• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Trộm chó lộng hành - Kỳ 2: Cướp chó trước mặt chủ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trộm chó lộng hành - Kỳ 2: Cướp chó trước mặt chủ

    Trộm chó lộng hành - Kỳ 2: Cướp chó trước mặt chủ
    27/09/2011 1:01
    Trong mấy ngày qua, người dân ở ấp Trà Canh A1 (xã Thuận Hòa, H.Châu Thành, Sóc Trăng) bàng hoàng, căm phẫn trước cái chết thương tâm của anh Dương Văn Thanh do các đối tượng trộm chó gây ra. Điều đáng nói là riêng ở địa phương này, từ đầu năm đến nay người dân bị trộm bắt hàng trăm con chó.
    >> Trộm chó lộng hành - Kỳ 1


    Băng trộm chó bị Công an Bình Định bắt quả tang vào sáng 24.8


    Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch xã Thuận Hòa cho biết, tình trạng mất trộm chó trên địa bàn xã xảy ra thường xuyên, liên tục như “ăn cơm bữa”. Dường như ngày nào cũng có người báo tin bị mất trộm chó, còn chính quyền địa phương thì bất lực không triệt phá được vụ trộm nào.
    Theo ghi nhận của ông Lý Thiện, Trưởng ấp Trà Canh A1, thì tình trạng trộm chó xảy ra gần 3 năm qua, nhưng gần đây thì diễn biến phức tạp hơn, thậm chí còn ngang nhiên giữa thanh thiên bạch nhật. Mấy ngày gần đây, hàng loạt hộ dân trong ấp bị mất trộm từ 1-2 con chó, như: hộ ông Dương Văn Năm, Nguyễn Văn Dình, Cao Ly, Thạch Khol... Nhưng “đau nhất” là trường hợp của ông Nguyễn Văn Thắng. Đêm nào ông Thắng cũng dẫn con chó béc-giê vô nhà nhốt và mua xích cổ chó lại cẩn thận, nhưng chó của ông vẫn bị kẻ trộm tóm mất. Ông Thắng kể: “Khoảng 5 giờ sáng hôm đó, tôi mới mở cửa, mở xích con chó chạy ra khỏi nhà thì có hai tên trộm kích sẵn bắn một phát súng xung điện làm con chó ngã gục tại chỗ. Tôi chưa kịp tri hô thì một tên nhanh tay ẵm con chó lên xe, tên còn lại rú xe bỏ chạy mất bóng”.
    Gây án như “phim hành động”
    Trộm chó như đi... tán gái
    Để trộm được chó, nhiều nhóm trộm chó đã tập cho mình tính kiên nhẫn của những anh chàng đi... tán gái! Chúng canh me, chầu chực hết ngày này tới đêm khác một cách lì lợm. Chị Mỹ Thương ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có khoảng sân nhỏ trước nhà, lại có tường rào bao quanh nên yên tâm cho con chó của mình ngủ ngoài sân.
    Đêm thứ nhất, bọn trộm chó đi qua đi lại nhìn con chó hơn chục ký thòm thèm, tặc lưỡi.
    Đêm thứ hai, chúng vừa thả thòng lọng, vừa rê mồi nhử nhưng bị chủ nhà phát hiện phải bỏ chạy.
    Đến lần thứ ba, bọn chúng quay lại lúc 2 giờ sáng, gí súng điện bắn khiến con chó chỉ kịp rú lên một tiếng. Chủ nhà chạy ra vừa lúc chúng đang kéo con chó lên. Cuộc giằng co trong đêm diễn ra quyết liệt. Bọn chúng vừa kéo vừa dùng gậy đánh khổ chủ và cuối cùng đã cướp con chó trước mặt chủ.
    Rạng sáng 19.7, ông Nguyễn Văn Cường ở huyện Phù Mỹ (Bình Định) nghe tiếng chó sủa lớn. Lo chó bị bắt trộm, ông liền gọi con vật vào nhà thì bị hai thanh niên đứng phía ngoài hàng rào rọi đèn pin bắn 2 phát đạn (bằng ná cao su) vào trán và lưng khiến ông Cường đổ gục tại chỗ. Khi người nhà chạy ra thì hung thủ đã phóng xe tẩu thoát. Trước đó, ông Cường từng cùng hàng xóm truy đuổi một số kẻ trộm chó tại địa phương.
    Trên trục đường “hành tẩu” khác, một nhóm trộm chó kiêm luôn việc đánh người cướp của. Khoảng 2 giờ ngày 5.6, anh Khổng Thanh Hòa (21 tuổi) và Nguyễn Văn Đức (19 tuổi, cùng ở xã Cát Thành, Phù Cát, Bình Định) đi xe máy từ Chợ Gồm đến thôn Ngãi An, xã Cát Khánh. Thấy 2 thanh niên đi xe máy đứng bên đường, anh Hòa nói nhỏ “bọn trộm chó” rồi vượt qua. Hai thanh niên nghe vậy liền phóng xe đuổi theo. Cuộc rượt đuổi kéo dài 3 km. Đến cầu Trùm Tuấn (xã Cát Thành) hai thanh niên đó ép anh Hòa ngã xe rồi dùng cây gỗ đánh anh Hòa và anh Đức bị thương, sau đó cướp luôn xe máy.
    Mới đây, bọn trộm chó cũng đã vào nhà anh Nguyễn Văn Liêm (ở thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) “hành nghề”. Khi bị phát hiện, ban đầu bọn chúng bỏ chạy, sau táo tợn quay ngược lại đánh và đập xe của khổ chủ. Nhờ sự hỗ trợ của nhiều người, chúng phải bỏ chạy lần nữa, để lại ba con chó, dụng cụ hành nghề và chiếc xe mang biển số 47F9-7620.
    Tại Quảng Ngãi, nhiều gia đình cũng ăn không ngon ngủ không yên. Điển hình nhất là vụ cướp chó như phim hành động tại xã Đức Minh, huyện Mộ Đức. 4 người đi trên 2 xe gắn máy ập vào nhà ông Trần Ri, nói: “Con chó kìa, vô bắt bay ơi!” rồi ngang nhiên tung thòng lọng bắt chó. Ông Ri hô hoán liền bị chúng đập toác cửa, vỡ bình xăng xe gắn máy, bật lửa đốt rồi tẩu thoát. Cứu được con chó nhưng ông Ri phải ngậm ngùi nhìn chiếc xe của mình bị cháy chỉ còn trơ khung sắt.
    Có lẽ do việc bắt trộm chó “có ăn”, nếu bị bắt tội cũng nhẹ nên các trộm chó ngày càng hung tợn, sẵn sàng dùng hung khí tấn công bất cứ những ai cản đường. Đã hơn 2 năm trôi qua, người dân xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) vẫn chưa quên cái chết thương tâm của anh Lê Quảng Khải. Tối 6.7.2009, khi phát hiện 2 người đi xe gắn máy kéo theo con chó, anh Khải bảo một người bạn cùng đuổi theo. Bị rượt đuổi, kẻ trộm chó liền tung nắm ớt bột ra phía sau trúng vào mắt khiến người bạn loạng choạng tay lái, làm Khải té ngã xuống đường và tử vong sau đó.

    Hiển Cừ - Trần Thị Duyên - Trần Thanh Phong
    Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 27-09-2011, 03:33 AM.
    Similar Threads
  • #2

    'Cẩu tặc' lộng hành

    Nạn ‘cẩu tặc’ lộng hành, nỗi lo của người nuôi chó
    Tại khu mua bán chó trên đường Lê Hồng Phong, TP HCM, bà Hồng nước mắt vắn dài. Hồi sáng bà dắt con chó cưng đi "toilet" ở công viên, bị hai tên trộm chó bất ngờ cướp mất...
    Suốt buổi sáng, bà đã vòng qua gần hết các chợ chó kiểng ở thành phố nhưng chú chó cưng vẫn bặt vô âm tín. "Hằng ngày tôi cùng ăn, cùng ngủ với nó. Tìm được nó bao nhiêu tiền tôi cũng chuộc!", bà lại khóc.
    Một người đàn ông hỏi bà Hồng: "Chó bà màu gì, mất ở đâu, lúc mấy giờ?". Sau khi nghe khổ chủ trình bày, anh ta lắc đầu: "Tôi cam đoan chó bà không có ở chợ này đâu. Sáng đến giờ chưa có "hàng" mới. Để tôi liên lạc với anh em rồi trưa nay sẽ điện báo cho bà”. Mắt bà Hồng sáng rỡ. Người đàn ông nói thêm: "Nếu tìm được chó, ngoài tiền chuộc, bà thưởng cho tôi 100.000 đồng nhé". Bà Hồng gật đầu lia lịa.
    Đúng 12h trưa, bà Hồng nhận được điện thoại gọi đi chuộc chó. Đó là một con hẻm nhỏ ngoằn ngoèo sâu tít, bà Hồng cũng chẳng biết thuộc đường nào, phường nào. Bên trong căn nhà nhỏ là một dãy chuồng nhốt chó rộng chừng 5m2 với hơn chục con chó lớn nhỏ ủ rũ nằm, ngồi xếp lớp. Bà thất vọng, chó của bà không có ở đây. Lại tốn thêm tiền dẫn đường qua một "lò” chó khác dưới chân cầu Kiệu bên quận 1, gặp một người phụ nữ tự giới thiệu mình tên Chín, "trùm" buôn chó đất Sài Gòn. Bà Chín thản nhiên:"Chậm nhất là hai tiếng nữa sẽ có người mang chó tới đây". Rồi bà bấm điện thoại.
    Khoảng một tiếng sau, hai thanh niên chở một lồng chó đến. Bà Hồng mừng như điên khi thấy con Dona, tên con chó cưng giống Bắc Kinh của bà. Cảnh hội ngộ thật cảm động: Ở "ngoài đời" bà Hồng vừa khóc vừa cười, ở trong giỏ con chó vẫy đuôi liên hồi, miệng rên ư ử… Ngoài tiền chuộc chó 2 triệu đồng, bà Hồng còn phải chi tiền "hoa hồng" tìm chó cho bà Chín là 300.000 đồng và thưởng cho tay "cò” chuộc chó dẫn đường là 100.000 đồng.
    "Mai mốt mất chó hay có người thân, bạn bè mất chó, nhớ giới thiệu đến tôi. Chó cỡ nào kiếm cũng ra, chỉ vòng vòng mấy đầu mối ở thành phố này", bà Chín dặn.
    Ông Thanh, chạy xe ôm ở quận Tân Bình, nơi tập trung đông nhất các lò giết, mổ chó trên địa bàn thành phố có trong tay cả một "cẩm nang" các địa chỉ lò mổ và các chợ chuyên cung cấp, tiêu thụ chó trộm, "tư vấn": "Trong vòng hai đến ba ngày, chó vẫn còn đâu đó chứ chưa bị làm thịt hay bán. Người ta bắt chó là chờ chủ đến chuộc với giá cao. Quan trọng là có hỏi đúng người, tìm đúng địa chỉ ...".
    Nếu chịu chi cho đội quân "cò” chuộc chó như ông Thanh cũng sẽ được "tư vấn" đến nơi đến chốn, thậm chí họ sẽ kiêm luôn dịch vụ từ A-Z chở đến tận các lò để nhìn mặt chó cưng. Để được hướng dẫn, mách nước các địa chỉ, khổ chủ sẽ phải trả 20.000 đồng. Còn nhờ người dẫn đường, chở đi tìm cứ nhìn mặt mà đặt tiền: thân chủ nào hờ hững giá vài trăm; ai vừa khóc vừa tìm cứ tùy lượng nước mắt đổ ra mà ra giá!
    Chưa bao giờ nạn trộm chó rộ lên ở nhiều nơi như hiện nay. Ông Ba, chủ một lò chó có tiếng ở khu Ông Tạ, nói mỗi ngày có không dưới 30 người đến "lò” của ông ta hỏi thăm tông tích chó của mình. "Cò” chó như ông Thành, hôm trúng mánh cũng kiếm được 500.000-600.000 đồng.
    Thông thường, sau một "phi vụ” thành công, lực lượng "cẩu tặc" sẽ thông qua các "lò” chó làm trung gian như bà Chín, bà Ba ở Cầu Kiệu, bà Hai, ông Tám ở khu Lê Hồng Phong... để làm "nhịp cầu" chuộc chó. Các "trùm" này có đường dây "điện thoại nóng" liên thông với nhau, muốn tìm bất kỳ một con chó bị trộm nào chỉ cần một cú phone là lần ra đầu mối.
    (Theo Tuổi Trẻ)

    Nạn ‘cẩu tặc’ lộng hành, nỗi lo của người nuôi chó
    Việt Nam chưa có một bộ luật bảo vệ động vật và cũng chưa có một điều luật nào bảo vệ chó.
    Trong trường hợp bị mất chó, nếu đi báo chính quyền thì công an địa phương sẽ xem đó là trò hề, họ mặc sức cười cợt.

    Một quán thịt chó ở vùng quê, Quảng Nam
    Rắc rối hơn nữa là nạn bắt chó trộm ở Việt Nam bây giờ đã phát triển lên mức lộng hành, kẻ bắt chó trộm không còn trốn tránh, lén lút như trước đây nữa mà công khai “hành nghề” ngay trước mắt mọi người, thậm chí ngay trước cơ quan công an mà chẳng hề hấn gì.
    Chuyện dân bắt chó hành hung, hù dọa người nuôi chó diễn ra hằng ngày như cơm bữa.
    Chính quyền không lên tiếng, người dân đâm ra sợ và im lặng đứng nhìn “cẩu tặc” bắt chó của mình ngay trước nhà mình một cách lạnh lùng.
    Trước đây vài năm, dân bắt trộm chó cũng nhiều, nhưng không bạo động và lộng hành như bây giờ. Hồi đó kẻ trộm dùng bả chó là thịt nướng, xương sườn nướng, bánh mì... có trộn một ít xê-a-nua. Chừng 6 giờ chiều là dân trộm chó đến ngồi ở những đầu hẻm và các cổng làng, các đường vắng trong xóm, rải thức ăn quanh mình và chờ.
    Chó chỉ cần nếm thức ăn vào là bị tê liệt ngay tức khắc, vì xê-a-nua là chất độc cực mạnh. Lúc này, kẻ trộm chỉ cần túm con chó mềm oặt bỏ vào bao tải và ung dung đi về.
    Còn một cách bắt chó khác là dùng thòng lọng, kẻ bắt chó trộm buộc dây thòng lọng vào cây gậy dài chừng 2 mét, ngồi sau xe, bóp còi chọc chó rượt theo mình. Tay ngồi sau đợi cho con chó đuổi thật gần, tung thòng lọng, siết chặt, kéo đi một đoạn và túm bỏ bao. Một cách khác là dùng kìm dài (tự chế) kẹp cổ chó để bắt.
    Có nhà cột chó bên cạnh chậu cây cảnh để giữ cây, sáng ra thấy cây mất, chó thì bị giết chết, kẻ trộm còn chừa lại chiếc đầu chó và một ít đất, rễ cây. Xem như thông điệp đe dọa hoặc cười cợt, đùa chơi.
    Một thời gian, nạn mất chó gia tăng, người dân quê nổi giận, họ rủ nhau phục kích, bắt quả tang một số tay bắt chó trộm. Nghiệt nỗi, cũng có nhiều gương mặt quen thuộc với bà con lối xóm làm nghề này, phần đông bọn họ là dân nghiện rượu, nghiện cờ bạc, thất nghiệp, đói khổ. Bà con bắt được rồi cũng tha. Vì nếu đưa họ lên công an xã thì giỏi lắm họ cũng bị nện một trận vô nghĩa. Không có điều luật cụ thể để răn đe.

    Một người mua chó kẹp cổ chó và bắt bỏ giỏ, động tác rất nhanh, gọn


    Trước đây, có một số nơi, dân làng bắt được kẻ trộm chó, họ đánh tập thể cho đến chết và châm xăng đốt xác.
    Ðã có mấy vụ như vậy ở một số tỉnh phía Bắc. Vẫn không có gì thay đổi, chó vẫn bị bắt, người nuôi chó trở thành kẻ thù của dân bắt trộm chó.
    Cũng có một số vụ người đi đường bị đánh nhầm vì lỡ chọc chó sủa, dân làng tưởng bắt chó trộm, xông ra bắt trói và đánh đập, khi vỡ lẽ thì chuyện đã rồi.
    Chính nạn bắt chó trộm lan tràn khiến cho bất kỳ người lạ nào đi rảo vào xóm tìm nhà bà con, người quen đều có thể bị dân làng để ý, nghi ngờ.
    Hồi tháng 3 năm nay, người trong xóm bị mất chó, lên báo công an xã và cho họ biết là anh còn hai con nữa, rất có thể kẻ trộm sẽ vào bắt tiếp. đại diện công an xã yêu cầu ghi số điện thoại của anh ta, và cố gắng bắt cho được kẻ trộm chó rồi gọi công an đến xử lý. Anh này nghe vậy, thấy buồn cười, nói thẳng: “Nếu sắm công an ra để khi hữu sự các ông nói vậy thì thôi nuôi các ông để lấy phân chứ làm gì nữa!” Hai bên lớn tiếng, cuối cùng người trong xóm bỏ về.
    Trường hợp người dân bắt được kẻ trộm chó giải lên công an, thì nhân viên công an sẽ qui số cân nặng của con chó bị bắt, tính ra tiền và phạt dựa trên mức tiền giá trị con chó.
    Giá thịt chó ở Việt Nam rất rẻ, giá chưa thành phẩm là 25,000 đồng/kg (tương đương $1.3). Giá thịt thành phẩm là 40,000 đồng/kg (gần $2). Như vậy kẻ trộm bắt một con chó nặng chừng 10kg thì mức phạt cũng chẳng bao nhiêu. Và thậm chí kẻ trộm chó có thể dùng tiền mua chuộc công an viên để trắng “án.”
    Theo các chủ quán thịt chó, khách hàng chủ yếu của họ vẫn là cán bộ nhà nước vì họ rất ưa thịt chó. Bởi vậy các quán thịt chó hầu như có mặt trên khắp ba miền Việt Nam. Không những cầy bảy món, pín cầy, dương vật cầy, cầy hấp, cầy nướng... Mà còn có thêm món “lòng cầy lai láng tình yêu.”
    Món “lòng cầy lai láng tình yêu” có giá tiền cao ngất, không phải ai cũng có thể dùng được. Cũng theo các chủ quán thì chỉ có cán bộ cấp cao hoặc nhà giàu mới xơi nổi món này.
    Hỏi ra mới biết “lòng cầy lai láng tình yêu” là một dịch cụ “cầy tươi mát.” Trong đó, về món ăn thì có cầy hấp, giò cầy nướng, lòng cầy nhồi thuốc bắc và một ít sâm, pín cầy, dương vật cầy... Và đặc biệt là lúc ăn, có em út mặc váy ngắn ngồi đút cho khách...

    Hàng đổi chó, giỏ đựng chó và kềm kẹp cổ chó

    Ði khắp Việt Nam, trừ Long Khánh là tỉnh có ít quán thịt chó nhất, đặc biệt Lái Thiêu không có quán thịt chó nào (chuyện trước đây một năm, bây giờ thì không rõ).
    Còn lại, không có tỉnh nào, huyện nào mà không có quán thịt chó. Nhất là Hà Nội và Sài Gòn, quán thịt chó đủ hạng, từ vỉa hè, gầm cầu cho đến quán chó “VIP,” quán chó ba “sao,” bốn “sao,” năm “sao.”
    Nguồn cung cấp thịt chó vẫn là chó giữ nhà bị bắt trộm, một số khác được dân đổi chó (người chở chiếc giỏ, tay mang thòng lọng và một ít nồi, niêu, xoong, chảo, chạy xe khắp xóm rao đổi chó lấy những thứ này...).
    Nhưng chuyện đổi chó rất hạn chế, vì không mấy ai nỡ nhìn chó mình nuôi bị thắt thòng lọng vào cổ, đau đớn kêu gào để mà lấy mấy cái xoong, nồi...
    Chính vì vậy mà nguồn thịt chó ở Việt Nam, chủ yếu vẫn là nguồn chó bị bắt trộm, bị đập lúc đang chạy chơi ngoài đường.
    Với một đất nước mà con người vẫn còn sống trong nhiều nỗi bất an, vẫn chưa có niềm tin vào bộ máy chính quyền, thì niềm tin của họ sẽ gửi gắm vào chó. Vì chó là vật nuôi thân thiết, khôn ngoan và trung thành của họ.
    Con chó là vật giữ nhà, là vật đảm bảo an toàn cho người dân trong đêm hôm khuya khoắt. Nhưng một khi chó không được bảo vệ, nạn trộm chó, nạn đập chó để bán thịt diễn ra công khai trước mắt người dân thì nỗi bất an ấy lại càng tăng cao.


    Comment

    • #3

      Thấy nó vào nhà bắt chó đó mà nhiều người cũng im lặng cho nó bắt đi chứ chạy ra đôi khi chết oan với lũ trâu bò này, công an đuổi bắt nó dùng ớt bột ném vào măt. Cái nạn nhậu nhẹt sinh ra nạn trộm chó

      Comment

      • #4

        Nghi án chủ nhà bị kẻ trộm chó bắn chết
        Rạng sáng 18/9, anh Dương Văn Thanh (47 tuổi, xã Thuận Hòa, Châu Thành, Sóc Trăng) bị bắn một mũi lao từ súng xung điện tự chế khiến thiệt mạng vì thủng ngực.


        Con hẻm nơi anh Thanh bị sát hại.

        Nhân chứng Bùi Văn Mỹ (ở cùng ấp) cho biết, gần 5h sáng, ông thấy anh Thanh gục xuống con hẻm sát nhà, cùng lúc đó có hai thanh niên đi xe máy vội vã phóng ra quốc lộ 1A chạy về hướng thành phố Sóc Trăng.
        Nghe truy hô, vợ nạn nhân chạy ra thấy chồng hấp hối, cạnh ngực trái có vết thương do vật nhọn đâm thủng. Anh Thanh ôm ngực, chỉ kịp nói với vợ rằng thấy hai người trộm chó của gia đình nên chặn lại nhưng bị chúng bắn.
        Tại hiện trường, cơ quan chức năng thu mũi lao dài khoảng 40 cm có cán gỗ đấu nối với sợi dây điện. Sau khi được đưa cấp cứu, anh Thanh đã tử vong do vết thương xuyên ngực gây thủng phổi, tụ máu bên trong.
        Ông Phạm Văn Công - Chủ tịch UBND xã Thuận Hòa - cho biết thời gian gần đây bọn trộm chó thường xuyên xuất hiện trên địa bàn.
        Công an tỉnh Sóc Trăng đã thụ lý điều tra vụ việc, truy bắt hung thủ
        Theo VnExpress

        Comment

        • #5

          Trộm chó lộng hành - Kỳ 3: Lời kể của một siêu trộm

          Chuyện mất trộm chó giờ không còn khiến người dân Cà Mau hoảng hốt, khiếp sợ như trước nữa, bởi... nó xảy ra như cơm bữa. Có chăng, chỉ khiến cho nhiều người ngỡ ngàng về sự tinh vi và “đẳng cấp” của bọn trộm.
          >> Trộm chó lộng hành
          >> Trộm chó lộng hành - Kỳ 2: Cướp chó trước mặt chủ
          >> Bắt hai kẻ trộm chó

          Hai tên trộm chó bị lực lượng 113 Công an Cà Mau bắt quả tang
          Trộm chó cũng phải có “đẳng cấp”
          Đó là lời khẳng định của S. “chó”, một tay chuyên sống bằng nghề trộm chó vừa giải nghệ ở xã Hồ Thị Kỷ, H.Thới Bình, Cà Mau. PV Thanh Niên phải “ngồi lì” mấy ngày liền ở quán cà phê cóc trên góc đường Lý Văn Lâm (P.1, TP Cà Mau) mới được S. tiếp và kể “chuyện nghề”. Theo lời của S. , dưới trướng có khoảng 10 đàn em, luôn tuân thủ nguyên tắc “sống để bụng, chết mang theo”, không nói lung tung về “nghề”. S. cho biết, trừ những nhóm “ăn hàng” lẻ tẻ, thông thường những băng trộm chó đều biết mặt nhau. Nhóm này được nhóm kia kính nể là do “trình độ sáng tạo” để “ăn hàng” nhanh gọn, không để lại vết tích, mà trong giới gọi là… đẳng cấp.
          S. “chó” kể: “Lúc trước, tôi và đàn em đi “ăn hàng” dùng cây đập, nhưng cách này rất dễ bị phát hiện. Thằng đệ trong nhóm nảy ra sáng kiến là dùng dây thòng lọng giựt, nhưng thực hiện được một thời gian thấy cũng không “êm” mấy. Đến khi nghe nói chất huỳnh quang trong bóng đèn cực độc, tôi mới thử với con chó nhà hàng xóm. Đúng là tuyệt, trộn chất đó vào thức ăn, chó ăn chỉ khoảng 5 phút sau là “toi”. Chiêu thức này nuôi nhóm tôi cũng gần cả năm. Sau đó, trong nhóm nhận ra rằng mất khoảng 5 phút chờ chó chết thì quá lâu, chủ nhà rất dễ phát hiện. Thế là chúng tôi nghĩ ra chiêu mới: dùng súng điện tự chế. Chiêu này rất gọn và sau khi bị bắn, chó tỉnh lại, bán được giá cao hơn 2 cách trên”.
          Súng bắn chó của nhóm S. được chế tạo rất đơn giản, một mũi chĩa bằng kim loại, một đoạn dây điện khoảng vài chục mét, 1 khúc gỗ đẽo thành hình cây súng và một mớ dây thun thay lò xo để bóp cò cho mũi chĩa phóng đi. Mũi chĩa được câu với dây điện và được đấu nối với bình ắc-quy của mô tô (có tăng áp). Khi gặp chó, người ngồi sau chỉ ngắm và bắn, điện từ bình ắc-quy đã tăng áp giật chó chết (hoặc xỉu) trong 2 giây, mà không có tiếng la.
          Sau khi chế tạo ra loại súng bắn chó, nhóm của S. nổi như cồn, “đẳng cấp” được nâng lên rõ rệt. Nhiều nhóm khác nghe nói nhóm của S. có “đồ chơi” độc nên tìm đến năn nỉ xin bí quyết. Khi được hỏi do đâu mà có nhiều sáng kiến như vậy, S. “chó” tỉnh rụi: “Đi ăn hàng cả đêm, ngày ngủ vùi, chiều đến chỉ việc ra quán cà phê ngồi, cả chục cái đầu suy nghĩ chuyện gì mà không ra”.
          Luôn có chiêu mới
          Thời gian gần đây, dân trộm chó hạn chế sử dụng súng điện mà chuyển sang dùng một loại thuốc cực độc tẩm vào thức ăn, chó chỉ cần ngửi là chết. Trong một lần tiếp xúc với PV, ông Nguyễn Văn Ngọt (ở xã Nguyễn Phích, H.U Minh), cho biết: “Trong xóm hầu như nhà nào cũng bị thuốc chó. Chẳng biết chúng dùng thuốc gì mà độc vô cùng, chó vừa ăn vào chạy không quá 3m thì lăn đùng ra chết. Nếu con nào không ăn, chúng tạt nước thuốc vào, chó liếm nước thuốc rồi cũng chết ngay. Nhà nào bị thuốc chó thì càng phải cảnh giác cao độ bởi vì bọn trộm sẽ dễ dàng lẻn vào”.
          Theo lời S. “chó”, món thuốc chó cực độc trên có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường được các nhóm trộm chó sử dụng 2 cách: pha loãng tạt hoặc trộn vào thức ăn, tùy theo tình huống gặp chó mà sử dụng. Thuốc rất độc, chó ăn vào chết tức khắc và không lâu sau đó bụng sẽ trương lên. Tuy nhiên, chó bị thuốc giá bán không cao. Sở dĩ gần đây các nhóm trộm chó hay sử dụng cách này vì nó nhanh gọn, dễ có nhiều “hàng”. Chúng sẽ chia làm 2 - 3 nhóm nhỏ: nhóm đi trước quăng mồi, nhóm đi sau gom xác chó. “Trước giờ cả nhóm thường đi chung, quăng thuốc xong trở lại gom “hàng”. Cách này rất nguy hiểm vì đôi khi bị chủ nhà phát hiện, rình bắt. Chia làm 2 nhóm nhỏ, chủ nhà sẽ mất cảnh giác hơn”, S. giải thích.
          Cũng theo lời S. “chó”, các băng nhóm thường về vùng sâu, vùng xa để dễ bề trộm chó, do ở các vùng này người dân nuôi chó thả rông ngoài đường, cứ việc quăng mồi là bắt.
          Đường đi của chó trộm
          Trước kia, thường khi “ăn hàng” xong, các nhóm trộm chó chở thẳng đến các quán nhậu bán, nhưng làm như thế rất dễ bị công an “tóm”. Bây giờ, các tên trộm đều móc nối với các đầu nậu thu mua chó, rồi hẹn địa điểm để tập kết “hàng”. S. “chó” tiết lộ: “Thông thường, khi có hàng, trộm sẽ điện thoại cho đầu nậu đến nhận. Điểm hẹn thường ở vùng ngoại ô, ngay ngã ba, ngã tư càng tốt. Giới đầu nậu giả dạng người đi chợ mua rau, mua cá sớm: dưới giỏ là chó, trên là rau. “Làm ăn” rất uy tín, chuyện cân kéo tính sau, cứ giao hàng, chiều hôm sau uống cà phê sẽ nhận tiền”.
          “Nhưng nói thật nhé, trước kia tôi là người rất mê nhậu các quán thịt chó, nhưng giờ không dám nữa. Chó bắn súng còn đỡ, còn chó ăn thuốc thường khi đến được các quán thì bụng đã phình trương, thuốc cũng ngấm vào thịt, ăn vào có ngày bị ngộ độc. Mà công nhận công nghệ “lên đời” cho chó ở các quán quá hớp. Chó chết, chó sình thối… đều trở thành… chó tơ, thịt vàng ươm”, S. “chó” nói.
          Gia Bách
          -Chó là 1 con vật rất đáng yêu, nó cũng có tình cảm giống như con người vậy, hãy thử nhìn vào đôi mắt nó, bạn sẽ thấy rằng đôi mắt nó sẽ bộc lộ cảm xúc của nó cho bạn biết, lúc đó nó đang bùn hay vui, thích đùa hay thích ngủ,....
          -Chó nó ngoan ghê,nói gì cũng nghe không bao giờ cãi lại ,loại động vật thông minh ,mong mọi người thương loài động vật này.Ở mMỹ thì tụi này chết toi rôi,tui cũng bị mất con chó...Nuôi con chó cưng nó không hết dễ thương trung thành mà bị bọn bắt chó bắt mất dễ tức .
          Xã hội bất công nuôi ta lớn
          Dòng đời xô đẩy dạy ta khôn
          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 29-09-2011, 05:15 PM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom