• Nếu đây là lần đầu tiên bạn ghé thăm Trang nhà Chút lưu lại, xin bạn vui lòng hãy xem mục Những câu hỏi thường gặp - FAQ để tự tìm hiểu thêm. Nếu bạn muốn tham gia gởi bài viết cho Trang nhà, xin vui lòng Ghi danh làm Thành viên (miễn phí). Trong trường hợp nếu bạn đã là Thành viên và quên mật khẩu, hãy nhấn vào phía trên lấy mật khẩu để thiết lập lại. Để bắt đầu xem, chọn diễn đàn mà bạn muốn ghé thăm ở bên dưới.

Thông báo Quan trọng

Collapse
No announcement yet.

Thư gửi người tình trăm tuổi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thư gửi người tình trăm tuổi

    Đọc truyện này xong không biết nên cười hay nên khóc??? qd.

    Khuất Đẩu : Thư gửi người tình trăm tuổi




    Thưa Anh,
    Đúng năm mươi năm tức là một vạn tám ngàn ngày ( kể cả đêm ) em mới viết được bức thư này cho Anh.
    Trước hết em xin chúc mừng Anh, người tình một trăm tuổi. Trong cuộn băng vidéo mà em may mắn có được, trông Anh hãy còn phong độ lắm. Anh ăn mặc chải chuốt còn hơn cả lúc Anh làm Hiệu trưởng. Complet đen, áo màu tím hoa cà cùng màu với cà vạt. Tóc tuy đã rụng gần hết nhưng cái trán và đôi má Anh vẫn căng bóng, xin lỗi như thể bọn đàn bà chúng em vừa mới đi mỹ viện. Hàm răng giả được trồng với kỹ thuật tiên tiến nhất nên trông cứ như thật. Nó khiến giọng nói của Anh vẫn không khác xưa là mấy, rất ấm áp nhẹ nhàng nhưng cũng rất mỉa mai châm chọc. Khi nhìn chiếc bánh sinh nhật mà ban tổ chức cố ý chỉ cắm một cây nến, Anh cười nói: “A, chắc sợ tôi không đủ hơi thổi tắt 100 cây chớ gì? Thôi cũng được, rất cảm ơn. Nhưng chỉ có một cây như thế này tôi tưởng mình vừa đúng thôi nôi!”. Cả trăm tân khách là học trò Anh giờ này ai cũng đã nên danh phận khoái chí vỗ tay như sấm dậy. Quả là Anh rất có duyên khôi hài.
    Ừ nhỉ, khi con người đi hết cái vòng đời một trăm năm thì có khác gì được sinh ra một lần thứ hai để bắt đầu một vòng đời mới. Anh là người tình quý hiếm nhất của em, bởi mấy ai trong cái cõi nguời ta hạn hẹp này lại sống đến trăm tuổi như Anh. Trong khi những Hitler, Stalin, Mao Trạch Đông, rồi Kennedy, Nixon và cả Đức Giáo Hoàng cũng chìm dần vào bóng đêm của lịch sử thì Anh vẫn nguyên vẹn qua hai cuộc thế chiến, qua những tháng năm Nam Bắc cách chia khói lửa mịt mù. Dù cho Thần Chết đã nhiều lần khản tiếng gọi tên nhưng Anh vẫn không chịu lên tiếng. Nói theo kiểu bình dân là Trời đã kêu nhưng Anh không thèm dạ! Anh như một con tàu dũng mãnh với cả một trăm toa tuổi đời mà vẫn không một chút phì phò è ạch. Giờ đây, Anh đang kéo còi lừng lững tiến vào sân ga của Thiên niên kỷ mới. Về mặt tuổi tác quả thật Anh hết sức vĩ đại. Một lần nữa em xin chúc mừng Anh mặc dù Anh đã quên em trong Đêm Trăm Năm Mừng Thọ đáng nhớ ấy.
    Thưa Anh, em không dám trách Anh đâu, bởi cái đức tính gần như cội rễ của đàn ông là hay quên, nhất là quên những người đàn bà. Chỉ sau một đêm thôi đã không còn muốn nhận ra nhau huống gì đến một vạn tám ngàn đêm, Anh nhỉ ? Nhưng, bọn đàn bà chúng em thì lại khác. Chỉ một phút giây mà còn chưa quên được nói gì đến cả một đêm. Thật đấy, đã nửa thế kỷ qua rồi mà em vẫn không quên được Anh. Em đã chai sạn, lì đòn, khôn hơn nhưng em vẫn không thể xua đuổi cái bóng hình Anh giống như bá tước Dracula mặc áo choàng đen bay lượn trong trí nhớ chập chờn.
    Buổi chiều hôm ấy em nhận được điện tín của Anh. Vỏn vẹn có mấy chữ: “ Gặp nhau ở Tháp Chàm”. Em phải lên tận ga mới biết được tàu từ Sài Gòn ra và tàu Huế vào tránh nhau tại Tháp Chàm lúc 2 giờ sáng. Như vậy, để gặp Anh em phải lấy vé đi Tháp Chàm rồi sau đó lên tàu cùng Anh đi ra. Chúng ta sẽ có trên một trăm cây số bên nhau trên tàu, sẽ có một phần tư của đêm để yêu và được yêu. Thật là lãng mạn. Cứ như gặp nhau trong phim vậy. Em ngất ngây sung sướng. Tuổi mười chín của em bỗng đỏ rực như ráng chiều. Đẹp ơi là đẹp. Còn Anh, tuổi năm mươi của Anh sao vẫn còn tinh nghịch trẻ trung đến thế. Nếu Anh hẹn gặp em ở một nơi nào đó trong thành phố này lúc 2 giờ sáng chắc chắn là em bảo Anh điên. Nhưng trên xe lửa thì em thấy kỳ diệu làm sao, đáng yêu làm sao, chỉ có Anh mới nghĩ ra được cái cuộc hẹn hò lạ lùng không giống ai này.
    Còn nhiều tiếng đồng hồ nữa mới có thể lên tàu gặp Anh. Em phải cố giữ cho thật tự nhiên trước ba mẹ. Em lấy cớ hơi mệt đi ngủ sớm. Nằm một mình em chỉ nghĩ đến Anh. Ba năm trước em quen Anh, thực ra là được học với Anh. Là một giáo sư phong nhã, kiến thức uyên thâm, cùng với cách ăn nói duyên dáng ý nhị, Anh đã làm cho cả lớp ai cũng gục ngã vì Anh. Gục ngã có nghĩa là phục Anh sát đất. Vì vậy, bao nhiêu bạn trai trong lớp từ lâu để ý đến em đã dần dần bỏ cuộc. Dường như họ biết rằng việc chinh phục em là không thể được.Nếu gọi Anh là tình địch thì họ đã tự nhận thua xa Anh rồi. Có vẻ như họ nhường cô gái xinh nhất lớp và nhất trường cho người thầy mà họ thấy thua hết thảy ngoại trừ tuổi trẻ.
    Em đang nghĩ cách làm sao ra khỏi nhà mà ba mẹ không hay. Em nghe tiếng ba em tụng kinh, tiếng mẹ em loay hoay dọn dẹp, tiếng radio hàng xóm đọc truyện đêm khuya, rồi tiếng ngáy rồ rồ của ba, tiếng thở nhè nhẹ của mẹ. Chưa bao giờ em thấy hồi hộp như lúc này. Em rón rén thay quần áo trong bóng tối. Em lấy đại, chẳng biết áo quần màu gì. Không phải áo dài, áo ngủ là được.Mặc dù rất muốn nhưng em không thể nào trang điểm. Em sẽ bôi quẹt lung tung và Anh sẽ nhìn thấy em như một mụ điên. Một chút nước hoa cũng không dám vì mùi nước hoa có thể sẽ đánh thức mẹ em dậy. Thôi thì cha sinh mẹ đẻ như thế nào, em sẽ đến với Anh như thế đó. Em tin rằng tuổi trẻ của em là quá đủ cho Anh rồi, phải vậy không? Có thể là hơn thế nữa vì em rất đẹp như Anh nói. Dường như Anh đã tôn em làm nữ hoàng. Khi yêu nhau con người ngộ nghĩnh quá Anh nhĩ ?
    Em ra khỏi nhà như một tên trộm, len lén đi trong bóng tối của những hàng me. Giờ này thì chẳng còn lo sợ gặp người quen. Nhưng thật khổ thân, nhiều kẻ tưởng em là gái làm tiền. Bọn họ trêu chọc sàm sỡ khiến em phải bỏ chạy. Cũng may có một chiếc xích lô trờ tới đưa em lên ga. Người ta mua vé đi Sài Gòn Phan Thiết, chỉ có mỗi mình em là đi Tháp Chàm. Em ngồi thu lu một mình trên ghế đợi. Tất cả náo nức làm cho em quên lũ rệp đói đang rủ nhau đến cấu véo. Dạo ấy chiến tranh chưa đến hồi khốc liệt nên tàu đến rất đúng giờ. Em lên toa hạng ba, ngồi quay mặt ra khung cửa lặng ngắm cây cỏ núi đồi. Em tưởng tượng chốc nữa Anh sẽ đứng bên em, sẽ choàng tay ôm em. Cả hai sẽ cùng nhìn đất trời lai láng dưới ánh trăng. Cũng đẹp và thơ mộng như những con tàu lặng lẽ lao đi trong những đêm tuyết trắng. Tóc em sẽ quấn lấy cổ Anh và em nghe hơi thở Anh ấm nồng một bên má. Ôi chao, em như muốn bay ra khỏi con tàu lao nhanh hơn cả nó. Em bay về phía Anh chắc lúc này cũng đang rộng mở cả đôi tay và tâm hồn để đón đợi em.
    Nhưng sự thực thì không phải thế. Khi con tàu dừng lại ở ga Tháp Chàm, chỉ có mỗi mình em xuống ga. Chỉ một mình em trong đêm khuya đứng chờ con tàu Anh. Những cơn gió mang hơi lạnh của Đà Lạt thổi xuống làm cho em run rẩy. Bây giờ em mới biết là mình đang mặc một chiếc váy mỏng tang. Cũng may chỉ mười phút sau là tàu Anh tới. Trong tiếng rì rầm của hàng trăm bánh xe nghiến trên đường sắt, em nghe tiếng Anh gọi. Anh không xuống sân ga mà chỉ đứng trên bục cửa kéo em lên. Rồi Anh đưa em vào toa couchette. Trong toa chỉ có Anh và em. Không phải tàu thưa khách mà Anh đã bao hết cả phòng. Cần một chỗ riêng tư Anh đâu có ngại gì tốn kém. Có lẽ Anh sẽ khui một chai rượu như những cặp tình nhân trong phim để uống mừng nhau. Dù chưa hề nếm một giọt rượu nào nhưng để cho Anh vui và để mãi mãi không quên đêm nay, em sẽ cố uống với Anh một ly. Tiếc thay cái bàn con không có một lọ hoa. Giá như có một cây đèn cầy thay cho đèn điện thì hay quá nhỉ. Anh loay hoay mở túi xách. Em tưởng Anh lấy rượu và ly. Hay là tìm đèn cầy. Nhưng thật bất ngờ, Anh lấy một tấm drap trắng trải lên giường và Anh kéo em cùng nằm. Anh không hề hỏi em đi tàu ra sao, không hề lo sợ cho thân gái dặm trường, không biết tay chân em đang lạnh cóng và em đang thèm được Anh ôm thật chặt. Anh cũng không buồn hôn em, chỉ có mỗi việc làm duy nhất trong vội vàng và yên lặng là vén váy em lên!
    Mọi việc sau đó thì chắc Anh không bao giờ quên. Cái mất của em lại là cái được của Anh. Ly rượu đời trẻ trung và dại dột của em Anh đã uống cạn. Một ly rươu ngon quá phải không Anh? Em đã làm tỳ nữ dâng lên Anh thì còn kêu la gì nữa. Em chỉ tiếc lúc ấy Anh đã không còn là Anh. Không còn như những lúc Anh nâng niu những câu thơ đẹp trên bục giảng. Không còn tiếng thì thầm Il est brise’ N’y touche pas! Nó đã vỡ rồi, đừng chạm đến. Anh đọc thơ bằng một giọng nồng nàn với tất cả trân trọng. Anh như Kim Trọng tay nâng đàn ngang mày dâng cho Thuý Kiều, như Trương Quân Thuỵ xuýt xoa thương bàn chân của Thôi Oanh Oanh đi lại đã trầy da non. Anh như một kịch sĩ đại tài làm cho cả lớp ai cũng nghĩ, được Anh yêu là cả một diễm phúc. Vậy mà, trong đêm ấy, trên cái toa tàu thượng hạng ấy, Anh đã làm cho em tan nát đến năm mươi năm sau vẫn còn đau. Vâng, thủa ấy em đã không thể không yêu Anh với một tình yêu mù quáng nhưng vô cùng dữ dội. Như con sông là phải chảy, con tàu là phải lao đi, mũi tên rời khỏi dây cung là phải bay tới đích. Em lao vào Anh chứ không phải Anh lao vào em. Chỉ bất ngờ, chỉ đau xót là cái cách đăng sơn toạ hưởng của Anh. Sao nó giống như những kẻ trọc phú làm một cuộc phá trinh vậy.
    Em mở to mắt nhìn lên trần tàu. Hai mắt em ráo hoảnh. Đâu còn giọt nước nào nữa mà chảy ra. Con tàu lắc lư, xình xịch lại lơ mơ đưa Anh vào giấc ngủ. Em nghe những tiếng lụp bụp nổ ra trong cổ họng Anh. Mùi thuốc lá cộng với mùi thức ăn, mùi rượu làm cho em ngầy ngật, buồn nôn. Thật khác hẳn với trước đây em thèm được nghe mùi seventy nine từ Anh. Cái cách Anh cầm ống pipe, cách Anh ngậm vào và cách Anh thở khói ra. Chỉ thiếu một cái mũ phớt nữa là Anh giống hệt với W. Churchil. Vậy mà giờ đây Anh trần trụi với cái cổ ngắn sau một ngày nóng nực đầy cáu ghét. Cái ngực Anh thõng thẹo bèo nhèo, cái bụng đầy mỡ khi chà xát lên em nghe kêu óc ách. Anh nằm bên em, đùi Anh còn gác lên đùi em, nhưng em tưởng như mình đang nằm bên cạnh một xác chết.
    Nhiều năm sau này em mới hiểu được con người thực trong mỗi người đàn ông chính là lúc họ nằm trên giường với người đàn bà. Khi ấy họ không còn bằng cấp, không chức nọ chức kia, không những bài thơ ngọt lịm, không những ý tưởng thâm sâu chỉ có mỗi cái giống mạnh mẽ ham hố và ai cũng như ai xong việc lăn ra ngủ để lấy sức cho một lần thụ hưởng khác. Anh cũng thế, khi tàu sắp vào Nhatrang anh vùng dậy, những tưởng Anh sẽ bịn rịn tiễn em xuống tàu, không ngờ Anh lại cuống quít thêm một lần nữa. Anh vồ vập ngấu nghiến cố vớt vát một lần chót, ham hố một cách tuyệt vọng đến nỗi còi tàu đã rúc liên hồi mà Anh vẫn chưa chịu buông em ra.
    Em thất thểu xuống tàu một mình. Khi con tàu chạy đi bỏ lại em trên sân ga cũng chẳng có bàn tay nào của Anh đưa ra vẫy. Chắc Anh sẽ lại no say ngủ tiếp mặc dù ngày đã rạng. Anh sẽ bình yên trở lại với vợ con vì em chẳng để lại chút gì trên Anh. Không một vết son môi, không một làn nước hoa lạ. Anh sẽ lại đề huề chứng thực với mọi người rằng Anh đúng là một nhà mô phạm mẫu mực. Anh sẽ đeo kính trắng, lại lửng thửng đi vào lớp học, lại làm cho hàng trăm trái tim hồi hộp ngây ngất trước cái vẻ uyên bác mênh mông của Anh.
    Còn em, những gì Anh vung vãi rơi rớt trên em, rất may, chỉ một vài lần tắm nước lạnh là trôi tuột hết, nhưng hình bóng Anh lại không dễ gì tống khứ ra được. Nó như một viên đạn còn nằm đâu đó trong thân thể một người lính. Những lúc trái gió trở trời nó lại thức dậy lên tiếng. Đau nhất cho em là Anh vẫn cứ hiện ra mỗi khi em gặp một ai đó. Với tuổi trẻ và sắc đẹp, chẳng khó khăn gì để hút vào em những chàng trai hào hoa phong nhã. Họ trẻ trung, sôi nổi, họ là những sĩ quan, những bác sĩ kỹ sư. Những cuộc tình liên tiếp chớm nở như những cái nụ xinh xinh trên giàn bầu nậm. Rất đẹp đôi, rất xứng đáng. Không ai là không hết lòng thương yêu quý trọng em. Nhưng không một nụ hoa nào kết trái. Anh cứ lù lù như một con kỳ đà cản mũi. Anh nhập vào bọn họ, tan biến trong họ, khiến họ đang cao thượng bỗng trở nên tầm thường, đang quý phái hào hiệp bỗng trở nên hạ tiện bủn xỉn, nên chỉ một cái nắm tay khi dạo phố, một lần chạm chân khi khiêu vũ, một chút hôn môi lúc từ biệt cũng làm em nhớ tới cái đêm khủng khiếp ấy. Em rùng mình choáng váng để họ tuột tay rơi xuống đáy vực. Cũng có thể là em đang rơi vì cái bàn tay chìa ra để kéo em lên sao giống với bàn tay của Anh đêm nọ.
    Năm mươi năm trôi qua, giờ đây em đang nhọc nhằn bước tới tuổi “cổ lai hy”. Em nói nhọc nhằn vì em chỉ một mình không con không cháu. Em không đi tu mà cũng như nữ tu. Một người đàn bà ngần này tuổi mà lại nói chuyện tình với một ông cụ chẵn trăm tuổi ngộ quá phải không Anh. Với cái giọng hóm hỉnh và hài hước chua cay của Anh thì Anh sẽ nói như thế nào nhĩ?
    “ Thưa bà trẻ ạ, bà làm tôi nhớ tới bài thơ Tình Già của Phan Khôi, chỉ tiếc là đôi mắt của tôi và bà đã rụng hết lông nheo nên cái liếc trông nhau không còn có đuôi nữa!”.
    Có lẽ là như vậy. Nhưng dù sao được gọi Anh cũng làm cho em ít nhiều xúc động. Xin Anh hãy bỏ qua những hạt sạn không đáng có trong bức thư này. Xin cảm ơn Anh và không quên cầu chúc Anh khoẻ mạnh để có thể mừng sinh nhật thứ một trăm lẻ thêm nhiều năm nữa.
    Kính chào Anh


    ©T.Vấn 2011
    <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>
    Similar Threads
  • #2

    Thư gửi mẹ

    Đọc truyện này xong không biết nên cười hay nên khóc??? qd.
    Quynh Dao đọc lá thư này xem nên khóc hay nên cười...nà !
    Thư gửi mẹ,
    Mẹ thân yêu của con!
    “Trời ơi là trời! Anh ăn đi cho tôi nhờ, đừng có nhịn ăn sáng nữa. Đừng có dở hơi đi tiết kiệm mấy đồng bạc lẻ thế. Anh tưởng rằng thiếu tiền như thế thì tôi chết à?”. Đó là những “điệp khúc” mẹ cất lên hàng ngày dạo gần đây vì con quyết định nhịn ăn sáng đi học để tiết kiệm chút tiền cho mẹ, cho gia đình. Có lúc mẹ còn gắt lên, hỏi con: “Sao cứ phải đắn đo khổ sở về tiền đến thế nhỉ?” .
    Mẹ ơi, những lúc ấy mẹ đang giận nên con không dám cãi lại. Nhưng giờ đây con muốn được bày tỏ lòng mình rằng tại sao con lại có những suy nghĩ, hành động kỳ lạ như vậy. Vâng, tất cả là vì tiền. Chỉ đến tận bây giờ con mới nhận ra cả một quãng thời gian dài trước đó con đã non nớt, ngây thơ biết chừng nào khi nghĩ về tiền.
    Cách đây 8 năm bệnh viện đã chẩn đoán mẹ bị suy thận mạn tính độ 4 (độ cao nhất về suy thận). 8 năm rồi nhà ta đã sống trong túng thiếu bần hàn, vì bố mẹ không kiếm được nhiều tiền lại phải dành tiền cho mẹ đi chạy thận. Nhưng bố mẹ vẫn cho con tất cả những gì có thể, và cậu bé học trò như con cứ vô tư đâu biết lo gì.
    Hồi học tiểu học, tiền bạc đối với con là một cái gì đó rất nhỏ, nó là những tờ giấy với đủ màu có thể dùng để mua cái bánh, cái kẹo, gói xôi hay cái bánh mì… Con đâu có ngờ tiền chính là yếu tố quyết định sinh mạng mẹ mình, là thứ bố mẹ phải hàng ngày chắt bóp và bao người thân gom góp lại để trả cho từng ca lọc máu cho mẹ tại Bệnh viện Bạch Mai, là thứ càng làm mẹ thêm đau đầu suy nghĩ khi mẹ buộc phải nghỉ việc làm vì điều kiện sức khỏe không cho phép.
    Rồi đến khi con học lớp 8, mẹ càng ngày càng yếu và mệt, phải tăng từ 2 lên 3 lần lọc máu/ tuần. Những chỗ chích ven tay của mẹ sưng to như hai quả trứng gà, nhiều hôm máu thấm ướt đẫm cả tấm băng gạc. Do ảnh hưởng từ suy thận mà mẹ còn bị thêm viêm phổi và suy tim. Rồi ông lại bị ốm nặng, bố phải nghỉ việc ở nhà trông ông, nhà mình vì thế càng trở nên túng quẫn, mà càng túng thì càng khổ hơn. Tờ một trăm ngàn hồi ấy là một thứ gì đó xa xỉ với nhà mình. Cũng từ dạo ấy, đầu óc non nớt của con mới dần vỡ lẽ ra rằng tiền bạc chính là mồ hôi, nước mắt, là máu (theo đúng nghĩa đen của nó, vì có tiền mới được chạy thận lọc máu mà) và bao nỗi niềm trăn trở lo lắng của bố và mẹ.
    Hôm trước con có hỏi quan điểm của mẹ về tiền bạc thế nào để con có thêm ý viết bài làm văn nghị luận cô giao. Mẹ hơi ngạc nhiên vì câu hỏi đường đột ấy. Rồi mẹ chỉ trả lời với 3 từ gọn lỏn: “Mẹ ghét tiền”.
    Nếu con còn thơ dại như ngày nào, hay như một người ngoài nào khác thì chắc con đã ngạc nhiên lắm. Nhưng giờ đây con cũng đồng ý với mẹ: con cũng ghét tiền. Bởi vì nó mà mẹ phải mệt mỏi rã rời sau mỗi lần đi chạy thận. Mẹ chạy thận 3 lần một tuần, trước đây bố đưa đón mẹ bằng xe đạp nhưng rồi mẹ bảo đi thế khổ cả hai người mà còn phải chờ đợi mất ngày mất buổi của bố nữa nên mẹ chuyển sang đi xe ôm. Nhưng đi xe ôm mất mỗi ngày mấy chục ngàn, tốn tiền mà lại chẳng kiếm đâu ra, mẹ quyết định đi xe buýt.
    Mỗi khi về nhà, mẹ thở hổn hển, mẹ lăn ra giường lịm đi không nói được câu gì. Con và bố cũng biết là lúc ấy không nên hỏi chuyện mà nên để yên cho mẹ nghỉ ngơi. 8 năm rồi, 8 năm chứng kiến cảnh ấy nhưng con vẫn chưa bao giờ có thể quen được. Con chỉ biết đứng từ xa nhìn mẹ, và nghiến răng ước “giá như có dăm chục ngàn cho mẹ đi xe ôm thì đâu đến nỗi!”.
    Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con bỗng nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của Bệnh viện Bạch Mai. Con đã ngây thơ hỏi mẹ: “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ: “Cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ!”.
    Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế.
    Con còn sợ đồng tiền nữa. Mẹ hiểu con không? Con sợ nó vì sợ mất mẹ. Mẹ đã phải bốn lần đi cấp cứu rồi. Những người suy thận lâu có nguy cơ tử vong cao vì huyết áp dễ tăng, máu dồn vào dễ làm tắc ống khí quản và gây tắc thở. Mẹ thừa biết điều này. Nhiều người bạn mẹ quen trong “xóm chạy thận” đã phải chịu những cái kết bi thảm như thế. Nhiều đêm con bỗng choàng tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa mà lạnh toát sống lưng bởi vừa trải qua một cơn ác mộng tồi tệ…
    Con sợ mẹ lại phải đi cấp cứu, và sợ nhỡ nhà mình không đủ tiền để nộp viện phí thì con sẽ mất đi người thân yêu nhất trong cuộc đời này. Mỗi buổi mẹ đi chạy thận là mỗi buổi cả bố và con đều phấp phỏng, bồn chồn, lo lắng. Mẹ về muộn là lòng con nóng như lửa đốt, còn bố thì cứ đi đi lại lại và luôn hỏi “bao giờ mẹ mày mới về?”. Với con cơ hội là 50/50, hoặc là mẹ chạy thận an toàn và về nhà, hoặc là…
    Con lo sợ hơn khi đọc báo thấy bảo có người không đủ tiền trả phần ít ỏi chỉ là 5% bảo hiểm y tế, tiền thuốc men mà phải về quê “tự điều trị”. Với những bệnh nhân phải chạy thận, như thế đồng nghĩa là nhận bản án tử hình, không còn đường sống. Con bỗng hoảng sợ tự hỏi nếu không còn bảo hiểm y tế nữa thì sao? Và nếu ông mất thì sao? Chi tiêu hàng ngày nhà mình giờ đây phần nhiều trông chờ vào tiền lương hưu của ông, mà ông thì đã già quá rồi …
    Mẹ ơi, tiền quan trọng đến thế nào với gia đình mình thì chắc mẹ hiểu rõ hơn con. Cứ nghĩ đến tiền là con lại nhớ đến những đêm bố mất ngủ đến rạc cả người, nhớ đến những vết chích ven sưng to như quả trứng gà của mẹ, nhớ đến cả thìa đường pha cốc nước nóng con mang cho mẹ để mẹ uống bồi bổ mỗi tối. Mẹ chắt chiu đến mức sữa ông thọ rẻ tiền mà cũng không mua để tự bồi dưỡng sức khỏe cho mình.
    Con sợ tiền mà lại muốn có tiền. Con ghét tiền mà lại quý tiền nữa mẹ ạ. Con quý tiền và tôn trọng tiền bởi con luôn biết ơn những người hảo tâm đã giúp nhà mình. Từ những nhà sư tốt bụng mời mẹ đến chùa vào cuối tuần, những cô bác ở Hội chữ thập đỏ quyên góp tiền giúp mẹ và gia đình mình. Và cả những người bạn xung quanh con, dù chưa giúp gì được về vật chất, tiền bạc nhưng luôn quan tâm hỏi thăm sức khỏe của mẹ… Nhờ họ mà con cảm thấy ấm lòng hơn, vững tin hơn.
    Con cảm thấy bất lực ghê gớm và rất cắn rứt lương tâm khi mẹ không đồng ý với các kế hoạch của con. Đã có lúc con đòi đi lao động, đi làm gia sư hay đi bán bánh mì “tam giác” như mấy anh sinh viên con quen để kiếm tiền giúp mẹ nhưng mẹ cứ gạt phăng đi. Mẹ cứ một mực “tống” con đến trường và bảo mẹ chỉ cần con học giỏi thôi, con giỏi thì mẹ sẽ khỏe.
    Vâng, con xin nghe lời mẹ. Con vẫn đến trường. Con sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ và bố vui lòng. Nhưng mẹ hãy để con giúp mẹ, con đã nghĩ kĩ rồi, không làm gì thêm được thì con sẽ nhịn ăn sáng để tiết kiệm tiền. Không bán bánh mì được thì con sẽ ăn cơm với muối vừng. Mẹ đừng lo mẹ ạ, mẹ hãy an tâm chạy chữa và chăm sóc cho bản thân mình. Hãy để con được chia sẻ sự túng thiếu tiền bạc cùng bố mẹ. Vậy con khẩn thiết xin mẹ đừng cằn nhằn la mắng con khi con nhịn ăn sáng. Mẹ đừng cấm đoán con khi con đi lấy chầy, cối để giã lạc vừng.
    Dù con đã sút 8 cân so với năm ngoái nhưng con tin rằng với sự thấu hiểu lẫn nhau giữa những người trong gia đình thì nhà ta vẫn có thể sống yên ổn để đồng tiền không thể đóng vai trò cốt yếu trong việc quyết định hạnh phúc nữa.
    Đứa con ngốc nghếch của mẹ.
    Nguyễn Trung Hiếu


    Một bài văn thực sự rất hay và cảm động trong một gia đình ở giữa TĐ Hà Nội. Nếu người nào viết văn hay thì về những vùng núi rừng phía bắc,nơi xa sôi hẻo lánh mà những đồng bào dân tộc của chúng ta đang sống.thì không có từ để viết về nỗi khổ của họ..
    Cũng một kiếp người như nhau,một đất nước như nhau.Vì tại sao có người sướng và người khổ quá như vậy nhỉ.?

    Comment

    • #3

      <thu gởi mẹ> chắc là phải khóc rồi chứ sao cười được , anh 2 này hỏi cũng như không hè !
      <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

      Comment

      • #4

        Mẹ chồng &amp; Nàng dâu

        Lá thư mẹ chồng
        Cô ơi,
        Thế là cô đã lọt vào nhà tôi. Do chính tay con trai tôi dắt về. Tôi không bảo rằng con trai mình ngốc nghếch, nhưng với tôi, nó vẫn còn bé dại. Mà chắc cô hiểu, một thanh niên bé dại thì rất dễ mắc sai lầm.
        Thưa cô,
        Xin nói ngay rằng tôi không phản đối cô. Cũng không thành kiến gì về cô. Bằng chứng là tôi có dự đám cưới và có lên phát biểu. Mặc dù hồi hai đứa quen nhau, cô rất ít đến nhà tôi, và có đến thì cũng chào tôi lý nhí rồi lẩn ngay vào phòng, cứ như tôi là người mắc bệnh truyền nhiễm. Tôi chả giận ai vì điều đó, mặc dù tôi vẫn không quên.
        Nhưng kể từ hôm nay, cả hai ta nên nhìn vào thực tế. Đám cưới đã được tổ chức. Lịch sử đã sang trang. Trang đen hay trang trắng thì tôi chưa rõ.
        Là một phụ nữ, tôi hy vọng như thế, vì nhiều khi thấy cô có tác phong khá ngổ ngáo, chắc cô đã nghe nói nhiều điều không tốt lắm về mẹ chồng, và sự căng thẳng giữa mẹ chồng và nàng dâu trong gia đình ở xã hội ta. Tôi chính là mẹ chồng đây. Và tôi xin chủ động nói với cô rằng tôi chả phải mẫu mẹ chồng mà thiên hạ vẫn rêu rao. Cô đừng sợ.
        Tôi sẽ không soi mói cô. Tôi sẽ không rình mò cô. Cả hai đứa cứ việc ăn gì thì ăn, đi đâu thì đi, và e hèm, ngủ đến bao giờ thì ngủ. Tôi chả phải nữ cai ngục. Tôi là bà mẹ nhân hậu, thương con. Cả khu phố đều rõ điều này.
        Nhưng tôi cũng có vài nguyên tắc. Và thấy chẳng hại gì khi phổ biến sớm cho cô. Gia đình, chắc cô đồng ý, cũng như một công ty, và tôi chắc chắn chả phải nhân viên quèn. Tôi giữ chức gì cô hãy suy đoán lấy. Bắt đầu từ hôm nay, khi cô bước chân vô cái nhà này, tôi xin tuyên bố trao hết cho cô một số quyền lợi chính, một số công việc đầy thú vị mà tôi đã đảm nhiệm xuất sắc nhiều năm. Đó là việc quét nhà, lau nhà, rửa bát đũa, giặt chăn chiếu, cho chó mèo ăn, đóng cửa hàng đêm, đổ rác mỗi sáng sớm.
        Kể từ nay, cô toàn quyền thay tôi đi họp tổ dân phố, và được quyền tự do phát biểu, tự do ứng cử. Cô cũng tự do đi chợ theo danh sách thực phẩm tôi đã chọn, chỉ việc nộp lại hóa đơn. Cô tha hồ mở tivi những lúc tôi vắng nhà, và tha hồ tưới cây trong sân cùng trên sân thượng.
        Tôi hoàn toàn tân tiến. Nên cô cứ ăn mặc tự nhiên các loại áo bà ba và quần đen kiểu mới. Khi nhà ta có đám giỗ, có cơm cuối năm, cô chả phải động tay động chân gì khi đã nấu xong và đã dọn dẹp xong.
        Về con trai tôi, tất nhiên nó là chồng cô. Chồng thì phải thương vợ. Tôi ủng hộ chân lý này. Nó sẽ tha hồ chăm sóc cho cô nếu tôi không nhìn thấy. Tôi chả ghen tỵ như các bà phù thủy khác làm gì. Nó vui cũng chính là tôi vui.
        Nhưng xin cô để ý tới nó một chút, vì nó còn bé và rất hay ốm đau. Đằng sau vẻ cường tráng đàn ông, nó có một trái tim nhạy cảm và một lá phổi rất dễ bị ho. Cô hãy nấu nước nóng để nó tắm thường xuyên, và đắp chăn kỹ càng khi nó ngủ. Thịt kho cho nó cần cắt nhỏ ra và áo sơ mi nó mặc đừng khi nào để ẩm.
        Hai đứa cứ việc đi chơi cuối tuần. Có thể mỗi tối đi cùng và tôi thỉnh thoảng sẽ từ chối để hai đứa tự do. Tôi hiểu thanh niên khác bà già, và tôi chấp nhận mình chỉ đi ở đằng sau.
        Tôi không thích ồn ào, dù tôi yêu đám đông. Do đó cô đừng mời khách khứa tới nhà chơi nhiều quá. Tôi sẽ chả nói năng khó khăn gì cả nếu khách chạy vào chào.
        Cô đừng có phục vụ tôi. Điều ấy trái với xu hướng hiện nay, và sẽ làm hàng xóm dị nghị. Cô chỉ cần đấm lưng, pha thuốc và chở tôi đi tập dưỡng sinh hàng ngày, rồi lo hai bữa cơm, ngoài ra tất cả mọi thứ để tôi làm lấy. Tôi không thích bị xì xào là lạm dụng con dâu. Tôi không phải bà la sát. Tôi chỉ là mẹ chồng dễ tính nhưng nghiêm nghị và có vài chục nguyên tắc con con.
        Thôi, tôi dừng bút. Nói nhiều thêm phức tạp. Mỗi tuần, tôi cùng lắm chỉ viết cho cô độ hai lá thư. Tôi hy vọng cô không làm tôi thất vọng.
        Mẹ chồng yêu quý
        Lá thư nàng dâu
        Con cứ nghĩ mãi, rốt cuộc mẹ có ý nghĩa gì với con? Mẹ chẳng qua là mẹ của chồng con. Trước khi lấy anh ấy, mẹ chẳng có chút ý nghĩa nào đối với cuộc sống của con. Cuộc sống của con là do bố mẹ đẻ của con cho con. Kiến thức, năng lực, sự giáo dục, cách đối nhân xử thế, ... của con ngày hôm nay đều là do con thừa hưởng từ bố mẹ con, chẳng có tí tẹo tèo teo nào cống hiến của mẹ. Thế nên con mới không tài nào hiểu nổi, rằng vì sao ngay sau khi kết hôn, bao nhiêu ngày tháng của suốt hai mươi năm con sống trong cuộc đời này tất tần tật lại phải trở về số không, rồi phải trở thành người của nhà mẹ, mà đúng hơn là người nhỏ nhất trong nhà mẹ. Nói nhỏ nhất là vì địa vị của con trong nhà còn bé nhỏ hơn cả đứa con trai hai tuổi của con. Nói thật là con cảm thấy rất bất công. Bố mẹ con nuôi dạy con hơn hai mươi năm ròng rã, còn mẹ thì nhặt nhạnh lấy thành quả kết tinh của 20 năm ấy, nói trắng ra là mẹ không làm mà hưởng, ngồi mát ăn bát vàng. Thế nên những việc con làm cho mẹ, mẹ nên cảm ơn bố mẹ con và công sức con bỏ ra. Nếu mẹ không thấy cảm kích thì cũng đành vậy nhưng mẹ cũng đừng nên cố ý tạo ra ý nghĩa này nọ đối với con, đừng nên lấy kính hiển vi ra mà xăm xoi những việc con làm, khác nào bới lông tìm vết, nhặt xương trong trứng gà, rõ ràng là vừa được ăn vừa được nói. Ban ngày con có công việc của riêng con, kinh tế trước nay vẫn độc lập, nên con chẳng hề phải dựa dẫm vào con trai mẹ, và cũng chưa một ngày nào phải sống nhờ vào đồng lương của con trai mẹ. Khả năng kiếm tiền của con ngày hôm nay là nhờ công giáo dục của bố mẹ con và công sức con không ngày nào ngừng nỗ lực học tập mà thành. Cho nên con không thể chịu đựng nổi cái ý nghĩ là đồng tiền con kiếm ra nghiễm nhiên phải cống hiến cho nhà mẹ và sau đó tiêu đồng tiền của chính mình lại cứ phải nhìn xem sắc mặt của mẹ thế nào, làm gì có chuyện đấy?
        Con không hề nợ nần gì mẹ, cũng chẳng cần mẹ phải nuôi, càng chưa xin mẹ một xu một chinh nào. Con có thể tôn trọng ý kiến của mẹ nhưng không thể để mẹ quyết định được. Cho nên bây giờ con phải chính thức nói trắng ra để mẹ hay: tiền điện là con trả, nên trong những ngày hè nóng bức ngột ngạt con bật điều hoà đi ngủ, mẹ không được có ý kiến. Hôm sau con còn phải đi làm nữa mẹ ạ, chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với con. Còn nữa, "Phật có thiếp vàng, người có quần áo", con cần mua mấy bộ quần áo hay mấy đôi giầy thì đấy là việc của con, xin mẹ nhớ cho, tiền đó là do con kiếm được, con tiêu thế nào thì con cũng tự có chuẩn mực của con, nếu mẹ muốn quản lý thì xin đi mà quản lý tiền nong của con trai mẹ. Con kiếm tiền bằng công sức và khả năng của mình, nên quả thực không hề muốn phải đi thăm dò sắc mặt của mẹ thế nào. Lại nữa, mẹ đừng nên một mực cho rằng con trai mẹ giỏi giang ghê gớm lắm, nếu mà con không đi làm thì thử hỏi chuyến đi Trung Quốc du lịch hai tuần năm ngoái của mẹ là tiền ở đâu ra.
        Con càng nghĩ càng thấy thực ra mẹ chả có bất kỳ ý nghĩa nào đối với con cả, nếu mà có một ý nghĩa nào đó về hình thức thì mẹ chẳng qua chỉ là mẹ của chồng con thôi. Tất cả công sức tình cảm của mẹ đều dồn cho anh ấy, người báo đáp công lao mẹ là anh ấy. Tương tự như vậy, người mà con cần báo đáp cũng chỉ có bố mẹ con thôi. Nếu hôm nay bố mẹ con cũng soi mói con trai mẹ như vậy thì mẹ có cảm thấy dễ chịu không? Và con trai mẹ sẽ đáp ứng được mấy phần yêu cầu của bố mẹ con đây?
        Cho nên về sau này, nếu mẹ muốn ăn hoa quả thì sai con trai mẹ đi gọt cho mẹ ăn, vì đây là việc anh ấy đáng phải làm, quần áo thì cũng sai anh ấy giặt, đằng nào thì mẹ cũng đã giặt quần áo cho anh ấy hơn hai mươi năm kia mà (còn con thì đến một đôi tất cũng chưa bao giờ phải phiền mẹ cả). Nếu mẹ muốn đi khám bệnh thì bảo con trai mẹ xin nghỉ mà đưa đi, con không muốn năm nào cũng bị cơ quan cắt tiền thưởng không nghỉ phép năm. Trong khi hễ con bị cảm cúm thì mẹ bóng gió mát mẻ rằng con sức khoẻ kém. Bởi vậy, khi mẹ bị ốm, con chẳng có cách nào để động lòng trắc ẩn. Nói tóm lại, anh ấy hiếu thảo với mẹ là đúng, còn con, con phải đem cái hiếu thảo của con báo đáp cho người đã sinh thành ra con. Nếu mẹ muốn con làm việc gì thì mẹ làm ơn bớt bới móc đi một tí và thầm cảm ơn con, vì rằng con đâu có thiếu nợ mẹ, làm giúp mẹ là làm giúp một người trên danh nghĩa là mẹ đẻ của chồng con, tất cả chỉ có vậy thôi. Nếu anh ấy không phải là chồng con, mẹ tưởng mẹ sẽ có vinh hạnh ấy sao? Hơn nữa mẹ cũng nên chịu khó xem thời sự vào, bây giờ là thời đại trả tiền thuê người làm việc nhà rồi, mẹ đã không trả lương cho con thì mỗi lúc con làm giúp mẹ, mẹ nên mỉm cười mới đúng chứ!
        Cuối cùng, con viết thư này chắc chắn mẹ sẽ cho con là phường nghịch tử vô luân, nhưng giữa người với người là phải tôn trọng nhau, và con đối xử với mẹ cũng trên nguyên tắc cơ bản như vậy. Nếu mẹ không thể tôn trọng những cảm nhận của con thì coi như con cũng xin nhường mẹ một chút vì mẹ dù sao cũng là người đi trước, nhưng con vẫn cứ phải nói cho hết nhẽ. Chắc mẹ sẽ bảo "Làm dâu nhà người phải hiểu đạo lý", nhưng về phía con cũng vẫn phản đối , con không phải do mẹ nuôi dạy, càng không nợ nần gì mẹ, và con cũng đã phát huy tối đa khả năng nhẫn nhục và tôn trọng của mình. Còn những điều cần học hỏi thêm là ở phía mẹ. Tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình, mẹ ạ!


        KHÔNG BIẾT TA NÊN KHÓC HAY CƯỜI?

        Comment

        • #5

          <lá thư mẹ chồng ,và nàng dâu> này mới đúng là không biết nên khóc hay cười nè.
          <Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng>

          Comment

          Working...
          X
          Scroll To Top Scroll To Center Scroll To Bottom