Paul et Virginie
theo Joseph van Lerius (1823-1876) bản khắc của Jos Franck (1865)
“PAUL ET VIRGINIE”, truyện Tình vượt Thời gian Không Gian
Huỳnh Nguyệt Anh
Cuốn truyện tình bất hủ này được sáng tác vào hậu bán thế kỷ thứ 18 vào năm 1787. Tác giả tên là Jacques-Henri Bernadin de Saint-Pierre (1737-1814), một người chuyên viết các bài nghiên cứu thiên nhiên. Ông khá thành công với chuyên đề này vì vào thời đó, rất nhiều người ưa thích các chuyện về cây cỏ, động vật và phong cảnh miền Nhiệt Đới mà ông mô tả. Truyện tình “Paul et Virginie” thoạt tiên cũng chỉ được coi như một đề tài phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu thiên nhiên, trong đó tác giả muốn đưa vào thiên nhiên có muôn hình muôn vẻ đẹp một mối tình thơ ngây dân dã. Không ngờ tác phẩm vừa ra đời đã nhận ngay được một thành công khó tưởng tượng nổi vì nó đã làm cho hàng ngàn hàng vạn các bà các cô khóc nức nở khi đọc hết.
Vào lúc đó, cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến nữ giới khiến cho người ta cho vẽ các cảnh trong truyện vào bông tai vào vòng đeo tay, và người ta vấn tóc theo kiểu nữ nhân vật Virginie. Kể từ lúc ra đời đến nay, tác phẩm được in đi in lại không biết bao nhiêu lần, và điều kỳ dị là sự thành công lập đi lập lại mãi tới ngày nay cũng chưa dứt. Sách đã được in và dịch ra tại hầu như bất cứ nơi nào trên trái đất. Ở nước ta cũng có bản dịch lấy tựa là “Sống Thác Với Tình” khoảng vài ba chục năm trước.
Tại sao và trong hoàn cảnh nào Bernadin De Saint-Pierre sáng tác ra tác phẩm bất hủ này?
Vào lúc đó, cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến nữ giới khiến cho người ta cho vẽ các cảnh trong truyện vào bông tai vào vòng đeo tay, và người ta vấn tóc theo kiểu nữ nhân vật Virginie. Kể từ lúc ra đời đến nay, tác phẩm được in đi in lại không biết bao nhiêu lần, và điều kỳ dị là sự thành công lập đi lập lại mãi tới ngày nay cũng chưa dứt. Sách đã được in và dịch ra tại hầu như bất cứ nơi nào trên trái đất. Ở nước ta cũng có bản dịch lấy tựa là “Sống Thác Với Tình” khoảng vài ba chục năm trước.
Tại sao và trong hoàn cảnh nào Bernadin De Saint-Pierre sáng tác ra tác phẩm bất hủ này?
Năm 1765, ở tuổi 28, sau nhiều năm sống cuộc đời mạo hiểm phiêu lưu đây đó, Bernadin de Saint-Pierre kiếm được việc làm ở Ile de France, đảo này ngày nay là đảo Maurice. Tại đây chàng được nghe nói về chuyện chiếc Saint-Géran, một chiếc tàu Pháp bị đắm vì đụng đá ngầm nơi ven đảo. Trong số các hành khách có một thiếu nữ tên là Longchamps de Montendre .......
Đây chỉ là một chuyện tác giả được nghe kể lại, do đó chẳng ăn nhằm gì tới nhân vật Paul và Virginie, hoặc hai nhân vật khác không kém phần quan trọng là bà De la Tour và bà Marguerite của thiên truyện.
Tác giả cho rằng đây cũng chỉ là một tác phẩm nghiên cứu thiên nhiên trong đó ông có mô tả “một vùng đất đai, cây cỏ khác với đất đai cây cỏ ở Châu Âu” và tô điểm thêm bằng một mối tình ngây thơ dân dã, vì ông cho rằng: “các tác giả khác đặt các nhân vật trong các thiên truyện diễm tình của họ “trên bờ suối, trong đồng nội, hay dưới các rặng hoa” tại sao ta lại không đặt các nhân vật của ta trên bờ biển, dưới chân các rặng núi đá, dưới bóng dừa, hoặc dưới những tàu lá chuối và những cây chanh đang trổ hoa”.
Bernadin de Saint-Pierre kể rằng khi còn ở Ile de France, ông ta thường đi dạo chơi ở sườn phía đông của một ngọn núi đứng sừng sững sau cảng Port-Louis. Một ngày kia trong lúc rong chơi ông bỗng lưu ý tới hai túp lều đổ nát nằm trên một mảnh đất trước kia được cầy cấy. Nơi này được ông ưa thích và thỉnh thoảng lại trở lại chơi; cũng tại đây ông đã gặp một cụ già có nét mặt “quý phái và hiền từ”. Ông cụ này có quen biết với những người trước kia ở trong hai túp lều hoang và kể cho tác giả nghe câu chuyện của họ như sau:
“Vào năm 1726, một người trẻ tuổi tên là De la Tour, tuy thuộc một gia đình giàu có, nhưng lại rất nghèo đến sinh sống ở đây với người vợ trẻ. Người này không hiểu vì lý do gì bị gia đình chối bỏ không giúp đỡ, nên rất buồn và chỉ một thời gian sau đã từ trần để lại người vợ trẻ đang mang thai đứa con đầu lòng.
Bà De la Tour và người hầu gái da đen liền rút về nơi hoang vắng này, và ở chính nơi đây, nơi có hai túp lều hoang này, bà đã gặp được bà Marguerite, một nạn nhân khác của định mệnh; bà này bị một gã sở khanh thấy bà ta là một thôn nữ người xứ Breton hiền lành nên đã tặng bà một chú nhỏ rồi quất ngựa truy phong.
Gặp nhau trong cảnh khổ hai người trở thành đôi bạn thân thiết; với thời gian tình cảm ngày càng gia tăng của họ chỉ có thể so sánh với sự quyến luyến ngày càng sâu đậm giữa hai đứa con của họ: Paul và Virginie. Được sống gần nhau và được nuôi dưỡng như hai anh em, cặp thiếu niên này khi lớn lên thấy rằng họ không cần gì hơn là niềm vui được sống bên nhau.
Rồi vào đúng lúc Virginie cảm thấy biết yêu thì vị Thống Đốc của hòn đảo, ông De la Bourdonnais cho biết là ông nhận được một lá thơ của một bà cô đã già của bà De la Tour, vì thấy mình gần đất xa trời nên muốn cháu gái mình là Virginie về ở với mình. Ông Thống Đốc cố thuyết phục Virginie nên đi trong lúc nàng thoái thác; nàng không muốn rời xa Paul và gia đình. Nhưng ông Thống Đốc và ông cha sở có một ảnh hưởng quá lớn khiến Virginie đành phải chịu về Pháp. Vào lúc đó người ta sợ Paul phát điên, phát cuồng lên.
Sau khi người yêu đi rồi, chàng buồn bã trở lại tất cả những nơi chốn hai người thường gặp nhau, nhất là dưới những gốc dừa được trồng ngày họ mới chào đời và vẫn được họ coi như biểu tượng cho mối tình của họ. Thơ từ Virginie gứi về cho thấy nàng càng ngày càng gặp nhiều điều khó khăn.
Cuối cùng, vài tháng sau đó, Virginie cho biết nàng không còn chịu đựng nổi, đã cãi vã với bà cô và đã bị bà từ bỏ không cho hưởng gia tài. Nàng hân hoan báo tin sẽ trở lại đảo. Paul sung sướng đến gần phát điên, chàng ra bờ biển chờ đón con tàu sẽ mang trả tình yêu về cho mình. Định mệnh trớ trêu thay, vào lúc tàu gần về tới bến, một cơn giông bão lớn bỗng nổi lên. Biển động dữ dội, gió rít xé trời làm trái tim những người đang chờ đợi ứa máu.
Và rồi tấm thảm kịch đã xảy ra, vô phương cứu chữa, vì con tàu đã chìm nghỉm. Virginie đã bị sóng nhận chìm ngay trước mắt những người đang rộng vòng tay tưởng đã nắm bắt được bóng hạnh phúc. Kể đến đây ông già phúc hậu đã không cầm được nước mắt khi cho biết kết thúc bi thảm của hai gia đình hiền hòa đạo đức đó: Paul vì không chịu nổi niềm đau nên một thời gian sau đã bịnh và chết theo Virginie – một thời gian ngắn sau cái chết của Paul hai bà mẹ cũng theo nhau qua đời”.
Tuy đã được coi như một tác phẩm cổ điển, cuốn Paul et Virginie vẫn còn được nhiều người yêu thích, và có thể sẽ mãi mãi được những người hiền hòa trên đời này tìm đọc.
Tài liệu rút trong “Dictionnaire des Oeuvres”
403 Forbidden
Comment