• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

THĂNG LONG - HÀ NỘI- EM

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • THĂNG LONG - HÀ NỘI- EM

    DƯỚI CHÂN THÀNH CỔ THANG LONG.

    Sóng thét gào, sóng lại vỗ êm êm
    Ðẩy bể dâu lững lờ về quá khứ
    Gió cát bụi lắng bồi chân Thành cổ
    Khói lam chiều lan tỏa phía trời xa,…

    Mỗi cuộc đời đi hết mấy nhà ga?
    Tiếng còi hú thả vệt dài dĩ vãng
    Tiếng chim hót trong veo trời rạng sáng
    Tiếng chim gù riu rít buổi hoàng hôn

    Vẫn còn đây gốm vỡ chẳng cô đơn
    Vết máu đỏ thớt đá xanh trầm mặc
    Khúc gỗ cháy vẫn chưa nguôi cơn khát.
    Bóng người xưa thấp thoáng gọi ta về.
    Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ
    Similar Threads
  • #31



    Hà Nội mùa thu năm 2005-09-09<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />
    HN Thân yêu!

    Thu này thứ bao nhiêu rồi Hà Nội xưa, nay ơi? Anh chỉ là một sinh linh nhỏ nhoi rạt trôi từ cánh đồng hoa sau những ngày đất đai quy hoạch, xóm lên phố, nhà cao tầng lấn cả trời mây. Mới hôm qua đi học tắt qua xóm đồng đầy cỏ hơi sương, vườn hoa vờn bướm ong, lạch nước trong tựa suối nguồn. Phù Đổng trở về đòi thay áo mới, giặc giã xưa, nay đã thuận hoà.

    Linh Lang ngự đền Voi Phục, Ngài biết một ngày bóng rồng bay đến đâu nhà cao tầng vươn theo đến đó, đuôi rồng quyệt nên những con đường rộng mở về xa.

    Mỗi sáng thu, đạp xe vòng vèo trên phố, rẽ xóm nghèo nhà lợp ngói xi măng. Người về thành phố làm ăn lấp đầy ngõ nhỏ. Khói than nồng, bia rượu trộn phấn son. Mùi mẽ ấy có làm mờ mắt phố. Có người buồn than : “sống chết nhờ ai !”.

    Đến, đi, trở về và giã từ thành phố, anh cũng như bao người xưa cũ hôm nay. Hà Nội thân yêu bao người nuối tiếc, có thể là mối tình thơ mộng bé xinh, cũng có thể miệng ngon bát bún ngan, bún riêu, bánh cốm, ánh mắt dịu thấy làn sương mờ trên Tây Hồ gợn sóng, một việc làm hạnh phúc chứa chan. Ôi đời thường của phố mến yêu.

    Hà Nội địa linh nhân kiệt, nuôi bao người thành đạt thành danh. Thành phố mở không của riêng ai, nhưng Hà Nội rất riêng đến mấy đời đâu biết được. Có bao nhiêu thần tích phố phường, có xóm nhỏ tiếng gà xao xác, bụi tre ngà xào xạc đêm trăng. Những ngách nhỏ chứa tâm hồn Hà Nội, có gia đình nền nếp gia phong làm báu vật trong tâm.

    Hà Nội của tình yêu tuyệt vời hơn tất cả, những mối tình sâu lắng thuỷ chung, ánh mắt đẹp dịu huyền cà phê đen phố cổ, bóng áo dài tha thướt xuân xanh, gói quà nhỏ bên đường nuôi dưỡng tuổi thơ ngây.

    Anh đã yêu em tháng ngày đi về qua chân Thành Cổ, nhìn cánh phượng hồng lả tả trong mưa, nghe tiếng gió nô đùa trên ngàn mắt lá, hương hoa sữa nồng nàn, ngàn ngạt về đêm. Xót thương cánh phượng giã màu hồng trôi theo dòng nước, giã biệt mùa hoa, tiếng ve giang dở tuổi học trò. Em se lạnh tiết thu xinh đẹp, khiến anh luôn nhẹ nhàng sợ va quyệt làm nhau.

    Hà Nội tưng bừng đêm lễ hội, xóm nhỏ chùa thiêng náo nức đón chào. Người nhìn người ngời lên ánh mắt, sống cùng thời thân thiện mến yêu nhau.

    Ai đánh thức tâm hồn Tràng An để hoa nhài ghen hương sắc? Tiếng chuông chùa, tiếng mõ trấn nhân tâm.

    Hà Nội lớn thiêng ngàn lần sau ngàn năm đô hội. Lý Thái Tổ nhìn qua hồ Lục thuỷ, hướng KinhThành hưng thịnh dáng Rồng bay.

    <I style="mso-bidi-font-style: normal">(viết tặng người yêu Hà Nội-Thăng Long)[/I]
    Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

    Comment

    • #32




      <B style="mso-bidi-font-weight: normal">NẮNG MƯA HÀ NỘI<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />[/B]
      <B style="mso-bidi-font-weight: normal">[/B]
      <I style="mso-bidi-font-style: normal">Cho Em[/I]

      Mùa xuân mưa rây rây
      Nắng hừng lên bất chợt
      Má hồng em đùa cợt
      Hồn tình lên men say

      Mùa hạ mưa bay bay
      Nắng nồng run cánh phượng
      Mắt lung linh hồ nước
      Người người nguôi cơn khát.

      Mùa thu mưa như trút
      Nắng vàng trời trong xanh
      Hình em gầy thanh thanh
      Mùa yêu thương đẹp nhất

      Mưa gió mùa Đông bấc
      Nắng le lói tìm về
      Bốn mùa anh đam mê
      Dáng Kinh thành yêu dấu.



      Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

      Comment

      • #33

        Tình Mưa gửi em<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />

        Khi được đọc văn chương thấy trò trẻ tắm mưa là điển cố. Một lần ngó ở đâu trên nẻo đường đời. Trong thoại hài cũng đôi lần nhắc. Âu cũng là thi vị xứ nhiều mưa.

        Ấn tượng mưa trong đời có lẽ bắt đầu từ lúc anh em còn bé, co ro ngồi cửa ngóng mẹ về. Mẹ từ đồng về gánh đôi quang cỏ, nhổ cỏ cho lúa, lấy cỏ nuôi trâu. Mưa đã lâu, mẹ về, áo quần ướt tối, vội vàng buông quang gánh vứt cỏ vào chuồng. Trâu sướng, mẹ khổ!

        Thế vào chị vào anh, theo trâu ra đồng. Chuồn chuồn vỡ tổ bay thấp, trâu lồng lên một lúc. Gió thổi, ngày ấy làm gì biết đài báo thời tiết. Dân quê giữa đồng với gió mưa, ướt át có hề chi. Mưa táp vào mặt ran rát, mưa bay theo gió trắng xoá trời, lúa cúi rạp đuổi nhau trong gió. Hồi ấy nghe chuyện người già kể rằng sét hay đánh trẻ chăn trâu (giống như ong vò vẽ đốt trẻ chăn trâu). Trâu không chết mà thằng bé cháy xám đen. Trâu trưa nát chuồng, có hôm mưa cả ngày, đến chiều mưa tạnh, trời trong veo, cưỡi trâu ra đồng, trâu bất ngờ lồng lên sung sướng quẳng con “ếch cốm” xuống ruộng. Đồ súc sinh, thế mà văn chương nghệ thuật các loại ngợi ca trâu bò, thôn dã, đồng quê, khảm xà cừ chú bé cưỡi trâu thổi sáo, thả diều,… mới hay!

        Mưa trắng xoá, mưa mờ luỹ tre làng, nước tràn lên mặt ruộng. Con trâu muốn tắm mưa cứ ỳ chẳng muốn đi. Ngồi lưng trâu đi qua những trận mưa gió mùa nhiều hơn chạy mưa chiều tan học.

        Tuổi thơ ngắn ngủi trôi qua để bước vào những chiều hành quân (của Hữu Loan và hai người anh vợ của ông “chiều mưa tím đồi hoang,… từ nơi chiến trường Đông Bắc”). Những cuộc hành quân trong mưa không biết đến bao lần. Áo mưa rách, đường trơn ngã lên ngã xuống, vuốt nước mưa trên mặt để nhìn, đi đến chỗ dừng không biết ở đâu?

        Mùa mưa năm ấy ở thung lũng Phai Cam biên giới phía Bắc. Lán lợp lá mía của đơn vị trước bỏ đi, chưa kịp rọi vào. Mưa vào sạp tre, ngồi ôm ba lô, chùm áo mưa, thấm lạnh, nhịp đàn môi qua rồi răng lập cập vào nhau. Xe chạy trong mưa, thùng xe, lưng đồng đội làm chỗ tựa. Mặc trời, mặc kệ xe đi. Có những lúc đi trong cơn mưa không dứt, một cảm giác lạnh lùng muốn chết cho xong !

        Đoàn quân âm thầm đi trong mưa trên các nẻo đường chiến tranh ghềnh thác. Quân phục bạc phai nhanh bởi “nước mưa là cưa của trời”. Đêm mưa Phai Cam, một ngọn đuốc dầu, một cây vầu bạn đập ếch được đầy xoong. Lúc thắp lửa ngớ người chỉ có lá nốt rang khô. Vài miếng tanh nồng, xoong ếch lại đổ đi.

        Mưa theo về căn nhà mái rạ, mái ngói tây xô lệch nước tràn vào. Nền nhà ướt, mưa đuổi người đến tận cùng giấc ngủ. Những cơn mưa miền nhiệt đới não nùng. Có người lính hành quân qua nhà, chạy về thăm mẹ lúc mưa. Đau xót quá căn nhà dột mái, vuốt nước mắt ra đi 10 năm vẫn không che nổi chỗ mẹ nằm.

        Đi trên thành phố chiều nay không áo mưa để nước trời hãy thấm vào thịt da đứa bé ngày xưa, để nước mưa nhớ tháng năm hành hạ những đoàn quân áo quần ướt sũng, để thêm một lần gây sự với thiên nhiên.

        Chỉ có một cơn mưa đáng yêu, quán sách nhỏ Tây Hồ chìa ra một đốt mái hiên. Chen chỗ trú mưa, chạm vào nhau dẫu không nên vợ chồng thì mình biết yêu nhau qua mấy mùa giông bão. Lần cuối cùng quán nhỏ, lỡ đánh đổ ly cà phê đắng đầy, không muốn dừng mối tình si từ một lần chen lấn…Tiễn nhau trong mưa. Em lên lầu son gác tía, ngó qua ban công, vội quay vào lấy áo choàng cho người tình :

        - Đừng “chết đứng” dưới mưa.
        Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

        Comment

        • #34






          Em xa quá mùa thu đi mải miết


          Long Thành ngày ấy

          Em xa quá mùa thu đi mải miết
          Anhđi tìm thành tháp nước ta xưa
          Vẳng đâu kia câu hát gọi đò đưa
          Em lấp ló đợi anh giờ tan học.

          Em xa quá mùa đông tàn khô khốc
          Cành đại già nguệch ngoạc vẽ vào mây
          Anh vẫn đi trên phố cũ hàng ngày
          Mong gặp em dùanh nhìnnhầm lẫn!

          Em xa quá mùa hạ này anh bận
          Tiếng ve sầu khát nuớc đợi mưa rơi
          Anh muốn quên, không quên đuợc em ơi!
          Ôi cái đêm trăng sao màu tím biếc

          Em xa mãi mùa xuân này ly biệt?
          Cành đào tàn rũ cánh gọi gió đông
          Em ơi em! Ban mai bến sông Hồng
          Một lỗi hẹn ngàn năm trời định mệnh.



          Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

          Comment

          • #35




            HÀ THÀNH <?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />
            <I style="mso-bidi-font-style: normal"> [/I]
            <I style="mso-bidi-font-style: normal">TV &amp;TL[/I]

            Hà Thành nơi chúng mình
            Sinh ra thời bom đạn
            Mẹ mừng rơi nước mắt
            Khi ta khóc chào đời

            Em cùng anh lớn lên
            Qua bao mùa lá rụng
            Bắn chim và hái sấu
            Nhẩy tầu chơi Hồ Gươm

            Ôi ! Tuổi thơ thần tiên
            Anh trèo cây rách áo
            Em lội nước tắm mưa
            Những buổi trưa chốn học

            Mẹ đánh đòn anh nhận
            Về phần mình đau hơn
            Quà đi xa cha gửi
            Anh cũng nhường cho em

            Thời gian trôi qua nhanh
            Em bỗng thành thiếu nữ
            Anh lên đường nhập ngũ
            Chia ly nơi phố buồn

            Hẹn ngày anh trở lại
            Cưới cô bé nhà bên
            Với lời hứa em đợi
            Ngày về ta thành đôi

            Gục đầu vào vai áo
            Thổn thức ngày anh đi
            Thương anh thời chinh chiến
            Nặng lòng vì quê hương

            Hà Thành vẫn còn đây
            Bóng hình em bé nhỏ
            Đợi mong ngày chiến thắng
            Ta trở về bên nhau . .
            …..
            Anh đã hết biết đau
            Da bọc xương chai sạn
            Ôi một thời bom đạn
            Thương nhớ em vô cùng.

            Không thể thành anh hùng
            Trong những ngày gian khổ
            Nhưng anh biết xấu hổ
            Với riêng em lúc về.

            Đành chịu rét tái tê
            Ôm chiến hào giữ đất
            Giặc thù không muốn bắt
            Họ cũng muốn yên lành


            Có bóng dáng Kinh Thành
            Có người xưa ẩn hiện
            Có tình yêu lưu luyến
            Ngày chúng mình xa nhau.

            Đã qua bốn mùa cau
            Quả đội đầu trên ngõ
            Tình em còn bỏ ngỏ
            Một lối về riêng anh

            Hà Thành lá thu xanh
            Nắng vàng trên sóng biếc
            Hồ Tây ngày tạm biệt
            Gục đầu vai kề vai.

            Chùm bằng lăng xanh sai
            Giã từ mùa hoa tím
            Nhật Tân đào chúm chím
            Chơi trốn tìm chợ hoa

            Những ngày mình chia xa
            Em ngồi bên song cửa
            Nhìn về nơi khói lửa
            Nguyện cầu anh vẹn nguyên

            Em hoá thành nàng tiên
            Đùa giấc mơ tuổi trẻ
            Tình muôn đời suôn sẻ
            Bất ngờ giành cho nhau.

            Anh trở về ngày sau
            Dẫu muộn mằn năm tháng
            Tình yêu mình dồn nén
            Vỡ oà lúc chiều mưa.

            Chắp tay mình dạ thưa
            Góc vuông bên Thành cổ
            Sao em cười xấu hổ
            Dòng dòng qua hàng mi.


            Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

            Comment

            • #36




              22-12-2004<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />


              <B style="mso-bidi-font-weight: normal">Ấn tượng Mùa Đông[/B]
              (rút từ thư của lính)

              <I style="mso-bidi-font-style: normal">Cầu Giấy ngày... tháng… năm xưa ấy![/I]

              Ấn tượng mùa Đông còn đó, hàng cau xanh quả chín bên trời, rét ngòn ngọt trên môi, lá lộc vừng vun vào gốc cổ, hoa trạng nguyên đỏ xòe kiêu hãnh với màu mây xám bạc.Lá bàng tía mùa đông cuối cùng thời cắp sách, cánh hoa dại bên đường anh dám hái tặng em.

              Anh đón em, đường bên sông thưa vắng, chậm bước về cho dài lối mình đi. Đã quen thân sao vẫn còn xấu hổ, mỗi lúc mình dừng bước nép vào, má em đỏ không anh?

              Cuộc chiến tranh phũ phàng, mùa hè anh giã bạn. Sao chiều đông hôm ấy mình vẫn phải chia tay. Anh có biết? em muốn cùng anh ngược về 10 năm trước, đốt con cúi trên đồng mắt cay xè, thơm hương ốc nướng.

              Anh có những mùa Đông xa Kinh thành quê hương, đốt đống lửa bập bùng rừng phương Bắc, vun than đỏ hang thâm sơn cùng cốc, ngược thời gian về với cội nguồn.

              Hà Nội nhắc nhớ các anh mỗi mùa Đông giá lạnh, áo ấm khăn quàng gửi ra chiến trận, hoa trạng nguyên em thêu đỏ vội vàng.

              [


              Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

              Comment

              • #37



                [<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />
                Có người con gái dáng cong hình chữ S, đi từ biển Đông lên, mang quẻ thuần khôn, gặp người đàn ông phiêu bạt thuận quẻ càn, họ gặp nhau vào thời âm thịnh, sinh một bào 100 con gái thuở hồng hoang. Một mùa thu gió mưa hòa thuận, con gái lớn xinh mà bố mẹ sắp lên tiên. Theo lời mẹ cha họ chia nhau lên rừng hái lượm, ra đảo hoang vớt nhặt vụn bạc vàng.

                Ở đâu đó vùng quê măng trám cọ, 100 gia đình sinh con một toàn giai, sức trai lớn đang tuổi ăn sức quậy, được mẹ cha chia đất, nửa lên rừng đãi cát tìm vàng, nửa xuống biển mò ngọc trai làm giầu rồi về Dương Tử giang, Động Đình hồ cưới vợ ngoan, má bánh đúc bột ngô, mắt thường một mí.

                Cặp (100 càn +100 khôn) gặp nhau đã “quên” lời mẹ cha nhắc nhở, kiếp mưu sinh nương tựa, ánh trăng vàng mộng mơ. Chưa đầy hai vụ tôm, vụ lúa chúng đã bồng bế toàn cái tý đàn đàn lũ lũ về báo hiếu mẹ cha. Các nhà thông gia già cười rung râu, giãn rốn thần tài.

                Cánh hạc bay, tiếng trong veo, cùng đàn chim phương Bắc chiu chít về <?:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1:country-regi&#111;n w:st="&#111;n"><st1lace w:st="&#111;n">Nam</st1lace></st1:country-regi&#111;n> hưởng hơi ấm Thái Bình.

                Thuở bình minh khai sinh ra em âm dương đối xứng [, chữ S hình xoắn ADN, hình sin toán học, hình đất nước tương lai.

                Đường cong dáng em xinh đến nay mai.

                Dưng em của anh lúc này thừa thiếu âm dương hay lên cơn ghen bất chợt. Em trong túi càn khôn đi từ chân mây góc bể, sáng dịu êm như trăng treo trên biển ngày xưa không có sóng Thần. Em cứ thế hướng về cội nguồn, nếu lại tính, trở nết hãy xinh ghen dữ dằn của một thời núi rừng hoang dại. Thời của các chị em mình phiêu lãng, tìm hạnh phúc hướng theo hình chữ S thân quen. (Chúng ta chữ S đồng lòng, chữ O khép lại đầu truông cuối đèo- BG)

                Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                Comment

                • #38

                  <B style="mso-bidi-font-weight: normal">1[/B]<B style="mso-bidi-font-weight: normal">[[/B]<B style="mso-bidi-font-weight: normal"> [/B]<B style="mso-bidi-font-weight: normal">Đà Nẵng 19-21/01/2005<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />[/B]

                  Con chim sắt chơn lông xanh đưa tôi vào Đà Nẵng, con bọ bạch kim đón về hang hốc 2 sao. Saigontourane xảy ra vài sự kiện, cưới xin, hội thảo, cỗ bàn ồn ĩ lại bình yên.

                  Gió Bắc thổi qua đèo Hải Vân luồn vào thành phố, tiết heo may tháng Chạp ở nơi này. Tôi mở kính đón mùa Thu trên phố, dạo trên đường ngắm lá bàng đỏ tía sớm nay.

                  Thành phố chuyển mình, con đường dài “Tất Thành” men theo bờ biển, hình chữ S uốn mình sẽ nối tới Hội An. Hải Vân mây mờ trôi lững lờ nhắc một thời “hoành sơn nhất đái” để nối dài thân S “vạn đại dung thân”.

                  Dãy Bà Nà- Đà Nẵng độ cao trên 1000 mét, mây phủ mờ chuyện trò cùng Tam Đảo- Vĩnh Phúc, nhìn Sa Pa- Lào Cai, Bạch Mã- Huế với Đà Lạt- Lâm Đồng.

                  Trăm năm trước người Phú-Lang- Sa “ơ -rê -ca” tìm thấy trên đường cong chữ S điểm mát lành nhạy cảm của nước non, nét đẹp ấy ở nơi thân hình em thường hay trang điểm. Nét son ơi! kiêu hãnh với mây trời.

                  Vịnh Tiên Sa, nắng chiều nay tôi về thăm làng nước mắm Nam-Ô, nơi con sóng đã ngân lên câu hát, cùng điệu hò xứ sở thuở xa xăm!

                  Người làng Chài bám biển tự ngàn xưa, tôm cá vụn vội đưa vô hũ muối, giọt nước mắm chắt chiu rơi sánh giọt cà phê sành điệu, một muỗng thơm nồng khách nếm ngọt môi. Sóng đẩy cát đùn lên xóm ngõ, tháng 9-10 nước biển ngập tràn sân.

                  Mảnh bánh đa ấp vào nhau, nhân gì tôi không rõ, người bán hàng quạt lửa trao tay. Chùm roi xanh sai to hơn chùm sung, bàn thờ biển bao đời tín ngưỡng, bà mẹ già con nàng tiên cá góa, nói với tôi rằng “cây quả rất thiêng”. Vì lẽ đó người ta thờ không hái, quả chín đỏ trên cành ngang lối người đi?

                  Ngũ -Hành-Sơn một kinh đô sa thạch, tượng đá chất chồng trên lối người qua.Tôi được ngược thời gian về ngày “tiền nhân” đẽo đá, nét tài hoa ở xứ sở mặt trời. Kim tự Tháp, Tử Cấm Thành, nhà thờ La Mã, nhà thờ đá Phát Diệm, Chùa trên hình cong chữ S,… kiến trúc bằng mơ tưởng với bàn tay.

                  Trái tim đập dồn cùng nhịp mài, đường cưa, nhát đục, hồn Phật hiện về, sư tử tung bờm, thân hình trai gái cuốn vào nhau…

                  Đời có Phật trấn tâm người đang sống, có những người thương nhớ quê hương, nhớ một thời cầm cầy khoác súng, nay từ bờ biển nơi xa đặt mua Phật đá giá tột cùng. Theo con đường Bồ đề Đạt Ma truyền kinh từ hơn 2000 năm trước, đến cánh đồng nhà vườn nơi mô, thổi hồn vào Căng-gu-ru, truyền kinh vào thân hình người làm ăn trong cao ốc chọc trời, tai mắt đầy CNN, Hô-li- út, bụng dạ mang kỹ nghệ nuti.

                  Đùa dọa ai, kiêu hãnh với ai? trang điểm sắc tài tạc lên bao nhiêu sư tử, thằng người, linh vật nghệ thuật đồ dùng bằng “ thiên đá càn khôn”!

                  Đồ đá ơi đồ đá! bóng dáng em lầm lũi, khăn che nắng, chắn gió bụi đẽo mài như ngàn xưa cổ nhân vô danh theo nghệ nhân cùng lãnh chúa, Pha-ra-ông tạc đẽo dựng xây gửi vào hậu thế tấm lòng, tâm tình, bản sắc, tâm linh.

                  Đá có thể sống lâu với thời gian, chắc gì sống mãi, vì đá đổ mồ hôi, đá thấm máu người lao động nhọc nhằn, công xá mỗi ngày một đồng <?:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1:City w:st="&#111;n"><st1lace w:st="&#111;n">Sterling</st1lace></st1:City> (1 bảng Anh =24.000 VND)…



                  Bãi cát Xuân Thiều chiều nay hoang dã,
                  sóng biển rập rờn đôi lúc khùng lên,
                  có một người quăng dây câu vào biển,
                  bắt con gì hay mơ mộng trời mây.
                  Tôi chậm bước một đoạn dài trên cát,
                  tìm bóng hình xưa cũ đã gặp em:
                  Bông khoai biển tím mơ chợt hiện về nỗi nhớ,
                  của một thời mình say đắm tình thơ,
                  của một đời nụ hôn chập chờn con sóng,
                  mỗi lúc sắp dữ dằn lại chói lóa tâm linh.

                  Tôi trở về Kinh Thành quê hương,
                  cửa “Thiên Đàng” gặp hình thêu “Bùi Giáng”-
                  người đã để tâm hồn vào hình cong chữ S,
                  người suốt đời ngơ ngác một chữ O.
                  Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                  Comment

                  • #39

                    Thư Sài Gòn<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />

                    <I style="mso-bidi-font-style: normal">Tháng Chạp… năm bất… hạnh![/I]

                    <I style="mso-bidi-font-style: normal">Mà ta con cháu mấy đời hoang, bỗng nghe trong máu hồn xa xứ[/I]… của người tha hương về <?:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-comffice:smarttags" /><st1:country-regi&#111;n w:st="&#111;n"><st1lace w:st="&#111;n">Nam</st1lace></st1:country-regi&#111;n> sông nước vọng cổ buồn.

                    Phương <st1:country-regi&#111;n w:st="&#111;n"><st1lace w:st="&#111;n">Nam</st1lace></st1:country-regi&#111;n>, năm nao trên chòi lúa nghe tiếng bìm bịp kêu thấu nỗi lòng kẻ trốn chúa mà đi, nỗi tuyệt vọng của ai đó lỗi lầm, phát vãng … và nay <I style="mso-bidi-font-style: normal">quê hương ơi! mấy trăm năm, tiếng hò khàn khạn đêm trăng nhậu nhòe.[/I]

                    Đất trời nơi đây có gì gần gũi, thềm lục địa còn dấu vết dòng sông, Đồng bằng Cửu Long hình như đang thấp trũng để con người sống với lũ mùa mưa. Cồn gò nổi sông Tiền, sông Hậu, trời đất lên da gà chìm biến rặng dừa xanh. Mỏng mảnh quá số phận người trên đất, cô gái nhà vườn chọc hái quả me!

                    Sài Gòn-Thành đô, Hà Nội -Kinh thành, dấu xưa mỏng mờ trong mây chiều, Sài Gòn trăng treo tháng Chạp trong veo hiện về gương mặt em ngây thơ thời vụng về bím tóc.

                    Sài Gòn hối hả điều chi, vội điều gì sao không thong thả. Nhớ Hà Nội sáng những ngày cuối tuần đi trên phố thưa vắng người. Ôi bươn bả mưu sinh chia nhau thời gian, không gian, phần đất, bám vào nhau để sống, để yêu … cũng chỉ một đời!

                    Sao cứ phải quẩn vào nhau như thế, đất vẫn còn đâu đó Củ Chi ơi! Sao cứ phải lần hồi kiếp sống; một dòng sông, bến nước con đò, cánh đồng khoai lúa vẫn thơm hương.

                    Sao cứ phải học suốt ngày đêm thuộc lòng con chữ ngoại, tiếng Mẹ gọi về em có nghe thấy không? Sao cứ phải kiếm nhiều tiền rồi nhậu, chạy xe về nhà lớn nhà to. Sao cứ thế ! ôi đường cong trong ngoài chữ S, biết có lúc thăng trầm câu hát bán rong!

                    Sao gấp gáp vội vàng bảo rằng thi tăng tốc.Thành phố trẻ giờ đây đang đón Tết, có lẽ cặp vợ chồng xưa xa xứ mang theo cối giã trầu, vụ lúa đầu nhớ gói bánh chưng xanh.

                    Sống bao nhiêu năm được gọi là thành phố quê hương, có lẽ phải đủ tháng năm chất chồng thêm kỷ niệm, khách qua đường vài ba năm chưa nhận ra niềm vui sướng, chưa thấm được nỗi niềm xa xứ ,…phải quên đi.

                    Chợt nhớ mẹ suốt đời chưa xa làng phố xóm, mẹ nhớ hòn đá bên đường, tuổi thơ đón bà chợ về, vấp ngã bật móng chân!

                    Quê hương ơi! bao người ngân lên câu hát, tiếng hò sông nước màn hình 49 ing!. Khi chiều nay nhầm tưởng ngọn đèn dầu treo trên thân cây, mái lá; tay lỡ sờ tấm bánh chưng rỗng ruột ở lối vào. Chợt hiểu rằng bao người lên cơn khát, rượu bia nhòe thao thức nhớ quê hương.
                    Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                    Comment

                    • #40

                      4[<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />

                      TP Lạng Sơn mùa Đông đã qua

                      Chắt chiu nửa quý chạy xe ôm,
                      mùa Đông này ngược về thăm phương Bắc.
                      Con đường in bóng Rồng bay, ngược xuôi không mắc
                      Khói chiều đông yên ả xóm đồng, phố núi, bản xa.

                      Xe dừng, màu tím hoa so đũa phủ vạt đồi,
                      em thơ mong Tết về áo mới.

                      Xuân năm nào không dám cắt cành đào,
                      bạn bứt hoa tím ấy cắm vô chai dầu cạn.
                      Rượu men lá, lá rau rừng, thịt trâu già,
                      nhậu nhòe ánh lửa đón giao thừa.
                      Xua đẩy, dụ lừa đói rét lại phía sau.

                      Đồng Mỏ đây, ngày hành quân về biên giới,
                      gom đồng bạc cuối cùng đổi bát mỳ, gói thuốc rồi đi.
                      Gửi kỷ vật về xuôi. Ôi …khờ dại,
                      để mẹ buồn lo lắng mấy năm sau.

                      Khói thuốc súng, đất đá bùn, mảnh đạn
                      máu sự sống tạt lên hoa đào, hoa mận.
                      Nhánh lan rừng rơi xuống nấm mộ
                      lối mòn, không kịp cắm tấm bia.

                      Những gương mặt con trai đầy ấn tượng,
                      nét lạnh lùng kiêu hãnh, thoáng vô tư;
                      ôm vác súng, rú ga về phía trước,
                      mang nỗi niềm thương nhớ ở phía sau.

                      Về với cội nguồn, ở hang bao nhiêu đêm?
                      cuốn áo vải vào người
                      cuộn áo mưa nút chặt.
                      Rét mướt quá, ôm nhau mà khó ngủ,
                      Bóng ma đói, oan hồn sống chết chợp chờn bay.

                      Xòe bàn tay múc sương lau mặt
                      Mẫu Sơn tuyết, Kỳ Lừa than củi hết,
                      ấm bằng dòng máu nóng chảy toàn thân.

                      Đường cong S, đường M gấp nét,
                      định hình nên đất nước dáng em.
                      Bao nhiêu đời bấy nhiêu lớp trai tiên phong,
                      sống chiến đấu nơi đầu sông đỉnh núi,...
                      gửi tuổi trẻ, tình yêu, mơ ước gốc hoa đào.
                      Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                      Comment

                      • #41


                        <H3 style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt">Bãi Giữa Nhị Hà</H3>
                        <?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />
                        <B style="mso-bidi-font-weight: normal">1. Của nhiều người[/B]
                        <B style="mso-bidi-font-weight: normal">C[/B]on đường kiểu “tay lái nghịch” của cây cầu Long Biên (1899-1902) với bao chứng tích oai hùng, bi tráng, yêu thương trong 1/10 của 1000 Thăng Long. Sáng nay, tôi lại qua nửa cây cầu. Sông cạn, Nhị Hà đôi bên đều lở để bồi tụ Bãi Giữa mênh mang màu xanh đuổi nhau ra mép nước. Giữa cầu gặp lối xuống lên, một lão gia mơ màng nhìn sông nước, bờ bãi, bên cạnh là chiếc xe cuốc, lão đã đi từ tinh sương qua bên Gia Lâm rồi về, có thể lão tìm dấu xưa kỷ niệm của cuộc đời quá 70 mùa hoa cải trên sông. Lão nhìn khi tôi dừng xe, tôi tươi tắn chào lão buổi sáng, mong lão mạnh khoẻ.

                        Chân cầu Bãi Giữa không sạch lắm, nơi đây về đêm có thể tụ bạ những bóng ma “âm”, “dương”. Rẽ về phía cầu Chương Dương theo lối mòn cỏ xanh lút, chó sủa, bò đập đuôi bên đôi ba túp lều, tránh người đi ngược thồ những bó rau bí xanh mướt (xào nhiều tỏi ngon lắm). Người hái rau cho biết: Bãi có từ xa xưa, thuộc đất của dân bên Gia Lâm ra khai khẩn, không giấy xanh, sổ đỏ, chỉ có quy ước, chỉ theo dòng nước, những nơi bãi bồi ai làm ấy được là quy tắc ứng xử chung về chủ quyền đối với cù cao, bãi giữa, bãi ngang, đảo nổi chìm trên trái đất nầy.

                        Phù sa mịn pha cát trắng li ti. Không màu mỡ lắm đâu, vẫn phải dùng khoáng chất chăm bón. Bãi bồi trải áp chân cầu Chương Dương. Bãi Giữa co dãn viền, khi mép nước bên Hà Nội bồi thì bên Gia Lâm lở, khi lè lưỡi đất về xuôi, ngược hoặc cả hai. Đất bãi rộng bằng một làng xóm với trăm nóc nhà. Mùa mưa nước băng băng, ngập hết, sự sống hồi sinh khoảng 10 tháng trong năm. Đất Việt Nam có nhiều tên làng, tên xã, tên thôn, quần đảo chỉ có tên vào 6, 7 tháng trong năm, còn 5, 6 tháng chỉ là tên suông vì nó chìm dưới nước giống như ánh trăng suông toả lên những cô đơn bát ngát của trần gian nầy.

                        Quay lại, gặp lối cầu thang gỗ bết đất dẫn lên bên trái cầu lối về Hà Nội, một chị đèo bó rau rõ lớn dừng lại, hai người đi trên cầu xuống đẩy, tôi không nhanh hơn nên lỡ cơ hội thể hiện phong cách “Tràng an” lịch sự, gallant. Đi qua gầm cầu, về phía ngang với bãi Phúc Xá, vẫn những lối mòn cỏ ngậm sương. Đi nữa gặp một đám giai tơ, đứa ở trần, đứa áo phông, chúng đi rất nhanh khuất vào con đường ngoằn xuống thấp lại nhô đầu trên mô đất cao. Ngắm hàng cọc bê tông ken san sát kiểu tượng đá bãi biển đảo Phục Sinh ở Nam Thái Bình Dương, ngoài khơi Chi Lê, gặp một người đi xe đạp ngược, tôi hỏi về dãy “đá” anh ta cười : “anh chưa đến bao giờ, cột chắn sóng, chỉnh trị dòng chảy, chống lở có từ lâu rồi”. Thế là tôi bị lộ cái mặt ngơ ngác ngó tìm, cái mặt của thổ dân về thành phố, hay gương mặt người văn minh đến đầm lầy Amarôn!

                        Bọn giai thừa biết có người chuyện sau, chúng đi nhanh không ngoảnh lại. Tôi đi chậm hơn để kịp ngắm cỏ cây dại ven đường. Hàng cây thèm lẻm lá xanh, bóp quả đen trên ngón tay thấy quả tứa nước màu tình yêu chung thuỷ. Thứ quả mà tuổi thơ chúng tôi nhá nhuốt, lè lưỡi tím nhìn nhau cười, cây này gọi là “xạ đen” được lương y ở Hoà Bình trồng làm thần dược. Thần dược ư! hơn mười năm tuổi thơ tôi đã nhai nhá cùng em và bạn bè mỗi lần tha thẩn sau buổi học hay cuối mùa hè, sang thu, chẳng thích học sách chỉ khoái la cà. Cây cối xay quả quay quay, khóm cúc tần nhớ lần mẹ gọi hái làm lá thuốc, người lớn la đi lấy về làm món dồi. Cỏ dại bung hoa trắng li ti, chẳng ai hái nên trắng trinh tuyệt vời với nắng gió, trăng sao, đất cằn lại càng sống khoẻ, chả thế mà xã hội hậu công nghiệp quay về với vẻ đẹp hoang dại, diễn viên hạng sao nhập vai cứ lô phô ra dài dại chứ không phải là hoang rã đồng nội, Bãi Giữa Nhị Hà.

                        Đi một đoạn gặp bãi cát rộng, thấp thoáng người trên bờ chạy nhảy, kẻ vầy vùng dưới nước, phía xa một bè nổi neo bờ. Thoạt đầu tưởng họ làm ăn, bắt cá mú gì đó, đến gần thì đúng là đám người còn chất hoặc tìm lại “hippy- hoang rã”. Tôi đến gần chuyện trò với người dân đang cắm trồng cây dâu làm bờ rào để trồng rau, vọng ngày Tết về bán đúng chỗ. Ông người bên Giang Biên, đạp xe ra cầu, xuống bãi. Trong bọn người có nhiều gã đã trở thành tiên ông “phơi cái cục than đen với nước sông Hồng” chúng chạy nhông nhông, khoan khoái xuống nước rồi lên bờ. Một gã có râu cằm, cầm be rượu màu truyền tay nhau uống, xoa lên lưng gã cởi trần. Dưới sông, bọn tắm nước pha sa huyền thoại tin rằng những hạt phù sa mịn màng, cùng cát trắng li ti chảy từ những cánh rừng nhiều cây thuốc bắc, thuốc Nam. Nước trời rơi xuống thẩm vào sa khoáng, tiết ra từ cỏ cây thơm, đắng, ngọt, chát, bùi,… từ rễ cây sâm, thục, tam thất, thảo quả,… cục hổ phách vạn năm từ thượng trung nguồn bao la đổ về sông Hồng. Vì lẽ đó mà Bãi Giữa được kết bồi qua ngàn vạn năm nước chảy. Dòng sông Hồng đã sắc thang thuốc đông y của thầy lang Thiên Nhiên bốc cho người trần gian hợp vị thuốc.

                        Bọn chạy nhảy, tắm có thể thấm đượm tâm linh sông Hồng.

                        Tôi cũng muốn tắm, nhưng lần đầu mới đến, vả lại lão nông đang trồng dâu cho hay, có năm chỗ nước chảy ngoài hàng cọc bê tông đã “xin nuôi” mươi đứa trẻ. Tôi hỏi, ông bảo trong năm sông Hồng chỉ có mấy ngày vào mùa đông nước trong hơn quanh năm! Trên bờ có một mả lùn to, bao gạch trồng nhiều hoa, một nén nhang thơm gọi hồn buổi sáng. Tôi nghĩ phải làm lễ mới xuống tắm, phải nhập gia, phải tông ngông như mấy “tiên ông” thì mới được sông Hồng chăm sóc ‘khách hàng”. Tôi về với em, chỗ ngày xưa.

                        <B style="mso-bidi-font-weight: normal">2. Riêng anh và em[/B]
                        Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                        Comment

                        • #42


                          <B style="mso-bidi-font-weight: normal">2. Riêng anh và em<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />[/B]
                          <B style="mso-bidi-font-weight: normal">[/B]
                          <B style="mso-bidi-font-weight: normal">N[/B]gày mình chia xa cách đây hai mươi mốt năm. Anh gửi thành phố quê hương cho người con gái thân yêu. Tiễn nhau đến Bãi Giữa mình dừng, sáng tinh khôi hơn sáng nay, em xinh tươi, anh chú lính trẻ mang quân phục mới, ba lô bồng, cố làm oai, ngộ lắm! Mình bịn rịn chia tay nói cùng sông nước, hẹn ngày về nguyên vẹn thuỷ chung như màu tím nước quả thèm lẻm. Gật đầu, gục đầu vào vai, mình ôm nhau chặt quá, trên cầu thưa thớt bóng người qua, mặt trời nhô lên phía đền Ghềnh. Xoay người tựa thành cầu, vết thành cầu trên lưng em có nhớ? Anh không quên!

                          Ra đi, ai cũng mong ngày về thành phố thân yêu, nhưng trở về không bao giờ vẹn nguyên đầy đủ. Sông Hồng vẫn trôi hoài bao mùa lũ, cỏ xanh mướt mái đê, lối qua cầu thiếu vắng bạn anh. Gừi nỗi nhớ, tình yêu Thăng Long - Long Biên- Hà Nội- Gia Lâm,… từ những miền quê xa ngát, những trận đánh, những cuộc hành quân, những miền rừng thượng nguồn dòng sông nước xanh, nước đỏ.
                          Em, mẹ, người thân của chiến sỹ ra Bãi Giữa làm rau như sáng nay vẫn mong êm đềm, yên lành cho người lính đang sống chiến đấu nơi thượng nguồn những con sông miền Nam, miền Bắc, miền Trung, đang canh giữ quần đảo chủ quyền công thổ quốc gia.

                          Bãi Giữa ơi! Anh trở về, bờ ngô, ruộng dâu xanh mướt như ngày mình chia xa. Em đã sang sông lấy chồng, không đợi được ngày anh trở lại. Chúng mình đã trao hơi ấm giã từ tuổi thơ, nhớ gương mặt em xinh, dáng Tràng An tựa trên thành cầu, mái tóc em thơm, má ửng hồng, môi nụ hoa hồng son tươi hé mở. Sao ngày ấy mình nhìn sâu âu yếm vào mắt nhau mà không dám hôn môi? Phải chăng, chiến trường xa, thời gian dài phía trước đã dọa nạt mình đừng hứa hẹn nhiều hơn. Không phải! Mà chúng mình quá trẻ, vừa mạnh mẽ, vừa rụt rè với tình yêu.

                          <I style="mso-bidi-font-style: normal">Đi từ Bãi Giữa sương sa[/I]
                          <I style="mso-bidi-font-style: normal">Nhớ về một thuở đôi ta dâng tình[/I]
                          <I style="mso-bidi-font-style: normal">Nâng niu hình dáng em xinh[/I]
                          <I style="mso-bidi-font-style: normal">Qua gian khổ cuộc viễn chinh cuối cùng.[/I]

                          (Bãi Giữa ngày 10-10.Thăng Long-Hà Nội, năm thứ 995)
                          ---------------------------------
                          Chào mừng 995 TL-Chào mừng 51 năm GPTĐ- Mừng sáo sang sông vẫn nhớ về Bãi Giữa Tình Yêu
                          Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                          Comment

                          • #43



                            VỀ
                            Lối xưa cũ giờ đây mình tôi đi.<?:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-comfficeffice" />
                            Trưa đứng bóng chiếc ô xòe nhỏ bé
                            Gốc đa còn đó,
                            Em không thể là em bé ngày xưa
                            Mồ hôi mặn có gì xa lạ?
                            Nắng trên đầu mài miết những tháng năm.

                            Chim tránh nắng
                            <H2 style="MARGIN: 0cm 0cm 0pt">Mặt trời cô đơn</H2>
                            Tôi lẻ bóng
                            Trở về như đã định.

                            Em đã cưới chồng
                            Không còn yêu anh nữa
                            Tôi rẽ vào trường
                            Tìm kỷ niệm tuổi thơ

                            Em hạnh phúc
                            Cây vẫn xanh
                            Con đường trưa nay tôi bước
                            Lời thề như ngọn gió
                            Ngàn xưa!


                            Rồng bay rợp bóng Kinh kỳ

                            Comment

                            Working...
                            X
                            Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom