• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bệnh viêm gan B là gì?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bệnh viêm gan B là gì?

    Bệnh viêm gan B là gì?



    Viêm gan siêu vi B là bệnh gan hiểm nghèo thường gặp nhất trên thế giới do siêu vi khuẩn B gây ra. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bị nhiễm siêu vi B cao nhất thế giới. Ở nước ta có khoảng 10 triệu người đang bị nhiễm căn bệnh này.
    Tại sao viêm gan B được coi là căn bệnh nguy hiểm?
    Vì đây là căn bệnh lây lan lặng lẽ, tiến triển âm thầm. Đa số người bị nhiễm siêu vi B đều không biết là mình bị nhiễm và có thể vô tình lây sang người khác qua đường máu. Đa số người lớn bị nhiễm đều có thể loại trừ siêu vi B dễ dàng. Tuy nhiên đa số trẻ sơ sinh và trẻ em bị nhiễm đều không thể loại trừ được siêu vi khuẩn này và sẽ trở thành người mang siêu vi B mạn tính.
    Cứ 4 người mang siêu vi B mạn tính sẽ có 1 người bị thiệt mạng do xơ gan và ung thư gan trong suốt cuộc đời của họ. Siêu vi B có thể thầm lặng tấn công gan trong nhiều năm mà bệnh nhân không hề hay biết. Đến khi bệnh nhân cảm thấy cần đi khám bệnh thì thường bệnh đã vào giai đoạn cuối. Nhiều bệnh nhân đã chết do ung thư gan vẫn không biết thủ phạm chính là siêu vi khuẩn B.
    Bệnh viêm gan siêu vi B có thể phát hiện sớm một cách dễ dàng nhờ vào các xét nghiệm máu đơn giản. Việc phát hiện sớm viêm gan B mạn tính giúp gia tăng hy vọng ngăn ngừa biến chứng xơ gan và ung thư gan bằng cách khám sức khỏe định kỳ và điều trị với những loại thuốc đặc trị mới.
    Các loại thuốc đã được chấp thuận để điều trị bệnh viêm gan B mạn tính .
    Trong vòng 10 năm qua, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều loại thuốc mới để điều trị căn bệnh này. Những loại thuốc đặc trị viêm gan B có thể làm giảm mức độ viêm gan và hạn chế xơ gan và ung thư gan bằng cách khống chế hoặc chặn đứng sự sinh sản và phát triển của siêu vi. Tính đến nay, đã có tất cả 6 thuốc chính thức được chấp thuận.
    Interferon alpha: Được chấp thuận vào năm 1991. Thuốc dùng dạng chích 3 lần mỗi tuần trong 6 tháng đến 1 năm hoặc lâu hơn. Khi chích thuốc bệnh nhân có thể bị tác dụng phụ như triệu chứng giả cúm, nhức đầu, trầm cảm…
    Pegylated interferon (Pegasys): Được chấp thuận vào tháng 5-2005. Thuốc dùng dạng chích 1 lần mỗi tuần và hiệu quả hơn interferon thông thường. Tác dụng phụ của thuốc tương tự như interferon.
    Lamivudine (Zeffix): Thuốc đầu tiên dạng viên uống mỗi ngày 1 lần và hầu như không có tác dụng phụ. Thuốc được chấp thuận vào năm 1998, có thể dùng được ở người lớn và trẻ em. Lo ngại chính yếu khi dùng thuốc này là khi điều trị lâu dài, siêu vi có thể bị biến đổi và đáp ứng với thuốc sẽ trở nên kém đi.
    Adefovir Dipivoxil (Hepsera): Thuốc viên uống mỗi ngày 1 lần, có hiệu quả trên siêu vi B bình thường lẫn siêu vi B bị kháng thuốc lamivudine. Tuy ít tác dụng phụ nhưng một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân có thể bị biến chứng trên thận khi dùng thuốc. Được chấp thuận vào tháng 9-2002 và chỉ dùng cho người lớn.
    Entecavir (Baraclude): Được chấp thuận vào tháng 4-2005, thuốc này được xem là loại thuốc có hiệu quả chống siêu vi B mạnh nhất và ít gây đề kháng nhất trên bệnh nhân mới, chưa dùng thuốc kháng siêu vi nào. Thuốc dạng viên uống một lần mỗi ngày, hầu như không có tác dụng phụ và chỉ dùng cho người lớn.
    Telbivudine: Được chấp thuận tháng 9-2006. Thuốc dạng viên uống một lần mỗi ngày và có ít tác dụng phụ. Thuốc chỉ dành cho người lớn.
    Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các BS chuyên khoa.
    May mắn là đa số người mang siêu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không.
    Có thuốc chủng ngừa viêm gan B không?
    Hiện nay có thuốc chủng ngừa viêm gan B hiệu quả. Đây chính là thuốc chủng chống ung thư đầu tiên vì thuốc có thể bảo vệ tránh được siêu vi B vốn là tác nhân gây ra 80% các trường hợp ung thư gan trên thế giới. Với liều tiêm chủng 3 mũi, thuốc có thể đem lại hiệu quả bảo vệ gần như suốt đời cho người được tiêm chủng.
    BỆNH VIÊM GAN B
    1. Siêu vi viêm gan B và đường lây nhiễm.
    2. Diễn tiến tự nhiên của bệnh viêm gan B.
    3. Chẩn đoán bệnh viêm gan B: Xét nghiệm máu, khám chuyên khoa Gan.
    4. Lời khuyên chế độ ăn và lối sống.
    5. Ðiều trị đặc hiệu.
    1. SIÊU VI VIÊM GAN B - TỔNG QUAN:
    Siêu vi viêm gan B (SVVG B) là một loại virut hướng gan, gây ra bệnh viêm gan. Theo ước tính của Tổ chức Y Tế Thế Giới, hiện có khoảng 350 triệu người mang siêu vi B, tập trung chủ yếu ở châu Phi, châu Á và Ðông Nam Á.
    Cách lây nhiễm siêu vi viêm gan B
    SVVG B lưu hành trong máu, do đó lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng là:
    1. Mẹ truyền sang con: Ðây là đường lây quan trọng nhất.
    2. Ðường tình dục: Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới.
    3. Truyền máu hoặc chế phẩm máu nhiễm siêu vi B, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân viêm gan B.
    4. Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B.
    2. DIỄN TIẾN TỰ NHIÊN BỆNH VIÊM GAN B
    1. Nhiễm trùng cấp tính
    Nhiễm SVVG B cấp tính có biểu hiện giống cảm cúm, thỉnh thoảng có cảm giác buồn nôn, ói mửa. Ðôi khi, nhiễm trùng cấp có thể nặng hơn với triệu chứng vàng da, vàng mắt, đau bụng, nước tiểu sẫm màu.
    2. Nhiễm trùng mạn tính
    90% trường hợp nhiễm SVVG B ở tuổi trưởng thành sẽ hồi phục hoàn toàn và không bao giờ bị siêu vi quấy rầy lại. Chỉ có 10% chuyển thành "người mang trùng mạn tính".
    Tuy nhiên, ở trẻ nhiễm siêu vi B từ lúc mới sinh, bệnh diễn biến khác hẳn. Khoảng 90% số trẻ này sẽ trở thành người mang bệnh mạn tính. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm, có thể không có biểu hiện lâm sàng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, có nước trong ổ bụng, chảy máu đường tiêu hóa do vỡ mạch máu bị giãn, ung thư gan.
    Nói chung, khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn xơ gan, chức năng gan khó có thể hồi phục, ngay cả khi tình trạng viêm gan được cải thiện. Vì vậy, các thầy thuốc thường điều trị bệnh sớm nhằm ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình xơ gan.
    3. CHẨN ÐOÁN VIÊM GAN SIÊU VI
    B3.1. XÉT NGHIỆM MÁU
    Bệnh viêm gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu tại bệnh viện hoặc phòng khám bệnh. Cũng có thể tình cờ phát hiện bệnh tại Trung Tâm Truyền Máu-Huyết Học khi Bạn tới cho máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do:
    1. Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển: Siêu vi đang nhân đôi, đang tăng sinh, gây ra phản ứng viêm kéo dài trong gan.
    2. Nhiễm trùng đã qua: Một số người hiện tại không có viêm gan, nhưng đã tiếp xúc với SVVG B trong quá khứ, tạo ra đáp ứng miễn dịch và thải trừ hoàn toàn siêu vi B.
    3. Người lành mang mầm bệnh: Ðó là những trường hợp không có bằng chứng viêm gan, nhưng cũng không đào thải hết siêu vi ra khỏi cơ thể. Họ mang siêu vi B trong người và có thể truyền sang người khác, mặc dù bản thân họ không có biểu hiện bệnh.
    3.2. KHÁM CHUYÊN KHOA GAN
    Nếu xét nghiệm máu HBsAg dương tính, bạn nên đến gặp Bác Sỹ có kinh nghiệm để được khám bệnh và phân tích kỹ hơn. Lúc này, cần xác định liệu có tình trạng viêm gan đang tiến triển hay không. Nếu có, cần làm thêm:
    1. Xét nghiệm đánh giá chức năng gan
    2. Siêu âm gan: Phân tích cấu trúc của gan và các bộ phận xung quanh, tìm dấu hiệu xơ gan hoặc biểu hiện bất thường khác.
    3. Nên làm thêm xét nghiệm sinh thiết gan, đồng thời tìm HBV DNA trong máu.
    4. LỜI KHUYÊN CHẾ ÐỘ ĂN VÀ LỐI SỐNG
    4.1. Chế độ ăn
    Nếu Bạn là người lành mang mầm bệnh, Bạn nên hạn chế uống rượu. Người nghiện rượu mắc bệnh viêm gan B thường hay bị xơ gan hơn. Chế độ ăn bình thường là thích hợp với hầu hết trường hợp viêm gan siêu vi B. Khi có xơ gan, Bác Sỹ khuyên Bạn nên giảm muối trong chế độ ăn.
    4.2. Lối sống
    Người bị nhiễm SVVG B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.).
    Dù sao, người mang mầm bệnh cần có biện pháp đề phòng thích hợp, ví dụ nếu Bạn bị đứt tay, hãy lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục.
    4.3. Ðiều trị
    Tùy theo quyết định của Bác Sỹ, một số trường hợp cần điều trị sớm và tích cực. Mục đích điều trị nhằm:
    (a) Loại trừ hoặc giảm thiểu tình trạng viêm gan, do đó ngăn ngừa, làm chậm tiến triển sang giai đoạn xơ gan, ung thư gan.
    (b) Ðào thải toàn bộ, hoặc một phần lượng siêu vi B trong cơ thể, đặc biệt ở trong gan.
    5. ÐIỀU TRỊ ÐẶC HIỆU:
    Thuốc điều trị chủ yếu là Interferon alpha
    Interferon alpha là một chất tự nhiên có trong cơ thể người, được sản xuất bởi một số tế bào khi cơ thể nhiễm virut. Chức năng của Interferon alpha là diệt trừ tác nhân gây bệnh. Như vậy, khi dùng Interferon, siêu vi B sẽ bị loại bỏ giống như cơ chế đào thải tự nhiên của cơ thể.
    Interferon alpha (RoferonỊ-A) được đóng sẵn trong bơm tiêm có kèm kim nhỏ, tiêm dưới da hoặc bắp thịt. Khi bắt đầu điều trị, hầu hết bệnh nhân đều có cảm giác sốt nhẹ, mệt mỏi trong vài giơ,?ọi là hội chứng giả cúm. Những biểu hiện này là do Interferon khởi động đáp ứng của cơ thể chống lại siêu vi giống như khi Bạn mắc bệnh cúm vậy. Về sau, tác dụng phụ này sẽ bớt dần. Uống Paracetamol nửa tiếng trước khi tiêm thuốc sẽ hạn chế biểu hiện đó. Nên tiêm thuốc vào buổi tối để hôm sau Bạn có thể làm việc bình thường.
    Trong thời gian điều trị, Bạn nên làm xét nghiệm máu để đánh giá đáp ứng. Sau khi kết thúc điều trị, cần tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng nữa, bởi vì một số bệnh nhân có thể bị tái phát sau khi ngưng thuốc.
    Một số thuốc kháng sinh chống siêu vi hiện đang được nghiên cứu phối hợp với Interferon
    (HVP sưu tầm)
    Similar Threads
  • #2

    Theo như HB biết viêm gan siêu vi B hay còn gọi là Hepatitis B thì đa số dân châu Á hay có con này trong người..vì thế những ai khi đi thử máu mà có con này thì cách tốt nhất là hãy để nó ngủ yên ngoài ra người đó nên giữ vệ sinh khi ăn uống không nên ăn những thức ăn sống và những thức ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ ,trong gia đình tất cả đều nên thử máu nếu ai không có thì chích ngừa những ai đã có đề kháng thì khỏi cần chích...binh chỉ lây khi người đó không chích ngừa còn không thì vẫn sống thoải mái không có gì đáng lo ngại..

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom