• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Hậu quả từ thói quen ngoáy tai

    Hậu quả từ thói quen ngoáy tai
    Ngoáy tai là thói quen rất thường gặp, từ trẻ đến già, cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch. Họ thường dùng tăm bông hay bất kỳ một loại vật cứng nào để ngoáy tai. Vậy ngoáy tai thường xuyên như thế có tốt không?
    Hậu quả khi ngoáy tai nhiều
    Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào tổ chức liên kết nằm bên dưới lớp da gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn. Mặt khác việc ngoáy tai có thể đẩy khối ráy tai (nếu có) vào sâu hơn trong ống tai ngoài, thậm chí ấn sát vào màng nhĩ gây đau tai. Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Chảy máu tai do rách da ống tai ngoài là một trong những tai biến hay gặp nhất của việc ngoáy tai. Khoa Cấp cứu Bệnh viện tai mũi họng Trung ương cũng đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân ngoáy tai bằng que sắt lấy từ một cái ô hỏng, khi đang ngoáy bị cháu xô phải, xuyên thẳng vào trong tai trong hoặc não gây tổn thương nặng nề.
    Nếu ngoáy tai làm nhiễm khuẩn ống tai ngoài, tai sẽ đau nhức, chảy mủ, ù tai, nghe kém thậm chí một số bệnh nhân đến khám khi ống tai ngoài bị viêm tấy lan tỏa ra nửa mặt, chảy máu lẫn nước mủ ra cửa tai.


    Ngoáy tai có thể gây thủng màng nhỉ
    Viêm ống tai là hậu quả thường gặp
    Triệu chứng ban đầu của viêm ống tai là ngứa tai, ngứa tai ngày càng tăng dần đặc biệt nếu ngoáy tai nhiều, sau đó bệnh nhân có biểu hiện tức tức trong ống tai rồi bắt đầu cảm giác đau tai, ngày càng tăng, đau nhức nhối, đau lan lên đầu, nhiều bệnh nhân nói có cảm giác đau giật lên nửa đầu. Biểu hiện đau càng nhiều lên khi bệnh nhân nhai hoặc ngáp. Trường hợp nặng có thể xuất hiện sốt 38 - 39ºC, sưng tấy nửa mặt bên tai đau, chạm nhẹ vào tai cũng đã đau.
    Khám thấy da ống tai ngoài đỏ, nhiều dịch bẩn ứ đọng, ống tai ngoài bị chít hẹp một phần hay toàn bộ tuỳ theo mức độ viêm, nếu độc tố vi khuẩn quá mạnh gây nên viêm tấy lan toả ống tai ngoài lan rộng làm sưng tấy cả góc hàm bên tai, đau kèm theo xuất hiện hạch nhỏ cùng bên, di động, ấn đau. Màng nhĩ vẫn bình thường.


    Nhiễm nấm do ngoáy tai.

    Cách xử trí đúng một số biểu hiện khó chịu của tai
    Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong vòng một tuần. Những loại thuốc nhỏ tai dùng trong trường hợp viêm ống tai ngoài là những thuốc dùng trong khi màng nhĩ không thủng, chủ yếu là những thuốc điều trị bệnh lý của ống tai ngoài như viêm ống tai ngoài, nhọt ống tai ngoài, chấn thương rách da ống tai như polydexa, thuốc sát khuẩn tại chỗ betadine... đôi khi có tác dụng giảm đau của màng nhĩ khi sung huyết trong viêm tai giữa cấp giai đoạn đầu của bệnh như otipax.
    Nếu nước vô tình vào trong ống tai khi tắm hoặc bơi gây cảm giác ù tai: lấy que tăm bông đặt nhẹ vào trong ống tai, để yên trong vòng 5 phút, nước sẽ bị bông khô tự động hút hết, tuyệt đối không nên lau chùi nhiều.
    Nếu sau khi ngoáy tai đau và chảy máu phải điều trị tại các cơ sở tai mũi họng: Đặt thuốc, nhỏ thuốc tai tại chỗ nếu viêm ống tai ngoài mức độ nhẹ. Nếu nặng phải dùng kháng sinh, kháng viêm toàn thân kết hợp với giảm đau và làm thuốc tai tại chỗ.
    Viêm ống tai ngoài là bệnh rất hay tái phát nếu vẫn giữ thói quen ngoáy tai khi ngứa.
    Mỗi bộ phận của tai ngoài giữ chức năng riêng
    Tai ngoài là bộ phận của tai (cấu tạo của tai bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong). Tai ngoài – đúng như tên gọi của nó, nó nằm ngoài cùng trong ba bộ phận cấu tạo nên tai. Tai ngoài gồm có vành tai và ống tai với cấu tạo chủ yếu là sụn, xương được bao bọc bởi một lớp da và tổ chức liên kết dưới da mỏng và lỏng lẻo. Mạch máu nuôi dưỡng cho vùng này rất nghèo nàn. Thần kinh chi phối chủ yếu là nhánh tách ra từ dây thần kinh sọ số IX, dây này vừa cảm giác tai, vừa cảm giác họng nên viêm họng cũng gây ra đau tai hoặc viêm tai ảnh hưởng ngược lại chức năng nhai và nuốt, bên cạnh đó khi ngoáy tai, người bệnh cũng có cảm giác ngứa họng và ho. Tai ngoài làm nhiệm vụ hứng sóng âm thanh trong không khí để đưa vào tai giữa và tai trong. Ống tai ngoài có các tuyến tiết ra chất bã gọi là ráy tai. Ráy tai có thể khô hoặc ướt tùy từng cá thể. Ráy tai cũng có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do thành phần ráy tai có chất kháng sinh, có tính chất dính để bẫy vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp trên ống tai ngoài, tránh cho các vi khuẩn, nấm tấn công vào các tổ chức của ống tai ngoài.

    TS. Phạm Bích Đào
    Similar Threads
  • #2

    Cảnh giác: nấm mọc trong tai

    Cảnh giác: nấm mọc trong tai
    Các bệnh lý viêm mũi họng do dị ứng sẽ giảm đi trong mùa hè, tuy nhiên một căn bệnh thường gặp khác ở tai mũi họng lại dễ mắc phải ở mọi lứa tuổi, đó là bệnh nấm tai. Nếu người bệnh có biểu hiện của giảm sức nghe, đau tai, ngứa tai, ù tai… thì cần được khám sớm để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
    Ai hay bị nấm tai?
    Thời gian gần đây có nhiều người đến các chuyên khoa tai mũi họng để khám vì tai rất ngứa ngáy khó chịu, có lúc như có tiếng gió thổi ù ù trong tai và nghe kém hẳn. Mức độ ngứa ngày một tăng, có người dùng cả ôxy già rửa nhưng vẫn không thuyên giảm. Trên hình ảnh nội soi ống tai, những bệnh nhân này đều bị nấm tai. Khai thác bệnh thì được biết đa số các trường hợp này thời gian gần đây thường xuyên đi tắm tại các bể bơi, khi tắm xong không vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ. Tuy nhiên có những trường hợp nấm tai do hay đi lấy ráy tai ở hiệu cắt tóc, gội đầu.
    Điều cần lưu ý là bệnh nhân khi có dấu hiệu ù tai, ngứa tai, đau tai thường không nghĩ đến mắc nấm mà chỉ nghĩ mắc phải bệnh nào đó ở tai. Có những trường hợp đã biến chứng sang viêm tai, nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe.

    Hình ảnh nội soi nấm trong ống tai.

    Thời tiết nóng ẩm mùa hè rất thuận lợi cho nấm ký sinh trong cơ thể
    Thời tiết mùa hè nóng ẩm rất thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển. Các loại nấm này đều có thể mọc được ở tai do môi trường ống tai rất ẩm ướt. Nếu một nơi nào đó trên cơ thể mắc nấm đều có nguy cơ lây nhiễm đến tai do tay người bệnh. Ở nhiều phụ nữ mắc nấm âm đạo không được điều trị cũng có thể dẫn đến mắc nấm ở tai. Nhiều trường hợp người ta không để ý đến điều này và bất ngờ khi bị nấm tai do lây nhiễm chéo từ nấm âm đạo.
    Những người thường xuyên đi tắm tại các bể bơi có nhiều nguy cơ mắc nấm tai. Do khi bơi lặn khó tránh khỏi nước vào tai nhưng nếu không được làm khô, vệ sinh tai sạch sẽ thì đây là một cơ hội tốt cho các loại nấm sinh trưởng trong tai. Nguy hiểm hơn nếu thường xuyên tắm ở các bể bơi không đảm bảo vệ sinh thì không chỉ mắc nấm ở tai mà còn có thể mắc các bệnh lý ngoài da khác.
    Những người có thói quen lấy dáy tai ở tiệm cắt tóc cũng dễ mắc bệnh. Sự lây lan giữa người lành và người mang bệnh ở đây rất dễ dàng do họ dùng chung dụng cụ lấy dáy tai (các dụng cụ này cũng không đảm bảo vệ sinh). Không chỉ có bệnh nấm tai mà còn nhiều bệnh lý lây nhiễm khác nếu trong quá trình lấy dáy tai có thể làm trầy xước ống tai, nhất là các bệnh do vi khuẩn, virút làm viêm tai.
    Ngoài tình trạng nấm trong tai, mùa hè còn có thể gặp các bệnh nấm ở họng, nấm mũi, mắt… gây ngứa, hắt hơi, sổ mũi, thuận lợi cho các bệnh đường hô hấp xâm nhập, phát triển, nhất là vi khuẩn và virút đường hô hấp, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
    Vệ sinh là biện pháp phòng bệnh hàng đầu
    Để phòng bệnh nấm tai, các bác sĩ cho biết phải vệ sinh tai hằng ngày, đặc biệt là sau khi tắm, bơi. Mọi người không nên lấy dáy tai tại các tiệm cắt tóc gội đầu. Nếu có mắc ở một bộ phận nào trên cơ thể thì cần phải điều trị dứt điểm, tránh lây nhiễm sang nhiều vị trí khác trên người và tai. Khi có dấu hiệu lâm sàng bất thường ở tai cần được đi khám ở đúng chuyên khoa tai mũi họng để phát hiện và điều trị kịp thời. Những người có tiền sử viêm tai cố gắng tránh nước vào tai, có thể sử dụng bông y tế để nút tai khi bơi.
    Các thuốc sử dụng để điều trị chủ yếu là thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và bôi tại chỗ, tùy theo từng loại nấm. Tuy nhiên người bệnh đã từng có tiền sử viêm tai giữa có thủng màng nhĩ hoặc vừa viêm tai, vừa bị nấm phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc chống nấm dạng bôi.
    BS. PHẠM HUY

    Comment

    • #3

      Viêm tai giữa mạn tính

      Viêm tai giữa mạn tính

      Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được chữa trị thích hợp. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn và gây nhiều khó chịu cho người bệnh vì hay tái phát, ảnh hưởng tới học tập và làm việc.
      Khi bị viêm tai giữa mạn, tai thường chảy mủ, mủ có thể chảy liên tục, có thể chảy từng đợt, người bệnh nghe kém. Nước chảy ra ban đầu là dịch đục không hôi. Một thời gian sau, nước chảy ra là mủ màu trắng hay vàng, có mùi rất hôi. Nếu không điều trị sớm và dứt điểm sẽ gây những biến chứng nguy hiểm như áp xe não, viêm xoang tĩnh mạch bên và viêm màng não gây nguy hiểm cho người bệnh. Viêm tai giữa mạn thường có 2 loại, viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy và viêm tai giữa chảy mủ mạn tính.
      Viêm tai giữa mạn tính dịch nhầy: Với triệu chứng tai chảy dịch nhầy như dịch mũi, nếu lâu ngày không lau tai sạch và không dùng thuốc điều trị có thể thành dịch mủ.


      Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính gồm:
      Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính có cholesteatoma: Là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn thường gây tổn thương hệ thống xương con trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ và có thể gây ra các biến chứng sọ não rất nặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp xe tiểu não... Triệu chứng, đầu tiên người bệnh nghe kém, chảy mủ tai thường xuyên, nhưng rất hôi.
      Viêm tai xương chũm cấp tính: Thường xảy ra sau viêm tai giữa cấp tính không được điều trị dứt điểm, dùng kháng sinh không đúng liều lượng, không phù hợp, nên gây ra biến chứng viêm tai xương chũm. Biểu hiện lâm sàng thường đau tai tăng lên kèm theo sốt, đau nửa đầu dữ dội. Soi tai thấy mủ đặc tai giữa, ấn vùng xương chũm đau.
      Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: Là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính, bệnh nhân có tiền sử viêm tai xương chũm đã được điều trị nhiều lần, tai đã khô và đỡ ù, đột ngột xuất hiện đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều hơn kèm theo sốt cao, ấn vùng xương chũm rất đau. Trong đợt hồi viêm rất dễ xảy ra các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, biến chứng sọ não - áp xe ngoài màng cứng...
      Điều trị viêm tai giữa mạn tính phải kiên trì, việc điều trị nội khoa cần được cân nhắc với mức độ tổn thương tai để chỉ định phù hợp.
      Tóm lại, việc điều trị viêm tai giữa mạn tính có đạt kết quả tốt hay không phụ thuộc chủ yếu ở người bệnh. Đặc biệt lưu ý, các thuốc uống và thuốc nhỏ tai trong điều trị viêm tai giữa mạn tính phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng, bởi một số thuốc nhỏ tai khi màng nhĩ thủng nếu sử dụng sẽ gây điếc tai không hồi phục, ngay cả việc sử dụng dung dịch ôxy già làm sạch mủ tai cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Thường xuyên giữ vệ sinh tai, nên tránh bụi, nước bẩn vào tai và vệ sinh mũi họng.

      Comment

      • #4

        HB cám ơn chú nhiều , tuy nhiên bây giờ chỗ HB ở đang đổi mùa vì thế ngứa tai kinh khủng HB bị allergies...khó chịu ghê lắm hắt xì ngứa mắt ngứa tai nhiều khi muốn cho luôn cái bàn chải vào cho đã ngứa...nhưng rất tiếc không biết ngứa chỗ nào trong tai nữa?! chỉ biết là ngứa thôi à...

        Comment

        • #5

          HB cám ơn chú nhiều , tuy nhiên bây giờ chỗ HB ở đang đổi mùa vì thế ngứa tai kinh khủng HB bị allergies...khó chịu ghê lắm hắt xì ngứa mắt ngứa tai nhiều khi muốn cho luôn cái bàn chải vào cho đã ngứa...nhưng rất tiếc không biết ngứa chỗ nào trong tai nữa?! chỉ biết là ngứa thôi à...
          ==>Cách tốt nhứt là mua chai nhỏ thuốc nhỏ vô lỗ tai
          Khi dùng thuốc nhỏ tai cần lưu ý:
          Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại tuỳ theo thành phần cơ bản của thuốc là thuốc nhỏ cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và những thuốc dùng cho viêm tai có kèm theo thủng màng nhĩ. Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
          Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ : Giai đoạn xung huyết: Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của thuốc dùng phối hợp dexamethasone. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh là néomycine và polymycine cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh Gr+ và Gr- là các tác nhân gây bệnh của VTG. Néomycine tiêu diệt liên cầu, Echerichia coli, Klebsiella Pneumonia, Hemophilus Influenza trong khi đó polymycine tác động trên các mầm bệnh Gr-...; otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong những trường hợp VTG cấp giai đoạn xung huyết. Phải kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi cho thuốc. Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng... Nếu có biểu hiện ngoài da khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó theo con đường toàn thân phối hợp.
          Nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng: Là những thuốc được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai như otofa, rifamycin, ciplox, efexin...
          Otofa được bào chế với thành phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gr+ và Gr- trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycine gây tác động trên các chuỗi xoắn ký trong nhân tế bào bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn. Ciplox, efexin là một loại thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh ciprofloxacine - nhóm quinolone tác động chủ yếu lên các vi khuẩn Gr- và một số vi khuẩn Gr+.
          Việc dùng thuốc điều trị VTG cần hết sức thận trọng và phải được thực hiện tại các cơ sở có chuyên khoa tai mũi họng.

          Chú đang bi "Viêm Tai" có đi khám bác si TAI MŨI HỌNG hôm qua và hôm nay mục đĩch là tìm hiểu bệnh này cho nên cũng muốn ai cũng cảnh ngộ xem để "PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH"
          (Tại vì chú hay ngoáy tai... cứ ngứa tai là ngoáy, tắm xong cũng ngoáy, hay móc váy lỗ tai , thỉnh thoảng lại ngoáy tai với lý do là để cho tai sạch....)
          Đã chỉnh sửa bởi HoaiVienPhuong; 06-10-2011, 06:52 PM.

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom