• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà

    Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà




    Một buổi hội thảo tưởng nhớ 134 năm ngày sinh, 50 năm ngày mất của văn nhân, nhà soạn tuồng tài ba, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị do Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 7-10. Đặc biệt, tại Hội thảo có sự hiện diện của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, người con gái Út của danh nhân văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị.


    Vương tôn, nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị sinh ngày 9-3-1877 và mất ngày 4-4-1961, là con trai của Tiểu Thảo Hường Thiết, người có hàm Hiệp tá Đại Học sĩ, có nhiều sáng tác giá trị như: Tứ Tự Ca (Viết về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng; Liên Hiệp Nghiêm Thị Tập (chữ Hán); Về một bản đồ nước Việt (về đời Hồng Bàng đến 1900)...

    Nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng là cháu nội của thi sĩ, Hoàng tử Tuy Lý Vương Miên Trinh, con vua Minh Mạng, người từng được vinh danh trong hai câu thơ “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Con gái út của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị là nhà thơ, Công nương Tôn Nữ Hỷ Khương, người từng được GS Vũ Khiêu tặng hai câu thơ


    Ngự Lĩnh Hương Giang đồng báo Hỷ
    Ngọc Đường Kim Mã xuất giai Khương”.

    Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị là tác giả của hai câu thơ nổi tiếng, nay đã thành câu ca dao truyền miệng mỗi khi nói về xứ Huế:

    Chiều chiều trước bến Văn Lâu
    Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
    Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
    Thuyền ai thấp thoáng bên sông
    Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...".

    Không chỉ là tác giả của hàng nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Việt, cùng những câu thơ rất đẹp về Huế, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn là nhà soạn tuồng tài ba. Tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất của ông là “Lộ địch”, vở tuồng phóng tác từ vở “Le Cid” của nhà văn Pháp P.Corneille, nói về kết cục ngang trái giữa hai người yêu nhau bị chia cách bởi hận thù giữa hai gia đình, khi cha của cô gái chết dưới lưỡi gươm của chàng trai, nhưng với cách chọn kết cục khác hoàn toàn với nguyên tác, phù hợp với tư tưởng Á Đông. Vở “Lộ địch” được coi là mẫu mực của việc chuyển biên một tác phẩm sân khấu châu Âu sang sân khấu truyền thống Việt Nam. Tuồng “Lộ địch” được trình diễn lần đầu tiên tại rạp Xuân Kinh Đài (Huế) năm 1928, đến nay đã qua hàng nghìn lần trình diễn. Năm 2002, vở diễn được trình diễn tại Munich (Đức) với sự hỗ trợ của GS. TS Thái Kim Lan.

    Nói về tuồng Lộ Địch, GS Trần Văn Khê cho biết, ông đã xem vở tuồng này rất nhiều lần, và lần nào cũng xúc động. Thậm chí khi xem các nghệ sĩ Nhà hát tuồng trình diễn một trích đoạn của “Lộ Địch”, ông đã không cầm được nước mắt. GS bày tỏ: “Từ những câu văn biền ngẫu, lời văn đẹp đẽ, khiến cho người xem cảm phục người viết nên những lời này. Tôi thấy mình may mắn khi may mắn được xem một vở tuồng đạt tới tầm cao này. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị dường như còn sống mãi qua vở tuồng “Lộ Địch”.

    Còn đạo diễn, NSƯT Lê Chức nhận xét: “Từ một tác phẩm kịch kinh điển của châu Âu, Hoàng thân Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã “soạn” một bữa tiệc tinh thần bằng văn học và một sự biến hoá hợp lý cho “thực khách” sân khấu Việt Nam. Cụ đã minh chứng một chân lý của văn hoá nhân loại là “không biên giới” khi tác phẩm bất kỳ của bất cứ quốc gia nào mà vẫn đặt ra và đi tới những vấn đề cốt lõi của bản tính nhân văn cao cả...”

    GS Hoàng Chương, người chủ trì cuộc hội thảo cho rằng, trong lịch sử sân khấu dân tộc, hiếm có những “ông quan tuồng” như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, hay Đào Tấn. Chính nhờ những ông quan nghệ sĩ có tấm lòng yêu dân yêu nước mà nghệ thuật truyền thống của cha ông ta mới được bảo tồn và phát huy cho tới nay. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết tuồng không chỉ để diễn, mà quan trọng hơn, để đem đến cho người xem một thông điệp lớn hơn về tư tưởng, đẹp hơn về thẩm mỹ và sâu hơn về tính nhân văn.


    TUYẾT LOAN



    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Hồi ức của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương về Cha



    Cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi diễn ra tại nhà riêng của bà, nơi thi hữu, bạn bè thường nhắc đến với cái tên “Thùy Khương trang” (ghép tên hai vợ chồng bà), nằm khuất trong một con hẻm nhỏ, khá yên tĩnh trên đường Lê Văn Sỹ, quận 3, TP.HCM.

    Có lẽ nên gọi phòng khách của gia chủ là phòng thơ. Bởi thơ nhiều vô kể. Thơ treo kín trên tường, thơ in trên lịch, thơ phun lên đĩa, thơ khắc lên đá, thơ tập đặt trên bàn. Chưa hết. Những lúc cao hứng, gia chủ còn cất giọng ngâm nga những bài thơ của thân phụ là nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, của thi hữu và của mình.

    Trong suốt cuộc trò chuyện, nhà thơ nhắc nhiều đến cảnh cũ người xưa, bắt đầu từ dòng hồi ức về những ngày cuối đời của người cha quá cố:
    ... Năm 1961, cha tôi bệnh nặng. Tôi vào Sài Gòn, gấp rút in cho cha tôi một tập thơ Đời Thúc Giạ để người kịp nhìn thấy trước lúc nhắm mắt. Tiếc là nhà xuất bản in không kịp, một phần vì kỹ thuật in ấn hồi đó chưa được hiện đại như bây giờ. Sau khi người qua đời, tôi quay lại Sài Gòn làm việc tại dược phòng của một người bà con là dược sư Phạm Doãn Điềm (chị ruột bác sĩ Phạm Ngọc Thạch – bộ trưởng y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – PV), đồng thời hoàn tất việc xuất bản tập thơ cho cha tôi.

    * Xuất thân “lá ngọc cành vàng”, không hiểu quận chúa Tôn Nữ Hỷ Khương đã xoay xở với công việc ở dược phòng như thế nào?

    [COLOR=#333333]- Công việc ở dược phòng thực ra cũng chẳng có gì nặng nhọc. Nhiệm vụ chủ yếu của tôi là làm thủ quỹ. Mang trong mình dòng máu hoàng tộc nhưng từ thuở bé, tôi đã quen với sinh hoạt đạm bạc.

    Cha tôi làm quan, phẩm hàm Lễ bộ Thượng thư trí sự nhưng xem chốn quan trường chỉ là :
    “Hàng ghế dịch lên năm bảy tấc
    Thẻ bài thêm lớn một vài ly”.

    Cả đời sống thanh liêm nên khi cởi áo triều phục, trả lại thẻ bài lui về vui thú điền viên thì ông chẳng có gì thêm ngoài ngôi nhà ở thôn Vĩ Dạ. Cùng lứa với ông, nhiều người lúc về hưu thì có “ruộng thẳng cánh cò bay, phố xá từng dãy”. Những năm đói, chúng tôi cũng ăn cơm độn khoai, độn mì như nhiều gia đình nghèo khó khác.



    Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương và phụ thân trước cửa ngõ “Chu Hương Viên” năm 1958 (ảnh do nhân vật cung cấp)

    (Căn nhà của cha bà nằm ở thôn Tây Thượng, bên bờ sông Hương. Từ ngoài đường đi vào thấy trên cổng có ba chữ “Chu Hương Viên” và câu đối hai bên: “Khoái mã trường chu đông tây đắc lộ/ Hầu môn cự thất tả hữu vi lân”)

    Sau này, cha tôi có vịnh một bài thơ để cảm ơn ngôi nhà. Thơ rằng:

    “Đã mười mấy năm trời về hưu ở với ngươi

    Nhờ ngươi chỗ thờ tự, nhờ ngươi chỗ nghỉ ngơi

    Nhờ ngươi mới mạnh khỏe, nhờ ngươi mới thảnh thơi


    Vợ đau nằm có chỗ, con ngồi học có nơi

    Khi láng giềng qua lại, khi bạn hữu tới lui

    Khi câu thơ chải chuốt, khi chén rượu đầy vơi

    Tiếng chim reo trước ngõ, cụm hoa nở ngoài cươi

    Yến Tạ hưu Tần sau nỏ biết

    Cảm ơn ngươi phải vịnh đôi lời”.

    * Được biết, ngôi nhà đó cũng chính là nơi lui tới thường xuyên của các thi sĩ trong Hương Bình Thi Xã mà phụ thân của bà là chủ soái. Số phận của địa chỉ văn hóa ấy bây giờ ra sao?

    - Ngôi nhà đó vẫn còn, nhưng đã xuống cấp lắm. Năm 1985, tôi về thăm nhà, đưa bát nhang cha tôi lên chùa. Dịp đó, Mặt trận Tổ quốc TP. Huế mời tôi nói chuyện về ông cụ. Họ hứa sẽ có tiếng nói để bảo tồn địa chỉ văn hóa đó. Năm 1997, Hội Văn học Nghệ thuật và Hội Khoa học Thừa Thiên – Huế tổ chức kỷ niệm 120 năm ngày sinh của cha tôi trên sông Hương cũng có mời tôi về. Lãnh đạo TP. Huế hứa thêm một lần nữa rằng sẽ đưa ngôi nhà vào danh sách di tích văn hóa của Huế.

    Sau đó, tôi còn có dịp gặp gỡ ông Nguyễn Văn Mễ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Huế tại nhà bà Điềm Phùng Thị. Ông Mễ nói “tôi rất thương, rất kính trọng cụ Thúc Giạ. Chị Hỷ Khương cứ yên tâm, trước sau chúng tôi cũng lấy cái nhà để làm nhà lưu niệm cho cụ”. Nghe vậy, tôi mừng lắm. Tôi về bàn với vợ chồng chị tôi, anh tôi thảo cái đơn xin hiến ngôi nhà cho nhà nước. Nhà nước muốn sử dụng vào mục đích gì cũng được, miễn là liên quan đến văn hóa. Đơn đã tới nơi từ lâu mà tôi chờ hoài không thấy hồi âm.


    Đến giờ, hàng chục gia đình đã vào dựng nhà, sống trong khu vườn của gia đình tôi. Anh thấy không, sở dĩ bức hoành phi (hướng về phía bàn thờ gia tiên) bị nám khói là do người ta đun nấu trong nhà mình. Nhiều người khuyên nên sơn lại nhưng tôi không muốn. Nó là vật chứng cho một giai đoạn nhiều biến động. Mà thôi, chuyện đời như áng mây bay, càng nhắc càng buồn. Ngay cả thôn Vĩ Dạ cũng không giữ được, huống chi ngôi nhà của mình chỉ là một phần rất nhỏ trong quần thể thôn Vĩ.

    * Thân phụ của bà là một danh nhân văn hóa ở Huế. Nối gót cha mình theo nghiệp thi phú nhưng xem ra cụ Thúc Giạ là một cái bóng quá lớn?

    - Cha tôi là một cái bóng lớn đối với nhiều người, nhiều thế hệ, chứ đâu riêng gì mình. Được nép dưới bóng cụ là phước báu. Khi đang học năm thứ tư Trường Đồng Khánh, tôi bị bệnh nặng. Bác sĩ nói tôi không đủ sức khỏe để tiếp tục đến trường. Trong cái rủi lại có cái may. Nhờ vậy mà tôi lại có dịp gần gũi cha mình nhiều hơn. Những dịp thi hữu ghé chơi, cha tôi lại kêu tôi ngâm thơ của cha cho mọi người cùng nghe.
    Với tôi, cha vừa là cha, vừa là thầy, vừa là tri kỷ :

    Cha con ta là đôi tri kỷ
    Chung bóng chung hình giữa nước non
    (Thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị)

    Nữ thi sĩ Mộng Tuyết nói rằng Hỷ Khương có phước khi được cha mình xem như tri kỷ. Cũng nhờ gần gũi ông cụ mà tôi giữ lại được hết di cảo của người. Tập Lộc Minh Đình Thi Thảo bằng chữ Hán của ông cụ cũng vừa xuất bản ở Mỹ.

    * Liệu rằng còn điều gì bà mong ước mà Trời Phật chưa cho?

    - Trời Phật cho đến đâu mình biết tới đó.

    Biết đủ dầu không chi cũng đủ
    Nên lui đã có dịp thời lui
    (Thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị )

    * Đến giờ, liệu còn điều gì khiến bà day dứt?

    - Về phần mình thì kể như xong, chẳng còn gì phải tiếc nuối. Tuy nhiên, điều khiến tôi buồn là tập Ưng Bình Thúc Giạ Thị toàn tập (Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2008 – PV) của ông cụ không được trọn vẹn, thiếu một bài trong di cảo chưa từng công bố. Nếu có điều kiện, tôi sẽ in lại tập thơ này.


    [url="http://banmaihong.wordpress.com/2011/06/02/nha-th%C6%A1-ton-n%E1%BB%AF-h%E1%BB%B7-kh%C6%B0%C6%A1ng-con-g%E1%BA%B7p-nhau-thi-hay-c%E1%BB%A9-vui/"]Không tìm thấy trang này | Banmaihong's Blog


    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-10-2011, 08:11 PM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    X
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom