tuần sau lại có kiểu "mời" qúa ư lịch sự như thế này Tóm lại cho dù cái công văn (thông báo) ngăn cấm biểu tình kia dù không có số, không nơi nhận và không ai ký cả, thì vẫn cứ là "chủ trương lớn của đảng và nhà nước" chứ ai vào đây mà dám dùng con dấu khống để đóng lên đó. Lại còn được hàng chục tờ báo lớn chính thống loan tải nữa. Điều đó chứng tỏ nhà nước ta hôm nay đâu có cần đến những người "biểu tình yêu nước" (lời Nguyễn Đức Nhanh). Nên Báo Hà Nội Mới của Thành uỷ HN (nơi tướng Nhanh đang sinh hoạt) mới gọi biểu tình yêu nước tự phát của dân là "trò lố" chứ. Từ thực tế đó, thật chẳng có gì là lạ ở một xứ sở mà yêu nước chỉ là độc quyền của những người cầm quyền. Đúng như câu đồng dao của thời phong kiến thối nát năm xưa:Cho nên cái anh mau mồm ở ĐSQ Hoa kỳ chân ướt chân ráo mới tới HN, do chưa biết câu ca dao trên nên mới phát ngôn trật lấc kém tính "định hướng dư luận" như vậy! Khiến chị Nga nhà ta cực chẳng thấu, dù nể chàng rể qúy (Jim Webb) vô ngần vẫn cứ phải bác bỏ thẳng thừng lời cái nhà anh Sứ quán kia chăng
                          Chồng Luật Sư Lê Thị Công Nhân kể chuyện 2 ngày bị bắt
                          Theo lời anh Quyền, có thể 3 người bị truy tố hình sự với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Lúc đầu, anh bị đưa về một trụ sở công an ở huyện Từ Liêm, sau lại bị đưa về công an quận Hoàn Kiếm giam giữ và thẩm vấn trước khi thả.
                          Ngô Duy Quyền làm chuyên viên cho một văn phòng luật sư hoạt động về dịch vụ xin cấp bằng sáng chế và thương hiệu cho các công ty ngoại quốc làm ăn ở Việt Nam. Hồi tháng 3 vừa qua, văn phòng này đã bị công an làm áp lực để ép Quyền tự ý xin nghỉ việc.
                          Khi vừa ra khỏi trụ sở công an quận Hoàn Kiếm vào tối Thứ Hai 22 tháng 8, anh Quyền dành cho phóng viên Nam Phương của báo Người Việt cuộc phỏng vấn dưới đây
                          Nam Phương (NP): Họ giam anh và có thẩm vấn gì không?
                          Ngô Duy Quyền (NDQ): Tất nhiên là có. Họ thẩm vấn đi thẩm vấn lại. Họ hỏi là tại sao anh lại bị bắt về đây? Tôi trả lời là tôi đi biểu tình cùng bà con để tỏ thái độ phản đối hành động của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, bắt ngư dân Việt Nam, cướp bóc ngư dân Việt Nam. Họ nói lại là anh có biết tụ tập đông người không xin phép như thế là vi phạm nghị định 38 của chính phủ. Tôi bảo là cái nghị định này không hề điều chỉnh hành vi biểu tình. Về mặt tình cảm, đó là tình cảm thiêng liêng tỏ sự quan tâm của người dân đối với vận mệnh của đất nước. Quyền biểu tình là quyền được hiến pháp công nhận. Nghị định 38 của các anh như anh nói là điều chỉnh sự tụ tập khác. Còn biểu tình là biểu lộ cái ý chí, có mục đích rõ ràng và là quyền căn bản của công dân. Anh giải thích thế nhưng quan điểm của tôi là như vậy.
                          NP: Thế rồi?
                          NDQ: Rồi họ nói là vừa rồi có văn bản của UBND thành phố yêu cầu chấm dứt sự tụ tập đông người và không được biểu tình. Tôi trả lời họ là tôi được biết, tôi có nhận. Nhưng tôi cho cái văn bản này không phải là văn bản qui phạm pháp luật mà người dân phải thực hiện. Bởi vì nó không có giá trị hiệu lực pháp lý, chẳng ra ngô, chẳng ra khoai, không số, không tên, chẳng có người ký, đóng hai cái dấu treo. Còn các cơ quan đài, báo, tuyên truyền, họ đọc văn bản ấy là do sự cẩu thả của họ. Tôi là một trong số 25 người đã ký tên vào bản kiến nghị phản đối và yêu cầu hủy bỏ văn bản này. Tôi nói thêm với anh là văn bản còn đưa ra những nhận xét sai lệch, thiếu cơ sở “lực lượng thù địch” nọ kia, này khác.
                          NP: Họ trả lời anh ra sao?
                          NDQ: Họ nói họ sẽ nghĩ lại. Rồi hỏi anh còn ý kiến gì không? Tôi nói là cơ quan nhà nước ra luật thì phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng người dân. Quyền biểu tình của người dân theo hiến pháp, bây giờ nhà nước ra cái luật, Quốc Hội sớm ban hành luật biểu tình để người dân và chính phủ cùng tôn trọng luật để khỏi có việc các anh phải đối xử thô bạo với người dân như thế này.
                          Khi họ viết xong (biên bản thẩm vấn), họ đưa cho tôi đọc. Tôi bảo không. Việc này là việc của các anh. Anh là công an, anh mặc sắc phục. Tôi tôn trọng anh, tôi trả lời. Tôi chẳng có nhu cầu đọc lại làm gì. Họ nói tôi phải đọc lại để ký xác nhận các lời khai. Tôi bảo không. Tôi không có nhu cầu. Anh có biết biên bản ghi lời khai áp dụng khi nào không? Chỉ khi chúng tôi tự nguyện khai báo điều gì hoặc chúng tôi phạm tội quả tang. Còn đây thì tôi chẳng có nhu cầu gì hết trong khi tôi đang bị bắt trái pháp luật. Yêu cầu anh giải thích việc các anh bắt người, còn tôi chẳng ký gì hết.
                          Sau đó, họ đòi tịch thu điện thoại của tôi, đòi tôi giao nộp. Tôi nói đây là điện thoại cá nhân, không thể giao nộp cho các anh được. Còn các anh cưỡng chế phải có lý do chứ. Tôi không đưa, còn các anh thích thì các anh cứ cướp, không sao cả. Thế là một tên an ninh đeo biển tên Hùng, đeo 2 sao 2 vạch là trung tá thì phải. Hắn ôm người tôi, còn một tên khác thì thò tay vào túi quần tôi lật tay tôi ra lấy cái điện thoại. Một lúc sau, tôi nói các anh ngang nhiên cướp tài sản của người dân giữa thanh thiên bạch nhật như thế này. Một lúc sau, họ lấy một tờ giấy ghi là biên bản giữ tang vật.
                          Tôi đọc thấy hàng chữ ghi “người dân tự nguyện giao nộp”. Tôi thấy buồn cười quá, nói với họ rằng các anh mặc sắc phục, các anh là người cơ quan nhà nước thực thi pháp luật mà đổi trắng thay đen. Các anh vừa ăn cướp của tôi mà lại nói là tôi tự nguyện giao nộp, là các anh mất trí hết cả. Tên công an nổi khùng lên nói “Ðây là đồn công an, tôi có quyền yêu cầu anh.”
                          Tôi bảo ở đồn công an thì anh được làm tất cả mọi việc à? Ở đồn công an thì anh được cướp tài sản của dân à? Nếu anh xác nhận điều này thì tôi ký ngay. Nếu không, các anh cứ lấy đi. Anh lấy luôn, khỏi cần trả lại tôi. Thế là tôi đứng lên, đi ra chỗ bà con cùng bị bắt, coi như xong việc. Tôi không ký gì hết.
                          Ðến cuối buổi trưa, tên mật vụ trẻ mang điện thoại trả lại cho tôi. Ðấy là chuyện xảy ra ở đồn công an số 1 của huyện Từ Liêm, nằm ở xã Mễ Trì. Sau đó, đến khoảng 4 rưỡi chiều Chủ Nhật, họ đưa tôi lên một chiếc xe con có 3 tên mật vụ kèm cùng một tên tài xế đưa tôi đến đồn công an quận Hoàn Kiếm. Ở đấy họ tiếp tục thẩm vấn. Chuyện kể thì dài lắm. Nói chung là chứng kiến cảnh họ đối xử với dân cực kỳ thô bỉ và man rợ.
                          NP: Xin anh cho biết sự đối xử của công an thế nào?
                          NDQ: Có 3 người biểu tình bị họ nhốt riêng. Khi bị giam, họ không hề đọc lệnh, không hề đưa bất cứ tờ giấy gì. Ðến 12 giờ đêm thì chúng tôi xô ra yêu cầu cho xem có văn bản nào bắt giam không. Họ không cho xem. Có 3 người bị tạm giữ hình sự.
                          NP: Họ là những ai?
                          NDQ: Một bạn tên là Dũng. Chị Xuân Bích và chị Bùi Thị Minh Hằng. Ba người này bị đưa vào phòng tạm giam của tù hình sự. Bạn Dũng đến sáng tôi gặp thì bạn ấy cho biết bị giam chung với mấy người bị án ma túy. Chị Xuân Bích bị giam ở buồng tù hình sự nữ. Chị Minh Hằng khi họ cưỡng chế chị vào buồng ấy, trước khi tống vào, họ đòi kiểm tra đồ đạc, thu giữ ở ngoài. Họ cưỡng bức lột trần quần áo để họ kiểm tra và chị không chấp nhận. Chị phản ứng quyết liệt. Chị ấy đập điện thoại. Chị nói công an thu giữ thì khi lấy lại được cũng không đúng thời giờ nên chị ấy thả điện thoại vào chậu nước. Cả đêm hôm ấy họ cố cưỡng chế chị ấy vào nhưng chị ấy kiên quyết ngồi ở giữa đám chúng nó. Mỗi lần chị ấy nói thì ở cái phòng lấy cung xa xa, chúng tôi nghe thấy đều chạy ra phản đối. Khi chị ấy ngồi yên một lúc thì chúng tôi lại tranh thủ nghỉ, nằm vạ vật ở sàn nhà, người thì nằm trên ghế. Ban ngày lấy cung, ban đêm dồn vào canh chừng.
                          Ngày hôm nay, trước khi họ đưa chị ấy đi Hỏa Lò (trạm tạm giam tù hình sự của thành phố Hà Nội) họ cưỡng chế lấy vân tay. Cả nam cả nữ hơn chục công an quây quanh chị ấy, bẻ tay, vặn tay làm đủ chuyện để cưỡng bức lấy vân tay chị ấy. Kinh khủng. Cả bọn chúng tôi đàn ông con trai không cầm được nước mắt.
                          Họ đối xử với người dân cực kỳ thô bỉ. Tôi cũng bị họ đập hai phát. Khi họ lấy vân tay tôi, tôi yêu cầu họ đưa ra văn bản nào đó của cơ quan có thẩm quyền mà tôi phải chấp hành, thì tôi chấp hành. Hoặc là phải giải thích cho tôi quy định này nó nằm ở đâu, theo thông tư hay luật nào. Tên công an hình sự bảo “Anh phải làm như thế. Nếu anh không làm tôi sẽ cưỡng bức. Tôi không có trách nhiệm phải giải thích cho anh việc này.” Sau đó họ gọi nhau, ép tôi. Thằng thì vặn tay, hai thằng hai bên. Khi tôi cưỡng lại thì một thằng đập tôi hai cái vào vai bên phải. Tôi nghĩ làm sao phản kháng lại một lũ trâu bò như thế, rồi cũng phải để cho hay người giữ hai bên lấy vân tay. Tôi ngoảnh mặt đi chỗ khác.
                          NP: Họ giam tới bao giờ?
                          NDQ: Họ giam tới 8 giờ tối Thứ Hai. Lúc đó, có 5 anh em gồm tôi, bạn Trịnh Vĩnh Long, anh Ðinh Hoàng Thạch, bạn Nguyễn Tiến Nam và một bạn tên Ðức không nhớ rõ họ, không phải Nguyễn Trí Ðức.Khoảng 4 giờ rưỡi chiều Thứ Hai, tôi là người cuối cùng bị đưa từ đồn công an ở huyện Từ Liêm về công an quận Hoàn Kiếm.
                          NP: Có phải họ bắt giữ lại tổng cộng 11 người?
                          NDQ: Năm anh gồm tôi với 3 người đi Hỏa Lò là 8. Một bác nữa tên là bác Dần. Tối qua, lúc khoảng 9 giờ rưỡi mười giờ buổi tối họ có mang đồ ăn tới. Họ mua xôi. Bác Dần nằm và nói bác mệt. Tôi bảo bác cố ăn ít xôi cho đỡ mệt. Bác nói “Không. Bây giờ tao chỉ muốn chết để làm phân bón ruộng”. Mấy cậu công an trẻ ra khuyên bác cố ăn. Bác bảo “Bây giờ công việc duy nhất mà chúng mày nên làm là chúng mày xin lỗi và thả tao ra. Nếu không, tao chết ở đây, làm phân bón ruộng luôn”.
                          Khoảng mấy phút sau, họ mời bác ấy vào trong một cái phòng, viết cái biên bản xử phạt vi phạm hành chính cái gì đó, tự làm tự ký vì bác không chịu ký cái gì hết. Lúc đi ra khỏi phòng ấy, bác quay lại tôi giơ tay vẫy, biết là họ thả bác. Bác về từ tối hôm Chủ Nhật. Những người khác thì không biết. Lúc ở quận Hoàn Kiếm thì cũng tương đối muộn. Tôi chỉ biết có 9 người, những người khác không biết chắc chắn, có bị bắt hay không.
                          Một người bị bắt giam ở chỗ khác là anh Vũ Quốc Ngữ. Vợ anh ấy báo là anh ấy bị bắt về quận Từ Liêm chứ không về quận Hoàn Kiếm. Anh Ngữ là người mang tiếp tế cho bà con. Khi có việc công an bắt giữ mấy người bên ngoài cổng, anh Ngữ ra ngăn cản nên họ đánh anh và bắt anh vào trong, rồi lấy xe đưa đi.Ðiện thoại của tôi mất hết cả số của mọi người nên chưa hỏi thăm được mọi người xem giờ này ra sao.
                          NP: Cảm ơn anh đã dành cho cuộc phỏng vấn này!

                          Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-08-2011, 02:41 AM.

                          Comment

                          • #28

                            Người biểu tình chống Trung Quốc phẫn nộ trước sự đàn áp của nhà nước
                            Cuộc tuần hành chống Trung Quốc lần thứ 11 tại Hà Nội hôm 21/8 đã bị trấn dẹp và bằng võ lực với tổng cộng trên dưới năm chục người bị bắt đưa về nhiều đồn công an khác nhau, khiến công luận trong và ngoài nước quan tâm.
                            Vụ bắt bớ diễn ra sau thông báo của Ủy ban Nhân dân Hà Nội cấm tiếp tục biểu tình, dù trước đó không lâu, chính giám đốc công an thành phố, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, đã thừa nhận đây là các cuộc tuần hành yêu nước đồng thời tuyên bố là chính quyền không chủ trương đàn áp người biểu tình. Trong cuộc gặp gỡ hôm nay với 3 bạn trẻ trong số những người bị bắt vì đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam, chúng ta sẽ nghe họ kể về những gì đã xảy ra và cùng chia sẻ tâm tình với những trái tim sôi sục lòng yêu nước.
                            Trà Mi
                            -----------------------------------------------------------------------
                            Nguyễn Tiến Nam: ‘Thế lực’ duy nhất xúi giục chúng tôi là con tim, khối óc, và dòng máu 4 ngàn năm lịch sử chúng tôi chưa bao giờ khuất phục ngoại xâm. Họ muốn bắt những ‘thế lực’ đó thì họ có thể lấy hết khối óc, con tim, và dòng máu của tôi đi.
                            Tiến Nam: Tôi là Nguyễn Tiến Nam đã bị giam giữ trái phép 36 tiếng đồng hồ vào ngày 21/8 khi chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc tại khu vực bờ Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
                            Duy Quyền: Tôi là Ngô Duy Quyền, góp tiếng nói từ Hà Nội. Tôi cũng là một trong những người tham gia biểu tình bị bắt về đồn công an Mỹ Đình, sau đó bị đưa về đồn công an quận Hoàn Kiếm.
                            Quang Dũng: Tôi là Vũ Quang Dũng ở Nghệ An. Tôi tham gia cuộc biểu tình ngày 21/8. Lúc đó tôi không bị bắt, nhưng khi tôi thấy mọi người bị bắt, tôi đã nhạy lên xe cùng với mọi người. Tôi bị bắt lúc 9 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều mới được thả ra sau khi để họ lăn dấu vân tay. Họ bắt cái tội ‘biểu tình không xin phép’ và nói là phạt hành chính.
                            Trà Mi: Trong vụ việc hôm 21/8, ba người bạn ở đây là những người trong cuộc bị bắt giữ. Dũng bị giữ từ sáng tới chiều, còn Nam và Quyền bị giữ lại 36 tiếng đồng hồ. Xin hỏi Dũng trước. Bạn có biết lý do vì sao bạn cùng với một số người khác được thả sớm hơn nhóm của Quyền và Nam không?
                            Quang Dũng: Sau khi ký vào biên bản, lăn tay, và chụp ảnh thì họ thả.
                            Trà Mi: Có thể hiểu ý bạn là vì bạn đã đồng ý ký vào biên bản nên được thả sớm?
                            Quang Dũng: Vâng ạ.
                            Trà Mi: Thế còn Quyền và Nam thì sao?
                            Tiến Nam: Sáng 21/8, tôi đứng cách xa đoàn biểu tình 100 mét với mục đích quan sát để xem sau bản thông báo trái pháp luật của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội thì họ sẽ làm gì đối với người biểu tình. Lúc đó, tôi chưa tham gia đoàn biểu tình. Tôi đứng từ xa chụp ảnh. Sau khi họ xô đẩy mọi người lên xe buýt, có một người an ninh chỉ tôi rồi bảo: “Trong ba lô của thằng kia có băng rôn đấy. Bắt lấy nó.” Thế là họ bắt tôi. Thật sự lúc đó tôi chưa tham gia vào đoàn biểu tình mà họ cố tình bắt tôi. Đó là một sự vi phạm trắng trợn. Sau đó, họ đưa thẳng tôi từ công an Mỹ Đình lên công an quận Hoàn Kiếm và thẩm vấn tôi ở đó tới 20:05 phút ngày 22/8 mới thả. Họ ra ba lệnh tạm giữ trong 3 ngày đối với chị Bùi Minh Hằng, Đặng Phương Bích, và Lê Văn Dũng. Họ kiểm tra máy laptop của tôi, thu giữ 2 ảnh trong máy ảnh của tôi và một số bài viết tôi đã công khai trên mạng như ‘Chuyện lạ sau biểu tình’, ‘Ám ảnh tình yêu nước mỗi sáng chủ nhật’. Họ đưa cho tôi cũng như tất cả những người được tạm tha quyết định xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo vì vi phạm nghị định 73, điều 7 ‘gây rối trật tự nơi công cộng’. Tôi sẽ khiếu nại về việc này là vi hiến và vi phạm trắng trợn.
                            Trà Mi: Bây giờ xin mời anh Quyền. Anh vui lòng chia sẻ những gì tận mắt chứng kiến trong thời gian anh bị đưa về đồn công an.
                            Duy Quyền: Tôi bị đưa về đồn công an quận Hoàn Kiếm. Tại đây diễn ra rất nhiều việc kinh khủng. Công an đối xử với dân vô cùng thô bạo. Một ví dụ là họ ép chị Hằng lăn vân tay. Mười bốn, mười lăm công an xúm lại vặn tay, bẻ quặt tay, làm đủ trò để cưỡng ép chị lăn vân tay trong tiếng kêu la phản đối của chị. Họ ngang nhiên làm như vậy rất nhiều lần với chị Hằng.
                            Trà Mi: Xin hỏi thăm Dũng. Lúc nãy bạn cho biết bạn không bị bắt, nhưng đã tự nguyện leo lên xe buýt cùng với những người bị bắt. Lý do vì sao bạn làm vậy?
                            Quang Dũng: Bởi vì Dũng thấy đó là những người yêu nước, nên Dũng lên xe để tiếp tục hô khẩu hiệu khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam để mọi người cùng hô theo.
                            Trà Mi: Sau những gì diễn ra, cuộc tuần hành bị trấn dẹp và các bạn bị bắt, cảm nghĩ đầu tiên trong lòng các bạn khi nghĩ về vụ việc này là gì?
                            Tiến Nam: Sau cuộc tuần hành này, lực lượng an ninh họ đã mở mắt cho Tiến Nam rất nhiều vì họ để cho Nam cùng mọi người bị bắt giữ hôm đó được nhìn thấy rằng công an nhân dân Việt Nam không phải để bảo vệ dân. Họ hành dân. Họ làm bất kỳ điều gì với người dân vô tội và những người dân yêu nước. Họ đã hành xử theo kiểu mafia. Mình cảm thấy rất bức xúc.
                            Trà Mi: Nam vừa chia sẻ những bức xúc vì bạn là một trong những người bị bắt giữ. Tuy nhiên, phía chính quyền cho rằng vì họ đã có thông báo yêu cầu không tuần hành nữa và cấm tập trung đông người, nhưng các bạn cố tình vi phạm, nên các bạn mới bị giải tán và bị cưỡng ép như thế. Với lập luận đó của chính quyền, các bạn có phản hồi thế nào?
                            Duy Quyền: Khi họ làm việc với tôi, họ có nói tới điều này. Tôi đã trả lời thẳng với họ rằng thông báo của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội là vi hiến, không có hiệu lực và giá trị pháp lý. Bản thân tôi là một trong số những người đã ký kiến nghị phản đối và yêu cầu hủy bỏ thông báo này.
                            Trà Mi: Đó là nói về tính pháp lý của thông báo đó. Còn nói về hành động đi tuần hành, một số người cho rằng có nhiều cách thể hiện lòng yêu nước, không nhất thiết phải xuống đường gây mất trật tự xã hội, gây rối an ninh, cản trở lưu thông mới gọi là yêu nước. Theo họ, một công dân tốt là công dân chấp hành đúng chủ trương của nhà nước và các bạn bị bắt bớ như thế không phải là do các bạn thể hiện lòng yêu nước mà do các bạn vi phạm quy định của nhà nước. Ý kiến Dũng thế nào?
                            Quang Dũng: Người dân thấy mất quyền lợi và bức xúc trước hoàn cảnh đất nước đang lâm nguy mới đứng lên thể hiện lòng yêu nước và yêu cầu nhà nước có quan điểm rõ ràng. Hiện nay, nhà nước Việt Nam cứ úp úp mở mở, không dám nói thẳng ra là phản đối Trung Quốc. Dũng không thấy Thủ tướng hay một ai đứng ra phản đối mãnh liệt. Và khi mình đi thể hiện lòng yêu nước thì bị công an bắt giữ. Mình cảm thấy rất buồn. ‘Công an vì nước quên thân, vì dân phục vụ’, nhưng bây giờ mình thấy công an toàn là ‘vì thân, quên dân’. Rất nhiều bạn bè của mình cũng nói như vậy.
                            Trà Mi: Xin được hỏi Nam. Với lập luận cho rằng yêu nước phải thể hiện trách nhiệm công dân của mình trước tiên, tức tuân hành pháp luật, tuân thủ nội quy của nhà nước. Những hành động của Nam, Nam lý giải thế nào?
                            Tiến Nam: Tiến Nam đang thực hiện đúng theo hiến pháp, pháp luật của nước Việt Nam. Hiến pháp của Việt Nam và tất cả các nghị định của chính phủ, không có bất kỳ một quy định nào về biểu tình. Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định công dân có quyền tự do hội họp, tụ tập theo quy định của pháp luật. Trong khi quy định của pháp luật chưa có một quy định nào về biểu tình, cấm hoặc cho phép, thì mình vẫn có quyền đi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước. Nhà nước hãy ra một quy định hay văn bản luật cấm người dân biểu tình đi, chúng tôi sẽ không đi biểu tình nữa. Còn văn bản của Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội là một văn bản vi hiến. Tụ tập phải xin phép, chứ chưa có quy định nào của Việt Nam nói là biểu tình phải xin phép cả.
                            Trà Mi: Với quan điểm tụ tập đông người phải xin phép, thì những gì các bạn đã tham gia, các bạn có nghĩ là trái với quy định đó không?
                            Tiến Nam: Trong các cuộc biểu tình đó, chúng tôi đi biểu tình, chứ không tụ tập. Biểu tình định nghĩa là biểu hiện cảm xúc đồng tình của một đoàn người. Đoàn người chúng tôi biểu hiện cảm xúc đồng tình của chúng tôi. Đó là đồng tình khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ của chúng tôi. Đó là chúng tôi biểu tình, chứ không phải chúng tôi tụ tập. Tụ tập thì ở Việt Nam rất nhiều cuộc tụ tập đông người. Mấy chục người tụ tập ngồi uống cà phê, đâu cần xin phép ai. Từ “tụ tập” khác với từ “biểu tình”.
                            Trà Mi: Nhưng có ý kiến cho rằng những cuộc biểu tình đó có sự tập trung đông người gây rắc rối an ninh trật tự, cản trở giao thông nên họ phải trấn dẹp. Các bạn thấy thế nào?
                            Tiến Nam: Chúng tôi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước và chúng tôi đi trên vỉa hè. Đến những vệ cỏ bên đường chúng tôi còn không giẫm vào thì làm sao nói chúng tôi gây rối trật tự công cộng được? Chúng tôi không cản trở giao thông, không đi dưới lòng đường. Còn lực lượng an ninh phải có trách nhiệm điều hành giao thông.
                            Trà Mi: Tuy chính quyền cũng thừa nhận là các cuộc biểu tình này xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng cho rằng nó bị ‘các thế lực thù địch kích động, lợi dụng’ nên cần phải dập tắt ngay để phòng những rủi ro về sau. Ý kiến anh Quyền thế nào?
                            Tiến Nam: Những câu nói đó của chính quyền, chúng tôi quá quen bao nhiêu năm nay rồi. Bất kỳ việc gì chúng tôi làm thể hiện cảm xúc cá nhân, những tâm tư suy nghĩ của mình muốn đất nước tốt đẹp hơn nhưng không đồng tình với nhà nước cộng sản Việt Nam, không đồng tình với ý kiến của đảng cộng sản thì họ đều quy cho là ‘thế lực thù địch’ đang điều khiển, xúi giục chúng tôi. Không có một ‘thế lực thù địch’ nào có thể lợi dụng hay xúi giục chúng tôi xuống đường vì lòng yêu nước được cả. ‘Thế lực’ duy nhất xúi giục chúng tôi là con tim, khối óc, và dòng máu 4 ngàn năm lịch sử chúng tôi chưa bao giờ khuất phục ngoại xâm. Họ muốn bắt những ‘thế lực’ đó thì họ có thể lấy hết khối óc, con tim, và dòng máu của tôi đi.


                            Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-08-2011, 06:22 PM.

                            Comment

                            • #29


                              Diễn viên của buổi văn nghệ là đám thanh niên, thiếu nữ trẻ măng của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
                              Nếu câu chuyện chỉ có vậy thì không có gì để bàn. Đằng này,bên cạnh những người muốn bầy tỏ lòng yêu nước chống Trung Cộng âm mưu xâm chiếm biển đảo Việt Nam thì người ta lại thấy một sân khấu được dựng lên vội vã trước Tượng Vua Lý Thái Tổ gân nơi người dân tập trung biểu tình để ca diễn gọi là mừng Cách mạng tháng Tám.
                              Nhưng thâm ý của Ban Tổ chức là muốn dùng tiếng loa mở hết cỡ để lấn át tiếng hô của đòan biểu tình. Thảm hại thay, tiếng loa phường khóm đã không át được những tiếng hô khẩu hiệu chống Tầu.
                              Diễn viên của buổi văn nghệ là đám thanh niên, thiếu nữ trẻ măng của Đòan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Nếu đồng phục quần dài , áo vàng của Thanh niên không gây hấp dẫn cho người coi thì lối ăn mặc hở hang cụt cỡn đồng phục mầu đỏ, giầy cao gót khoe đùi và những chiếc áo hoa bó sát vào thân kiểu Tầu xừng xám của các thiếu nữ đã gây phản cảm vì các trang phục đã xúc phạm và mỉa mai đến tột cùng đến nếp văn hóa của người dân Hà Nội.



                              Sao không hát cho những người còn mải mê
                              Lá cờ che kín đường về phồn hoa
                              Sao không hát cho những bà mẹ hằng đêm nhớ con xa
                              Hay hát cho những người lính nằm xuống Hoàng Sa

                              Lời hát xin gây rung động thật sâu
                              Đừng hát như chim giữa rừng lá sầu
                              Xin thật lòng qua câu hát đầu môi
                              Ta đi biểu tình yêu tổ quốc mà thôi...
                              Xin mời nghe đoạn audio dưới đây mới thấy cái hèn và lấp liếm của Công an Cộng sản. Đoạn audio nội dung ghi lại cuộc điện thoại của ông Phạm Văn Điệp chất vấn ông Giám đốc CA Hà Nội về hành vi bắt bớ người biểu tình yêu nước trong cuộc biểu tình sáng chủ nhật, 21/08 vừa qua.
                              Đã chỉnh sửa bởi hvpavchst; 27-08-2011, 06:28 PM.

                              Comment

                              • #30

                                " Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết" *(BTMH)

                                Nếu hôm nay không có các anh chị đi đầu
                                Trăm năm nữa sẽ không còn non nước Việt
                                Ôi đẹp thay những người con đất Việt
                                Những trái tim rực sáng ánh mặt trời
                                Nếu hôm nay không có các anh chị đi đầu
                                Trăm năm nữa dân ta thành nô lệ
                                Ôi đẹp thay những dọt lệ Hà thành
                                Lăn trên mắt trên môi vành nguyệt quế
                                Sử sách mai sau nhớ mãi một lời thề
                                " Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết" *


                                ” Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết !” *
                                Cho sáng mai Đất Nước được Tự do
                                ” Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết !” *
                                Cho đêm nay cùng tắt với độc tài
                                ” Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết !” *
                                Cho Đồng bào hưởng Hạnh phúc ấm no
                                ” Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết !” *
                                Cho Tòan Dân quyền làm Người cao đẹp
                                ” Ôi Tổ Quốc nếu cần tôi sẽ chết !” *
                                Cho Thanh bình yên ấm khắp Quê Cha
                                Bùi thị Minh Hằng
                                (Hậu duệ của Bùi Thị Xuân có khác! Chí khí ngất trời, không hèn nhát như...tui!)
                                Đã chỉnh sửa bởi Mayvienxu; 27-08-2011, 06:31 PM.

                                Comment

                                Working...
                                X
                                Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom