BẠN ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ
thái san
Tôi chợt hỏi một cách vô duyên nhất:
-Ai vậy? Thầy kiện nói nhanh như chưa nói bao giờ:
-Thằng Kiệm chứ ai. Một người sống gần nhà. Tôi nói một cách chắc chắn như vậy.
-Nó làm sao?
-Chết chứ sao.
-Trước kia trúng ngay hai trái đạn mà không chết sao nay xui vậy.
-Đâu có xui hay hên gì trong chuyện này, ốm thì chết.
-Thế à?
Nói đến đây ai, cả hai cũng ngừng lại nhìn nhau và chẳng nói thêm được gì. Nói cho cùng hắn bị trúng hai trái và hai lần mà không chết.
Nay vì bệnh một phần mà cũng vì gia đình làm tăng thêm bệnh nên hắn không chịu nổi và từ giã ra đi trong bao uất ức vì vợ, con nên không kham nổi thêm.
Hôm cuối cùng tôi nằm sát cạnh với anh vào cuối đời, cuối ngày đó cũng đã khuya tôi tâm sự cũng như bao lần nhưng nay tôi xoay hướng nhè nhẹ nói với Kiệm:
-Con anh nó hư, anh phải chịu trách nhiệm, còn người phối ngẫu, nói trúng ra là vợ anh, thì anh nên tha thứ cho nó và tha thứ hết, bỏ qua hết, để cho chính tâm hồn được thanh thản lấy một thời gian rồi bệnh sẽ qua.
Tự dưng tôi nghĩ và cảm thấy giống như lời trăn trối mà chỉ có chính tôi lại là người ngoài cuộc nói câu đó trước giờ mất khoảng vài giờ đồng hồ, anh chỉ thốt thật nhẹ chỉ đủ hai người nghe:
-Em xin cám ơn anh, em sẽ cố gắng giải tỏa chuyện đó vì kẻo cũng chẳng còn bên nhau được bao ngày nữa đâu, câu nói đó càng làm cho tôi sửng sốt.
Thường ngày.
Tôi vẫn theo lối đi qua chơi với hắn bằng đường tắt chẳng khác ngày xưa chui lỗ chó đi chơi bời trong trong trại lính mà những thằng lính khát tình thường làm.
Nói vậy thực ra là một lối đi nhỏ của khu xóm gần nhà người bán hàng, họ muốn mở để qua lại mua bán cho có thu nhập, câu này chính Kiệm hay nói với tôi là:
-Họ muốn bán được hàng thì mở chứ anh.
-Tuyệt, câu nói thật chuẩn.
Trong những tháng ngày hay qua lại ngõ tắt để hàn huyên với nhau.
Nhất là chính để mình có chỗ chơi bời cho qua thì giờ, hai là an ủi anh vì phải ngồi một chỗ trên xe lăn mà những người liệt ngồi một chỗ thường cáu kỉnh, bẳn gắt lắm vì con, cháu khuậy ầm làm cho ngồi không yên, lại ít ai dám nói chuyện với họ.
Thường lần nào đến chơi tôi hay ngồi vào hẳn chiếc xe lăn cũ, nóng như ma, để lắng nghe Kiệm nói thật chí lý, thật chân tình, kể cả êm dịu như một bản thánh ca, hay kể cả những chuyện ca cẩm của đời người.
Gần cuối đời Kiệm có những cái vô duyên như không cho con đưa lên nhà trên. Một căn nhà mới xây xong hay và cũng chẳng cho vợ con chữa chạy gì cả dù rằng trong nhà có tiền, khá hơn vì chính đất của anh để lại, làm ra, hơn mọi nhà là vì lý do Kiệm ngày xưa chịu khó làm ruộng rẫy nên còn hưởng thụ được những mảnh đất theo giá hiện hữu thì có thể nếu có người phối ngẫu có thể hưởng cả đời, nhưng đau khổ, là vì chẳng biết làm hay chịu tìm ra cách làm ăn nào khác nên ngồi một chỗ ăn thì núi cũng phải lở thôi.
Có thể ở đó, làm càng ngày Kiệm càng nặng thêm vì chính căn nhà vừa xây xong mà cái tấm ô văng lại lệch hẳn qua bên trái ba mươi phân, cái cột bên phải thì ở ngoài trời mười phân, người ngoài nhìn mà phát ớn vì chính người phối ngẫu chẳng biết mô tê mốc tếch gì nên đau đứt ruột.
Chẳng ai dám nói không cả vì nếu có thể đến xem mới biết sự thể ra thế nào nói thì ai chẳng hay như người đi lao động nước ngoài ở malaixia nói thì hay vì chiếu trên truyền hình thì chọn những diễn viên còn nếu mà biết được toàn bộ sự việc thì chính nhà nước, họ đã mang con bỏ chợ để lấy tiền rồi còn chần chừ gì nữa.
Anh cũng có rất nhiều tính cách nhân đạo.
Chỉ có tôi, Kiệm thường hay tâm sự kể cả chuyện thời sự cho đến tin thế giới….
Bỗng dưng chiều chủ nhật cấp cứu, vào phòng cấp cứu cũng chẳng ăn thua gì nữa vì Kiệm bị tai biến mạch máu não giai đoạn bốn mà người phối ngẫu và chính mấy đứa con cũng không biết gì hơn là nên tránh những chuyện không vui để bố tĩnh dưỡng, đàng này chúng thường xẩy ra những chuyện gây gỗ không đâu để làm phiền người bố đã chỉ còn nước nằm một chỗ. Tôi nói:
-Phải trách chúng về những sự việc này. Tôi tạm tóm tắt qua về cuộc sống của Kiệm như sau.
Nói chung Kiệm là một con người không mấy học hành, lớn lên, học ít, khoảng hết trung học cấp một hết là về nhà.
Đi làm ăn sống bình thường chẳng hơn thua gì thiên hạ.
Sau đó gặp thời gian quân Mỹ vào và chiếm đóng toàn bộ khu Long bình.
Thế là Kiệm bắt đầu sống bám theo khu quân Mỹ đóng kiếm việc như vá vỏ xe hơi, nhưng thực chất là buôn bán bất kỳ về chuyện xe trong sở mỹ đem ra nên gần như biến thành kẻ chợ trời, thuộc loại đa hệ, có gì chơi nấy.
Sau giải phóng. Chính Kiệm cũng nói là một biến cố.
Miệt Hố nai là chỗ gia đình Kiệm nương sống.
Kiệm được chọn làm công an khu vực dù rằng sau giải phóng anh ta cũng chẳng thuộc loại theo đóm, vì chức vụ này chẳng mấy ai thèm làm, sau được bầu làm phó thôn Nam hòa kiêm c/a khu, thuộc huyện trảng bom xã Bắc sơn sau này mới đổi ra, hắn làm kể từ khi xã còn là xã Hố nai bốn. Tuy nhiên cũng từ một xui xẻo lại đâm ra hên, đó là xui trong hên và là hên trong xui.
Là chuyện một ông quan nhớn trên huyện lái chiếc ladalat vô tình đụng phải một đứa con và có bà xã đi theo nên ông quan này bèn phải kiếm mọi cách bù trừ vào những sai sót của mình nên mọi việc từ đó gia đình Kiệm được làm ăn lên từ đó vả lại ai cũng có phần chú ý đến gia đình này hơn.
Ngoài ra Kiệm còn đi học cách chữa bệnh nhân điện, dù trên phương diện nào đó chỉ nói là chữa bệnh từ thiện. Nhưng anh vẫn có được một cô bồ do việc chữa bệnh mà ra.
Phương Trinh.
Một cô gái lỡ thì, vì vô tình có chàng trai cho một cái bầu chuồn từ ngoài Phương lâm về đây mang theo chiếc xe chiếm đoạt của thằng vô trách nhiệm kia, nên Kiệm vô tình hay hữu ý biến thành cứu cánh, và lại biến thành sư huynh đôi khi đến tận nhà dù biết vợ của Kiệm vẫn ở đó nhưng lý do chính đáng là. Trinh nói:
-Mình yếu năng lượng nên đến nhờ anh thầy Kiệm nạp năng lượng.
Bà vợ chẳng hề biết mảy may nào thêm thắt ý kiến trong cái lý do không chính đáng đó ra sao.
Thời gian Kiệm đi học nhân điện cũng khoảng ít ngày rồi về hành nghề thực ra khách hàng cũng đến từ nơi xa rất phổ thông thịnh hành rồi nghe đồn, một đồn mười họ đến, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân khỏi lan truyền ra mọi nơi, kẻ cả từ kontum, pleiku và nhiều nơi khác đến chữa, có nhiều người cũng do đó khỏi.
Nhưng theo quy luật. Có câu:
-Thầy khỏe thầy chữa người ta.
-Đến khi thầy ốm thì ma chữa thầy.
Và kế tiếp đến khi thầy bị bệnh tai biến mạch máu não.
Nhưng vì quá tin vào cách chữa bệnh nhân điện nên sinh lười, hoặc là vì số phận không biết nữa, nên sự tự chữa bệnh không có phần tiến triển mà chính em vợ của Kiệm cũng thường xuyên và giúp đỡ phương tiện để tập luyện, nhưng có thể do những người phối ngẫu làm mất đi ý muốn sống, nên tinh thần bị băng hoại, cho nên chuyện tập luyện là chuyện không thể bao giờ xẩy ra, dù rằng bạn bè và nhiều người kể cả các bác sỹ thân mến hắn cố khuyên răn cũng như qua mà thôi.
Hôm đưa xác và cả gia đình bạn bè tiễn chân lần cuối về nơi nghĩa trang Bùi chu thì trời còn tối âm u vì vào tháng mười hai năm ngàn không trăm lẻ năm.
Tôi vẫn còn mang trên vai túi vợt cầu lông chạy nhanh vào nghĩa địa, gần cuối đường bên phải thì gặp gia đình và mọi người thân tiễn đưa.
Ngừng xe bước xuống đến tận nơi nấm mồ mới đã có toàn bộ gia đình chờ sẵn đó đang than vãn với bố, với chồng có tiếng khóc:
-Anh ơi anh dù có đánh em đến trăm lần một ngày em vẫn chịu, nghĩa là anh sống dậy. Nhà tôi cười mỉm chi ý nghĩa. Tôi bật nói:
-Lúc sống chẳng đối xử với nhau được chút ân tình, lúc chết làm như vậy có khác chi nước mắt cá sấu không vậy hở bà? Nhà tôi sửa nói:
-Ông hay cố chấp, vì cuộc sống thì bao gồm những hợp lý và bất hợp lý kể cả bất hợp tình chứ phải không thưa anh? Thấy câu nói làm tôi sợ.
Bất chợt tôi nhớ lại. Lúc còn sống Kiệm kể rằng:
“Có một ông già kia đã chết nhưng người thầy thuốc cố tình cứu sống. Khi tỉnh sống dậy ông nói:
-Lại khổ nữa rồi.
Tôi bật cười ngẫm nghĩ cười ra nước mắt. Tự hỏi tại sao khi sống dậy lại nói vậy, lẽ ra phải quý mến sự sống chứ. Nhưng không chính ông lại cảm thấy đó lại là một sự khổ.
Chuyện thế mới đáng nhớ và đáng nói lại chứ. Nói cho cùng vui thì câu chuyện thành vui, mà buồn thì câu chuyện thành nẫu cả ruột gan mà mấy ai thấu hiểu nổi lòng một người bị bệnh bại liệt ngồi chết một chỗ mà vợ, các con không thể hiểu nỗi cáu gắt trong lòng người ngồi một chỗ nổi mà bao nhiêu chuyện con cái cuộc sống, tiền bạc vây quanh…
Hôm nay Kiệm đã ra đi về nơi mồ cao mả dài.
Tôi trong lòng mang theo nỗi buồn vô cớ cũng vẫn có bóng dáng anh.
Thầm cầu mong cho linh hồn anh sớm siêu thoát và chóng được về nơi vui vẻ anh nghỉ cùng ông nội.
Tôi đọc:
-Bùi văn Kiệm tên thánh vinh sơn (vincente) sanh một chín năm mươi, chết mười hai giờ đêm mười tám tháng mười hai năm hai nghìn không trăm lẻ năm, vào một đêm lạnh giá nhất thời gian ở miền nam này, lại trăng cũng vừa tàn.
Tiện tôi cũng gửi tin chia buồn trên mạng của buichu. net. Còn riêng phần gia đình anh, tôi biết sẽ xẩy ra nhiều chuyện chia chác đất đai, vì chính bản thân anh lặn lội nuôi nấng năm gái, ba trai cho tròn vuông đến hôm nay, đến bây giờ. Kể cũng là một kỳ công. Chính tôi cũng cố công vẽ và chia chác miếng đất đó.
Tôi lắng tâm hồn xuống nói như đọc văn tế:
-Anh Kiệm ơi! Hình ảnh khi nằm xuống trẻ trung như ngày anh làm đám cưới.
Trong chúng tôi, mọi người thương tiếc anh, nhớ anh, nay đã trở thành người thiên cổ. Nhưng nhớ anh qua những câu nói đơn sơ mộc mạc của một con người suốt đời vui với ruộng vườn, nhưng làm cho mọi người hiểu nhiều về hội Hiền mẫu.
Chúng tôi thuộc giáo họ lẻ Đức mẹ lên trời, ngừng lại vài phút cúi đầu kính cẩn dâng lên Chúa những lời nguyện cầu cho anh sớm được về dưới chân Chúa và thứ tha cho những người sống quên mất nghĩa, quên mất vị trí của mình. Quên mất vai trò chính trong căn nhà xưa có hơi ấm đằm thắm của chồng con, quên mất những việc phải làm và chúng tôi cần nhắc cho anh nhớ là chính anh đã không đúng, vì kẻ đi trước phải là bà mẹ. Vậy để chuộc lại những lỗi lầm đó anh nếu thiêng linh xin cầu cho bà cụ, nếu còn khỏe thì sống lâu thêm cho đến trăm tuổi, nhưng nếu quá vất vả với cuộc sống trần thế thì xin chúa mẹ nhân từ cất chén đắng cho bà cụ cũng sớm mẹ con gặp nhau để còn chuẩn bị lo cho toàn thể.
Và nhất là cho người đón bà cụ về để ông bà được sớm xum họp, thế là anh đã làm tròn phận sự của người con trai lớn trong gia đình.
Còn cần bất kỳ ai có một tấm lòng thì để gió cuốn bay đi anh ạ.
Chúng ta chẳng câu mâu, chúng ta chẳng tranh chấp, chúng ta chẳng tha thiết gì trên cõi thế, ngược lại chúng ta cũng chẳng bao giờ quên được những giờ phút này hầu để khai phóng những tấm lòng rộng mở của các con, chúng thô sơ lắm còn khờ khệch, dù tất cả đều biết yêu đương, chúng chưa biết khổ đau như anh và chúng tôi đã từng trải qua biết được yêu đương là cái tốt nhưng cái nghĩa, đó là nghĩa vợ, tình chồng chúng chưa hề biết.
Chúng tôi mong những ngày cuối cùng này của anh, làm chúng lớn thêm và hiểu thêm thật rõ điều này, nếu chúng đã gắn bó với nhau thì xin anh khiến chúng, phò trợ chúng, thoát khỏi những đắng cay mà đời mình đã vô lý vấp phải, tiếc thay sự ra đi của anh chẳng mang lại gì nếu bản chất chúng vẫn u tối mãi như vậy.
Hôm nay trong nỗi buồn chung của cả gia đình, chúng tôi những người ngoài chứng kiến cảnh ngộ của anh ra đi như một kỷ niệm.
Các cháu nói với bố rằng:
-Thưa bố dù chúng con cũng còn dại dột nên chưa hiểu nhân tình là gì nên đã để bố buồn lòng, mang cả những ý nghĩa của chúng con đi. Xin bố tha thứ cũng vì chúng con còn thô sơ mới bước vào đời ngô nghê tưởng mình như những con khủng long, những tưởng khuynh loát được cả thế giới, nhưng sau bố ra đi rồi chúng con mới hiểu và biết đã làm sai, những câu nói, việc làm cho bố buồn khổ, cho bố không êm ả chút nào.
Hôm nay chúng con quỳ dưới quan tài bố, phủ phục dưới đất xin bố tha thứ, và hứa sẽ đổi đời không phải mai kia mà chính là ngay khoảnh khắc này, chúng con gia đình gồm ba người vợ, chồng con, đứa cháu đích tôn xưa mà bố vẫn phải cưu mang dù lúc đó bị đã bị ngồi một chỗ mà chúng con nông nổi, ăn vẫn chưa no lo chưa tới, trẻ người non dạ đã làm bố phật lòng, lúc đón cháu về cũng chẳng hỏi thưa bố lấy một tiếng.
Nay chúng biết lỗi, xin bố bỏ qua, với lòng đại lượng khoan dung, xin bố cho và hướng lòng chúng con theo lối đi mới khắc phục những nhược điểm của chúng con, khiến chúng con phải cúi đầu vâng theo đừng như trước, sống theo ý hướng mới, để chúng con mai ngày là điểm tựa vững chãi cho gia đình này. Sau đó tiếp tay cùng cố xây dựng cho đại gia đình thêm sức sống, vui tươi, cùng anh em và thay mặt bố tạo dựng những việc mà bố có ý hướng nhưng chưa làm xong, kích hoạt cho đại gia đình thêm sức mạnh, cho các em hiểu bố hơn, cho mẹ hồi sinh ý niệm mới tạo thêm sinh khí cho chính bản thân rồi sau đó chuyển qua cho các em.
Hôm nay, giờ này chúng con cùng tụ tập dưới quan tài bố chúng con chẳng mong gì thêm hơn chỉ cầu mong linh hồn bố nếu có sớm siêu thoát về miền cực lạc để chúng con hưởng vui lây mà cùng nhau đoàn kết, vui vẻ tạo dựng cho mỗi người là những tế bào sống, ý hướng chung, thương yêu, đùm bọc, gắn bó, biết thương yêu nhau hơn, và mái nhà bố tạo dựng khi xưa, thêm những tiếng cười của chúng con.
Con chắc hắn lời van xin này mong được bố chấp nhận mà lẽ ra khi xưa lúc bố còn sống chúng con đã phải làm, nhưng nay qua sự mất mát đã qua, làm lòng chúng con mới tỉnh ngộ nổi vì tính riêng, vì tình riêng, vì tham lam riêng không mang tính chất chung của một đại gia đình.
Toàn đại gia đình cúi kính vái bố một lậy. Kính chúc bố lên đường bình an, sớm được vào nước trời là bố thường ngày mong lúc lâm bệnh nặng.
Con Bùi văn Trung
Giờ ba giờ rưỡi sáng ngày mười chín tháng mười hai năm hai ngàn không trăm ninh năm.
Bái biệt bố.
thái san
thái san
Tôi chợt hỏi một cách vô duyên nhất:
-Ai vậy? Thầy kiện nói nhanh như chưa nói bao giờ:
-Thằng Kiệm chứ ai. Một người sống gần nhà. Tôi nói một cách chắc chắn như vậy.
-Nó làm sao?
-Chết chứ sao.
-Trước kia trúng ngay hai trái đạn mà không chết sao nay xui vậy.
-Đâu có xui hay hên gì trong chuyện này, ốm thì chết.
-Thế à?
Nói đến đây ai, cả hai cũng ngừng lại nhìn nhau và chẳng nói thêm được gì. Nói cho cùng hắn bị trúng hai trái và hai lần mà không chết.
Nay vì bệnh một phần mà cũng vì gia đình làm tăng thêm bệnh nên hắn không chịu nổi và từ giã ra đi trong bao uất ức vì vợ, con nên không kham nổi thêm.
Hôm cuối cùng tôi nằm sát cạnh với anh vào cuối đời, cuối ngày đó cũng đã khuya tôi tâm sự cũng như bao lần nhưng nay tôi xoay hướng nhè nhẹ nói với Kiệm:
-Con anh nó hư, anh phải chịu trách nhiệm, còn người phối ngẫu, nói trúng ra là vợ anh, thì anh nên tha thứ cho nó và tha thứ hết, bỏ qua hết, để cho chính tâm hồn được thanh thản lấy một thời gian rồi bệnh sẽ qua.
Tự dưng tôi nghĩ và cảm thấy giống như lời trăn trối mà chỉ có chính tôi lại là người ngoài cuộc nói câu đó trước giờ mất khoảng vài giờ đồng hồ, anh chỉ thốt thật nhẹ chỉ đủ hai người nghe:
-Em xin cám ơn anh, em sẽ cố gắng giải tỏa chuyện đó vì kẻo cũng chẳng còn bên nhau được bao ngày nữa đâu, câu nói đó càng làm cho tôi sửng sốt.
Thường ngày.
Tôi vẫn theo lối đi qua chơi với hắn bằng đường tắt chẳng khác ngày xưa chui lỗ chó đi chơi bời trong trong trại lính mà những thằng lính khát tình thường làm.
Nói vậy thực ra là một lối đi nhỏ của khu xóm gần nhà người bán hàng, họ muốn mở để qua lại mua bán cho có thu nhập, câu này chính Kiệm hay nói với tôi là:
-Họ muốn bán được hàng thì mở chứ anh.
-Tuyệt, câu nói thật chuẩn.
Trong những tháng ngày hay qua lại ngõ tắt để hàn huyên với nhau.
Nhất là chính để mình có chỗ chơi bời cho qua thì giờ, hai là an ủi anh vì phải ngồi một chỗ trên xe lăn mà những người liệt ngồi một chỗ thường cáu kỉnh, bẳn gắt lắm vì con, cháu khuậy ầm làm cho ngồi không yên, lại ít ai dám nói chuyện với họ.
Thường lần nào đến chơi tôi hay ngồi vào hẳn chiếc xe lăn cũ, nóng như ma, để lắng nghe Kiệm nói thật chí lý, thật chân tình, kể cả êm dịu như một bản thánh ca, hay kể cả những chuyện ca cẩm của đời người.
Gần cuối đời Kiệm có những cái vô duyên như không cho con đưa lên nhà trên. Một căn nhà mới xây xong hay và cũng chẳng cho vợ con chữa chạy gì cả dù rằng trong nhà có tiền, khá hơn vì chính đất của anh để lại, làm ra, hơn mọi nhà là vì lý do Kiệm ngày xưa chịu khó làm ruộng rẫy nên còn hưởng thụ được những mảnh đất theo giá hiện hữu thì có thể nếu có người phối ngẫu có thể hưởng cả đời, nhưng đau khổ, là vì chẳng biết làm hay chịu tìm ra cách làm ăn nào khác nên ngồi một chỗ ăn thì núi cũng phải lở thôi.
Có thể ở đó, làm càng ngày Kiệm càng nặng thêm vì chính căn nhà vừa xây xong mà cái tấm ô văng lại lệch hẳn qua bên trái ba mươi phân, cái cột bên phải thì ở ngoài trời mười phân, người ngoài nhìn mà phát ớn vì chính người phối ngẫu chẳng biết mô tê mốc tếch gì nên đau đứt ruột.
Chẳng ai dám nói không cả vì nếu có thể đến xem mới biết sự thể ra thế nào nói thì ai chẳng hay như người đi lao động nước ngoài ở malaixia nói thì hay vì chiếu trên truyền hình thì chọn những diễn viên còn nếu mà biết được toàn bộ sự việc thì chính nhà nước, họ đã mang con bỏ chợ để lấy tiền rồi còn chần chừ gì nữa.
Anh cũng có rất nhiều tính cách nhân đạo.
Chỉ có tôi, Kiệm thường hay tâm sự kể cả chuyện thời sự cho đến tin thế giới….
Bỗng dưng chiều chủ nhật cấp cứu, vào phòng cấp cứu cũng chẳng ăn thua gì nữa vì Kiệm bị tai biến mạch máu não giai đoạn bốn mà người phối ngẫu và chính mấy đứa con cũng không biết gì hơn là nên tránh những chuyện không vui để bố tĩnh dưỡng, đàng này chúng thường xẩy ra những chuyện gây gỗ không đâu để làm phiền người bố đã chỉ còn nước nằm một chỗ. Tôi nói:
-Phải trách chúng về những sự việc này. Tôi tạm tóm tắt qua về cuộc sống của Kiệm như sau.
Nói chung Kiệm là một con người không mấy học hành, lớn lên, học ít, khoảng hết trung học cấp một hết là về nhà.
Đi làm ăn sống bình thường chẳng hơn thua gì thiên hạ.
Sau đó gặp thời gian quân Mỹ vào và chiếm đóng toàn bộ khu Long bình.
Thế là Kiệm bắt đầu sống bám theo khu quân Mỹ đóng kiếm việc như vá vỏ xe hơi, nhưng thực chất là buôn bán bất kỳ về chuyện xe trong sở mỹ đem ra nên gần như biến thành kẻ chợ trời, thuộc loại đa hệ, có gì chơi nấy.
Sau giải phóng. Chính Kiệm cũng nói là một biến cố.
Miệt Hố nai là chỗ gia đình Kiệm nương sống.
Kiệm được chọn làm công an khu vực dù rằng sau giải phóng anh ta cũng chẳng thuộc loại theo đóm, vì chức vụ này chẳng mấy ai thèm làm, sau được bầu làm phó thôn Nam hòa kiêm c/a khu, thuộc huyện trảng bom xã Bắc sơn sau này mới đổi ra, hắn làm kể từ khi xã còn là xã Hố nai bốn. Tuy nhiên cũng từ một xui xẻo lại đâm ra hên, đó là xui trong hên và là hên trong xui.
Là chuyện một ông quan nhớn trên huyện lái chiếc ladalat vô tình đụng phải một đứa con và có bà xã đi theo nên ông quan này bèn phải kiếm mọi cách bù trừ vào những sai sót của mình nên mọi việc từ đó gia đình Kiệm được làm ăn lên từ đó vả lại ai cũng có phần chú ý đến gia đình này hơn.
Ngoài ra Kiệm còn đi học cách chữa bệnh nhân điện, dù trên phương diện nào đó chỉ nói là chữa bệnh từ thiện. Nhưng anh vẫn có được một cô bồ do việc chữa bệnh mà ra.
Phương Trinh.
Một cô gái lỡ thì, vì vô tình có chàng trai cho một cái bầu chuồn từ ngoài Phương lâm về đây mang theo chiếc xe chiếm đoạt của thằng vô trách nhiệm kia, nên Kiệm vô tình hay hữu ý biến thành cứu cánh, và lại biến thành sư huynh đôi khi đến tận nhà dù biết vợ của Kiệm vẫn ở đó nhưng lý do chính đáng là. Trinh nói:
-Mình yếu năng lượng nên đến nhờ anh thầy Kiệm nạp năng lượng.
Bà vợ chẳng hề biết mảy may nào thêm thắt ý kiến trong cái lý do không chính đáng đó ra sao.
Thời gian Kiệm đi học nhân điện cũng khoảng ít ngày rồi về hành nghề thực ra khách hàng cũng đến từ nơi xa rất phổ thông thịnh hành rồi nghe đồn, một đồn mười họ đến, tuy nhiên cũng có nhiều bệnh nhân khỏi lan truyền ra mọi nơi, kẻ cả từ kontum, pleiku và nhiều nơi khác đến chữa, có nhiều người cũng do đó khỏi.
Nhưng theo quy luật. Có câu:
-Thầy khỏe thầy chữa người ta.
-Đến khi thầy ốm thì ma chữa thầy.
Và kế tiếp đến khi thầy bị bệnh tai biến mạch máu não.
Nhưng vì quá tin vào cách chữa bệnh nhân điện nên sinh lười, hoặc là vì số phận không biết nữa, nên sự tự chữa bệnh không có phần tiến triển mà chính em vợ của Kiệm cũng thường xuyên và giúp đỡ phương tiện để tập luyện, nhưng có thể do những người phối ngẫu làm mất đi ý muốn sống, nên tinh thần bị băng hoại, cho nên chuyện tập luyện là chuyện không thể bao giờ xẩy ra, dù rằng bạn bè và nhiều người kể cả các bác sỹ thân mến hắn cố khuyên răn cũng như qua mà thôi.
Hôm đưa xác và cả gia đình bạn bè tiễn chân lần cuối về nơi nghĩa trang Bùi chu thì trời còn tối âm u vì vào tháng mười hai năm ngàn không trăm lẻ năm.
Tôi vẫn còn mang trên vai túi vợt cầu lông chạy nhanh vào nghĩa địa, gần cuối đường bên phải thì gặp gia đình và mọi người thân tiễn đưa.
Ngừng xe bước xuống đến tận nơi nấm mồ mới đã có toàn bộ gia đình chờ sẵn đó đang than vãn với bố, với chồng có tiếng khóc:
-Anh ơi anh dù có đánh em đến trăm lần một ngày em vẫn chịu, nghĩa là anh sống dậy. Nhà tôi cười mỉm chi ý nghĩa. Tôi bật nói:
-Lúc sống chẳng đối xử với nhau được chút ân tình, lúc chết làm như vậy có khác chi nước mắt cá sấu không vậy hở bà? Nhà tôi sửa nói:
-Ông hay cố chấp, vì cuộc sống thì bao gồm những hợp lý và bất hợp lý kể cả bất hợp tình chứ phải không thưa anh? Thấy câu nói làm tôi sợ.
Bất chợt tôi nhớ lại. Lúc còn sống Kiệm kể rằng:
“Có một ông già kia đã chết nhưng người thầy thuốc cố tình cứu sống. Khi tỉnh sống dậy ông nói:
-Lại khổ nữa rồi.
Tôi bật cười ngẫm nghĩ cười ra nước mắt. Tự hỏi tại sao khi sống dậy lại nói vậy, lẽ ra phải quý mến sự sống chứ. Nhưng không chính ông lại cảm thấy đó lại là một sự khổ.
Chuyện thế mới đáng nhớ và đáng nói lại chứ. Nói cho cùng vui thì câu chuyện thành vui, mà buồn thì câu chuyện thành nẫu cả ruột gan mà mấy ai thấu hiểu nổi lòng một người bị bệnh bại liệt ngồi chết một chỗ mà vợ, các con không thể hiểu nỗi cáu gắt trong lòng người ngồi một chỗ nổi mà bao nhiêu chuyện con cái cuộc sống, tiền bạc vây quanh…
Hôm nay Kiệm đã ra đi về nơi mồ cao mả dài.
Tôi trong lòng mang theo nỗi buồn vô cớ cũng vẫn có bóng dáng anh.
Thầm cầu mong cho linh hồn anh sớm siêu thoát và chóng được về nơi vui vẻ anh nghỉ cùng ông nội.
Tôi đọc:
-Bùi văn Kiệm tên thánh vinh sơn (vincente) sanh một chín năm mươi, chết mười hai giờ đêm mười tám tháng mười hai năm hai nghìn không trăm lẻ năm, vào một đêm lạnh giá nhất thời gian ở miền nam này, lại trăng cũng vừa tàn.
Tiện tôi cũng gửi tin chia buồn trên mạng của buichu. net. Còn riêng phần gia đình anh, tôi biết sẽ xẩy ra nhiều chuyện chia chác đất đai, vì chính bản thân anh lặn lội nuôi nấng năm gái, ba trai cho tròn vuông đến hôm nay, đến bây giờ. Kể cũng là một kỳ công. Chính tôi cũng cố công vẽ và chia chác miếng đất đó.
Tôi lắng tâm hồn xuống nói như đọc văn tế:
-Anh Kiệm ơi! Hình ảnh khi nằm xuống trẻ trung như ngày anh làm đám cưới.
Trong chúng tôi, mọi người thương tiếc anh, nhớ anh, nay đã trở thành người thiên cổ. Nhưng nhớ anh qua những câu nói đơn sơ mộc mạc của một con người suốt đời vui với ruộng vườn, nhưng làm cho mọi người hiểu nhiều về hội Hiền mẫu.
Chúng tôi thuộc giáo họ lẻ Đức mẹ lên trời, ngừng lại vài phút cúi đầu kính cẩn dâng lên Chúa những lời nguyện cầu cho anh sớm được về dưới chân Chúa và thứ tha cho những người sống quên mất nghĩa, quên mất vị trí của mình. Quên mất vai trò chính trong căn nhà xưa có hơi ấm đằm thắm của chồng con, quên mất những việc phải làm và chúng tôi cần nhắc cho anh nhớ là chính anh đã không đúng, vì kẻ đi trước phải là bà mẹ. Vậy để chuộc lại những lỗi lầm đó anh nếu thiêng linh xin cầu cho bà cụ, nếu còn khỏe thì sống lâu thêm cho đến trăm tuổi, nhưng nếu quá vất vả với cuộc sống trần thế thì xin chúa mẹ nhân từ cất chén đắng cho bà cụ cũng sớm mẹ con gặp nhau để còn chuẩn bị lo cho toàn thể.
Và nhất là cho người đón bà cụ về để ông bà được sớm xum họp, thế là anh đã làm tròn phận sự của người con trai lớn trong gia đình.
Còn cần bất kỳ ai có một tấm lòng thì để gió cuốn bay đi anh ạ.
Chúng ta chẳng câu mâu, chúng ta chẳng tranh chấp, chúng ta chẳng tha thiết gì trên cõi thế, ngược lại chúng ta cũng chẳng bao giờ quên được những giờ phút này hầu để khai phóng những tấm lòng rộng mở của các con, chúng thô sơ lắm còn khờ khệch, dù tất cả đều biết yêu đương, chúng chưa biết khổ đau như anh và chúng tôi đã từng trải qua biết được yêu đương là cái tốt nhưng cái nghĩa, đó là nghĩa vợ, tình chồng chúng chưa hề biết.
Chúng tôi mong những ngày cuối cùng này của anh, làm chúng lớn thêm và hiểu thêm thật rõ điều này, nếu chúng đã gắn bó với nhau thì xin anh khiến chúng, phò trợ chúng, thoát khỏi những đắng cay mà đời mình đã vô lý vấp phải, tiếc thay sự ra đi của anh chẳng mang lại gì nếu bản chất chúng vẫn u tối mãi như vậy.
Hôm nay trong nỗi buồn chung của cả gia đình, chúng tôi những người ngoài chứng kiến cảnh ngộ của anh ra đi như một kỷ niệm.
Các cháu nói với bố rằng:
-Thưa bố dù chúng con cũng còn dại dột nên chưa hiểu nhân tình là gì nên đã để bố buồn lòng, mang cả những ý nghĩa của chúng con đi. Xin bố tha thứ cũng vì chúng con còn thô sơ mới bước vào đời ngô nghê tưởng mình như những con khủng long, những tưởng khuynh loát được cả thế giới, nhưng sau bố ra đi rồi chúng con mới hiểu và biết đã làm sai, những câu nói, việc làm cho bố buồn khổ, cho bố không êm ả chút nào.
Hôm nay chúng con quỳ dưới quan tài bố, phủ phục dưới đất xin bố tha thứ, và hứa sẽ đổi đời không phải mai kia mà chính là ngay khoảnh khắc này, chúng con gia đình gồm ba người vợ, chồng con, đứa cháu đích tôn xưa mà bố vẫn phải cưu mang dù lúc đó bị đã bị ngồi một chỗ mà chúng con nông nổi, ăn vẫn chưa no lo chưa tới, trẻ người non dạ đã làm bố phật lòng, lúc đón cháu về cũng chẳng hỏi thưa bố lấy một tiếng.
Nay chúng biết lỗi, xin bố bỏ qua, với lòng đại lượng khoan dung, xin bố cho và hướng lòng chúng con theo lối đi mới khắc phục những nhược điểm của chúng con, khiến chúng con phải cúi đầu vâng theo đừng như trước, sống theo ý hướng mới, để chúng con mai ngày là điểm tựa vững chãi cho gia đình này. Sau đó tiếp tay cùng cố xây dựng cho đại gia đình thêm sức sống, vui tươi, cùng anh em và thay mặt bố tạo dựng những việc mà bố có ý hướng nhưng chưa làm xong, kích hoạt cho đại gia đình thêm sức mạnh, cho các em hiểu bố hơn, cho mẹ hồi sinh ý niệm mới tạo thêm sinh khí cho chính bản thân rồi sau đó chuyển qua cho các em.
Hôm nay, giờ này chúng con cùng tụ tập dưới quan tài bố chúng con chẳng mong gì thêm hơn chỉ cầu mong linh hồn bố nếu có sớm siêu thoát về miền cực lạc để chúng con hưởng vui lây mà cùng nhau đoàn kết, vui vẻ tạo dựng cho mỗi người là những tế bào sống, ý hướng chung, thương yêu, đùm bọc, gắn bó, biết thương yêu nhau hơn, và mái nhà bố tạo dựng khi xưa, thêm những tiếng cười của chúng con.
Con chắc hắn lời van xin này mong được bố chấp nhận mà lẽ ra khi xưa lúc bố còn sống chúng con đã phải làm, nhưng nay qua sự mất mát đã qua, làm lòng chúng con mới tỉnh ngộ nổi vì tính riêng, vì tình riêng, vì tham lam riêng không mang tính chất chung của một đại gia đình.
Toàn đại gia đình cúi kính vái bố một lậy. Kính chúc bố lên đường bình an, sớm được vào nước trời là bố thường ngày mong lúc lâm bệnh nặng.
Con Bùi văn Trung
Giờ ba giờ rưỡi sáng ngày mười chín tháng mười hai năm hai ngàn không trăm ninh năm.
Bái biệt bố.
thái san