• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

những người trẻ lạ lùng

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • những người trẻ lạ lùng

    Đọc Những Người Trẻ Lạ Lùng của ĐỖ HỒNG NGỌC


    “Những Người Trẻ Lạ Lùng” là một tác phẩm cổ súy cho người ta đừng bao giờ già. Những tấm gương sáng “trẻ lạ lùng” của các chàng “hero” Hoàng Lập Ngôn , Ngô Gia Hy, ông chủ nhà sách Khai Trí, nhạc sĩ Trần Văn Khê ….đã được tác giả Đỗ Hồng Ngọc “hết lòng xiễn dương”.
    Ai mà không nức lòng khi nghe ông Khai Trí hùng hồn tuyên bố “ Không có cái gọi là tuổi già, bởi vì hồi 20-30 tuổi người ta còn quá trẻ, 30-40 thì đang trẻ, 40-50 hãy còn trẻ, 50-60 trẻ không ngờ, 60-70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viển”. Ông trách tác giả Đổ Hồng Ngọc đã viết một câu “chết người” về Trần Văn Khê như sau “Nói chung , ông là một ông già Nam bộ rất dễ thương! “ lúc nhạc sĩ Trần Văn Khê mới có 78 tuổi!.
    Họa sĩ Hoàng lập Ngôn là một người trẻ vĩnh viễn đáng nễ. Ở tuổi 88 ông vẫn sống ào ạt , sôi nổi như hồi nào lang thang một cách cô đơn và hạnh phúc giống như chàng Lucky Luke trên con “ô Mê Ly” thiên lý mã. Chỉ có khác một điều làn này ông không cô đơn- mà.trái tim ông đang “xáo động vì yêu”!
    Giáo sư Ngô Gia Hy 84 tuổi vẫn không nghĩ tới chuyện về hưu.
    “ Ông vừa quản lý một trường đaị học dân lập, vừa giảng dạy ở trương Y, phụ trách 2 tờ báo, phó chủ tịch thường trực hội Y dược học Thành phố Hồ Chí Minh mà sức khỏe vẫn dồi dào…”
    Còn nhạc sĩ Trần Văn Khê gần 80 tuổi vẫn sống độc thân trên tầng 9 một chung cư ở Paris,vẫn bận bịu với công việc nghiên cứu, diển thuyết, trả lời phỏng vấn về âm nhạc và văn hóa Việt. Đỗ Hồng Ngọc viết:
    “ Trước mắt tôi là một Trần Văn Khê vui vẻ tươi cười,vạm vỡ trong chiếc áo pull vàng, tóc đen nhánh chải bồng lên phía trước”
    *
    * *
    Đọc xong “những người trẻ lạ lùng” tôi cũng cảm nhận được như tác giả:
    “Ôi , những người trẻ lạ lùng mới thật dễ thương làm sao!”
    Và tôi cung hiểu rằng để được “trẻ lạ lùng “ như thế đâu phải dễ.
    Cài già nó đến từ từ chầm chậm len vào từng tế bào, vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn ta hồi nào mà ta đâu biết.
    “Bốn mùa như gió
    Bốn mùa như mây
    Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta”


    Cái già tấn công ta từ bốn phương , tám hướng . Hôm nay ta đã già hơn hôm qua mất rồi. Một hôm bọn trẻ đầu ngõ gọi ta bằng chú , bằng cô thay vì bằng anh băng chị. Buồn quá phải không ? Chưa kịp hết buồn bổng hôm ngồi chờ khám ở bệnh viện người khách ngồi bên nói với đứa con “ chào ông , chào bà đi con…” Lúc này thì lòng ta đành cam chịu phận già .
    Phận già phải biết thận trọng trong lời ăn tiếng nói.Phận già phải biết chửng chạc đôi chân khi bước ra đường . Lòng vẫn còn tiếc đời lắm chứ. Nhớ câu hát trong bài “Dạ Khúc “ của Nguyễn Văn Quỳ mà thuở còn trẻ ta hay hát nhưng hồn chưa thấm thía nổi buồn chan chứa:




    “Còn tiếc khi hoa lòng tươi sắc hương
    Ngời ánh mắt in tình xuân trắng trong “
    Đâu thể mặc chiếc áo của cháu gái thì ta sẽ trẻ lại bất ngờ. Đâu thể trèo lên chiếc xe sports của cháu trai phóng đi vù vù thì ta sẽ tìm lại được tuổi thanh xuân .
    Có lẽ tác giả “thương quá tuổi già ơi” nên tìm cách an ủi các bệnh nhân của mình chăng?.
    *
    * *
    Sáng nay là ngày khai giảng . Ngồi trước hiên nhà nhìn bọn trẻ mặc áo mới, nhảy chân sáo đến trường lòng bỗng nhớ mới hồi nào mình ê a học bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. Lớn hơn một chút ta theo dõi bước chân của chú bé Anatole France đi học ngang qua vườn Luxembourg trong khi những chiếc lá vàng rơi trên những pho tượng trắng xóa. Lòng ta u sầu vì mọi niềm vui thơ trẻ giờ sao vắng bóng
    Lật trang sách “Những người trẻ lạ lùng” bổng đập vào mắt câu hát quen quen“
    “Bà già lấy le ông già
    Chiều chiều dắt ra bờ sông
    Hai người nói chuyện tâm tình
    …”

    Ta giật mình, bật cười thành tiếng và mọi sự bổng sáng chói đến bất ngờ.
    Ta tưởng tượng thấy tác giả Đỗ Hồng Ngọc trên 60 tuổi, một bác sĩ nghiêm nghị, một thầy giáo khả kính bổng quăng cặp , nhảy lò cò và nghêu ngao hát ‘bà già lấy le ông già …”
    Không phải ông “trẻ lạ lùng “ mà là “một lão ngoan đồng” đích thực!
    Ta bổng hiểu nếu chúng ta không dám trẻ thì không bao giờ chúng ta còn hưởng được những giây phút “ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ”!
    Vậy thì sao ta không dám để cho chiếc mặt nạ của lớp bụi thời gian rơi xuống vỡ tan tành. Sao chúng ta không dám đễ cho con tim thơ trẻ hát bài ca hồn nhiên của nó. Sao chúng ta cứ để cho con trăn “già” chậm chạp mà kiên trì nuốt chửng của chúng ta những ngày những tháng , những giây, những phút tuyệt đẹp trên cõi đời này.
    Đỗ Hồng Ngọc không hề an ủi chúng ta. Chìa khóa của tập sách nằm ở chương “bà già lấy le ông già”.
    Xếp tập sách lại lòng bỗng thấy vui như thuở bé được ai đó tặng cho một món quà!
    Huyền Chiêu
    (Ninh Hòa, tháng 9.2009)
    Đã chỉnh sửa bởi quynh dao; 31-10-2011, 08:26 PM.
    <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>
    Similar Threads
  • #2

    Em vừa gửi Già Thêm Chút Nữa ở bài cũ : Già sao cho... sướng -B.s Đỗ Hồng Ngọc - Chút lưu lại

    Vậy là Quynhdao và em lại gặp nhau ... BS Đỗ Hồng Ngọc có đến mươi quyển - tiếp theo Những Người Trẻ Lạ Lùng là Gió Heo May Đã Về ,Thư Gửi Người Bận Rộn , Như Ngàn Thang Thuốc Bổ , Nghĩ Về Trái Tim , .... và còn nhiều nữa ...

    Quynhdao đọc thêm bài này nhe... Cảm ơn...


    *******************

    Già… sao cho sướng?


    Theo người xưa, tuổi thọ là một ơn Trời và là một phúc đức lớn cho gia đình nào có cha mẹ tuổi thọ cao, trước nhất là của chính người cao tuổi nhưng đồng thời cũng là cho con cháu, bởi vì cha mẹ có sống lâu, con cháu mới có cơ hội được thể hiện lòng hiếu thảo. Có ba điều người ta thường mong ước ở đời là Phước, Lộc và Thọ. Nhưng ngày nay, Phước có chỗ đứng cao hơn cả, vì Lộc thì phù du mà Thọ chưa hẳn đã là may mắn…



    Nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái, ông Chu Dung Cơ viết thế này: Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn. Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi. Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào. Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà của con không phải là nhà cha mẹ. Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình. Có lẽ đó cũng là kiếp luân hồi của con người.

    “Người khôn phòng bệnh”…
    Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

    Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.

    Những câu chuyện như thế này, ngoài đời không thiếu, thậm chí còn ngang trái và đau đớn hơn thế. Tôi nhớ, sau khi viết một bài phóng sự về nỗi niềm của cha mẹ già bị bỏ quên trong xã hội hôm nay, có một vị độc giả ở tận miền đông nước Mỹ, gửi mail về bày tỏ ý kiến của cụ:

    “Tôi đã khóc, khóc cho chính mình và cho ai trong tuổi già ở xứ này. Ông kể lại có cụ già đã chết cả một hai tuần, không ai biết. Con cái ở đâu? Đó là những người có con mà còn vậy, còn những người không con thì chắc phải vô trường hợp này quá. Vì tôi không con gái, chỉ hai “đực rựa”, một ở Cali, một ở gần đây, nhưng ít khi nó đến, và có đến cũng ít khi hỏi thăm được một tiếng, trừ những lúc cần tiền hay cần gì đó... Có lúc tôi nghĩ: hay mình bất hiếu với cha mẹ nên con cái nó bạc với mình chăng? Ở gần nhà tôi cũng có một bà cụ ở riêng, mỗi tuần có cậu con trai mang đồ ăn tới. Hôm đó cậu ta kêu cửa, nhưng không thấy mẹ ra mở. Cậu ta tưởng bà cụ đi vắng bèn treo gói đồ ăn vào hàng rào cổng. Mấy ngày sau trở lại, thấy gói đồ ăn vẫn còn, mới khám phá ra bà mẹ đã chết. Thật là thảm!”.

    Sống hy sinh vì người khác là đức tính quý vốn có của người Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người quan niệm, là cha mẹ thì phải hy sinh hết thảy, sống tất cả cho con cái, là nước mắt chảy xuôi, là không tiếc chúng điều gì, là không cần nghĩ đến bản thân… và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người lâm vào cảnh sống nghèo nàn, không an toàn lúc tuổi già. Trong khi đó, chính bản thân họ đều biết câu “cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bề, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”. Nói về chuyện nhờ cậy con cái lúc tuổi già, mọi người đều chặc lưỡi: ôi dào, ngay mình đây, đã nuôi bố mẹ được ngày nào đâu? Và mặc nhiên, mọi người chấp nhận một cuộc sống “không an toàn” như vậy.




    Tuổi già… ai sẽ là tôi cho tôi?
    Tôi có một ông bạn sống độc thân (không có con), năm nay 50 tuổi. Ông sống ở thành phố, sức khỏe bình thường và có một việc làm vững chắc. Ông còn có một người cha 85 tuổi, đang sống ở một thành phố khác.

    Từ ngày mẹ ông mất cụ ông sống một mình, cụ không chịu rời căn nhà với những năm tháng của quá khứ và bạn tôi cũng không thể bỏ việc để dọn về nhà cha. Mùa Xuân năm ngoái cụ ông bị ngã bể xương hông và dập một bên sườn. Bạn tôi phải cho cha vào viện dưỡng lão dành cho người già ốm yếu. Cụ được xếp vào danh sách phải săn sóc đủ một vòng tròn của chiếc đồng hồ treo trong phòng. Từ ăn uống, nằm ngồi, đi đứng, làm vệ sinh, nhất nhất điều có y tá. Cái điều đáng buồn là trong khi nhận tất cả phục dịch cho thân thể thì đầu óc của cụ vẫn còn cái minh mẫn của một giáo sư toán học cách đây mấy chục năm.

    Bạn tôi không thể thường xuyên bỏ công việc để đi xuống thăm cha, nhưng mỗi ngày ông phải điện thoại, email liên lạc với bác sĩ, dược sĩ, y tá và những người săn sóc cho cha tại viện dưỡng lão. Ông cố gắng thu xếp để mỗi tháng đến với cha một cái cuối tuần, và mỗi năm về với cha một, hai tuần vào Giáng Sinh hay Tết. Bạn tôi bảo, luôn bị ánh mắt của cha ám ảnh mỗi khi ông chào cha ra về. Hôm nay cũng thế, khi ngửa cổ ra sau ghế để tìm một giấc ngủ ngắn trên phi cơ, nhắm mắt lại mà ông chỉ nhìn thấy đôi mắt của người cha. Ngay khi xuống máy bay, ông đã gọi điện cho tôi và băn khoăn với một câu hỏi: “Khi tôi vào tuổi già yếu. Ai sẽ là ‘TÔI’ để tới lui săn sóc hỏi han tôi thường xuyên?”.

    Một người độc thân không có anh chị em và những người già không có con, những người có con sống không cùng một thành phố, hay xa hơn nữa ở tận một quốc gia khác thì sẽ rơi vào hoàn cảnh nào khi tuổi già lặn xuống như mặt trời lặn trên biển (bạn đã ngắm mặt trời lặn trên biển bao giờ chưa? Nó mất vào nước nhanh vô cùng).

    Nỗi lo âu của một người không có thân bằng quyến thuộc ở gần lúc tuổi già không phải là nỗi lo âu “quá đáng”. Ðó là điều chúng ta nên nghĩ đến khi còn có thể tìm hiểu và thu xếp cho chính mình.

    Chúng tôi đã đem câu hỏi đó hỏi những người bạn độc thân, không con hay có con tản mát mười phương, rồi cùng nhau bàn bạc, đặt ra những câu hỏi cho tuổi già:

    -Tôi sẽ sống ở đâu?

    - Tôi sẽ sống như thế nào?

    - Tôi có đủ tiền không?

    - Ai sẽ săn sóc tôi nếu tôi mất khả năng hoạt động?

    - Nếu tôi ngã (lúc già yếu) nằm dưới đất hai, ba ngày thì sao?

    - Một ngày nào đó liệu tôi có phải rời căn nhà tôi đang ở ?

    Những câu hỏi trên đưa đến những câu trả lời khác nhau mà câu nào cũng rất mơ hồ. Cuối cùng chúng tôi đi đến kết luận: Cái cách mình đang sống bây giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào đời sống của mình lúc về già. Và chúng tôi đã làm cái danh sách sau đây như một kim chỉ nam.

    “Có bạn bè ở mọi lứa tuổi”
    Ðừng bao giờ nghĩ mình chỉ có thể thân với những người cùng lứa tuổi hay cùng hoàn cảnh như mình. Ðồng ý là họ hiểu mình hơn nhưng đồng thời cũng chỉ nghe những than thở của nhau, không có gì mới lạ. Giao thiệp với những người trẻ hơn mình cũng trẻ lại với cách suy nghĩ và ứng xử với đời sống “Mới” này. Giao thiệp với người già hơn mình để được hưởng sự khôn ngoan của họ.

    “Kết thân với hàng xóm”
    Chắc bạn không muốn ngã xuống sàn nhà, nằm dưới đất hai ngày rồi mà không có ai đến vực lên. Một tiếng gọi cửa của hàng xóm có khi cứu được sinh mệnh của bạn đấy. Chạy qua chạy lại nhà hàng xóm lúc còn khỏe là một điều rất nên làm. Có hàng xóm tin và thân nhau còn giao cho cả chìa khóa nhà nữa. Người lớn tuổi đâu còn sợ mất mát gì về vật chất, cái quý nhất chính là bản thân mình thôi. Nếu hai gia đình cùng trẻ cùng có con nhỏ ở cạnh nhau mà thân thiện được là một điều rất quý. Tránh được rất nhiều va chạm về con cái và hữu ích cho nhau khi về già.

    “Một bác sĩ thân thiện và có lương tâm”
    Rất cần. Ông bác sĩ này phải là một người sẵn sàng cho bạn khi bạn cần tới. Một người không bao giờ từ chối cắt nghĩa một câu hỏi xem ra không được chính xác mấy của bạn. (Những câu hỏi không có kinh nghiệm gì của người trẻ tuổi và quá lẩm cẩm của người già.)

    “Dược sĩ trẻ hơn mình nhiều tuổi”
    Mua thuốc với những người này, bạn được họ cắt nghĩa rõ ràng và thân thiện hơn. Người bệnh ở lứa tuổi nào cũng cần những dược sĩ trẻ trung.

    “Tiêu ít, để dành nhiều và đừng cho con tất cả”
    Người trẻ để dành cho ngày mai. Người già để dành cho hậu sự. Cần kiệm luôn luôn là một đức tính tốt.

    “Ăn uống cẩn thận hơn”
    Thức ăn luôn luôn là một nguyên nhân chính cho sức khỏe. Người dân nước nào cũng tự hào về văn hóa ẩm thực của nước họ. Nhưng cái bao tử của cả bàn dân thiên hạ chỉ muốn tiêu thụ những thức ăn nhẹ nhàng, ít dầu mỡ và bổ dưỡng. Bạn cứ lắng nghe xem cơ thể bạn phản ứng thế nào sau mỗi bữa ăn khác nhau, thì bạn sẽ hiểu ngay nó muốn nói điều gì.

    “Thể thao nhiều hơn”
    Ai cũng biết cơ thể cần vận động thì mới khỏe mạnh và đầu óc mới minh mẫn. Cứ cả ngày ngồi gõ cọc cọc (như chính tôi đây) ở máy vi tính, hay xem phim bộ như phần đông người Việt lớn tuổi, chắc chắn là không đúng rồi. Hãy đứng lên. Người trẻ có thể thao của người trẻ, người lớn tuổi có những sinh hoạt thể thao cho tuổi của mình. Nếu không đi xa được thì loanh quanh trong khu xóm, hoặc vung tay, khua chân ngay trong nhà mình. Ðừng ngồi yên một chỗ. Chim chóc ngoài vườn đang gọi bạn.

    Ngay bây giờ phải là “MÌNH”. Có người đặt câu hỏi: “Ai thương tôi nhất”?
    Câu trả lời: “Mình thương chính mình nhất” Vì chồng, (vợ) hay con mình cũng không thương mình bằng chính mình thương mình. Chồng, (vợ) hay con không thể chịu trách nhiệm về thân thể bạn được. Họ chỉ chia sẻ một phần nào. Nếu bây giờ bạn thực hiện được những điều trên thì khi về già chính bạn đã lo được cho bạn khá nhiều. Vì có ai đó, không phải bà con mình (người bạn hàng xóm) sẽ nhắc cho bạn “Tối nay lúc 9:00 giờ có mục đọc truyện của đài phát thanh hay lắm. Hoặc: “Ngày mai Chủ Nhật bà có đi chùa không? Sẽ có xe đón đấy.”

    Mộng Tú


    [url="http://vtc.vn/tapchi/447-302790/chuyen-de/gia-sao-cho-suong.htm"][B][SIZE=3]Già… sao cho sướng?
    Đã chỉnh sửa bởi GRANDET; 01-11-2011, 12:40 AM.
    Bạn Gần Không Tới........Bạn XA Chưa Về.......

    Comment

    • #3

      Cám ơn Grandet. Qd cũng thích văn của BS Hồng Ngọc , thanks again
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      Working...
      X
      Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom