Danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị và những cống hiến cho văn hoá nước nhà
Một buổi hội thảo tưởng nhớ 134 năm ngày sinh, 50 năm ngày mất của văn nhân, nhà soạn tuồng tài ba, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị do Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 7-10. Đặc biệt, tại Hội thảo có sự hiện diện của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, người con gái Út của danh nhân văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
Vương tôn, nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị sinh ngày 9-3-1877 và mất ngày 4-4-1961, là con trai của Tiểu Thảo Hường Thiết, người có hàm Hiệp tá Đại Học sĩ, có nhiều sáng tác giá trị như: Tứ Tự Ca (Viết về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng; Liên Hiệp Nghiêm Thị Tập (chữ Hán); Về một bản đồ nước Việt (về đời Hồng Bàng đến 1900)...
Nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng là cháu nội của thi sĩ, Hoàng tử Tuy Lý Vương Miên Trinh, con vua Minh Mạng, người từng được vinh danh trong hai câu thơ “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Con gái út của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị là nhà thơ, Công nương Tôn Nữ Hỷ Khương, người từng được GS Vũ Khiêu tặng hai câu thơ
Ngự Lĩnh Hương Giang đồng báo Hỷ
Ngọc Đường Kim Mã xuất giai Khương”.
Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị là tác giả của hai câu thơ nổi tiếng, nay đã thành câu ca dao truyền miệng mỗi khi nói về xứ Huế:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...".
Không chỉ là tác giả của hàng nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Việt, cùng những câu thơ rất đẹp về Huế, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn là nhà soạn tuồng tài ba. Tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất của ông là “Lộ địch”, vở tuồng phóng tác từ vở “Le Cid” của nhà văn Pháp P.Corneille, nói về kết cục ngang trái giữa hai người yêu nhau bị chia cách bởi hận thù giữa hai gia đình, khi cha của cô gái chết dưới lưỡi gươm của chàng trai, nhưng với cách chọn kết cục khác hoàn toàn với nguyên tác, phù hợp với tư tưởng Á Đông. Vở “Lộ địch” được coi là mẫu mực của việc chuyển biên một tác phẩm sân khấu châu Âu sang sân khấu truyền thống Việt Nam. Tuồng “Lộ địch” được trình diễn lần đầu tiên tại rạp Xuân Kinh Đài (Huế) năm 1928, đến nay đã qua hàng nghìn lần trình diễn. Năm 2002, vở diễn được trình diễn tại Munich (Đức) với sự hỗ trợ của GS. TS Thái Kim Lan.
Nói về tuồng Lộ Địch, GS Trần Văn Khê cho biết, ông đã xem vở tuồng này rất nhiều lần, và lần nào cũng xúc động. Thậm chí khi xem các nghệ sĩ Nhà hát tuồng trình diễn một trích đoạn của “Lộ Địch”, ông đã không cầm được nước mắt. GS bày tỏ: “Từ những câu văn biền ngẫu, lời văn đẹp đẽ, khiến cho người xem cảm phục người viết nên những lời này. Tôi thấy mình may mắn khi may mắn được xem một vở tuồng đạt tới tầm cao này. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị dường như còn sống mãi qua vở tuồng “Lộ Địch”.
Còn đạo diễn, NSƯT Lê Chức nhận xét: “Từ một tác phẩm kịch kinh điển của châu Âu, Hoàng thân Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã “soạn” một bữa tiệc tinh thần bằng văn học và một sự biến hoá hợp lý cho “thực khách” sân khấu Việt Nam. Cụ đã minh chứng một chân lý của văn hoá nhân loại là “không biên giới” khi tác phẩm bất kỳ của bất cứ quốc gia nào mà vẫn đặt ra và đi tới những vấn đề cốt lõi của bản tính nhân văn cao cả...”
GS Hoàng Chương, người chủ trì cuộc hội thảo cho rằng, trong lịch sử sân khấu dân tộc, hiếm có những “ông quan tuồng” như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, hay Đào Tấn. Chính nhờ những ông quan nghệ sĩ có tấm lòng yêu dân yêu nước mà nghệ thuật truyền thống của cha ông ta mới được bảo tồn và phát huy cho tới nay. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết tuồng không chỉ để diễn, mà quan trọng hơn, để đem đến cho người xem một thông điệp lớn hơn về tư tưởng, đẹp hơn về thẩm mỹ và sâu hơn về tính nhân văn.
TUYẾT LOAN
Một buổi hội thảo tưởng nhớ 134 năm ngày sinh, 50 năm ngày mất của văn nhân, nhà soạn tuồng tài ba, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị do Trung tâm Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Việt Nam tổ chức vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 7-10. Đặc biệt, tại Hội thảo có sự hiện diện của nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, người con gái Út của danh nhân văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị.
Vương tôn, nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị sinh ngày 9-3-1877 và mất ngày 4-4-1961, là con trai của Tiểu Thảo Hường Thiết, người có hàm Hiệp tá Đại Học sĩ, có nhiều sáng tác giá trị như: Tứ Tự Ca (Viết về lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng; Liên Hiệp Nghiêm Thị Tập (chữ Hán); Về một bản đồ nước Việt (về đời Hồng Bàng đến 1900)...
Nhà văn hoá Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng là cháu nội của thi sĩ, Hoàng tử Tuy Lý Vương Miên Trinh, con vua Minh Mạng, người từng được vinh danh trong hai câu thơ “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán, Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường”. Con gái út của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị là nhà thơ, Công nương Tôn Nữ Hỷ Khương, người từng được GS Vũ Khiêu tặng hai câu thơ
Ngự Lĩnh Hương Giang đồng báo Hỷ
Ngọc Đường Kim Mã xuất giai Khương”.
Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị là tác giả của hai câu thơ nổi tiếng, nay đã thành câu ca dao truyền miệng mỗi khi nói về xứ Huế:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu
Ai ngồi ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông
Ðưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non...".
Không chỉ là tác giả của hàng nghìn bài thơ chữ Hán và chữ Việt, cùng những câu thơ rất đẹp về Huế, Vương tôn Ưng Bình Thúc Giạ Thị còn là nhà soạn tuồng tài ba. Tác phẩm được nhắc đến nhiều nhất của ông là “Lộ địch”, vở tuồng phóng tác từ vở “Le Cid” của nhà văn Pháp P.Corneille, nói về kết cục ngang trái giữa hai người yêu nhau bị chia cách bởi hận thù giữa hai gia đình, khi cha của cô gái chết dưới lưỡi gươm của chàng trai, nhưng với cách chọn kết cục khác hoàn toàn với nguyên tác, phù hợp với tư tưởng Á Đông. Vở “Lộ địch” được coi là mẫu mực của việc chuyển biên một tác phẩm sân khấu châu Âu sang sân khấu truyền thống Việt Nam. Tuồng “Lộ địch” được trình diễn lần đầu tiên tại rạp Xuân Kinh Đài (Huế) năm 1928, đến nay đã qua hàng nghìn lần trình diễn. Năm 2002, vở diễn được trình diễn tại Munich (Đức) với sự hỗ trợ của GS. TS Thái Kim Lan.
Nói về tuồng Lộ Địch, GS Trần Văn Khê cho biết, ông đã xem vở tuồng này rất nhiều lần, và lần nào cũng xúc động. Thậm chí khi xem các nghệ sĩ Nhà hát tuồng trình diễn một trích đoạn của “Lộ Địch”, ông đã không cầm được nước mắt. GS bày tỏ: “Từ những câu văn biền ngẫu, lời văn đẹp đẽ, khiến cho người xem cảm phục người viết nên những lời này. Tôi thấy mình may mắn khi may mắn được xem một vở tuồng đạt tới tầm cao này. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị dường như còn sống mãi qua vở tuồng “Lộ Địch”.
Còn đạo diễn, NSƯT Lê Chức nhận xét: “Từ một tác phẩm kịch kinh điển của châu Âu, Hoàng thân Ưng Bình Thúc Giạ Thị đã “soạn” một bữa tiệc tinh thần bằng văn học và một sự biến hoá hợp lý cho “thực khách” sân khấu Việt Nam. Cụ đã minh chứng một chân lý của văn hoá nhân loại là “không biên giới” khi tác phẩm bất kỳ của bất cứ quốc gia nào mà vẫn đặt ra và đi tới những vấn đề cốt lõi của bản tính nhân văn cao cả...”
GS Hoàng Chương, người chủ trì cuộc hội thảo cho rằng, trong lịch sử sân khấu dân tộc, hiếm có những “ông quan tuồng” như Ưng Bình Thúc Giạ Thị, hay Đào Tấn. Chính nhờ những ông quan nghệ sĩ có tấm lòng yêu dân yêu nước mà nghệ thuật truyền thống của cha ông ta mới được bảo tồn và phát huy cho tới nay. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết tuồng không chỉ để diễn, mà quan trọng hơn, để đem đến cho người xem một thông điệp lớn hơn về tư tưởng, đẹp hơn về thẩm mỹ và sâu hơn về tính nhân văn.
TUYẾT LOAN
Comment