• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Bạn có biết, ở nơi đó - Nhà giàn DK1...

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bạn có biết, ở nơi đó - Nhà giàn DK1...

    Bạn có biết, ở nơi đó - Nhà giàn DK1...

    Nằm ở thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, cách đất liền 250-350 hải lý, khu vực nhà giàn DK1 gồm sáu cụm:­ Phúc Nguyên, Phúc Tần, Huyền Trân, Quế Đường, Tư Chính, Ba Kè với 15 nhà giàn.

    Mỗi nhà giàn tự thân là một cột mốc đánh dấu chủ quyền lãnh hải thiêng liêng bất khả xâm phạm của nước ta ngoài biển khơi. Một ngày với lính nhà giàn DK1 giúp chúng tôi cảm nhận được sự lựa chọn cao cả của các anh ở vị trí tuyến đầu của T­ổ quốc.....



    Hàng hóa tiếp viện cho nhà giàn thường phải dùng ròng rọc để kéo lên. Vào mùa biển động, sóng đánh lấp nhà giàn. Việc đưa người, hàng lên được nhà giàn cực kỳ gian khổ. Có nhiều chuyến tàu đưa quân ra đây neo đậu 15 ngày mới đưa được người lên nhà giàn.



    Lên Thăm DK1



    DK1/12 Tư Chính 4 Vẫy Chào đoàn



    Nhà giàn DK1 rộng chừng 100m2 được dựng lên từ những cột sắt cắm sâu xuống biển. .Để tránh nguy hiểm cho nhà giàn, các tàu hải quân khi đưa lính ra đây phải đậu ở xa rồi dùng thuyền nhỏ đưa người lên nhà giàn.



    Vẻ đẹp DK1 lúc hoàng hôn, giữa biển khơi mênh mông...



    Tưởng niệm các Chiến sĩ đã ngã xuống tại Nhà Giàn DK1




    Giữ gìn mầm xanh bình yên cho quê hương, tổ quốc Việt Nam
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-11-2011, 10:08 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.
    Similar Threads
  • #2

    VÙNG 2 HẢI QUÂN CÓ THÊM 2 NHÀ GIÀN MỚI (THẾ HỆ THỨ 3)



    Nhà giàn DK1

    VÙNG 2 HẢI QUÂN CÓ THÊM 2 NHÀ GIÀN MỚI (THẾ HỆ THỨ 3)

    Trong tháng 6/2011 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã xây dựng, lắp đặt xong 2 Nhà giàn DK1 (thế hệ thứ 3) và bàn giao cho Tiểu đoàn DK1, Bộ Chỉ huy Vùng 2 Hải quân quản lý và sử dụng.

    Hệ thống Nhà giàn DK1 có tổng cộng 18 nhà. Tuy nhiên qua quá trình sử dụng, 3 nhà đã bị bão đánh đổ, hiện chỉ còn lại 15 nhà. Nhà giàn được đóng trên những bãi đá ngầm với tên gọi là "Trạm Dịch vụ kinh tế - khoa học kỹ thuật". Thật ra, đó chỉ là tên gọi nhằm "dân sự hóa", vì trước 2008, thông tin về các Nhà giàn được xếp vào danh sách thông tin không được công bố. Chỉ sau khi Trung Quốc thè cái lưỡi dài vô lý xuống tận khu vực khai thác Dầu khí, thì Nhà giàn mới được mọi người biết đến.

    Nhà giàn do các cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn D1, Bộ Chỉ huy Vùng 2 Hải quân quản lý. Nhiệm vụ chính là canh gác thềm lục địa phía Tây Nam - là những trạm gác bảo vệ cho việc khai thác dầu mỏ thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.



    Đây là Nhà giàn thế hệ 1. Rất thấp. Chỉ trên mặt nước hơn 10m ,nên hễ sóng gió lên là nhà rung lắc chẳng khác gì... chuồng chim bồ câu trên cành cây. Đúng như lời bài hát "Nhà giàn trong mây canh một hướng Tây Nam, khi nước triều lên nằm ngang mặt sóng".



    Hình bên phải là Nhà giàn thế hệ 2, nằm trên mặt nước 23m nên độ an toàn cao hơn. Thế nhưng, những Nhà giàn này cũng chẳng là gì trước những cơn bão biển cuồng nộ, với những cột sóng cao hàng chục mét, gió giật trên cấp 12. Có một số Nhà giàn thế hệ 2 đã đổ, mang theo những người lính Hải quân xuống đáy biển sâu.

    Hiện tại, có một số Nhà giàn đã bị nghiêng lún, không thể đứng vững nếu gặp bão lớn. Chính vì thế, trong tháng 6/2011 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã đóng mới 2 Nhà giàn thế hệ 3 (cao gần 30m với 3 tầng), nối với nhà cũ đã bị nghiêng.

    Đây là một số hình ảnh mới nhất mà Hải Đăng có được, gửi lên để mọi người có thông tin:



    Phần trên của Nhà giàn được hoàn tất từ đất liền và có tàu kéo ra biển



    Phía chân đế đóng xuống bãi đá ngầm



    Tàu cần cẩu ra biển dựng Nhà giàn



    Cẩu phần trên của nhà, lắp vào chân đế



    Gần khớp rồi, còn một chút nữa thôi



    Nhà đã được đặt trên chân đế, vẫn giữ tên cũ: "Trạm Dịch vụ Kinh tế - Khoa học kỹ thuật"



    Công nhân Dầu khí làm nhiệm vụ lắp đặt Nhà giàn



    "Có mới nhưng không... nới cũ"


    Nhà giàn thế hệ 3 hoàn tất trông rất vững chãi. Bộ đội Hải quân có thể yên tâm làm nhiệm vụ ngay cả khi bão tố, mà không phải ... ôm phao nằm ngủ. Ước tính chi phí để xây dựng một Nhà giàn thế hệ 3 vào khoảng 15 tỷ đồng/ chiếc. Hy vọng Nhà giàn thế hệ 3 dần thay thế 15 Nhà thế hệ 2.

    Theo TTVNOL





    Đây là cụm DK1, nếu làm hết cụm DK1 cũng hết hơn 225 tỷ, nhưng nếu nhìn lại con số này quá nhỏ so với ý nghĩa của những nhà dàn phải không các bác .


    Link
    Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 06-11-2011, 10:49 AM.
    ----------------------------

    Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

    Comment

    • #3

      Hành trình thắp sáng nhà giàn DK1


      ----------------------------

      Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

      Comment

      • #4

        Thư tình của lính nhà giàn

        Thơ còn là niềm tin, sự yêu đời tha thiết, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc riêng, chịu bao thiệt thòi vì biển đảo của Tổ quốc. Trong chuyến đi cùng đoàn lắp pin mặt trời vừa qua tại nhà giàn DK1, chúng tôi được nghe những bài thơ của lính trẻ mộc mạc, chân thành.

        Bài thơ của Thiếu úy Lê Ngọc Chung ở nhà giàn DK1/20 (tiểu đoàn DK1 Vùng B Hải quân) có tựa đề , là tiếng nói từ trái tim người lính biển tâm sự với người mình yêu, kể về cuộc sống ở nhà giàn DK1.
        Bài thơ này Chung sáng tác trong những ngày đầu bước chân lên nhà giàn DK1/20.


        Thư Gửi Em

        Lá thư đầu anh viết tặng em.

        Là lá thư anh kể về đơn vị.

        Cuộc sống nơi đây tháng ngày dài thế kỷ.

        Sáng, trưa, chiều, tối chỉ từng ấy bước chân.

        Đồng đội anh những đứa mình trần.

        Chân không dép vẫn vui cười sớm tối.

        Họ là những anh hùng trong thời kỳ mới.

        Nhận hy sinh cho Tổ quốc thanh bình.

        Anh kể em nghe những lúc biển yên bình.

        Vầng trăng sáng trên nhà giàn lấp lánh.

        Căn nhà nhỏ vẫn vững vàng giữa biển.

        Hòa mình trong sóng nước mênh mông.

        Anh kể em nghe những trận cuồng phong.

        Biển giận dữ hung tàn quá đỗi.

        Những con sóng bạc đầu làm sao em hiểu nổi.

        Như muốn nhấn chìm tất cả xuống đại dương.

        Câu chuyện cổ tích xưa còn nhớ không em.

        Ngọn sóng Thủy Tinh dâng tràn ngập lối.

        Nhưng không thể tràn lên những ngọn núi.

        Chàng Sơn Tinh hóa phép nâng lên.

        Nhà giàn tụi anh không có phép biến hình.

        Đồng đội anh cũng không phải Sơn Tinh thủa ấy.

        Giữa sóng biển hung tàn em có thấy.

        Những con người nhỏ bé vẫn kiên trung.

        Cũng chính từ nơi đây bao thế hệ đã hy sinh

        Các anh ngã xuống khi tuổi đời còn quá trẻ.

        Dâng tuổi xuân cho muôn trùng sóng bể

        Thân các anh hòa với đại dương…

        Biển cứ thế động rồi lại êm.

        Và anh mãi yêu em tình yêu bất tận

        Như cánh san hô dưới sâu đáy biển

        Cứ sóng hoài, sóng mãi vẫn nở hoa.


        Có người đã nói: “Đến với nhà giàn, ai cũng muốn trở thành thi sĩ bởi vẻ đẹp kì thú, thơ mộng giữa đại dương”. Bài thơ của Lê Ngọc Chung cũng khắc họa khung cảnh nên thơ này qua lời kể về những lúc biển yên bình, vầng trăng sáng trên nhà giàn lấp lánh ánh bạc làm căn nhà chòi trở nên nhỏ bé, lẻ loi, chơi vơi giữa biển. Nhưng trong sóng nước mênh mông đó hàm chứa bao điều dữ dội.
        Sự kiện nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên bị đổ, làm Trạm trưởng Vũ Quang Chương cùng hai cán bộ, chiến sĩ hy sinh năm 1998 và những gian khổ, hi sinh mà cán bộ, chiến sĩ nhà giàn hiện nay đang chịu đựng cũng được tác giả lồng vào bài thơ:

        “Anh kể em nghe những trận cuồng phong/Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/Những con sóng bạc đầu làm sao em hiểu nổi/Như muốn nhấn chìm tất cả xuống đại dương... Giữa sóng biển hung tàn em có thấy/Những con người nhỏ bé vẫn trung kiên/Cũng chính từ nơi đây bao thế hệ đã hy sinh/Các anh ngã xuống khi tuổi đời còn quá trẻ/Dâng tuổi xuân cho muôn trùng sóng bể/Thân thể các anh hòa với đại dương...".

        Bài thơ của Lê Ngọc Chung được nhà báo Minh Thùy (Báo Tuổi trẻ) chép lại khi nghe qua đàm thoại. Trong đêm truyền hình trực tiếp về cuộc vận động “Chung tay thắp sáng nhà giàn DK1”, bài thơ đã được Ban tổ chức cho đọc ngay trong phần khai mạc. Đoạn cuối của bài thơ, chính là lời nhắn nhủ của cán bộ, chiến sĩ nhà giàn gửi về đất liền, tạo nên niềm tin to lớn của người nghe đối với những chiến sĩ đang thầm lặng làm nhiệm vụ nơi tiền tiêu của Tổ quốc: “Biển cứ thế, động rồi lại êm/Và anh mãi yêu em tình yêu bất tận/Như cánh san hô dưới sâu đáy biển/Cứ sóng hoài, sóng mãi vẫn nở hoa”.
        ----------------------------

        Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

        Comment

        • #5

          Đường chân trời Trường Sa -Phạm Xuân Nguyên

          Đường chân trời Trường Sa

          Chúng tôi trên con tàu hải quân HQ 936 ra Trường Sa, nơi đó mỗi hòn đảo là một đường chân trời đến được. Nơi ấy, những sợi dây đàn yêu nước căng lên trong mỗi người lại ngân lên những âm điệu dập dồn.



          Tác giả tại nhà giàn DK1 ở bãi Phúc Nguyên.

          Ra biển nhìn quanh chỉ thấy nước và trời, và cuối tầm mắt là đường chân trời. Dù đi đến đâu trên biển, đường chân trời vẫn chạy vòng quanh ta. Hồi nào ở rừng nhà văn Nguyễn Tuân đã kêu lên vì bệnh “thiếu chân giời”. Giữa biển thì thấy là thừa chân giời, thừa thãi.

          Xuất phát từ quân cảng Cam Ranh 17giờ ngày 5-5-2010, đến 8giờ ngày 7-5-2010, hòn đảo đầu tiên trong chuyến hành trình hiện ra trước mắt chúng tôi. Đảo Song Tử Tây...........

          Tất cả mọi người trên boong tàu đều dồn mắt về một dải đất hẹp có ngọn hải đăng nhô cao. Song Tử Tây đấy. Trường Sa thực đây rồi. Một cảm xúc bồi hồi dâng lên khi ý thức mình đang đi trên biển Việt Nam, sắp được đặt chân lên đảo Việt Nam.Trời nước mênh mông, nhưng hiện hữu đây là biển của ta, trời của ta, đất của ta. Lòng chúng tôi dâng tràn, rồi có khi chợt như thắt lại khi nghĩ đến những vùng biển của ta mà vẫn cách xa. Cảm giác này sẽ bám theo mỗi người trong suốt chuyến đi.



          Trên đảo Cô Lin

          Đến Trường Sa chúng tôi nghe được một bài hát mang tên “Khúc quân hành Trường Sa” vang lên từ các trẻ thơ đến những người lính trên đảo trên tàu: “Ngày qua ngày, đêm qua đêm. Chúng tôi đứng đây gìn giữ quê hương. Biển này là của ta. Đảo này là của ta...”. Có đi ra biển, có bước lên đảo mới cảm nhận sâu sắc và thấm thía lời ca không phải là hô khẩu hiệu. Đó là tình cảm thiêng liêng, là trách nhiệm nặng nề, để mãi mãi “biển này là của ta, đảo này là của ta”. Máu đã đổ cho chủ quyền Việt Nam trên biển đảo.

          Đường chân trời dừng lại sâu thẳm trước mỗi chúng tôi tại vùng biển đảo Cô Lin - Gạc Ma. Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh năm 1988 ở quần đảo Trường Sa diễn ra sáng 9-5. Đứng trên đài quan sát của đảo Cô Lin, nhìn qua kính viễn vọng về phía Gạc Ma, thấy biển như động hơn giữa trùng khơi và trong lòng người. Con tàu buông neo lắc lư trên sóng, cả khối người đứng im tưởng nhớ những người con đã quên mình vì Tổ quốc, nước mắt chảy tràn trên từng khuôn mặt, khói hương bốc cao lên trời và cuộn sâu xuống biển.

          Vòng hoa thả xuống, rượu bia đổ xuống, vàng mã đồ cúng buông xuống, biển nhận về tất cả cho các anh. Tiếng hát ca sĩ Khánh Hòa nức nở, nghẹn ngào, đứt quãng trong khúc tưởng niệm càng xoáy sâu nỗi đau niềm nhớ. “Biết là cuộc đời mỗi người chỉ một lựa chọn thôi. Vì Tổ quốc anh ra đi mãi mãi tuổi thanh xuân”.



          Thả hoa viếng những chiến sĩ Hải quân hy sinh.

          Có một lễ tưởng niệm nữa ở vùng thềm lục địa tây nam, nơi các chiến sĩ ở nhà giàn đã nằm xuống giữa biển trong cơn chống chọi với bão táp. Đảo chìm ngày nay đã được đổ bê tông tôn cao lên làm nền xây nhà cho bộ đội ở. Còn nhà giàn thì chênh vênh trên bốn cây cọc cắm thẳng xuống lòng biển, nhô lên trên mặt biển, nhìn đúng là một vọng gác.

          Nhà giàn tên gọi DK ra đời từ 1989, khi Chính phủ quyết định xây dựng cụm kinh tế-khoa học-kỹ thuật thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xác định chủ quyền của Việt Nam ở vùng thềm lục địa này. Biển gầm réo dưới chân cột, mỗi khi biển động cả nhà giàn lắc lư, rung chuyển. Và trong những ngày đầu gian khổ, khó khăn, một cơn bão đã quật đổ nhà giàn, những người chỉ huy đã lo cho anh em thoát được theo tàu về bờ, còn mình ở lại sau cùng, rút sau cùng, vật lộn cùng sóng gió và đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi.

          Chúng tôi có cho mình một đường chân trời ở đó, nơi nhà giàn DK1-15 trên bãi đá ngầm Phúc Nguyên. Cuộc sống người lính nhà giàn giờ đây có điện sáng, liên lạc điện thoại thông suốt, nhờ thế đất liền quê hương bớt xa xôi, ngăn cách. Khi chúng tôi cặp xuồng vào chân nhà giàn, sóng chỉ mới khoảng cấp 3 mà việc leo thang lên đã rất khó khăn, nguy hiểm, nên chúng tôi có dịp hiểu hơn những gian lao chịu đựng của các chiến sĩ hải quân thường trực nơi đây.

          Chuyến đi mười ngày gần hai nghìn cây số biển, ngày nào cũng được thấy bình minh và hoàng hôn qua lại quanh mình, mở mắt ra là thấy đường chân trời địa lý bao quanh. Nhưng mỗi ngày là một ngày mới, với những cảm xúc dầy lên, ý nghĩ sâu thêm, khi giữa bao la mênh mông biển cả chợt hiện ra một chấm nhỏ hòn đảo, tàu tiến lại gần, đảo hiện ra rõ hơn, và khi tàu buông neo chúng tôi biết mình sắp được cập bến một đường chân trời mới.
          Song Tử Tây, Đá Nam, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, Trường Sa Lớn, Đá Tây, Đá Lát, DK1. Lên đảo, gặp gỡ anh em chiến sĩ, tặng quà, ca hát, hỏi han chuyện trò, ở đảo nào cũng vậy thôi, nhưng tình cảm, cảm xúc thì luôn dâng tràn, mới mẻ, và khi chia tay ngoái lại nhiều đôi mắt người về đỏ hoe. Ngay khi đã lên bờ, về lại thủ đô, nhiều người trong đoàn đi vẫn còn chao đảo, chập chùng với Trường Sa, với Hải quân.



          Lũ trẻ chơi ô ăn quan trên đảo.

          Gần lắm Trường Sa! Bài hát đó vang suốt chuyến đi trên tàu, trên đảo. Biết tôi được ra Trường Sa nhiều bạn bè bảo sung sướng, may mắn, vì ai cũng muốn được một lần đến đó nhưng không phải ai cũng được đi, bạn bảo vì đi Trường Sa còn khó hơn đi nước ngoài. Tôi đi trong đoàn đại biểu thành phố Hà Nội ra thăm quần đảo Trường Sa.

          Đoàn gồm đại diện của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang, văn hóa văn nghệ của thủ đô. Chuyến đi do Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức, ngoài đoàn chính là Hà Nội (50 người), còn có đoàn của Viện nghiên cứu Trung Quốc (Viện Khoa học xã hội Việt Nam ), báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh, và một vài đoàn khác. Trưởng đoàn chung là bà Ngô Thị Doãn Thanh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, phó đoàn là Chuẩn đô đốc (thiếu tướng) Nguyễn Văn Ninh, Phó tư lệnh Bộ đội Hải quân.

          Nhưng tôi tin, dù chưa một lần đặt chân lên Trường Sa (cũng như Hoàng Sa), mỗi chúng ta cũng đều đã đến Trường Sa, Hoàng Sa trong tình cảm, trong việc làm. Như khi chúng tôi trên tàu, mọi câu chuyện nói gì rồi cũng quay về biển đảo, về chủ quyền đất nước trên sóng nước mênh mông.
          Và tôi, chúng tôi, đã mang về từ Trường Sa những đường chân trời cho cuộc sống thanh bình, phẳng lặng của mình ở đất liền. Rồi từ đó chúng tôi và chúng ta lại khát khao những đường chân trời có thực, để đi và để đến. Bài thơ Đường chân trời tôi viết ngay trên hành trình, như một lời cảm tạ và nhắc nhở, trước hết cho bản thân mình.


          ********************

          Đường chân trời
          (Viết từ Trường Sa)

          Tôi nói cùng anh về đường chân trời
          không phải giới hạn của mắt nhìn ra biển
          không phải nơi xa vời chân đi không thể đến
          không phải chốn bồng bềnh, hư ảo chân mây
          Đường chân trời của tôi là Song Tử Tây
          chỉ gần ngay bên nhưng Song Tử Đông cách biệt
          là nấm mộ nhỏ nhoi trên Nam Yết
          người lính trẻ quên mình cứu xuồng đảo trôi
          Là Cô Lin - Gạc Ma, sừng sững đường chân trời
          những chiến sĩ hải quân hy sinh vì nước
          máu các anh không thể nào tan được
          giữa lớp lớp trùng khơi sóng vỗ bời bời
          Đường chân trời tôi đi từ những tiếng cười
          những ánh mắt của trẻ thơ trên đảo
          từ hàng cây bão táp, phong ba chịu nhiều gió bão
          vẫn xanh hết màu xanh cho đảo hóa quê nhà
          Tôi vạch đường chân trời qua những giàn DK
          người và sóng lắc lư trên biển
          những người lính lấy thân mình làm bến
          cho neo đậu niềm tin ở giữa đất liền
          Cho yên cả lòng mình nhớ vợ thương con
          đường chân trời chạy qua bao số phận
          người trên bờ mong trời yên biển lặng
          người giữa khơi lo yên ổn ở nhà
          Tôi nói cùng anh từ quần đảo Trường Sa
          đường chân trời xa ngoài trùng biển cả
          đường chân trời gần trong vùng thương nhớ
          suốt đời ta mang nợ những chân trời

          Trường Sa 11-5-2010

          Phạm Xuân Nguyên


          *******************



          Hà Nội 25-5-2010

          Phạm Xuân Nguyên
          Đã chỉnh sửa bởi CONHAKO; 15-11-2011, 01:04 AM.
          ----------------------------

          Cái đẹp của sa mạc là một cái giếng nó ẩn dấu nơi đó.

          Comment

          Working...
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom