HỒI ỨC LASAN (Lasan-Khánh Hưng-Sóc Trăng)
Mãi đến ngày đầu tháng 3-2011 vừa qua, tôi tình cờ lên mạng vào google thử gõ 2 chữ Lasan và enter thì như điều kỳ diệu trong mắt tôi, một bất ngờ trong mong ước bấy lâu đã hiện ra tất cả những gì về Lasan chứa ngàn kỷ niệm trong tiềm thức của mỗi người trong trang web Lasan Hội Ngộ. Tưởng chừng như mọi việc đã trôi vào dĩ vãng. Thật xúc động bồi hồi khi đọc những bài viết, những hình ảnh của các anh Phúc Nguyễn, Trịnh Cho, Bá Hảo và Đạt Luân… Ôi! thật là quá hay! Xin cảm ơn các anh thật nhiều! Thì ra cái tình của các anh dành cho Lasan và quê hương Sóc Trăng sâu nặng cũng không kém gì tôi.....
Đến chiều, sau khi động viên các con, ba mẹ đưa chúng tôi trở lại trường. Vào phòng hiệu trưởng, frère mà tôi được biết đầu tiên là Bề trên Maxime. Sau khi hướng dẩn dặn dò, Bề trên trao cho anh em chúng tôi bảng nội qui, phù hiệu Lasan và 2 ký số lưu sinh dùng để nhận giường, tủ và cũng để ghi thêu vào quần áo. Anh tôi số 146, còn tôi số 147 – con số này đã theo tôi suốt thời gian nội trú Lasan và mãi tới bây giờ tôi vẫn nhớ. Giờ phút chia tay với ba mẹ đã đến, nhưng không hiểu sao tâm trạng tôi lúc đó không cảm thấy buồn và khóc sướt mướt như những đứa trẻ khác mà lại thấy phấn chấn, hớn hở một niềm vui pha lẩn một chút lo sợ bâng quơ! Còn anh tôi bên ngoài tuy vẫn điềm tỉnh nhưng trông vẫn có chút ngơ ngác, ngỡ ngàng… Lúc đó cũng vừa hết giờ học étude buổi chiều của nội trú, các anh lưu sinh đã thay đồ ra sân chơi các môn thể thao như bóng rỗ, bóng chuyền, đá banh, vũ cầu… trông rất đông vui và đoàn kết. Bề trên dẩn anh em tôi đi từ vp Hiệu trưởng ngược hành lang dãy lớp tiểu học về phía căntin, qua dãy nhà chơi mái tôn (cũng là sân bóng rỗ mini) nơi có để chiếc xe Renault (dùng để đưa rước HS) gần cầu thang lầu lên phòng ngũ bên dãy lớp trung học. Đi tới đâu anh em tôi cũng ngó nhìn quanh quẩn cảnh vật và mọi người chung quanh một cách lạ lẩm, thẹn thùng. Lên đến phòng ngủ, Bề trên giao cho chúng tôi 2 chiếc giường sắt có nệm và 2cái tủ gỗ (đều có ghi sẵn số 146-147) được kê một dãy liền nhau sát tường phía cửa sổ nhìn xuống sân bóng rỗ. Frère gọi một anh giường nằm kế bên lại dặn bảo hướng dẩn giúp đỡ cho anh em tôi làm quen với sinh hoạt, xong frère nhẹ nhàng xoa đầu tôi động viên rồi đi xuống. Anh tôi thì lo thu xếp đồ đạc vào tủ và trải giường, còn tôi thì tíu tít hỏi han anh lúc nảy đủ thứ, nào là các frère có khó không, ăn ngủ ra sao và sinh hoạt thế nào..!
Đến giờ cơm tối, sau một hồi chuông kêu vang, anh em tôi hoà nhập với các anh xuống lầu đến xếp hàng trước nhà ăn. Khi vào nhà ăn tôi nhìn thấy có nhiều dãy bàn kê liền nhau phân làm nhiều mâm ăn, mỗi mâm có 4 người. Trước khi ăn phải đọc kinh Lạy Cha rồi sau đó Bề trên khoác tay mới được ngồi xuống ăn. Anh em tôi chưa quen với việc dùng muổng nĩa và đĩa nên ăn còn bỡ ngỡ và hơi lúng túng. Ăn xong có món chuối già tráng miệng và một ly sữa nhỏ trong hộp giấy 1lít/4 người. Phía trên phòng ăn có một cái bục gỗ lớn, trên đặt một bàn ăn riêng của frère trực mỗi ngày ngồi ăn cùng lưu sinh để giử trật tự trong giờ ăn nên trong giờ ăn cũng rất nghiêm túc, có thể trò chuyện nhưng không được giỡn hoặc di chuyển chổ khác. Sau giờ cơm, các lưu sinh được ra sân tản bộ hoặc sinh hoạt theo nhóm, chơi banh bàn, bida hay xem tivi gần thang lầu. Tôi và anh tôi vì mới vô chưa quen ai nên tìm một băng ghế đá gần sân bóng rỗ ngồi nhìn các anh em chơi banh và sinh hoạt cho đến khi chuông báo giờ ngủ. Đến giờ lên lầu, tất cả xếp hàng gần chân cầu thang nghe frère kiểm điểm, nhắc nhở tình hình sinh hoạt trong ngày và điểm danh xong mới được lên phòng.
Đêm xuống, ngoài trời mưa tí tách, tiếng côn trùng, ếch nhái, ểnh ươn kêu la inh ỏi dưới sân trường nghe thê lương, buồn da diết. Nằm trong mùng mà anh em tôi rì rào hỏi khẽ nhau ngủ có được không, rồi im lặng mỗi người một suy nghĩ. Sau đó tôi bật khóc thổn thức vì nhớ nhà và ngủ thiếp đi lúc nào không hay… Ngày vào đời Lasan của tôi là thế đấy!
LASAN KỶ NIỆM…
Năm mới vào trường là tôi học lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), do thầy Long phụ trách. Dáng thầy cao cao, lưng hơi còm, giọng nói to nhưng hơi rè. Thầy thường mặc áo sơmi carô ngắn tay, đi dạy bằng chiếc xe đạp đầm màu xanh bóng nhoáng, có gắn con rồng nhỏ bằng nhôm lúc lắc phía trước và một ống bơm sáng loáng gắn dọc sườn xe. Tôi rất ớn cây thước bảng 5cm của thầy hay gõ bốp bốp trên bàn và vút vào mông HS. Thầy dạy toán và chính tả rất kỹ, ai viết chữ xấu là bị khẽ tay, còn Toán thì phải biết tính nhẩm nhanh. Nếu ai đã từng qua tiểu học Lasan-Khánh Hưng thời đó thì chắc hẳn sẽ nhớ đến thầy. Tôi rất biết ơn và luôn nhớ đến thầy, vì thầy là người dạy tôi đầu đời ở Lasan. Đến bây giờ trong lòng tôi lúc nào cũng nghĩ là mình rất có lỗi với thầy, vì đã hơn 40 năm mà chưa một lần về thăm, không biết bây giờ thầy ra sao!
Những ngày đầu mới vào trường, tôi cố gắng đọc thuộc nội quy và nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới. 5g30’ sáng được báo thức bằng chuông điện, ai muốn tập thể dục thì xuống dưới sân. VS cá nhân xong ghi phiếu bỏ đồ giặt ủi để lại đồ dưới gầm giường, thay đồng phục & mang giầy; 6g00 tập trung xuống lầu vào phòng étude để ôn bài và chuẩn bị tập vỡ cho ngày học mới; 6g45’ ăn sáng; 7g15’ vào học; 11g15’ tan học, vào phòng étude cất tập vỡ (mỗi lưu sinh được 1 ngăn tủ có khoá riêng), sau đó lên phòng ngủ thay đồ và vệ sinh cá nhân; 11g45’ cơm trưa; 12g30’ lên phòng nghỉ trưa; 14g30’ báo thức; 14g45’ xuống phòng học étude buổi chiều; 15g30’ thể thao và sinh hoạt cá nhân; 17g30’ tắm; 18g00 cơm tối – sinh hoạt tập thể – xem tivi; 20g30’ điểm danh lên phòng ngủ; 21g00 ổn định trật tự và tắt đèn. Vào giờ này anh em nào muốn học thêm hoặc ôn thi thì sang phòng étude nhỏ ở cuối dãy phòng ngủ gần sát phòng riêng của các frère nhưng phải tuyệt đối giử yên lặng. Riêng tối thứ bảy thì được ngủ trể hơn để xem tivi và sáng Chúa nhật được dậy muộn hơn 1 tiếng vì không phải học étude sáng nữa mà chỉ đi Thánh lễ ở giáo đường (còn gọi là nhà nguyện) trong trường.
Những ngày thứ 7 & CN là ngày vui nhất của nội trú. Anh em nào cũng hồi hộp trông chờ được gia đình đến thăm rước ra phố ăn uống và mua sắm hoặc được đi phép (nếu trong tuần không phạm qui). Được trường tổ chức đi xem phim ở các rạp như: Hoà An – Nguyễn Văn Kiểng - Nhị Trưng. Thời gian sinh hoạt có được tự do thoải mái hơn ngày thường, nhưng cũng có chút hơi buồn là thiếu vắng nhiều người. Mỗi khi ra cổng phải ăn mặc chỉnh tề (đồng phục Lasan và phải mang giầy), lúc nào cũng phải xin phép Bề trên và phải có giấy ra cổng. Về phải trình diện nộp trả lại giấy cho frère.
Mỗi frère trực quản sinh một ngày, ngoại trừ 2 frère: ông nội & ông ngoại. Thích nhất là ngày trực của frère Hùng-Sport, frère này rất vui tính, dạy thể thao và cho HS mượn các loại banh để chơi mà frère cũng thường tham gia chơi cùng. Frère chơi banh rất “tếu”, hay biểu diễn một cách điệu nghệ mà chính xác. Tôi hay lên phòng frère mượn ống bơm để bơm banh và xem cá lia thia đá bóng trong mấy cái keo để trên bậc cửa sổ nhìn xuống sân bóng chuyền. Phòng frère thì bề bộn đủ thứ tạp chí, sách báo và dụng cụ thể thao, có cả tạ nữa chứ! Nhớ hoài à “XÌ PO” ơi! Hôm nào mà frère Samuel trực là buồn lắm! Frère này dạy Pháp Văn, dáng gầy - cao, trán hói, tóc thưa bạc trắng, mang kính gọng xi cũ kỹ, ít nói và nghiêm nghị. Đi đâu frère cũng thường hay cầm cuốn sổ tay và quyển kinh thánh nhỏ cặp trước ngực. Giờ học étude của frère trực thì ít ai dám lên hỏi bài và buổi tối thì không được frère cho nghe nhạc trước khi ngủ hay lúc báo thức đâu! Buồn là chổ đó… đó! Với frère Samuel, tôi có một kỷ niệm rất là vui cười không thể nào quên được - lúc đó frère dạy tiếng Pháp lớp tôi (lớp 6). Một buổi chiều đang chơi bóng rỗ trong nhà chơi, frère đi ngang thấy tôi đang ôm trái banh trước ngực, tôi cúi đầu chào frère thì bất ngờ frère chỉ tay vào người tôi mà hỏi:”qu’est c’est que c’est?”, tôi chới với liền đáp: “je m’appelle Vinh!”. Thật không ngờ khi đó cả đám bạn đang chơi banh cùng tôi bật cười nghiêng ngửa. Tôi đang lýnh quýnh thì frère chỉ vào người tôi lần nữa hỏi tiếp “cài gỉ?!” (cái gì) tôi lớ ngớ liền đáp: “dạ thưa…trái banh!”, thế là frère cười và lắc đầu bỏ đi. Sau đó tôi mới sực tỉnh ra và hiểu được câu hỏi tiếng Pháp của frère là gì rồi. Thật là xấu hổ quá đi thôi! Cũng nhờ vậy mà duy chỉ một lần tôi mới được nhìn thấy frère Samuel cười!
Nhưng vẫn sợ và nhớ nhất là Bề trên Maxime - lúc nào frère cũng có sợi roi điện cuộn tròn bỏ trong túi áo dòng, anh nào phạm qui là không tránh khỏi bị “điện…giật!”. Bề trên tuy khó tính nhưng cư xử việc gì cũng có lý có tình và có thưởng có phạt rõ ràng. Lưu sinh nào học được lên 3 hạng trở lên thì được thưởng một hộp thịt “ba lát”, nếu nhiều hơn nữa thì được một thùng đồ hộp nhỏ bằng giấy carton có thịt gà hộp và nhiều bánh kẹo Socola. Ngược lại, cứ tụt mỗi 3 hạng là một…roi điện..Hè..hè.! Bề trên không cho phép lưu sinh giử nhiều tiền mà phải gửi lưu ký. Mỗi tối trước khi ngủ, Bề trên mang sổ lưu ký lên phòng ngủ phát tiền cho những ai đã gửi, nhưng chỉ phát theo tiêu chuẩn đủ xài mỗi ngày. Và frère chăm sóc y tế cho lưu sinh như: khám bệnh - phát thuốc; vệ sinh - băng bó vết thương do chơi thể thao hoặc té ngã. Frère rất thương và gần gũi với lưu sinh như người cha già tận tuỵ. Đặc điểm của Bề trên là chiếc áo dòng đen may bằng vải phi hơi bóng, mỏng xốp. Dáng đi rất nhanh, thường sử dụng cái còi hơi dài loại của trọng tài bóng đá và frère hay dùng từ “bá láp” mỗi khi ai hỏi xin điều gì mà frère không đồng ý. Hi..hi!
Năm 72 Bề trên Maxime chuyển công vụ về Lasan Cần Thơ, xa frère rồi lòng tôi luôn kính nhớ! Cũng năm này frère Nguyễn Đăng Quang làm Hiệu trưởng và quản lý luôn nội trú. Dáng người frère gầy – cao, mang kính gọng vàng, những lúc ngoài giờ frère mặc sơmi trắng dài tay, quần tây đen và giày đen bóng loáng trông giống thương gia lắm đó! Còn trong giờ học thì frère mặc áo dòng, đi đâu frère cũng cầm một bên tay cây roi mây dài hơn 1m vừa đi vừa gõ gõ xuống đất, tay kia cầm xâu chìa khoá có gắn cái tu huýt (nếu buổi tối thì cầm đèn pin). Ai mà vi phạm điều gì là frère “quét” một cái, tay cầm roi mây ngoắc ngoắc lại là thôi… “tiêu” rồi! cái mông khó tránh khỏi một tiếng “bụp” rồi tay xoa vào đít, híc.híc.! Tuy frère có khó nhưng chỉ giơ cao đánh khẽ mà thôi! Frère thì kỷ tính - năng động, hay vui cười với HS. Thường hay đi quanh trường “tuần tra” và phát loa kêu gọi, nhắc nhỡ lưu sinh nhất là sau giờ cơm trưa & tối. Tối lên phòng ngủ frère thường cho xem tivi tiếp tục và nghe nhạc Trịnh Công Sơn trước khi ngủ. Riêng 2 frère là Ô.nội (Marcel) và Ô.ngoại (Renée) thì già rồi, hiền lắm, ít giao tiếp, có phòng riêng bên dãy lầu tiểu học. Sàn lầu này bằng gỗ, cầu thang cũng bằng gỗ. Ô.ngoại dáng người thấp mang gọng kính đen, tròng lớn. Có điểm đặc biệt là lúc nào ông cũng chỉ mặc quần vải trắng với áo dòng đen, thường đội cái nón bánh tiêu màu đen và tay cầm cái gậy nhỏ quơ quơ với xâu chuỗi có Thánh giá. Ngoài dạy giáo lý ông chỉ việc chăm sóc vườn cây hoa kiểng chổ xích đu có mấy cây si (còn gọi cây gừa) là vườn trẻ mà hồi đó chúng tôi còn gọi là vườn Địa đàng gần nhà nguyện. Còn Ô.nội dáng người ốm -cao, tóc hoa râm thì vừa là nghệ sĩ dạy thổi sáo-tiêu, đàn mandolin và cũng là nghệ nhân dạy cưa lộng gổ (ván ép) mỹ nghệ làm khung hình, lịch và làm súng, ná bắn chim. Đặc biệt nhất là hành lang phía sau dưới phòng Ô.nội có cây vú sửa và cây đào (điều) mùa nào cũng sai trái ngon ngọt mà HS thời nào cũng thích hái trộm. Mỗi lần Ô.nội phát hiện có ai hái trộm vú sửa thì ông lấy cây súng bắn chim bằng bi đất sét ra bắn doạ là phải ùa chạy thục mạng thôi! Ha..ha.. vui lắm! Phía bên kia phòng Ô.nội có vách chắn ngang, trước đó là phòng ngủ của lưu sinh tiểu học. Sau đó là phòng dạy nhạc, nhà kho và sân vũ cầu sàn gỗ, cũng có cầu thang gỗ đi xuống sát với căntin của Ô.Chệt. Ô.Chệt là người Hoa, dáng người cao, tóc ngắn hơi đứng, ngọn hơi dài quớt lên, có nốt ruồi lớn dưới cằm lưa thưa mấy sợi lông tài dài lăng quăn! Căntin này tuy nhỏ nhưng bán đủ thứ thức ăn & uống. Kệ căntin thường treo lủng lẳng mấy nải chuối già, nem, bánh ú và bánh bía Sóc Trăng. Phía trước căntin có để mấy bàn banh bàn và có bàn bida trong phòng phía bên cạnh.
Đến năm 73 tôi được biết thêm mấy frère mới như: frère Cảnh (dạy Vạn Vật), chỉ có frère là không mang kính, dáng người cao to, tóc lúc nào cũng chải mướt rượt, nước da trắng hay chơi bóng chuyền và có cú đập bóng như sấm sét! Ngoài giờ dạy frère thường mặc áo sơmi ngắn tay màu vàng nhạt trông rất ư là “pô giai” - cuối năm đó frère cũng về Lasan Cần Thơ; Frère Hùng (dạy Toán) cũng cao to giống như fr Cảnh, mắt to và miệng hay cười cũng “phong độ” lắm! Frère mang kính gọng đen dầy, có râu quai nón nhưng lúc nào cũng cạo nhẳn nhụi và thường mặc áo dòng nhưng lúc nào cũng dính đầy bụi phấn (vì tay frère to cầm phấn viết lúc nào cũng bị gãy.. hà..hà!). Frère Hoà giám thị thì có mái tóc hoa râm chải caré, rất nghiêm khắc trong giờ học. Phòng làm việc của frère giám thị gần phòng ăn của các frère. Còn các frère Tâm, frère Hiến, frère Sơn thì cùng giống nhau là dáng người hơi thấp, tính nghiêm túc, ít nói nhưng vui vẻ hiền hoà. À quên, còn frère Lý dạy môn võ Judo nữa chứ! Sư phụ của tôi đó! Tướng frère oai phong trông giống Vương Vũ lắm! Lúc đó tôi có theo học võ tới đai vàng thì frère chuyển trường. Phòng học võ có tapi nệm bằng cỏ dày 20cm, chung dãy với các lớp 11 & 12 cuối sân trường phía sau sân bóng rổ chân khung sắt có bánh xe đẩy. Sân này liền với phía sau dãy nhà tôn, có hai bậc thang khán đài cao ở hai góc xây bằng ximăng, cũng là sân tennis mà ít khi chơi vì mặt sân này có độ nhám cao. Và còn một frère mà tôi chưa kể đến, đó là frère Phạm Đình Tú (dạy môn Hoá), dáng người vừa tầm, nước da trắng, có khuôn mặt rất sáng, mang kính gọng đen. Ngoài giờ dạy frère thường mặc áo sơmi trắng tay dài cài nút trông rất là… thư sinh! Tính vui vẻ cởi mở, hoạt bát hay đùa nên có sức thu hút cảm tình với tất cả HS toàn trường… Thỉnh thoảng frère Tú hay tổ chức đi picnic, frère tự lái xe Renault của trường chở chúng tôi đi ra vùng ven thả diều, tắm đồng, mò cua bắt ốc… Lần đó, có bạn thọc tay mò vào hang cua bị cua kẹp đau điếng người rồi la sảng lên là bị rắn cắn làm frère sợ hoảng hồn luôn! Vui ơi là vui! Nhưng về thì đen thùi lùi! Những giờ ngủ và báo thức frère thường cho nghe nhạc Duy Khánh – Ngày đá đơm bông: “buổi tối ngủ trên đồi hỏi hòn đá nhỏ, con đường nào, con đường nào dẩn đến một dòng sông…” Hoặc buổi tối, những đêm trăng sáng frère thường cho lưu sinh lên sân thượng ngắm trăng sao bằng kính thiên văn, bắn pháo sáng tay, văn nghệ ca hát, múa võ và kể chuyện ma… Vậy mà không mê frère Tú mới là lạ! Ngoài ra còn nhiều frère khác nữa mà tôi không biết hết vì những năm đầu tôi còn nhỏ. Con kính lỗi các frère!
Trong sinh hoạt của các frère là luôn sử dụng tiếng Pháp, chỉ nói tiếng Việt khi tiếp xúc với HS thôi. Suốt bao nhiêu năm nội trú thường xuyên gần gũi với các frère nên trong lòng tôi lúc nào cũng dành cho các frère thật nhiều tình cảm và sự tôn kính, ngưỡng mộ. Tôi cũng dám chắc một điều là hầu như các frère trong dòng Lasan, frère nào cũng để lại trong lòng mỗi HS-LS những ấn tượng đẹp, thật khó quên! Tôi nhớ hoài câu nói của ba đã truyền dạy cho tôi thuở nhỏ từ khi mới vào Lasan: “Nghiêm sư xuất cao đồ” - Thầy khó trò mới nên! Thật vậy, các frère rất khó trong việc giáo dục nhân cách và trí tuệ, nhưng vẫn dành tình cảm quan tâm chăm sóc cho chúng tôi trong đời sống tinh thần và sức khoẻ để chúng tôi có được ngày hôm nay.
Trong mỗi niên học ở Lasan đều có rất nhiều điều vui thích và mới lạ do trường tổ chức như: Thi Văn Nghệ Học Đường; Hội chợ Tombola (có xổ số trúng thưởng); Hội chợ Xuân; Cắm Trại Hướng Đạo Sinh; Đốt Lửa Trại trong sân trường; Hội thi làm hang đá ngày lễ Noel; Thi đấu bóng đá – bóng rỗ – điền kinh với các trường bạn như Dục Anh, Hoàng Diệu… Mỗi năm trường có tổ chức đi du lịch tham quan ở các nơi xa như: trường Lasan Taberd & Lasan Hiền Vương Sàigòn, Lasan Cần Thơ, Núi Sam Châu Đốc, Vũng Tàu… Đặc biệt, trong đêm Giáng sinh các frère có gửi thiệp chúc mừng Noel cho các lưu sinh bằng cách bỏ lên nóc mùng ngủ, sáng ra thức dậy cuốn mùng thấy có thiệp là mừng như quà của Ô.già Noel vậy! Tuy vậy, nhà trường còn luôn quan tâm đào tạo thêm nhiều kỷ năng khác cho HS như: Âm nhạc; Hội hoạ, Kỹ nghệ, Mỹ nghệ, Võ thuật, Thể thao, Hướng đạo sinh, Báo xuân - báo tường…

Hahaha! Có HVP và các bạn đi xem cine'... "cọp" nè !
Nói tới làm báo là nhớ tới anh Hùng “sùi” học trên tôi 3 lớp. Anh là người rất có hoa tay về hội hoạ và lộng gỗ mỹ nghệ, tính hiền dễ thương. Tôi thường gần gũi nhờ anh dạy vẽ, làm báo tường, lộng gỗ, album nhạc và lưu bút ngày xanh. Còn âm nhạc thì có anh Trương Tam Sa và anh Tâm “lait” chơi đàn rất hay cùng anh Dân (HS ngoại trú) là tay trống dẩn đầu phong trào nhạc trẻ trong trường thời bấy giờ. Trong nhóm các anh còn có chị Thuý Phượng (lớp 11 & 12) – nữ sinh hoa khôi của trường và chị Kim Nguyện mủm mỉm, rụt rè dễ thương như chim sơn ca. Về môn bóng rỗ – bóng chuyền thì có 2 anh em anh Nguyễn & Nguyện (ở Tân Châu-Châu Đốc) và sau đó thì có anh Tuấn “sữa” chơi rất giỏi mà các trường bạn khi thi đấu rất ngán! Thời đó nói đến Tuấn “sữa” – dáng người cao to lắm - ai mà không biết đến tên anh thì chắc là không phải HS-Lasan-KH rồi hà..hà! Vì anh còn giỏi môn vũ cầu đoạt chức vô địch cấp tỉnh nữa. Tôi xin tạm liệt kê có 4 nhân vật nổi tiếng của nội trú thời đó như: nhất Tuấn – nhì Tâm – tam Hùng – tứ Thảo (Tuấn sữa, Tâm lait, Hùng sùi và Thảo Bắc kỳ – anh hoà đồng, vui tính nhưng nổi tiếng chọc phá kinh khủng lắm!). Và còn nhiều anh tài trong trường nữa nhưng vì mấy mươi năm rồi tôi không còn nhớ tên, mong các anh chị, các bạn thông cảm nhé! Ngoài ra tôi chỉ còn nhớ tên một số ít anh em nội trú như: anh em Quách Chánh Đức – Quách Hoàng Tỷ, anh em Trương Thanh Phong – Trương Dũng Sĩ, anh em La Hữu Đạt & La Hữu Lợi, Hình Phước Hải “…?!”, Sơn “phỏng”, Tài “gà”, Phát “hô” (giỏi bida), Dũng “đầu chùa”, Nhân “Đại đồng”… và các bạn ngoại trú học cùng lớp 8 là: Đức – Tố Phương (nhà ngang cổng trường) – Nguyệt lùn... Còn tôi thì được các bạn cùng lứa đặt là Vinh “sỉ téo” vì nhỏ con nhưng chơi bóng rỗ cũng khá đấy! Hi..hi! Vừa cười đó rồi lại buồn đó, tâm trạng ưu tư thẩn thờ và lan man bất chợt khi ngồi viết lại những dòng hồi ức này. Cười là vì tâm hồn đang tràn về những cảm xúc của tuổi ấu thơ chan chứa bao niềm vui ngây ngô trong sáng thời HS Lasan. Nhưng sau đó lòng lại chợt buồn vì Những Ngày Xưa Thân Ái đâu còn nữa!

Nhìn lại hình ảnh của ngôi trường Lasan-Khánh Hưng do anh Đạt Luân chụp và đăng lên web LSHN làm tôi tiếc nhớ đến tượng Thánh Gioan Lasan không còn đứng trang nghiêm trong sân trường nữa. Tôi cũng nhớ lại thật nhiều những kỷ niệm của tuổi thơ đã gắn bó với trường mà giờ đây đã có nhiều thay đổi. Ngoài cổng trường ngày xưa là 2 cánh cửa bằng sắt cao lớn có song sắt tròn phía trên và hình hoa văn nổi phía bên dưới tấm thép và cánh cửa nhỏ kế bên cũng vậy. Hai bên tường sát cửa cổng là 2 bức tường có ô vuông lớn màu xanh mạ được tô đắp lồi lõm theo kiểu vách nhà hát ngày xưa. Cổng trường thì lõm vào so với tường bao. Trên cổng có bảng tên trường hình vòng cung được đúc bằng ximăng, có dòng chữ là: Trường Trung Tiểu Học - LASAN - KHÁNH HƯNG - 35 Nguyễn Trường Tộ – Ba Xuyên. Còn hai dãy lầu thì đều có khung cửa sổ sát ra ngoài chứ không phải hành lang hình vòng cung như bây giờ và không còn mái ngói như xưa. Những cây cồng trong sân thì vẫn còn đứng nguyên đó, đã cằn cỗi hơn nhiều với tuổi thọ đã khá cao - ve nhiều lắm! Thời đó chúng tôi hay lượm trái cồng tách lấy hột rồi lén rang trong lon sữa bò chia nhau ăn rất ngon đến… chảy máu cam luôn. Hi..hi.! Phía cuối sân trường còn có cây ô môi và cây me keo chúng tôi hay hái trộm bị dính trái mắt mèo. Ui da! ngứa ơi là ngứa đến phát khóc! Gần góc cuối nhà ăn của nội trú còn một cây vú sữa nữa, lợi dụng sau những giờ cơm các anh thường trốn trèo lên ăn tại chổ với cái muổng lận trong lưng quần! Còn phía sau hành lang dãy lớp trung học thì có mấy cây xoài, mận bị sâu nhiều nên ít trái nhưng lại có con “hót cổ” (loài nhái xanh – mấy anh hay doạ hù là nó mà phóng chụp vô cổ hút máu là chết) và ốc ma có mắt (ốc sên) và rắn lục nữa, khiếp quá nên không ai dám lại gần khu đó. Tôi xin nhắc đến chuyện này cũng rất ư là kỷ niệm, riêng dân nội trú chắc là không ai không nhớ đến. Đó là cái Chuông của trường! Chuông nhỏ, được treo bên dãy trung học gần sát phòng étude, có sợi dây dù cột thòng xuống nhưng rất cao, chỉ những anh lớp 9 trở lên mới với tới . Tiếng chuông kêu rất thanh và vang xa. Cái chuông như là một “bảo bối” của lưu sinh chúng tôi, vì lúc nào chúng tôi cũng phải hết mình tuân thủ mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt của trường. Nhưng điều đặc biệt là trong những giờ s.h của nội trú ai cũng thích được giật chuông, thậm chí tranh giành nhau để được giật nó cho sướng tay! Có mhững anh giật chuông rất chi là điệu nghệ, chỉ cần nắm vào dây kéo mạnh thẳng xuống một cái thôi là nghe vang lên 3 tiếng, thế là xong! Cũng có anh giật một lúc chuông vang liên hồi, sợi dây thẳng băng mà không thấy cánh tay giật lên xuống mới thật là siêu nữa chứ! Còn tôi thì thiếu may mắn, học suốt mấy năm trời mà chẳng giật được cái nào vì… thấp quá! Tiếc thật! Bây giờ mình ăn ngủ đâu còn được nghe tiếng chuông nữa phải không các sư huynh! Thật là Kỷ Niệm Lasan!
Được nhìn lại những hình ảnh Sóc Trăng của anh Phúc Nguyễn đăng qua bài Hoài Niệm làm tôi nhớ lại rất nhiều kỷ niệm ở đây. Có thể nói Sóc Trăng là quê hương thứ hai của tôi thuở học trò đấy các sư huynh ạ! Sóc Trăng là một tỉnh lỵ ngày xưa có nhiều cư dân gốc Hoa & Khơ me. Người dân ở Sóc Trăng rất hiền hoà, chân thật và hiếu khách mà học cũng lại giỏi nữa chứ! (Vì những năm tôi học, lớp nào ngoại trú cũng dành chung top đầu bảng cùng với nội trú, không kém gì chúng tôi đâu!). Con đường giữa từ cầu quay đến bưu điện (đường Hai Bà Trưng) là nơi có nhiều cửa hiệu, quán xá mua bán sầm uất và dân cư đông đúc nhộn nhịp nhất. Nếu muốn chụp hình thì đến Photo VietNam, ăn cơm Tàu thì vào tiệm Tân Huê, ciné thì vào Nhị Trưng, mua tập vỡ thì lại Tiến Hoá. Gần trường cũng có rạp hát Hoà An lớn nhất S.T và tiệm café Vĩnh Thái Xương, có bán xíu mại - bánh giò chéo quẩy & hủ tíu bò viên. Còn quán café Quên Đi cũng gần đó (đường vào chùa Năm Ông) mà chúng tôi thường ra ăn uống những ngày CN. Từ trường đi ngược lại phía bên trái thì có nhiều trường học (trong đó có trường Providence - chị & em gái tôi theo học nội trú ở đó), gần đó có nhà thờ lớn, có nhiều chùa của người Khơ me và bến xe nhỏ đi Kế Sách và Long Phú. Ngang bến xe đó có quán mì giò heo+chả chiên, chiều CN chúng tôi thường ra mua đựng bọc nylon đem về ăn, ngon lắm! Nếu đi ngược ra quốc lộ thì có Hồ Nước Ngọt là nơi chúng tôi cũng thường được các frère đưa đi tham quan vui chơi giải trí. Còn tiệm bánh Khoái Lạc Lâm lớn nhất Sóc Trăng nằm trong chợ có quen thân với gia đình tôi mà bây giờ không biết có còn không? Món ăn mà tôi thích nhất ở Sóc Trăng không phải mè láo, bánh bía hay lạp xưởng mà chính là bún nước lèo, món này rất ngon và ghiền lắm đấy!
LASAN THƯƠNG HOÀI…
Ngoài những hình ảnh và kỷ niệm kể trên, tôi còn rất nhiều tình cảm nhớ thương về trường cùng lòng tôn kính các frère, các thầy cô và luyến nhớ những sư huynh và bạn bè đồng môn cùng thời là một nỗi niềm quá lớn đã ôm mãi trong tim tôi suốt mấy mươi năm qua.
Ngày xưa, cứ mỗi độ hè về! Sau những ngày thi, chúng tôi lại cấp tập tranh thủ làm lưu bút để kịp trao cho nhau ghi lại những dòng tình cảm gần gũi thân thương đầy kỷ niệm, và cũng gửi đến tay các frère để xin những dòng lưu niệm kính nhớ! Vì không biết trước được rằng mai đây có còn gặp lại nhau ở niên học tới nữa không. Hoa phượng trong sân trường đã nở, tiếng ve trên mấy cây cồng đã kêu vang báo hiệu mùa chia tay đã đến thì lòng ai cũng nặng trĩu bùi ngùi. Sinh hoạt trong trường lúc này đã trầm xuống, yên ắng hơn. Buổi trưa không ngủ được, có những anh nằm xấp trên giường hý hoái ghi chép lưu bút cho nhau. Còn tôi thì nằm ngước mắt nhìn lên trần mà suy nghĩ miên man. Dù sắp được về đoàn tụ gia đình để vui chơi những ngày hè thoả thích nhưng lòng tôi vẫn buồn vì phải xa trường, xa các frère, thầy cô và các bạn một thời gian mà tôi cho là quá lâu thì nhớ dử lắm!!! Trước đây, khi mới vào trường thì nhớ nhà nhưng bây giờ sống nội trú quen rồi thì cảm giác nhớ trường lại nhiều hơn. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến… Chúng tôi lên phòng thăm chúc các frère và cuộc chia tay mùa hè với bạn bè cũng diễn ra. Rời cổng trường, ngồi trên xe hơi phía sau ba lái, tôi cố ngoái lại nhìn trường thêm lần nữa, nhìn tượng Thánh Gioan mà nước mắt chảy dài…
Hợp rồi tan, tan rồi hợp! Mùa tựu trường cũng đã đến. Tâm trạng tôi rất háo hức mừng vui và hồi hộp khi trở lại trường. Cái lo nghĩ nhiều nhất là mong gặp lại được những frère và bạn cũ được còn đầy đủ và sẽ được quen nhiều bạn mới với niềm hân hoan lớn nhất trong tôi lúc đó chính là: mình vẫn còn là HS Lasan. Được trở về trường là vui lắm các sư huynh ạ!
Thời gian thắm thoát đã trôi qua hết 4 niên học. Niên học 74-75 kế tiếp là niên học mà tôi cũng như gia đình tôi đều không thể ngờ rằng đó lại là niên học cuối cùng ờ Lasan trong đời của tôi. Vì hoàn cảnh lịch sử tháng 4/1975 mà sau đó tôi không còn cơ hội được tiếp tục trở lại học Lasan nữa. Năm đó vào khoảng đầu tháng 4 - sau ngày thi cuối năm, frère Quang – Hiệu trưởng thông báo cho HS và phụ huynh toàn trường là được nghỉ hè sớm hơn gần một tháng. Thật là bất ngờ đối với HS chúng tôi, nhất là nội trú. Chúng tôi không kịp làm lưu bút, không tổ chức liên hoan chia tay như mọi năm. Mọi người (HS nội trú) đều lúng túng, hoang mang như ong sắp vỡ tổ. Các anh lớn có nhà ở những tỉnh gần thì lần lượt ra về tự túc, còn những người ở xa và còn nhỏ thì phải chờ gia đình đến rước. Cảnh trường mọi khi sắp vào hè đã buồn nay lại càng buồn hơn! Mới thông báo có 2 ngày thôi mà trường đã vắng lặng vô cùng. Từ phòng ngủ, nhà ăn, lớp học, sân chơi và cảnh vật chung quanh trở nên im ỉm, lạnh tanh. Tối ngủ sợ ma chúng tôi mắc mùng gần nhau và ngủ sớm hơn mọi khi. Chỉ còn lác đác hơn mười anh em (trong đó còn các anh Tuấn “sữa” – Tam Sa…) cùng với các frère vẫn còn ở lại trường. Trên gương mặt các frère lúc nào cũng đượm những nỗi buồn và sự lo lắng, căng thẳng và vội vã. Rồi đến lượt tôi cũng đã phải chia tay mái trường xưa - nơi mà đã nuôi dạy anh em chúng tôi nên người, cho chúng tôi hành trang quý báu để vào đời và cũng là nơi vùi chôn kỷ niệm quá khứ của tất cả chúng tôi – những học sinh Lasan-Khánh Hưng!
Sự kiện những ngày cuối tháng 4-75 thật đáng nhơ trong đời đã khép lại đời HS Lasan của tôi! Chia tay với trường lần này phải nói là sự chia ly thì đúng hơn.! Đêm nào cũng nằm nghe tiếng súng ì đùng xa xa mà khóc thật nhiều trong suốt những đêm cuối còn ở lại trường. Khóc khi còn chưa ra khỏi cổng trường, lòng luôn quyến luyến bịn rịn vì như lo sợ sắp mất một thứ gì đó quí báu trong đời. Tôi còn khóc mãi suốt bao đêm sau đó… Và cho tới ngày hôm nay, khi ngồi viết lại những dòng hồi ức này tôi vẫn khóc!!!
Suốt quãng đời hơn 40 năm, kể từ khi tôi vào trường Lasan mãi đến bây giờ lúc nào tôi cũng thương tưởng về trường, lòng luôn kính nhớ đến các frère như những người cha thân yêu không biết giờ này đang ở nơi đâu? và biết bao giờ mới được gặp lại! Những năm vừa xa trường tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình còn đang sinh hoạt học tập ở trường, nhưng khi tỉnh giấc thì bồi hồi thổn thức, lòng buồn nghẹn ngào muốn khóc, muốn hét lên giữa đêm khuya: Lasan ơi! Lasan đâu rồi..! Cuộc đời cũng trải qua nhiều nơi, nhiều môi trường khác nhau. Trong cuộc sống cũng có lúc “lên bờ - xuống ruộng”, dù không may mắn được thành đạt hay thành công lớn trong cuộc đời nhưng tôi cũng được thành người và trong lòng tôi vẫn luôn mang niềm hảnh diện là CHS Lasan. Tôi cũng thường kể cho các con nghe những kỷ niệm đẹp về thời HS Lasan của mình trước đây để nhằm truyền dạy lại cho các con có được tinh thần sống đoàn kết, gắn bó thương yêu và đạo nghĩa thầy trò… Ôi! Nói sao cho hết lời… Thương hoài Lasan ơi!
LASAN HỘI NGỘ…
Mãi đến ngày đầu tháng 3-2011 vừa qua, tôi tình cờ lên mạng vào google thử gõ 2 chữ Lasan và enter thì như điều kỳ diệu trong mắt tôi, một bất ngờ trong mong ước bấy lâu đã hiện ra tất cả những gì về Lasan chứa ngàn kỷ niệm trong tiềm thức của mỗi người trong trang web Lasan Hội Ngộ. Tưởng chừng như mọi việc đã trôi vào dĩ vãng. Thật xúc động bồi hồi khi đọc những bài viết, những hình ảnh của các anh Phúc Nguyễn, Trịnh Cho, Bá Hảo và Đạt Luân… Ôi! thật là quá hay! Xin cảm ơn các anh thật nhiều! Thì ra cái tình của các anh dành cho Lasan và quê hương Sóc Trăng sâu nặng cũng không kém gì tôi. Tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc mà đã ấp ủ trong lòng từ bấy lâu qua những trang viết và hình ảnh của các anh đăng. Tôi hy vọng sắp tới đây trong sư huynh đệ của chúng ta sẽ còn nhiều người như thế nữa! Qua đó, cũng nhờ anh Bá Hảo (CHS-LS nhà ở S.T) - rất nhiệt tình nên đã giúp tôi liên lạc được với các anh chị đồng môn cùng thời 70-75. Và vui mừng hơn nữa là tìm được liên lạc với frère Tú – người vừa là thần tượng vừa như người cha đỡ đầu cho tôi ngày xưa. Cảm xúc của tôi bồi hồi và lâng lâng niềm vui không thể nào tả được. Thật là ơn Chúa! Đúng là trái đất tròn sẽ còn gặp lại…
Một đời người một rừng cây! Các frère đã ra đi – về với Chúa, và các frère tuổi đã cao niên hiện còn sống an dưỡng tuổi già tại Lasan Mai Thôn hôm nay, như những người cha đã từng chăm sóc dạy dỗ cho anh em chúng con (HS-Lasan) nên người, đào tạo cho chúng con có được những kỹ năng - kiến thức và nhân cách vào đời như một đàn chim non đã biết tung cánh và bay ra khắp phương trời… Các frère đã để lại cho đời cả một rừng cây trong thế hệ của chúng con, và chúng con đã tự chuyển mình để trưởng thành, để được đóng góp nhiều công ích cho xã hội hôm nay. Con xin kính dâng lòng Tôn Sư Trọng Đạo như lòng biết ơn sâu sắc nhất của con thay nén hương trước mộ để tưởng nhớ đến công ơn của các frère đã qua đời, và cũng như một món quà tinh thần nho nhỏ kính gửi đến để an ủi các frère hiện đang sống tại Mai Thôn trong những ngày còn lại. Kính chúc các frère dồi dào sức khoẻ và luôn được bình an.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn các bậc đàn anh CHS Lasan – những người đã có ý tưởng khai sinh nên trang web này, cùng các anh đã tham gia bài viết cho LSHN. Xin cảm ơn quí nhà tài trợ, quí mạnh thường quân cùng quí sư huynh trong Ban Quản Trị & Ban Liên Lạc CHS-LS đã đồng tâm hiệp lực đóng góp, giúp đỡ và sáng tạo cho trang webLasan Hội Ngộ được khơi lại Dòng Lịch Sử Lasan cho hôm nay và mai sau. Đồng thời, cũng để Nối Vòng Tay Lớn trong sư huynh đệ chúng ta khắp năm châu và cũng nhằm khơi gợi Tình Tương Thân Tương Ai giữa các đồng môn. Thật là một việc làm hết sức ý nghĩa, cao cả và quí giá. Xin chúc cho trang webLasan Hội Ngộ ngày càng phát triển, phong phú nội dung lẩn hình thức nhằm gìn giữ và tôn vinh Truyền Thống Giáo Dục Lasan VN. Xin chúc cho các sư huynh đệ gần xa sớm có ngày Hội Ngộ đoàn viên.
Kính chúc sức khoẻ – an lành – hạnh phúc.
Thân ái!
Nguyễn Xuân Vinh CHS Lasan 70-75. (Email:nguyenxuanvinh12000@yahoo.com)
Trong niềm vui cũng có nỗi buồn! Những dòng tin của anh Đạt Luân đăng trong bài Ngày Xưa, Ba Cũng Có Một Người Thầy,có nói về các frère từng dạy ở Lasan-Khánh Hưng (Sóc Trăng) đã qua đời. Tôi rất xúc động và tiếc thương các frère - những người cha đã một đời cống hiến cho sự nghiệp giáo dục - vì thế hệ mai sau. Con kính nguyện Thiên Chúa cứu rỗi linh hồn các frère được an lành về bên Chúa!
Một đời người một rừng cây! Các frère đã ra đi – về
Mãi đến ngày đầu tháng 3-2011 vừa qua, tôi tình cờ lên mạng vào google thử gõ 2 chữ Lasan và enter thì như điều kỳ diệu trong mắt tôi, một bất ngờ trong mong ước bấy lâu đã hiện ra tất cả những gì về Lasan chứa ngàn kỷ niệm trong tiềm thức của mỗi người trong trang web Lasan Hội Ngộ. Tưởng chừng như mọi việc đã trôi vào dĩ vãng. Thật xúc động bồi hồi khi đọc những bài viết, những hình ảnh của các anh Phúc Nguyễn, Trịnh Cho, Bá Hảo và Đạt Luân… Ôi! thật là quá hay! Xin cảm ơn các anh thật nhiều! Thì ra cái tình của các anh dành cho Lasan và quê hương Sóc Trăng sâu nặng cũng không kém gì tôi.....
HỒI ỨC LASAN
(Lasan-Khánh Hưng-Sóc Trăng)
Nguyễn Xuân VinhCHS Lasan Sóc Trăng 70-75.
--***--
Nhớ về trường cũ Lasan
Mang bao kỷ niệm hành trang vào đời.
Viết dòng hồi ức lệ rơi
Lên bao trang giấy chẳng vơi tâm tình.
Thuở còn áo trắng thư sinh
Thầy - frère - bạn hữu ân tình sắc son.
Thời gian nước chảy đá mòn
Bao năm nội trú mãi còn trong tim.
Lasan nay dễ đâu tìm
Thương hoài kỷ niệm nỗi niềm khôn nguôi…

Dãy Trung học Lasan ST (Hình : Đạt Luân)
(Lasan-Khánh Hưng-Sóc Trăng)
Nguyễn Xuân VinhCHS Lasan Sóc Trăng 70-75.
--***--
Nhớ về trường cũ Lasan
Mang bao kỷ niệm hành trang vào đời.
Viết dòng hồi ức lệ rơi
Lên bao trang giấy chẳng vơi tâm tình.
Thuở còn áo trắng thư sinh
Thầy - frère - bạn hữu ân tình sắc son.
Thời gian nước chảy đá mòn
Bao năm nội trú mãi còn trong tim.
Lasan nay dễ đâu tìm
Thương hoài kỷ niệm nỗi niềm khôn nguôi…

Dãy Trung học Lasan ST (Hình : Đạt Luân)
LASAN VÀO ĐỜI…
Vào năm 1970, lúc đó tôi được 10 tuổi. Bốn anh chị em tôi (gồm: anh trai lớn hơn tôi 5 tuổi; chị kế lớn hơn 1t và em gái nhỏ hơn tôi 1t) được ba mẹ đưa về Sóc Trăng để theo học nội trú. Tôi và anh trai Nguyễn Phước Hải vào trường Lasan – Khánh Hưng, còn 2 chị em gái là Nguyễn Thị Mỹ Dung & Nguyễn Thị Mỹ Hoa thì vào trường nữ sinh nội trú Providence (cách trường Lasan khoảng 500m, cùng trên trục đường Nguyễn Trường Tộ ngày đó). Sau khi làm xong thủ tục nhập học, ba mẹ đưa anh em chúng tôi ra phố để ăn uống, mua sắm dụng cụ học tập và đồ dùng cá nhân. Tôi còn nhớ khi mua sắm những thứ trên chỉ ở đường Hai Bà Trưng (còn gọi là đường giữa) là có đủ cả. Trong đó có nhà sách Tiến Hoá bán đầy đủ mọi thứ về dụng cụ học sinh (sau này tôi mới biết đó là nhà của chị Võ Thuý Phượng – nữ sinh Lasan).Đến chiều, sau khi động viên các con, ba mẹ đưa chúng tôi trở lại trường. Vào phòng hiệu trưởng, frère mà tôi được biết đầu tiên là Bề trên Maxime. Sau khi hướng dẩn dặn dò, Bề trên trao cho anh em chúng tôi bảng nội qui, phù hiệu Lasan và 2 ký số lưu sinh dùng để nhận giường, tủ và cũng để ghi thêu vào quần áo. Anh tôi số 146, còn tôi số 147 – con số này đã theo tôi suốt thời gian nội trú Lasan và mãi tới bây giờ tôi vẫn nhớ. Giờ phút chia tay với ba mẹ đã đến, nhưng không hiểu sao tâm trạng tôi lúc đó không cảm thấy buồn và khóc sướt mướt như những đứa trẻ khác mà lại thấy phấn chấn, hớn hở một niềm vui pha lẩn một chút lo sợ bâng quơ! Còn anh tôi bên ngoài tuy vẫn điềm tỉnh nhưng trông vẫn có chút ngơ ngác, ngỡ ngàng… Lúc đó cũng vừa hết giờ học étude buổi chiều của nội trú, các anh lưu sinh đã thay đồ ra sân chơi các môn thể thao như bóng rỗ, bóng chuyền, đá banh, vũ cầu… trông rất đông vui và đoàn kết. Bề trên dẩn anh em tôi đi từ vp Hiệu trưởng ngược hành lang dãy lớp tiểu học về phía căntin, qua dãy nhà chơi mái tôn (cũng là sân bóng rỗ mini) nơi có để chiếc xe Renault (dùng để đưa rước HS) gần cầu thang lầu lên phòng ngũ bên dãy lớp trung học. Đi tới đâu anh em tôi cũng ngó nhìn quanh quẩn cảnh vật và mọi người chung quanh một cách lạ lẩm, thẹn thùng. Lên đến phòng ngủ, Bề trên giao cho chúng tôi 2 chiếc giường sắt có nệm và 2cái tủ gỗ (đều có ghi sẵn số 146-147) được kê một dãy liền nhau sát tường phía cửa sổ nhìn xuống sân bóng rỗ. Frère gọi một anh giường nằm kế bên lại dặn bảo hướng dẩn giúp đỡ cho anh em tôi làm quen với sinh hoạt, xong frère nhẹ nhàng xoa đầu tôi động viên rồi đi xuống. Anh tôi thì lo thu xếp đồ đạc vào tủ và trải giường, còn tôi thì tíu tít hỏi han anh lúc nảy đủ thứ, nào là các frère có khó không, ăn ngủ ra sao và sinh hoạt thế nào..!
Đến giờ cơm tối, sau một hồi chuông kêu vang, anh em tôi hoà nhập với các anh xuống lầu đến xếp hàng trước nhà ăn. Khi vào nhà ăn tôi nhìn thấy có nhiều dãy bàn kê liền nhau phân làm nhiều mâm ăn, mỗi mâm có 4 người. Trước khi ăn phải đọc kinh Lạy Cha rồi sau đó Bề trên khoác tay mới được ngồi xuống ăn. Anh em tôi chưa quen với việc dùng muổng nĩa và đĩa nên ăn còn bỡ ngỡ và hơi lúng túng. Ăn xong có món chuối già tráng miệng và một ly sữa nhỏ trong hộp giấy 1lít/4 người. Phía trên phòng ăn có một cái bục gỗ lớn, trên đặt một bàn ăn riêng của frère trực mỗi ngày ngồi ăn cùng lưu sinh để giử trật tự trong giờ ăn nên trong giờ ăn cũng rất nghiêm túc, có thể trò chuyện nhưng không được giỡn hoặc di chuyển chổ khác. Sau giờ cơm, các lưu sinh được ra sân tản bộ hoặc sinh hoạt theo nhóm, chơi banh bàn, bida hay xem tivi gần thang lầu. Tôi và anh tôi vì mới vô chưa quen ai nên tìm một băng ghế đá gần sân bóng rỗ ngồi nhìn các anh em chơi banh và sinh hoạt cho đến khi chuông báo giờ ngủ. Đến giờ lên lầu, tất cả xếp hàng gần chân cầu thang nghe frère kiểm điểm, nhắc nhở tình hình sinh hoạt trong ngày và điểm danh xong mới được lên phòng.
Đêm xuống, ngoài trời mưa tí tách, tiếng côn trùng, ếch nhái, ểnh ươn kêu la inh ỏi dưới sân trường nghe thê lương, buồn da diết. Nằm trong mùng mà anh em tôi rì rào hỏi khẽ nhau ngủ có được không, rồi im lặng mỗi người một suy nghĩ. Sau đó tôi bật khóc thổn thức vì nhớ nhà và ngủ thiếp đi lúc nào không hay… Ngày vào đời Lasan của tôi là thế đấy!
LASAN KỶ NIỆM…
Năm mới vào trường là tôi học lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), do thầy Long phụ trách. Dáng thầy cao cao, lưng hơi còm, giọng nói to nhưng hơi rè. Thầy thường mặc áo sơmi carô ngắn tay, đi dạy bằng chiếc xe đạp đầm màu xanh bóng nhoáng, có gắn con rồng nhỏ bằng nhôm lúc lắc phía trước và một ống bơm sáng loáng gắn dọc sườn xe. Tôi rất ớn cây thước bảng 5cm của thầy hay gõ bốp bốp trên bàn và vút vào mông HS. Thầy dạy toán và chính tả rất kỹ, ai viết chữ xấu là bị khẽ tay, còn Toán thì phải biết tính nhẩm nhanh. Nếu ai đã từng qua tiểu học Lasan-Khánh Hưng thời đó thì chắc hẳn sẽ nhớ đến thầy. Tôi rất biết ơn và luôn nhớ đến thầy, vì thầy là người dạy tôi đầu đời ở Lasan. Đến bây giờ trong lòng tôi lúc nào cũng nghĩ là mình rất có lỗi với thầy, vì đã hơn 40 năm mà chưa một lần về thăm, không biết bây giờ thầy ra sao!
Những ngày đầu mới vào trường, tôi cố gắng đọc thuộc nội quy và nhanh chóng hoà nhập với môi trường mới. 5g30’ sáng được báo thức bằng chuông điện, ai muốn tập thể dục thì xuống dưới sân. VS cá nhân xong ghi phiếu bỏ đồ giặt ủi để lại đồ dưới gầm giường, thay đồng phục & mang giầy; 6g00 tập trung xuống lầu vào phòng étude để ôn bài và chuẩn bị tập vỡ cho ngày học mới; 6g45’ ăn sáng; 7g15’ vào học; 11g15’ tan học, vào phòng étude cất tập vỡ (mỗi lưu sinh được 1 ngăn tủ có khoá riêng), sau đó lên phòng ngủ thay đồ và vệ sinh cá nhân; 11g45’ cơm trưa; 12g30’ lên phòng nghỉ trưa; 14g30’ báo thức; 14g45’ xuống phòng học étude buổi chiều; 15g30’ thể thao và sinh hoạt cá nhân; 17g30’ tắm; 18g00 cơm tối – sinh hoạt tập thể – xem tivi; 20g30’ điểm danh lên phòng ngủ; 21g00 ổn định trật tự và tắt đèn. Vào giờ này anh em nào muốn học thêm hoặc ôn thi thì sang phòng étude nhỏ ở cuối dãy phòng ngủ gần sát phòng riêng của các frère nhưng phải tuyệt đối giử yên lặng. Riêng tối thứ bảy thì được ngủ trể hơn để xem tivi và sáng Chúa nhật được dậy muộn hơn 1 tiếng vì không phải học étude sáng nữa mà chỉ đi Thánh lễ ở giáo đường (còn gọi là nhà nguyện) trong trường.
Những ngày thứ 7 & CN là ngày vui nhất của nội trú. Anh em nào cũng hồi hộp trông chờ được gia đình đến thăm rước ra phố ăn uống và mua sắm hoặc được đi phép (nếu trong tuần không phạm qui). Được trường tổ chức đi xem phim ở các rạp như: Hoà An – Nguyễn Văn Kiểng - Nhị Trưng. Thời gian sinh hoạt có được tự do thoải mái hơn ngày thường, nhưng cũng có chút hơi buồn là thiếu vắng nhiều người. Mỗi khi ra cổng phải ăn mặc chỉnh tề (đồng phục Lasan và phải mang giầy), lúc nào cũng phải xin phép Bề trên và phải có giấy ra cổng. Về phải trình diện nộp trả lại giấy cho frère.
Mỗi frère trực quản sinh một ngày, ngoại trừ 2 frère: ông nội & ông ngoại. Thích nhất là ngày trực của frère Hùng-Sport, frère này rất vui tính, dạy thể thao và cho HS mượn các loại banh để chơi mà frère cũng thường tham gia chơi cùng. Frère chơi banh rất “tếu”, hay biểu diễn một cách điệu nghệ mà chính xác. Tôi hay lên phòng frère mượn ống bơm để bơm banh và xem cá lia thia đá bóng trong mấy cái keo để trên bậc cửa sổ nhìn xuống sân bóng chuyền. Phòng frère thì bề bộn đủ thứ tạp chí, sách báo và dụng cụ thể thao, có cả tạ nữa chứ! Nhớ hoài à “XÌ PO” ơi! Hôm nào mà frère Samuel trực là buồn lắm! Frère này dạy Pháp Văn, dáng gầy - cao, trán hói, tóc thưa bạc trắng, mang kính gọng xi cũ kỹ, ít nói và nghiêm nghị. Đi đâu frère cũng thường hay cầm cuốn sổ tay và quyển kinh thánh nhỏ cặp trước ngực. Giờ học étude của frère trực thì ít ai dám lên hỏi bài và buổi tối thì không được frère cho nghe nhạc trước khi ngủ hay lúc báo thức đâu! Buồn là chổ đó… đó! Với frère Samuel, tôi có một kỷ niệm rất là vui cười không thể nào quên được - lúc đó frère dạy tiếng Pháp lớp tôi (lớp 6). Một buổi chiều đang chơi bóng rỗ trong nhà chơi, frère đi ngang thấy tôi đang ôm trái banh trước ngực, tôi cúi đầu chào frère thì bất ngờ frère chỉ tay vào người tôi mà hỏi:”qu’est c’est que c’est?”, tôi chới với liền đáp: “je m’appelle Vinh!”. Thật không ngờ khi đó cả đám bạn đang chơi banh cùng tôi bật cười nghiêng ngửa. Tôi đang lýnh quýnh thì frère chỉ vào người tôi lần nữa hỏi tiếp “cài gỉ?!” (cái gì) tôi lớ ngớ liền đáp: “dạ thưa…trái banh!”, thế là frère cười và lắc đầu bỏ đi. Sau đó tôi mới sực tỉnh ra và hiểu được câu hỏi tiếng Pháp của frère là gì rồi. Thật là xấu hổ quá đi thôi! Cũng nhờ vậy mà duy chỉ một lần tôi mới được nhìn thấy frère Samuel cười!
Nhưng vẫn sợ và nhớ nhất là Bề trên Maxime - lúc nào frère cũng có sợi roi điện cuộn tròn bỏ trong túi áo dòng, anh nào phạm qui là không tránh khỏi bị “điện…giật!”. Bề trên tuy khó tính nhưng cư xử việc gì cũng có lý có tình và có thưởng có phạt rõ ràng. Lưu sinh nào học được lên 3 hạng trở lên thì được thưởng một hộp thịt “ba lát”, nếu nhiều hơn nữa thì được một thùng đồ hộp nhỏ bằng giấy carton có thịt gà hộp và nhiều bánh kẹo Socola. Ngược lại, cứ tụt mỗi 3 hạng là một…roi điện..Hè..hè.! Bề trên không cho phép lưu sinh giử nhiều tiền mà phải gửi lưu ký. Mỗi tối trước khi ngủ, Bề trên mang sổ lưu ký lên phòng ngủ phát tiền cho những ai đã gửi, nhưng chỉ phát theo tiêu chuẩn đủ xài mỗi ngày. Và frère chăm sóc y tế cho lưu sinh như: khám bệnh - phát thuốc; vệ sinh - băng bó vết thương do chơi thể thao hoặc té ngã. Frère rất thương và gần gũi với lưu sinh như người cha già tận tuỵ. Đặc điểm của Bề trên là chiếc áo dòng đen may bằng vải phi hơi bóng, mỏng xốp. Dáng đi rất nhanh, thường sử dụng cái còi hơi dài loại của trọng tài bóng đá và frère hay dùng từ “bá láp” mỗi khi ai hỏi xin điều gì mà frère không đồng ý. Hi..hi!
Năm 72 Bề trên Maxime chuyển công vụ về Lasan Cần Thơ, xa frère rồi lòng tôi luôn kính nhớ! Cũng năm này frère Nguyễn Đăng Quang làm Hiệu trưởng và quản lý luôn nội trú. Dáng người frère gầy – cao, mang kính gọng vàng, những lúc ngoài giờ frère mặc sơmi trắng dài tay, quần tây đen và giày đen bóng loáng trông giống thương gia lắm đó! Còn trong giờ học thì frère mặc áo dòng, đi đâu frère cũng cầm một bên tay cây roi mây dài hơn 1m vừa đi vừa gõ gõ xuống đất, tay kia cầm xâu chìa khoá có gắn cái tu huýt (nếu buổi tối thì cầm đèn pin). Ai mà vi phạm điều gì là frère “quét” một cái, tay cầm roi mây ngoắc ngoắc lại là thôi… “tiêu” rồi! cái mông khó tránh khỏi một tiếng “bụp” rồi tay xoa vào đít, híc.híc.! Tuy frère có khó nhưng chỉ giơ cao đánh khẽ mà thôi! Frère thì kỷ tính - năng động, hay vui cười với HS. Thường hay đi quanh trường “tuần tra” và phát loa kêu gọi, nhắc nhỡ lưu sinh nhất là sau giờ cơm trưa & tối. Tối lên phòng ngủ frère thường cho xem tivi tiếp tục và nghe nhạc Trịnh Công Sơn trước khi ngủ. Riêng 2 frère là Ô.nội (Marcel) và Ô.ngoại (Renée) thì già rồi, hiền lắm, ít giao tiếp, có phòng riêng bên dãy lầu tiểu học. Sàn lầu này bằng gỗ, cầu thang cũng bằng gỗ. Ô.ngoại dáng người thấp mang gọng kính đen, tròng lớn. Có điểm đặc biệt là lúc nào ông cũng chỉ mặc quần vải trắng với áo dòng đen, thường đội cái nón bánh tiêu màu đen và tay cầm cái gậy nhỏ quơ quơ với xâu chuỗi có Thánh giá. Ngoài dạy giáo lý ông chỉ việc chăm sóc vườn cây hoa kiểng chổ xích đu có mấy cây si (còn gọi cây gừa) là vườn trẻ mà hồi đó chúng tôi còn gọi là vườn Địa đàng gần nhà nguyện. Còn Ô.nội dáng người ốm -cao, tóc hoa râm thì vừa là nghệ sĩ dạy thổi sáo-tiêu, đàn mandolin và cũng là nghệ nhân dạy cưa lộng gổ (ván ép) mỹ nghệ làm khung hình, lịch và làm súng, ná bắn chim. Đặc biệt nhất là hành lang phía sau dưới phòng Ô.nội có cây vú sửa và cây đào (điều) mùa nào cũng sai trái ngon ngọt mà HS thời nào cũng thích hái trộm. Mỗi lần Ô.nội phát hiện có ai hái trộm vú sửa thì ông lấy cây súng bắn chim bằng bi đất sét ra bắn doạ là phải ùa chạy thục mạng thôi! Ha..ha.. vui lắm! Phía bên kia phòng Ô.nội có vách chắn ngang, trước đó là phòng ngủ của lưu sinh tiểu học. Sau đó là phòng dạy nhạc, nhà kho và sân vũ cầu sàn gỗ, cũng có cầu thang gỗ đi xuống sát với căntin của Ô.Chệt. Ô.Chệt là người Hoa, dáng người cao, tóc ngắn hơi đứng, ngọn hơi dài quớt lên, có nốt ruồi lớn dưới cằm lưa thưa mấy sợi lông tài dài lăng quăn! Căntin này tuy nhỏ nhưng bán đủ thứ thức ăn & uống. Kệ căntin thường treo lủng lẳng mấy nải chuối già, nem, bánh ú và bánh bía Sóc Trăng. Phía trước căntin có để mấy bàn banh bàn và có bàn bida trong phòng phía bên cạnh.
Đến năm 73 tôi được biết thêm mấy frère mới như: frère Cảnh (dạy Vạn Vật), chỉ có frère là không mang kính, dáng người cao to, tóc lúc nào cũng chải mướt rượt, nước da trắng hay chơi bóng chuyền và có cú đập bóng như sấm sét! Ngoài giờ dạy frère thường mặc áo sơmi ngắn tay màu vàng nhạt trông rất ư là “pô giai” - cuối năm đó frère cũng về Lasan Cần Thơ; Frère Hùng (dạy Toán) cũng cao to giống như fr Cảnh, mắt to và miệng hay cười cũng “phong độ” lắm! Frère mang kính gọng đen dầy, có râu quai nón nhưng lúc nào cũng cạo nhẳn nhụi và thường mặc áo dòng nhưng lúc nào cũng dính đầy bụi phấn (vì tay frère to cầm phấn viết lúc nào cũng bị gãy.. hà..hà!). Frère Hoà giám thị thì có mái tóc hoa râm chải caré, rất nghiêm khắc trong giờ học. Phòng làm việc của frère giám thị gần phòng ăn của các frère. Còn các frère Tâm, frère Hiến, frère Sơn thì cùng giống nhau là dáng người hơi thấp, tính nghiêm túc, ít nói nhưng vui vẻ hiền hoà. À quên, còn frère Lý dạy môn võ Judo nữa chứ! Sư phụ của tôi đó! Tướng frère oai phong trông giống Vương Vũ lắm! Lúc đó tôi có theo học võ tới đai vàng thì frère chuyển trường. Phòng học võ có tapi nệm bằng cỏ dày 20cm, chung dãy với các lớp 11 & 12 cuối sân trường phía sau sân bóng rổ chân khung sắt có bánh xe đẩy. Sân này liền với phía sau dãy nhà tôn, có hai bậc thang khán đài cao ở hai góc xây bằng ximăng, cũng là sân tennis mà ít khi chơi vì mặt sân này có độ nhám cao. Và còn một frère mà tôi chưa kể đến, đó là frère Phạm Đình Tú (dạy môn Hoá), dáng người vừa tầm, nước da trắng, có khuôn mặt rất sáng, mang kính gọng đen. Ngoài giờ dạy frère thường mặc áo sơmi trắng tay dài cài nút trông rất là… thư sinh! Tính vui vẻ cởi mở, hoạt bát hay đùa nên có sức thu hút cảm tình với tất cả HS toàn trường… Thỉnh thoảng frère Tú hay tổ chức đi picnic, frère tự lái xe Renault của trường chở chúng tôi đi ra vùng ven thả diều, tắm đồng, mò cua bắt ốc… Lần đó, có bạn thọc tay mò vào hang cua bị cua kẹp đau điếng người rồi la sảng lên là bị rắn cắn làm frère sợ hoảng hồn luôn! Vui ơi là vui! Nhưng về thì đen thùi lùi! Những giờ ngủ và báo thức frère thường cho nghe nhạc Duy Khánh – Ngày đá đơm bông: “buổi tối ngủ trên đồi hỏi hòn đá nhỏ, con đường nào, con đường nào dẩn đến một dòng sông…” Hoặc buổi tối, những đêm trăng sáng frère thường cho lưu sinh lên sân thượng ngắm trăng sao bằng kính thiên văn, bắn pháo sáng tay, văn nghệ ca hát, múa võ và kể chuyện ma… Vậy mà không mê frère Tú mới là lạ! Ngoài ra còn nhiều frère khác nữa mà tôi không biết hết vì những năm đầu tôi còn nhỏ. Con kính lỗi các frère!
Trong sinh hoạt của các frère là luôn sử dụng tiếng Pháp, chỉ nói tiếng Việt khi tiếp xúc với HS thôi. Suốt bao nhiêu năm nội trú thường xuyên gần gũi với các frère nên trong lòng tôi lúc nào cũng dành cho các frère thật nhiều tình cảm và sự tôn kính, ngưỡng mộ. Tôi cũng dám chắc một điều là hầu như các frère trong dòng Lasan, frère nào cũng để lại trong lòng mỗi HS-LS những ấn tượng đẹp, thật khó quên! Tôi nhớ hoài câu nói của ba đã truyền dạy cho tôi thuở nhỏ từ khi mới vào Lasan: “Nghiêm sư xuất cao đồ” - Thầy khó trò mới nên! Thật vậy, các frère rất khó trong việc giáo dục nhân cách và trí tuệ, nhưng vẫn dành tình cảm quan tâm chăm sóc cho chúng tôi trong đời sống tinh thần và sức khoẻ để chúng tôi có được ngày hôm nay.
Trong mỗi niên học ở Lasan đều có rất nhiều điều vui thích và mới lạ do trường tổ chức như: Thi Văn Nghệ Học Đường; Hội chợ Tombola (có xổ số trúng thưởng); Hội chợ Xuân; Cắm Trại Hướng Đạo Sinh; Đốt Lửa Trại trong sân trường; Hội thi làm hang đá ngày lễ Noel; Thi đấu bóng đá – bóng rỗ – điền kinh với các trường bạn như Dục Anh, Hoàng Diệu… Mỗi năm trường có tổ chức đi du lịch tham quan ở các nơi xa như: trường Lasan Taberd & Lasan Hiền Vương Sàigòn, Lasan Cần Thơ, Núi Sam Châu Đốc, Vũng Tàu… Đặc biệt, trong đêm Giáng sinh các frère có gửi thiệp chúc mừng Noel cho các lưu sinh bằng cách bỏ lên nóc mùng ngủ, sáng ra thức dậy cuốn mùng thấy có thiệp là mừng như quà của Ô.già Noel vậy! Tuy vậy, nhà trường còn luôn quan tâm đào tạo thêm nhiều kỷ năng khác cho HS như: Âm nhạc; Hội hoạ, Kỹ nghệ, Mỹ nghệ, Võ thuật, Thể thao, Hướng đạo sinh, Báo xuân - báo tường…

Hahaha! Có HVP và các bạn đi xem cine'... "cọp" nè !
Nói tới làm báo là nhớ tới anh Hùng “sùi” học trên tôi 3 lớp. Anh là người rất có hoa tay về hội hoạ và lộng gỗ mỹ nghệ, tính hiền dễ thương. Tôi thường gần gũi nhờ anh dạy vẽ, làm báo tường, lộng gỗ, album nhạc và lưu bút ngày xanh. Còn âm nhạc thì có anh Trương Tam Sa và anh Tâm “lait” chơi đàn rất hay cùng anh Dân (HS ngoại trú) là tay trống dẩn đầu phong trào nhạc trẻ trong trường thời bấy giờ. Trong nhóm các anh còn có chị Thuý Phượng (lớp 11 & 12) – nữ sinh hoa khôi của trường và chị Kim Nguyện mủm mỉm, rụt rè dễ thương như chim sơn ca. Về môn bóng rỗ – bóng chuyền thì có 2 anh em anh Nguyễn & Nguyện (ở Tân Châu-Châu Đốc) và sau đó thì có anh Tuấn “sữa” chơi rất giỏi mà các trường bạn khi thi đấu rất ngán! Thời đó nói đến Tuấn “sữa” – dáng người cao to lắm - ai mà không biết đến tên anh thì chắc là không phải HS-Lasan-KH rồi hà..hà! Vì anh còn giỏi môn vũ cầu đoạt chức vô địch cấp tỉnh nữa. Tôi xin tạm liệt kê có 4 nhân vật nổi tiếng của nội trú thời đó như: nhất Tuấn – nhì Tâm – tam Hùng – tứ Thảo (Tuấn sữa, Tâm lait, Hùng sùi và Thảo Bắc kỳ – anh hoà đồng, vui tính nhưng nổi tiếng chọc phá kinh khủng lắm!). Và còn nhiều anh tài trong trường nữa nhưng vì mấy mươi năm rồi tôi không còn nhớ tên, mong các anh chị, các bạn thông cảm nhé! Ngoài ra tôi chỉ còn nhớ tên một số ít anh em nội trú như: anh em Quách Chánh Đức – Quách Hoàng Tỷ, anh em Trương Thanh Phong – Trương Dũng Sĩ, anh em La Hữu Đạt & La Hữu Lợi, Hình Phước Hải “…?!”, Sơn “phỏng”, Tài “gà”, Phát “hô” (giỏi bida), Dũng “đầu chùa”, Nhân “Đại đồng”… và các bạn ngoại trú học cùng lớp 8 là: Đức – Tố Phương (nhà ngang cổng trường) – Nguyệt lùn... Còn tôi thì được các bạn cùng lứa đặt là Vinh “sỉ téo” vì nhỏ con nhưng chơi bóng rỗ cũng khá đấy! Hi..hi! Vừa cười đó rồi lại buồn đó, tâm trạng ưu tư thẩn thờ và lan man bất chợt khi ngồi viết lại những dòng hồi ức này. Cười là vì tâm hồn đang tràn về những cảm xúc của tuổi ấu thơ chan chứa bao niềm vui ngây ngô trong sáng thời HS Lasan. Nhưng sau đó lòng lại chợt buồn vì Những Ngày Xưa Thân Ái đâu còn nữa!
Cổng chính nhìn vào sân trường Lasan_ST (Hình : Đạt Luân)

Nhìn lại hình ảnh của ngôi trường Lasan-Khánh Hưng do anh Đạt Luân chụp và đăng lên web LSHN làm tôi tiếc nhớ đến tượng Thánh Gioan Lasan không còn đứng trang nghiêm trong sân trường nữa. Tôi cũng nhớ lại thật nhiều những kỷ niệm của tuổi thơ đã gắn bó với trường mà giờ đây đã có nhiều thay đổi. Ngoài cổng trường ngày xưa là 2 cánh cửa bằng sắt cao lớn có song sắt tròn phía trên và hình hoa văn nổi phía bên dưới tấm thép và cánh cửa nhỏ kế bên cũng vậy. Hai bên tường sát cửa cổng là 2 bức tường có ô vuông lớn màu xanh mạ được tô đắp lồi lõm theo kiểu vách nhà hát ngày xưa. Cổng trường thì lõm vào so với tường bao. Trên cổng có bảng tên trường hình vòng cung được đúc bằng ximăng, có dòng chữ là: Trường Trung Tiểu Học - LASAN - KHÁNH HƯNG - 35 Nguyễn Trường Tộ – Ba Xuyên. Còn hai dãy lầu thì đều có khung cửa sổ sát ra ngoài chứ không phải hành lang hình vòng cung như bây giờ và không còn mái ngói như xưa. Những cây cồng trong sân thì vẫn còn đứng nguyên đó, đã cằn cỗi hơn nhiều với tuổi thọ đã khá cao - ve nhiều lắm! Thời đó chúng tôi hay lượm trái cồng tách lấy hột rồi lén rang trong lon sữa bò chia nhau ăn rất ngon đến… chảy máu cam luôn. Hi..hi.! Phía cuối sân trường còn có cây ô môi và cây me keo chúng tôi hay hái trộm bị dính trái mắt mèo. Ui da! ngứa ơi là ngứa đến phát khóc! Gần góc cuối nhà ăn của nội trú còn một cây vú sữa nữa, lợi dụng sau những giờ cơm các anh thường trốn trèo lên ăn tại chổ với cái muổng lận trong lưng quần! Còn phía sau hành lang dãy lớp trung học thì có mấy cây xoài, mận bị sâu nhiều nên ít trái nhưng lại có con “hót cổ” (loài nhái xanh – mấy anh hay doạ hù là nó mà phóng chụp vô cổ hút máu là chết) và ốc ma có mắt (ốc sên) và rắn lục nữa, khiếp quá nên không ai dám lại gần khu đó. Tôi xin nhắc đến chuyện này cũng rất ư là kỷ niệm, riêng dân nội trú chắc là không ai không nhớ đến. Đó là cái Chuông của trường! Chuông nhỏ, được treo bên dãy trung học gần sát phòng étude, có sợi dây dù cột thòng xuống nhưng rất cao, chỉ những anh lớp 9 trở lên mới với tới . Tiếng chuông kêu rất thanh và vang xa. Cái chuông như là một “bảo bối” của lưu sinh chúng tôi, vì lúc nào chúng tôi cũng phải hết mình tuân thủ mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt của trường. Nhưng điều đặc biệt là trong những giờ s.h của nội trú ai cũng thích được giật chuông, thậm chí tranh giành nhau để được giật nó cho sướng tay! Có mhững anh giật chuông rất chi là điệu nghệ, chỉ cần nắm vào dây kéo mạnh thẳng xuống một cái thôi là nghe vang lên 3 tiếng, thế là xong! Cũng có anh giật một lúc chuông vang liên hồi, sợi dây thẳng băng mà không thấy cánh tay giật lên xuống mới thật là siêu nữa chứ! Còn tôi thì thiếu may mắn, học suốt mấy năm trời mà chẳng giật được cái nào vì… thấp quá! Tiếc thật! Bây giờ mình ăn ngủ đâu còn được nghe tiếng chuông nữa phải không các sư huynh! Thật là Kỷ Niệm Lasan!

LASAN THƯƠNG HOÀI…
Ngoài những hình ảnh và kỷ niệm kể trên, tôi còn rất nhiều tình cảm nhớ thương về trường cùng lòng tôn kính các frère, các thầy cô và luyến nhớ những sư huynh và bạn bè đồng môn cùng thời là một nỗi niềm quá lớn đã ôm mãi trong tim tôi suốt mấy mươi năm qua.
Ngày xưa, cứ mỗi độ hè về! Sau những ngày thi, chúng tôi lại cấp tập tranh thủ làm lưu bút để kịp trao cho nhau ghi lại những dòng tình cảm gần gũi thân thương đầy kỷ niệm, và cũng gửi đến tay các frère để xin những dòng lưu niệm kính nhớ! Vì không biết trước được rằng mai đây có còn gặp lại nhau ở niên học tới nữa không. Hoa phượng trong sân trường đã nở, tiếng ve trên mấy cây cồng đã kêu vang báo hiệu mùa chia tay đã đến thì lòng ai cũng nặng trĩu bùi ngùi. Sinh hoạt trong trường lúc này đã trầm xuống, yên ắng hơn. Buổi trưa không ngủ được, có những anh nằm xấp trên giường hý hoái ghi chép lưu bút cho nhau. Còn tôi thì nằm ngước mắt nhìn lên trần mà suy nghĩ miên man. Dù sắp được về đoàn tụ gia đình để vui chơi những ngày hè thoả thích nhưng lòng tôi vẫn buồn vì phải xa trường, xa các frère, thầy cô và các bạn một thời gian mà tôi cho là quá lâu thì nhớ dử lắm!!! Trước đây, khi mới vào trường thì nhớ nhà nhưng bây giờ sống nội trú quen rồi thì cảm giác nhớ trường lại nhiều hơn. Rồi chuyện gì đến cũng phải đến… Chúng tôi lên phòng thăm chúc các frère và cuộc chia tay mùa hè với bạn bè cũng diễn ra. Rời cổng trường, ngồi trên xe hơi phía sau ba lái, tôi cố ngoái lại nhìn trường thêm lần nữa, nhìn tượng Thánh Gioan mà nước mắt chảy dài…
Hợp rồi tan, tan rồi hợp! Mùa tựu trường cũng đã đến. Tâm trạng tôi rất háo hức mừng vui và hồi hộp khi trở lại trường. Cái lo nghĩ nhiều nhất là mong gặp lại được những frère và bạn cũ được còn đầy đủ và sẽ được quen nhiều bạn mới với niềm hân hoan lớn nhất trong tôi lúc đó chính là: mình vẫn còn là HS Lasan. Được trở về trường là vui lắm các sư huynh ạ!
Thời gian thắm thoát đã trôi qua hết 4 niên học. Niên học 74-75 kế tiếp là niên học mà tôi cũng như gia đình tôi đều không thể ngờ rằng đó lại là niên học cuối cùng ờ Lasan trong đời của tôi. Vì hoàn cảnh lịch sử tháng 4/1975 mà sau đó tôi không còn cơ hội được tiếp tục trở lại học Lasan nữa. Năm đó vào khoảng đầu tháng 4 - sau ngày thi cuối năm, frère Quang – Hiệu trưởng thông báo cho HS và phụ huynh toàn trường là được nghỉ hè sớm hơn gần một tháng. Thật là bất ngờ đối với HS chúng tôi, nhất là nội trú. Chúng tôi không kịp làm lưu bút, không tổ chức liên hoan chia tay như mọi năm. Mọi người (HS nội trú) đều lúng túng, hoang mang như ong sắp vỡ tổ. Các anh lớn có nhà ở những tỉnh gần thì lần lượt ra về tự túc, còn những người ở xa và còn nhỏ thì phải chờ gia đình đến rước. Cảnh trường mọi khi sắp vào hè đã buồn nay lại càng buồn hơn! Mới thông báo có 2 ngày thôi mà trường đã vắng lặng vô cùng. Từ phòng ngủ, nhà ăn, lớp học, sân chơi và cảnh vật chung quanh trở nên im ỉm, lạnh tanh. Tối ngủ sợ ma chúng tôi mắc mùng gần nhau và ngủ sớm hơn mọi khi. Chỉ còn lác đác hơn mười anh em (trong đó còn các anh Tuấn “sữa” – Tam Sa…) cùng với các frère vẫn còn ở lại trường. Trên gương mặt các frère lúc nào cũng đượm những nỗi buồn và sự lo lắng, căng thẳng và vội vã. Rồi đến lượt tôi cũng đã phải chia tay mái trường xưa - nơi mà đã nuôi dạy anh em chúng tôi nên người, cho chúng tôi hành trang quý báu để vào đời và cũng là nơi vùi chôn kỷ niệm quá khứ của tất cả chúng tôi – những học sinh Lasan-Khánh Hưng!
Sự kiện những ngày cuối tháng 4-75 thật đáng nhơ trong đời đã khép lại đời HS Lasan của tôi! Chia tay với trường lần này phải nói là sự chia ly thì đúng hơn.! Đêm nào cũng nằm nghe tiếng súng ì đùng xa xa mà khóc thật nhiều trong suốt những đêm cuối còn ở lại trường. Khóc khi còn chưa ra khỏi cổng trường, lòng luôn quyến luyến bịn rịn vì như lo sợ sắp mất một thứ gì đó quí báu trong đời. Tôi còn khóc mãi suốt bao đêm sau đó… Và cho tới ngày hôm nay, khi ngồi viết lại những dòng hồi ức này tôi vẫn khóc!!!
Suốt quãng đời hơn 40 năm, kể từ khi tôi vào trường Lasan mãi đến bây giờ lúc nào tôi cũng thương tưởng về trường, lòng luôn kính nhớ đến các frère như những người cha thân yêu không biết giờ này đang ở nơi đâu? và biết bao giờ mới được gặp lại! Những năm vừa xa trường tôi vẫn thường chiêm bao thấy mình còn đang sinh hoạt học tập ở trường, nhưng khi tỉnh giấc thì bồi hồi thổn thức, lòng buồn nghẹn ngào muốn khóc, muốn hét lên giữa đêm khuya: Lasan ơi! Lasan đâu rồi..! Cuộc đời cũng trải qua nhiều nơi, nhiều môi trường khác nhau. Trong cuộc sống cũng có lúc “lên bờ - xuống ruộng”, dù không may mắn được thành đạt hay thành công lớn trong cuộc đời nhưng tôi cũng được thành người và trong lòng tôi vẫn luôn mang niềm hảnh diện là CHS Lasan. Tôi cũng thường kể cho các con nghe những kỷ niệm đẹp về thời HS Lasan của mình trước đây để nhằm truyền dạy lại cho các con có được tinh thần sống đoàn kết, gắn bó thương yêu và đạo nghĩa thầy trò… Ôi! Nói sao cho hết lời… Thương hoài Lasan ơi!
LASAN HỘI NGỘ…
Mãi đến ngày đầu tháng 3-2011 vừa qua, tôi tình cờ lên mạng vào google thử gõ 2 chữ Lasan và enter thì như điều kỳ diệu trong mắt tôi, một bất ngờ trong mong ước bấy lâu đã hiện ra tất cả những gì về Lasan chứa ngàn kỷ niệm trong tiềm thức của mỗi người trong trang web Lasan Hội Ngộ. Tưởng chừng như mọi việc đã trôi vào dĩ vãng. Thật xúc động bồi hồi khi đọc những bài viết, những hình ảnh của các anh Phúc Nguyễn, Trịnh Cho, Bá Hảo và Đạt Luân… Ôi! thật là quá hay! Xin cảm ơn các anh thật nhiều! Thì ra cái tình của các anh dành cho Lasan và quê hương Sóc Trăng sâu nặng cũng không kém gì tôi. Tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc mà đã ấp ủ trong lòng từ bấy lâu qua những trang viết và hình ảnh của các anh đăng. Tôi hy vọng sắp tới đây trong sư huynh đệ của chúng ta sẽ còn nhiều người như thế nữa! Qua đó, cũng nhờ anh Bá Hảo (CHS-LS nhà ở S.T) - rất nhiệt tình nên đã giúp tôi liên lạc được với các anh chị đồng môn cùng thời 70-75. Và vui mừng hơn nữa là tìm được liên lạc với frère Tú – người vừa là thần tượng vừa như người cha đỡ đầu cho tôi ngày xưa. Cảm xúc của tôi bồi hồi và lâng lâng niềm vui không thể nào tả được. Thật là ơn Chúa! Đúng là trái đất tròn sẽ còn gặp lại…
Một đời người một rừng cây! Các frère đã ra đi – về với Chúa, và các frère tuổi đã cao niên hiện còn sống an dưỡng tuổi già tại Lasan Mai Thôn hôm nay, như những người cha đã từng chăm sóc dạy dỗ cho anh em chúng con (HS-Lasan) nên người, đào tạo cho chúng con có được những kỹ năng - kiến thức và nhân cách vào đời như một đàn chim non đã biết tung cánh và bay ra khắp phương trời… Các frère đã để lại cho đời cả một rừng cây trong thế hệ của chúng con, và chúng con đã tự chuyển mình để trưởng thành, để được đóng góp nhiều công ích cho xã hội hôm nay. Con xin kính dâng lòng Tôn Sư Trọng Đạo như lòng biết ơn sâu sắc nhất của con thay nén hương trước mộ để tưởng nhớ đến công ơn của các frère đã qua đời, và cũng như một món quà tinh thần nho nhỏ kính gửi đến để an ủi các frère hiện đang sống tại Mai Thôn trong những ngày còn lại. Kính chúc các frère dồi dào sức khoẻ và luôn được bình an.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn các bậc đàn anh CHS Lasan – những người đã có ý tưởng khai sinh nên trang web này, cùng các anh đã tham gia bài viết cho LSHN. Xin cảm ơn quí nhà tài trợ, quí mạnh thường quân cùng quí sư huynh trong Ban Quản Trị & Ban Liên Lạc CHS-LS đã đồng tâm hiệp lực đóng góp, giúp đỡ và sáng tạo cho trang webLasan Hội Ngộ được khơi lại Dòng Lịch Sử Lasan cho hôm nay và mai sau. Đồng thời, cũng để Nối Vòng Tay Lớn trong sư huynh đệ chúng ta khắp năm châu và cũng nhằm khơi gợi Tình Tương Thân Tương Ai giữa các đồng môn. Thật là một việc làm hết sức ý nghĩa, cao cả và quí giá. Xin chúc cho trang webLasan Hội Ngộ ngày càng phát triển, phong phú nội dung lẩn hình thức nhằm gìn giữ và tôn vinh Truyền Thống Giáo Dục Lasan VN. Xin chúc cho các sư huynh đệ gần xa sớm có ngày Hội Ngộ đoàn viên.
Kính chúc sức khoẻ – an lành – hạnh phúc.
Thân ái!
Nguyễn Xuân Vinh CHS Lasan 70-75. (Email:nguyenxuanvinh12000@yahoo.com)

Một đời người một rừng cây! Các frère đã ra đi – về