• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Khám phá đội Hàng Không Mẫu Hạm của hải quân Hoa Kỳ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khám phá đội Hàng Không Mẫu Hạm của hải quân Hoa Kỳ

    Khám phá đội Hàng Không Mẫu Hạm của hải quân Hoa Kỳ

    Hải quân Mỹ hiện có 11 chiếc tàu sân bay với 2 lớp khác nhau.

    Đó là 1 tàu sân bay hạt nhân lớp Enterprise là Enterprise CVN 65; 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz: Nimitz CVN68, Eisenhower CVN69, Carl Vinson CVN70, Roosevelt CVN71, Lincoln CVN72, Washington CVN73, Stennis CVN73, Truman CVN75, Ronald Reagan CVN76, Bush CVN77.

    Tàu sân bay USS Enterprise CVN65

    USS Enterprise CVN65 là tàu thứ 8 sử dụng tên Enterprise trong lịch sử thế giới, và là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Enterprise khởi công ngày 4/2/1958, hạ thủy năm 1960, chính thức gia nhập hải quân Mỹ ngày 25/11/1961.


    Năm 1964, Enterprise đã có cuộc hành trình vòng quanh thế giới chưa từng có, không cần tiếp tế trong cả cuộc hành trình, tổng thời gian 64 ngày, cuộc hành trình dài tới trên 30.000 hải lý, đã phản ánh đầy đủ khả năng chạy liên tục cực lớn của động cơ hạt nhân. Từ năm 1979 đến tháng 3/1982 tàu Enterprise đã được tiếp tế nhiên liệu và cải tạo hiện đại hóa. Các kiến trúc kiểu đảo phía trên được bố trí lại, trang bị thêm tên lửa Sea Sparrow. Đến đầu thế kỷ 21 nó vẫn là lực lượng chủ yếu của hải quân Mỹ.


    USS Enterprise CVN65 là tàu thứ 8 sử dụng tên Enterprise trong lịch sử thế giới, và là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới.

    Lượng choán nước 85.600 tấn, dài 342 m; mạn tàu rộng 40 m, đường băng rộng tối đa 76 m. Thiết bị động cơ là 8 lò phản ứng a2w, 4 tua-bin hơi nước, 4 chân vịt, tổng công suất của máy chính là 280.000 mã lực, tốc độ 33 hải lý/giờ. Thay nhiên liệu 1 lần có thể chạy 200 – 500.000 hải lý. Thân tàu Enterprise cơ bản giống với tàu sân bay lớp Kitty Hawk, đường băng được thiết kế kiểu đóng kín, từ đáy tàu đến đường băng hình thành kết cấu hình hộp tổng thể, trên hai đoạn đường băng thẳng xiên lần lượt có 2 máy phóng hơi nước, trên đường băng góc nghiêng có 4 cáp chắn và 1 mạng chắn, thang máy có 3 chiếc ở mạn tàu phải, 1 chiếc ở mạn tàu trái.

    USS Enterprise từng tham gia quay hình cho bộ phim "The Hunt for Red October", và được Georges Bloom của Pháp viết vào cuốn sách "The rest life of Ocean". Trên đường băng của Enterprise đã từng xảy ra vụ rơi võ tan máy bay.

    Tàu sân bay Nimitz CVN68

    Tàu sân bay Nimitz là tàu sân bay hạt nhân thứ hai của Mỹ, là tàu đầu tiên lớp Nimitz lớn nhất thế giới. Tàu được đặt tên là CVN68. Tàu này do Công ty đóng tàu Newport News Shipbuilding (NNS) của Mỹ chế tạo. Tháng 6/1968 khởi công, tháng 5/1972 hạ thủy, tháng 5/1975 đưa vào sử dụng.


    Đầu tiên nó được biên chế cho hạm đội Đại Tây Dương, cảng chính là Norfolk ở bờ biển phía Đông. Từ tháng 6/1983 - 9/1984 được đưa vào đại tu tại nhà máy đóng tàu, tăng thêm và đổi mới một số thiết bị. Năm 1987 nó được điều sang Hạm đội Thái Bình Dương, cảng chính là Bremerton. Còn chỗ chống của nó ở Hạm đội Đại Tây Dương được tàu Roosevelt thay thế từ tháng 9/1986. Sau khi đại tu năm 1998, nó được chuyển đến San Diego.



    Tàu sân bay Nimitz là tàu sân bay hạt nhân thứ hai của Mỹ, là tàu đầu tiên lớp Nimitz lớn nhất thế giới.

    - Chiều dài: 332,9 m, chiều rộng: 40,8 m, đường băng rộng tối đa 76,8 m, mớn nước 11,3 m (CVN-71 là 11,8 m, từ CVN-72 trở đi là 11,9 m).
    - Thiết bị động cơ: động cơ hạt nhân với 2 lò phản ứng, 4 tuabin hơi nước, 4 động cơ diesel ứng phó với trường hợp khẩn cấp, công suất 4 chân vịt: 194 MW (260.000 mã lực), tốc độ: 30 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục: 800.000 - 1 triệu hải lý.
    - Vũ khí trang bị chính: 3 hệ thống tên lửa phòng không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx (CVN-68 và CVN-69 là 3), 3 hệ thống phóng ngư lôi 324 mm, khoảng 80 máy bay cánh cố định, 6 trực thăng.
    - Biên chế: 3.184 thủy thủ, 2.800 nhân viên hàng không.
    Tàu sân bay Eisenhower CVN69

    Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ hai của Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 34 của Mỹ, người lãnh đạo nước Mỹ đi qua Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Dwight Eisenhower. Tàu Eisenhower được khởi công chế tạo vào năm 1970, hạ thủy năm 1975, bắt đầu gia nhập hải quân Mỹ năm 1977. Tổng chi phí chế tạo là 2 tỷ USD. Lượng choán nước tối đa là 91.500 tấn, dài 332,9 m, rộng 40,8 m, đường băng có sườn dốc dài 332,9 m, rộng 76,8 m. Kho chứa máy bay dài 208 m, rộng 33 m, cao 8m.



    Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower CVN-69 là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ hai của Mỹ. Con tàu này mang tên vị Tổng thống thứ 34 của Mỹ.

    Tốc độ cất cánh của máy bay trên tàu USS Eisenhower rất cao, trên đường băng được bố trí 4 máy phóng hơi nước được sử dụng khi máy bay cất cánh. Tỷ lệ phóng là 1 máy bay/20 giây, 7 – 8 phút có thể cất cánh được 1 phi đội. Mỗi ngày có thể xuất kích trên 200 lượt máy bay, thực hiện nhiệm vụ tấn công tầm xa. Tàu Eisenhower sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, vì vậy có hiệu quả chiến đấu và sức răn đe lớn hơn so với tàu sân bay cỡ lớn chạy bằng động cơ thông thường.


    Nhiên liệu hạt nhân trên tàu có thể sử dụng liên tục trong 13 năm, tốc độ lớn nhất là 33 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục là 800 – 1300 hải lý, không cần thêm nhiên liệu có thể chạy vòng quanh thế giới với tốc độ 30 hải lý/giờ. Nhiên liệu dành cho máy bay là 10.000 tấn, có thể bảo đảm cho máy bay trên tàu hoạt động trong 16 ngày. Trên tàu còn có trang thiết bị tiếp tế cho tàu chạy, có thể nhận tiếp tế khi đang chạy với vận tốc 20 hải lý/giờ, lượng tiếp tế là 200 tấn/giờ.

    Tàu sân bay Carl Vinson CVN70

    Tàu sân bay USS Carl Vinson của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nghị sĩ Quốc hội Mỹ vào năm 1980, có số hiệu CVN70, thuộc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, là tàu thứ ba của tàu sân bay lớp Nimitz của hải quân Mỹ, dài hơn 330 m, lượng choán nước tối đa hơn 90.000 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ, đưa vào biên chế ngày 13/3/1982. Từ tháng 3/1983 đến năm 1998, tàu sân bay USS Carl Vinson đã 8 lần đến Tây Thái Bình Dương tham gia các hoạt động quân sự. Tháng 7/1999, tàu sân bay USS Carl Vinson quay trở lại quân cảng đại tu 11 tháng. Hải quân Mỹ đã chi 220 triệu USD để cải tạo trang bị của con tàu này.


    Tàu sân bay USS Carl Vinson của hải quân Mỹ được đặt theo tên của một nghị sĩ Quốc hội Mỹ vào năm 1980.

    - Biên chế: 3.105 thủy thủ, 2885 nhân viên hàng không, 72 lính thủy đánh bộ.
    - Lượng choán nước: chuẩn 81.600 tấn, tối đa 91.487 tấn.
    - Thân tàu: dài 332,2 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,1 m. Mớn nước: 11,3 m.
    - Tốc độ tối đa: 30 hải lý/giờ. Chi phí (năm 1980): khoảng 3,9 tỷ USD.

    Tàu sân bay Roosevelt CVN71

    Tàu sân bay Theodore Roosevelt là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ tư của Mỹ, được khởi công chế tạo từ năm 1981, chính thức hạ thủy năm 1984. Theodore Roosevelt là vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ (nhiệm kỳ 1901-1909), bản thân ông là một người hâm mộ (fan) của Hải quân. Ông chủ trương Mỹ cần có một lực lượng hải quân lớn mạnh, do đó trong nhiệm kỳ của ông, Mỹ đã hoàn thành Hạm đội Trắng (Great White Fleet, tên này xuất phát từ các vỏ tàu chiến của hạm đội khi đó đều sơn màu trắng).
    Tàu Roosevelt mặc dù được chế tạo trên nền tảng tàu sân bay lớp Nimitz, nhưng 6 chiếc lớp Nimitz sau đó (kể từ Roosevelt CVN71 trở đi) đã có thay đổi rất lớn về yêu cầu tính năng, vì vậy có người thường gọi 6 chiếc tàu mới này là “tàu sân bay hạt nhân lớp Roosevelt”, nhưng đây hoàn toàn không phải là cách phân lớp chính thức của Mỹ.


    Tàu sân bay Theodore Roosevelt là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ tư của Mỹ. Theodore Roosevelt là vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ.

    Cũng giống như Theodore Roosevelt, vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, người ra sức mở rộng lãnh thổ, tàu sân bay Roosevelt rất giàu "tính tấn công". Ngày 12/1/1991, tàu Roosevelt bôn ba đường xa, đến Biển Đỏ (Hồng Hải). Trong chiến tranh vùng Vịnh, máy bay trên tàu này tới tấp cất/hạ cánh, mang theo các loại tên lửa và bom dẫn đường laser tiến hành bắn phá điên cuồng Iraq. Hạ tuần tháng 3/1999, tàu Roosevelt dẫn đầu đội quân trên 50 tàu chiến đã ồn ào tới vịnh hẹp Adriatic.

    Sáng sớm ngày 25/3, máy bay gây nhiễu điện tử EA-6B của tàu Roosevelt cùng với máy bay trinh sát điện tử ES-3A cất cánh từ căn cứ Italia, đã tiến hành “tiêu diệt mềm” đối với hệ thống chỉ huy thông tin của Nam Tư. Sau đó, 13 tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm hạt nhân thuộc hạm đội tàu Roosevelt đã sử dụng hàng trăm quả tên lửa hành trình Tomahawk, gây ra cuộc chiến “Ax” lớn nhất trong lịch sử. Sau 2 tuần, ngày 7/4, 24 chiếc Hornet cất cánh từ tàu Roosevelt lại điên cuồng bổ nhào xuống Nam Tư, liên tục rải bom chùm (bị luật pháp quốc tế cấm) vào các mục tiêu dân sự của Nam Tư, gây ra thương vong lớn cho dân thường Nam Tư.

    Tàu sân bay Lincoln CVN72

    Tàu Lincoln được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ, người lãnh đạo nước Mỹ trải qua cuộc nội chiến nam bắc, đó là Abraham Lincoln. Đây là tàu lớp Nimitz thứ 5, và là tàu thứ hai sử dụng tên gọi này của hải quân Mỹ. Chiếc tàu Lincoln đầu tiên là tàu ngầm hạt nhân lớp Washington mang tên USS Abraham Lincoln SSBN-602 hạ thủy năm 1960. Tháng 28/5/1991, tàu Lincoln chạy hướng Ấn Độ Dương, tham gia chiến tranh vùng Vịnh và đã hiện diện ở biển Ả Rập khoảng 3 tháng.


    Tàu Lincoln được đặt theo tên của vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ.

    Ngày 15/6/1993, tàu Lincoln rời khỏi cảng Alameda, đến thăm Hồng Kông, và sau đó đến Biển Ả Rập, thực hiện nhiệm vụ cấm bay đối với khu vực phía nam Iraq.

    Ngày 8/10/1993, tàu Lincoln chạy hướng Somalia, châu Phi, hỗ trợ các hành động liên quan của Liên Hợp Quốc. Trong khoảng 4 tuần, máy bay trên tàu Lincoln đã không ngừng tuần tra trên bầu trời thủ đô Mogadishu của Somali và các khu vực lân cận, chi viện cho các lực lượng hành động trên mặt đất.

    Tàu sân bay Washington CVN73

    Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington CVN-73 thường được gọi tắt là tàu Washington, là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Nimitz thứ 6 của Mỹ. Hạ thủy năm 1990, tàu sân bay Washington là tàu chiến thứ 2 mang tên người sáng lập nước Mỹ George Washington, đồng thời cũng là một trong những loại vũ khí có uy lực lớn nhất toàn cầu hiện nay. Tàu Washington được biên chế vào Hạm đội 7 năm 2008, để thay thế cho tàu USS Kitty Hawk ngừng hoạt động. Tàu Washington là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên đóng tại Nhật Bản, với cảng chính là Yokosuka ở tỉnh Kanagawa.




    Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington CVN-73 thường được gọi tắt là tàu Washington, mang tên người sáng lập nước Mỹ George Washington.

    - Biên chế: 3.500 thủy thủ, 2.500 nhân viên hàng không, 72 lính thủy đánh bộ.
    - Lượng choán nước: chuẩn 73.973 tấn, tối đa 102.000 tấn.
    - Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
    - Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng tên lửa hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
    - Máy bay: 10 – 14 chiếc máy bay chiến đấu F-14 Tomcat, 36 chiếc máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S -3B Viking, máy bay trinh sát điện tử ES-3A, máy bay trực thăng chống tàu ngầm SH-60F/HH-60H, 4 hệ thống phóng máy bay.
    - Xăng dầu mang theo: 9.000 tấn.
    - Thiết bị động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
    - Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.

    Tàu sân bay Stennis CVN74

    Tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74 hoặc gọi tắt là tàu sân bay Stennis, là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ 7 của Mỹ, hạ thủy năm 1993, biên chế chính thức ngày 9/12/1995, cảng chính là Bremerton ở Washington, hạm đội tàu sân bay Stennis là một trong những đơn vị vũ lực chủ lực của hải quân Mỹ ở nước ngoài.

    Tàu sân bay USS John C. Stennis và liên đội máy bay số 9 của nó (CVW-9) có nhiệm vụ chính là có đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu liên tục trong các hành động quân sự toàn cầu. CVW-9 bao gồm 8 – 9 phi đội máy bay chiến đấu, sử dụng các loại máy bay như máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay chống tàu ngầm S-3B Viking, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye và máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. CVW-9 có khả năng phá hủy các loại vũ khí như máy bay tác chiến, tàu chiến, tàu ngầm và mục tiêu mặt đất của đối phương, hoặc tiến hành nhiệm vụ thả mìn trên không từ xa. Vì vậy, nó thường được coi là lực lượng tấn công chủ yếu, chi viện cho chiến đấu mặt đất, bảo vệ an toàn cho hạm đội tàu sân bay và các chiến hữu khác, đồng thời còn có thể hoàn thành nhiệm vụ phong tỏa trên biển và trên đất liền.




    Tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74 hoặc gọi tắt là tàu sân bay Stennis.

    Khi làm nhiệm vụ thường trực, tàu sân bay Stennis thường đóng vai trò trung tâm của hạm đội tàu sân bay, hoặc thậm chí được sử dụng như là tàu chỉ huy, trong chiến đấu thường còn có 4 – 6 các loại tàu chiến khác hỗ trợ. Hai lò phản ứng hạt nhân giúp Stennis có khả năng chạy liên tục hầu như không hạn chế, tốc độ cao nhất đạt 35 hải lý/giờ. 4 máy phóng hơi nước và 4 cáp chắn trên tàu có thể đảm bảo cho máy bay cất/hạ cánh liên tục, còn đường băng xiên và diện tích đủ lớn có thể đồng thời tiến hành nhiệm vụ cất/hạ cánh của máy bay chiến đấu, nâng cao lớn hiệu suất tác chiến. Tuy bản thân sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân là động lực, nhưng tàu Stennis vẫn mang theo khoảng 3 triệu gallon dầu nhiên liệu, chủ yếu là cung cấp cho máy bay và tàu hộ tống sử dụng.

    Ngoài ra, nó còn cất trữ lượng lớn vũ khí đạn dược để đáp ứng nhu cầu phục vụ chiến đấu ở nước ngoài trong thời gian dài. Tàu Stennis có khả năng tự sửa chữa rất mạnh, trên tàu được phối thuộc một bộ phận duy tu để sửa chữa những máy bay bị hư hỏng giữa đường, một bộ phận sữa chữa trang bị vi điện tử và một vài bộ phận sửa chữa tàu chiến.

    Về phương diện khả năng tự vệ, tàu Stennis ngoài việc dựa vào sự bảo vệ của liên đội máy bay số 9 và các tàu hộ tống khác, bản thân tàu này cũng được bố trí tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Sparrow RIM-7 của NATO, hệ thống phòng thủ gần chống tên lửa Phalanx CIWS và hệ thống tác chiến điện tử SLQ-32.

    Tàu sân bay Truman CVN75

    Tàu sân bay USS Harry S. Truman CVN-75 là tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Nimitz thứ 8 của Mỹ, khởi công năm 1993, hạ thủy năm 1996, là một trong những siêu tàu chiến mới nhất thế giới. Tàu Truman đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ Harry Truman. Tàu này được biên chế cho Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ vào tháng 7/1998.


    Tàu sân bay USS Harry S. Truman CVN-75 đặt theo tên vị Tổng thống thứ 33 của nước Mỹ Harry Truman.

    - Biên chế: 3.500 thủy thủ, 2500 nhân viên hàng không, 72 lính thủy đánh bộ.
    - Lượng choán nước: chuẩn 73.973 tấn, tối đa 105.500 tấn.
    - Thân tàu: dài 332,8 m, rộng 40,8 m. Đường băng: dài 335,6 m, rộng 77,4 m. Mớn nước: 11,9 m.
    - Vũ khí trang bị: 3 thiết bị phóng tên lửa hạm đối không Sea Sparrow, 4 hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx, radar tìm kiếm đối không SPS-49.
    - Máy bay: Máy bay chiến đấu/tấn công F/A-18 Hornet, máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler, máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, máy bay chống tàu ngầm S-3 Pirate, 4 máy phóng máy bay.
    - Nhiên liệu cung cấp cho máy bay: 9000 tấn.
    - Thiết bị động cơ: 2 lò phản ứng hạt nhân A4W, 4 tuabin hơi nước.
    - Công suất động cơ: 209.000 KW. Tốc độ tối đa: 35 hải lý/giờ.

    Tàu sân bay Ronald Reagan CVN76

    Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 là tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz thứ 9 của Mỹ, cũng là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ sau khi bước vào thế kỷ 21. Con tàu này được hoàn thành hạ thủy năm 2001, được đặt theo tên vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan, cảng chính của tàu Reagan là San Diego, California, hiện nay phục vụ cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân Mỹ.



    Tàu sân bay USS Ronald Reagan CVN-76 được đặt theo tên vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan.

    - NATO code: biệt danh Reagan.
    - Tàu cùng cấp: cvn68, cvn69, cvn70, cvn71, cvn72, cvn73, cvn74, cvn75, cvn76.
    - Hệ thống vũ khí: 3 máy phóng tên lửa Mk29 Sea Sparrow, 4 pháo MK15, 1 phi đội F-14 Panda, 3 phi đội F/A-18 Hornet, 4 chiếc EA-6B Prowler, 4 chiếc E-2C Hawkeye, 6 chiếc S-3 Viking, 2 chiếc E3B Shadow, 8 chiếc SH-60F Seahawk, hệ thống điện tử SH-3F Neptune SPS49 (V) 5, SPS48E (V) 3D đối không, SPS 67V đối biển, SPS64 (V) 9 dẫn đường, SQS 23 sonar.
    - Chiều dài: 332,8 m.Chiều rộng: 40,8 m.Mớn nước: 11,9 m.
    - Lượng choán nước: chuẩn 73.973 tấn; tối đa: 105.500 tấn.Tốc độ tối đa: 32 hải lý/giờ.
    - Công suất máy chính: 205.800 KW. Biên chế: 6.093 người. Số lượng máy bay: 80 chiếc.

    Tàu sân bay Bush CVN76

    Tàu sân bay hạt nhân George H.W.Bush gọi tắt là tàu sân bay Bush. CVN-77 là sự tiếp nối cải tiến của CVN-76, đường băng không thay đổi lớn như ý tưởng ban đầu, làm nền cho thiết kế cải tiến CVN-78. Đây là con tàu lớp Nimitz cuối cùng của Mỹ. Theo tiết lộ của nguồn tin cấp cao hải quân Mỹ, CVN-77 là tàu thử nghiệm CVX của thế hệ tàu sân bay mới, một số công nghệ sẽ dùng thử trên CVN-77, sau khi hoàn thiện sẽ dùng để chế tạo tàu CVX.

    Ngày 9/12/2002, chiếc tàu sân bay này chính thức được đặt tên là Bush. Tàu dài 332 m, từ đường mớn nước của thân tàu trở lên cao khoảng tòa nhà 20 tầng, có thể chở gần 6.000 thủy thủ và thủy quân lục chiến. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, lượng choán nước tối đa trên 100.000 tấn, có thể mang theo tối đa 100 máy bay, chi phí chế tạo 6,2 tỷ USD.


    Tàu sân bay hạt nhân George H.W.Bush gọi tắt là tàu sân bay Bush.

    Tàu sân bay Bush từ khi chế tạo đến nay đã được 8 năm, khởi công từ năm 2003, làm lễ đặt tên năm 2006. Sau khi hoàn thành thử nghiệm trên biển, ngày 10/1/2009 làm lễ biên chế tại căn cứ hải quân Norfolk, bắt đầu phục vụ chính thức cho hải quân Mỹ.

    Tàu Bush là tàu tiên tiến nhất trong những tàu sân bay lớp Nimitz. So với tàu sân bay Ronald Reagan CVN 76, tàu sân bay Bush đã được cải tiến mang tính thực chất và đã áp dụng nhiều công nghệ mới. Chẳng hạn, đã sử dụng hệ thống vệ sinh chân không trên biển mới, hệ thống phân phối nhiên liệu mới (cho máy bay), còn có một lượng lớn hệ thống điều khiển và vật liệu đường ống mới. Những cải tiến này sẽ làm giảm chi phí cho tuổi thọ tàu sân bay.


    Tàu sân bay lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới hiện nay, cũng là tàu sân bay tiên tiến nhất, đặc biệt là tàu George Bush. Do chế tạo muộn, nó đã sử dụng công nghệ tiên tiến hơn, mức độ hiện đại hóa cao hơn. Về động cơ, hai lò phản ứng hạt nhân trên tàu có thể cung cấp cho tàu chiến hoạt động 20 năm mà không cần thêm nhiên liệu.

    Về mặt phòng thủ tự vệ, dù cho phòng thủ dưới nước, phòng thủ đối với tên lửa chống hạm, nó đều được coi trọng hơn, bao gồm hai mạn tàu, đáy tàu, kho chứa máy bay, đường băng đều có kết cấu 2 tầng, trong tàu có hàng chục vách ngăn kín nước dày, bộ phận dưới nước được tăng dày cho sàn tàu, khoang chống ngư lôi nhiều tầng.

    Về phương diện khả năng tấn công, nó có thể mang nhiều nhất là gần 100 máy bay và có nhiều hệ thống phóng tên lửa đối không và pháo phòng thủ gần.

    Do trong tương lai Mỹ sẽ thực hiện phương án thiết kế tàu sân bay hoàn toàn mới, cho nên là tàu sân bay cuối cùng thiết kế theo kiểu cũ, tàu George Bush đã thể hiện được nhiều công nghệ mới nhất hơn, ví dụ nó sở hữu radar và thiết bị dẫn đường tiên tiến hơn, dây cáp và ăng-ten đều được lắp đặt ở bên trong, từ đó làm nổi bật hơn khả năng tàng hình; mức độ quản lý tự động hóa của nó cao hơn, thức ăn vận chuyển 1 lần trên tàu có thể cung cấp cho 6000 binh sĩ cả tàu sử dụng trong vòng 90 ngày.

    Tàu sân bay lớp Nimitz đầu tiên là Nimitz CVN-68 được biên chế năm 1975, tàu sân bay thứ 9 là Ronald Reagan CVN-76 được đưa vào sử dụng năm 2003, tàu sân bay tiếp theo là Gerald Ford CVN-78 sẽ được chế tạo theo phương án mới “tàu sân bay thế kỷ 21”. Tàu sân bay lớp Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới, lượng choán nước vượt 100.000 tấn, dài 330 m, tốc độ trên 30 hải lý/giờ, mang theo tối đa gần 100 máy bay, trong điều kiện bình thường mang theo 60-70 máy bay và trực thăng.


    Đức Trọng
    (Theo Bee )
    Sống trên đời

    Similar Threads
Working...
X
Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom