• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

PHẠM THÁI (1777-1813)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • PHẠM THÁI (1777-1813)




    PHẠM THÁI (1777-1813)

    Phạm Thái (Đan Phượng), người xã Yên thường, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Gia Lâm, Hà Nội). Cha là Thạch trung hầu Phạm Đạt, có tham gia vào công cuộc Cần Vương, nhưng thất bại. Đến khi Phạm Thái trưởng thành, quyết nối chí cha, thường kết giao với những bậc nghĩa sĩ để mưu đồ khôi phục nhà Lê.

    Ông tài kiêm văn võ, thích uống rượu ngâm thơ, vì là con bậc đại thần nên được gọi là cậu chiêu, lại hay say sưa túy lúy, nên mới có hiệu là Chiêu Lỳ. Lúc trẻ ông có bài thơ tự trào như sau:


    Tự trào

    Có ai muốn biết tuổi tên gì,

    Vừa chẵn hai mươi, gọi chú Lỳ.

    Năm bảy bài thơ ngâm lếu láo,

    Một vài câu kệ tụng a ê!(1)

    Tranh vờn sơn thủy màu lem luốc,

    Bầu giốc càn khôn giọng bét be.

    Miễn được ngày nào ngang dọc đã,

    Sống thì nuôi lấy, chết chôn đi!


    (1) do tham gia vào mưu đồ khôi phục nhà Lê mà có lúc ông bị truy nã gắt gao, phải cạo đầu, vào tu ở chùa Tiêu Sơn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) lấy đạo hiệu là Phổ Chiêu (có tài liệu viết là Phổ Chiếu) thiền sư để khỏi lộ tung tích.




    Tự thuật

    Dăm bẩy năm nay những loạn ly,

    Cảm thương thân phận lỡ qua thì.

    Ba mươi tuổi lẻ là bao tá,

    Năm sáu đời vua thật chóng ghê!

    Một tập thơ sầu ngâm đã chán,

    Vài be ruột lạt uống ra gì.

    Chết về tiên phật cho xong nợ,

    Cái kiếp trần gian sống mãi chi!


    Nhắc đến Phạm Thái, người ta thường nhắc đến mối tình với Trương Quỳnh Như. Quỳnh Như là em gái Trương Đăng Thụ. Một hôm, nhân phò giá hoàng phi Nguyễn Thị Kim lên Lạng Sơn để sang Trung Quốc theo Lê Chiêu Thống, họ Phạm gặp Trương Đăng Thụ, một người cùng chí hướng. Hai người bàn cách trừ Võ Văn Dũng để gây khó dễ cho nhà Tây Sơn. Không may lộ chuyện, Dũng sai thủ hạ là Phan Đình Hồng, bấy giờ làm hiệp trấn Lạng Sơn, tìm cách bỏ thuốc độc vào trà mà giết Thụ. Phạm Thái thế cô, chỉ còn biết đưa xác bạn về quê, tại đây, ông gặp được Trương Quỳnh Như là một người tài sắc song toàn. Đôi bên xướng họa rất tương đắc, dần dần yêu nhau sâu đậm. Phạm Thái đã tả mối tình của mình với Trương Quỳnh Như bằng mấy bài thơ:


    Bài 1

    Từ chốn thiềm cung trộm giấu hương,

    Dễ xui tao khách mối sầu vương.

    Gió thông réo rắt rong đàn oán,

    Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương,

    Nếu phải tình duyên may chút phận,

    Thì xin ân ái vẹn hai đường.

    Phong lưu đôi lứa ai đà dễ,

    Bụi tục chi cho bợn lóa gương!



    Bài 2

    Dẩy hoa, đun lá, bởi tay trời

    Nghĩ lại tình duyên luống ngậm ngùi.

    Bắc yến nam hồng, thư mấy bức

    Đông đào, tây liễu, khách đôi nơi.

    Lửa ân, dập mãi sao không tắt,

    Biển ái, khơi hoài vẫn chẳng vơi.

    Đèn nguyệt trong xanh, mây chẳng bợn,

    Xin soi xét đến tấm lòng ai...


    Cha Quỳnh Như mến tài học của Phạm Thái, lại biết ông từng hoạt động bí mật chung với con trai mình thì cũng có ý gả con cho. Tuy nhiên, mẹ Quỳnh Như lại không muốn cô lấy một “nhà sư phá giới” mà muốn cô lấy một công tử nhà giàu. Trương Quỳnh Như bị ép uổng, phẫn uất quyên sinh. Họ Phạm nghe tin, làm bài văn tế sau:



    Văn tế Trương Quỳnh Như


    Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!

    Lại có điều đau đớn thế. Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.

    Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm, làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!

    Ví dụ mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, này phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bóng vội vàng chi?

    Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suồng sả, những như thân giá ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ nhưng tình duyên ấy, cũng là một chút cương thường: dầu rằng kẻ ấy lạ người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự.

    Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh.

    Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm: chua xót cũng vì đâu?

    Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sùi sụt hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử!



    Đọc xong bài văn tế, họ Phạm còn có một bài thơ nối:


    Trời xanh cao thẳm mấy tầng khơi,

    Nỡ để duyên ai luống thiệt thòi!

    Buồn đốt lò vàng hương nhạt khói,

    Sầu nâng chén ngọc rượu không hơi.

    Lầu tây nguyệt gác mây lồng bóng,

    Ải bắc hồng bay biển tuyệt vời.

    Một mối chung tình tan mấy mảnh,

    Suối vàng, ai nhắc hộ đôi lời!


    Ông ngậm ngùi mãi về mối tình duyên lỡ dở này:


    Đưa lời cho tới cung mây,

    Sau này xin cởi cho đây với cùng!

    Dây tơ hồng trách ai se mối,

    Đến nửa chừng bỗng nới dần ra.

    Căm vì một ả trăng già,

    Trêu ngươi chi mãi chẳng tha, thế này...



    Từ đó Phạm Thái sinh ra chán đời, vì chuyện tình duyên mà bỏ luôn chí lớn. Những lúc say sưa, ông lại lên giọng cao ngạo mà ngâm bài thơ yết hậu:


    Sống ở nhân gian đánh chén nhè

    Chết về âm phủ cặp kè kè...

    Diêm vương phán hỏi rằng chi đó?

    Be!




    **************************


    Tác phẩm của Phạm Thái :
    Sáng tác năm Giáp Tý 91804) tức năm Phạm Thái 21 tuổi. Đây là một truyện thơ Nôm gồm 1484 câu -chủ yếu là thơ lục bát, có xen một ít bài thơ Đường luật, thơ cổ phong và thơ song thất lục bát. Nội dung truyện kể lại một câu chuyện tình duyên lãng mạn và trắc trở, hư cấu trên cơ sở mối tình cay đắng của chính tác giả và Trương Quỳnh Như.



    Ông có một số thơ Nôm như sau:
    • Văn tế Trương Quỳnh Như
    • Thơ họa 12 bài Trương Quỳnh Như.
    Ngoài ra, ông còn có một bài Văn triệu linh theo thể song thất lục bát, Văn bia mộ Thanh Xuyên hầu theo thể lục bát và một số bài thơ Nôm ngẩu cảm như: Tự trào, Tự thuật, Đề tranh mỹ nữ, Đề chùa Tiêu Sơn, Họa thơ Thanh Xuyên hầu, Đề nhà Nghĩa lư, Đề núi Con Voi, v.v…

    Nguồn : wikipedia.
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 20-10-2011, 09:20 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    Phạm Thái - Quỳnh Như

    Mối tình Phạm Thái - Trương Quỳnh Như,
    Chứng tích của tình yêu tự do và lãng mạn



    Đề tài tình yêu trong văn học cổ nước ta rất phong phú. Từ những mối tình được truyền tụng trong dân gian như Thoại Khanh-Châu Tuấn, chuyện tình Trương Chi-Mị Nương lãng mạn hiền hòa đến những mối tình bi thương dang dở như Kim Trọng-Thúy Kiều, Hạnh Nguyên - Mai Sinh, pha lẫn chút hương vị tiên giới như chuyện tình của Giáng Kiều - Tú Uyên hay đượm chút thần thoại ly kỳ như chuyện tình giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh và nàng Mị Nương… tác phẩm nào cũng xây dựng trên những câu chuyện tình.

    Vào thế kỷ 18, văn học Việt Nam phát triển về cả chất và lượng. Các nhà văn học sử mệnh danh đây là „thời kỳ văn học phát triển“ bởi sự ra đời rầm rộ của nhiều tác giả, tác phẩm, đặc biệt là những tác phẩm viết về tình yêu mang những nội dung mới lạ, khởi sắc hơn những thời kỳ trước đó rất nhiều. Chúng ta có thể kể đến truyện Phan Trần, Tống Chân Cúc Hoa, Nhị Độ Mai, Bích Câu kỳ ngộ, Cung oán ngâm, Chinh phụ ngâm…để rồi đến đầu nửa thế kỷ 19 xuất hiện kiệt tác „Truyện Kim Vân Kiều“ của Nguyễn Du nổi danh là „đệ nhất tài tử„trong làng văn học.


    Tuy nhiên các nhà văn, nhà thơ ngày trước khi viết về tình yêu, đa số chỉ mượn những chuyện đã lưu hành trong dân gian hay những mối tình trong thơ văn của Trung Hoa rồi phô diễn lại, nhân thể gởi gắm thêm chút tâm tình của mình. Ít có ai mạnh dạn đem cuộc tình của mình phơi bày cùng người đọc, dẫu đó là những hạnh phúc hay là những đau thương khắc khoải của chính lòng họ.
    Nhưng cũng vào thời kỳ này, văn đàn Việt Nam đã có hai nhà thơ sống say đắm trong tình yêu và đã sử dụng thi ca để ngợi ca tình yêu của họ.
    Họ là những người muốn được yêu và muốn vượt khỏi vòng lễ giáo khắt khe của xã hội.

    Họ yêu nhau dẫu có sự ngăn cản của gia đình. Nhưng vì không thể lấy chữ Tình để thắng lướt niềm Hiếu đạo của kẻ làm con, lại càng không muốn phụ bạc với người yêu, tình yêu của họ đã đưa đến thảm cảnh xót xa.

    Họ là những nhà thơ, nhưng thi ca với họ không chỉ là phương tiện để ngâm ca suông trong thú giải sầu mà còn là chút Hương, chút Gió trao gởi tâm tình của mình cho người mình yêu.

    Họ đã sống, yêu và viết cho tình yêu.
    Họ cũng đã chết bởi tình yêu.
    Những con người nòi tình đó là: PHẠM THÁI- TRƯƠNG QUỲNH NHƯ

    Mối tình của Phạm Thái Trương Quỳnh Như là một mối tình đẹp, đầy thi vị như những cuộc tình thường được ca ngợi trong thi ca hay trong tiểu thuyết.

    Riêng về mặt văn học, mối tình Phạm Thái -Trương Quỳnh Như lại mang một giá trị đặc biệt. Đó là chứng tích của tình yêu tự do và lãng mạn trong thời kỳ văn học cổ điển của nước ta vào đầu thế kỷ 19.

    Điều đó có thể thấy rõ qua cuộc đời cũng như thi ca và tiểu thuyết của chính các đương sự đã để lại, đặc biệt qua tác phẩm Sơ Kính Tân Trang của Phạm Thái viết về mối tình của chính ông với Trương Quỳnh Như.



    MỐI TÌNH PHẠM THÁI-TRƯƠNG QUỲNH NHƯ

    Mùa Xuân năm Ất Dậu (1789) Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Lê Chiêu Thống và Hoàng Quý Phi phải chạy trốn sang Tàu. Triều đại Nhà Lê sau mấy trăm năm trị vì ở Thăng Long chấm dứt. Triều đại Tây sơn thay thế. Nhưng cũng từ đó không thiếu các quan lại sĩ phu luyến tiếc triều đại cũ không chịu hợp tác với triều đình mới. Họ luyến tiếc vì truyền thống của Khổng Mạnh “trung thần bất sự nhị quân”, tôi trung không thờ hai chúa. Họ là những Trần Danh Án, Lê Quýnh, Hoàng Quang, Phạm Thái… Nhưng cũng có thể họ luyến tiếc vì gia đình họ, đã nhiều đời hưởng ơn vua lộc nước. Đó là trường hợp của Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan…


    Cha của Phạm Thái, Thạch trung Hầu, cũng theo tiếng gọi của “Cần vương” nhưng thất bại (1796). Ngày ấy, Thái vừa tròn hai mươi tuổi. Bao đời hưởng ơn vua lộc chúa, Phạm Thái muốn tiếp nối con đường của cha anh, theo đuổi mộng cần vương, xoay lại cơ đồ cho nhà Lê.

    Phạm Thái đã chọn con đường mà ngày đó nhiều sĩ phu đã chọn. Mang trong mình dòng máu thần tử của nhà Lê, Phạm Thái tiếp nối ý chí của cha mình dầu ngày ấy ông còn rất trẻ.

    “Căm gan tóc dựng đứng lên
    Tuốt gươm chém án ngâm thiên ca rằng:
    Làm trai cho thỏa chí trai
    Trong trần ai có lụy ai tầm thường
    Tu mi tỏ mặt trượng phu
    Đem trung hiếu trả thù non sông.»


    Phạm Thái tuy rằng mượn tiếng ngao du sơn thủy mà trong lòng vẫn nung nấu ý chí cần vương, tìm đồng chí để trả ơn vua nợ nước, cũng như để trả thù cho cha.
    Lúc đầu Phạm Thái gặp Nguyễn Đoàn đang đóng binh ở Yên Thế, nhưng không được Đoàn tin dùng. Phạm Thái lại đang bị quân Tây Sơn truy nã gắt gao, ông đành phải nương bóng nhà chùa với pháp hiệu Phổ Chiếu.


    Trong một chuyến công tác nhằm đưa Hoàng phi Kim lên Tuyên Quang để chuẩn bị sang Tàu, Thái đã gặp Thanh Xuyên Hầu Trương Đăng Thụ, một đồng chí cần vương đang được Tây Sơn giao trấn Lạng Sơn. Thụ chờ ngày làm nội ứng cho cuộc khởi nghĩa Cần vương. Nhưng Thụ đang bị Tây Sơn nghi ngờ, và cuối cùng bị đầu độc chết. Linh cửu đưa về quê tại làng Thanh Nê, Nam Định.
    Phạm Thái theo linh cửu của bạn về đó để điếu tang gọi là chút nào đền ơn tri ngộ.

    Tại đó, cha của Trương Đăng Thụ là Kiến Xuyên Hầu Trương Đăng Quỹ thấy Thái là người tài hoa, có chí khí nên ái mộ và lưu giữ Thái ở lại làm gia sư. Phạm Thái phần quý mến bạn, phần gia đình bạn khẩn khoản lưu giữ, lại gặp lúc đang long đong chưa biết đi đâu nên nhận lời ở lại, trút áo nhà sư để khoác áo thầy đồ. Chẳng ngờ thời gian này chính là lúc định mệnh đã sắp bày cho tương lai cuộc đời của ông và cô em gái của bạn, Trương Quỳnh Như.

    Ngồi ghế gia sư ở nhà bạn, gặp em gái bạn vừa là khuê các vừa thông minh, thi thư làu thuộc, hai bên rất là tương đắc. Tình cảm giưa hai người bắt đầu phát sinh. Trai tài gái sắc đã phải lòng nhau. Cả hai bắt đầu làm thơ tỏ tình trao gởi cho nhau.

    Dưới mắt của Quỳnh Như, Phạm Thái là trang anh tài trong mộng. Chí cả hiên ngang, sẵn sàng đi vào hiểm nguy để đền ơn vua, trả nợ nước. Thái là trang tài tử, giỏi thơ văn, thích xướng họa, lại được lòng cảm phục của cha nàng. Phạm Thái đã lọt vào mắt xanh của nàng.

    Trái tim của cô gái khuê các ngày nào cũng ấp ủ một tình cảm, một « mối tương tư sầu mộng », đằng đẳng chờ đợi từng giờ, từng ngày một bóng hình nào đó, thì bây giờ bóng hình đó đã hiện ra bằng xương bằng thịt trước mắt.


    Là cô gái tài sắc lại thêm tâm tình phóng khoáng, cởi mở, lòng rộn ràng muốn yêu và được yêu, thì những khuôn phép ràng buộc của lễ giáo gia đình đã trở thành chật hẹp, tù túng cho đời sống tình cảm của nàng. Sự xuất hiện của Phạm Thái trong hoàn cảnh đó như nguồn suối trong mát cho trái tim khao khát tình yêu của Quỳnh Như.

    Ngày qua ngày, khi ánh mắt khi nụ cười, khi đổi trao vài câu thăm hỏi, khi gởi tặng một bài phú, bài thơ…hai người đã hiểu được tình cảm của nhau. Thơ ca lúc bấy giờ không chỉ là thú ca ngâm suông mà đã là con chim xanh mang đến cho người yêu tất cả tình cảm trìu mến của mình.

    Phạm Thái có hẳn một bài từ nhan đề « Gởi Quỳnh Hương » để tỏ tình yêu của ông đối với Quỳnh Hương. Có lẽ đây là lá thư tình đầu tiên còn lưu lại trong văn học cổ: Gởi Quỳnh Hương,

    Từ lúc thiềm cung trộm dấu hương,
    Dễ xui lòng khách mối sầu vương,
    Gió thông réo rắt giong đàn oán,
    Trăng hạnh chênh vênh rạng bóng dương.
    Nếu đã tình duyên run rủi phận,
    Thì xin ân ái vẹn trăm đường !
    Phong lưu đôi lứa đà ai dễ,
    Bụi tục chi cho bợn lóa gương.



    Tình yêu của Phạm Thái Trương Quỳnh Như không qua khỏi đôi mắt của gia đình. Thân phụ Quỳnh Như vì mến tài Phạm Thái có ý muốn gả con gái cho chàng, chỉ khuyên Thái về quê tìm người mai mối để tránh tiếng đàm tiếu của họ hàng và gia nhân. Phạm Thái nghe lời.

    Được tin Phạm Thái sắp về quê, Quỳnh Như không khỏi buồn lo. Nàng đưa tiễn người yêu bằng một bài thơ gởi gắm biết bao nhiêu tình cảm và lòng mong đợi:

    Tiễn ông Chiêu Lỳ về quê.
    Sắt đá lòng này đã biết chăng?
    Xe duyên nay mươn gió cung Đằng.
    Vườn đào sực thấy oanh đưa tín,
    Dặm liễu ai xui yến cách chừng.
    Vàng ngọc nên chăng cùng một ước,
    Nước non thề đã có đôi vầng.
    Lời này dặn với tri âm nhẻ,
    Chớ phụ cầm thư đợi dưới trăng.


    Phạm Thái, Trương Quỳnh Như đã cùng nhau ứơc thề. Làm sao hai người có thể phụ lòng nhau được?

    Không ai trong hai người trái lời nguyền ước. Nhưng chẳng ngờ buổi chia tay lần này cũng là lần chia tay vĩnh viễn! Trời già không tạo ra niềm oan trái mà mối duyên tình của Phạm Thái và Trương Quỳnh Như cũng chẳng thành.

    Trái với ý muốn của thân phụ Quỳnh Như, thân mẫu nàng không bằng lòng gả nàng cho Phạm Thái. Bà không yên lòng khi đứa con gái của bà lại trở thành vợ của một tay quốc phạm, đang ngày đêm trốn tránh quan quân của Triều đình, một thầy tu giả danh, một kẻ lông bông, tứ cố vô thân, không có nơi nương tựa. Làm sao bà có thể gả con gái yêu của bà, một cành vàng lá ngọc cho anh chàng mà tương lai đầy bất trắc như vậy? Với bà, bà không cần biết, Phạm Thái có hay không có tài hoa, giàu hay nghèo nghị lực, chí khí. Trước mắt bà, Phạm Thái là gã đàn ông say sưa, nghèo khó, vô dụng, chẳng có một nơi để náu thân. Vì thế bà ép duyên Quỳnh Như cho anh chàng Trịnh Nhị, con nhà phú hộ nổi tiếng là Thạch Sùng của Nam Định hồi bấy giờ.

    Bị mẹ ép gả cho tên nhà giàu Trịnh Nhị, Quỳnh Như chọn cái chết. Chỉ có chết mẹ mới hiểu được lòng nàng. Chỉ có chết nàng mới đáp đền được tình sâu nghĩa nặng của Phạm Thái. Trương Quỳnh Như chọn con đường quyên sinh!

    Khi Phạm Thái trở lại Thanh Nê thì Trương Quỳnh Như đã chết. Ông đau xót vô ngần. Tiếc thương người yêu, xót xa cho số mạng của nàng, Phạm Thái khóc than Quỳnh Như thảm thiết:


    “Kể từ ngày tha hương gặp gỡ,
    Chữ chung tình để nợ cho nhau,
    Ái ân mấy nỗi xưa, sau,
    Lời vàng đá ấy dễ hầu đơn sai.
    Túi tơ hồng trách ai xe mối
    Đến nửa chừng bổng nới tơ ra,
    Căm gan một ả Trăng già,
    Trêu nhau chi mãi chẳng tha thế này!”


    rồi chua xót tự hỏi:

    “Ấy vì mình hồng nhan bạc phận?
    Hay vì ta gặp phận đa gian?
    Cho nên lắm lúc nhỡ nhàng,
    Dẫu sao thời vậy đã cam một bề.”


    Trước mộ nàng, Phạm Thái còn đọc một bài “khốc văn” thống thiết :


    Nương tử ơi! Chướng căn ấy bởi vì đâu? Oan thác ấy bởi vì đâu? Cho đến nỗi xuân tàn hoa nụ, thu lẩn trăng rằm!

    Lại có điều đau đớn thế. Nhà huyên ví có năm có bảy, mà riêng mình nàng đeo phận bạc, thì lửa nguội nước vơi còn có lẽ.

    Thương hại thay! Hoa có một cành, tuyết có một quãng, nguyệt có một vầng, mây có một đóa: thân là thân hiếm hoi chừng ấy, nỡ nào lấy đôi mươi năm, làm một kiếp, mà ngơm ngớm chốn non Bồng nước Nhược, chút gì không đoái đến cõi phù sinh!

    Ví dụ mà tiên thù với tục, sao xưa kia vâng mệnh xuống trần chi? Nay đã nguyện một thân cho vẹn kiếp, thì ba vạn sáu ngàn ngày sống cho đủ lệ: nọ xuân huyên, này phu tử, góp với trần gian không chút hận, rồi sẽ rong chơi chín suối, cớ sao riêng bóng vội vàng chi?

    Ôi! Chữ mệnh hẹp hòi, chữ duyên suồng sả, những như thân giá ấy, tình cảnh ấy, ngược xuôi kia cũng ngậm ngùi cho. Huống ta cùng nương tử, tuy chẳng thân kia thích nọ nhưng tình duyên ấy, cũng là một chút cương thường: dầu rằng kẻ ấy lạ người đây, song ân ái bấy lâu nay, đã biết bao nhiêu tâm sự.

    Ta hăm hở chí trai hồ thỉ, bởi đợi thời nên nấn ná nhân duyên: mình long đong thân gái liễu bồ, vì giận phận hóa ngang tàng tính mệnh.

    Cho đến nỗi hoa rơi lá rụng, ngọc nát châu chìm: chua xót cũng vì đâu?

    Nay qua nấm cỏ xanh, tưởng người phận bạc, sùi sụt hai hàng tình lệ, giãi bày một bức khốc văn, đốt xuống tuyền đài, tỏ cùng nương tử!


    Rồi cũng từ ngày đó, Phạm Thái lặng lẽ ra đi, nay đây mai đó, dạo chơi khắp danh lam thắng cảnh, gởi lòng cho nước biếc non xanh “khi dãi gió dầu sương,trãi tấm gan vàng cùng non bạc, khi câu thơ chén rượu, dành bầu máu nóng để tưởng nhớ người xưa!”

    Phạm Thái từ ngày gặp Quỳnh Như thì khí phách anh hùng đã vơi đi gần hết, tiếp theo cái chết của người tình, Thái chẳng còn lòng dạ nào nghĩ đến chuyện nước non. Ngày ngày ông tìm vui bên chén rượu, chán nản thế sự, sống cuộc đời vô định bi quan. Bên cạnh đó, thời thế cũng thay đổi, Nhà Tây Sơn cũng tàn lụi, Nhà Nguyễn Gia Long tiếp nối thống nhất từ Nam ra Bắc. Phong trào “ cần vương” không còn nữa:

    “Năm bảy năm nay cứ loạn ly”
    Cũng thì duyên phận cũng thì thì,
    Ba mươi tuổi lẻ là bao nả,
    Năm sáu đời vua thấy chán ghê!
    Một tập thơ dày ngâm sang sảng,
    Vài nai rượu kếch ních tì tì,
    Chết về tiên Bụt cho xong kiếp
    Đù ỏa trần gian sống mãi chi!”


    Ông mất năm 1813 tại Thanh Hóa, khi ba mươi bảy tuổi .


    Trích từ : 404 Not Found
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    Working...
    Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom